LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Nguyên Bình –
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG TIẾN HÀO
Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH – TỈNH CAO BẰNG”
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Thái Nguyên, năm 2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng” em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các thầy cô và mọi người
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, cùng toàn thể quý thầy, cô đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những tri thức khoa học và những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian rèn luyện, học tập tại trường
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Thạc sĩ: Hà Đình
Nghiêm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm
quý báu giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn đến các cô chú, các anh, chị cán bộ trong
phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Nguyên Bình trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan và cảm ơn các cán bộ Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình cùng toàn bộ các hộ gia đình,cá nhân dã giúp đỡ em trong suốt quá trình tiến hành điều tra, phỏng vấn thu thập số liệu trên địa bàn huyện Nguyên Bình
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè
đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập
Trong quá trình nghiên cứu dù đã cố gắng hết sức nhưng vì những lý do chủ quan và khách quan nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót
và hạn chế Vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,tháng 8 năm 2014
Sinh viên
Hoàng Tiến Hào
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thông tin chung về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 13
Bảng 4.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện nguyên bình 26
Bảng 4.2: Tỷ lệ phần trăm các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt 31
Bảng 4 3: Rác thải trung bình tại phân theo các xã 33
của huyện Nguyên Bình 33
Bảng 4.4: Thành phần rác thải sinh hoạt tỷ lệ tại chợ huyện Nguyên Bình 34
Bảng 4.5 Thành phần rác thải sinh hoạt theo tỷ lệ tại Chợ thị trấn Tĩnh Túc 35
Bảng 4.6: Tổng hợp rác thải sinh hoạt theo tỷ lệ tại 2 điểm lấy mẫu 35
Bảng 4.7: Danh sách cơ cấu nhân sự Hợp tác xã 36
môi trườngđô thị Nguyên Bình 36
Bảng 4.8: Hiện trạng phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Nguyên Bình 39
Bảng 4.9: Lượng rác thải thu gom và tỷ lệ thu gom từ năm 2011 - 2013 43
Bảng 4.10: Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề môi trường 45
Bảng 4.11: Mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt 47
Bảng 4.12: Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị 56
Trang 5DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại huyện Nguyên Bình 31
Hình 4.2: Sơ đồ công tác thu gom vận chuyển rác sinh hoạt 40
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom rác tại các xã chưa có tổ vệ sinh môi trường 41
Hình 4.4 Biểu đồ Lượng rác thải phát sinh và thu gom tại thị trấn Nguyên Bình 43
Hình 4.5: Nguyên tắc chung xử lý chất thải rắn 54
Hình 4.6: Sơ đồ quy trình xử lý rác thải bằng phương pháp vi sinh vật 55
Hình 4.7: Quy trình quản lý, vận hành khu chôn lấp hợp vệ sinh 47
Trang 6MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Ý nghĩa của đề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở khoa học 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan 4
2.1.1.1 Khái niệm về chất thải 4
2.1.1.2 Khái niệm về chất thải rắn (CTR) 5
2.1.1.3 Khái niệm về rác thải sinh hoạt 5
2.1.1.4 Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn 6
2.1.2 Cơ sở pháp lý 7
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.2.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam 12
2.3.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải Việt Nam: 12
2.3.2.2 Tình hình xử lý rác ở Việt Nam 16
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 19
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
3.3 Nội dung nghiên cứu 19
3.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng 19
3.3.2 Đánh giá nguồn phát sinh, lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình 19
3.3.3 Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng 19
Trang 73.3.4 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng 19
3.3.5 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình 19
3.3.6 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện huyện Nguyên Bình 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20
3.4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 20
3.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích xử lý số liệu 20
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
4.1.1.1 Vị trí địa lý 21
4.1.1.2 Địa hình- địa chất 21
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng 22
4.1.1.4 Chế độ thuỷ văn 23
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 24
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 25
4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 25
4.1.2.2 Điều kiện xã hội 26
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 28
4.2 Thực trạng nguồn phát sinh, lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình 30
4.2.1 Nguồn phát sinh 30
4.2.2 Lượng phát sinh phân theo khu vực 32
4.2.3 Thành phần rác thải sinh hoạt 33
4.3 Công tác thu gom, vận chuyển,xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện huyện Nguyên Bình, Tỉnh Cao Bằng 36
4.3.1 Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã môi trường đô thị Nguyên Bình 36
4.3.2 Thực trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn 37
4.2.2.1 Công tác thu gom 37
4.2.2.2 Thu gom rác thải tại nguồn 37
Trang 84.2.3 Công tác vận chuyển 39
4.3.3 Hiện trạng quản lý và xử lý RTSH tại thị trấn Nguyên Bình – Huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng 42
4.3.4 Lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và tỷ lệ thu gom trên địa bàn thị trấn từ năm 2011 đến năm 2013 43
4.4 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình 44
4.4.1 Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt 44
4.4.2 Mức độ quan tâm của người dân về công tác quản lý rác thải sinh hoạt 47
4.4.3 Thuận Lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình 47
4.4.4 Đánh giá tiềm năng tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt 49
4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Nguyên Bình 50
4.5.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 50
4.5.1.1 Giải pháp về quy hoạch 50
4.5.1.2 Tạo các cơ chế khuyến khích đối với các hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải rắn 51
4.5.2 Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát và cưỡng chế 51
4.5.3 Nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn và khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý chất thải: 51
4.5.4 Biện pháp quản lý CTR sinh hoạt 52
4.5.5 Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ 53
4.5.5.1 Tái chế và tái sử dụng 54
4.5.5.2 Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp vi sinh vật 54
4.5.5.3 Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh 56
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 60
II TÀI LIỆU TIẾNG ANHO 61
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, việc phát triến kinh tế và sự gia tăng dân số đang làm chất lượng môi trường bị đe dọa nghiêm trọng, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ môi trường cụ thế và kịp thời Bảo vệ môi trường không chỉ
là việc của các cơ quan chức năng mà là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta và gìn giữ cho sự phát triến bền vững của các thế hệ tương lai
Một trong những vấn đề nan giải nhất của Việt Nam hiện nay là công tác quản lý rác thải Dân số tăng nhanh, tập trung phần lớn tại các đô thị dẫn
đến việc đô thị hóa tăng mạnh, nhu cầu của người dân được cải thiện cũng đồng nghĩa với lượng rác thải ngày càng tăng và thay đổi liên tục Trong quá
trình sinh hoạt, một khối lượng chất thải khổng lồ chưa qua xử lý hoặc xử lý thô sơ được con người ném vào môi trường gây ô nhiễm Vì vậy, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội luôn đi đôi với việc quan tâm tới vấn đề rác thải, góp phần cải thiện môi trường sống trong sạch, lành mạnh
Cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước, huyện Nguyên Bình - Cao Bằng cũng đang phát triến, sự chuyển mình đó tạo nhiều công ăn việc làm, đời sống người dân được nâng cao Nhưng bên cạnh mặt tích cực đó xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm như: Nước thải chưa qua xử
lý, khói bụi, rác thải nói chung Trong đó, phải kể đến là lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều nếu không có biện pháp thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khỏe cộng đồng, làm mất cảnh quan văn hóa đô thị và nông thôn
Tuy nhiên cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và sự phát triển về đời sống của công đồng người dân thì ngày càng có nhiều vấn đề môi trường xảy ra Nhất là nơi đây hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rác thải lớn được thải vào môi trường trong khi đó công tác thu gom, phân loại, xử lý rác thải ở trên địa bàn chưa được quan tâm, chú trọng và triệt để Nó đã gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng ảnh hưởng
Trang 10đến sức khỏe người dân xung quanh khu vực và ảnh hưởng đến vể mỹ quan
của huyện
Đứng trước thực trạng đó, khi nền kinh tế ngày càng phát triển như
hiện nay thì trước tiên cần phải có sự quan tâm và chú trọng quản lý nguồn thải, điều tra, giám sát và dự báo những tai biến, biến động môi trường do rác thải Để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm quản lý một cách hiệu quả công tác quản lý rác thải cũng như công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả để phát triển bền vững Bởi vì :
- Bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại, là yếu tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế xã hội ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập Quốc tế của đất nước
- Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung
cơ bản của phát triển bền vững khắc phục những tư tưởng chỉ chú trọng phát triển kinh tế xã hội mà coi nhẹ bảo vệ môi trường đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững
- Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức mọi gia
đình và của mỗi người, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh
- Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ phức tạp, vừa cấp bách,có tín đa ngành và liên vùng cao
Nhờ hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, huyện Nguyên Bình – Cao Bằng trong những năm gần đây đó có các chính sách, biện pháp bảo vệ và giải quyết các vấn đề môi trường như: tuyên truyền giáo dục, thu gom, xử lý và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất sạch hơn
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất thải rắn, trước thực tế khó khăn của công tác quản lý này, cùng với sự phân công của Khoa Tài
nguyên và Môi trường và dưới sự hướng dẫn của giảng viên Th.s Hà Đình
Nghiêm em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt và đề xuất phương hướng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
Trang 111.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
- Đánh giá được hiện trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác
thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình.Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện
nhằm góp phần cải thiện chất lượng môi trường tại địa phương
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện huyện Nguyên Bình – tỉnh
Cao Bằng
+ Hiện trạng thu gom và quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
+ Đánh giá nhận thức của người dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình + Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt địa bàn huyện
Nguyên Bình
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng những kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế
- Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Bổ sung tư liệu cho học tập
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
Quản lý môi trường là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường (Nguyễn Xuân Nguyên,2004) [12] Nhờ sự tập trung quan tâm cao độ của các nhà khoa học trên thế giới, trong thời gian từ 1960 đến nay nhiều số liệu, tài liệu nghiên cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo trình, chuyên khảo Trong đó có nhiều tài liệu cơ sở, phương pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi trường
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô nhiễm do hoạt
động sản xuất của con người đang được nghiên cứu xử lý hoặc phòng tránh,
ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám, tin học được phát triển ở nhiều nước phát triển trên thế giới
Tóm lại, quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường với hệ thống tự nhiên - con người - xã hội đã được phát triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành
2.1.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về chất thải
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn Ngoài ra còn phát sinh ra trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ… Chất thải là kim loại, hoá chất và từ các loại vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [12]
Trang 132.1.1.2 Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
- Theo điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của chính
phủ về quản lý chất thải rắn quy định:
+ Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
+ CTR công nghiệp: Là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác
+ Thu gom CTR: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận
+ Lưu trữ CTR: Là việc giữ CTR trong một khoảng thời gian nhất định
ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý
+ Vận chuyển CTR: Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu trữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng
+ Xử lý CTR: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích CTR; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong CTR
- Chất thải rắn gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, carton, nhựa, vải, cao su, gỗ, xác động thực vật,… và các chất vô cơ như: thủy tinh,
nhôm, đất cát, phế liệu, kim loại khác,… (Nguyễn Đình Hương, 2003)[6]
- Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ CTR hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người Rác sinh hoạt hay CTR sinh hoạt là một
bộ phận của CTR, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001)[10]
2.1.1.3 Khái niệm về rác thải sinh hoạt
+ CTR sinh hoạt: Là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ
gia đình, nơi công cộng (điều 3 Nghị Định 59/2007/NĐ-CP)[9]
+ Rác thải sinh hoạt: Là rác thải phát sinh trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người từ các khu dân cư, cơ quan, trường học,… vì vậy rác thải sinh hoạt cần được phân loại và có biện pháp tái sử dụng, tái chế, xử lý
phù hợp để thu hồi năng lượng và BVMT (Nguyễn văn Thái, 2005)[17]
Trang 14+ Quản lý rác thải sinh hoạt: Là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý rác thải sinh hoạt Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái
sử dụng, tái chế và xử lý rác thải sinh hoạt để giảm ô nhiễm môi trường
2.1.1.4 Nguồn phát sinh và phân loại chất thải rắn
* Nguồn phát sinh chất thải rắn
Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
- Hộ gia đình (nhà ở riêng biệt, khu tập thể, chung cư…): thực phẩm thừa, cáctông, nhựa, vải, da, gỗ vụn, thuỷ tinh, lon thiếc, các loại kim loại khác , tro, lá cây, các loại chất thải đặc biệt (đồ điện, điện tử hỏng, pin, bình
điện, dầu, lốp xe…) và các chất độc hại sử dụng trong gia đình
- Thương mại (kho, quán ăn, chợ, văn phòng, khách sạn, trạm xăng dầu, gara…): cactong, nhựa, thức ăn thừa, thuỷ tinh, các loại kim loại…, các loại chất thải độc hại…
- Cơ quan (trường học, bệnh viện, các cơ quan hành chính…): giống như chất thải thương mại
- Xây dựng: gỗ, thép, bêtông, vữa, bụi…
- Dịch vụ công cộng (rửa đường, tu sửa canh quan, công viên, bãi biển…) Các loại rác đường, cành cây, lá cây, các loại rác công viên, bãi biển…
- Các nhà máy xử lý ô nhiễm: tro, bụi, căn…
- Công nghiệp: chất thải từ quá trình công nghiệp, các chất thải không phải từ quá trình công nghiệp như thức ăn thừa, tro, bã, chất thải xây dựng, các loại chất thải đặc biệt, các loại chất thải độc hại…
- Nông nghiệp: Các loaị chất thải nông nghiệp, chất thải độc hại…( Lê văn Nhương,(2001) [11]
Có nhiều cách khác nhau để phân loại chất thải dựa vào thành phần,
tính chất, nguồn gốc phát sinh,…
Các cách phân loại rác thải:
- Phân loại theo chất của nó gồm có rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ
- Phân loại theo nguồn của nó gồm có:
+ Rác thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở đô thị, làng mạc, khu du lịch, nhà ga, trường học, công viên,…
+ Rác thải y tế: là loại rác thải phát sinh trong hoạt động y tế, bệnh viện
Trang 15+ Rác thải công nghiệp và xây dựng: phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến nông sản trước và sau thu
hoạch,…
- Phân loại theo thành phần gồm:
+ Rác thải tự phân huỷ
+ Rác thải tái chế được
+ Rác thải có thành phần độc hại không tái chế được
- Phân loại theo tính chất nguy hại thì CTR chia ra 2 loại:
+ CTR thông thường: là rác thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần
+ CTR nguy hại: là loại CTR có độc đối với con người, vật nuôi và môi
trường bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, rác thải sinh hoạt
dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các rác thải phóng xạ, các rác thải nhiễm khuẩn, lây lan,
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2005 ban hành ngày 29 tháng
11 năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2009 về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cam kết
bảo vệ môi trường (CKBVMT) ban hành ngày 18/4/2011 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 05 tháng 6 năm 2011
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên
và Môi trường về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số
29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá tác
động chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy
định về Quản lý chất thải rắn (CTR)
Trang 16- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ xây dựng về
việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về Quản lý chất thải rắn (CTR)
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy
định về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/05/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ quy định về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn (CTR)
- Thông tư số 121/2008/TT- BTC ngày 12/12/2008 của Bộ tài chính
hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR
- Nghị Định Số: 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ về ưu
đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT)
- Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998của Ban chấp hành trung ương
về việc tăng cường BVMT trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/02/2005 của Thủ Tướng
chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng thể CTR đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp
Trang 17- QCVN 25:2009/BTNMT ngày 16/11/2009 của bộ Tài Nguyên và Môi Trường về Quy chuẩn kyc thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Tình hình quản lý rác thải trên thế giới
Với sự phát triển nhanh về kinh tế trên thế giới kéo theo đó là sự đô thị hóa, công nghiệp hóa dẫn đến gây sức ép cho vấn đề môi trường Thế giới đang đứng trước những thách thức vô cùng quyết liệt về phát triển và bảo vệ
môi trường Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu thụ của con người tăng lên dẫn
đến lượng rác thải cũng tăng lên nhanh chóng Các chất thải là một vấn đề của
môi trường, nhất là ở các thành phố lớn, cùng với mức sống của nhân đân ngày càng được nâng cao, rác thải cũng ngày càng nhiều Xử lý rác thải đã chở thành vấn đề nóng bỏng của các thành phố trên thế giới
Ở các nước phát triển thì việc thu gom đạt hiệu suất cao, một số quốc
gia hầu như lượng chất thải rắn phát sinh được thu gom toàn bộ như: Mỹ, Thuỵ Điển… ở các nước nghèo và các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam thì việc đầu tư vào việc thu gom đạt hiệu suất chưa cao, chỉ đạt 60 - 70%
thậm chí có nơi còn thấp hơn (Nguyễn Thị Anh Hoa,2006) [5]
Trên thế giới, ở một số nước đã có những mô hình phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt rất hiệu quả
- Xingapo là một số quốc gia được đô thị hóa 100% được coi là một trong những đô thị sạch nhất thế giới Để làm được điều này , Xinhgapo đã chú trọng đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật hữu hiệu làm tiền đề cho quá trình xử lý
gia đình nào không phân loại rác, đê lẫn lộn vào túi thì ngày hôm sau sẽ bị công ty gửi giấy báo đến phạt tiền, với các loại rác cồng kềnh như ti vi, tủ lạnh, máy giặt … thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng
đợi ô tô đến chở đi, không được tùy tiện bỏ những thứ đó ở hè phố
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy
được vòa lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho vào máy ép nhỏ rồi đem
chôn sâu trong lòng đất Cách xử lý rác thải như vậy vừa tận dụng được rác
Trang 18vừa chống được ô nhiễm môi trường
- Hà Lan: Người dân phân loại rác thải và những gì có thể tái chế sẽ
được tách riêng Những thùng rác với kiểu dáng màu sắc khác nhau được sử
dụng trong thành phố Thùng lớn màu vàng ở gần siêu thị để chứa các đồ kính, thuỷ tinh Thùng màu xanh nhạt để chứa giấy Tại các nơi đông dân cư sinh sống thường đặt hai thùng rác có màu sắc khác nhau, một loại chứa rác
có thể phân huỷ được và một loại không phân huỷ
- Nhật Bản: Các gia đình Nhật Bản đã phân loại chất thải thành 3 loại riêng biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau: rác hữu cơ, rác vô cơ và giấy, vải, thuỷ tinh, các kim loại Rác hữu cơ được đưa đến nhà máy xử lý rác thải để sản xuất phân vi sinh Các loại rác còn lại: giấy, thuỷ tinh, kim loại, nhựa… đều được đưa đến các cơ sở tái chế hàng hoá
- Đức: Mỗi hộ gia đình được phát 3 thùng rác có màu khác nhau: màu xanh dùng để đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, còn màu đen
đựng các thứ khác Các loại này sẽ được mang đến các nơi xử lý khác nhau
Đối với hệ thống thu gom rác công cộng đặt trên hè phố, rác được chia
thành 4 loại với 4 thùng có màu khác nhau: màu xanh lam đựng giấy, màu vàng đựng túi nhựa và kim loại, màu đỏ đựng kính, thuỷ tinh và màu xanh thẫm đựng rác còn lại
Trên thế giới việc xử lý CTR được chú ý rất nhiều Hiện nay nhiều nước đã nghiên cứu ra nhiều biện pháp tái sử dụng lại CTR Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa mang ý nghĩa kinh tế “Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy có 90% chai và 90% can được đưa vào sử dụng trung bình từ 15 - 20 lần và trong quá trình xử lý rác người ta có thể tái chế ra các loại nhiên liệu rắn và than cốc” (Nguyễn Thị Anh Hoa,2006) [5] Từ rác thành phố cũng có thể thu được metanol và urê
Từ chất thải công nghiệp giấy có thể chế tạo ra được cồn etylic, các loại vật liệu xây dựng “ở Thuỵ Sỹ, từ chất thải sinh hoạt và công nghiệp giấy người ta đã làm ra ván ép phục vụ xây dựng ở Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng các thiết bị mới phân loại rác và chất thải công nghiệp Hàng năm trong
134 triệu tấn chất thải rắn của nước này chứa tới 11,3 triệu tấn sắt, 680 ngàn tấn nhôm, 430 ngàn tấn loại khác, trên 60 triệu tấn giấy và 13 triệu tấn thuỷ
Trang 19cơ Sau đó rác vô cơ là kim loại, thuỷ tinh, nilon, vật liệu cứng… sẽ được chuyển ra ngoài tái chế vật liệu, còn rác hữu cơ sẽ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối cùng thành sản phẩm than sạch Công nghệ này đã có tính khả thi cao vì vốn đầu tư thấp hơn phương pháp xử lý rác thông thường (tổng mức
đầu tư cho một nhà máy có công xuất sản xuất 6.400 tấn rác/ngày vào khoảng
300triệu USD), lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí thải Để nâng cao hiệu quả hệ thống công nghệ xử lý rác này cần có 3 hệ thống liên hoàn: nhà máy xử lý rác thành than sạch, nhà máy xử dụng than sạch để sản xuất điện và tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình sấy khô rác
để trồng rau sạch trong nhà Trong quá trình sử dụng than sạch sản xuất điện,
nếu không sử dụng hết thì có thể lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác, không nhất thiết phải sử dụng hết ngay thành phẩm chế biến được như
là công nghệ sản xuất điện bằng phương pháp ủ hiếu khí đang ứng dụng tại một số thành phố ở các nước trên thế giới như hiện nay Lượng lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2% rất an toàn cho môi trường Trong thời gian tới, công nghệ này sẽ được đánh giá, tính hiệu quả kinh tế và khả năng ứng dụng để tiến tới có thể xây dựng nhà máy chế biến với công suất 2.000 tấn rác/ngày
Như vậy, việc sử dụng lại CTR là một vấn đề thuộc công nghệ sạch tạo
điều kiện cho phát triển bền vững Vấn đề này vừa mang ý nghĩa vệ sinh vừa
mang ý nghĩa kinh tế cần được các nước trên thế giới quan tâm và đầu tư để việc phân loại, thu gom và xử lý đạt hiệu quả cao hơn
Trang 202.2.2 Tình hình quản lý và xử lý rác thải tại Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải Việt Nam:
Theo dự báo trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh chưa từng thấy ở Việt Nam, lượng phát sinh chất thải từ các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp và thương mại, các bệnh viện sẽ tăng lên nhanh chóng trong thập
kỷ tới đây Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam không chỉ về chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm năng đối với sức khoẻ của cộng đồng và đời sống của người dân Điều
mà cũng rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho phần lớn dân nghèo ở Việt Nam, là những người dễ phải chịu những ảnh hưởng không tốt đối với sức khoẻ do công tác phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động thu gom và tái chế chất thải thuộc khu vực phi chính thức Nhận thức rõ được các tác động về kinh tế vào xã hội do công tác quản lý chất thải yếu
kém, Việt Nam đang cố gắng tập trung mọi nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề liên quan bằng cách phối hợp các biện pháp chính sách, tài chính và các hoạt
động nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của người dân Mỗi năm có
hơn 15 triệu tấn chất thải phát sinh ra nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam Khoảng hơn 80% số này (tương đương 12,8 triệu tấn/năm) là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh Tổng lượng chất thải phát sinh các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), do vậy công nghiệp có thể coi là nguồn phát sinh lớn thứ hai Khoảng 160.000 tấn/năm (chiếm 1%) trong tổng lượng chất thải rắn phát sinh
ở Việt Nam được coi là chất thải nguy hại phát sinh từ các quá trình sản xuất
công nghiệp, các loại thuốc trừ sâu, các thùng chứa thuốc trừ sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp Mặc dù là phát sinh với lượng ít hơn nhiều xong nếu không được quản lý tốt thì các tính chất độc hại có khả năng gây ung thư, nguy hại đối với sức khoẻ con người Chất thải nguy hại đang là mối hiểm hoạ của người dân và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam,2010) [1]
Chất thải tập chung chủ yếu ở các vùng đô thị Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số cả nước nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương đương với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả
Trang 21nước) do có cuộc sống khá giả hơn, có nhiều hoạt động thương mại hơn và đô thị hoá diễn ra ở cường độ cao hơn Chất thải ở các đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân huỷ như: Nhựa, kim loại, thuỷ tinh Ngược lại lượng phát sinh chất thải sinh hoạt của người dân các vùng nông thôn chỉ bằng một nửa mức phát sinh của dân đô thị (0,3 kg/người/ngày
so với 0,7 kg/người/ngày) và phần lớn chất thải đều là chất thải hữu cơ dễ phân huỷ (tỷ lệ các thành phần dễ phân huỷ chiếm 99% trong phế thải nông nghiệp và 65% trong chất thải sinh hoạt gia đình nông thôn, trong khi chỉ chiếm cỡ 50% trong chất thải sinh hoạt ở các đô khu đô thị (Bộ Tài nguyên
và Môi trường,2010)[1]
Bảng 2.1 Thông tin chung về quản lý chất thải rắn ở Việt Nam
Phát sinh chất thải sinh hoạt toàn quốc (tấn/năm)
12.800.000 6.400.000 6.400.000
Chất thải không nguy hại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp
(tấn/năm)
2.510.000
Lượng phát sinh chất thải sinh hoạt (kg/người/ngày)
* Toàn quốc: - Các vùng đô thị
- Các vùng nông thôn
0,7 0,4 0,3 Thu gom chất thải (% trong tổng lượng phát sinh
* Bãi rác và chôn lấp không hợp vệ sinh
* Bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh
74%
17%
(Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn,2011) [2]
Trang 22Nguồn phát sinh rác thải nguy hại lớn nhất là các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/năm) Ngoài ra nông nghiệp cũng là nguồn phát sinh chất thải nguy hại, mỗi năm phát sinh khoảng 8.600 tấn các loại thuốc trừ sâu, bao bì và thùng chứa thuốc trừ sâu và khoảng 37.000 tấn tồn dư các loại hoá chất nông nghiệp bị thu giữ và thuốc trừ sâu quá hạn sử dụng Lượng chất thải nguy hại phát sinh ở các vùng khác nhau khác biệt rõ rệt, đặc biệt là đối với chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ các hoạt động công nghiệp Lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh
từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75% tổng lượng chất thải nguy hại của cả nước, 27% tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá trong đó chất thải nguy hại từ nông nghiệp chủ yếu phát sinh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tổng hội Xây dựng Việt Nam,2009 )[15]
Chất thải rắn đang là vấn đề nổi cộm ở Việt Nam, vì vậy giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra là vấn đề mà các cấp, các ngành
và toàn thể nhân dân quan tâm Gần đây, ở Việt Nam đã triển khai một số hoạt động thí điểm có liên quan đến CTR , đặc biệt là dưới sự hỗ trợ của tổ chức JAICA (Nhật Bản) ngày 18/3/2007 Hà Nội đã trở thành 1 trong 4 thành phố Châu á chính thức triển khai việc xử lý chất thải theo phương pháp 3R: Tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải sinh hoạt Tổng mức đầu tư của dự
án 3R tại Hà Nội là gần 49,5 tỷ đồng Trước mắt sẽ triển khai dự án tại 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa, sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành phố Các gia đình người dân trong 4 quận này sẽ được cấp phát túi vải dùng để đi chợ thay cho các túi hàng nilon (túi nilon chôn xuống
đất hàng trăm năm không bị phân huỷ, đốt thì sinh ra Dioxin) Các gia đình
còn được hỗ trợ phương tiện để để riêng biệt 3 loại rác thải: Loại rác hữu cơ (cơm canh, rau dưa, hoa quả ăn thừa); Loại rác vô cơ (gạch, ngói, đất, đá…); Loại hàng tái chế được (sắt, nhôm, nhựa, thuỷ tinh…) (Tổng hội Xây dựng Việt Nam,(2009 [15]
Việc phân loại từ đầu nguồn rác thải sinh hoạt là việc làm thường xuyên tại các nước đang phát triển Hà Nội triển khai dự án này là bước thí
điểm quan trọng để mở rộng ra cả nước, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc chế
Trang 23biến rác thải hữu cơ thành các loại phân bón hữu cơ sạch, có thể làm giá để trồng rau an toàn Việc tái chế các nguyên nhiên liệu như: chất dẻo, sắt, nhôm, thuỷ tinh… làm giảm nhẹ rất nhiều khó khăn cho các cơ sở chế biến rác hiện có và tiết kiệm được các nguyên liệu không đáng bỏ đi một cách phí phạm Đây là dự án rất quan trọng, góp phần giải quyết vấn nạn chất thải sinh hoạt đang rất khó giải quyết ở nước ta hiện nay
Bên cạnh đó, từ độ 10 năm qua Việt Nam đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Quyết định từ Trung ương đến địa phương về việc quản lý CTR để khắc phục tình trạng thu gom CTR sản sinh hàng ngày giữ gìn môi trường đô thị xanh, sạch nhằm bảo vệ sức khoẻ con người, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngày 3/4/1997 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 199/TTg về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR tại những khu đô thị và công nghiệp Tại chỉ thị này, Thủ tướng đã yêu cầu các
Bộ, Ngành và các địa phương phải quán triệt sâu sắc, việc thải bỏ chất thải bừa bãi, không hợp vệ sinh ở các đô thị và các khu công nghiệp là nguồn gốc chính gây ô nhiễm môi trường , làm nảy sinh các loại bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống con người, ảnh hưởng lâu dài đến thế hệ mai sau Mỗi ngành, mỗi địa phương phải kiểm điểm trách nhiệm của mình, đề ra các chương trình và các biện pháp thiết thực, chỉ đạo sát sao và cụ thể việc quản
lý chất thải, giữ gìn môi trường đô thị trong sạch Tiếp đó, vào ngày 16/7/1999, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 155/1999QĐ-TTg
về quy chế quản lý chất thải nguy hại Quy chế quản lý chất thải nguy hại
được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có các
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam liên quan tới việc phát sinh, thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu trữ, xử lý và tieu huỷ chất thải nguy hại, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham
gia có quy định khác
Tuy chính phủ đã quan tâm, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng song vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục Việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại vẫn còn thiếu khá nhiều các tiêu chuẩn thải đối với các chất thải nguy hại, thiếu các quy trình công nghệ và các thiết bị phù hợp để xử lý một số chất thải nguy hại Ngoài ra còn thiếu một hệ thống đồng bộ các văn
Trang 24bản pháp quy về quản lý chất thải, thiếu sự đầu tư ngân sách của các cấp chính quyền và các bộ, ngành trong việc quản lý chất thải Ngân sách nhà nước chi cho việc thu gom, xử lý chất thải còn ở mức rất thấp, bình quân một người dân ở Hà Nội là 1,6 USD/năm (năm 1993) trong khi đó ở Thái Lan là 4,8 USD/năm (Hoàng Quang) (2010)[13] Bên cạnh đó chúng ta cũng chưa có mức chi phí hợp lý cho quản lý chất thải, mức thu phí hiện tại cho quản lý chất thải chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho yêu cầu của công tác quản lý chất thải
2.3.2.2 Tình hình xử lý rác ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay đang sử dụng các phương pháp xử lý CTR sau đây:
chôn lấp, chế biến vi sinh, thiêu đốt, tái sinh, tái sử dụng và xử lý chất thải bằng công nghệ của hai công ty Tâm sinh Nghĩa, Seraphin
a).Chôn lấp
Hầu như các đô thị đều sử dụng phương pháp chôn lấp CTR là chủ yếu Tuy nhiên, chỉ có 15/16 tỉnh/thành phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh Theo thống kê có 149 bãi rác cũ không hợp vệ sinh (21 bãi cấp tỉnh/thành phố và
128 bãi cấp huyện/thị trấn) Năm 2006, cả nước có 98 bãi chôn lấp CTR đang hoạt động, trong đó chỉ có 16/98 bãi chôn lấp hợp vệ sinh, 82/98 bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, chỉ là những bãi tự nhiên hoặc hoạt động không đạt hiệu
quả (Dự án Danida,2007) [3]
Về thực chất, đa số bãi chôn lấp CTR đó chỉ đơn thuần là nơi đổ rác lộ thiên, không được quy hoạch, thiết kế, xây dựng và vận hành đúng theo quy
định bãi chôn lấp vệ sinh, vị trí thường gần khu dân cư (khoảng 200 - 500 m,
thậm chí có bãi chỉ cách khu dân cư 100m), không có lớp chống thấm ở thành
và đáy ô chôn lấp, không có hệ thống thu gom và xử lý nước rác và khí rác do phân huỷ kỵ khí từ các thành phần nước rác, khí rác, quy trình vận hành chôn lấp không đúng kỹ thuật Đặc biệt là nước rác và khí rác do phân huỷ kỵ khí
từ các thành phần nước rác trong bãi chôn lấp đã gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Chính vì vậy, trong 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để (theo quyết định 64/3003/QĐ- TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng chính phủ)
có 52 bãi chôn lấp CTR, trong đó có 3 bãi chôn lấp CTR phải xử lý khẩn cấp trước năm 2005 (đóng cửa), 29 bãi phải năng cấp cải tạo và 20 bãi phải xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm
Trang 25Gần đây, một số đô thị đã xây dựng bãi chôn lấp CTR vệ sinh, bước
đầu hoạt động có hiệu quả, điển hình là bãi chôn lấp Nam Sơn (Hà Nội),
Khánh Sơn 2 (Đà Nẵng)…
b) Chế biến phân vi sinh (compost)
Nước ta hiện có 10 nhà máy chế biến rác thải có thành phần hữu cơ cao thành phần bón vi sinh Các nhà máy xử lý CTR thành phân bón mới chỉ thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với quy mô và công suất nhỏ Đó là nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội) với công suất xử lý 50 nghìn tấn rác/năm (công nghệ Tây Ban Nha); Nhà máy xử lý rác Nam Định với công suất xử lý
250 tấn/ngày (Công nghệ Pháp); Công nghệ Dano - Đan Mạch tại Hoóc Môn
- TP Hồ Chí Minh công suất 240 tấn/ngày; nhà máy xử lý rác Bà Rịa - Vũng Tàu công suất 100 m3/ngày,… Ngoài ra, một số đô thị khác như Việt Trì, Vinh Huế, Ninh Thuận… cũng có nhà máy xử lý rác thành phân bón, trong đó công nghệ chế biến rác thảI thành phân bón và các sản phẩm khác của nhà máy Đông Vinh (Vinh), Thuỷ Phương (Huế) và Ninh Thuận hoàn toàn so Việt Nam tự nhiên và chế tạo
Chất lượng phân bón của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà Nội)
do Tây Ban Nha và Nam Định do Pháp đầu tư được đánh giá tốt Đối với phân bón hữu cơ do các nhà máy của Việt Nam nghiên cứu chế tạo đang trong thời kỳ thử nghiệm nhưng đã cho kết quả khả quan, như là công nghệ chế biến phân vi sinh tại nhà máy Thuỷ Phương (Huế) đã có khả năng tiêu thụ trên thị trường và có chất lượng tương đối tốt Tuy nhiên, một số nhà máy chế biến phân vi sinh với công nghệ đơn giản nên hoạt động không hiệu quả (Thành phố Vũng Tàu và thành phố Vinh)
c) Thiêu đốt
Ngoài công nghệ thiêu đốt CTR nguy hại từ công nghiệp tại khu liên hiệp xử lý CTR Nam Sơn (Hà Nội), hiện nay nước ta chỉ sử dụng phương pháp thiêu đốt với CTR y tế Tính đến năm 2003, cả nước có 61 lò đốt CTR y
tế, trong đó:
- 14 lò sản xuất trong nước, các lò khác đều nhập từ nước ngoài
- 3/61 lò đốt có thiết bị xử lý khí thải (nhưng chỉ có 2 lò đốt vận hành thiết bị xử lý khí thải) Những lò khác không xử lý khí thải nên chưa kiểm soát được ô nhiễm không khí
Trang 26d) Công nghệ xử lý Seraphin
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công nghệ xử lý rác, tuy nhiên giá thành còn khá cao nên việc áp dụng ở Việt Nam - một nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn Nhưng từ năm 2003, khi công nghệ xử lý Seraphin
do Công ty cổ phần phát triển môi trường xanh giới thiệu đã được ứng dụng ở nhiều địa phương như bãi rác Đông Vinh (Nghệ An), bãi rác Thuỷ Phương (Huế) với công suất 200 tấn rác/ngày và bước đầu đã cho những kết quả khả thi Đây là công nghệ hoàn toàn mới lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới có khả năng tái sinh 100% rác thải để mang lại nhiều nguồn lợi cho cuộc sống của con người
Quá trình xử lý rác thải bằng công nghệ Seraphin được bắt đầu từ khâu tập kết rác thải hỗn hợp đã được phun chất khử mùi Rác được chuyển tới máy xé để phá vỡ mọi loại bao gói và sau đó tiếp tục đi qua hệ thống tuyến từ
để hút sắt thép và các kim loại khác rồi lọt xuống sàng lồng, tách rác thành hai
nguồn: phế thải hữu cơ có được chuyển sang sản xuất phân vi sinh, phế thải
vô cơ được đóng cứng vĩnh cửu và phối trộn cho ra sản phẩm vật liệu Seraphin Trung bình từ 1 tấn rác sẽ tái chế được 250 - 300 kg phân vi sinh và
300 - 350 kg plastic, nguồn nguyên liệu chế tạo các chủng loại vật liệu mới như các tấm panel, tấm sàn, ống bọc cáp điện, cột đèn, ống thoát nước… có
chất lượng Đây là công nghệ của Việt Nam sản xuất nên chi phí xây dựng
một nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chắc chắn rẻ hơn và phù hợp hơn với đặc thù rác thải Việt Nam so với công nghệ nhập ngoại
Công nghệ Seraphin đã nhận được hàng loạt giải thưởng như cúp vàng quốc gia và huy chương vàng tại triển lãm Tuần lễ xanh (Huế, tháng 8/2003), Hội chợ triển lãm Vietbuild 2003 tại TP Hồ Chí Minh Với những ưu điểm như trên, công nghệ Seraphin có thể áp dụng được ở nhiều đô thị trên cả nước
Trang 27Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện huyện Nguyên Bình – tỉnh
Cao Bằng
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm thực tập: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Địa điểm nghiên cứu: huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Thời gian nghiên cứu từ ngày 5 tháng 05 năm 2014 đến ngày 5 tháng
08 năm 2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
- Điều kiện tự nhiên
- Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
3.3.2 Đánh giá nguồn phát sinh, lượng phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình
- Nguồn phát sinh
- Lượng phát sinh phân theo khu vực
- Thành phần rác thải sinh hoạt
3.3.3 Công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
3.3.4 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng
3.3.5 Đánh giá nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nguyên Bình
- Nhận thức của cộng đồng về công tác quản lý rác thải sinh hoạt
- Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt
3.3.6 Đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện huyện Nguyên Bình
Trang 28- Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt
- Đề xuất một số giải pháp quản lý
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp tại phòng tài nguyên và môi trường, các sở,
phòng, ban ngành khác, từ các phương tiện thông tin…
3.4.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn
+ Tiến hành điều tra sơ bộ tình hình chung về rác thải sinh hoạt, về
lượng dân cư và sự phân bố trong khu vực huyện Nguyên Bình Từ đó
khoanh vùng các khu vực cần phỏng vấn và ấn định số lượng phỏng vấn cho mỗi khu vực
+ Thu thập thông tin qua phiếu điều tra phỏng vấn:
- Lập phiếu điều tra nội dung phỏng vấn
- Tiến hành phỏng vấn khoảng 60 hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
huyện Nguyên Bình
+ Xác định khối lượng, thành phần chất thải:
- Tiến hành theo dõi việc tập kết rác tại các điểm tập kết rác của huyện
Đếm số xe đẩy rác đến trong 1 ngày.Tiến hành phân loại và cân lượng rác trong một xe đẩy rác tại các điểm tập kết từ đó xác định được khối lượng thành phần và tỷ lệ rác thải phát sinh trong ngày Do lượng rác thải là ổn định
từ các nguồn thải rất ít bị biến động nên ta có thể tiến hành xác định được khối lượng phát sinh và tính trung bình rác thải phát sinh trong ngày
- Để xác định khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ các hộ gia
đình, lựa chọn ngẫu nhiên 30 hộ để tiến hành theo dõi Phát túi đựng rác cho mỗi hộ để họ phân loại rác ra để cân; đến từng hộ gia đình vào các giờ cố định
để cân rác 1 lần/ngày; số lần cân tại các hộ là 4 lần/ tháng, cân trong 1 tháng
- Từ đó xác định lượng rác thải trung bình của 1 hộ/ngày và lượng rác
thải bình quân/người/ngày
3.4.3 Phương pháp xử lý và phân tích xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp tài liệu thu được từ UBND huyện về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để từ đó phân tích được những thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
- Số liệu sơ cấp: Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy vi tính bằng phần mềm Execl
Trang 29Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Hoà An;
- Phía Tây giáp huyện Bảo Lạc và Ba Bể tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Nam giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn;
- Phía Bắc giáp huyện Thông Nông
Nằm trên Quốc lộ 34 từ thị xã qua trung tâm huyện Nguyên Bình đến
huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm sang huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Đường tỉnh lộ
212 từ Nguyên Bình đi Ba Bể ra Quốc lộ 3 Ngoài ra Huyện còn có nhiều khu
di tích lịch sử như: Hang Kéo Quảng – xã Minh Tâm, Đồn Nà Ngần, khu rừng Trần Hưng Đạo – xã Tam Kim Dọc theo Quốc lộ 34 về phía Tây, cách
như các nguồn lực khác, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của Huyện trong tương lai
Nguyên Bình có diện tích tự nhiên là 83.979 ha với dân số là 38.491
(2013) người gồm hai thị trấn: Nguyên Bình, Tĩnh Túc và 18 xã: Yên Lạc,
Ca Thành, Vũ Nông, Mai Long, Phan Thanh, Triệu Nguyên, Thể Dục, Thái Học, Bắc Hợp, Minh Tâm, Lang Môn, Minh Thanh, Quang Thành, Thành
Công, Hưng Đạo, Tam Kim, Hoa Thám và Thịnh Vượng (Nguồn: Niên giám
thống kê huyện Nguyên Bình 2013)
4.1.1.2 Địa hình- địa chất
Huyện Nguyên Bình có địa hình núi đồi phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, độ dốc lớn, chia cắt mạnh và cao từ 700m - 1.300m Điểm cao nhất là 1.931m (Phía Oắc), điểm thấp nhất 100m Độ cao trung bình của huyện là 1.100 m Nhìn chung, địa hình của các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình
Trang 30+ Vùng núi đá gồm các xã: Thái Học, Vũ Nông, Yên Lạc, Triệu Nguyên, Mai Long, Phan Thanh, Ca Thành và thị trấn Tĩnh Túc
Kết quả đo trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 của Huyện thì diện tích giữa các dãy núi cao là thung lũng tương đối bằng và hẹp, tạo thành những cánh đồng nhỏ để trồng lúa từ một đến vài chục ha.tích có độ dốc tương đối
đất có độ dốc trên 250
chiếm 83,54 % diện tích đất cả Huyện
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu – khí tượng
Huyện Nguyên Theo Bình thuộc vùng khí hậu á nhiệt đới với 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc khô hanh, thường xảy ra những đợt rét đậm kéo dài kèm theo sương muối (tháng 12 và tháng 1, 2); Độ ẩm không khí trung bình 82%/năm Lượng bốc hơi bình quân trong năm 831,6 mm, lượng bốc hơi lớn tập trung từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, do đó trong các tháng này thường xuyên xảy ra khô hạn
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa trung bình 1200 mm Trong đó mưa lớn nhất trung bình 2043,7 mm Lượng mưa trong năm phân bố không đều thường tập trung vào các tháng 6,7
Gió bão: gió Đông Nam và Đông Bắc là 2 hướng gió chủ đạo của
huyện, tốc độ trung bình 1,4 m/giây, mạnh nhất lên đến 20 m/giây, bị ảnh hưởng bởi bão và áp thấp nhiệt đới Sương muối năm nào cũng tập trung vào tháng giêng, tháng 2 ít nhất 2 - 3 ngày, có nơi có năm kéo dài 5 - 7 ngày, sương mù thường xuyên xuất hiện ở những vùng núi khe sâu, kéo dài thời gian từ 2 - 4 giờ/ngày
Trang 31Đa số các con sông, suối trên địa bàn huyện Nguyên Bình đều bắt
nguồn từ những dãy núi cao trên 1.000m ở các xã Thành Công, Hưng Đạo, Quang Thành, Tam Kim, Hoa Thám chảy về Hoà An Sông lớn nhất của Huyện là sông Hiến Ngoài ra, Huyện còn có 2 con sông nhỏ chảy qua là sông Năng và sông Nguyên Bình (sông Năng chảy dọc địa giới giữa Nguyên Bình với Ba Bể rồi chảy về Bắc Kạn; sông Nguyên Bình bắt nguồn từ những dãy núi cao Tĩnh Túc chảy qua xã Thể Dục, thị trấn Nguyên Bình, xã Bắc Hợp rồi chảy ra Hoà An) Dọc những con sông này có nhiều khu đất nông nghiệp hẹp nhưng màu mỡ, những khu vực đất thấp ven sông thường bị ngập lụt Qua số liệu thống kê hàng năm cột ngập lụt trung bình là 196,5 m theo bản đồ hiện trạng đo vẽ năm 1993, lũ xuất hiện tuần suất 50- 60%
- Dòng chảy mùa lũ: thường từ tháng 6 đến tháng 10, lượng nước trên các sông suối trong mùa lũ chiếm khoảng 65-80% lượng nước cả năm
- Dòng chảy mùa cạn: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau Trong đó lượng nước ít nhất trên các sông suối kéo dài từ khoảng tháng 1 đến tháng 3
Nhìn chung các con sông suối phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam của Huyện, còn vùng núi đá vôi rộng lớn không có nguồn (như các xã Mai Long, Triệu Nguyên, Thái Học, Vũ Nông), nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất chủ yếu lấy từ các khe lạch nhỏ, khe đá và nước mưa Đặc biệt, các làng bản trên cao nơi đồng bào Dao, H’Mông cư trú quanh năm thiếu nước, trầm trọng nhất là về mùa khô
Trang 32góp phần vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ đa dạng sinh thái
Với tổng diện tích tự nhiên là 83.979 ha (năm 2013) gồm nhiều loại đất sản xuất nông nghiệp 4839,81ha; đất trồng cây hàng năm có 833,01ha; đất trồng cây lâu năm 3.925ha; lâm nghiệp chiếm 515,24ha và các loại đất nông nghiệp khác, đất phi nông nghiệp có 23.58,6ha như đất ở, đất chuyên dùng…
- Đất chưa sử dụng: Chiếm 6.214,4ha chiếm 7,4% đất tự nhiên
* Tài nguyên nước:
Tài Nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm Nước mặt phân bố chủ yếu ở hệ thống sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, và nguồn nước ngầm tập trung ở các thung lũng
Đặc điểm chung của huyện nơi vùng núi đá vôi cao có nhiều hang động
caxto, nên nguồn nước mặt cũng như nguồn nước ngầm rất nghèo, gây khó khăn cho những xã vùng cao núi đá của huyện
* Tài nguyên rừng:
Đất lâm nghiệp trong năm 2013 toàn Huyện có 71905,10 ha chiếm
85,69% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất có rừng là 39.659ha, trong đó có rừng sản xuất 1750,13 ha; rừng phòng hộ 67061,97 ha và rừng đặc dụng 3093ha
Nhiều loại gỗ quý như lát, nghiến, gỗ nhóm 1,2,3 tuy đã được chăm sóc bảo vệ nhưng tỷ lệ còn lại rất ít, chủ yếu là rừng tái sinh; hiện nay còn chủ yếu
là chủng loại cây thuộc nhóm 4,5,6 về rừng trồng, ngoài thông và xa mộc, cây trúc sào là cây có giá trị kinh tế đang được nhiều địa phương quan tâm phát triển Trên rừng còn có nhiều động vật hoang dã, các loại lâm sản có khả năng khai thác như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, thảo quả.v.v đang bị khai thác vô tổ chức, không có kế hoạch bảo vệ nguồn gen lâu dài
Trang 33* Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn Huyện có nhiều khoáng sản quý đã và đang được khai thác như quặng thiếc, quặng sắt, vàng trong đó có dải quặng sắt kéo dài từ thị trấn Nguyên Bình đến thị trấn Tĩnh Túc, có trữ lượng lớn để phát triển nghành luyện kim Tuy nhiên, trữ lượng của một số loại đã suy giảm đáng kể đặc biệt
là mỏ thiếc ở Tĩnh Túc đã được khai thác trên 50 năm Hiện nay, trữ lượng các
mỏ thiếc, Vofram không còn nhiều, ước tính khoảng 20.000 tấn, hàng năm có thể khai thác phục vụ xuất khẩu khoảng 300 tấn
Ngoài ra trên địa bàn Huyện còn nhiều điểm khai thác vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi làm vật liệu xây dựng cho địa phương và cung cấp cho các vùng lân cận
* Tài Nguyên nhân văn:
Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống Kết quả điều tra dân tộc có:
- Dân tộc Dao chiếm 38,7%
- Dân tộc Mông chiếm 5,6%
- Dân tộc Kinh chiếm 8,6%
* Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tất cả các ngành sản xuất, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng…
đều có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện rõ rệt
Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp đóng vai trò quan
trọng, do vậy nhiều nhiệm kỳ qua Đảng bộ tập trung lãnh đạo trên lĩnh vực sản xuất nông – lâm nghiệp, kết quả là xóa đói giảm nghèo nhanh và phát triển kinh tế - xã hội tương đối ổn định Giá trị sản xuất nông- lâm nghiệp có bước
Trang 34phát triển, tăng trưởng bình quân hàng năm khá, tổng sản lượng lương thực hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước chuyển biến, các chương trình dự án nông – lâm nghiệp triển khai trên địa bàn huyện được nhân dân ủng hộ và quan tâm thực hiện từng bước đem lại hiệu quả tốt
Bảng 4.1: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện nguyên bình
(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2020 huyện Nguyên Bình)
Thương mại, dịch vụ đã có những bước phát triển nhất định, mạng lưới bán lẻ của các hộ cá thể và một số đại lý trạm thương nghiệp phát triển đến trung tâm cụm xã và cụm dân cư vùng sâu với các mặt hàng phục vụ đời sống, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng Giá trị ngành dịch vụ tăng bình quân là 14,7% Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực chế biến chưa
đáng kể, nhịp độ phát triển công nghiệp chậm, hệ thống hạ tầng chợ còn yếu,
chưa có đại lý thu mua nông sản
Sự chuyển dịch đó phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của một Huyện vùng cao, nhằm khai thác tiềm năng của cả Huyện, của mỗi vùng dân
cư Chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng nhanh sản phẩm hàng hoá như cây ăn quả, cây công nghiệp, cây đặc sản và cây có giá trị xuất khẩu cao; thay thế dần các loại giống cây trồng vật nuôi địa phương năng suất thấp bằng các trồng vật nuôi mới có năng suất cao
4.1.2.2 Điều kiện xã hội
Trang 35* Về văn hóa ,văn nghệ:
Phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng hàng năm được tổ chức vui tươi lành mạnh, có chất lượng các dịch vụ văn hoá được quan tâm quản lý Việc xây dựng và thực hiện hương ước quy uớc làng bản, thôn, cụm dân cư chưa được tập trung và đẩy mạnh Do đó nhiều hủ tục lạc hậu như mê tín dị
đoan, tảo hôn ở một số nơi vẫn chưa được đẩy lùi
* Lao động
Nguồn nhân lực của huyện huyện Nguyên Bình tương đối dồi dào Theo
số liệu thống kê dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 của huyện là 19001 người, đến năm 2013 số lao động trên địa bàn huyện là 20382 người, chiếm 53,50% dân số toàn huyện; trong đó hầu hết là lao động nông, lâm nghiệp; lao
động trong các ngành khác như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm một tỷ
trọng không đáng kể Mặc dù nguồn nhân lực dồi dào tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Nguyên Bình còn rất thấp so với các địa phương khác trong tỉnh Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp chiếm khoảng 15 – 20% tổng số lao động; lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 80% tổng số lao động
Nhìn chung, nguồn nhân lực của huyện Nguyên Bình hiện còn nhiều
bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện cả hiện tại và trong tương lai
* Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân luôn được quan tâm chú trọng, thực hiện công tác tốt các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia như tiêm
Trang 36chủng mở rộng, phòng chống bệnh bại liệt ở trẻ em, trẻ em suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh phong, bệnh sốt rét, bệnh dịch nguy hiểm, HIV/AIDS
Theo số liệu thống kê đến năm 2012 trên địa bàn huyện Nguyên Bình
có 01 bệnh viện (trung tâm y tế huyện Nguyên Bình), 02 phòng khám đa khoa khu vực (phòng khám đa khoa khu vực Nà Bao và phòng khám đa khoa khu vực Phja Đén ) và 18 trạm y tế xã – thị trấn Với tổng số giường bệnh 170
giường trong đó trung tâm y tế huyện có 60 giường, phòng khám đa khoa khu
vực có 20 giường bệnh (mỗi phòng khám 10 giường), các trạm y tế xã có 5
giường bệnh
* Giáo dục, đào tạo
Công tác giáo dục ngày càng được chú trọng, ngành đã có nhiều chuyển biến tiến bộ, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục đầu tư ngày càng nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng
Hiện nay trên toàn huyện có 20 trường Mầm non, 22 trường Tiểu học,
15 trường trung học cơ sở và 3 trường trung học phổ thông với tổng số 1422 giáo viên và 17774 học sinh Về chất lượng dạy học tỷ lệ học sinh chuyển cấp tăng từ 93,23% năm 2008 lên 97,84% năm 2012 (trong đó: tiểu học tỷ lệ chuyển cấp tăng từ 94,71% năm 2008 lên 100% năm 2012; trung học cơ sở tăng từ 91,75% năm 2008 lên 95,96% năm 2012), tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học giai đoạn 2008 – 2012 đạt 100% ở tất cả các cấp (tiểu học, trung học
cơ sở và trung học phổ phông)
4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Giao thông: Hệ thống giao thông Nguyên Bình có đường Quốc lộ 34 đi
qua thị xã Cao Bằng, qua nhiều địa phận xã, dân cư và qua trung tâm thị trấn Nguyên Bình, thị trấn Tĩnh Túc và qua thị trấn huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm sang
Hà Giang, các đường tỉnh lộ như đường 202 từ Nguyên Bình đi Tam Kim, Hoa Thám; đường tỉnh lộ 212 đi qua địa phận xã Thành Công, ra Ba Bể nối với Quốc
lộ 3 Đây cũng là tiềm năng có vị trí giao lưu hàng hoá thuận lợi và quan trọng cho phát triển kinh tế hàng hoá giữa các vùng trong và ngoài Huyện
* Hệ thống cấp, thoát nước: Đến năm 2009, có tổng số 151 công trình
cấp nước sinh hoạt (tổng mức đầu tư 32 tỷ đồng), bằng nhiều nguồn vốn đầu
Trang 37tư như chương trình 135, chương trình 134, nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao, dự án của các tổ chức phi Chính phủ…Hiện nay khoảng 89,95% dân số trong huyện được sử dụng nước hợp vệ sinh từ các công trình cấp nước đã đầu tư
* Thông tin
Hiện nay, 100% số xã trên địa bàn huyện có điện thoại và điểm bưu
điện văn hoá cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cho chính quyền và
nhân dân địa phương Số liệu thống kê đến năm 2013 toàn huyện có 2.785 số thuê bao điện thoại cố định và 409 số thuê bao internet; có 3 trạm phát lại truyền hình, tỷ lệ số hộ được phủ sóng truyền hình Việt Nam khoảng 90%; toàn huyện có 4 trạm truyền thanh, 95% dân đã được phủ sóng phát thanh
Huyện Nguyên Bình có đất đai nông nghiệp, thời tiết khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng nông nghiệp, cây công nghiệp ngắn ngày như cây lương thực, đỗ tương, lạc, mía, dong giềng, khoai sắn, khoai lang, khoai sọ… Diện tích đất đồi rừng còn nhiều, khả năng đưa vào khoanh nuôi tái sinh phát triển các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế như: cây trúc sào, nghiến, lát, thông, xa mộc…và các loại cây ăn quả đặc sản vùng Á nhiệt đới như lê, mận,
đào, hồng, cam, quýt… ngoài ra còn phải kể đến các nguồn thảo dược, dược
liệu quý, các loại lâm thổ sản từ rừng như: măng, nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân, thảo quả… Đây chính là nguồn tiềm năng giúp đồng bào các dân tộc tăng nguồn thu nhập, cải tiến đời sống, vươn tới xóa đói giảm nghèo và biết cách làm giàu
Phần lớn các xã đều có những đồng cỏ có thể quy hoạch khoanh nuôi
để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá Tiểu vùng
khí hậu Phja Đén - Thành Công thuận lợi cho phát triển vùng rau trái vụ để cung cấp rau cho thị trường trong và ngoài Huyện như: Cao Bằng, Bắc Kạn
và Thái Nguyên
Ngoài ra, huyện Nguyên Bình còn có những khu di tích lịch sử như hang Kéo Quảng ở xã Minh Tâm, Khu rừng Trần Hưng Đạo ở xã Tam Kim,
đền Ông Búa thị trấn Tĩnh Túc và tiềm năng triển vọng phát triển du lịch sinh
thái tầm dự án quốc gia Phja Đén, Phja Oắc ở xã Thành Công