Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

97 0 0
Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

-

HOÀNG BÍCH CHÂU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

HỘ SẢN XUẤT MIẾN DONG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -

HOÀNG BÍCH CHÂU

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ

HỘ SẢN XUẤT MIẾN DONG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG

Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số ngành: 8.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Xuân Luận

Thái Nguyên - năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hoàng Bích Châu, học viên lớp K29 kinh tế nông nghiệp, là tác giả của luận văn Thạc sĩ: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cũng xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong khóa luận tốt nghiệp đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng năm 202

Tác giả

Hoàng Bích Châu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho phép tôi được trân trọng cảm ơn tới Sở Nông nghiệp và PTNT Cao Bằng, Chi cục Phát triển nông thôn Cao Bằng đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia khóa đào tạo Thạc sĩ Phát triển nông thôn

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Quản lý Đào tạo sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Xuân Luận - Người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Nguyên Bình, UBND và bà con nông dân các Thị trấn Tĩnh Túc, xã Phan Thanh, xã Thành Công đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, khảo sát tại cơ sở để thực hiện Đề tài tốt nghiệp của mình

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng để hoàn thành đề tài, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến của thầy, cô và bạn bè Song do điều kiện, thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 202

Tác giả luận văn

Hoàng Bích Châu

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 3

4.1 Những đóng góp mới của luận văn 3

4.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển ngành nghề nông thôn 5

1.1.2 Cơ sở lý luận về kinh tế hộ 5

1.1.3 Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ 10

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ 14

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ trên thế giới và tại Việt Nam 17

1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ sản xuất miến dong ở một số địa phương 19

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiệu quả của kinh tế hộ sản xuất miến dong 24

1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 23

Trang 6

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU 27

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 27

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

2.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về đêìu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội với phát triển miến dong của huyện Nguyên Bình 35

2.2 Nội dung nghiên cứu 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu 37

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 39

2.3.3 Phương pháp phân tích 39

2.3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43

3.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 43

3.1.1 Tình hình kinh tế hộ nông dân trên địa bàn 43

3.1.2 Kết quả sản xuất, kinh doanh của các hộ sản xuất miến dong 45

3.1.3 Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất miến dong 52

3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 54

3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 54

3.2.2 Đánh giá hiệu quả xã hội Error! Bookmark not defined. 3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 59

3.3.1 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên 59

3.3.2 Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý 61

3.3.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ 64

Trang 7

3.3.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước 64

3.4 Phân tích SWOT của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện

3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 70

3.5.1 Quan điểm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 70

3.5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 71

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo lĩnh vực 30

Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động huyện Nguyên Bìnhgiai đoạn 2019- 2021 33

Bảng 2.3 Phân bổ số lượng mẫu điều tra 39

Bảng 2.4 Phân tích SWOT 40

Bảng 3.1: Phân loại các nông hộ huyện Nguyên Bình giai đoạn 2019 – 2021 44

Bảng 3.2 Tổng hợp diện tích sản xuất dong riềng theo địa phương 47

Bảng 3.3 Xếp loại HTXNN sản xuất miến năm 2021 51

Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ điều tra 54

Bảng 3.5: Đặc điểm nhân khẩu của hộ 55

Bảng 3.6: Cơ cấu diện tích đất trồng dong riềng của hộ sản xuấtvà hộ không sản xuất miến dong 56

Bảng 3.7: Kết quả sản xuất miến dong của hộ 57

Bảng 3.8 So sánh thu nhập của các hộ sản xuất miến dong vàhộ không sản xuất Error! Bookmark not defined. Bảng 3.9 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếsản xuất miến dong của các hộ điều tra 66

Bảng 3.10 Phân tích SWOT các hộ sản xuất miến dong 67

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo lĩnh vực 31 Sơ đồ 3.1 Chuỗi giá trị miến dong Nguyên Bình 49 Biểu đồ 3.1 Hiện trạng hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện 50 Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả sản xuất của hộ sản xuất miến dong và hộ không

sản xuất miến dong 59

Trang 10

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Hoàng Bích Châu

Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15

Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất miến dong huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm phát huy lợi thế của địa phương, gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng và bảo vệ môi trường sinh thái trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương

2 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

3 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về thực trạng hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất miến dong huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Trong đó so sánh hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất miến dong và hộ chỉ trồng cây rong giềng không sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình

+ Phạm vi về không gian: Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2019 - 2021 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát vào tháng 8/2022

4 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính là:

- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Nghiên cứu những các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trang 11

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

5 Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay có 3 khu vực sản xuất miến dong gồm: huyện Nguyên Bình (tập trung tại các xã Thành Công, Phan Thanh và thị trấn Tĩnh Túc) Trong đó, huyện Nguyên Bình mặc dù là vùng trồng riềng lớn nhất tỉnh nhưng năng lực chế biến mới chỉ đáp ứng được 35,1% tổng sản lượng dong riềng của toàn huyện Sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình mang đặc trưng của mô hình truyền thống khép kín từ trồng dong riềng - Chế biến bột - sản xuất miến dong quy mô gia đình Qua số liệu điều tra của 2 nhóm hộ sản xuất miến dong và không sản xuất miến dong trên địa bàn 3 xã của huyện Nguyên Bình cho thấy sự chênh lệch về kết quả và hiệu quả sản xuất Trong đó thu nhập hỗn hợp của các hộ sản xuất miến cao hơn hộ không sản xuất miến là 53,77 triệu đồng tương ứng gấp 1,83 lần Đối với hộ trồng cây dong riềng và sản xuất miến dong 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được 3,18 đồng giá trị sản xuất; 2,18 đồng giá trị gia tăng và 1,68 đồng thu nhập hỗn hợp Đối với hộ chỉ trồng cây dong riềng, không sản xuất miến dong 1 đồng chi phí trung gian chỉ tạo ra được 2,22 đồng giá trị sản xuất; 1,22 đồng giá trị gia tăng và 1,01 đồng thu nhập hỗn hợp

Thứ hai: Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất miến dong của hộ nông dân huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, gồm các nhân tố: Vị trí địa lý và đất đai, khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái, vốn, công cụ sản xuất, cơ sở hạ tầng, thị trường, quy trình sản xuất miến dong, chủ chương, chính sách của nhà nước Kết quả điều tra cho thấy nhân tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn là “Chủ chương, chính sách của nhà nước” có 67,69% hộ được hỏi đánh giá mức độ rất ảnh hưởng và 32,31% hộ đánh giá mức độ bình thường Thứ hai là nhân tố “Thị trường” có 66,15% hộ được hỏi đánh giá mức độ rất ảnh hưởng và 33,85% hộ đánh giá mức độ bình thường Thứ ba là nhân tố “Vốn” có 65,38% hộ được hỏi đánh giá mức độ rất ảnh hưởng và 34,62% hộ đánh giá mức độ bình thường

Trang 12

Thứ ba: Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc phát triển kinh tế hộ sản xuất miến dong huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Gồm các giải pháp sau: Giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình; Giải pháp cụ thể cho các hộ sản xuất miến dong như giải pháp về thị trường sản phẩm, giải pháp về vốn, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khuyến khích liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp

Thời gian tới, huyện Nguyên Bình và các ngành chức năng tiếp tục phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu dong riềng hợp lý; hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho các nông hộ trong việc chế biến, tiếp cận, xúc tiến thị trường tiêu thụ; tích cực quảng bá, giới thiệu sản phẩm miến dong Nguyên Bình vươn xa ra thị trường ngoài tỉnh Tích cực tuyên truyền, vận động để các hộ sản xuất, tổ hợp tác, HTX sản xuất, kinh doanh miến nâng cao chất lượng chế biến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ, giữ vững và phát triển thương hiệu miến dong Nguyên Bình

Trang 13

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho con người Sự ổn định về chính trị, xã hội và khả năm đảm bảo an ninh về lương thực và thực phẩm cho xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp đang trong quá trình tái cơ cấu, việc xác định những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh là điều rất quan trọng Xác định phát triển nông nghiệp nhất là các sản phẩm chủ lực chính là chìa khóa để khai thác thế mạnh, đẩy nhanh và bền vững công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương Trong những năm qua, bằng các cơ chế chính sách, huyện Nguyên Bình đã tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp trọng tâm theo hướng hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới Đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững

Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 45 km về phía Tây theo đường Quốc lộ 34 Huyện Nguyên Bình phân chia thành 20 đơn vị hành chính bao gồm 18 xã và 02 thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 841,012 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 5.048 ha, đất lâm nghiệp 67.242ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 54,04% Huyện Nguyên Bình nằm trong Công viên địa chất Non nước Cao Bằng Khí hậu ôn đới vùng núi cao phù hợp với cây dược liệu quý như sâm ngọc linh, cây có giá trị kinh tế cao như nấm, đặt biệt huyện là mảnh đất trù phú đối với cây dong riềng Khó khăn trở thành tiềm năng với lợi thế để phát triển ngành nghề nông thôn mang đậm bản sắc dân tộc của huyện

Trên địa bàn huyện có 03 nhóm ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP gồm chế biến, bảo quản, nông, lâm, thủy sản (sản xuất miến dong); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (trạm khắc bạc, dệt thổ cẩm); các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn Riêng với nghề sản xuất miến dong, năm 2021, có 4 hợp tác xã và 174 hộ tham gia Tuy nhiên sản xuất miến dong trên địa bàn huyện có 6 xã, thị trấn trồng Dong giềng, trong đó vừa trồng và sản xuất chỉ có

Trang 14

03 xã, thị trấn: Tĩnh Túc, Thành Công, Phan Thanh; các cơ sở, hộ sản xuất chế biến hoàn toàn bằng thủ công, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, không đủ cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, chưa tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Nhiều sản phẩm không nhãn mác, bao bì hoặc nhãn mác không có đầy đủ thông tin, mã QR code nên sản phẩm dễ bị trà trộn, làm giả Hiện chỉ có 02 HTX Trung Hiếu, Tân Việt Á sử dụng hệ thống máy móc trong chế biến; huyện Nguyên Bình vẫn chưa thực hiện đưa nhãn hiệu chung ra thị trường, tiêu thụ chủ yếu tại các cửa hàng bán buôn lẻ, siêu thị, cửa hàng nông sản của tỉnh và đầu mối tiêu thụ tại các tỉnh khác… Thu nhập hỗn hợp từ sản xuất miến dong của các hộ khá cao hơn hộ trung bình là 53,77 triệu đồng tương ứng gấp 1,83 lần Đối với hộ khá 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được 3,18 đồng giá trị sản xuất; 2,18 đồng giá trị gia tăng và 1,68 đồng thu nhập hỗn hợp Đối với hộ trung bình 1 đồng chi phí trung gian chỉ tạo ra được 2,22 đồng giá trị sản xuất; 1,22 đồng giá trị gia tăng và 1,01 đồng thu nhập hỗn hợp Nhìn chung vẫn thấp hơn so với các địa phương khác

Từ những vấn đề thực tiễn trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh

giá hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”, với mong muốn qua đó thấy được những tiềm năng hay hạn chế

của sản phẩm miến dong Nguyên Bình góp phần vào quá trình xây dựng, phát triển nền nông nghiệp bền vững ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong giai

đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất miến dong của các hộ trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân, tập trung vào hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Phạm vi về nội dung:

- Nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Nghiên cứu những các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

+ Phạm vi về không gian: Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2019 - 2021 Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát vào tháng 8/2022

4 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

4.1 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn phân tích và đánh giá một cách toàn diện hiệu quả kinh tế của các hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm giải quyết tồn tại, tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả sản xuất miến trên địa bàn nghiên cứu

4.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

* Ý nghĩa khoa học

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế hộ và hiệu quả kinh tế hộ

* Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã tìm ra những giải pháp có tính khoa học, thực tiễn về nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm khắc phục những khó khăn, yếu kém trong phát triển ngành nghề làm miến dong

Đưa ra những nhận định, kiến nghị chủ quan về cơ chế, chính sách giúp giảm nghèo, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình và phát huy lợi thế, tiềm năng các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện Nguyên Bình trên thị trường trong nước và quốc tế

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho

Trang 16

công tác quản lý của các cơ quan nhà nước thông qua việc cung cấp các ý kiến hoạch định chính sách giải quyết việc làm ở các cấp, các ngành, đặc biệt là giải pháp phát triển nông nghiệp tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Trang 17

Tại hội thảo quốc tế về quản lý trang trại nông nghiệp năm 1980, trên quan điểm sản xuất, tiêu dùng các đại biểu đã thống nhất cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội, có liên quan đến các hoạt động sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động khác”

Trên phương diện thống kê, Liên hiệp quốc khái niệm: “Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung và có chung ngân quỹ”

Khi nghiên cứu quá trình đô thị hoá ở Châu Á, Giáo sư MC.Gree (1989) nguyên giám đốc học viện Châu Á, thuộc trường đại học CoLumbia (Hoa kỳ) có quan điểm thiên về khía cạnh thu nhập cho rằng: “Thành viên của hộ không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân quỹ của gia đình”

Dưới góc độ nhân chủng học, Raul (1989) khẳng định: “Hộ là những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong qua trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính mình”

Một số nghiên cứu khác lại cho rằng: “Các thành viên của hộ không nhất thiết phải có chung huyết tộc”

Trên thực tế vẫn vẫn chưa có khái niệm thống nhất về hộ, song qua các khái niệm nêu trên, khái niệm về hộ có thể khái quát như sau: “Hộ là một nhóm ngươì có chung huyết tộc hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết phải sống chung dưới một mái nhà, nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung, các thành viên cùng tiến hành sản xuất và có chung ngân quỹ”

b Khái niệm hộ nông dân

Theo F.Ellis (1988) Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc chưng bởi sự tham gia từng phần vào

Trang 18

thị trường với mức hoàn hảo không cao

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở, vùa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng, vừa là đơn vị kinh doanh, vừa là đơn vị xã hội Trình độ phát triển của hộ từ thấp đến cao, từ tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn, thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất với tiêu dùng, nó quyết định đến mối quan hệ giữa nông hộ và thị trường

