Mở đầu: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao.. Cơ cấ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA KINH TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN: KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI
CỦA CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
GVHD: TS LÊ HUY ĐOÀN MLHP: 221EC1304
NHÓM: 5
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 2022
Trang 31 Mở đầu:
Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, những năm gần đây có đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước, trở thành ngành xuất khẩu chủ đạo với tốc độ tăng trưởng ở mức cao Cơ cấu các ngành công nghiệp có sự chuyển biến tích cực, một số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo thiết
bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần tích cực trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất và nâng cao đời sống của nhân dân
Nhìn lại quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới
và hội nhập thời gian qua cho thấy, ngành này đã đạt được những kết quả tương đối toàn diện, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, tạo dựng vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
2 Giá trị gia tăng
Giá trị gia tăng (value added) Thường viết tắt là VA Giá trị gia tăng là phần chênh lệch giữa doanh thu hay sản lượng của một doanh nghiệp và chi phí nguyên liệu
và dịch vụ hay đầu vào trung gian để sản xuất ra nó Nếu ký hiệu giá trị gia tăng là
VA, doanh thu hay sản lượng (tính theo giá bán) của một doanh nghiệp là TO và giá trị đầu vào trung gian (tính theo giá mua) là II, chúng ta có thể viết :
VA=TO-II Dựa vào công thức này, chúng ta có thể tính được tổng giá trị gia tăng mà nền kinh tế sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định bằng cách lấy tổng của cả hai về như sau:
∑VA=∑TO - ∑II Nếu chú ý rằng ∑TO bao gồm sản phẩm cuối cùng (FO) và sản phẩm trung gian (IO) và ∑TO = ∑II, tức đầu vào trung gian của doanh nghiệp này cũng là sản phẩm trung gian của doanh nghiệp khác và chúng phải bằng nhau nếu tính cho toàn bộ nền kinh tế, thì chúng ta có thể suy ra:
∑VA=GDP
Trang 4Đây chính là cơ sở cho việc vận dụng phương pháp giá trị gia tăng để tính GDP
Lấy ví dụ, chỉ xét riêng ngành khai khoáng và chế biến chế tạo, ta có bảng số liệu sau
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ số liệu trên, ta có bảng sau
Với số liệu trên, ta có thể thấy cả 2 ngành nghề này đều tạo ra giá trị phát triển luôn dương qua các năm Với sự thoái trào của ngành khai khoáng ở Việt Nam khi nạn khai thác lậu tài nguyên thiên nhiên cũng như sự cạn kiệt của chúng, ta khó để nhìn rõ ràng sự gia tăng trong giá trị tạo ra Tuy nhiên, công nghiệp chế biến chế tạo lại có một bộ mặt hoàn toàn khác Đóng góp cho GDP của ngành nghề này tăng theo từng năm với những mức tăng khá ấn tượng được thể hiện qua bảng sau
Trang 5Từ năm 2015 đến 2020, tổng số tiền đóng góp cho GDP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng một lượng gần như gấp đôi so với năm 2015, thể hiện và đại diện cho mức tăng ấn tượng của giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam
3 Đóng góp cho ngân sách nhà nước
Ngành công nghiệp là ngành đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước qua các hình thức trực tiếp, gián tiếp hay hiệu ứng lan tỏa
Về hình thức trực tiếp: ngành công nghiệp phát triển dẫn đến thu nhập của doanh nghiệp tăng lên, mà một phần thu nhập ấy sẽ chảy vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp
Về hình thức gián tiếp: ngành công nghiệp phát triển dẫn đến lượng hàng hóa xuất khẩu và lượng nguyên liệu nhập khẩu tăng, dẫn đến lượng thuế quan cho ngân sách nhà nước tăng lên
Về hiệu ứng lan tỏa: với các ngành thâm dụng lao động, công nghiệp phát triển đồng nghĩa với tổng thu nhập của người lao động gia tăng, mà một phần trong đó sẽ làm tăng chi tiêu, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế tiêu thụ hàng hóa Công nghiệp phát triển còn làm tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên có sẵn trong nước của các doanh nghiệp mà đầu vào phải kèm theo các lệ phí tương ứng Công nghiệp phát triển dẫn đến thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các khu công nghiệp mà trước hết phải qua vòng ngân sách nhà nước
Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, khu công nghiệp, khu kinh tế nộp Ngân sách nhà nước trên 400 nghìn tỷ đồng Tại một số địa phương, tỷ lệ thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng trên 60% tổng thu Ngân sách nhà nước của địa phương như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng…
Trang 6Kết quả thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 775.262 tỷ đồng, bằng 66% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,6% so với cùng kỳ năm 2021 Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) nộp ngân sách nhà nước khoảng 66.1 nghìn ty đồng, vượt 2.2 lần so với kế hoạch 6 tháng, hoàn thành và vượt 2% kế hoạch năm 2022 và tăng 41% so với cùng kỳ 2021
6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước gần 7.400
tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021, vượt xa số nộp của cả năm 2020 Các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát Trong đó, tổng số nộp thuế, phí các loại của Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa… đạt trên 4.800 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ
và đóng góp nhiều nhất trong số các công ty thành viên của Hòa Phát
Thu ngân sách trong cân đối của tỉnh năm 2021 chạm mốc 18.000 tỷ đồng, theo số liệu thống kê thì những năm gần đây, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên đóng góp khoảng 1/3 số thu ngân sách của Thái Nguyên
Nguồn thu tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa phụ thuộc chủ yếu vào việc nhập khẩu dầu thô của Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn, chiếm 83% tổng số thu nộp ngân sách nhà nước của đơn vị
Có thể thấy rằng các tập đoàn, doanh nghiệp trong ngành công nghiệp đóng góp vào ngân sách nhà nước vô cùng đáng kể Lượng đóng góp vào ngân sách của ngành công nghiệp ở một số tỉnh chiếm tỉ lệ rất lớn
4 Giải quyết việc làm
4.1 Tổng quan về thị trường lao động tại Việt Nam (giai đoạn 2020-2022)
Thị trường lao động việc làm nước ta trong quý III năm 2022 tiếp tục duy trì đà phục hồi Lực lượng lao động, số người có việc làm, thu nhập bình quân tháng của người lao động đều tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước
Trang 7Trong quý III năm 2022, tình hình lao động việc làm tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực Số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 51,9 triệu người, tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với quý III năm 2021 (quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19)
Lực lượng lao động trong giai đoạn 2020 – 2022
( Đơn vị tính: Triệu người)
Trang 8Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý
trong giai đoạn 2020-2022
Nguồn: Tổng cục thống kê
4.2 Hiệu quả giải quyết việc làm ngành công nghiệp giai đoạn 2020-2022
Nhìn chung, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp tăng (năm 2015
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/10/2022 tăng 0,8% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 10,2% so với cùng thời điểm năm trước ( tính đến quý III năm 2022)
Trong ba khu vực kinh tế, so với cùng kỳ năm trước, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 ở khu vực công nghiệp và xây dựng giảm nhiều nhất Trong tổng số 871,6 nghìn người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp nhất với 21,6% (khoảng 188,2 nghìn người)
Trang 9So với cùng kỳ năm trước, số lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý III năm 2022 giảm ở khu vực công nghiệp là 409,5 nghìn người
Thu nhập bình quân của người lao động trong nhóm ngành công nghiệp tăng cao
so với cùng kỳ năm trước Thu nhập bình quân tháng của lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng thu nhập bình quân cao nhất trong ba khu vực kinh tế là 7,7 triệu đồng, tăng 31,9%, tăng tương ứng khoảng 1,9 triệu đồng
Cụ thể như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 7,5 triệu đồng, tăng 32,8% (khoảng 1,9 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước và tăng 14,9% (khoảng 980 nghìn đồng) so với cùng kỳ năm 2019
Thu nhập bình quân tháng của người lao động theo khu vực kinh tế quý III, giai
đoạn 2019-2022
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Tổng cục thống kê
5 Hiệu quả vốn đầu tư trong công nghiệp
Khái niệm: Vốn đầu tư có thể được hiểu là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp Vốn đầu tư trong lĩnh vực Công nghiệp giai đoạn 2015 - 2021:
Theo VISIC 2018 (Hệ thống ngành kinh tế quốc dân ở Việt Nam 2018), ngành công nghiệp bao gồm: Khai khoáng; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải
Trang 10Vốn đầu tư trong lĩnh vực Công nghiệp giai đoạn 2015 - 2021
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Dựa vào biểu đồ 1, giai đoạn năm 2015 - 2021, lượng vốn được đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm phần lớn và tăng dần theo từng năm, chiếm hơn 80% tổng số vốn đầu tư trong công nghiệp Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã trở thành đầu tàu đã và đang nhận được sự đầu tư tăng dần qua các năm Các tác động đến nền kinh tế - xã hội:
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2020, 2021 trong
Công nghiệp chia theo số dự án và tổng vốn đăng ký
Trang 11Cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý rác thải, nước thải
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 2016 - 2020, các khu công nghiệp đã thu hút được 8142 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 42,9 tỷ USD Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện là 24,4 tỷ USD, bằng 56,7% tổng vốn đầu tư đăng ký Riêng trong năm 2020, ngành khai khoáng với tổng vốn đăng ký cấp mới đạt 23 triệu USD; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã thu hút được 828 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,8 tỷ USD; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đã thu hút được 90,8 triệu USD
Tính sơ bộ năm 2021, ngành khai khoáng với tổng vốn đăng ký cấp mới giảm chỉ còn 1,5 triệu USD so với năm 2020; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tuy chỉ thu hút được 551 dự án đầu tư nhưng tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 22,5 tỷ USD; ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đã thu hút được 119,3 triệu USD
Có thể thấy, sự phát triển trong các lĩnh vực liên quan như khoa học - kỹ thuật, nhân sự… cũng góp phần vào sự phát triển của các ngành Công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Đó là lý do tuy số dự án của năm 2021 ít hơn so với năm
2020 nhưng tổng số vốn đầu tư lại tăng
Khu công nghiệp đóng góp đáng kể trong tổng thu ngân sách Nhà nước, góp phần làm giảm áp lực cho chính sách tài khóa Trong giai đoạn 2016 - 2020, nộp ngân sách của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế tăng bình quân 18,16%/năm
Ngoài ra, khu công nghiệp, khu kinh tế còn góp phần giải quyết việc làm và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
Như vậy, ngành Công nghiệp khi nhận được sự hỗ trợ vốn đầu tư và sử dụng nó một cách hiệu quả sẽ góp phần thúc sự sự phát triển Kinh tế - xã hội
Trang 126 Kim ngạch xuất khẩu
6.1 Công nghiệp chế biến
Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo ngành kinh tế
Trị giá (Triệu đô la Mỹ), Cơ cấu (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Dưới tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, xung đột thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang và tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu nhóm ngành công nghiệp Việt Nam
có các chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2015 – 2021 Cụ thể, nhóm ngành công nghiệp chế biến đạt 300.638,5 triệu đô la Mỹ chiếm tới 89,4% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021, tăng so với mức 82,1% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 Số liệu này cho thấy, ngành công nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước
Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu theo năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 13Tính đến năm 2021, số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng cũng như số lượng mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng qua các năm, trong đó 26 mặt hàng đóng góp trên 1 tỷ USD vào năm 2021
Trong năm 2020, mặc dù dưới tác động của dịch bệnh, nhóm ngành điện thoại
và linh kiện vẫn dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong khi các nhóm hàng khác gặp khó khăn, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện vẫn đạt doanh
số trên 50 tỷ USD do nhu cầu tiêu dùng điện thoại thông minh tăng Vào năm 2021, điện thoại các loại và linh kiện là ngành công nghiệp có trị giá xuất khẩu cao nhất đạt 57.530,6 triệu đô la Mỹ, tiếp theo phải kể đến là các ngành như Hàng điện tử, máy tính và linh kiện (đạt 50.797,4 triệu đô la Mỹ), Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác (38.325,7 triệu đô la Mỹ) và Hàng dệt, may (đạt 32.750,8 triệu đô la Mỹ)
6.2 Nhiên liệu và khai khoáng
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên dồi dào, tuy nhiên do năng lực hạn chế nên công tác đầu tư và quản lý hoạt động khai thác gặp nhiều khó khăn trong việc khai thác và sử dụng khoáng sản Bên cạnh đó, công nghiệp khai khoáng là ngành dễ
bị tổn thương dưới những biến động của tình hình kinh tế thế giới, cụ thể khi OPEC+ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu thô khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm mạnh do các biện pháp kiểm soát hoạt động sản xuất, di chuyển để phòng chống đại dịch Covid-19 Điều này khiến sản lượng toàn cầu suy giảm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu thô của Việt Nam
Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo ngành kinh tế
Trị giá (Triệu đô la Mỹ), Cơ cấu (%)
Trang 14các mỏ dầu làm cho sản lượng khai thác vượt kế hoạch năm, giúp kim ngạch xuất khẩu ngành nhiên liệu và khai khoáng có những diễn biến tích cực trong thời gian tới Dưới những tác động của tình hình kinh tế thế giới cùng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương khi mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu giúp tăng nguồn thu ngoại tệ, ổn định kinh tế
vĩ mô, tạo cơ hội việc làm, nâng cao đời sống của người dân Như vậy, xuất khẩu hàng hóa công nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước
7 Đóng góp của công nghiệp vào nền kinh tế Việt Nam
Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế chia theo
Năm, Chỉ tiêu và Khu vực kinh tế
Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế trong công nghiệp và xây dựng có
xu hướng tăng nhẹ, từ năm 2015 đến 2021 tăng từ 34,27% đến 37.48%