học Quốc gia Hà Nội: Tại luận văn nay, thông qua việc phân tích các vấn đề lýluận và quy định pháp luật về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinhthực phẩm đồng thời đánh giá
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐỖ THANH TÙNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUAT HOC
(Định hướng ứng dụng)
HÀ NỌI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trongbat kỳ công trình nào khác Luận văn bảo đảm tính chính xác, tincậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đãthanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Đỗ Thanh Tùng
Trang 4Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THỰC HIỆN PHAP
LUẬT 10AN TOAN VỆ SINH THUC PHẢM - 10
1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện
7180170 10 1.1.1 Khai niệm thực hiện pháp luật - 55+ ++++<<ccc++seess+ 10
1.1.2 Cac hình thức thực hiện pháp luật 55555 c+sssexss 11
1.2 Khái niệm về thực phẩm va an toàn vệ sinh thực pham 131.3 Khái niệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc điểm
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm . -5- 22
1.3.1 Khái nệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm 221.3.2 Đặc điểm pháp luật an toan vệ sinh thực phẩm ¬ 22
1.4 Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật vệ sinh an
toàn thực phẩnm ¿2E SE SE EEEEEEEE 2121511112111 cree 23LAD YOu td Kin t6 nh 24
1.4.2 Yếu tổ pháp luật - - ¿SE St 1E E1115111111111 11111 1x xe 28
1.4.3 Yếu tố ý thức pháp luật và dao đức của các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm -2-5- 28
1.4.4 Yếu tổ hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẳm quyÊNn - - 2-5-5 S SE E9EE2EE2121E21212121712121211111 1111 xe 30Kết luận chương l ¿2 SE EE2E#EEEEEEEEEE12121111 211111111 ty 31
Trang 5Chương 2: THỰC TRẠNG PHAP LUẬT VÀ THỰC TIEN THUC
HIEN PHÁP LUAT VE VỆ SINH AN TOAN THỰC PHAM
TẠI HUYỆN MUONG CHA TINH ĐIỆN BIEN
2.1 Thực trang của hệ thống pháp luật vệ sinh an toàn thực pham 2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
tại huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên -
-<+<5-2.2.1 Một số nét về tình hình kinh tế xã hội huyện Mường Cha va
Phòng Y tế huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên 2.2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về ATVSTP tại huyện Mường
Cha tỉnh Điện Biên - 5-5 << 5-29 SS Sky se.
2.3 Đánh giá chung pháp luật và thực hiện pháp luật về an toàn
vệ sinh thực phẩm tại huyện Mường Cha tỉnh điện Biên
2.3.1 Đánh giá pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
2.3.2 Đánh giá thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm Kết luận chương 2 - 2 SE SE2E SE E91 E1 2121511 1121111111111 1x0
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHAP LUAT VE VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI HUYỆN MƯỜNG CHÀ,
TINH ĐIỆN BIEN - -52- 52 St 2212212212121
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và
nang cao hiệu quả thực hiện pháp luật tại huyện Mường Cha
3.1.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về an
toàn thực phẩm - + ©s+k+ES S321 EEEEE11E1212111 111111 creE3.1.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an
toàn thực phẩm từ thực tiễn huyện Mường Cha Kết luận chương 3 ¿2 + E22 SE E9 EE12111111 2121111211115 01 E1 ty
-. -KET LUẬN - 5: S221 E21 221211 212112101121011210112111 1111110111111.
TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2-2 SE+E+E£EEEE£E#EEEEEEEEEEEEErErrrrerree
Trang 6DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
Trang 7DANH MỤC BIEU DO
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 2.1 | Tình hình kiểm tra ATTP trên dia bàn huyện Mường
Chà giai đoạn 2016-2021 57
Biểu đồ 2.2 | Tình hình xử lý vi phạm ATTP trên địa bàn huyện
Mường Cha, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2021 58
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrong những năm gần đây, khi nước ta chuyên sang nền kinh tế thitrường hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới thì có nhiều vấn
dé nảy sinh trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội Dé có sự phát triểnkhông ngừng như hiện nay thì nền kinh tế - xã hội ở nước ta phải được xâydựng trên một nền tảng cơ sở vật chất nhất định Trong đó, con người đóng
vai trò trung tâm của sự phát triển xã hội Vấn đề về vệ sinh thực phẩm đang
là một van đề hết sức cấp thiết, có tính thời sự cao, đặc biệt là trong giai đoạnhiện nay Nó không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển, kém phát triển màcòn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học tiên tiến Việc bảo đảmATVSTP là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các cơ quannhà nước luôn quan tâm đặc biệt, coi đây là một van đề có ý nghĩa to lớn vềkinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt làtiền trình hội nhập của Việt Nam
Tuy nhiên hiện nay, tình trạng mất ATVSTP đang trở thành vấn đề lớngây bức xúc cho toàn xã hội Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong
nước và nước ngoài không rõ nguồn gốc nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều.