Ngoài sản xuất nông nghiệp, các nông hộ còn tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ Do đó nông hộ là chủ thể kinh tế nông thôn

c Khái niệm về kinh tế nông hộ

Như chúng ta đã biết, kinh tế hộ nông dân đã tồn tại lâu đời, độc lập và tự chủ như các thành phần kinh tế khác Do kinh tế hộ nông dân được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau cho nên, các khái niệm về kinh tế hộ nông dân cũng khác nhau Nhưng ta có thể lấy một khái niệm chung nhất đó là: “Kinh tế hộ nông dân, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất, có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung Mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển”

Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình Kinh tế gia đình được đặt trong mối quan hệ với kinh tế tập thể, kinh tế gia đình xã viên là một bộ phận cấu thành của kinh tế tập thể, nên sự phát triển của kinh tế tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình Vì vậy không thể đồng nhất giữa kinh tế nông hộ với kinh tế gia đình nông dân

Ở các nước Tây âu và một số nước Châu Á, xác định kinh tế hộ là kinh tế cá thể, nó thuộc thành phần kinh tế cá thể Ở nước ta kinh tế hộ không thuộc thành phần kinh tế cá thể, nó chỉ là loại hình kinh tế dùng để phân biệt với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước Nó là đơn vị kinh tế tự chủ nhưng hiện tại chưa được xếp vào thành phần kinh tế nào, nó có mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác và là cơ sở hình thành nên kinh tế hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp

Trước đây chúng ta quan niệm, kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ làm nông

Trang 19

nghiệp bao gồm cả Nông- Lâm- Ngư nghiệp Nhưng đến nay đã quan niệm kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, có nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

1.1.1.2 Đặc điểm

Một là, có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, nghĩa là mọi thành viên trong hộ đều có quyền sở hữu với những tư liệu sản xuất vốn có, cũng như tài sản khác của hộ Mặt khác, do dựa trên cơ sở kinh tế chung và cùng chung một ngân quỹ nên mọi người trong hộ đều có ý thức trách nhiệm rất cao và việc bố trí xắp xếp công việc trong hộ cũng rất linh hoạt và hợp lý Từ đó hiệu quả sử dụng lao động và nguồn lực trong kinh tế nông hộ rất cao

Hai là, lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bố chặt chẽ, và được chi phối bởi quan hệ huyết thống Kinh tế nông hộ được tổ chức với quy mô nhỏ, thông thường chủ hộ vừa là người quản lý, điều hành vừa là người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, nên tính thống nhất giữa lao động quản lý và lao động sản xuất là rất cao, việc tổ chức sản xuất rất linh hoạt và có cơ cấu đơn giản

Ba là, kinh tế hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao Do kinh tế hộ có quy mô nhỏ, nên bao mô lớn Nếu gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể huy động được mọi nguồn lực, thậm trí cả cắt giảm khẩu phần tất yếu của mình để đầu tư cho mở rộng sản xuất Khi gặp điều kiện bất lợi có thể nhanh chóng thu hẹp quy mô sản xuất, thậm trí có thể quay về sản xuất theo kiểu tự cung, tự cấp

Bốn là, có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của người lao động Trong kinh tế nông hộ mọi thành viên gắn bó với nhau cả trên cơ sở lợi ích kinh tế, huyết tộc, giờ cũng có sự thích ứng dễ ràng hơn, so với các doanh nghiệp nông nghiệp có quy văn hoá làng xã, nên dễ dàng đồng tâm hiệp lực để phát triển sản xuất, mọi thành viên có mối ràng buộc chặt chẽ, tự giác trong lao động sản xuất và đương nhiên được thừa hưởng thành quả lao động chung của nông hộ Đây chính là động lực cơ bản nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ

Năm là, kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất với quy mô nhỏ nhưng hiệu quả Quy mô nhỏ không đồng nghĩa với sự lạc hậu, năng xuất thấp mà nó có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để có năng xuất và đem lại hiệu

Trang 20

quả kinh tế cao hơn, đó chính là biểu hiện của sản xuất lớn Thực tế đã cho thấy, kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế thích hợp nhất, với điều kiện của sản xuất nông nghiệp và có khả năng phát huy được thế mạnh của mình trong tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp, vì vậy cần có sự tác động và tạo điều kiện kịp thời

Sáu là, kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của nông hộ là chủ yếu Trong sản xuất của nông hộ mọi nguồn lực của nông hộ đều có thể tập trung cho sản xuất nhưng chủ yếu là nguồn lực sẵn có của nông hộ, chỉ khi nào nguồn lực không đủ để duy trì sản xuất ở mức thấp nhất, thì mới xảy ra tình trạng thuê mướn lao động và vay mượn vốn cho sản xuất (Mai Văn Xuân, 2010)

1.1.1.3 Vị trí, vai trò

Trong nền kinh tế xã hội, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế, các phương thức sản xuất là hoàn tòan khách quan, kinh tế nông hộ cũng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế Qua nghiên cứu về kinh tế hộ ở một số nước và ở Việt nam cho thấy, từ trước đến nay, qua bất kỳ chế độ xã hội nào, kinh tế nông hộ cũng có các thức để tồn tại, phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế, đó là:

+ Kinh tế hộ góp phần làm tăng nhanh sản lượng, sản phẩm cho xã hội như lương thực, thực phẩm, nông sản xuất khẩu… Ở Mỹ nông trại đã cung cấp 59,2% lượng nông sản hàng hoá cho xã hội; ở Hung ga ri sản phẩm của nông trại chiếm 60% tổng sản phẩm hàng hoá trên thị trường nông thôn; Với nước ta mặc dù quy mô kinh tế hộ còn nhỏ, phân tán nhưng đã cung cấp cho xã hội 95% sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93 % sản lượng rau quả Sản xuất nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp

- Kinh tế nông hộ góp phần sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất

- Kinh tế nông hộ góp phần to lớn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn Vì vai trò đó mà Lê nin đã viết: “Ý định dùng sắc lệnh, luật lệ để thiết lập chế độ canh tác tập thể, tước mất vai trò kinh tế nông hộ trong đời sống hiện thực là hết sức ngu xuẩn”

Bên cạnh đó kinh tế nông hộ còn một số tồn tại chưa được khắc phục đó là: Điều kiện sản xuất có hạn, trong đó chủ yếu là đất đai nên không có điều kiện để

Trang 21

mở rộng sản xuất, nhất là sản xuất với quy mô lớn và theo hướng sản xuất hàng hoá, nếu không có sự trợ giúp về vốn và khoa học kỹ thuật, công nghệ, chính sách của nhà nước; do thói quen sản xuất nhỏ, quen với tập quán canh tác cũ nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quy hoạch phát triển vùng sản xuất (Mai Văn Xuân, 2010)

1.1.2 Nội dung phát triển kinh tế hộ nông dân

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng và tiến bộ mọi mặt của xã hội hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

