Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất gừng trâu trên địa bàn huyện hà quảng, tỉnh cao bằng

107 0 0
Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất gừng trâu trên địa bàn huyện hà quảng, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ BẮC

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT CÂY GỪNG TRÂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG,

TỈNH CAO BẰNG Ngành: Kinh tế Nông nghiệp

Mã số: 8 62 01 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN CƯƠNG

THÁI NGUYÊN – 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong các nghiên cứu khác, các thông tin trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc trích dẫn và được phân tích một cách trung thực, khách quan, đúng với thực tiễn địa phương, tôi xin cam đoan nếu các thông tin đã nêu trong luận văn không đúng thực tế, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về đề tài nghiên cứu của mình

Tác giả luận văn

Nông Thị Bắc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc

tới Thầy giáo T.S Trần Cương, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành

luận văn này; Chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản, làm cơ sở lý luận để tôi hoàn thành tốt luận này này

Chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng HĐND và UBND huyện, các cơ quan đơn vị hữu quan, UBND các xã huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thu thập số liệu và biên tập đề tài

Chân thành cảm ơn gia đình, anh em đồng chí, đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và biên tập đề tài

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.1.1 Cơ sở lí luận về cây Gừng 5

1.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế 10

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng 15

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 18

Trang 5

1.2.1 Tình hình sản xuất gừng trên thế giới 18

1.2.2 Tình hình sản xuất Gừng ở Việt Nam 19

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 22

1.4 Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất Gừng 25

CHƯƠNG 2ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 26

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 31

2.1.3 Đánh giá chung 37

2.2 Nội dung nghiên cứu 37

2.3 Phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 37

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 42

2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 43

2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế sản xuất cây Gừng 43

2.4.2 Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế trong sản xuất Gừng 44

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

3.1 Thực trạng phát triển cây Gừng trên địa bàn huyện Hà Quảng 47

3.2 Thực trạng phát triển cây Gừng của các hộ điều tra 50

3.2.1 Thông tin chung về các hộ được điều tra 50

3.2.2 Kết quả và hiệu quả của sản xuất Gừng Trâu của nhóm hộ điều tra 60

3.2.3 Thị trường tiêu thụ và chuỗi cung ứng Gừng Trâu của nhóm hộ 66

3.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất Gừng 74

Trang 6

2.1 Đối với nhà nước 93

2.2 Đối với chính quyền địa phương 93

2.3 Đối với người dân 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

3 NN & PTNT Nông nghiệp & phát triển nông thôn

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2020-2022 của huyện Hà Quảng 30

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Hà Quảng

giai đoạn 2020 - 2022 31

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Hà Quảng 35

Bảng 2.4 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 39

Bảng 2.5 Bảng thu thập thông tin sơ cấp 40

Bảng 2.6 Phân bổ mẫu điều tra đối với các xã 41

Bảng 3.1 Diện tích, năng suất, sản lượng Gừng của Hà Quảng giai đoạn 2019 - 2021 48 Bảng 3.2 Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra 51

Bảng 3.3 Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra 52

Bảng 3.4 Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra 53

Bảng 3.5 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của nhóm hộ điều tra 54

Bảng 3.6 Tình hình sử dụng giống Gừng của nhóm hộ điều tra 55

Bảng 3.7 Tình hình sử dụng Phân bón của nhóm hộ điều tra 56

Bảng 3.8 Bảng cơ cấu chi phí sản xuất gừng bình quân/ha của các hộ 60

Bảng 3.9 Kết quả sản xuất Gừng của hai nhóm hộ 63

Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng của các hộ điều tra 65

Bảng 3.11 Thị trường tiêu thụ Gừng của các hộ điều tra 69

Bảng 3.12 Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật

đến sản xuất Gừng Trâu 74

Bảng 3.13 Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế

và tổ chức sản xuất đến sản xuất Gừng Trâu 77

Bảng 3.14 Đánh giá của các hộ về ảnh hưởng của các yếu tố thị trường

đến tiêu thụ sản phẩm Gừng Trâu 78

Bảng 3.15 Tổng hợp những khó khăn của người trồng Gừng Trâu 81

Bảng 3.16 Tổng hợp những nguyện vọng của hộ trồng Gừng Trâu 83

Bảng 3.17 Định hướng quy mô sản xuất trong vụ Gừng của năm 2023 84

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1 Chuỗi cung ứng sản phẩm Gừng Trâu 72 Hình 3.2 Nguyện vọng của các hộ trồng Gừng Trâu 84

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Gừng Zingiber officinale (Willd.) Roscoe được coi là cây gia vị, và loại

cây dược liệu truyền thống được trồng ở khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới Thành phần sinh hoá của nó rất đa dạng với khoảng trên 400 hoạt chất khác nhau, Gừng được coi là có tác dụng dược lý khác nhau đối với người và động vật Tại các nước phương Tây, cây gừng thường được sử dụng để làm nguyên liệu và sản xuất các loại như bánh quy, bánh nướng, bánh tráng miệng, bánh ngọt Bia gừng và rượu gừng cũng thường xuyên được sử dụng rộng rãi làm đồ uống hoặc thực phẩm chức năng tại rất nhiều nước châu Âu Ngoài ra từ cây gừng người ta còn có thể chế biến thành trà gừng, bột gừng, kem gừng, gừng muối, gừng tẩm đường, mứt gừng, hương gừng và nước ép gừng Ngoài ra gừng còn được sử dụng như một loại cây dược liệu truyền thống giúp hỗ trợ và điều trị các bệnh đường tiêu hóa, hoặc thần kinh, tim mạch và xương khớp

Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, trong những năm qua ngành nông nghiệp của tỉnh đã từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng hàng hóa Tỉnh đã triển khai một số mô hình sản xuất nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng có giá trị kinh tế cao, doanh nghiệp bao tiêu đã và đang đạt kết quả tốt Các mô hình như liên kết doanh nghiệp và nông dân trồng gừng tại huyện Hà Quảng; trồng rau an toàn tại 2 huyện Thạch An, Hòa An mang lại thu nhập khá cho người dân (UBND tỉnh Cao Bằng, 2021)

Hà Quảng là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Cao Bằng, huyện có diện tích 81.117 ha, dân số năm 2022 là 62.056 người (Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng) Tại huyện Hà Quảng trong những năm qua, chính quyền

Trang 11

huyện, đã ưu tiên nguồn lực hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp, tìm kiếm những cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn để dần thay thế cho cây ngô, lạc Những năm gần đây huyện đang được doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm đến phát triển cây Gừng Trâu Đồng thời đây được xem là một trong những huyện có nhiều tiềm năng để phát triển gừng Trâu Trong đó điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi là những tiềm năng lớn nhất Với diện tích đất đỏ vàng phù hợp cho trồng cây Gừng Trâu, cây Gừng Trâu tại Hà Quảng đã và đang có nhiều lợi thế để phát triển và mang lại nguồn lợi quan trọng cho người dân trồng gừng