Ngộ độc tập thê liên tục xảy ra Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuấttrở nên phổ biến Tình hình sản xuất thực phẩm giả, không đảm bảo chấtlượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công
nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự
thật vẫn xảy ra Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật không theođúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như hệ quả của tồn dư các hóachất này trong thực phẩm là vô cùng lớn
Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là van đề nhức nhốitrong xã hội, nó không chỉ diễn ra không chỉ ở các quốc gia đang phát trién,
Trang 9kém phát triển mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến Tại Việt Nam, trong những năm vừa qua thì tình hình
-ATVSTP trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là khu vực đô
thị, đang tạo nhiều lo lắng cho người dân Chúng ta biết rằng sức khỏe là vốnquý của mỗi con người và của toàn xã hội, do đó van đề ATVSTP ngày càngtrở nên nóng bỏng và được cộng đồng hết sức quan tâm
Vẫn đề về ATVSTP nói chung trong những năm gần đây được Đảng,Nhà nước đặc biệt quan tâm và được xem là một trong những van đề có tác
động, mang ý nghĩa lớn lao, ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế - xã hội,
về an toàn xã hội, sức khoẻ cộng đồng nhân dân Làm tốt công tác này Đảng
và Nhà nước luôn chỉ đạo và đề ra những giải pháp quan trọng nhằm tăngcường công tác quản lý nhà nước về ATTP, góp phần quan trọng trong việcbảo vệ sức khỏe của nhân dân, đáp ứng với yêu cầu của quá trình công nghiệphóa, hiện dai hóa, xây dựng và phát trién đất nước trong tình hình mới Vì thé,tại Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 25 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về
tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong
tình hình mới, Kết luận số 43-KL/TW của Bộ Chính trị về 03 năm thực hiện
Nghị quyết số 46-NQ-TW, Nghị quyết số 34/2009/NQ-QHI2 ngày 19 tháng 6năm 2009 của Quốc hội về đây mạnh thực hiện chính sách pháp luật về quản
lý chất lượng, vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm được xem là nền tảng quantrọng của Đảng va Nha nước dé chỉ đạo, hướng dẫn nhằm bảo đảm thực hiện
có hiệu quả công tac ATVSTP trong giai đoạn hiện nay Thông qua đó, chúng
ta đã có nhiều kết quả rất quan trọng nhằm làm tốt công tác ATVSTP đáp ứngvới yêu cầu của hoạt động xây dựng và phát triển đất nước Chính vì vậy, vấn
dé ATVSTP không chi ở nước ta mà được cộng đồng quốc tế coi là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảmnghèo và hội nhập với thế giới Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của
Trang 10công tac bảo đảm A TP, Luật ATVSTP được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm
2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 Luật ATVSTP được
coi là bước đầu tiên của quá trình đổi mới về cách thức quản lý, trách nhiệm
cũng như cách nhìn nhận của toàn xã hội về vấn đề này
Huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên là huyện có đủ điều kiện để pháthuy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để pháttriển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển côngnghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ Chính vì vậy, nhu cầutiêu thụ thực pham trên dia bàn huyện doi hỏi rất cao về chất lượng, SỐ lượng
và chủng loại Hoạt động quản lý về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ
quan chức năng chưa chặt chẽ, chất lượng vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm
không được đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Do vậy tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn huyện Mường Chà có ý nghĩa to lớn trong việc
nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an toàn vệ sinh thực phâm trên địa bàn
huyện nói riêng và trên toàn tỉnh Điện Biên nói chung.
Trước tính thiết thực của việc nghiên cứu van đề thực tiễn trên, tôi chon
đề tài: "Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trênđịa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên" làm đề tài nghiên cứu là mộtviệc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần phát hiện những hạn chế củapháp luật về quản lý nhà nước về van dé này cũng như những khó khăn,vướng mac trong qua trinh thuc thi tai dia ban huyén Muong Cha, tinh DiénBiên Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hon hệthống pháp luật về ATVSTP nói chung và nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng
pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trang 112 Tình hình nghiên cứu của đề tàiHiện nay nghiên cứu về hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực antoàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên cũng
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này
Bên cạnh những Hội nghị trực tuyến toàn quốc được tổ chức thường
xuyên, thì gần đây nhất là Diễn đàn khoa học “Thực trạng và giải pháp antoàn vé sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay” được Liên hiệp các Hội khoahọc và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức ngày 31/10/2017 tại Hà Nội Diễn đàn này
tập trung đến việc chỉ ra thực trạng, những hạn chế, vướng mắc, bất cập còn
tồn đọng trong van dé an toàn vệ sinh thực phẩm tai nước ta, qua đó dé ra
những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục các hạn chế, giải quyết các vướng
mắc, bất cập liên quan đến vấn đề này; trong đó bao gồm cả nội dung liên
quan đến việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cùng với đó, có thé kê đến các công trình nghiên cứu có liên quan như:
- “Điều tra ngộ độc thực phẩm” - TS Trần Thị Phúc Nguyệt, Đại học Y
Hà Nội, 2008; “Mot số bệnh truyền qua thực phẩm”; “Điều tra vệ sinh Antoàn vệ sinh thực phẩm” — PGS.TS Đỗ Thị Hà — Giảng viên chính Viện đàotạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng Cục ATTP: tại các công trình này,
thông qua những nghiên cứu từ thực tiễn, các tác giả đã đưa ra thực trạng
trong van dé an toàn vệ thực pham hay ngộ độc thực pham hay cac bénhtruyền qua thực phẩm Qua đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và định hướngtrong việc giải quyết các van nạn về an toàn vệ sinh thực phẩm còn tôn tại
- “An toàn vệ sinh thực phẩm” — Phạm Duy Tường, Nguyễn Thị Dụ,Tran Đáng — Hà Nội, NXB Giáo dục, 2012: Cuốn sách nay tập trung vào các
nội dung liên quan đến van đề Thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực
phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, các tiêu chuẩn thực phẩm, kiểmnghiệm thực pham và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm Trong đó, liên quan
Trang 12đến vấn đề quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, cuốn sách có đề cập và phântích các quy định pháp luật điều chỉnh có liên quan.