Kinh tế hộ nông dân là một thành phần của kinh tế nông nghiệp, do đó có thể hiểu rằng phát triển kinh tế hộ nông dân chính là quá trình tăng trưởng về sản xuất, gia tăng về thu nhập, tích lũy của kinh tế hộ nông dân, làm cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên

a Phát triển qui mô các yếu tố sản xuất của kinh tế hộ nông dân

Các yếu tố sản xuất chủ yếu của kinh tế hộ nông dân bao gồm: đất đai, vốn, lao động Phát triển các yếu sản xuất là nhằm gia tăng qui mô đất đai tính trên hộ nông dân (hoặc tính trên 1 lao động); gia tăng vốn đầu tư cho sản xuất của hộ, gia tăng số lượng lao động

b Nâng cao trình độ sản xuất của chủ hộ

Trình độ của chủ hộ bao gồm trình độ học vấn và kỹ năng lao động Người lao động phải có trình độ học vấn và kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến hộ khoa học kỳ thuật và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trong sản xuất, phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới mạnh dạn áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao Điều này là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám làm kinh doanh (Mai Văn Xuân, 2010)

c Gia tăng kết quả sản xuất của kinh tế hộ

Kết quả sản xuất của kinh tế hộ biểu hiện ở đầu ra của kinh tế hộ như: Sản lượng hàng hóa nông sản, giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hóa, doanh thu

Kết quả này có được nhờ sự kết hợp các yếu tố nguồn lực lao động, vốn, đất đai, trình độ sản xuất của chủ hộ và sự lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh như

Trang 22

chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho hộ nông dân

d Nâng cao thu nhập, đời sống và tích lũy của kinh tế hộ

Phát triển kinh tế hộ cuối cùng phải có tác động tích cực đến thu nhập các hộ nông dân, phải làm gia tăng thu nhập bình quân của hộ nông dân, gia tăng mức sống, thỏa mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh… và ngày càng gia tăng mức tích lũy của hộ

1.1.3 Nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ

1.1.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế Theo ngành thống kê định nghĩa thì HQKT là một phàm trù kinh tế, biểu hiện sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất

Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm

Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường… Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội Ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa

Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế

Trang 23

biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường… Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau

Theo quy luật chung của các nước, cũng như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là:

1) Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng Sự khan hiếm này càng trở nên căng thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường;

2) Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh tế theo chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn

Cụ thể:

- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Nâng cao hiệu quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế bắt buộc phải nâng cao chất lượng các hoạt động

Trang 24

kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề,xây dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ Phát triển theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, HQKT là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế, trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước (Mai Văn Xuân, 2010)

Ta có thể hiểu khái quát: HQKT là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực( nhân lực, tài lực, vật lực) để đạt được mục tiêu xác định Ta có thể hình thành công thức biểu diễn về HQKT như sau:

H= K/C

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó

C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó

Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng

Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định

Hiệu quả kinh tế hộ được phản ảnh bằng việc so sánh giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào, cụ thể qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hộ sau:

Trang 25

- Hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích:

+ Giá trị sản xuất (GO): là giá trị được tính bằng tiền bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ của cây tính trên 1 đơn vị diện tích trồng

+ Giá trị gia tăng (VA): là số tiền được tạo ra tính trên 1 đơn vị diện tích trồng

+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý mà hộ có được trong 1 vụ tính trên đơn vị diện tích trồng bao gồm cả công lao động gia đình

- Hiệu quả tính trên 1 đồng chi phí trung gian:

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả của 1 đồng chi phí trung gian trong sản xuất, hay nói cách khác đó là giá trị gia tăng được tạo ra từ 1 đồng chi phí trung gian trong một vụ sản xuất

+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): Phản ánh số lần thu nhập hỗn hợp thu được so với chi phí trung gian, hay đó chính là phần thu nhập thuần tuý có được từ 1 đồng chi phí trung gian trong một vụ sản xuất

- Hiệu quả tính trên 1 công lao động:

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo lao động (TVAL): Phản ánh giá trị gia tăng mà một công lao động đã tạo ra trong một vụ sản xuất

+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo lao động (TMIL): Là giá trị thu nhập hỗn hợp được tao ra bởi một công lao động trong một vụ sản xuất

Lợi nhuận là chỉ tiêu HQKT tổng hợp, nhưng thực tế sản xuất trong nông hộ hiện nay, việc xác định chi phí lao động gia đình là khó khăn Mặt khác, lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất của sản xuất nông hộ, do đó ở đây chúng tôi chưa quan tâm nhiều đến lợi nhuận mà quan tâm nhiều hơn đến thu nhập hỗn hợp của người lao động (Nguyễn Minh Tuấn, 2005)

1.1.3.2 Đánh giá hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội có quan hệ chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và chỉ ra mục tiêu của hoạt động kinh tế của con người Hiệu quả xã hội là mối quan hệ so sánh giữa hiệu quả xã hội và chi phí Hiệu quả xã hội ở đây phản ánh các mặt của quan hệ xã hội giữa người với người như việc làm, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội

Hiệu quả xã hội trong kinh tế hộ gia đình trước hết được quyết định bởi khả

Trang 26

năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tăng số lượng công nhân có việc làm, nâng cao thu nhập của nông dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo

1.1.3.3 Đánh giá hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là vấn đề toàn cầu nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả Điều này có nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học công nghệ, mọi giải pháp quản lý không làm tổn hại hoặc ảnh hưởng đến môi trường, đất, nước, không khí, môi trường và đa dạng sinh học, nghĩa là không làm tổn hại đến Có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của từng khu vực, quốc gia và cộng đồng quốc tế Hiệu quả sinh thái là hiệu quả lâu dài trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo thu được lợi ích hiện tại mà không làm tổn hại đến tương lai, có quan hệ mật thiết với các quá trình phát triển,

2018)

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kinh tế hộ

1.1.41 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý và đất đai

Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ nông dân Những hộ nông dân có vị trí thuận lợi như: Gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến nông sản, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần các khu công nghiệp, đô thị lớn,… sẽ có điều kiện phát triển kinh tế hơn những vùng xa xôi hẻo lánh Ngành sản xuất chủ yếu của hộ nông dân là nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế trong quá trình sản xuất

Khí hậu thời tiết và môi trường sinh thái

Khí hậu thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp Điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng các loại đất Thực tế cho thấy ở những nơi có thời tiết khí hậu thuận lợi, có tài nguyên phong phú sẽ hạn chế những bất lợi và rủi ro, có cơ hội hơn trong phát triển kinh tế

Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế hộ nông dân, nhất là nguồn nước Bởi vì những loại cây trồng và gia súc tồn tại theo quy luật sinh học, nếu môi trường thuận lợi thì cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, năng suất

Trang 27

cao, còn ngược lại sẽ chậm phát triển, năng suất thấp từ đó dẫn đến hiệu quả sản xuất kém

1.1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc kinh tế và tổ chức, quản lý

Đây là nhóm yếu tố có liên quan đến thị trường và các nguồn lực chủ yếu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế hộ nông dân nói riêng

Trình độ học vấn và kỹ năng lao động:

Người lao động phải có trình độ học vấn kỹ năng lao động để tiếp thu những tiến bộ KHKT và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến Trong sản xuất phải giỏi chuyên môn, kỹ thuật, trình độ quản lý mới có thể mạnh dạn áp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất nhằm mang lại lợi nhuận cao Điều này là rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trong sản xuất kinh doanh của hộ, ngoài ra còn phải có những tố chất của một người dám kinh doanh

Vốn:

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, vốn là điều kiện đảm bảo cho các hộ nông dân về tư liệu sản xuất, vật tư nguyên liệu cũng như thuê nhân công để tiến hành sản xuất Vốn là điều kiện không thể thiếu, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm

Công cụ sản xuất:

Trong quá trình sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật sản xuất Muốn sản xuất có hiệu quả, năng xuất cao cần phải sử dụng các công cụ phù hợp Ngày nay với kỹ thuật canh tác tiên tiến, công cụ sản xuất nông nghiệp đã không ngừng được cải tiến và đem lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân trong sản xuất Năng suất cây trồng vật nuôi không ngừng tăng lên, theo đó chất lượng cũng được nâng cao, do vậy công cụ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trong sản xuất kinh tế của nông hộ (Nguyễn Đình Lan, 2018)

Cơ sở hạ tầng:

Cơ sở hạ tầng trong nông thôn bao gồm: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, trang thiết bị nông nghiệp,… Đây là những yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất kinh tế hộ nông dân, nơi nào có cơ sở hạ tầng đảm bảo,

Trang 28

được trú trọng vào quy hoạch thì các hoạt động sản xuất cũng dễ dàng hơn kéo theo đó thu nhập người dân cũng tăng đời sống của nông hộ được ổn định và cải thiện đáng kể

Thị trường:

Nhu cầu thị trường sẽ quyết định hộ sản xuất sản phẩm gì? với số lượng bao nhiêu và theo tiêu chuẩn chất lượng như thế nào? trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự do lựa chọn loại sản phẩm mà thị trường cần trong điều kiện sản xuất của họ, từ đó kinh tế hộ nông dân mới có điều kiện phát triển Thị trường là yếu tố quyết định đến lợi nhuận sản phẩm của nông hộ nên nó góp phần rất quan trọng nơi nào gần thị trường tiêu thụ thì sẽ gặp rất nhiều thuận lợi như: Không mất thời gian và chi phí vận chuyển, sản phẩm được tiêu thụ nhanh hạn chế bị hư hỏng

Hình thức và mức độ liên kết hợp tác trong mối quan hệ sản xuất kinh doanh:

Để đáp ứng nhu cầu thị trường về sản xuất hàng hóa, các hộ nông dân phải liên kết hợp tác với nhau để sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật và giúp nhau tiêu thụ sản phẩm Ngoài ra các hộ cần hợp tác với các tổ khác để nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế

1.1.4.3 Nhóm nhân tố thuộc khoa học kỹ thuật và công nghệ Kỹ thuật canh tác:

Do điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng khác nhau, với yêu cầu giống cây trồng, vật nuôi khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông hộ

Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ:

Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì nó đã tạo ra cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt Thực tế cho thấy những hộ biết áp dụng tiến bộ kỹ thật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, giám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất thì đạt hiệu quả kinh tế cao và lợi nhuận lớn từ các sản phẩm nông nghiệp

1.1.4.4 Nhóm nhân tố thuộc quản lý vĩ mô của Nhà nước

Nhóm nhân tố này bao gồm các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà

Trang 29

nước như: Chính sách thuế, chính sách ruộng đất, chính sách bảo hộ, trợ giá nông sản phẩm, miễn thuế dòng sản phẩm mới, chính sách cho vay vốn, giải quyết việc làm, chính sách đối với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới… các chính sách này có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông hộ và là công cụ đắc lực để Nhà nước can thiệp có hiệu quả và sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển kinh tế

Tóm lại: Từ các yếu tố ảnh hưởng lớn đến kinh tế hộ nông dân, có thể khẳng định hộ nông dân sản xuất tự cấp tự túc muốn phát triển kinh tế cần phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thật mới vào sản xuất để kinh tế hộ hoạt động có hiệu quả

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế hộ ở Việt Nam

Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam những năm gần đây cho thấy nhiều thành tựu vượt bậc của đất nước trong định hướng đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, tăng cường hiệu quả của các lĩnh vực kinh tế và đẩy mạnh mở cửa, hội nhập quốc tế đối với tất cả các lĩnh vực, ngành nghề Nông nghiệp trong suốt quá trình phát triển của Việt Nam luôn được xác định là ngành kinh tế căn bản, lĩnh vực kinh tế “gốc”, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của tất cả các ngành kinh tế khác Thực tế cho thấy hơn 90% người nghèo của Việt Nam đang sinh sống tại các vùng nông thôn, miền núi Đây cũng chính là lý do khiến cho mối biến động của ngành nông nghiệp sẽ có tác động quan trọng tới đại bộ phân dân số Việt Nam và chính sách nông nghiệp & phát triển nông thôn luôn được quan tâm hàng đầu trong các chiến lược phát triển trung hạn và dài hạn của đất nước Từ nhìn nhận như vậy, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được coi là văn bản có tính lịch sử đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện đến cả 3 lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó khẳng định nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt Ngay từ năm 2009, để thực hiện Nghị quyết, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động gồm 3 chương trình mục tiêu quốc gia, 9 đề án quy hoạch và 36 đề án chuyên ngành Nhưng điều cốt lõi khiến cho Nghị quyết nhanh

Trang 30

chóng đi vào cuộc sống, là việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Kết quả thực hiện Nghị quyết 26 hơn 10 năm qua là rất đáng khích lệ và đã đem lại cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam một diện mạo phát triển mới

Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều biến chuyển tích cực với các kết quả phát triển được thừa nhận rộng rãi

Theo quy luật tất yếu của mọi sự vật hiện tượng thì nhu cầu của con người ngày càng tăng trong khi đó nguồn lực sản xuất thì có giới hạn đặc biệt là đất đai Hiện nay ở nông thôn quá trình chuyển quyền sử dụng đất và tích tụ đất đang diễn ra và dần diễn ra ở quy mô càng lớn hơn Việc tích tụ ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiến tới một nền sản xuất hàng hóa với quy mô lớn Cùng với xu hướng chung của nền kinh tế nông nghiệp, để khẳng định mình kinh tế hộ có thể phát triển theo 2 xu hướng sau:

+ Xu hướng 1: Một bộ phận nông hộ sẽ trở thành các chủ thể sản suất kinh doanh độc lập, sẵn sàng chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa

+ Xu hướng 2: Một bộ phận nông hộ còn lại sau khi thực hiện quá trình chuyển quyền sử dụng đất, sẽ chuyển lao động sang các ngành nghề phi nông nghiệp, hoặc đi làm thuê Cùng với quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn là sự hình thành các dịch vụ kinh tế kỹ thuật, phục vụ cho nghề nông thương phẩm và đời sống của dân cư nông thôn Đây là quá trình kinh doanh tách khỏi ruộng đất