Hiện nay huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã thí điểm áp dụng phương pháp sản xuất theo Gừng Trâu theo đúng quy trình kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho một số cây gia vị nói chung và cây Gừng Trâu nói riêng tại các xã vùng Lục khu huyện Hà Quảng như xã Lũng Nặm, Nội Thôn, Cải Viên, Tổng Cọt và Thượng Thôn Năng suất gừng bình quân đạt 18 tấn/ha, sản lượng đạt trên 2000 tấn, giá trị thu nhập trung bình đạt trên 130 triệu đồng/ha/năm; do vậy huyện Hà Quảng đã xác định Gừng Trâu là cây trồng chủ lực là gừng cho giai đoạn từ nay đến 2025 (UBND huyện Hà Quảng, 2021) Mặc dù sản phẩm sản xuất ra đã bước đầu đạt được tiêu chuẩn, tuy nhiên quy mô sản xuất hữu cơ còn rất nhỏ, sản phẩm gừng của huyện sản xuất ra không đủ đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu Vấn đề mở rộng diện tích còn gặp nhiều khó khăn do quá trình tìm kiếm diện tích phù hợp, cải tạo đất canh tác đòi hỏi phải có kế hoạch cụ thể và mất nhiều thời gian Hơn nữa, tình trạng đất sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất cũng là những vấn đề khó khăn mà huyện cùng người dân đang phải đối mặt Đặc biệt việc thay đổi thói quen canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật, người dân có thói quen chỉ trồng chưa quan tâm chăm sóc, đầu tư phân bón để tăng năng suất, sản lượng cây trồng

Thông qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy rằng cần phải ứng dụng những kiến thức mà mình học được để giúp cho các hộ nông dân ở Hà Quảng tìm

Trang 12

kiếm được cơ hội đầu tư và sản xuất cây gừng, từ đó có thể giúp cho các hộ có hướng kinh doanh và sản xuất hợp lí, từ đó giải quyết được các vấn đề đang hiện hữu hiện nay trong quá trình sản xuất của các hộ dân nơi đây Do đó, tôi quyết

định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” nhằm góp phần nào đó trong việc cung

cấp cho chính quyền và nhân dân địa phương những thông tin bổ trợ hữu ích để có phương hướng sản xuất trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp các lý luận chung và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây Gừng Trâu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất gừng của nông hộ ở Huyện Hà Quảng

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy mạnh phát triển cây Gừng Trâu trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng cây Gừng Trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây Gừng Trâu tại huyện Hà Quảng Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cây Gừng Trâu trên địa bàn huyện, từ đó đề xuất giải pháp phát triển cây trồng này

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển cây Gừng của huyện Hà Quảng trong thời gian qua và có những so sánh sự phát triển giai đoạn từ 2019-2021 và định hướng của địa phương những năm tiếp theo

Trang 13

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Hà Quảng- Cao Bằng nhằm nghiên cứu thực trạng, tiềm năng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của cây Gừng Trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng

4 Ý nghĩa của đề tài 4.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn giúp hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cây Gừng Trâu và hiệu quả kinh tế của cây Gừng Trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã góp phần

- Đánh giá thực trạng phát triển Gừng Trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng và định hướng phát triển Gừng Trâu trong những năm tiếp theo

- Chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, những khó khăn, hạn chế, thách thức cần giải quyết để cải thiện hiệu quả sản xuất của cây Gừng Trâu Phân tích các điều kiện cần thiết và tiềm năng phát triển cây Gừng Trâu trên địa bàn huyện Hà Quảng

- Trên cơ sở thực tiễn đó đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất cây Gừng Trâu và cho huyện có những chiến lược phù hợp trong phát triển cây Gừng Trâu

Trang 14

Cây Gừng dường như đã được trồng mở rộng từ rất lâu chủ yếu ở các nước Châu Á có khí hậu Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được cây gừng mọc dại ở bất kỳ một khu vực nào ở trên thế giới Một vài ý kiến giả định rằng gừng bắt nguồn từ Ấn Độ và từ đây nó được đưa đến các nước Châu Âu, các nước Đông Phi bởi những thương nhân Ả Rập (Viện dược liệu, 2004)

Theo Trần Thị Tuyến (2011), cây gừng ở Việt Nam được phát triển khá phổ biến từ phía Bắc đến phía Nam Cây Gừng chủ yếu lại được trồng chủ yếu với quy mô nhỏ, trong các hộ nông dân với sản lượng chưa cao, chủ yếu để cung cấp sản phẩm cho thị trường ở địa phương cũng như ở trong nước là chính Riêng Gừng trâu-giống gừng địa phương phù hợp trồng ở vùng cao Lục Khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Theo các nghiên cứu phân loại khoa học trên thế giới Giới của gừng là Thực vật (plantae) cụ thể hơn là thực vật một lá mầm (Monocots) là một nhóm thực vật có hoa có tầm quan trọng bậc nhất, chiếm phần lớn trên Trái đất Nó thuộc bộ Gừng, nó có tên khoa học là Zingiberales, nó là một loại thực vật có hoa và được coi là có bao gồm nhiều loài cây tương tự nhau như gừng, đậu khấu Ngoài ra, “Chi Gừng” thường xuyên xuất hiện ở các khu vực nhiệt đới, hoặc cận nhiệt đới, hoặc cũng có thể là khu vực ôn đới ấm như Châu Á như

Trang 15

Trung Quốc, Ấn Độ, hoặc Nhật Bản cho tới Đông Nam Á Các loài được biết

đến nhiều nhất là Z officinale và Z mioga, hai loài gừng trồng trong vườn

Cây Gừng hiện nay được canh tác hay đưa vào các khu vực sau đây: Campuchia, Bangladesh, Ấn độ, Australia, Bhutan, Campuchia Ngoài ra còn một số nước ở khu vực nam mỹ như Cuba, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, hoặc các đảo trong vịnh Guinea, Honduras, Haiti, Indonesia, quần đảo Leeward, Madagascar, Malaysia hay quần đảo Windward Ở khu vực Châu Phi cây Gừng cũng như được phát triển ở một loạt các quốc gia như Ethiopia, Côte d'Ivoire, Kenya, Cameroon, Ghana, Mali, Nigeria, Peru, Tanzania, Uganda v.v

Do Gừng là một loại cây trồng phù hợp, một số giống đã được thuần hóa, vì thế, nguồn gốc và trong đó là sự phân bổ của các giống Gừng tự nhiên là không rõ rang Mặc dù có rất nhiều ý kiến cho rằng Gừng có thể có nguồn gốc từ Đông Himalaya, Ấn Độ, hay Tây nam Trung Quốc Tuy nhiên, Gừng có thể có nguồn gốc xuất phát một phần từ hệ thực vật mặt đất và của các vùng rừng nhiệt đới, nơi chúng ta vẫn thường có thể khám phá ra nhiều loài gần gũi với Gừng

Theo các nghiên cứu chuyên sâu từ các chuyên gia nước ngoài về chi gừng có thể phân chia nội chi Gừng hiện tại công nhận là thành 4 tổ, dựa theo bản chất và vị trí của cụm hoa Nó bao gồm:

- Tổ Zingiber (= Lampugium / Lampuzium / Lampujium nom inval.): Nó

có cành hoa và bông thóc ở trên cuống cụm và hoa mọc thẳng đứng, cũng có thể là dài

- Tổ Cryptanthium: Các cụm hoa chủ yếu mọc từ thân rễ, chúng gồm cành

hoa và bông thóc thường được xuất hiện dưới mặt đất và thông thường là các cuống cụm hoa được phủ phục và ngắn

- Tổ Pleuranthesis: Các cành hoa bông thóc ở bên, mọc xuyên qua các bẹ lá

- Tổ Dymczewiczia: Với cụm hoa đầu cành (trên ngọn)

Trang 16

Những nghiên cứu gần đây dựa theo phương pháp phân tử cho thấy có (23 loài) và chỉ có một chỉ dấu là (ITS hạt nhân) đã chỉ ra hai loại