- “Tội vi phạm quy định về vệ sinh ATVSTP trong Luật Hình sự ViệtNam Một số vấn dé lý luận và thực tiền” (Luận văn Thạc sĩ Hoàng Tri Ngọc
năm 2009, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội): Tại Luận văn nay, tác giả
tập trung nghiên cứu về vấn đề lý luận và phân tích quy định pháp luật hình
sự hiện hành đối với những tội phạm liên quan đến an toàn vệ sinh thực
phẩm, qua đó đánh giá tính phù hợp và đưa ra những dé xuất, kiến nghị nhằmgiải quyết bat cập, vướng mac còn tồn đọng
- “Pháp luật về kiểm soát ATVSTP trong hoạt động thương mại ở ViệtNam” (Luận văn Thạc sĩ Đặng Công Hiển năm 2010, khoa Luật - Đại họcQuốc gia Hà Nội): Trong luận văn này, tác giả tập trung vào việc phân tíchcác biện pháp, cơ chế kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt độngthương mại thông qua cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý Từ đó chỉ ra những tồnđọng trong thực tiễn áp dụng pháp luật, những bat cập, hạn chế trong quy địnhpháp luật và đề xuất giải pháp liên quan
- “Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmgia đình ở thành pho Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế" (Luận văn Thạc sĩ xã hộihọc Võ Nữ Hải Yến năm 2014 — Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Daihọc Quốc gia Hà Nội): Trong luận văn này, tác giả tập trung vào việc phântích, đánh giá vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn vệ sinh thựcphẩm gia đình nói chung và tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nóiriêng Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường vai trò và vị trícủa người phụ nữ, đồng thời nâng cao hiệu quả trong vấn đề đảm bảo an toàn
vệ sinh thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
- “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên
dia bàn Ha Noi” (Luận văn Thạc sĩ Lê Thị Linh năm 2016, khoa Luật - Dai
Trang 13học Quốc gia Hà Nội): Tại luận văn nay, thông qua việc phân tích các vấn đề lýluận và quy định pháp luật về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh
thực phẩm đồng thời đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật tại dia ban Hà
Nội, tác giả đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
Bên cạnh đó còn có nhiều sách chuyên khảo và bài viết đăng trên tạp
chí điện tử: Tạp chí Cộng sản, “An foàn vệ sinh thực phẩm, vấn dé toàn cau”
(đăng tải ngày 02/4/2009); Tạp chí Cộng sản, “Kinh nghiệm quản lý vệ sinh
An toàn vệ sinh thực phẩm của Liên minh Châu Âu và bài học đối với ViệtNam” (đăng tải ngày 30/6/2010); Quang Minh, (2015), “Tìm hiểu về An toàn
vệ sinh thực phẩm - Quy định mới về kiểm tra giám sát an toàn vệ sinh thựcphẩm và hướng dẫn quản lý, sử dụng phụ gia trong vệ sinh thực phẩm”, Nhàxuất bản Lao động; Chủ biên Phạm Hải Vũ, Đào Thế Anh, (2016), “An toàn vệsinh thực phẩm nông sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội; Như Phong,(2018), “An toàn vệ sinh thực phẩm và trách nhiệm của doanh nghiệp”, Tạp
chí Sức khỏe và đời sống; Nguyễn Hạnh, (2018), “Đảm bảo vệ sinh An toàn
vệ sinh thực phẩm - Cần sự phối hợp đồng bộ của nhiễu ngành”, VFA - Tạp
chí điện tử chính thức của Cục ATTP
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đó đã đóng góp về mặt lý luận
và được vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm Tác giả đã kế thừa
và phát triển dé phù hợp với những phân tích và đánh giá thực trạng hiệu qua
hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên
địa bàn huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên và đề xuất một số giải pháp dé hoạt
động này phát trién một cách hiệu quả và an toàn
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc lựa chọn đề tài 7hực hiện pháp luật trong lĩnh vực an
Trang 14toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Muong Cha tỉnh Điện Biên làmluận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định hiện hành liênquan trong hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP Đồng thời,
đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh
vực ATVSTP tại địa phương khảo sát Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
và biện pháp nhằm tăng cường hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vựcATVSTP đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới
* Mục tiêu cụ thểTrên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập trung đisâu nghiên cứu các van dé cụ thé sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát trién công tác thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực ATVSTP.
Hai là, phân tích thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP
tại huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
Ba là, trên cơ sở thực trạng nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm
tăng cường công tác thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP tại huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng pháp luật và hoạt động thực hiện
pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP tại địa bàn huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi nghién cứu
+ Về nội dung: Luận văn nghiên cứu pháp luật va việc thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Mường Chà
tinh Điện Biên Từ đó chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP tại địa bàn huyện Mường Cha tỉnh Điện Biên.
+ Về không gian: huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên
Trang 15+ Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2017-2021.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của dé tài dé ra, phươngpháp định tính được thực hiện trong quá trình nghiên cứu đề tài Các phương
pháp như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo
- Phương pháp thống kê: Thong kê sé liệu từ các báo cáo tong kết củahuyện Mường Chà giai đoạn 2017-2021 để có những so sánh, đánh giá khách
quan, trung thực.
- Phương pháp so sánh: Phân tích sô liệu dé đưa ra các đánh giá vềtình hình thực tế và tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và những kết quả đạt được
cũng như những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP tại huyện Mường Cha, tỉnh Điện Biên.
- Phương pháp dự báo: trên cơ sở số liệu thống kê, hoạt động phântích và định hướng phát triển của hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
ATVSTP nói riêng, luận văn sử dụng phương pháp dự báo dé đưa ra các giải
pháp, chiến lược một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra luận văn sẽ tham khảo các quy định, văn bản của Nhà nước có
liên quan và các giáo trình, tài liệu, tạp chí từ các cơ quan, ban ngành, các đềtài nghiên cứu liên quan để phục vụ thêm cho nội dung nghiên cứu Đồng thời
sử dụng các bảng, biểu và sơ đồ minh họa nhằm tăng tính thuyết phục cho nội
dung nhận xét, đánh giá cho luận văn.
6 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học đề tài nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm góp phần hệ thống lý thuyết về
hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP của các địa
phương nói chung.
- Về mặt thực tiễn đề tài cung cấp thông tin cần thiết về hiệu quả hoạt
động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực ATVSTP tại huyện Mường Cha, tỉnh
Trang 16Điện Biên nói riêng dé từ đó đề xuất giải pháp thiết thực và phù hợp với thực
tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực
ATVSTP đạt hiệu quả tối ưu
Luận văn dự kiến các giải pháp sẽ mang tính thực tế đúc kết từ kinh
nghiệm thực tiễn đồng thời có tính tham khảo cho các địa phương khác trong
hoạt động thực hiện pháp luật ATVSTP ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7 Kết cầu nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cau thành 3 chương như:
Chương 1: Những van dé lý luận về pháp luật an toàn vệ sinh thực pham.Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về vệsinh an toàn thực phẩm trên dia bàn huyện Mường Cha, tỉnh Điện Biên
Chương 3: Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
Trang 17Chương 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
1.1 Khái niệm thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật
1.1.1 Khát niệm thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến
hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thé là một xử sự có tínhthụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cam
Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:
- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ
động, thể hiện ở sự kiềm chế của chủ thê để không vi phạm các quy định camđoán của pháp luật Vi dụ, không nhận hối lộ, không sử dung chat ma tuý,
không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu ;
- Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ
động Chủ thé pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thé thực
hiện pháp luật được Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ
đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc
ông bà, cha mẹ khi già yếu;
- Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử
dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyên mà luật đã dànhcho mình Ví dụ: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từnước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật Nét đặc biệt của hình
thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là
chủ thể pháp luật có thé thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luậtcho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;
- Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thâm quyền
10
Trang 18dựa trên các quy định của pháp luật dé giải quyết, xử lý những van dé cụ thé
thuộc trách nhiệm của mình.
Việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa to lớn trong đời sống Bằng việcthực hiện pháp luật, các quy định của pháp luật từ trong các nguồn luật khác
nhau đã di vào đời sống, trở thành hành vi thực tế của các chủ thể Nhờ đó,
pháp luật phát huy vai trò của nó trên thực tế, làm cho đời sống xã hội ôn
định, trật tự và có điều kiện phát triển mạnh mẽ, các quyền, lợi ích hợp pháp
của các cá nhân, tổ chức được bảo đảm, bảo vệ, đời sống xã hội được an toàn.Thông qua việc thực hiện pháp luật, những hạn chế khiếm khuyết (nếu có)của pháp luật sẽ được bộc lộ, nhờ đó, pháp luật có thể được hoàn thiện một
cách kip thời.
