- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Đánh giá hiệu qu
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH NGỌC HUÂN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY LÊ VH6 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Thái Nguyên, năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trong luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn Các kết quả, số liệu
sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng, trong quá trình thực hiện luận văn những sự giúp
đỡ mà tôi có được tôi đã cảm ơn và trích dẫn đầy đủ về nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Đinh Ngọc Huân
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tác giả giúp sự giảng dạy, hỗ trợ từ các thầy cô giáo và cơ quan, ban ngành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Tôi xin được cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - PGS.TS Đỗ Xuân Luận đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi hết sức tận tình để tôi có thể hoàn thiện được luận văn
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên đã quan tâm, hỗ trợ, truyền tải kiến thức và trợ giúp tôi để hoàn thành luân văn
Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ của các ban ngành huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, và lãnh đạo cùng nhân dân tại 3 xã Quang Thành, Vũ Nông, Yên Lạc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã cung cấp cho tôi số liệu và các
tư liệu, nhiệt tình trả lời các câu hỏi khảo sát thực tế Nhờ vậy mà tôi đã có được cơ sở để thực hiện và hoàn thiện được luận văn
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, người thân, anh
em, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập và làm luận văn
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2023
Tác giả luận văn
Đinh Ngọc Huân
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii
MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa đề tài 3
5.1 Ý nghĩa khoa học 3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1 Cơ sở lý luận 5
1.1.1 Cây lê VH6 và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây lê VH6 5
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây lê VH6 6
1.1.3 Quan điểm về phát triển 7
1.1.4 Các quan điểm về phát triển sản xuất 8
1.1.5 Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế 9
1.1.6 Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong SXKD 11
Trang 61.1.7 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 12
1.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây ăn quả nói chung
và cây Lê VH6 nói riêng 14
1.2 Cơ sở thực tiễn 16
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất lê VH6 của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai 16
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất lê VH6 của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 17
1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 19
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 Đặc điểm địa bàn 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Đánh giá chung về thuận lợi và khó khăn đối với phát triển lê VH6
tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 28
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu 28
2.3.2 Thu thập số liệu 30
2.3.3 Xử lý số liệu 30
2.3.4 Phương pháp SWOT 31
2.3.5 Chỉ tiêu nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 33
3.1 Thực trạng phát triển sản xuất cây lê VH6 tại huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng 33
3.1.1Diện tích, năng suất 33
Trang 73.1.2 Các chính sách phát triển lê VH6 của huyện Nguyên Bình 36
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 49
3.2.1 Nguồn lực sản xuất 49
3.2.2 Cơ sở hạ tầng 50
3.2.3 Tập quán canh tác 51
3.2.4 Thị trường tiêu thụ 51
3.2.5 Chính sách liên quan 52
3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động
phát triển sản xuất lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình 53
3.4 Một số giải pháp phát triển sản xuất cây lê VH6 tại huyện Nguyên Bình,
tỉnh Cao Bằng 54
3.4.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các hộ dân huyện Nguyên Bình 56
3.4.2 Về cơ chế, chính sách 56
3.4.3 Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm lê VH6 57
3.4.4 Hỗ trợ giống và khoa học, kỹ thuật cho các hộ trồng lê VH6 58
3.4.5 Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan ban ngành địa phương 59
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 67
PHIẾU KHẢO SÁT HỘ NÔNG DÂN 67
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Diện tích lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình 34
Bảng 3.2 Năng suất lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình 36
Bảng 3.3 Lượng phân bón cho VH6 thời kỳ 3 năm đầu 39
Bảng 3.4 Lượng phân bón cho VH6 thời kỳ kinh doanh 40
Bảng 3.5 Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra 40
Bảng 3.6 Tình hình của các hộ điều tra về lao động và nhân khẩu 44
Bảng 3.7 Chi phí sản xuất cho 1 ha lê VH6 thời kỳ kiến thiết cơ bản 45
Bảng 3.8 Chi phí sản xuất cho 1 ha lê VH6 thời kỳ kinh doanh 46
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả điều tra thực tế về hiệu quả sản xuất lê VH6
bình quân 1 ha lê VH6 trong năm đầu tiên sau thời kỳ kiến thiết cơ bản 47
Bảng 3.10 Hiệu quả sản xuất lê VH6 bình quân 1 ha (Tính tổng cho thời kỳ
kinh doanh 4 năm kể từ năm thứ 5 cho đến hết năm thứ 8) 48
Bảng 3.11 Đánh giá của người dân và cán bộ về ảnh hưởng của nguồn lực
sản xuất đến phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình 49
Bảng 3.12 Đánh giá của người dân và cán bộ về ảnh hưởng của cơ sở
hạ tầng đến phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình 50
Bảng 3.13 Đánh giá của người dân và cán bộ về tập quán canh tác 51
đến phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình 51
Bảng 3.14 Đánh giá của người dân và cán bộ về ảnh hưởng của thị trường
tiêu thụ đến phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình 52
Bảng 3.15 Đánh giá của người dân và cán bộ về ảnh hưởng của chính sách
đến phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình 52
Bảng 3.16 Phân tích SWOT trong sản xuất lê VH6 53
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Đinh Ngọc Huân
Tên luận văn: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
1 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê VH6
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây lê VH6 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả kinh tế cây lê VH6 và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây lê VH6 Đối tượng điều tra khảo sát là các hộ trồng lê VH6 trên địa bàn 03 xã Quang Thành, Vũ Nông, Yên Lạc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
3 Phạm vi nghiên cứu
*Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
Trang 11- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê VH6
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây lê VH6 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả kinh tế lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
* Về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn 03 xã Quang Thành,
Vũ Nông, Yên Lạc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Về thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp liên quan đến nghiên cứu được thu thập trong 3 năm (2020 - 2022);
+ Số liệu sơ cấp được thực hiện điều tra, khảo sát vào quý I năm 2023
4 Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào các nội dung sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê VH6
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trang 12- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây lê VH6 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Thứ ba: Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm tạo bước đột phá trong tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, tỉnh Cao Bằng đã nghiên cứu phục tráng và phát triển các giống cây trồng đặc sản của địa phương, đưa các loại giống cây trồng mới cho năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện từng vùng miền trong tỉnh vào sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu nhân giống sản xuất đến bảo quản nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, hướng tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thông qua áp dụng khoa học
kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp, năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế được nâng lên rõ rệt
Giống lê VH6 là dạng cây ăn quả lâu năm, đang được sản xuất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, cây trồng một lần có thể cho chu kỳ thu hoạch từ 30 -
40 năm Đây là giống cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, cao trung bình 5 - 7 mét, bộ tán lá khá rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hàng năm cây có 3 đợt lộc (lộc xuân, hè, thu) Lê VH6 có ưu điểm nổi trội và năng suất cao, khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích ứng với nhiều loại đất đai, khả năng
ra hoa đậu quả cao, quả to, mẫu mã đẹp và đặc biệt là thịt quả trắng không bị thâm Khi ăn quả có hương thơm đặc trưng, độ brix, hàm lượng canxi khi chín cao vượt trội các giống lê khác, cây rụng lá phân hóa mầm hoa vào khoảng tháng 9 - 12 dương lịch, cây ra hoa và thu hoạch quả từ tháng 2 - 7 hàng năm (Phòng Nông nghiệp huyện Nguyên Bình, 2022)
Huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng những năm gần đây đã đưa giống
lê VH6 về trồng thử nghiệm, bước đầu cho thấy những triển vọng để hình thành vùng chuyên canh lê, cây lê VH6 được trồng tại huyện Nguyên Bình từ năm 2016, thuộc Dự án "Xây dựng phát triển giống lê mới và lê địa phương tại vùng miền núi phía bắc" và được đưa vào thực hiện ở 03 xã: Vũ Nông,
Trang 14Quang Thành và Yên Lạc với diện tích 15 ha, có 90 hộ tham gia (Phòng Nông nghiệp huyện Nguyên Bình, 2022)
Đến nay diện tích trồng lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
đã tăng lên đáng kể Lê VH6 đã cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội, góp phần nâng cao mức thu nhập cho người dân Nguyên Bình Tuy nhiên diện tích trồng lê VH6 trên địa bàn huyện vẫn còn hạn chế, người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ lê VH6
Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình thực tiễn về phát triển lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 và tìm ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết Từ những vấn đề thực tiễn trên tác giả đã tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” để làm luận văn thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lê VH6 tại địa phương trong thời gian tới
Trang 15- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây
lê VH6 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hiệu quả kinh tế cây lê VH6 và những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế cây lê VH6
4 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn 03 xã bao gồm Quang Thành, Vũ Nông
và Yên Lạc của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu trong thời gian thu thập các số liệu từ năm
2020-2022, số liệu sơ cấp được thu thập trong quý I năm 2023
5 Ý nghĩa đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài xác định cơ sở khoa học, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế sản xuất lê VH6
- Kết quả của nghiên cứu của luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế cây
lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” sẽ làm tài liệu tham
khảo cho các nghiên cứu khác
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua kết quả nghiên cứu trong luận văn Đánh giá hiệu quả kinh
tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” của tác giả
góp phần giúp nắm bắt được tình hình sản xuất lê VH6 và vị trí của cây lê VH6 trong sự phát triển kinh tế của các hộ trồng lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng
Trang 16tới sự phát triển cũng như hiệu quả kinh tế của cây lê VH6 trên địa bàn Nguyên Bình
- Luận văn của tác giả cũng đã đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của lê VH6 trên địa bàn 3 xã nghiên cứu thực tiễn tại huyện Nguyên Bình, bao gồm xã Quang Thành, xã Vũ Nông
và xã Yên Lạc trong thời gian tới, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ, tăng thu nhập cho người dân Nguyên Bình
Trang 17CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Cây lê VH6 và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây lê VH6
1.1.1.1 Giới thiệu cây lê VH6
Giống lê VH6 là dạng cây ăn quả lâu năm, cây trồng một lần có thể cho chu kỳ thu hoạch từ 30 - 40 năm, đây là giống cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, cao trung bình 5 - 7 mét, bộ tán lá khá rộng, chống chịu sâu bệnh tốt, hàng năm cây có 3 đợt lộc (lộc xuân, hè, thu), cây rụng lá phân hóa mầm hoa vào khoảng tháng 9 - 12 dương lịch, cây ra hoa và thu hoạch quả từ tháng 2 - 7 hàng năm Ưu điểm nổi trội của lê VH6 là so với các giống lê khác hiện đang được sản xuất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc thì giống này có năng suất cao hơn hẳn và thơm ngon hơn Lê VH6 nhờ khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thích ứng với nhiều loại đất đai, khả năng ra hoa đậu quả cao, quả
to, mẫu mã đẹp và đặc biệt là thịt quả trắng không bị thâm Khi ăn quả có hương thơm đặc trưng, độ brix, hàm lượng canxi khi chín cao vượt trội các giống lê khác (Phòng Nông nghiệp huyện Nguyên Bình, 2022)
1.1.1.2 Đặc trưng cây lê VH6
Đặc điểm của lê VH6 là thân cây không có màu xanh, thân già màu nâu đậm, vỏ cây vỏ Lá hình bầu dục, lá mùn có răng phụ nhỏ, lá màu xanh đạm, bóng, dày và cứng Khối lượng TB từ 300 - 400 gam/quả, quả chín vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, cây Lê nên trồng bằng cây nhân giống bằng ghép mắt hay ghép cành, gốc ghép thích hợp cho cây lê ăn quả là cây lê dại (Mắc coọt) Thời vụ ghép lê có thể quanh năm, ngoại trừ những tháng mưa nhiều, tháng 4
- 5 cây ghép gốc nhỏ có thể ghép cành bên, tháng 8 - 9 cây ghép gốc lớn có thể ghép mắt và tháng 12 - 1 có thể ghép nêm, trồng bằng cây ghép chú ý loại
Trang 18bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây lê dại, quả nhỏ Lê trồng với khoảng cách: cây cách cây 5 m, mật độ 400 cây/ha, nên trồng xen 5 – 10% các giống lê khác giống để tăng cường thụ phấn tự nhiên cho lê(Phòng Nông nghiệp huyện Nguyên Bình, 2022)
Hình 1.1 Cây lê VH6
(Nguồn: Ảnh chụp của tác giả)
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây lê VH6
Phát triển cây lê VH6 sẽ góp phần tăng thu nhập cho hộ nông dân trồng
lê VH6 Trồng lê VH6 sẽ góp phần giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, hộ gia đình, giảm bớt vấn đề phân hóa giàu nghèo tại địa phương
Trang 19Về mặt môi trường
Phát triển cây lê VH6 có ý nghĩa trong việc khai thác và sử dụng các tài nguyên đất, nước một cách hợp lý, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
1.1.3 Quan điểm về phát triển
Phát triển là khái niệm được xuất hiện khá phổ biến và đã có nhiều định nghĩa được đưa ra tùy theo cách đánh giá và nhìn nhận cụ thể Phát triển được hiểu đơn giản là quá trình tăng trưởng đi lên để đạt được mức tốt hơn, cao hơn
so với trước Phát triển chính là sự tăng lên về qui mô và là cái đích được mong đợi Trong bất kỳ lĩnh vực nào con người cũng luôn hướng tới sự phát triển đi lên Phát triển về kinh tế luôn là nội dung trọng tâm được tất cả các gia trên thế giới quan tâm và chú trọng Để phát triển kinh tế thì cần phát triển đồng bộ nhiều lĩnh vực trong đó phát triển sản xuất giữ vai trò hết sức quan trọng Phát triển sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế của quốc gia
Phát triển theo ngân hàng thế giới (1991) đưa ra định nghĩa là đó là sự tăng trưởng về mặt kinh tế Đồng thời còn bao gồm cả những vấn đề liên quan khác, nhất là sự tự do, sự bình đẳng về các quyền của con người và về chính trị Còn theo tác giả Raaman (1995) thì quan niệm về phát triển lại được hiểu
là quá trình thay đổi liên tục (dẫn theo Lương Thị Bông, 2019) Quá trình thay đổi đó góp phần làm tăng trưởng mức sống của con người đồng thời giúp cho những thành quả tăng trưởng trong xã hội được phân phối cho mọi người một cách công bằng và đảm bảo (Lương Thị Bông, 2019)
Ngoài ra còn có nhiều quan niệm, định nghĩa, khái niệm khác được đưa
ra liên quan đến phát triển Tuy nhiên tựu chung lại các quan điểm đều cho rằng phát triển chính là sự tăng lên về qui mô, số lượng đồng thời là sự thay đổi về mặt cấu trúc theo hướng nâng cao chất lượng Và cái đích mà phát triển hướng tới cuối cùng là nhằm tăng hiệu quả
Trang 20Khái niệm phát triển được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó phát triển nông nghiệp bền vững được nhắc đến rất nhiều trong giai đoạn hiện nay Khái niệm này cũng được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo như quan niệm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) thì đó là sự quản lý, bảo tồn về mức độ thay đổi về kỹ thuật và tổ chức giúp đảm bảo cho các nhu cầu của con người ngày càng tăng đều được đảm bảo thỏa mãn tốt nhất Phát triển nông nghiệp bền vững có nghĩa là không không làm ảnh hưởng đến môi trường, đến tài nguyên thiên nhiên và quá trình phát triển hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ, đồng thời có hiệu quả về mặt kinh tế và về phương diện xã hội được chấp nhận (dẫn theo Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997)
1.1.4 Các quan điểm về phát triển sản xuất
Sản xuất là hoạt động cơ bản và không thể thiếu được trong cuộc sống của con người và là mối quan tâm của toàn thể nhân loại bởi có sản xuất thì con người mới có thể tồn tại và phát triển được Đây được xem là hoạt động của con người một cách có ý thức với mục đích rạo ra được vật chất, của cải
và được thực hiện bằng cách sử dụng tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động (Đỗ Đình Ca, 2006)
Hay có thể hiểu theo cách khác sản xuất ở đấy là quá trình điều hòa và phối hợp giữa các yếu tố đều vào để nhằm tạo ra được đầu ra bao gồm các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Trong đó các yếu tố đầu vào sẽ bao gồm các yếu tố sản xuất hay tài nguyên Phát triển sản xuất chính là quá trình vận động đi lên
từ thấp đến cao của đối tượng sản xuất, đồng thời là sự đi lên từ đơn giản cho đến phức tạp nó cũng bao gồm cả sự hoàn thiện của quá trình sản xuất để mang lại những kết quả mong muốn
Có thể nhìn nhận phát triển sản xuất ở 2 góc độ cơ bản, đó là:
- Theo chiều rộng
- Theo chiều sâu
Trang 21Cụ thể chi tiết về 2 góc độ này như sau
Theo chiều rộng
Ở đây sẽ bao gồm các vấn đề tăng lên về quy mô như việc mở rộng diện tích đất trồng đối với sản xuất nông lâm nghiệp, cũng có thể là việc tăng
số lượng lao động, tăng số vốn đầu tư vào phát triển sản xuất Ở góc độ này
là nhằm tăng sản lượng bằng cách chỉ sử dụng các kỹ thuật giản đơn và không đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật mà sẽ mở rộng diện tích đất trồng Kết quả của chiều hướng phát triển này sẽ là tăng được diện tích và quy mô sản xuất
Theo chiều sâu
Ở góc độ này, vốn đầu vào được giữ nguyên không đổi tuy nhiên quá trình sản xuất lại áp dụng các công nghệ mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời xây dựng cơ sở hạ tầng sao cho phù hợp nhất với điều kiện thực tế của quá trình sản xuất Với sự phát triển này góp phần làm tăng được khối lượng sản xuất ra, và không chỉ thế còn nâng cao được hiệu quả kinh tế sản xuất Quá trình phát triển sản xuất theo chiều sâu sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm, thay đổi đồng thời cả hình thức tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất, và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất Phát triển sản xuất theo chiều sâu còn thường gawpsn liên với phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường (Lương Thị Bông, 2019)
1.1.5 Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế
* Các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Người ta rất thường hay nhắc đến trong sản xuất đó là sản xuất có hiệu quả hay không, sản xuất hiệu quả hay sản xuất kém hiệu quả Vậy hiệu quả kinh tế ở đây được hiểu là gì?
Hiệu quả kinh tế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu Có nhiều quan điểm khác nhau đã được đưa ra về vấn đề này Dưới đây
là một số quan điểm phổ biến nhất:
Trang 22- Theo quan điểm của Mác thì hiệu quả kinh tế có thể hiểu là phân phối hợp lý và tiết kiệm được thời gian lao động Vận dụng quan điểm của Mác thì nhiều nhà kinh tế học đã phát triển nhiều nhận định về hiệu quả kinh tế, chẳng hạn như đó là sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng việc tăng thu nhập quốc dân hay tăng tổng sản phẩm xã hội với một tốc độ cao và điều này nhằm đáp ứng được quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội (dẫn theo Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997)
- Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế học thị trường mà tiêu biểu là Wiliam D Nordhall và là Paul A Samuelson thì hiệu quả kinh tế được hiểu
là các lựa chọn kinh tế đều nằm trên đường giới hạn khả năng SX và hiệu quả còn thể hiện là không lãng phí (dẫn theo Đỗ Đình Ca, 2006)
- Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối quan hệ tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Mối quan hệ này được xem xét ở cả hai mặt, bao gồm so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối Điều đó cũng nghĩa là, mối quan hệ giữa kết quả với chi phí đạt được mức tối ưu thì sẽ được coi là có hiệu quả kinh tế (dẫn theo Phạm Vân Đình và cộng sự, 1997)
Như vậy có thể thấy rằng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế tuy nhiên tựu chung lại thì đây chính là một phạm trù kinh tế Đây cũng là đích mong muốn đạt được của tất cả các ngành sản xuất và của toàn
xã hội Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong họat động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phi
bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật
Trang 23hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết qủa thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết qua đó
* Ý nghĩa
Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng Hiệu quả kinh tế là thước đo đánh giá cả hoạt động sản xuất kinh doanh để căn cứ vào đó xác định được mức độ thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong SXKD
Khi một ngành, lĩnh vực hoạt động có hiệu quả sẽ có tác dụng đóng góp quan trọng và phát triển kinh tế địa phương, khu vực Một số ý nghĩa khác như:
- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có
- Hiệu quả kinh tế sẽ góp phần quan trọng vào thúc đẩy các tiến bộ KHKT và CN, thực hiện tốt CNH, HĐH
- Đẩy nhanh phát triển kinh tế
- Nâng cao đời sống người lao động cả về vật chất và tinh thần
1.1.6 Nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế trong SXKD
* Nội dung
Nội dung của hiệu quả kinh tế trong SXKD có thể được hiểu như sau:
- Là quan hệ so sánh, được đo lường một cách cụ thể trong việc dùng các yếu tố đầu vào của quá trình SX để có thể tạo ra khối lượng SP lớn hơn với sự tăng cao hơn về chất lượng SP Trong đó các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, đất đai, lao động, quản lý, KH, KT
- Mối quan hệ giữa đầu vào (chi phí) và đầu ra (sản phẩm) là mối quan
hệ luôn tồn tại trong mọi hoạt động SXKD Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra này được xem xét cho toàn bộ các DN và được xem xét cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ Từ đó mới xác định được:
Trang 24+ Loại chi phí nào?
+ Hao phí bao nhiêu?
+ CP có chấp nhận được không?
- Kết quả kinh tế và hiệu quả kinh tế là 2 phạm trù khác nhau, không đồng nhất, không phải là một nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ vô cùng mật thiết Đây được xem là mối liên hệ giữa mặt chất với mặt lượng trong mọi hoạt động SXKD Kết quả sản xuất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khối lượng, qui mô trong khi đó hiệu quả lại đánh giá được mức độ tương quan giữa chi phí và kết quả đạt được Cần phải căn cứ vào kết quả đạt được
và so sánh với chi phí bỏ ra thì mới đánh giá được là hoạt động SXKD có đạt được hiệu quả hay không?
* Bản chất
Về bản chất của hiệu quả kinh tế thì cụ thể như sau:
- Bản chất là tiết kiệm lao động và năng cao năng suất LĐ xã hội Điều này cũng gắn liền với 2 quy luật cơ bản của SX đó là quy luật tiết kiệm thời gian LĐ, quy luật tăng năng suất LĐ
- Đây là thước đo duy nhất về chất lượng của HĐ SXKD Phương án
SX có hiệu quả thì đồng nghĩa là chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng kết quả đạt được là cao nhất Đây được xem là một phạm trù để đánh giá trình độ SX nhưng lại không phải là cái đích cuối cùng của SX Bởi là không chỉ dừng lại
ở việc SX có hiệu quả mà phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình SXKD để ngày càng đạt được những hiệu quả cao hơn
1.1.7 Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để đánh giá Hiệu quả SXKD cần lưu ý một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Cần xác định được mốc so sánh để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh Hiệu quả ở đây cần được đánh giá là có đạt không? Cao hay
Trang 25thấp? Tăng hay giảm? Phải có mức so sánh để biết là có đạt được mốc cụ thể hay không?
- Cần phải có mức kế hoạch hoặc định mức để căn cứ vào đó tiến hành
so sánh hiệu quả đạt được
- Cần phải xác định được mức hiệu quả trung bình và mức tiên tiến trong ngành để căn cứ vào đó so sánh và biết được hoạt động SXKD hiện nay so với trung bình và tiên tiến của ngành đạt được ở mức nào?
- Cần so sánh hiệu quả so với mức kỳ trước hoặc một kỳ nào đó mà hoạt động SXKD đã thực hiện trước đó để biết hiệu quả ở kỳ hiện tại đạt được ở mức nào?
- Cần so sánh đánh giá với mức hiệu quả thực tế của đơn vị khác, địa phương khác, nước khác hay ngành khác, doanh nghiệp khác để thấy được
sự chênh lệch
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bao gồm:
- Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp, lợi nhuận lần lượt tính cho 1 ha đất trồng trọt
- Giá trị sản xuất; giá trị gia tăng; thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lượt tính trên 1 ngày công lao động
- Giá trị sản xuất; giá trị gia tăng; thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất; giá trị gia tăng; thu nhập hỗn hợp; lợi nhuận lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí
- Năng suất lao động: Năng suất lao động = GO/LĐ
- Chi phí trên đơn vị diện tích = IC/1 ha
Nói đến vấn đề HQKT của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Trang 261.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây ăn quả nói chung và cây
Lê VH6 nói riêng
Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả trồng cây ăn quả nói chung và cây
Lê VH6 nói riêng bao gồm khá nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố cơ bản nhất sau đây: Nguồn lực sản xuất, Cơ sở hạ tầng, Tập quán canh tác, Thị trường tiêu thụ và Chính sách liên quan Cụ thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này chi tiết như sau:
và phát triển của cây trồng này
Vốn sản xuất
Vốn sản xuất cũng là yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn sản xuất bất kỳ cái gì, trồng loại cây nào đều cần phải có một lượng vốn nhất định Đây cũng chính là lý
do mà tại sao các hộ nghèo lại gặp khó khăn trong phát triển kinh tế bởi họ
Trang 27thiếu vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh Hiện nay nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi về vốn để khuyến khích người dân tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế
Lao động
Lao động cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển cây ăn quả nói chung và lê VH6 nói riêng Địa phương nào có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất thì sẽ có điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương Bên cạnh đó, trình độ lao động cũng rất quan trọng Lao động có trình độ cao sẽ thường tạo ra kết quả lao động sản xuất tốt hơn so với lao động trình độ thấp
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng nhiều nhất đến khâu tiêu thụ, vận chuyển và phát triển mở rộng sản xuất Cơ sở hạ tầng được xây dựng đầy đủ, phát triển thì sẽ tạo thuận lợi cho giao thương, có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển sản xuất các loại cây ăn quả nói chung và lê VH6 nói riêng Ngược lại nếu địa phương còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng thì sẽ khiến cho quá trình sản xuất, tiêu thụ gặp nhiều thách thức
Tập quán canh tác
Tập quán canh tác cũng có nhiều ảnh hưởng nhất định đến việc phát triển cây trồng Bà con đồng bào thường có tập quán canh tác riêng và họ thường đúc rút, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quá trình canh tác Nhờ kinh nghiệm có được mà họ có được những giải pháp canh tác sao cho phù hợp và hiệu quả Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu tập quán canh tác lạc hậu thì sẽ lại là yếu tố cản trở sự phát triển sản xuất kinh doanh
Thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển các loại cây ăn quả nói chung và lê VH6 nói riêng Đây chính là bài toán đặt ra
Trang 28cho phát triển sản xuất kinh doanh Phải có thị trường tiêu thụ thì mới giải quyết được đầu ra của sản phẩm Lê VH6 là loại quả có nhiều ưu điểm vượt trội, được thị trường ưa chuộng nhưng nếu không khai thác và phát triển tốt thì sẽ không mở rộng được thị trường khi đó đầu ra không giải quyết được thì
sẽ không thể đẩy mạnh phát triển sản xuất được
Chính sách liên quan
Các chính sách của Nhà nước và địa phương ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây lê VH6 nói riêng Các chính sách góp phần tạo cơ chế, điều kiện thuận lợi để các tác nhân tham gia vào
phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, mở rộng sản xuất và tiêu thụ cây trồng 1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất lê VH6 của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Thực hiện Nghị quyết số 10- của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lào Cai về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thời gian qua, huyện Bắc Hà đã
và đang chú trọng phát triển mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng cây
ăn quả ôn đới, nhất là cây lê VH6 theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với du lịch nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con nông dân người Mông địa phương
Hiện nay, tổng diện tích Lê VH6 tại Bắc Hà lên tới 120 ha, cây Lê cho năng suất cao và chất lượng quả tốt, thời gian thu hoạch trước giống lê Trung Quốc và Lê địa phương khoảng 1 tháng, nên tiêu thụ có nhiều thuận lợi
Tại huyện Bắc Hà, cán bộ khuyến nông huyện và các xã hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc, vin cành, tạo tán, đốn tỉa, bọc quả, phòng chống sâu bệnh, ong chính hút quả và tỉa bớt số lượng quả bảo đảm mật độ đều cho quả phát triển, quả to, mẫu mã đẹp giúp các hộ gia đình tăng năng suất và hiệu quả kinh tế từ việc trồn lê VH6
Trang 29Đối với diện tích lê cũ, lâu năm, huyện đã phối hợp với chủ hộ hướng dẫn hộ cải tạo, vin cành, tạo tán; áp dụng ngay khoa học kỹ thuật để làm mô hình, sau đó nhân rộng, thúc đẩy các hộ khác làm theo Từ đó, bà con nông dân tại địa phương đã hưởng ứng tích cực dự án trồng mới cây lê VH6 trên địa bàn xã Đến nay cây lê cho quả đều, năng xuất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành cao ổn định, hiệu quả gấp 4 - 5 lần trồng ngô, lúa, tăng thu nhập cho bà con nông dân trồng cây lê VH6 Huyện chú trọng phát triển vùng cây lê hữu cơ, công nghệ cao, chất lượng cao theo hướng khoanh vùng, tập trung với mục đích gắn phát triển cây lê VH6 với du lịch, tạo điểm tham quan cho du khách vào mùa hoa lê nở, mùa quả chín, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống bà con người Mông địa phương, đưa Bắc
Hà trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách (UBND huyện Bắc Hà, 2022)
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển sản xuất lê VH6 của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất lê VH6 tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã mang đến hiệu quả kinh tế cao, mở
ra triển vọng xây dựng cây trồng đặc sản gắn với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp tại địa phương
Huyện Ngân Sơn có hơn 33ha diện tích trồng cây lê, chủ yếu là giống
lê địa phương, trong đó diện tích cho thu hoạch chỉ khoảng 2ha Qua đánh giá thực tế, người dân chưa chú trọng chăm sóc nên nhiều cây đã già cỗi, phát triển kém, năng suất không cao Vì vậy, năm 2017 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) triển khai dự án
“Ứng dụng khoa học và công nghệ sản xuất lê tại Bắc Kạn” ở thôn Đèo Gió với diện tích 3ha, gồm 4 hộ tham gia
Giống lê được trồng theo dự án là VH6, trồng xen giống lê nâu bản địa được nhân giống từ cây trội, chọn lọc tại địa phương
Trang 30Tham gia dự án, các hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc lê; hằng năm được cấp phát phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dây vít cành theo đúng quy trình kỹ thuật; thường xuyên kiểm tra phát hiện phòng trừ sâu bệnh, bón phân 3 – 4 lần kết hợp xới xáo, làm cỏ xung quanh gốc
Các hộ tham gia dự án cũng được hướng dẫn cắm cọc định cây mọc thẳng đứng, cắt tỉa cành tăm, cành thấp tạo bộ khung tán, tiến hành vít cành tạo tán vào cuối năm khi cây rụng lá
Trong quá trình đợi cây lê phát triển khép tán, các hộ dân trồng xen cây đậu tương, các loại bí quả, gừng… có tác dụng không tranh ánh sáng, dinh dưỡng với cây lê, giữ ẩm, hạn chế cỏ dại, tránh xói mòn và có nguồn thu nhập
Cây lê 3 năm tuổi bắt đầu ra hoa, bói những quả đầu tiên nhưng phải cắt bỏ quả để dưỡng cây Bước sang năm thứ 4, cây lê VH6 đều có tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao, trung bình 20 – 50 quả/cây
Theo truyền thống, người dân trồng lê để phát triển tự nhiên, cây cao nên việc chăm sóc hay thu hái quả đều gặp khó khăn, sai quả nhưng quả nhỏ, tính ra giá trị kinh tế không cao Sau thu hoạch, không chăm sóc cây lê sẽ bị suy kiệt, ra quả cách năm nên cần bón phân dưỡng cây, cắt tỉa cành vượt…Vì vậy, khi tham gia dự án người dân được áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác
từ vít cành, tạo tán, tỉa hoa, bọc quả, bón phân… nên quả to, mẫu mã đẹp
Giống lê VH6 có chất lượng hơn hẳn giống lê địa phương, thịt quả mềm, mọng nước, ngọt thanh mát, không có vị chát, không hóa nâu như giống lê địa phương, khối lượng khoảng 300g/quả, độ brix từ 12 – 15% Kết quả từ dự án cây lê VH6 mở ra hướng phát triển du lịch trải nghiệm cho địa phương này Khi hình thành vùng trồng lê tập trung, vào mùa hoa nở trắng tinh rất thu hút du khách đến chụp ảnh, tham quan Ngoài ra, đường giao thông được đầu tư đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến trải nghiệm, hái quả trực tiếp khi mùa quả chín, đây cũng là cách giúp người dân tiêu thụ, quảng bá sản phẩm Năm 2021, huyện Ngân Sơn xây dựng đề án
Trang 31“Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã hội
và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh huyện Ngân Sơn, giai đoạn 2021 – 2025” trong đó chú trọng phát triển cây lê, cây đào tại khu vực thôn Đèo Gió, để tạo nên những vườn hoa đào, hoa lê mỗi dịp xuân về phục vụ du khách tham quan, ngắm cảnh
Trên địa bàn huyện đã có cây lê được Sở NNPTNT tỉnh công nhận là cây đầu dòng, có cơ sở sản xuất cây giống tại địa phương nên chủ động được nguồn giống Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ngân Sơn tiếp tục phối hợp cùng với các xã tuyên truyền nhân rộng mô hình trồng lê; tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật; sử dụng nguồn lực từ nhiều chương trình hỗ trợ giống, phân bón; hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng tới quả lê được công nhận là sản phẩm OCOP Khai thác lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng lê góp phần giúp người dân từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo,
Trồng lê còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái phát triển bền vững
mà còn thay đổi lối canh tác truyền thống để xây dựng thương hiệu sản phẩm Với hiệu quả bước đầu từ cây lê VH6 và kế hoạch cụ thể trong phát triển, hình thành vùng cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch sẽ góp phần giúp Ngân Sơn đạt mục tiêu thoát khỏi huyện nghèo vào năm 2025 (UBND huyện Ngân Sơn, 2022)
1.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
Qua nghiên cứu kinh nghiệm phát triển sản xuất cây lê VH6 tại hai địa phương tiêu biểu nói riêng, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng như sau:
Thứ nhất, huyện Nguyên Bình cần có kế hoạch, quy hoạch cụ thể về phát triển cây lê VH6 trên địa bàn
Trang 32Thứ hai, cần tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trồng và chăm sóc lê cho các
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tọa độ địa lý của Nguyên Bình là: từ 22º29'30"B - 22º48'08"B và từ 105º43'42"Đ đến 106º10'28"Đ Huyện Nguyên Bình có vị trí địa lý:
- Phía đông của huyện tiếp giáp với huyện Hòa An và với huyện Thạch
Trang 34Theo số liệu thống kê đến năm 2022 của huyện Nguyên bình thì diện tích của huyện là 841 km² và dân số của huyện là 39.654 người Mật độ dân
số của huyện Nguyên Bình đạt 47 người/km²
Trang 352.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm chính về khí hậu của huyện Nguyên Bình cụ thể như sau:
- Nhiệt đới gió mùa
2.1.1.4 Đặc điểm sông ngòi
Hệ thống sông, suối Nguyên Bình gồm 3 con sông lớn, đó là:
- Sông Nguyên Bình
- Sông Nhiên
- Sông Năng
2.1.1.5 Đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp 5.048 ha, trong đó đất ruộng có 1.323 ha Đất nương rẫy của huyện Nguyên Bình là 2.221 ha và chủ yếu để trồng ngô với sắn Cây lúa, ngô là cây lương thực chính của nhân dân huyện Nguyên Bình Đồng cỏ 1.150 ha phục vụ cho chăn thả gia súc (trâu, bò, dê, ngựa)
Đất lâm nghiệp 67.242ha, tỉ lệ che phủ 54,04%, có khu vực rừng Phia Oắc, phia Đén là rừng đặc dụng, phòng hộ, trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn khá lớn
Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản hiếm như: thiếc, sắt, titan, vonfram, vàng Mỏ thiếc Tĩnh Túc, Bình Đường, Tài Sỏong, Lũng Mười đã được khai thác từ lâu Có các điểm vàng Sa Khoáng như Kim Liên, Kim San (Tĩnh Túc), Lũng Kim (Vũ Nông) Dọc sông Nhiên từ đầu xã Tam Kim đến cuối xã Hoa
Trang 36Thám, dọc sông Nguyên Bình từ Thể Dục đến Nà Ngàn (Trương Lương, Hòa An); dọc sông Năng đoạn thuộc xã Mai Long và Phan Thanh là những nơi
có vàng sa khoáng có hàm lượng cao từ 70 - 90% Mỏ thiếc Tĩnh Túc là nơi hội tụ người dân ở nhiều nơi đến khai thác vàng và thiếc
Huyện Nguyên Bình có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đi qua Quốc lộ 3 chạy ven qua các xã Thịnh Vượng, Hoa Thám xuống Bằng Văn (huyện Ngân Sơn) Tỉnh lộ 212 trước đây là tuyến đường huyết mạch từ
Hà Nội lên Thái Nguyên, Bắc Kạn đến thị xã Cao Bằng, được nối từ Nà Phặc qua Phúc Lộc (Ba Bể - Bắc Kạn) đi qua trung tâm cụm Phia Đén, xã Thành Công, qua đèo Lê A gặp Quốc lộ 34 tại ngã ba Quang Thành Ngoài ra còn có nhiều tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp, cải tạo và mở mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong vùng ngày càng được nâng cao
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
* Tình hình kinh tế
Năm 2022 là năm thứ 3 huyện Nguyên Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025, là năm thứ 2 thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025 Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã ban hành các kế hoạch trên từng lĩnh vực, chỉ đạo, đôn đốc triển khai Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trang 37Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, huyện còn gặp những khó khăn nhất định, đặc biệt là dịch COVID-19 có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều
ca lây nhiễm trong cộng đồng đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sức khỏe của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Trong bối cảnh
đó, nhờ sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến
cơ sở, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp Nhân dân, công tác phòng, chống và kiểm soát dịch của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng
(3) Tổng đàn trâu 10.970 con: Đạt 100 kế hoạch
(4) Tổng đàn bò 8.465 con, bằng 98,3% kế hoạch: Không đạt
(5) Tổng đàn lợn 32.394 con, bằng 101,77%: Vượt kế hoạch
(6) Tổng đàn gia cầm 175.498 con, bằng 101,43%: Vượt kế hoạch (7) Thành lập mới 03 Hợp tác xã, đạt 300% kế hoạch: Vượt kế hoạch (8) Thu ngân sách đạt 19.465.168.221 đồng, bằng 81,5% dự toán Ước đến 31/12 đạt 24.580.000.000đ, đạt 102,9%: Vượt kế hoạch
(9) Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Nguyên Bình trong năm
2022 cũng đạt 14.120 triệu đồng, bằng 88% Ước đến 31/12 đạt 16.047 tỷ đồng: Đạt 100% kế hoạch
(10) 100% các xã trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tính đến năm 2022
đã có đường đến trung tâm xã được nhựa hóa/bê tông hóa: Kết quả này cũng
đã đạt 100% kế hoạch
Trang 38(11) Có 30% dân cư thành thị được dùng nước sạch, bằng 93,75% kế hoạch: Không đạt
(12) Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 234.500 triệu đồng (gồm vốn từ các CT MTQG), bằng 220,5%: Vượt kế hoạch
* Tình hình xã hội
Trong năm 2022 tình hình xã hội của huyện cụ thể như sau:
- Tổng tỷ suất sinh đạt 1,3 con, bằng 166%: Vượt kế hoạch
- Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân đạt 13,8 bác sỹ, bằng 101,47%: Vượt kế hoạch
- Số giường bệnh/vạn dân đạt 30 giường: Đạt 100% kế hoạch
- Trong năm 2022, huyện Nguyên Bình đã tăng thêm được một xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã: Kết quả này đã đảm bảo đạt 100% kế hoạch
- Tỷ lệ Trạm y tế xã của huyện Nguyên Bình có bác sỹ đến làm việc, bao gồm cả các sĩ luân phiên tuần 02 buổi đạt 94,1%, bằng 114,2%: Vượt kế hoạch
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Nguyên Bình tính đến năm 2022 bị suy dinh dưỡng đạt 14,2%: Đạt 100% kế hoạch
- Xây dựng mới 01 trường đạt chuẩn quốc gia: Đạt 100% kế hoạch
- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế 98,5%: Đạt 100% kế hoạch
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt 6,25%, bằng 101,95% kế hoạch: Vượt kế hoạch
- Năm 2022 huyện Nguyên Bình đã có 24,96% lao động qua đào tạo/tổng số lao động của huyện Kết quả này Đạt 100% kế hoạch
- Tỷ lệ đào tạo nghề 9,5%: Đạt 100% kế hoạch
- Giải quyết việc làm mới cho 955 lao động, đạt 112,3%: Vượt kế hoạch
- Gia đình văn hóa đạt 87,2%, bằng 106,3%: Vượt kế hoạch
- Có 85,7% xóm, tổ dân phố văn hóa, bằng 130,8%: Vượt kế hoạch
Trang 39- Có 93,84% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học văn hóa, bằng 101,45%: Vượt kế hoạch
* Nông thôn mới:
(29) Phấn đấu xã Minh Tâm về đích nông thôn mới: Không đạt
(30) Các xã, thị trấn còn lại đạt bình quân 9,3 tiêu chí/xã, bằng 95,87%
- Lực lượng lao động của huyện Nguyên Bình dồi dào, cần cù, chăm chỉ và giàu kinh nghiệm trong sản xuất vì vậy có thể phát triển lê VH6 một cách dễ dàng
- Năng lực trình độ sản xuất của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Nguyên Bình đang ngày càng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cây lê VH6 tại địa phương
- Các ngành phụ trợ cho kinh tế vườn rừng tại huyện Nguyên Bình đang ngày càng được quan tâm phát triển
- Hệ thống giao thông của huyện Nguyên Bình cũng ngày càng phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây lê VH6 trên địa bàn huyện đặc biệt là vấn đề giao thương, bán hàng
Trang 402.1.3.2 Khó khăn
- Nguyên Bình là huyện miền núi vùng cao, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông chưa phát triển nên gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm
- Người dân huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa của nhiều người dân còn thấp, đồng thời hiện vẫn còn nhiều tư tưởng bảo thủ, lạc hậu
- Phương thức canh tác của nhiều hộ gia đình còn lạc hậu, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hiệu quả kinh tế chưa cao
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất lê VH6
- Nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất lê VH6 tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây lê VH6 của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây lê VH6 trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Chọn địa điểm nghiên cứu
Đề tài lựa chọn huyện Nguyên Bình làm địa điểm nghiên cứu, huyện có
17 xã thị trấn, là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Cao Bằng có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đồng thời chỉ cách thành phố Cao Bằng chưa đầy 40 km cùng hệ thống giao thông đi lại khá thuận tiện