1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài trình bày về tính đa dạng của văn hóa và việc thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình Bày Về Tính Đa Dạng Của Văn Hóa Và Việc Thực Hiện Pháp Luật Trong Một Xã Hội Đa Văn Hóa
Tác giả Nguyễn Châu Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Tú Mai
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Văn Hóa Đại Cương
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 58,75 KB

Nội dung

Và một trong sốnhững thử thách trong xã hội đa văn hóa hiện nay chính là việc thực hiện pháp luật.Chính vì lí do này, em đã chọn làm tiêu luận với đề tài: “Trình bày về tính đa dạng củav

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

-*** -TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VỀ TÍNH ĐA DẠNG

CỦA VĂN HÓA VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TRONG MỘT XÃ HỘI ĐA VĂN HÓA

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Châu Anh

Mã sinh viên: 2312650002

Lớp: Anh 01 – LAWS

Khóa: 62

Lớp tín chỉ: NGOH102(2324-2)1.1

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tú Mai

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT

-*** -TIỂU LUẬN MÔN VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VỀ TÍNH ĐA DẠNG

CỦA VĂN HÓA VÀ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

TRONG MỘT XÃ HỘI ĐA VĂN HÓA

Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Châu Anh

Mã sinh viên: 2312650002

Lớp: Anh 01 – LAWS

Khóa: 62

Lớp tín chỉ: NGOH102(2324-2)1.1

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Tú Mai

Hà Nội, tháng 05 năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: TÍNH ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA 5

1.1 Định nghĩa văn hóa 5

1.2 Thế nào là đa dạng văn hóa 5

1.3 Biểu hiện tính đa dạng của văn hóa trong đời sống 5

1.3.1 Việt Nam 5

1.3.2 Trên thế giới 6

CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG MỘT XÃ HỘI ĐA VĂN HÓA.8 2.1 Khái niệm pháp luật 8

2.2 Thách thức khi thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa 8

2.3 Giải pháp nhằm giải quyết những thách thức khi thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa 8

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

MỞ ĐẦU

Xã hội của chúng ta là sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa khác nhau mà trong

đó, mỗi nền văn hóa lại mang những nét đặc trưng riêng Đa dạng của văn hóa làm cho cuộc sống con người trở nên muôn màu, muôn vẻ hơn cùng nhiều lợi ích khác Tuy nhiên, đi kèm với lợi ích là những khó khăn, thách thức nhất định Và một trong số những thử thách trong xã hội đa văn hóa hiện nay chính là việc thực hiện pháp luật Chính vì lí do này, em đã chọn làm tiêu luận với đề tài: “Trình bày về tính đa dạng của văn hóa và việc thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa” để hiểu rõ hơn về văn hóa, đa dạng văn hóa cùng với thách thức khi thực hiện pháp luật trong xã hội đa văn hóa hiện nay

Dựa trên cơ sở là định nghĩa văn hóa và đa dạng văn hóa, biểu hiện của đa dạng văn hóa cùng khái niệm về pháp luật, bài tiểu luận này sẽ đưa ra, nêu rõ những khó khăn khi thực hiện pháp luật trong xã hội đa văn hóa cũng như các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này

Để thực hiện mục tiêu đó, bài tiểu luận sẽ làm rõ một số khái niệm: văn hóa, đa dạng văn hóa và pháp luật; nêu ra những biểu hiện của đa dạng văn hóa; phân tích thực trạng những khó khăn khi thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa cũng như

đề xuất ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này

Trang 5

NỘI DUNG 1: TÍNH ĐA DẠNG CỦA VĂN HÓA

1.1 Định nghĩa văn hóa

Trong cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đã bàn về việc định nghĩa văn hóa Theo nghĩa thông dụng, văn hóa chỉ học thức và lối sống của con người Theo nghĩa chuyên biệt, văn hóa dược dùng để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn, chẳng hạn như thời kỳ văn hóa đồ Đồng Văn hóa cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng Với nghĩa rộng này, văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến những phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống,… và đây là đối tượng đích thực của văn hóa học

Như vậy, văn hóa được định nghĩa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong

sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

1.2 Thế nào là đa dạng văn hóa

Đa dạng văn hóa có thể hiểu là sự cùng tồn tại nhiều nền văn hóa, nhiều cách biểu đạt văn hóa khác nhau ở một khu vực hoặc trên thế giới

Vào năm 2001, UNESCO (tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc) đã ra tuyên ngôn toàn cầu về đa dạng văn hóa Đa dạng văn hóa “là một nguồn trao đổi, cải tiến và sáng tạo, sự đa dạng văn hóa đối với nhân loại cũng cần thiết như

sự đa dạng sinh học trong trật tự cơ thể sống vậy” Từ đó, ta thấy rõ về tầm quan trọng

và sự cần thiết của đa dạng văn hóa

1.3 Biểu hiện tính đa dạng của văn hóa trong đời sống

1.3.1 Việt Nam

Với 54 dân tộc anh em, 63 tỉnh/thành phố cùng 3 miền Bắc, Trung, Nam, chắc chắn rằng Việt Nam ta là một quốc gia có nền văn hóa vô cùng đa dạng Ở Việt Nam,

đa dạng văn hóa được thể hiện qua nhiều khía cạnh trong đời sống Có thể kể đến một

số mặt tiêu biểu:

- Phong tục tập quán :

Các dân tộc đều có lễ hội riêng thể hiện bản sắc văn hóa của riêng dân tộc mình Ví dụ như người Khmer với lễ hội “đút cốm dẹp” (hay còn gọi là “Ok

Om Bok”) Đây là một lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn với Thần Mặt Trăng - vị thần điều tiết mùa màng Trong lễ hội này, đồng bào Khmer thường lấy lúa nếp quết thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để cúng Mặt Trăng Người Dao Tiền lại có “Lễ cầu mùa năm mới” Qua lễ hội, người Dao Tiền muốn gửi gắm tâm tư, mong cầu mùa màng tươi tốt, cây trái trĩu quả, chăn nuôi thuận lợi… Không chỉ các dân tộc mà ở mỗi tỉnh/thành phố nước ta cũng có những lễ hội đặc sắc riêng Đó là lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ để bày tỏ lòng biết ơn với các vua Hùng đã có công dựng nước; lễ hội chọi trâu diễn ra tại Đồ Sơn nhằm cầu mong Thủy Thần ban phước lành, sự bình an

và phồn thịnh cho người dân;… Bên cạnh lễ hội thì lễ cưới, tục thờ cúng, tục cúng bái,… cũng biểu hiện sự đa dạng trong văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền

Mỗi phong tục tập quán lại được thực hiện theo hình thức khác nhau, tùy vào mỗi dân tộc, địa phương Lễ cưới, lễ tang, lễ giỗ thường được tổ chức tại

Trang 6

nhà hay nhà thờ họ Với các lễ hội, tục thờ cúng, có thể tổ chức tại sân, đình hoặc các địa điểm sinh hoạt cộng đồng khác Phong tục tập quán liên quan đến sản xuất được tổ chức ở ruộng đồng, nương rẫy hoặc ở nhà

- Tôn giáo, tín ngưỡng :

Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau là Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài,… Trong đó, Phật giáo chiếm số lượng nhiều nhất về cơ sở thờ tự và số lượng tín đồ

- Ngôn ngữ :

54 dân tộc sử dụng những ngôn ngữ khác nhau với hệ thống ngữ pháp, từ vựng và cách phát âm riêng Ngoài tiếng Việt được sử dụng phổ biến còn có tiếng Tày, tiếng Mông hay tiếng Ê Đê,… Giữa các vùng miền cũng có sự khác biệt về ngôn ngữ Cùng chỉ một loại quả nhưng miền Bắc gọi là “dứa”, miền Trung gọi quả đó là “thơm”, miền Nam lại dùng “khóm” hoặc “thơm”

- Trang phục :

Áo tứ thân là trang phục truyền thống ở miền Bắc, áo chàm là trang phục truyền thống vùng núi phía Bắc, miền Nam lại có trang phục truyền thống là áo

bà ba Trang phục truyền thống của các dân tộc Việt Nam cũng có sự khác biệt: trang phục của phụ nữ Thái thanh thoát, nhẹ nhàng; trang phục nữ H’Mông nổi bật, thường trang trí bằng các đồng xu, chuỗi hạt; bộ trang phục Hà Nhì hoa mang nét cầu kỳ, sặc sỡ, mũ tua rua tinh xảo; …

- Ẩm thực :

Miền Bắc có phở, bún chả, bánh cuốn; miền Trung nổi tiếng với mì Quảng, bún bò Huế còn miền Nam có hủ tiếu, cơm tấm Sài Gòn Mỗi tỉnh/thành phố lại sở hữu những đặc sản riêng (cơm trái dừa ở Bến Tre, bánh khọt Vũng Tàu ở Bà Rịa – Vũng Tàu) Những loại nguyên liệu, gia vị cùng cách chế biến các món ăn ở nước ta cũng rất đa dạng

- Nghệ thuật :

Nghệ thuật làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người và Việt Nam ta có đến đầy đủ 7 loại hình nghệ thuật là: điêu khắc, kiến trúc, văn chương, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh Bản thân mỗi loại hình nghệ thuật này cũng rất đa dạng Ví dụ như âm nhạc, riêng âm nhạc cổ truyền của nước ta đã có thể phân chia thành nhiều loại như: tuồng, chèo, nhã nhạc cung đình, dân ca, ca trù, hát xẩm,…

1.3.2 Trên thế giới

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có những đặc trưng riêng về văn hóa Điều này tạo nên tính đa dạng của văn hóa trên thế giới và được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Phong tục tập quán :

Ví dụ như ở Nhật Bản có lễ hội hoa Anh Đào, lễ hội Sumo (nơi những

đô vật Sumo thi đấu với nhau) Ở Mexico diễn ra lễ hội Người chết để tưởng nhớ những người đã khuất Ấn Độ lại có lễ hội Holi, một lễ hội nơi người dân ném bột màu và nước vào nhau để chúc mừng một năm mới an khang, thịnh vượng

- Tôn giáo, tín ngưỡng :

Theo dữ liệu trang “Population Education”, hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng 10,000 tôn giáo khác nhau Con số đáng kể này cho thấy sự đa dạng về

hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới

- Ngôn ngữ :

Trang 7

Ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa Hiện tại, có khoảng hơn 7,000 ngôn ngữ trên toàn thế giới

- Trang phục :

Hầu hết các quốc gia đều có trang phục truyền thống riêng Nếu Việt Nam ta có áo dài thì Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, Ấn Độ với Sari, Scotland với váy Klit,…

- Ẩm thực :

Sự đa dạng về văn hóa còn được thể hiện qua ẩm thực Một số món ăn nổi tiếng, mang nét đặc trưng riêng của từng quốc gia, khu vực là bánh Pizza của Ý, vịt quay Bắc Kinh, kimchi của Hàn Quốc,…

- Nghệ thuật :

Chẳng hạn như loại hình nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp nổi tiếng với những kiến trúc cổ điển, châu Á được biết đến với kiến trúc chùa chiền độc đáo hay phong cách kiến trúc Gothic ở các nước châu Âu Ngoài ra, sự đa dạng trong lĩnh vực nghệ thuật cũng được biểu hiện qua các loại hình khác như văn học, hội họa,…

Trang 8

2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG MỘT XÃ HỘI ĐA VĂN HÓA

2.1 Khái niệm pháp luật

Pháp luật được hiểu là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của nhà nước

Pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau: có tính quyền lực nhà nước, có tính quy phạm phổ biến, có tính hệ thống và có tính xác định về hình thức

2.2 Thách thức khi thực hiện pháp luật tại một xã hội đa văn hóa

Không thể phủ nhận rằng đa dạng văn hóa đem lại nhiều lợi ích cho xã hội: các dân tộc có thể giao lưu, học hỏi nhau thêm để cùng phát triển; tạo nên sự phong phú,

đa dạng cho đời sống xã hội; thúc đẩy du lịch;… Tuy nhiên nó cũng gây ra nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn về thực hiện pháp luật

Dưới đây là một vài vấn đề xảy ra khi thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa (ở cả Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác)

Một là, rào cản về ngôn ngữ Tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác, có những

vùng miền, khu vực, những dân tộc sử dụng ngôn ngữ riêng Điều này gây khó khăn cho cán bộ khi tuyên truyền, giải thích pháp luật cho người dân tại những vùng không

sử dụng ngôn ngữ chính thức của tiểu bang, quốc gia, lãnh thổ đó Do vậy mà những hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra Bên cạnh đó, các tài liệu pháp luật thường chỉ được viết bằng ngôn ngữ chính thức của tiểu bang, quốc gia mà thiếu các tài liệu pháp luật được dịch sang ngôn ngữ khác nên nhiều người dân chưa thể tiếp cận những thông tin, quy định pháp luật

Hai là, nhiều dân tộc sinh sống tại vùng sâu xa, đi lại có phần khó khăn Việc

này gây ảnh hưởng đến triển khai hoạt động pháp luật cho người dân

Ba là, người dân vùng dân tộc thiểu số thiếu sự tin tưởng vào hệ thống pháp

luật Trong lúc làm việc, các cán bộ vô tình hoặc cố ý phân biệt đối xử với những người thuộc dân tộc thiểu số Từ đó, một số người thuộc cộng đồng các dân tộc thiểu

số dần có suy nghĩ tiêu cực, mất đi sự tin tưởng với cơ quan và hệ thống pháp luật

Bốn là, một số phong tục tập quán đi ngược lại với pháp luật Ví dụ như tục lệ

tảo hôn ở nước ta Theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, tảo hôn là

“việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định” Tuổi kết hôn theo quy định là: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (theo điểm a khoản 1 điều 8 bộ Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Việc tảo hôn gây ra nhiều hậu quả cho cả cá nhân, gia đình và xã hội nên pháp luật nước ta đã cấm cũng như có quy định rõ ràng về xử phạt hành chính, đồng thời có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn Tuy nhiên, tục lệ này vẫn còn tiếp diễn ở nhiều dân tộc thiểu số Kết quả điều tra về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 cho thấy tỷ lệ dân tộc thiểu số tảo hôn năm 2018 tuy đã giảm 4,7%

so với năm 2014 nhưng vẫn ở mức cao (21,9% vào năm 2018)

Năm là, khó khăn trong việc thu thập bằng chứng Một số cộng đồng dân tộc sẽ

có những phong tục, tập quán, nghi lễ, tục lệ riêng mà cán bộ không thể nắm rõ Điều này gây ra khó khăn trong quá trình thu thập thông tin và thu thập bằng chứng

Trang 9

2.3 Giải pháp nhằm giải quyết những thách thức khi thực hiện pháp luật

trong một xã hội đa văn hóa

Một số giải pháp nói chung nhằm giải quyết những thách thức khi thực hiện pháp luật trong xã hội đa văn hóa bao gồm:

Một là, dịch tài liệu pháp luật Cần dịch tài liệu pháp luật sang các ngôn ngữ

khác nhau để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin pháp luật

Hai là, khuyến khích người dân học ngôn ngữ chính thức của tiểu bang, quốc

gia, lãnh thổ đó Như vậy, các cán bộ có thể dễ trao đổi, giải thích pháp luật với người dân hơn

Ba là, tăng cường tuyên truyền, giải thích pháp luật bằng nhiều phương pháp,

cách thức hơn Không chỉ nói mà còn có thể diễn một vài tiểu phẩm nhỏ để người dân cảm thấy có hứng thú, gần gũi hơn với những vấn đề pháp luật Từ đó, họ sẽ quan tâm, chú ý hơn đến việc thực hiện sao cho đúng pháp luật

Bốn là, đào tạo cán bộ Cán bộ là những người trực tiếp tiếp xúc, trao đổi, phổ

biến pháp luật đến nhân dân nên phải được đào tạo kĩ về kiến thức pháp luật, kỹ năng giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ, phải hiểu biết nhiều nền văn hóa

Năm là, tăng cường hợp tác với cộng đồng dân tộc và nâng cao nhận thức về

chống phân biệt đối xử Cần phải tăng cường hợp tác với cộng đồng dân tộc để xây dựng, củng cố niềm tin của họ vào các cơ quan, hệ thống pháp luật Từ đấy thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin và các loại bằng chứng Ngoài ra, cả cán bộ và nhân dân cùng phải nâng cao nhận thức về việc chống phân biệt đối xử Như vậy thì pháp luật mới được thực thi một cách công bằng với mọi người

Trong xã hội đa dạng văn hóa như hiện nay, việc thực hiện pháp luật gặp phải nhiều những thách thức và khó khăn Cố gắng thực hiện theo những giải pháp, đề xuất thêm những cách giải quyết, giữ thái độ cầu tiến, có sự cảm thông về khác biệt văn hóa

sẽ giúp ta giải quyết được khó khăn và hướng đến một xã hội công bằng, phát triển, văn minh hơn

Trang 10

KẾT LUẬN

Văn hóa và đa dạng văn hóa vẫn luôn là một phần quan trọng trong đời sống con người Vì vậy, hiểu biết về chúng là rất cần thiết Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay khi sự trao đổi, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia diễn ra ngày càng phổ biến, vấn đề về văn hóa cũng như đa dạng văn hóa lại càng trở nên quan trọng Với đề tài “Trình bày về tính đa dạng của văn hóa và việc thực hiện pháp luật trong một xã hội đa văn hóa”, bài tiểu luận này đã làm rõ được các khái niệm về: văn hóa, đa dạng văn hóa và pháp luật; nêu ra những biểu hiện của đa dạng văn hóa ở Việt Nam nói riêng cũng như thế giới nói chung Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng đã phân tích được những khó khăn khi thực hiện pháp luật trong xã hội đa văn hóa và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề được đặt ra

Muốn tiến tới một xã hội đa văn hóa ngày càng văn minh, tiến bộ, việc thực hiện và đề xuất thêm các giải pháp là vô cùng cần thiết Ngoài ra, bản thân mỗi cá nhân trong xã hội cần hiểu về tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống và giữ một tinh thần cầu tiến cùng sự cảm thông với những khác biệt văn hóa giữa các dân tộc

Ngày đăng: 04/07/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w