1.1.2 Các hình thức thực hiện pháp luật
a) Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tô chức kinh doanh sử dụng đúngdan các quyền của mình, làm những gi mà pháp luật cho phép làm
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010, Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An toàn thực
phẩm Tại điều 8, Luật đã quy định về Quyên và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân kinh doanh thực phẩm như sau:
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
+ Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm;
+ Yêu cầu tô chức, cá nhân sản xuất, nhập khâu thực phẩm hợp tác
trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bao đảm an toàn;
+ Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa
chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với
thực phẩm nhập khâu;
+ Khiếu nại, t6 cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
11
Trang 19+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
b) Thi hành pháp luật: là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các
chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các nghĩa vụ sau đây:
+ Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quátrình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;
+ Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài
liệu liên quan đến an toàn thực phẩm; lưu giữ hồ sơ về thực phẩm; thực hiện
quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyđịnh tại Điều 54 của Luật này;
+ Thông tin trung thực về an toàn thực phâm; thông báo cho người tiêu
dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyên, lưu giữ, bảo quản và sử dụng
thực phẩm;
+ Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực
phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnhbáo của tô chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
+ Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tô chức, cá nhân sản xuất,
nhập khâu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bao đảm an toàn;
+ Báo cáo ngay với cơ quan có thầm quyền và khắc phục ngay hậu quả
khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình
kinh doanh gây ra;
+ Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khâu, cơ quan nhà nước
có thâm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả,thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thầm quyền;
+ Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm theo quy định tại Điều 48
của Luật này;
12
Trang 20+ Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mat
an toàn do mình kinh doanh gây ra.
c) Tuân thủ pháp luật: Tuân theo pháp luật là hình thức thực hiện pháp
luật, trong đó các chủ thé pháp luật kiềm chế không tiến hành các hoạt động
xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí cho các chủ thể cụ thể,
trong những trường hợp cụ thể Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất
quan trọng, phức tạp.
Huyện Mường Chà hiện nay tổng dân số trung bình toàn huyện năm
2022 là: 50.327 người, có 13 dân tộc khác nhau, trình độ dân trí không đồngđều, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán đa dạng nên ảnh hưởng rất lớnđối với việc thực hiện áp dụng pháp luật trên địa bàn
1.2 Khái niệm về thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩmMột số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm và Luật An toàn thực phẩm:Thực phẩm là sản phâm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc
đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm [35, Điều 2, khoản 20].
Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt,
trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chếbiến [35, Điều 2, Khoản 21]
13
Trang 21Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung
vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụtcác chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thê trong
cộng đồng [35, Điều 2, Khoản 22].
Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ
thể con người, tạo cho cơ thê tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảmbớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bé sung, thực phẩm bảo vệ sứckhoẻ, thực phâm dinh dưỡng y học [35, Điều 2, Khoản 23]
Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phannguyên liệu có gen bị biến đổi bang công nghệ gen [35, Điều 2, Khoản 24]
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoànchỉnh, sẵn sàng dé bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng dé
an ngay [35, Diéu 2, Khoan 27]
Bénh truyén qua thuc pham là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễmtác nhân gây bệnh [29, Điều 2, Khoản 2]
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là chất được chủ định sử dụng trongquá trình chế bién nguyên liệu thực phẩm hay các thành phần của thực phamnhằm thực hiện mục đích công nghệ, có thé được tách ra hoặc còn lại trong
thực phẩm [35, Điều 2, Khoản 3].
Chế biến thực phâm là quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặcthực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công dé tạo thànhnguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phâm [35, Điều 2, Khoản 4]
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửahàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ
sở chế biến suất ăn sẵn, cang-tin va bép an tap thé [35, Diéu 2, Khoan 5]
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm là những quy chuẩn kỹ thuật và
những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
14
Trang 22phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhànước có thâm quyền ban hành nhằm mục dich bao đảm thực phẩm an toàn đốivới sức khoẻ, tính mạng con người [35, Điều 2, Khoản 26].
Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động
thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn
tương ứng đối với thực pham, phụ gia thực phẩm, chat hỗ trợ chế biến thực
phẩm, chất bô sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng
thực phẩm [35, Điều 2, Khoản 7]
Kinh doanh thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bánthực phâm [35, Điều 2, Khoản 8]
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thực phẩm bị ônhiễm hoặc có chứa chất độc [35, Điều 2, Khoản 10]
Nguy co ô nhiễm thực phẩm là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm xâmnhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh [35, Điều 2, Khoản 11]
Ô nhiễm thực phẩm là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩmgây hại đến sức khỏe, tính mạng con người [35, Điều 2, Khoản 12]
Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực pham trong quátrình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiệnđặc tính của thực pham [35, Điều 2, Khoản 13]
Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao
gói, bảo quản dé tạo ra thực phẩm [35, Điều 2, Khoản 14]
Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt độngtrồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác [35, Điều 2, Khoản 15]
Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuhái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay
15
Trang 23hoặc tạo ra nguyên liệu thực pham hoặc bán thành pham cho khâu chế biến
thực phẩm [35, Điều 2, Khoản 16].
Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm,
bệnh truyền qua thực phâm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩmgây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người [35, Điều 2, Khoản 17]
Tác nhân gây ô nhiễm là yếu tố không mong muốn, không được chủđộng cho thêm vào thực phẩm, có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến an toàn thựcphẩm [35, Điều 2, Khoản 18]
Thời hạn sử dụng thực pham là thoi han mà thực phẩm vẫn giữ được
giá trị đinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trênnhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất [35, Điều 2, Khoản 19]
Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng dé ăn, uống ngay,trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trênđường phó, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự [35, Điều 2, Khoản 26]
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành valưu thông thực phẩm [35, Điều 2, Khoản 28]
Vệ sinh thực phẩm (food higyene) là một khái niệm khoa học dé nói
thực phâm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố Ngoài ra
khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả những nội dung khác như tổ
chức vệ sinh trong bao quản và chế biến thực phẩm [20]
An toàn thực phẩm (food safety) là khái niệm khoa học có nội dung
rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm An toàn thực phẩm được hiểu như khả
năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người Nguyên nhân gây
ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các
chất hóa học, các yếu tô vật lý Khả năng gây ngộ độc không chỉ ở thực phẩm
mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu hoạch [20]
Theo nghĩa rộng an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung
16
Trang 24cấp day đủ và kịp thời về số lượng chất lượng thực phẩm một khi quốc gia
gặp thiên tai hay một lý do nào đó” [20].
Như vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cầnthiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyên cũng như sửdụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sứckhỏe, tính mạng người tiêu dùng Vì vậy, vệ sinh an toàn thực pham là côngviệc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thựcphẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọngtrong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh,duy tri và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc day sựtăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thé hiện nếp sống văn minh Mặc dùcho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo
vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng
các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệkhá cao Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của
cơ thé, đảm bao sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thégây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh Không có thực phẩm nào được coi là cógiá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh Về lâu dài thực phẩmkhông những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người màcòn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc Sử dụng các thực phẩmkhông đảm bảo vệ sinh trước mắt có thé bi ngộ độc cấp tính với các triệuchứng 6 at, dé nhận thay, nhưng van đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dancác chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phátbệnh hoặc có thê gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau Những ảnh hưởng
tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh Những trẻ suy dinh
17
Trang 25dưỡng, người già, người 6m càng nhạy cảm với các bệnh do thực pham không
an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thựcphẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa
chính trị, xã hội rất quan trọng Vệ sinh an toàn thực pham nham tăng lợi thế
cạnh tranh trên thị trường quốc tế Dé cạnh tranh trên thi trường quốc tế, thực
phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô
nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợphay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặcquốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Những thiệt hại khikhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau,
từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từthực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí
do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm, Đối vớinhà sản xuất, đó là những chi phi do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặcloại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mat lợi nhuận do thông tin quảng cáo,
và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng Ngoài ra còn có các
thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giảiquyết hậu quả, Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm déphòng các bệnh gây ra từ thực pham có ý nghĩa thực tế rat quan trong trong sự
phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang
phát triển, cũng như nước ta Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm
là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc
có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế
thị trường Các loại thực pham sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoàinhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại Việc
18
Trang 26sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phô biến Các loại pham màu,đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánhkẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, gid chả, 6 mai Nhiều loại thịt bántrên thị trường không qua kiểm duyệt thú y Tình hình sản xuất thức ăn, đồuống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên
liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý Nhãn
hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúngquy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trongthực phẩm Việc bảo quản lương thực thực phâm không đúng quy cách tạođiều kiện cho vi khuẩn và nắm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thựcphẩm Các bệnh do thực phẩm gây nên không chi là các bệnh cấp tính do ngộđộc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc
hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyên hóa các chất
trong cơ thé, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trìnhhành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác
định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột,
phổ biến là tiêu chảy Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnhtrên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn
Ở Việt Nam, Theo thống kê của của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009 đã có1.058 vụ NĐTP, trung bình 176,3 vụ/năm, SỐ người bị NDTP là 5.302 nguoi/nam,
số người chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị
NĐTP cấp tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm Năm 2009 có 152 vụ ngộ độc
thực phẩm với 5.212 người mắc và 31 người tử vong So sánh với năm 2008,
số vụ ngộ độc/năm 2009 giảm 53 vụ (25,9%); số người mắc giảm 2.616 người
19
Trang 27(33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vonggiảm 26 trường hợp (42,6%) Về nguyên nhân NĐTP, 29,6% số vụ do thực
phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm có
san độc tố tự nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân.
Riêng trong năm 2010 (tính đến 20/12/2010), cả nước đã xảy ra 175 vụ
ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người!) làm 5.664 người mắc và
42 trường hợp tử vong So sánh với số liệu trung bình/năm của giai đoạn2006-2009, số vụ NĐTP giảm 9,1%, số mắc giảm 17,6% và số người tu vong
giảm 19,2% Đáng chú ý là trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống
rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn phảinam (23,8%) Ngộ độc do cá nóc cũng con khá cao (16,7%)
Tiến bộ đáng kể trong quản lý ngộ độc thực pham trong năm
2009-2010 là hệ thống thông tin ghi nhận ngộ độc thực pham đã thực hiện nhanh
chóng, xử lý kip thời và các doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc tập thé đượcnhac nhở, theo dõi, có cam kết và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, cải thiệnđiều kiện ATTP đối với cơ sở nấu nướng và quy trình chế biến thức ăn Đãthiết lập được mạng lưới cảnh báo nhanh có liên hệ chặt chẽ với WHO, FAO,
EU và các nước trên Thế giới; bước đầu xây dựng hệ thống phân tích nguy cơ
phục vụ quản lý.
Bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người
và giống nòi do sử dụng lâu dai thực phẩm không bảo đảm ATTP Hiện có tới
400 các bệnh truyền qua thực phâm, chủ yếu là tả, ly trực trùng, ly amip, tiêuchảy, thương hàn, cúm gia cầm
Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở nước ta còn rất cao Có tới hơn 60.000.000người dang mang giun sán trong người do tập quán ăn uống mat vệ sinh (ăngỏi cá, ăn rau sống, ăn tiết canh, nộm ) Nhiều bệnh ký sinh trùng gây tác hai
rât lớn cho sức khỏe: gây thiêu máu, suy dinh dưỡng, viêm và áp xe gan, rôi
20
Trang 28loạn tiêu hóa, thần kinh và vận động Bệnh sán lá gan lớn có ở 18 tỉnh, tỷ lệ
mắc có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên Bệnh sán lá gan nhỏ có ở 24
tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định
(37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%) Ngoài ra, các
bệnh ký sinh trùng khác như: giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùngsán, giun cũng còn phố biến Đây là các bệnh mà nguồn lây truyền chủ yếuqua đường thực phẩm, ăn uống [46]
Hiện nay chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức mới Đó là Sựbùng nỗ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uốngcủa nhân dân, thúc đây phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó cóthé dam bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều,các bếp ăn tập thê gia tăng là nguy cơ dẫn đến hàng loạt vụ ngộ độc Bêncạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên,
trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ô nhiễm môi trường: sự phát trién của các ngành công nghiệp dẫn đến
môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng Mức độthực phẩm bị nhiễm ban tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứanước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao
Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoahọc kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phâm làmcho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm ban ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốcbảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trongthịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ
gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gâykhó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát
21
Trang 291.3 Khái niệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc điểmpháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm
1.3.1 Khái niệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhànước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thé hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhucầu tồn tại của xã hội nhăm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ồnđịnh cho sự phát triển xã hội [20]
Bám vào khái niệm trên, ta có thê đưa ra một khái niệm về pháp luật vệ
sinh an toàn thực phẩm như sau:
Pháp luật vệ sinh an toàn thực phâm là hệ thống các quy tắc xử sự cótính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Như
vậy, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dướiluật, các thông tư nghị định có liên quan điều chỉnh những van dé xã hội phát
sinh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.3.2 Đặc điểm pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm là quá
trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật vệ sinh an
toàn thực phâm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp phápcủa các cá nhân, cơ quan, tổ chức
Sau khi Luật An toàn thực phẩm được thông qua, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chỉ tiết thi hành một
số điều luật Nhiều giải pháp về an toàn thực phâm được triển khai trên toànquốc Năm 2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lược an toàn thực pham từ 2011đến 2020 tầm nhìn tới 2030 của Bộ y tế Các cấp ủy đảng, chính quyền, các banngành đoàn thể từ trung ương đến các tỉnh huyện, quận, huyện, xã, phường đãvào cuộc quyết liệt dé triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về an
22
Trang 30toàn thực phẩm Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đôi
khi còn chưa kịp thời Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chứcnăng còn chưa tốt Nhiều chính quyền địa phương coi công tác quản lý antoàn thực phâm là trách nhiệm của riêng ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huyđộng sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt Đầu tư kinh phí
từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp
lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau:
Thực hiện pháp luật của chủ thể pháp luật nói chung và thực hiện pháp
luật vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng chiu sự tac của rất nhiều yếu tố Xã
hội không chi là sự vận hành của hệ thống kinh tế mà còn là một tổng thé
phức hợp của các mỗi quan hệ đa dang, sự tương tác lẫn nhau của các nhân tôkinh tế và nhân tố kinh tế, phi kinh tế Các nhân tố phi kinh tế tác động đếnpháp luật trong một chỉnh hợp thống nhất và đa dạng, đan xen nhau Mỗi một
hành vi của cá nhân có thể cùng lúc chịu sự điều chỉnh của các yếu tô đạo
đức, pháp luật, phong tục, tập quán, lối sống, tâm lý; tôn giáo, tín ngưỡng,đoàn thé mà cá nhân đó là thành viên Các yếu té tác động đến việc thực hiệnpháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của công dân rất bao gồm: các yếu tố cơ
bản như: điều kiện kinh tế, chính trị, văn hod; đạo đức; phong tục, tập quán,
nghệ thuật, các loại quy tắc xã hội khác; yếu 6 lợi ích; thói quen, nếp nghĩ,
lối sống; hệ thống chính sách, pháp luật; thái độ, cách thức phục vụ, thực thi
23
Trang 31pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyên; khả năng tiếp cận phápluật, tiếp cận công lý; điều kiện và môi trường tự nhiên; địa lý; khí hậu, đấtđai, thổ nhưỡng; kỹ thuật, khoa học và công nghệ; tâm sinh lý; tính cách; lốisong, lối tư duy Sau đây là những yếu tô cơ bản nhất tác động đến việc thực
hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm:
1.4.1 Yếu tô kinh tếThứ nhất, yếu tô kinh tế trong sản xuất, kinh doanhMường Chà là một huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Tây bắc của
tinh Điện Biên Phía Bắc giáp thị xã Mường Lay; Phía Nam giáp huyện Điện
Biên; Phía Đông giáp huyện Tủa Chùa và Tuần Giáo; Phía Tây giáp huyện
Mường Nhé; Phía Tây Nam giáp với cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Mường Cha có 6 xã biên giới với đường biên giới Việt — Lào dài 56
km Diện tích tự nhiên 1.177,17 km, tổ chức hành chính gồm có 14 xã và 0I
thị trấn với, các xã đều là xã vùng sâu, vùng cao giao thông đi lại khó khăn,dân cư phân tán Mường Chà chủ yếu là núi cao với độ đốc từ 400 — 600, độcao trung bình so với mặt nước biển từ 350-1.500m, nghiêng dan theo hướngTây Bắc — Đông Nam Có nhiều lòng chảo, nhìn chung mức độ chênh lệnh
địa hình lớn.
Hiện nay trên dia bàn huyện Mường Cha có 13 dân tộc khác nhau, trình
độ dân trí không đồng đều, đa dạng về ngôn ngữ, phong tục tập quán mangđậm bản sắc dân tộc, của một số dân tộc sinh sống vùng cao, vùng sâu, vùng
xa còn lạc hậu Vùng cao bà con dân tộc Mông sinh sống do đặc trưng canhtác nên đồng bào sống không tập trung Vùng thấp quan thé dân cư của dân
tộc Thái, người dân tộc Kinh tập trung và đông đúc hơn, do tập quán canh tác
nên đồng bảo sống chủ yếu ven sông suối và những bãi đất bằng phăng Vìvậy bản sắc văn hóa dân tộc của đồng bào vẫn được duy trì và đa dạng vềngôn ngữ Nhưng do trình độ dân trí không đồng đều và chủ yếu là lao động
24
Trang 32nông nghiệp vì vậy ảnh hưởng lớn đối với công tác tuyên truyền, truyền thông
và kết quả nhận thức, tiếp thu, tiếp cận, thực hiện Pháp luật còn nhiều hạn chếđặc biệt là việc thực hiện Pháp luật về VSATTP trên dia bàn toan huyện
Yếu tô này bao gồm tổng thé các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế- xã
hội, hệ thống các chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng
chúng trong thực tế xã hội Nền kinh tế- xã hội phát triển năng động, bềnvững sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động thực hiện pháp luật vệ sinh antoàn thực phẩm, tác động tích cực tới việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thứcpháp luật của các tầng lớp xã hội Ngược lại, nên kinh tế- xã hội chậm pháttriển, kém năng động và hiệu quả sẽ có thé ảnh hưởng tiêu cực tới việc thực
hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của các chủ thể pháp luật Yếu tố
kinh tế là nền tảng của sự nhận thức, hiểu biết pháp luật và thực hiện pháp
luật nên có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật vệ sinh an
toàn thực phẩm của các chủ thể pháp luật
Thực tế hiện nay cho thấy rằng điều kiện kinh tế- xã hội có ảnh hưởng
quan trọng đến lợi ích và do đó, tác động đến tư tưởng, quan điểm, thái độ,niềm tin của các tang lớp nhân dân đối với pháp luật nói chung cũng như phápluật vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng Khi nền kinh tế- xã hội phát triển,đời sống vật chất của các tầng lớp dân cư được cải thiện, lợi ích kinh tế đượcđảm bảo thì nhân dân sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối kinh tế, chínhsách pháp luật, sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động điều hành, quản lý của
Nhà nước Khi đó, niềm tin của các chủ thể đối với pháp luật vệ sinh an toàn
thực phẩm được củng cố, hoạt động thực hiện pháp luật sẽ mang tính tích cực,thuận lợi, phù hợp với các giá tri, chuân mực pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm hiện hành
Khi kinh tế phát triển, đời sống vat chat, tinh thần được cải thiện, các
cán bộ, công chức nhà nước, các tang lớp nhân dân có điêu kiện mua sam các
25
Trang 33phương tiện nghe, nhìn, có điều kiện thỏa mãn các nhu cầu thông tin pháp luật
đa dạng Các chương trình phô biến, giáo dục pháp luật sé dé dàng đến đượcvới đông đảo cán bộ và nhân dân; nhu cầu tìm hiểu, trang bị thông tin, kiếnthức pháp luật trở thành nhu cầu tự giác, thường trực trong suy nghĩ và hànhđộng của họ Điều đó giúp cho hoạt động thực hiện pháp luật vệ sinh an toànthực pham của các chủ thé mang tính tự giác, tích cực Còn khi kinh tế chậmphát triển, thu nhập thấp, tình trạng thất nghiệp còn gia tăng, lợi ích kinh tếkhông được đảm bảo, đời sống của cán bộ, nhân dân gặp khó khăn thì tưtưởng sẽ diễn biến phức tạp, cái xấu có cơ hội nảy sinh, tác động tiêu cực tới
việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Đây chính là mảnh đất lý tưởng cho sự xuất hiện các loại hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm,
đi ngược lại các giá trỊ, chuẩn mực pháp luật, như tệ quan liêu, của quyền,
tham nhũng trong cán bộ, viên chức nhà nước; buôn lậu, gian lận thương mại,
tron thuế từ phía các doanh nghiệp; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém
chất lượng, thực phẩm tồn dư lượng chất hóa học trong bộ phận người sản
xuất, kinh doanh hàng hóa, thực phẩm
Bên cạnh đó cơ chế kinh tế cũng có ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện
pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao
cấp trước day đã tạo ra tâm lý thụ động, y lai; do đó, nhận thức pháp luật va
hoạt động thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực pham thuong mang tinh
phiến diện, một chiều theo kiểu mệnh lệnh- chap hành Co chế kinh tế thi
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay với những mặt tích cực của nó
sẽ tạo ra tư duy năng động, sáng tạo, coi trọng uy tín, chất lượng, hiệu quả củahoạt động kinh tế; từ đó, sẽ tác động tích cực hơn tới ý thức pháp luật và hành
vi thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của các chủ thể trong cáchoạt động sản xuất kinh doanh sinh hoạt và tiêu dùng Những mặt trái củakinh tế thị trường cũng sẽ tạo ra tâm lý sùng bái đồng tiền, coi tiền là tất cả,
26
Trang 34bất chấp các giá trị đạo đức, pháp luật; đồng thời sẽ tạo ra những quan niệm,
hành vi sai lệch trong thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm, vì đồng
tiền mà người sản xuất kinh doanh, mua bán thực phẩm có thé bat chấp tat cả
Đây là nguyên nhân làm phat sinh các hành vi trái pháp luật vệ sinh an toàn
thực phẩm, là môi trường cho các loại vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm phát triển
Thứ hai, yếu tô lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh
Là khoản chênh lệch thu được giữa doanh thu và chi phí bỏ ra dé sảnxuất một sản phẩm tiêu dùng nhất định Đây là một chỉ tiêu mà hau hết ngườisản xuất, kinh doanh trông đợi Lợi nhuận càng cao càng phản ánh mức độthành công và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của họ Tuy nhiên trên thực tế thìlợi nhuận của người sản xuất kinh doanh thường không đi cùng với quyền lợicủa người tiêu dùng Muốn thu được chỉ tiêu lợi nhuận cao trong bối cảnh tiêu
dùng đắt đỏ và lạm phát thường xuyên như hiện nay thì người sản xuất kinh doanh buộc phải hạ thấp một số chỉ tiêu cho sản phẩm mình làm ra hoặc kinh doanh luân chuyên Mà trong đó quan trọng nhất là chất lượng sản phẩm,
hoặc tính năng suất của sản phẩm, hoặc thời hạn sử dụng của sản phẩm
Muốn sản phẩm có năng suất cao thì phải dùng đến hóa chất, chất kích thích,muốn hình thức của sản phẩm tiêu dùng dep thì phải dùng đến chất kích thích,tạo màu, làm trắng, muốn sản phẩm sử dụng được trong thời gian lâu dàithì phải có chất bảo quản, Nhu vậy có thé thay yêu tố lợi nhuận đang baotrùm hoạt động sản xuất và kinh doanh Khi mà các cơ quan quản lý chưa siếtchặt chính sách, hoạt động chưa thực sự hiệu quả thì người sản xuất và kinhdoanh vẫn còn tâm lý bất chấp pháp luật, bất chấp sự nguy hiểm cho sức khỏe
và tính mạng của người tiêu dùng, vẫn vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm thu về lợi nhuận kinh tế cao
27
Trang 351.4.2 Yếu tố pháp luật
Là tông thé các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giaiđoạn phát triển nhất định bao gồm hệ thống pháp luật vệ sinh an toàn thựcphẩm, các quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực phâm, Bản thân pháp luậtđược sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, là cơ sở dé các chủ thé thựchiện pháp luật Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mựcpháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật
Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã
hội-pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa hội-pháp luật là hệ
thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tìnhcảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộngtới các hình thức pháp luật từ tuân thủ, chấp hành, sử dụng, cho tới áp dụngpháp luật Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thôngqua quá trình thực hiện pháp luật (hành vi pháp luật và lỗi sống theo pháp luậtcủa các chủ thê) Gita văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Văn hóa pháp luật là cơ sở nền tảng khuôn mẫu
tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng
đúng dan Ngược lại hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bô sung làm
phong phú sâu sắc thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật
1.4.3 Yếu to ý thức pháp luật và dao đức của các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Sự tồn tại dai dang của văn hóa pháp luật do các chế độ cũ dé lại có ảnh
hưởng nhất định tới việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Một
số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụtrừng phạt, do thiếu hiểu biết họ có tâm lý sợ hãi pháp luật Tâm lý lo sợ đókhiến cho hành vi của con người thiếu 6n định do đó khó có thé dẫn đến hành
vi xử sự tích cực trước pháp luật và đối với pháp luật
28
Trang 36Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật vệ sinh an
toàn thực phẩm ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác Vẫn còn tôn tại tình trang không tuân thủ pháp luật,
thờ ơ coi thường pháp luật, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc thựchiện pháp luật mà còn có tác động không nhỏ tới xã hội cộng đồng
Ý thức, niềm tin đối với pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm của mỗi
công dân có ảnh hưởng quan trọng tới việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn
thực phẩm Bởi lẽ nếu thiếu sự tin tưởng vào pháp luật, không có niềm tin vữngchắc vào tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật thì việc thực hiệnpháp luật vệ sinh an toàn thực phâm cũng không thé tốt và chặt chẽ được
Chủ thé của quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ quannhà nước hoặc cá nhân có thấm quyền, là người sản xuất kinh doanh thựcphẩm và người tiêu dùng Một quan hệ pháp luật vệ sinh an toàn thực pham sẽ
ra sao là do ý thức và hành động của các chủ thể của quan hệ pháp luật đó xác
lập nên Nếu các chủ thể có hiểu biết pháp luật sâu rộng, ý thức chấp hành
pháp luật tốt, thì quan hệ pháp luật đó sẽ ít xảy ra xung đột tranh chấp vàngược lại Đồng thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh buôn bán thựcphẩm, người sản xuất và kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuânthủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật vệ sinh an toàn thực pham thì ngườitiêu dùng mới có cơ hội sử dụng sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn Tuynhiên thực tế những năm qua và nhất là gần đây cho thấy, ý thức pháp luật,đạo đức của người sản xuất và kinh doanh mua bán thực phẩm còn rất thấpkém Họ bat chấp tất cả, sự răn đe của pháp luật, các chế tài, sức khỏe thậmchí là tính mạng của người tiêu dùng, thé chất của thé hệ tương lai Vì lợinhuận họ có thể “đầu độc” nhân loại, khuất mắt bỏ qua mọi ranh giới an toàn
chỉ dé thu về lợi nhuận kinh tế cho chính mình.
29
Trang 371.4.4 Yéu tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Trong bối cảnh hiện nay khi mà ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp
của người sản xuất, kinh doanh và mua bán thực phẩm còn quá thấp kém Họ
bất chấp tat cả dé thu về lợi nhuận thì càng cần đến nỗ lực và sự hoạt động hết
mình của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong lĩnh vực vệ sinh an toànthực phẩm Các cơ quan nhà nước có thầm quyền trong phạm vi thâm quyềncủa mình cần áp dụng nhanh chóng và triệt dé các quy định, chế tài pháp luật
vệ sinh an toàn thực phẩm vào việc quản lý và xử lý những hành vi sai phạm,
vi phạm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Có như vậy mới tạo ra sức
mạnh cưỡng chế đối với những chủ thể pháp luật có liên quan khi mà họ chưa
tự ý thức, tự giác chấp hành pháp luật
30
Trang 38Kết luận chương 1
Trong chương 1, những van dé lý luận về pháp luật an toàn thực phẩm,
luận văn đã tập trung làm rõ:
- Một số khái niệm cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm như:
khái niệm an toàn thực phẩm, pháp luật về an toàn thực phẩm, thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm
- Những nội dung cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm; phân tíchmột số điểm mới trong Luật an toàn thực phẩm so với Pháp lệnh vệ sinh antoàn thực phẩm trước đây
Luận văn cũng đã tập trung phân tích quá trình thực hiện pháp luật về
an toàn thực phâm, gồm: việc thành lập hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm; thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về an toàn thực phẩm; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về an toàn thực phẩm
- Xuất phát từ vai trò quan trọng của pháp luật về an toàn thực phâm,tác giả đã tập trung phân tích, làm rõ sự cần thiết của pháp luật về an toànthực phẩm cũng như vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đờisống xã hội Việt Nam hiện nay
Với những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về an toàn thực phẩm vàthực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm được trình bày ở chương 1, là cơ sởcho việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về antoàn thực phẩm trên địa bàn huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên ở chương 2
3l
Trang 39Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN
PHAP LUAT VE VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHAM
TAI HUYEN MUONG CHA TINH DIEN BIEN
2.1 Thực trạng của hệ thống pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩmLuật An toàn vệ sinh thực phẩm số 55/2010
Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010gồm 72 Điều va 11 chương có nhiều điểm mới và khác biệt về nội dung sovới Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003
Về nguyên tắc quản lí an toàn thực phẩm trong đó quy định trách nhiệm
trước tiên về an toàn đối với thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất,
kinh doanh Quan lý an toàn thực phâm phải được thực hiện trong suốt quátrình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với antoàn thực phâm, đồng thời phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phốihợp liên ngành và phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Về xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm: Luật quy định rõ
tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an
toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật Mức phạt
tiền đối với vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định củapháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trỊthực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trịthực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy
định của pháp luật.
32
Trang 40Về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực pham Đây là quy định hoàntoàn mới so với Pháp lệnh, theo đó, các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ haiđiều kiện lớn: các điều kiện chung về bảo đảm an toàn và những điều kiện
riêng về bảo đảm an toàn tùy theo loại thực phẩm.
về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Luật An
toàn thực phẩm 2010 quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm Dé được cấp giấy chứng nhận co sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm, cơ sở đó phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: Có đủ điều kiện bao đảm
an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực
phẩm; có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Thêm vào đó, Luật An toàn thực phẩm 2010 đã giới hạn
thời hạn cơ sở được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm là 3 năm,
trong khi Pháp lệnh không quy định thời hạn Trước 06 tháng tính đến ngày
Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn thì tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại giấy Chứng nhậnnếu tiếp tục sản xuất, kinh doanh Trong Pháp lệnh chỉ quy định tổ chức, hộgia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh những thực phẩm có nguy cơ cao mới
cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực pham do co quan
Nha nước có thâm quyền cấp
Về phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phâm là điểm mới được quyđịnh tại Luật An toàn thực phẩm 2010 Trách nhiệm thực hiện phân tích nguy
cơ đối với an toàn thực phẩm thuộc về Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Công thương.
Ngoài ra, Luật An toàn thực phẩm 2010 còn quy định về thông tin, giáo
dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm mục đích nâng cao nhận thức
về an toàn thực phâm, thay đổi nhận thức, hành vi, phong tục tập quán sảnxuất, kinh doanh lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức
khỏe, tính mạng của con người.
33