Pleuranthesis và Dymczewiczia đã không khác nhau hẳn khỏi tổ Zingiber

1.1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây Gừng Ttrâu

Gừng là được coi cây thân thảo, sống lâu năm, chiều cao 0,6 đến 1m Lá thường có màu xanh đậm và dài từ 15 đến 20cm, chiều rộng cây khoảng 2cm, và có mặt nhẵn bóng, lá mọc so le, gân ở lá Gừng hơi nhạt, thẳng đứng, cây Gừng có bẹ lá, không có cuống Độ che phủ trên mặt đất của tán cây Gừng lá không cao Thân cây Gừng phần dưới đất phình to và chứa nhiều chất dinh dưỡng gọi là củ, xung quanh củ Gừng có các rễ tơ Rễ và củ Gừng chỉ phát triển và tập trung ở trên lớp đất mặt, sâu 0 từ 15cm Cây gừng thường ít khi ra hoa, trục hoa Gừng mọc từ gốc cây dài từ 15 đến 20cm Số luợng chồi của cây thường nằm ở củ cây gừng và không nhiều, chúng là nguồn giống hiện nay để trồng và phát triển rừng

Cây gừng hiện nay được trồng và phát triển chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và ẩm, nền nhiệt độ chủ yếu hàng năm từ 21 đến 27o C, lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.500 đến 2.500mm Cây gừng thường được canh tác ở vị trí có độ cao trên so với mặt nước biển từ 1 đến 1.500m Chủ yếu tại các khu vực núi cao hơn 1.500, khí hậu lạnh, cây Gừng thường không sinh trưởng được

Cây gừng sinh trưởng chủ yếu cần đất tương đối tốt, tầng đất phải dày và tơi xốp, có ít đá lẫn, có khả năng giữ được nước lớn nhưng lại thoát nước tốt, có độ ẩm tương đối trong suốt thời gian mà cây sinh trưởng, tốt nhất thường là đất thịt, Gừng không hợp đất cát và đất sét Những khu vực đất có chứa hàm lượng mùn lớn thì rất thích hợp để trồng gừng

Cây gừng cũng thường sinh trưởng tốt chủ yếu dưới tán che bóng của các cây ăn quả cũng như một số loại rừng trồng Tuy nhiên, đối với tán che từ

Trang 17

0,7 đến 0,8 của các rừng cây gỗ tự nhiên, cây gừng trồng thường chỉ cung cấp năng suất củ bằng một nửa năng suất cây Gừng trồng ở những nơi thường có ánh sáng nhiều và ở trên cùng một chủng loại đất như nhau Vì cây gừng thường có biên độ rộng về các nhu cầu liên quan đến ánh sáng nên thường có vị trí quan trọng trong hình thức canh tác nông lâm kết hợp Gừng cũng được coi là cây có nhu cầu N, P và K tương đối cao, cụ thể nhu cầu về phân N là nhiều nhất, sau đó là K và P Vì vậy, muốn đạt năng suất cao phải trồng gừng trên đất tốt, nếu trồng trên đất xấu phải bón phân (Đỗ Tất Lợi, 2004)

1.1.1.3 Giá trị của gừng trong đời sống con người

Theo các nghiên cứu của các chuyên gia, Gừng là một loại thực vật hay được dùng làm gia vị hoặc là một loại thuốc Có rất nhiều công dụng và được các nhà nghiên cứu tổ chức nghiên cứu ở rất nhiều phương diện

Trong 100gam gừng theo tính toán có khoảng 1,82 g protein, 80 kcal năng lượng, khoảng 78,89g nước, và 0,75 g chất béo, ….Ngoài ra, trong cuộc sống hiện nay con người thường dùng gừng để làm gia vị ở trong một số món ăn truyền thống hoặc thường dùng để có thể chế biến thành các loại kẹo, trà hoặc mứt Mặt khác, trong ngành công nghiệp chế biến cây gừng cũng được cho là nguyên liệu để giúp chế biến các loại tinh dầu từ gừng hoặc các loại nhựa dầu gừng (Bệnh viện đa Khoa Định Quán, 2016)

Ngoài ra gừng còn là một vị thuốc rất quen thuộc nhưng hiệu quả trong một số bài thuốc dân gian Gừng có vị đắng, cay, tính ấm, có tác dụng tán phong hàn, giảm đau, trị ứ huyết chữa trúng gió, đau bụng, đau nhức sưng tấy, hỗ trợ hệ thống miễn dịch

1.1.1.4 Giá trị kinh tế của cây gừng

Trước đây người dân chỉ dùng gừng như một trong những loại gia vị truyền thống, hoặc một trong những vị thuốc két hợp với các loại cây trồng khác, do đó họ trồng Gừng trong vườn Tuy nhiên ngày nay, khi công nghệ

Trang 18

sinh học và công nghiệp chế biến phát triển, chúng ta cũng đã biết cách chế biến gừng thành các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu con người chủ yếu như mứt, trà, hoặc chế biến thành các loại dầu để giúp tăng thời gian bảo quản và sử dụng trong đời sống của con người Các sản phẩm và chủng loại có nguồn gốc từ Gừng do đó ngày càng đa dạng và phát triển Giá trị kinh tế của của cây gừng từ đó được cải thiện một cách đáng kể Từ chỗ câu Gừng chỉ là cây thuốc, cây gia vị, thì nay nó đã được trồng với quy mô lớn để phục vụ cho công nghiệp chế biến và công nghiệp thực phẩm Cây gừng thời gian gần đây đã có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trồng trọt ở nhiều nơi Nhiều hộ gia đình đã nhờ canh tác cây gừng mà trở lên giàu có So với các loại cây nông lâm nghiệp khác, lợi nhuận kinh tế từ gừng cao, dễ trồng, dễ thu hoạch, thích hợp với nhiều loại đất Hiện nay gừng không chỉ được bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại thị trường trong nước mà còn tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng như tiêu thụ cho các nhà máy chế biến để tạo thành các sản phẩm như trà gừng, kẹo gừng…Ban đầu gừng được trồng tự phát tại các hộ nông dân và chỉ được tiêu thụ tại các chợ cho người tiêu dùng trực tiếp, sau đó cây gừng với nhiều giá trị được công nhận cũng như tác dụng trong việc chế biến nhiều sản phẩm khác đã được ứng dụng trồng phổ biến ở một số khu vực Tại Việt Nam cây gừng được trồng theo hai hình thức là trồng thông thường và trồng hữu cơ Với mô hình trồng rừng hữu cơ, sau khi được tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hầu hết các hộ nông dân đều gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc đúng quy trình, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà chỉ bón phân vi sinh, ủ phân chuồng, phân xanh chăm bón cây trồng Ước tính năng suất trồng gừng trung bình đạt 40-45 tạ/ha, giá bán bình quân cho các công ty thu mua xuất khẩu là 9000 đồng/kg.Nhờ đó cây gừng đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cũng như nguồn tăng thu nhập của nhiều hộ nông dân

Trang 19

1.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

1.1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, điều này có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt được một trong các yếu tố hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế, chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt cả hai chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế

Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế, tuy nhiên để hiểu đúng về hiệu quả kinh tế, các tác giả đã có những định nghĩa khác nhau GS.TS Ngô Đình Giao cho rằng hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước (Ngô Đình Giao, 1997) Tiến sỹ Nguyễn Tiến Mạnh, định nghĩa hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định (Nguyễn Tiến Mạnh và Nguyễn Thị Chinh, 2020) Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp có thể được đặc trưng bởi ba khái niệm cơ bản: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế, như được thống nhất bởi các tác giả như (Farrell, 1957; Schultz,1964; Rizzo,1979; Ellis, 1993)

Hiệu quả kỹ thuật là chỉ số biểu thị số lượng sản phẩm được sản xuất ra trên một đơn vị chi phí đầu tư vào nguồn lực sử dụng sản xuất, trong một điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc sử dụng công nghệ trong nông nghiệp Nó đo lường số sản phẩm mà một đơn vị nguồn lực sử dụng vào sản xuất có thể sản xuất được

Hiệu quả phân bổ là một chỉ tiêu hiệu quả khác, trong đó các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào hoặc nguồn lực Hiệu quả phân bổ thực

Trang 20

chất là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ, có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều được tính đến khi xem xét nguồn lực Chỉ khi việc sử dụng nguồn lực đạt được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì sản xuất mới đạt được hiệu quả kinh tế

1.1.2.2 Nội dung hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia kinh doanh để tìm cơ hội với yêu cầu và mục đích khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là tìm kiếm lợi nhuận Để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, cần kết hợp các yếu tố đầu vào và đầu ra trong điều kiện sản xuất, tận dụng nguồn lực một cách hợp lý Hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu khoa học kỹ thuật và cách thức áp dụng chúng vào việc sản xuất, cùng với vốn, chính sách và các quy định pháp luật liên quan đến việc quản lý nguồn lực khan hiếm Với nhu cầu của xã hội đối với hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả kinh tế là điều cần thiết để đáp ứng tốt hơn được nhu cầu của người dân và giải quyết các vấn đề cấp bách đang diễn ra

Quá trình sản xuất đòi hỏi sự tương tác toàn diện giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra Điều này thể hiện mối quan hệ giữa các kết quả và chất lượng sản phẩm Kết quả của quá trình sản xuất được đo lường dưới nhiều dạng, phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể Khi thực hiện đánh giá chất lượng sản phẩm, cần xem xét các mối quan hệ kết hợp giữa các yếu tố đầu ra, chứ không chỉ dựa vào các quan hệ so sánh hoặc tuyệt đối Đánh giá chất lượng sản phẩm có thể đo lường dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (Ngô Đình Giao, 1997)

HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:

Trang 21

- Quy luật cung - cầu

- Quy luật năng suất cận biên giảm dần

HQKT được sử dụng để đánh giá hiệu quả, xem xét các đóng góp hữu ích của quá trình sản xuất và đánh giá tính chấp nhận của chúng Do đó, HQKT có liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất (Ngô Đình Giao, 1997)

Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, vì ở một mức sản xuất cụ thể, cần tối đa hóa hiệu quả về chi phí vật chất và lao động trên mỗi đơn vị sản phẩm Việc đánh giá HQKT trong nhiều trường hợp phụ thuộc chặt chẽ vào quy trình sản xuất, trong đó tương tác giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra là rất quan trọng Các yếu tố đầu vào và đầu ra được xác định phù hợp với từng ngành sản xuất cụ thể, cũng như kích thước và đặc điểm của sản xuất Để đánh giá thành công, các mục tiêu đầu ra phải tương thích với mục tiêu chung của kinh tế quốc dân Sản phẩm phải có giá trị trên thị trường và các kết quả đạt được cụ thể có thể bao gồm khối lượng, sản phẩm và lợi nhuận Các yếu tố đầu vào bao gồm chi phí vật chất, sức lao động, vốn, và tùy thuộc vào từng loại sản xuất cụ thể (Phạm Thị Gái, 2004)

Trong phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường, xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra gặp một số trở ngại như sau:

- Trở ngại trong việc xác định các yếu tố đầu vào: nhu cầu để xác định chính xác và đầy đủ những yêu cầu như tính khấu hao, phân bổ chi phí, hạch toán chi phí khó thực hiện

- Trở ngại trong việc xác định các yếu tố đầu ra: Khó khăn trong việc lượng hóa các kết quả không chỉ liên quan đến mặt kinh tế như sản phẩm, lợi nhuận, mà còn liên quan đến các yếu tố xã hội và môi trường sinh thái, ví dụ như độ phì nhiễm của đất, cũng là một trở ngại

Trang 22

Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của việc sản xuất và phát triển kinh tế xã hội là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các cá nhân và tổ chức trong xã hội về vật chất và tinh thần Theo đó, quá trình sản xuất phải được phát triển liên tục cả về chiều sâu và chiều rộng, đảm bảo rằng các yếu tố như vốn, kỹ thuật, và tổ chức sản xuất được sử dụng một cách phù hợp nhất để liên tục nâng cao HQKT của quy trình sản xuất (Phạm Thị Gái, 2004)

Để hiểu rõ phạm trù HQKT chúng ta cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù kết quả và HQ:

Kết quả là phạm trù thể hiện những gì thu được sau quá trình kinh doanh hoặc một khoảng thời gian kinh doanh nhất định Kết quả có thể được biểu thị bằng các đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị, với các đơn vị hiện vật cụ thể phụ thuộc vào đặc tính của sản phẩm được sản xuất qua quá trình kinh doanh, chẳng hạn như tấn, tạ, kg, m2, m3, lít Các đơn vị giá trị cũng có thể thay đổi, từ đồng, triệu đồng đến ngoại tệ (Phạm Thị Gái, 2004)

HQ là phạm trù thể hiện trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất Trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất không thể được đo lường bằng các đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị, mà nó mang tính tương đối Để tính toán trình độ lợi dụng nguồn lực, ta có thể sử dụng số tương đối, đây là tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực

Sự khác biệt giữa kết quả và chi phí luôn là một giá trị tuyệt đối Phạm trù này chỉ thể hiện mức độ đạt được của một khía cạnh cụ thể và do đó mang tính chất của kết quả quá trình kinh doanh Nó không bao giờ có thể phản ánh được trình độ lợi dụng nguồn lực sản (Phạm Thị Gái, 2004)

1.1.2.3 Phân loại hiệu quả kinh tế

Các hoạt động sản xuất trong nền kinh tế-xã hội diễn ra ở nhiều phạm vi khác nhau và có sự tham gia của đối tượng và yếu tố sản xuất đa dạng Vì vậy,

Trang 23

nội dung nghiên cứu Hạch toán kinh tế học cần phải phân loại phù hợp với những sự khác nhau trong các phạm trù HQKT khác nhau:

Có thể phân loại HQKT theo các tiêu chí sau:

* Phân loại theo phạm vi và đối tượng xem xét HQKT được phân theo các khía cạnh sau:

- HQKT quốc dân: là HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã hội của một quốc gia

- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất vật chất nhất định như công nghiệp, nông nghiệp

- HQKT theo lãnh thổ: Tính riêng cho từng vùng, từng địa phương - HQKT của từng quy mô tổ chức sản xuất – kinh doanh: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình

- HQKT từng biện pháp kỹ thuật, từng yếu tố đầu vào sản xuất * Phân loại hiệu quả theo bản chất, mục tiêu:

- HQKT phản ánh mối quan hệ tương quan giữa kết quả hữu ích về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra, nó đánh giá chủ yếu về mặt kinh tế của hoạt động kinh tế mang lại

- HQ xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả của các lợi ích về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại

- HQ kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa kết quả tổng hợp về mặt kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó như bảo vệ môi trường, lợi ích công cộng