Ở nông thôn hiện nay, hiện tượng một số nông hộ chuyển quyền sử dụng đất để đi làm thuê đang điễn ra và dần tăng lên Quá trình tích tụ ruộng đất càng rõ nét ở Đồng bằng Sông Cửu Long, còn ở đông bằng Sông Hồng, sự tích tụ ruộng đất chưa diễn ra trên quy mô hộ mà chỉ là giữa các lao động trong một hộ Toàn bộ ruộng đất của hộ chỉ do một hoặc hai lao động đảm nhận, các lao động còn lại chuyển sang làm ngành nghề khác Quá trình chuyển đổi này chỉ là bước đi đầu tiên của nền nông nghiệp hiện đại, nó ra đời đòi hỏi chính sự nỗ lực của bản thân nông hộ cùng với sự kết hợp đồng bộ của hệ thống chính sách về nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới

Trang 31

1.2.2 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong ở một số địa phương

Kinh nghiệm huyện Ba Bể, Bắc Kạn

Ba Bể là huyện miền núi, nằm cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 60 km về phía Bắc Trước năm 2018, Ba Bể vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Bắc Kạn và của cả nước theo Nghị quyết 30a của Chính phủ Bằng nhiều giải pháp phù hợp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và phát huy nội lực trong nhân dân, hết năm 2017, huyện Ba Bể được công nhận thoát nghèo

Ba Bể là huyện có điều kiện tự nhiên với địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi đá vôi, thung lũng hẹp phù hợp với phát triển cây dong riềng, từ hàng trăm năm nay với giống dong riềng địa phương rất nổi tiếng Trong giai đoạn đầu, do tập quán làm ăn nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp là chính nên nghề làm miến không phát triển Nghề làm miến dong xuất hiện ở Ba Bể từ những năm 80 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ là món ăn phục vụ trong phạm vi thôn bản, và cung cấp cho thị trường trong tỉnh Qua thời gian, miến dong Ba Bể trở thành hàng hóa có giá trị, được người nội trợ nhiều nơi tin dùng vì chất lượng đặc biệt

Những năm gần đây, diện tích trồng dong riềng và số lượng cơ sở chế biến miến dong đều tăng lên; nhất là khi miến dong đã trở thành một sản phẩm hàng hóa có giá trị cao được người tiêu dùng ưa chuộng do có chất lượng, màu sắc, hương thơm đặc trưng Ba Bể là huyện có diện tích trồng dong riềng đứng thứ 2 của tỉnh Bắc Kạn, năm 2022 tổng diện tích trồng dong riềng của huyện đạt 366 ha, bằng 130,9% kế hoạch, năng suất ước đạt 650 tạ/ha, sản lượng củ dong ước đạt 23.817 tấn

Ngoài việc tăng thu nhập cho các hộ gia đình, nghề sản xuất miến ở Ba Bể đã tạo việc làm cho một lượng lao động đáng kể tại địa phương Cùng với sự quan tâm của chính quyền cũng như bản thân tự vươn lên của các hộ, thời gian qua nhờ có việc sản xuất miến đao mà nhiều gia đình đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định từ 4-5 triệu đồng/hộ/tháng, nhiều gia đình đã trở nên khá giả có thu nhập 4-50-70 triệu đồng/năm Giai đoạn phát triển nhất, vào giữa những năm 2015, Ba Bể có tới gần

Trang 32

120 hộ sản xuất miến đao, sản lượng đạt trên 350 tấn miến khô bán buôn trên khắp các tỉnh thành trong cả nước Đến năm 2021 đạt 500 tấn, mang lại nguồn thu gần 30 tỷ đồng, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động tại địa phương

Trong những năm gần đây, quy trình sản xuất miến dong Ba Bể ngày càng chuyên nghiệp hóa với đủ loại máy móc hỗ trợ Việc sử dụng máy tráng chỉ làm tăng sản lượng miến chứ hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng Miến có ngon hay không phụ thuộc vào khâu pha chế tinh bột Phương thức sản xuất tưởng như khá đơn giản nhưng lại không dễ, chỉ cần lơ là một chút, không tuân thủ quy trình là miến có thể bị khô, dễ gãy và sợi miến không được đều, đẹp

Sử dụng nhãn hiệu tập thể “Miến dong Bắc Kạn” để khẳng định chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đảm bảo thương hiệu cho mỗi cơ sở Qua đó giảm thiểu tình trạng làm giả, làm nhái hoặc trà trộn sản phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm miến dong Bắc Kạn nói chung và cơ sở sản xuất miến nói riêng Đây cũng là cơ hội để các cơ sở tăng sản lượng tiêu thụ, do sản phẩm có mẫu mã đẹp, đóng gói chắc chắn, trọng lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh

Năm 2021 dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp kéo dài khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở gặp nhiều khó khăn Giá vận chuyển cao, các chợ đầu mối, cơ sở nhập hàng cầm chừng, nhiều đơn hàng báo đặt xong lại hủy khiến cho cơ sở không chủ động được kế hoạch sản xuất Tuy nhiên, các hộ đã chủ động liên hệ các đầu mối tiêu thụ, cắt giảm bớt số lượng hàng để duy trì sản xuất Bên cạnh đó, thay vì đến tận nơi lấy hàng thì các hộ đã gửi các đơn đặt hàng qua Bưu điện, đơn vị chuyển phát nhanh với số lượng được khoảng 20 tấn (UBND huyện Ba Bể, 2022)

Để hỗ trợ hộ sản xuất miến dong trên địa bàn, tỉnh Bắc Kạn và huyện Ba Bể đã có nhiều chính sách, có thể kể đến như:

- Về chế biến: Chính sách về hỗ trợ tạo mặt bằng cho các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà xưởng như tạo điều kiện về sắp xếp bố trí dân cư, giải phóng mặt bằng, cho thê đất (thời gian từ 30 - 50 năm) Chính sách tín dụng cho các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà xưởng, đầu tư dây truyền chế biến tinh bột, chế biến miến

Trang 33

dong công nghệ hiện đại và xây dựng công trình xử lý nước thải phục vụ sản xuất tinh bột dong và miến dong (Hỗ trợ 50% vốn đầu tư cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, dây truyền sản xuất, ) hoặc nâng công suất chế biến miến đạt sản lượng 100 tấn miến/năm trở lên) Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư mới dây truyền chế biến với công nghệ hiện đại; chính sách hỗ trợ các tổ chức cá nhân nâng cao công suất, cải tiến công nghệ chế biến tinh bột, miến dong hiện có để đáp ứng yêu cầu sản xuất (Tỉnh áp dụng các chính sách hỗ trợ nâng công suất chế biến của Cơ sở chế biến miến Nhất Thiện (huyện Ba Bể) đạt trên 1.000 tấn/năm; đầu tư mở rộng Cơ sở chế biến miến của Triệu Thị Tá (huyện Ba Bể) để đạt sản lượng miến trên 200 tấn/năm) Chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực trong sử dụng các công nghệ chế biến sản phẩm từ cây dong riềng; xử lý nguồn bã thải, nước thải trong khâu chế biến

- Về tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm miến dong; hỗ trợ kinh phí để quảng bá, tiếp thị sản phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh, thành phố trên cả nước và hướng đến xuất khẩu

Kinh nghiệm ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên

Xóm Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên có nghề làm miến dong truyền thống đã được gần 50 năm nay Tại vùng đất này, sản phẩm miến dong đã từng bước được khẳng định thương hiệu bởi có đặc điểm rất riêng so với những loại miến của vùng khác Hiện nay, làng nghề miến Việt Cường, xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ có gần 50 hộ làm nghề sản xuất miến

Sản phẩm miến dong sạch Việt Cường được sản xuất từ bột dong riềng tía là chủ yếu, nguyên liệu thường được thu mua tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang… Trước kia được sản xuất 100% thủ công, nhỏ lẻ của các hộ dân nên hiệu quả sản xuất không cao vì sản xuất thủ công phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sản phẩm làm ra chủ yếu chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu của bà con địa phương Từ năm 2007, Hợp tác xã miến Việt Cường được thành lập, ban đầu với 7 xã viên,vốn điều lệ có 10 triệu đồng Mục tiêu hướng đến của Hợp tác xã là phát triển, mở rộng thị trường và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, vì vậy anh Nguyễn Văn Ba, Giám đốc Hợp tác xã đã tích cực tìm hiểu các mô hình hoạt động của Hợp tác xã, kêu gọi nguồn vốn đầu tư để mua

Trang 34

thiết bị máy hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng suất và huy động mọi nguồn lực từ các hộ xã viên để tăng cường hợp tác trong sản xuất làm gia tăng giá trị sản lượng cung ứng ra thị trường

Thông qua việc liên kết đầu tư, Hợp tác xã đã mua thiết bị máy chuyên dụng như máy đánh bột, máy xén mài củ giúp cho việc sản xuất được thuận lợi Để có được chỗ đứng trên thị trường lớn, Hợp tác xã đã đầu tư thiết bị máy móc, đảm bảo các quy trình sản xuất sạch và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, thiết kế mẫu mã bao bì bắt mắt để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng Bên cạnh việc hoàn thiện mẫu mã sản phẩm, Hợp tác xã còn tích cực tham gia vào các Hội chợ xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm, hiện nay miến dong Việt Cường đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng

Sản phẩm miến sạch Việt Cường ban đầu chỉ được phân phối tại địa phương và các xã lân cận do sản lượng sản xuất thấp Từ khi có Hợp tác xã miến Việt Cường ra đời đã tổ chức sản xuất và nâng cao được giá trị sản lượng cung ứng ra thị trường Sản phẩm miến của HTX làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó Không dừng lại ở công tác phân phối ở các đại lý nhỏ lẻ, Hợp tác xã còn liên kết với các nhà phân phối để giới thiệu và bán sản phẩm tại các siêu thị trong cả nước như Saigon Coop, hệ thống siêu thị Intimex tại các tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Bắc Ninh, Fivimax và Harpro… Năm 2020, Hợp tác xã đã sản xuất và bán ra thị trường trên 200 tấn miến với giá ổn định là 60.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được đạt tầm 8 tỷ đồng Năm 2021, lượng miến cung ứng ra thị trường đạt 300 tấn, vào những dịp gần Tết, nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên 60% so với ngày thường, tạo được nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động Mỗi năm đã tiêu thụ hàng nghìn tấn bột củ dong để phục vụ sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cả người dân trồng dong của các tỉnh vùng núi Bắc Kạn Bên cạnh đó sản phẩm Miến Việt Cường đã tham gia sàn thương mại điện tử Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ và tiếp cận với người tiêu dùng (UBND huyện Đồng Hỷ, 2022)

UBND huyện kết hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ các hộ sản xuất nông sản lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là hỗ trợ các sản phẩm OCOP lên sàn Chẳng hạn như hỗ trợ đăng ký tên miền, đào tạo kỹ năng số…

Trang 35

Sau 15 năm gây dựng và phát triển, đến nay Hợp tác xã đã có 15 thành viên góp vốn trên 6 tỷ đồng và trên 20 lao động thường xuyên Đến nay, sản phẩm miến sạch Việt Cường đã có mặt ở khắp các tỉnh thành phố trên cả nước, được nhiều người biết đến và tin dùng Tại cuộc thi sản phẩm nông nghiệp sạch thuộc Chương trình OCCOP tỉnh Thái Nguyên năm 2019, sản phẩm miến dong Việt Cường đã được đánh giá chất đạt tiêu chuẩn 4 sao Đây là động lực để bà con tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm miến có chất lượng cao, đem lại giá trị phát triển kinh tế cho địa phương và góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm vùng miền

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho nâng cao hiệu quả kinh tế hộ sản xuất miến dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất – nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân, Đảng bộ, UBND huyện đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng năng suất cây trồng vậy nuôi, xây dựng cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật trong canh tác

Huyện có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp ở những vùng mới khai hoang, có chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng vật nuôi Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển

Chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ các hộ nông dân xây dựng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ miến nhằm đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế hộ

Trang 36

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về hiệu quả của kinh tế hộ sản xuất miến dong

Kinh tế hộ gia đình là tổ chức kinh tế hộ gia đình, các thành viên sở hữu tài sản chung và cùng nhau đóng góp vào hoạt động kinh tế tập thể trong nông, lâm, ngư nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh khác mà pháp luật quy định Kinh tế hộ là loại hình kinh tế tương đối phổ biến và đang được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, là mô hình kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô Do đó đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, có thể kể đến như:

Nghiên cứu của Vũ Thị Lan Phượng (2015) với đề tài "Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của Làng nghề sản xuất miến tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái"

Kết quả nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến của làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái Tại xã Giới Phiên, nghề làm miến đao được du nhập từ những năm 1970, xuất xứ từ làng miến Hoài Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Từ vài hộ ban đầu ngày càng có nhiều hộ tham gia, sản lượng sản xuất ngày một nhiều và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ngày được tích lũy Người biết làm miến có ở khắp các thôn nhưng tập trung chủ yếu ở làng Ngòi Đong Từ khi có chủ trương và chính sách hỗ trợ nghề sản xuất Miến Đao, đặc biệt là việc cơ giới hoá đưa máy ép miến vào sản xuất, giải phóng được một phần sức lao động của dân, nâng cao năng suất chế biến, việc sản xuất miến đao được đẩy mạnh Đây là việc làm phù hợp với lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ Nhiều người dân đã quay trở lại với nghề làm miến Chính vì vậy, hoạt động sản xuất và tiêu thụ miến đao của xã Giới Phiên đã thu được kết quả đáng khích lệ, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Nghiên cứu của Dương Tuấn Việt (2015) với đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”

Trang 37

Cây riềng được huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng xác định là cây kinh tế quan trọng và có tác dụng tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo của huyện trong những năm qua Tuy nhiên, liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ riềng còn yếu, dịch vụ cung ứng còn hạn chế Nghiên cứu này cho thấy có 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ miến tại huyện Nguyên Bình Sự tương tác của các yếu tố riêng lẻ và chia sẻ lợi nhuận phụ thuộc vào bốn kênh tiêu thụ Kênh 2 mang lại giá trị và hiệu suất tốt nhất cho từng mặt hàng, từ nông dân đến nhà bán buôn, bán lẻ và người tiêu dùng Vì vậy, cần phải mở rộng hình thức này nhằm tăng lợi nhuận cho người tham gia sản xuất và tiêu dùng, đặc biệt là các công ty sản xuất, chế biến miến

Nghiên cứu của Nguyễn Đình Lan (2018) với đề tài: “Đánh giá tính bền vững của nghề sản xuất miến dong ở thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”

Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của nghề miến dong Minh Hồng được xây dựng dựa trên 5 chiều cạnh (quá trình sản xuất; quản lý, tiêu thụ sản phẩm; kinh tế, xã hội và môi trường) và 40 tiêu chí Các tiêu chí được lượng hóa theo thang đo 0 -1, trong đó giá trị 0 thể hiện mức kém bền vững và giá trị 1 thể hiện mức rất bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy tính bền vững về kinh tế của sản xuất miến dong Minh Hồng ở mức cao 0,87-1 thể hiện hiệu quả kinh tế của nghề này đem lại khá ổn định Tuy nhiên, tính bền vững về xã hội và môi trường tương đối trung bình Một số yếu tố tác động đến tính bền vững của nghề miến dong khu vực nghiên cứu bao gồm: liên kết giữa cơ sở sản xuất với nguồn nguyên liệu và thị trường chưa chặt chẽ; các hoạt động đào tạo, bảo đảm an toàn lao động còn hạn chế; nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường và ý thức bảo vệ môi trường chưa cao Một số giải pháp góp phần đảm bảo tính bền vững của nghề miến dong Minh Hồng bao gồm: (1) xây dựng và áp dụng chính sách liên quan đến đất đai, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng hợp lý; (2) Áp khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như trong xử lý môi trường; (3) Lập quy hoạch sản xuất, quy hoạch bảo vệ môi trường làng nghề; (4) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về an toàn lao động và bảo vệ môi trường

Trang 38

Trên thực tế, kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên đều đề cập đến phát triển sản xuất miến dong và phát triển kinh tế hộ sản xuất miến, nhưng chưa phân tích rõ hiệu quả kinh tế hộ Cho đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chưa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả kinh tế sản xuất miến dong Đây chính là khoảng trống để tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu

Trang 39

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Cao Bằng, cách thành phố Cao Bằng 45 km về phía Tây theo đường Quốc lộ 34, có tọa độ địa lý:

Từ 22º 29' 30" đến 22º 48' 08" vĩ Bắc (từ Bản Chang - Thành Công đến Tàn Pà - Yên Lạc) Từ 105º 43' 42" đến 106º 10' 28" Kinh Đông (Từ Pắc Nặm - Mai Long đến Sẻ Pản - Thịnh Vượng)

Phía Đông huyện giáp các xã Hoàng Tung, Bình Dương, Bạch Đằng (Huyện Hòa An); Phía Tây giáp xã Huy Giáp ( huyện Bảo Lạc) và các xã: Bằng Thành, An Thắng, Xuân La (huyện Pắc Nặm, Bắc Kạn); phía Bắc giáp các xã: Yên Sơn, Bình Lãng, Thanh Long (huyện Thông Nông) và các xã Công Trừng, Trương Lương (Hòa An); phía Nam giáp các xã Bằng Vân, Cốc Đán (huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn) và các xã Nghiên Loan, Bành Trạch, Phúc Lộc (huyện Ba Bể, Bắc Kạn)

gồm 9 dân tộc anh em sinh sống

Huyện Nguyên Bình nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng, có 17 đơn vị hành chính gồm 15 thị trấn và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 83.915,17 ha, phía Đông giáp huyện Hoà An, phía Tây giáp huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng và huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc giáp huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng Huyện có quốc lộ 34 từ thành phố qua trung tâm nối liên đến huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm sang huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang, đường tỉnh lộ 212 từ Nguyên Bình đi Ba Bể ra Quốc lộ 3 (UBND huyện Nguyên Bình, 2022)

Trang 40

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Do kiến tạo địa chất, địa hình huyện Nguyên Bình hình thành 2 vùng rõ rệt: vùng núi đá và vùng núi đất Độ cao trung bình từ 800m đến 1.100m, thấp dần từ Tây sang Đông Vùng núi đá chạy dài theo hướng Tây - Tây Bắc bao quanh núi đất, nối tiếp nhau thấp dần về phía Đông Bắc Từ xã Thành Công, Mai Long, Ca Thành, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Minh Thanh, Bắc Hợp nối liền dãy núi đá Lam Sơn, Minh Tâm, có nhiều ngọn núi cao trên 1000m Dãy Toong Tinh (xã Phan Thanh) cao 1120m, núi Tam Luông (xã Thành Công) cao 1.300m, núi Phia Oắc (xã Phan Thanh) cao 1.931m, quanh năm mây bao phủ Vùng núi đất bao gồm những dãy núi ở phía Đông và phía Đông Nam nối tiếp nhau gợn sóng gối vào thềm núi đá tạo thành thế trụ vững chắc Những dãy núi này kéo dài từ xã Hoa Thám, Tam Kim, Lang Môn đến Quang Thành, Thành Công, Thể Dục

Xen giữa những dãy núi đá, núi đất là những khu đồi đất nhấp nhô, độ cao 500m, có những đồng cỏ xanh như Phia Đén (Thành Công), Nà Nu (Lang Môn) Núi đồi đồng cỏ, khoáng sản là những tiềm năng kinh tế của nhân dân các dân tộc Nguyên Bình

2.1.1.3 Khí hậu

Nguyên Bình nằm trong vùng khí hậu miền núi nhiệt dới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 20ºC, nhiệt độ cao nhất là 36,8ºC và thấp nhất là 0,6ºC Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.670 mm (mức cao nhất 2.049 mm và thấp nhất 1.252mm) Độ ẩm không khí bình quân 82%

2.1.1.4 Hệ thống sông ngòi

Hệ thống sông, suối Nguyên Bình gồm 3 con sông lớn Một là Sông Nguyên Bình là một nhánh thượng nguồn của sông Bằng bắt nguồn từ Tĩnh Túc chảy qua các xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, Minh Thanh, Bắc Hợp ra xã Trương Lương (huyện Hòa An) Hai là Sông Nhiên bắt nguồn từ núi Phia Oắc, xã Thành Công chảy qua các xã: Hưng Đạo, Tam Kim, Hoa Thám, Bạch Đằng (Hòa An) là thượng nguồn sông Hiến đến thị xã Cao Bằng hợp lưu với sông Bằng Ba là Sông Năng bắt nguồn từ huyện Bảo Lạc qua xã Bằng Thành (Pắc Nặm,Bắc Kạn) chảy qua địa phận xã Mai Long, Phan Thanh, Bành Trạch (Ba Bể, Bắc Kạn)

Ngày đăng: 29/03/2024, 16:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan