HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH DŨNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH - MIỀN TÂY NAM BỘ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THANH DŨNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH -
MIỀN TÂY NAM BỘ
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP
VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN PHÚ QUẢNG
Phản biện 1: PGS TS Đỗ Thị Kim Tiên
Phản biện 2: TS Lê Thị Hồng Nhung
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phòng 501, Nhà E - Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh
Số: 10 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 15 giờ, ngày 26 tháng 10 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia Hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, việc THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh tại các tỉnh miền Tây Nam bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Trên cơ sở các văn bản pháp luật như: Luật Xây dựng, Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Thông tư hướng dẫn cụ thể và chi tiết các điều kiện, quy trình cấp giấy phép theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính,… đó là hành lang pháp lý để các địa phương tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ và hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các
tổ chức, cá nhân khi tham gia thực hiện công tác cấp GPXD được đảm bảo đúng quy định về thủ tục, thời gian Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, việc THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh vẫn còn một số hạn chế nhất định như: thời gian thực hiện thủ tục cấp GPXD thực
tế vẫn còn dài và chưa đồng bộ; quy trình, thủ tục, điều kiện, hồ sơ cấp GPXD vẫn còn phức tạp, gây nhiều khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng công trình; một số cán bộ, công chức có biểu hiện gây phiền hà, thậm chí còn vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ… Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính có thể nói đến là do quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực cấp GPXD vẫn chưa thống nhất; quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế
đô thị ở các một số tỉnh triển khai thực hiện còn chậm, không đủ cơ sở để xem xét cấp GPXD, dẫn đến phát sinh thêm thủ tục; năng lực, thái độ, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công việc; cơ chế “một cửa liên thông” thực hiện chưa triệt để; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính chưa chặt chẽ; công tác tổng kết, rút kinh nghiệm trong lĩnh vực
Trang 4cấp GPXD của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ở một số tỉnh miền Tây Nam bộ chưa được quan tâm chú trọng
Xuất phát từ lý do trên, học viên chọn đề tài “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ” làm luận văn cao học chuyên ngành Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính, mã số: 8 38 01 02
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh nói riêng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, sách chuyên khảo viết về đề tài THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh, cụ thể như:
- Nguyễn Minh Sang (2016), Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính của Trường Đại học Luật với
công trình “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh về quy hoạch xây dựng”
- Ngô Ngọc Đức (2017), Luận văn Thạc sĩ, Học viện Hành chính
Quốc gia với đề tài “Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng”
- TS Trần Trịnh Tường với đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu hoàn thiện đề án cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng”
- Phạm Thị Bích (2017), Luận văn Thạc sĩ trường Đại học Thủy Lợi
với công trình “Nghiên cứu và đề xuất giải pháp quản lý cấp phép xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên - Thành phố Hà Nội”
Về mặt nghiên cứu lập pháp, có một số bài viết đề cập đến nội dung
liên quan đến đề tài như: “Pháp luật đầu tư xây dựng ở nước ta - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Bùi Sĩ Hiển, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, tháng 10 năm 2005; “Thực trạng và một số giải pháp cho quy hoạch xây dựng” của tác giả Vũ Viết Thiệu, đăng trên Tạp chí nghiên cứu
lập pháp, tháng 6 năm 2012
Trang 5Những luận cứ khoa học do các tác giả nghiên cứu như đã nêu trên
là tiền đề quan trọng để học viên tham khảo, tiếp cận, kế thừa trong quá trình nghiên cứu luận văn Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu này đề cập đến một phạm vi khá rộng của hoạt động đầu tư xây dựng công trình và lĩnh vực quy hoạch xây dựng, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực THPL trong lĩnh vực cấp GPXD nói chung và của UBND cấp tỉnh tại các tỉnh miền Tây Nam bộ nói riêng Do đó, qua nghiên cứu tác giả có thể khẳng định rằng, cho tới thời điểm này chưa có công trình nào đã nghiên cứu trùng lặp với với đề tài THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã xác định, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh;
- Phân tích thực trạng THPL, rút ra được những thành công, hạn chế
và nguyên nhân của hạn chế trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh
- Miền Tây Nam bộ;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Đối tượng nghiên cứu của đề tài là THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu việc THPL về cấp GPXD đối với
các công trình dân dụng và công nghiệp (không bao gồm công trình thuộc
ngành giao thông, công thương, nông nghiệp và phát triển nông)
- Về chủ thể: các cơ quan chuyên môn do UBND cấp tỉnh phân cấp
có thẩm quyền cấp GPXD
- Về thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng từ năm 2017 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng nói chung và
lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn; Phương pháp phân tích,
so sánh, tổng hợp; phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa lý luận: Đề tài được thực hiện với mong muốn bổ sung
hoàn thiện về mặt lý luận công tác THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của
UBND cấp tỉnh
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Các kiến nghị của tác giả trong luận văn, nếu được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, ghi nhận, đây có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương, từ đó góp phần giải quyết những bất cập, vướng mắc về nhận thức,
Trang 7về các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến công tác THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
Luận văn còn là tài liệu tham khảo giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho giảng viên, sinh viên và những người quan tâm đến công tác THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
7 Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn được cấu thành từ 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của
UBND cấp tỉnh
Chương 2: Thực trạng THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND
cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả THPL trong
lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1 Khái niệm, vai trò thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
1.1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh là hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật thuộc UBND cấp tỉnh có thẩm quyền, thực hiện hóa các quy định của pháp luật trong lĩnh vực cấp GPXD; nhằm mục đích chấp thuận cho một công trình của một chủ thể pháp luật khác (chủ đầu tư) được khởi công xây dựng theo quy định, được thể hiện dưới hình thức văn bản là GPXD.
1.1.2 Vai trò thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
Thứ nhất, GPXD là căn cứ giúp cơ quan QLNN quản lý xây dựng theo quy hoạch.
Thứ hai, phát huy tính chủ động của UBND cấp tỉnh.
Thứ ba, tạo điều kiện đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, trật tự xây dựng và giữ ổn định chính trị xã hội tại địa phương.
1.2 Nội dung thực hiện pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng
1.2.1 Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành
UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đồng thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
do CQNN ở Trung ương phân cấp, ủy quyền theo quy định tại khoản 6,
Trang 9khoản 7 Điều 21 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người đứng đầu UBND cấp tỉnh và có nhiệm vụ, quyền hạn về chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của CQNN cấp trên, của HĐND và UBND cấp tỉnh.
1.2.2 Ban hành văn bản theo thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về cấp giấy phép xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành
UBND cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các VBQPPL do cơ quan Trung ương ban hành về cấp GPXD, bên cạnh đó còn phải ban hành các VBQPPL theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành và thực hiện chức năng quản lý về cấp GPXD trên địa bàn.
1.2.3 Thực hiện phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
Cơ quan nhà nước cấp trên khi phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hoặc CQNN cấp dưới phải bảo đảm về nguồn lực
và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã phân cấp và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà mình phân cấp.
Cơ quan nhà nước được phân cấp chịu trách nhiệm trước CQNN đã phân cấp về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp; được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân cấp CQNN ở địa phương căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, có thể phân cấp tiếp cho CQNN cấp dưới hoặc chính quyền địa phương để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được CQNN cấp trên phân cấp nhưng phải được sự đồng ý của CQNN cấp trên đã phân cấp
1.2.4 Thực hiện đầy đủ điều kiện, quy trình cấp giấy phép xây dựng
- Về điều kiện cấp giấy phép xây dựng
- Về quy trình cấp giấy phép xây dựng
Trang 101.2.5 Xử lý vi phạm quy định về cấp giấy phép xây dựng
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực cấp GPXD, bao gồm: lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng; xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung GPXD được cấp; tổ chức thi công xây dựng công trình không có GPXD
mà theo quy định phải có GPXD.
Hình thức và mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cấp GPXD, bao gồm: hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung.Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cấp GPXD, theo quy định của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm
2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Xây dựng là những người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cấp GPXD
1.3 Cơ sở pháp lý và chủ thể thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.3.1 Cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Luật Quy hoạch năm 2019 nêu rõ UBND cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh [điểm 4, khoản 1, Điều 14] Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước dựa trên quy hoạch tỉnh để THPL trong lĩnh vực cấp GPXD.
Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nêu rõ tại khoản 2 Điều 103, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp GPXD đối với công
Trang 11trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp GPXD dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
Theo Luật Kiến trúc năm 2019, tại khoản 4 Điều 14 về quy chế quản
lý kiến trúc, UBND cấp tỉnh xây dựng quy chế quản lý kiến trúc và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi ban hành
1.3.2 Chủ thể thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- UBND cấp tỉnh
- Sở Xây dựng
- Văn phòng UBND cấp tỉnh
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế
- Ban Quản lý khu công nghệ cao
- Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị
Trang 12TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận về THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh, có thể rút ra một số kết luận, như sau: Một là, cấp GPXD đóng vai trò quan trọng, là điều kiện đảm bảo THPL được hiệu quả, đặc biệt là việc xây dựng theo quy hoạch, bảo vệ cảnh quan, kiến trúc đô thị, bảo đảm an toàn cho công trình và các công trình lân cận; đáp ứng các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường
Hai là, THPL trong lĩnh vực cấp GPXD là hoạt động mang tính tiền
đề để thực hiện hiệu quả công tác QLNN về trật tự xây dựng, công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng và đăng ký quyền sở hữu công trình; đồng thời còn là hoạt động mang tính kế thừa kết quả của công tác QLNN về QHXD
Ba là, các quy định trong lĩnh vực cấp GPXD được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong các VBQPPL có liên quan như: Luật Xây dựng năm 2014, Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Bốn là, tổ chức bộ máy quản lý về cấp GPXD của UBND cấp tỉnh là nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan lĩnh vực cấp GPXD; đồng thời góp phần đảm bảo cho công tác cấp GPXD được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH - MIỀN TÂY NAM BỘ 2.1 Đặc điểm, tình hình có liên quan đến thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
Nhu cầu cấp GPXD trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc miền Tây Nam bộ là rất lớn Đối với các tỉnh, thành phố đã có QHXD chi tiết 1/500, 1/2000, thiết kế đô thị tương đối hoàn chỉnh, tốc độ đô thị hóa cao, thì nhu cầu quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch là yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý So sánh số lượng GPXD giữa các tỉnh, thành phố nêu trên có sự chênh lệch rõ Qua nghiên cứu cho thấy, vấn đề quy hoạch xây dựng và quy định diện tích sàn xây dựng có ảnh hưởng lớn đến việc THPL trong lĩnh vực cấp GPXD của UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ
2.2.1 Thực trạng về tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành liên quan đến cấp giấy phép xây dựng
Công tác cấp GPXD đã được UBND cấp tỉnh - Miền Tây Nam bộ chú trọng, kịp thời triển khai nhanh việc thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về xây dựng Việc cấp GPXD ngày càng được phân cấp mạnh cho UBND cấp huyện thực hiện, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức, doanh nghiệp khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính Đồng thời, với việc đơn giản các thủ tục hành chính, công khai các quy định, quy trình; chấn chỉnh tác phong làm việc; nâng cao nhận thức về pháp luật và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, cũng như nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nên số lượng chủ