- HQ phát triển và bền vững: là HQ kinh tế - xã hội có được do tác động hợp lý để tạo ra nhịp độ tăng trưởng tốt nhất và bảo đảm những lợi ích kinh tế - xã hội lâu dài (Phạm Thị Gái, 2004)

Trang 24

* Nếu căn cứ vào các yếu tố cơ bản của sản xuất các nguồn lực và hướng tác động vào sản xuất thì chia HQKT thành:

- HQ sử dụng đất đai - HQ sử dụng lao động

- HQ sử dụng các yếu tố tài nguyên như năng lượng, vốn

- HQ việc áp dụng khoa học – kỹ thuật như HQ làm đất, HQ bón phân

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng

a Nhóm yếu tố về kỹ thuật

- Về kỹ thuật canh tác: Trồng Gừng không chỉ là đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hay giống mà còn phải áp dụng các biện pháp về kỹ thuật canh tác một cách bài bản và phù hợp, bao gồm quản lý dinh dưỡng, nước, vun, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, bón lót và áp dụng biện pháp quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt để chống thối củ Do đó, khi nghiên cứu, đánh giá cần tìm hiểu biện pháp kỹ thuật canh tác mà các hộ đang áp dụng so với biện pháp canh tác đã được khuyến cáo của bộ phận khuyến nông hoặc kỹ thuật của huyện, của doanh nghiệp để từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân trồng Gừng

- Về giống Gừng: Đây được coi là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng Gừng Trong các tác động của khoa học công nghệ đến thu nhập của hộ từ canh tác Gừng, thì giống Gừng được coi là một yếu tố quan trọng Giống là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng của sản phẩm đầu ra (yếu tố chất lượng của sản phẩm đầu ra sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thông qua giá bán và số lượng bán ra) Mặt khác hiện nay có nhiều giống Gừng trên thị trường có năng suất và chất lượng khác nhau như Gừng dé, Gừng Trâu Đối với Gừng Trâu thường mang lại sản lượng cao hơn nhưng chất lượng thì Gừng dé lại được người dân Việt Nam ưa chuộng hơn Do đó việc lựa chọn thị trường trong nước hay nước

Trang 25

sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường

- Về bón phân: Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, việc bón phân cho Gừng nhất là Gừng Trâu trồng theo phương pháp hữu cơ là một biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng đầu ra của Gừng Khi đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất Gừng của các hộ gia đình chúng ta cần chú ý tới lượng và chủng loại phân bón mà các hộ sử dụng Muốn nâng cao được năng suất, chất lượng thì cần phải bón đúng loại phân đầy đủ, và đúng thời gian quy định Nếu bón phân không đúng kỹ thuật sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên, thậm chí còn bị giảm xuống, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất Gừng

b Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế và tổ chức sản xuất

- Đối với quy mô sản xuất: Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng Gừng Trâu, đất chính là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế được Do thu nhập của nông hộ chủ yếu phụ thuộc vào các hình thức canh tác Trong khi đó sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu dựa vào đất hoặc nền đất chứ không dựa vào thủy canh hoặc trồng nhà kính nên quy mô đất đai, chất lượng đất đai sẽ quyết định đến năng suất và sản lượng của sản phẩm đầu ra, từ đó quyết định đến thu nhập Việc không có quy mô đất sản xuất rộng nói chung và trồng Gừng nói riêng sẽ làm hạn chế khả năng mở rộng sản xuất và áp dụng máy móc vào sản xuất, khó cải thiện thu nhập của các hộ nông dân

- Đối với trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn luôn là yếu tố quan trọng quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ học hỏi, tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác Trình độ học vấn của chủ hộ ở đây được thể hiện qua trình độ văn hóa, học thức, sự am hiểu khoa học kỹ thuật, tay nghề, khả năng tổ chức quản lý, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của lao động trong hộ nông dân, điều này có ảnh hưởng lớn trong việc nâng cao

Trang 26

năng suất, chất lượng Gừng

- Vốn: Đây là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ sản xuất nông nghiệp và trồng Gừng, các hộ này cần vốn để đầu tư cho các yếu tố đầu vào như vật tư, giống, máy móc, thuê lao động, mua phân bón… nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập của các hộ nông dân Mặt khác, có lượng vốn đầy đủ còn có thể giúp các hộ nông dân đầu tư áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất

- Về môi trường chính sách: Những thành tựu về kinh tế của Việt Nam trong những năm qua do nhiều yếu tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quan lý kinh tế vĩ mô Từ đó dẫn đến các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của địa phương Quan tâm đến các thế mạnh, duy trì và phát huy sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, HTX để từ đó thúc đẩy mở rộng quy mô và chất lượng sản xuất kinh doanh, hướng đến xuất khẩu với hệ thống chính sách phù hợp Kết quả sản xuất trên thực tế thường phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách kinh tế, do đó một chính sách kinh tế phù hợp sẽ kích thích sự phát triển của hoạt động sản xuất, còn nếu chính sách kinh tế nếu như không phù hợp sẽ làm kìm hãm quá trình phát triển của các ngành Các chính sách có thể kể đến như: chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách đất đai

c Nhóm yếu tố về thị trường, giá cả

- Về thị trường: Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định đến lợi nhuận và kết quả sản xuất của các hộ trồng Gừng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Gừng Đối với người nông dân, do thông tin còn hạn chế, khả năng kết nối với các doanh nghiệp, HTX và xuất khẩu là rất khó, do đó cần có sự hỗ trợ rất lớn từ chính quyền địa phương để chủ động trong việc tiếp cận thị trường, tăng hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng

- Về giá cả: Người nông dân trồng Gừng luôn quan tâm nhiều nhất đến

Trang 27

yếu tố giá cả như giá nguyên vật liệu đầu vào (giá giống, giá vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá công lao động, giá dịch vụ) và giá bán Gừng tại chợ, tại nương hay bán cho doanh nghiệp Do đó có thể nói sự biến động của giá cả yếu tố đầu vào và đầu ra có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí đầu vào và lợi nhuận đầu ra của hộ sản xuất Gừng Do đó việc ổn định giá cả, kết nối thêm các thị trường tiêu thụ Gừng cho người nông dân là hết sức cần thiết cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp địa phương

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất gừng trên thế giới

Từ năm 1975 đến năm 1980, Ấn Độ chính là nhà sản xuất gừng quan trọng nhất thế giới khi chiếm khoảng 30-35% thị phần thế giới Trung Quốc là nước đứng thứ hai với thị phần khoảng 10-15% Tuy nhiên từ những năm 1990 thì Trung Quốc đã tăng quy mô sản xuất Gừng trong khi Ấn Độ giảm quy mô sản xuất Một phần nguyên nhân lớn của việc Ấn Độ giảm thị phần chính là do sự cạnh tranh từ Gừng giá rẻ của Trung Quốc dẫn tới Ấn Độ mất thị trường và bị đánh bại trong thị trường toàn cầu Cho đến năm 2011, Trung Quốc trải qua giai đoạn có sản lượng Gừng thấp và do đó Ấn Độ lại vươn lên, gia tăng sản lượng xuất khẩu của họ tới 400% với thị trường chủ yếu là từ các nước Trung Đông

Hiện nay, so với giá gừng ở Trung Quốc, giá Gừng của Ấn Độ đang cao hơn khoảng 300USD/tấn Mặt khác dự kiến năm 2020 sản lượng Gừng Ấn Độ sẽ tăng khoảng 15% so với năm 2019 vì giá Gừng hiện đang cao so với năm ngoái Mặt khác nhu cầu tiêu dùng trong nước của Ấn độ cũng đang tăng trưởng dần Theo dự báo nếu như Trung Quốc giảm sản lượng sẽ dẫn tới sự thiếu hụt từ thị trường Gừng thế giới, mặc dù nguồn cung từ xuất khẩu Gừng của Ấn Độ gia tăng Nguyên nhân này có thể đẩy giá Gừng trên thị trường thế giới tăng lên nhiều hơn

Trang 28

Báo cáo từ thị trường thế giới cho biết nếu nước cung cấp 1/3 sản lượng Gừng của thế giới là Trung Quốc trồng ít hơn do giá giảm hoặc lợi nhuận không tương xứng sẽ ngay lập tức đẩy giá Gừng lên rất cao Ngoài ra Trung Quốc trong chiến tranh thương mại với Mỹ cũng thường xuyên áp đặt các quy định về xuất khẩu nông sản sẽ tác động lớn đến giá cả trên thị trường thế giới, từ đó gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng (theo trang http://www rauquavietnam.vn)

1.2.2 Tình hình sản xuất Gừng ở Việt Nam

Cây Gừng (Zingiber officiale Rose) là một loại cây trồng nông nghiệp thường được sử dụng làm gia vị và thực phẩm hàng ngày Ở Việt Nam, cây này được trồng với diện tích lớn hàng năm, đặc biệt là trong những tháng 3-4 để thu hoạch vào dịp Tết âm lịch nhằm sử dụng cho làm mứt Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khác nhau, từng địa phương sẽ trồng các giống gừng khác nhau như gừng sẻ có củ nhỏ, mùi thơm và cay hơn, gừng xơ có củ lớn, xơ nhiều và ít cay, thường được sử dụng cho mứt

Trong vài năm qua, giống gừng từ Nhật, Đài Loan và Trung Quốc đã được nhập vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu sản xuất gừng muối và tinh dầu gừng cho thị trường trong nước và xuất khẩu Nhiều nơi ở các tỉnh như Long An, Hậu Giang và Đắk Lắk đã nhân giống giống gừng này và trồng với diện tích rất lớn Ví dụ như huyện Gò Công Đông, Tiền Giang

Hiện nay, giống gừng dùng để làm muối cho thị trường xuất khẩu qua Nhật Bản đang được trồng với diện tích rộng ở Bình Phước, Tiền Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Đắc Lắc Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng tinh dầu gừng cũng tăng dần với giá thành cao, và các giống gừng hiện có trong nước không đáp ứng được hướng phát triển này Hiện có một vài giống gừng được nhập về để sản xuất tinh dầu, nhưng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và chưa được

phổ biến trồng rộng rãi

Trang 29

1.2.2.1 Kinh nghiệm sản xuất Gừng ở Chợ Mới – Bắc Kạn

Cây gừng được trồng khá nhiều tại các xã của huyện Chợ Mới, Na Rì, Bạch Thông và Pác Nặm Trong đó, gừng tại huyện Chợ Mới là nổi tiếng hơn cả Có nhiều loại gừng được trồng ở Chợ Mới nhưng chiếm diện tích lớn nhất vẫn là gừng đá và gừng trâu với diện tích lên đến trên 200 ha Gừng đá là loại cây trồng trên núi đá, củ nhỏ nhưng rất thơm Ngoài dùng làm gia vị, làm hương liệu cho công nghiệp thực phẩm, cây gừng này còn dùng làm thuốc Gừng trâu là loại gừng củ to hơn, cho sản lượng cao gấp 3 đến 4 lần so với gừng đá Mỗi ngày, các cơ sở thu mua từ 30 đến 40 tấn gừng tươi của bà con các thôn bản tại xã này Cây gừng được bà con trong xã đã nhân rộng diện tích trồng gừng Nhờ cây gừng, nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Tuy nhiên, cũng giống như những cây trồng khác, khi được mùa thì mất giá, giá cây gừng tại Bắc Kạn thường không ổn định, còn phụ thuộc vào tư thương và bị tư thương ép giá, nếu được mùa thì mất giá và ngược lại Do đó, chính quyền huyện cho rằng việc tìm đầu ra ổn định, quy hoạch vùng trồng gừng và xây dựng thương hiệu cho củ gừng Bắc Kạn là hết sức quan trọng Để cây gừng thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao và trở thành cây đặc sản của địa phương, cần có một chính sách quy hoạch vùng trồng gừng hợp lý, trồng rừng sau trồng gừng hoặc khuyến khích trồng xen gừng dưới tán rừng trồng đồng thời cần có chính sách đầu tư cho cây gừng nói chung và cây gừng Chợ Mới nói riêng, tìm đầu ra ổn định cho củ gừng

Do xác định Gừng là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, thời gian qua một số địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới mà điển hình là xã Tân Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, chế biến Gừng theo hướng an toàn, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Gừng trên thị trường

Để đẩy mạnh phát triển sản xuất Gừng, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn chú trọng quy hoạch vùng nguyên liệu chất lượng phục vụ chế biến; tập

Trang 30

trung phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, mở rộng diện tích trồng Gừng, kết hợp các chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, áp dụng sản xuất hữu cơ Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây Gừng, nâng cao chất lượng, giá trị cây Gừng (https://dangcongsan.vn)

1.2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất Gừng ở huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang

Châu Thành là một huyện thuộc cửa ngõ của tỉnh Hậu Giang có địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, bề mặt bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt Cao độ trung bình từ 0,3m – 1,2m; độ dốc nghiêng dần từ sông Hậu vào nội đồng theo hướng Bắc – Nam; Đông – Tây (từ phía bờ sông và phía Quốc lộ 1 vào trong đồng ruộng) Do đó, đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, cơ giới hoá nông nghiệp, phát triển giao thông đường bộ và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân

Trong những năm gần đây, huyện Châu Thành đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân, trong đó mô hình trồng gừng đã đem lại hiệu quả cao Mô hình trồng gừng là một trong những mô hình tiêu biểu, giúp người nông dân ở đây phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu Theo người dân địa phương trồng gừng khâu chăm sóc rất nhẹ, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư không nhiều, chỉ nặng tiền giống lúc đầu, nhưng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao Hiệu quả từ việc trồng gừng mang lại đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người nông dân

Mô hình trồng Gừng tại đây được coi mô hình rất lý tưởng để tăng thêm nguồn thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương, vì chi phí đầu tư ít và không cần diện tích lớn Gừng có thể trồng ở xung quanh nhà, những nơi đất cao, trồng xen vào vườn cây ăn trái nhưng vẫn cho năng suất cao

Trang 31

Đề có được các kết quả như vậy kinh nghiệm phát triển sản xuất Gừng tại Châu Thành như sau:

Thường xuyên phối hợp với các ngành chuyên môn mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật canh tác, cũng như cách phòng trừ một số loại bệnh trên gừng cho nông dân

Đưa ra những khuyến cáo phù hợp với điều kiện của địa phương như khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, nhận định thị trường, hạn chế trồng ồ ạt tránh tình trạng cung vượt quá cầu

Mặt khác, nhằm hướng dẫn bà con sản xuất có hiệu quả, tỉnh Hậu Giang khuyến cáo nhà vườn cần lựa chọn giống tốt, sản xuất đúng quy trình kỹ thuật; tuyệt đối không sản xuất chạy theo phong trào, tránh xuống giống ở những nơi có thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp Khuyến cáo trong việc mở rộng diện tích sản xuất sẽ khó tránh khỏi rủi ro nên nhà vườn cần cân nhắc kỹ trước khi

quyết định đầu tư sản xuất (http://www.khuyennonghaugiang.com.vn) 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Hiệu quả trong sản xuất cây Gừng Trâu đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước Song, các nghiên cứu trước đây mới chỉ tính toán đến các chỉ tiêu kinh tế hay tài chính và vẫn chưa cho thấy vai trò quan trọng của các chính sách giúp cải thiện hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ trồng Gừng Để góp phần khắc phục điều đó, các nghiên cứu gần đây đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau để ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất gừng của nông hộ ở các vùng có điêu kiện thời tiết thích hợp nói riêng cũng như cả nước nói chung

Gừng được coi là một loại cây thảo mộc lâu năm có chứa tinh dầu và được xếp vào một trong những chi quan trọng thuộc họ nhà gừng (Zingiberaceae), chủ yếu các loài thuộc nhóm này đều được coi là những cây dược liệu tương đối quen thuộc với tất cả người dân ở Việt Nam Các loài

Trang 32

thuộc chi Gừng chủ yếu có các đặc điểm tương đối đặc biệt như chúng có hoa mọc ở gốc Có một số loài trong chi Gừng được coi là nguồn có thể mang lại các gia vị trong chế biến các món ăn truyền thống, đồng thời chúng cũng được coi là một nguồn có thể giúp chế biến các dược liệu và cây thuốc chữa được các bệnh như chân tay lạnh, ho, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp, đều là những bệnh thường gặp trong cuộc sống ngày nay Gừng (Zingiber ocinale Roscoe) với củ làm gia vị, mứt kẹo, trà, nước uống có ga, nhiều bộ phận của cây để làm thuốc; Gừng tía (Zingiber montanum, Koenig, Dietrich) cho tinh dầu có màu vàng nhạt, nhẹ hơn nước, có mùi thơm dễ chịu, sử dụng để làm thuốc có giá trị (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004)

Theo nghiên cứu trước đây của Nguyễn Quốc Bình (2011), chi Gừng ở nước ta có 14 loài Tuy nhiên cho tới nay, có nhiều nghiên cứu trong hệ thực vật Việt Nam chỉ ra chi Gừng ở nước ta đã ghi nhận có khoảng 28 loài, trong đó có khoảng 9 loài mới được tìm thấy từ 2008 - 2014 Các loại Gừng mới này đều được đánh giá là có tiềm năng để cung cấp tinh dầu và làm thuốc Chúng bao gồm Z acuminatum Val và Z cardiocheilum Škorničk Z cardiocheilum Škorničk Z acuminatum Val, Zingiber acuminatum Val

Ngoài ra còn có các dự án của Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu các mô hình về Gừng như: Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gừng theo chuỗi giá trị tại Quảng Ngãi (2022) do Công ty TNHH Hoàng Linh Biotech chủ trì Dự án đã xây dựng và hoàn thiện từng bước hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, canh tác, thu hoạch phù hợp với tập quán sản xuất của địa phương, gồm 03 hướng dẫn kỹ thuật: Kỹ thuật nhân giống gừng sẻ trong bao; kỹ thuật trồng gừng sẻ xen canh theo hướng hữu cơ; kỹ thuật trồng gừng sẻ thuần theo hướng hữu cơ Đang tiến hành chuyển giao và tiếp nhận hướng dẫn kỹ thuật về nhân giống, canh tác, thu hoạch, bảo quản sản phẩm gừng sẻ bản địa cho Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, gồm 03 hướng dẫn kỹ thuật về: Chọn giống và xử lý củ giống trước

Trang 33

khi trồng, chuẩn bị giá thể và phương pháp trồng; bón phân cân đối và hợp lý, phòng trừ sâu, bệnh hại bằng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Xác định thời điểm thu hoạch, xử lý và cất trữ củ giống

Nghiên cứu của Lê Ngọc Phong về Hiệu quả kinh tế của sản xuất Gừng ở phường Thủy Biểu, TP Huế chỉ ra rằng hoạt động trồng gừng tại địa phương này mang lại một phần thu nhập khá cao cho các hộ gia đình, so với hoạt động trồng lúa và các cây trồng khác Vì vậy, chính quyền địa phương quyết định mở rộng diện tích trồng gừng bằng cách chuyển đổi hầu hết các diện tích trồng gừng theo kiểu truyền thống kém hiệu quả sang phương pháp trồng gừng trong bao Điều này được kế hoạch thực hiện để đạt được mục tiêu mở rộng diện tích đất trồng gừng lên 15 đến 20 ha vào năm 2015

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Mặc dù hoạt động trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế khá lớn, tuy nhiên vẫn gặp phải nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và thời tiết Vì vậy, chính quyền phường và các hộ được khuyến khích đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu những tổn thất do các hiện tượng trên gây ra, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh gừng

Do đó nghiên cứu đề xuất rằng để đạt được mục tiêu sản xuất gừng đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, địa phương cần tập trung vào nhiều công việc như: đẩy mạnh công tác quy hoạch sản xuất, sử dụng phương pháp thâm canh để tăng năng suất và sản xuất sản phẩm trái vụ Đồng thời, cần nỗ lực xây dựng thương hiệu gừng Huế và quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ triển lãm Tất cả những việc này đều hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh gừng (Lê Ngọc Phong, 2015)

Trang 34

1.4 Bài học kinh nghiệm cho phát triển sản xuất Gừng

Để có được các kết quả như vậy kinh nghiệm phát triển sản xuất Gừng tại Chợ Mới và Châu Thành là:

Tập trung tuyên truyền, vận động để người nông dân, doanh nghiệp hướng đến sản xuất Gừng theo hướng hữu cơ, Gừng an toàn; thay đổi cách làm Gừng từ kinh nghiệm truyền thống sang ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất Gừng, hỗ trợ phát triển liên kết trong sản xuất; huy động kinh phí lồng ghép các chương trình, dự án để tập trung đẩy mạnh phát triển Gừng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả

Phối hợp với các phòng chức năng đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng thương hiệu Gừng Huế

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Gừng

Chú trọng kiểm tra chất lượng giống cây trồng Gừng theo tiêu chuẩn chất lượng đã định

Trang 35

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Hà Quảng là một huyện miền núi, vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng,

Phía đông giáp huyện Trùng Khánh Phía tây giáp huyện Bảo Lạc

Phía nam giáp huyện Hòa An và huyện Nguyên Bình Phía bắc giáp Trung Quốc

Huyện Hà Quảng có đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc chiều dài 71.495 km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 81.117 ha, đất nông nghiệp 13.378 ha chiếm 16,49% tổng diện tích đất tự nhiên; dân số 62.056 người, gồm 5 dân tộc (Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh) Hà Quảng hiện này gồm 19 xã và 02 thị trấn, 21 đơn vị hành chính Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao dựng đứng, giao thông đi lại giữa các cụm dân cư còn gặp nhiều khó khăn

Huyện được phân chia thành hai tiểu vùng: Vùng thấp có 11 xã và 02 thị trấn, là vùng có các thung lũng tương đối bằng phẳng, có nhiều sông suối, đất canh tác chủ yếu trồng lúa nước và cây thuốc lá Trong đó các xã, thị trấn đều có xóm vùng cao, vùng sâu điều kiện nước sinh hoạt, nước sản xuất canh tác cũng rất khó khăn; Vùng cao gồm 8 xã (còn gọi là vùng lục khu) đây là các xã đặc biệt khó khăn, không có nước sản xuất, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu bằng nước mưa, canh tác chủ yếu trên đất nương rẫy có độ dốc lớn (trồng cây ngô, lạc, đỗ tương, gừng là chủ yếu)

Trang 36

2.1.1.2 Địa hình

Huyện Hà Quảng là nơi có địa hình tương đối phức tạp bởi vì kiến tạo địa chất, vì thế Hà Quảng được phân chia thành các vùng khác nhau Hà Quảng có đặc điểm là khu vực núi cao và núi đá vôi cũng như đồi chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên với độ dốc tương đối lớn và dốc xuống phía Nam Mặt khác vùng thung lũng xen kẽ, hoặc nhỏ hẹp kéo dài từ phía Tây Bắc về Đông Nam

+ Tiểu vùng thấp: Đây được coi là tiểu vùng có các thung lũng bằng phẳng, diện tích đất canh tác chủ yếu là các loại đất trồng lúa, ngoài ra vùng này có hệ thống sông suối nhiều, giúp đáp ứng được nhu cầu nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân

+ Tiểu vùng cao: Đây là tiểu vùng hầu như không có sông suối, không đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, đất canh tác chủ yếu là đất trồng hoa màu, kết cấu hạ tầng cũng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của nhân dân

2.1.1.3 Khí hậu

Nhìn chung huyện Hà Quảng có khí hậu ôn hòa dễ chịu Khí hậu Hà Quảng là nhiệt đới ẩm nhưng lại có địa hình núi đá vôi đón gió lạnh từ phía Bắc Tuy nhiên nhiệt độ của Hà Quảng nói riêng hay Cao Bằng nói chung chưa bao giờ xuống thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đông trên địa bàn không có băng tuyết

Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32 °C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, và lên đến 39 - 40 °C vào mùa đông, Hà Quảng có kiểu khí hậu gần giống với khí hậu ôn đới khi nhiệt độ thấp từ 5 - 8 °C và TB cao từ khoảng 15 đến 28 °C, vào những tháng cuối năm nhiệt độ có thể xuống thấp hơn 6oC, trời hanh khô và độ ẩm thấp

Hà Quảng là vùng có khí hậu tương đối đặc thù của miền núi phía Bắc Việt Nam khi có 4 mùa trong năm tương đối rõ rệt Nhất là mùa đông và mùa

Trang 37

hè có chênh lệch nhiệt độ lớn, lượng mưa ít và không đồng đều giữa các vùng Mùa mưa bão ở đây thì chủ yếu tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 8 Các tháng mùa hè ở Hà Quảng nhiệt độ trung bình là từ 30 đến 340C, trong đó tháng 7 là nóng nhất; ngược lại nhiệt độ trung bình của mùa đông là 5-6 oC, tháng lạnh nhất chính là tháng 1 Vùng mưa nhiều ở Hà Quảng gồm các xã phía Bắc là chủ yếu với lượng mưa 1.500 - 1.900 mm; vùng mưa trung bình gồm các xã có địa hình bằng phẳng hơn là 1.300 - 1.500 mm Các hiện tượng thời tiết cực đoan như gió lốc, mưa đá, sương muối xảy ra thường xuyên

2.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống sông suối của Hà Quảng phân bố rất không đồng đều Tiểu vùng cao hầu như không có sông, suối Sông suối tập trung chủ yếu ở vùng thấp có 3 con sông suối chính là suối Bằng Giang, suối Lê Nin và suối Phù Ngọc cùng với rất nhiều nhánh tạo thành mạng lưới thủy văn và cảnh quan thiên nhiên rất đẹp

Hệ thống hồ thưa thớt, có 2 hồ chính là hồ Bản nưa, hồ Kẻ hiệt cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt Các xã phân bố ở vùng cao tuy đã được quan tâm làm các hồ vải địa, bể chứa nước nhưng hiện nay nước cấp sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sống cũng như sản xuất của nhân dân

- Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và các hoạt động của các hộ nông dân chủ yếu là từ nước ngầm và nguồn từ mặt nước

- Nguồn nước ngầm: tính đến thời điểm hiện tại, do điều kiện kinh tế nên chưa có cuộc điều tra khảo sát nào về nguồn nước ngầm, tuy nhiên nguồn nước ngầm ở đây cũng được sử dụng nhiều trong các hoạt động của người dân

- Nguồn nước mặt: Đây được coi là nguồn cung cấp nước chính cho huyện khi nó chủ yếu từ ba nguồn là sông Bằng Giang, suối Phù Ngọc và suối

Trang 38

Lê Nin Ngoài ra còn một số nguồn khác từ các con sông nhỏ khác trên địa bàn huyện Hà Quảng

- Riêng đối với khu vực Lục khu ít mưa, chỉ có suối nhỏ, nước chỉ chảy vào mùa mưa nên người dân phải xây các bể chứa nước lớn để dùng và cung cấp vào mùa khô

2.1.1.5 Tình hình sử dụng đất

Các loại đất chính của huyện được thể hiện trong bảng 2.1 gồm:

+ Loại đất feralit màu đỏ trên đá mắc ma bazơ trung tính, loại này thường phân bố ở các vùng đồi núi

+ Loại đất phù sa trung tính ít chua thường ở thung lũng hẹp cũng như trũng giáp các sông suối lớn

+ Đất feralit màu nâu đỏ thường phát triển trên các vùng núi đá vôi, loại này thường phân bố trên các vùng đồi và vùng chân núi đá vôi

+ Đất feralit màu xám hình thành trên đá phiến thạch sét và một phần đá biến chất, loại này thường được phân bố ở những vùng đồi núi thấp

+ Đất xám hình thành trên đá cát, loại này được phân bố ở ven suối

+ Đất nâu vàng phát triển trên đá vôi, loại này thường ở dưới chân núi đá vôi

Loại đất như đất đỏ, xám, feralit và đất phù sa là các loại đất rất thích hợp để phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như cây đậu tương, lạc, cây thuốc lá

Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Hà Quảng là 81.117,52 ha với trên 77% là đất rừng Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 18,5% diện tích đất nông nghiệp Ngoài diện tích trồng lúa không đáng kể, chiếm hơn 3% tổng diện tích diện tích đất, diện tích đất trồng cây hàng năm khác chỉ có hơn 13.005 ha, chiếm 16,4% diện tích đất nông nghiệp

Trang 39

Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2020-2022 của huyện Hà Quảng

STT Chỉ tiêu sử dụng đất

Tổng diện tích (ha) Tốc độ phát triển (%)

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 21/20 22/21 BQC

Trang 40

3.3 Núi đá không có rừng 62,54 62,54 62,54 0,000 0,000 0,000

Nguồn: Phòng thống kê huyện Hà Quảng, 2022

2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê dân số trung bình năm 2022 là 62.056 người, tăng 3,28% so với năm 2021 người, mật độ dân số bình quân 77 người/km2, cư dân phân bố không đồng đều, nơi có mật độ dân số cao nhất là xã Phù Ngọc 146 người/km2 (gấp 1,9 lần mật độ dân số chung toàn huyện), thấp nhất là xã Quý Quân (49 người/km2) Dân số ở nông thôn chiếm 88%, còn lại là thành thị

Bảng 2.2 Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Hà Quảng giai đoạn 2020 - 2022

Ngày đăng: 28/03/2024, 12:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan