1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài tổng hợp các nội dung liên quan Đến ngân hàng trung Ương và liên hệ cho ngân hàng nhà nước việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp các nội dung liên quan đến Ngân hàng Trung ương và liên hệ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tác giả Tô Quỳnh Anh, Nguyễn Hoàng Minh Thư, Thái Mỹ Tâm, Nguyễn Bình An, Nguyễn Phạm Trúc Quỳnh
Người hướng dẫn Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm
Trường học Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý thuyết Tài chính
Thể loại Đề bài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 868,56 KB

Nội dung

Các vấn đề cơ bản: các Ngân hàng Trung ương NHTW hình thành như thếnào và vai trò của chúng ngày nay 1.1 Khủng hoảng tài chính năm 2008 Theo NHTW châu Âu 2007, ổn định tài chính là trạ

Trang 1

BỘ MÔN

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH

Trang 2

Giảng viên: Nguyễn Hoàng Thụy Bích Trâm

Mã lớp học phần: 24C1FIN50507207

TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA TÀI CHÍNH

NHÓM

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI Tổng hợp các nội dung liên quan đến Ngân hàng Trung ương và liên

hệ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thành viên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành

Tô Quỳnh Anh (Nhóm trưởng) 31231020036 100%

Nguyễn Hoàng Minh Thư 31231022315 100%

Thái Mỹ Tâm 31231024141 100%

Nguyễn Bình An 31231023213 100%

Nguyễn Phạm Trúc Quỳnh 31231024169 100%

Trang 3

MỤC LỤC

1 Các vấn đề cơ bản: các Ngân hàng Trung ương (NHTW) hình thành như thế

nào và vai trò của chúng ngày nay 1

1.1 Khủng hoảng tài chính năm 2008 1

1.2 NHTW: Sự hình thành và vai trò ngày nay 1

1.2.1 Ngân hàng của chính phủ 1

Trang 4

1.2.2 Ngân hàng của các ngân hàng 3

2 Ổn định: mục tiêu đầu tiên của tất cả NHTW 6

2.1 Lạm phát thấp và ổn định 6

2.2 Tăng trưởng kinh tế thực cao và ổn định 8

2.3 Ổn định hệ thống tài chính 8

2.4 Ổn định lãi suất và tỷ giá 9

3 Thử thách: tạo dựng một NHTW thành công 10

3.1 Sự cần thiết về tính độc lập 10

3.2 Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch 11

3.3 Khung chính sách, các đánh đổi chính sách và sự tín nhiệm 12

3.3.1 Khung chính sách tiền tệ 12

3.3.2 Các đánh đổi chính sách và sự tín nhiệm 12

3.4 Việc ra quyết định được thực hiện thông qua ủy ban 12

4 Kết nối mọi thứ lại với nhau: các NHTW và chính sách tài khóa 13

5 Liên hệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 14

5.1 Giới thiệu tổng quan 14

5.2 Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) 14

Trang 5

1 Các vấn đề cơ bản: các Ngân hàng Trung ương (NHTW) hình thành như thế

nào và vai trò của chúng ngày nay

1.1 Khủng hoảng tài chính năm 2008

Theo NHTW châu Âu (2007), ổn định tài chính là trạng thái của nền kinh tế, trong đó, hệ thống tài chính (bao gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính) có khả năng chống

đỡ được các cú sốc và những rủi ro gây ra bởi sự mất cân đối tài chính, từ đó, giảm bớt khả năng phá sản của các trung gian tài chính Như vậy, ổn định tài chính là trạng thái mà nền kinh tế nào cũng muốn đạt tới Tuy nhiên, để có thể giữ được ổn định tài chính, đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều cơ quan có thẩm quyền, trong đó có NHTW Vai trò của NHTW trong giữ vững ổn định tài chính là vô cùng quan trọng do những đặc điểm riêng biệt của NHTW so với các cơ quan quản lý khác Điều này được thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái hay khủng hoảng Đặt trong bối cảnh cả thế giới đang bước sang năm thứ 12 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2008, với những lo ngại rằng chu kỳ kinh tế suy thoái mới có thể lại sắp diễn ra, việc nhìn lại các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây và cách các NHTW trên thế giới đối phó với khủng hoảng là cần thiết Để đạt được mục tiêu này, thực hiện tổng quan các nghiên cứu trước đó để làm rõ vai trò của NHTW đối với ổn định tài chính và đối phó với khủng hoảng Sau đó, trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế điển hình về FED, NHTW châu

Âu và NHTW tại một số nền kinh tế mới nổi trong đối phó với khủng hoảng Các NHTW thực thi những chính sách chưa từng có nhằm ngăn chặn hệ thống tài chính bị sụp đổ và giúp phục hồi cũng như ổn định nền kinh tế

NHTW của Mỹ là Cục dự trữ liên bang - FED và nhiệm vụ của họ là đảm bảo cho hệ thống tài chính vận hành trơn tru, để từ đó người dân có thể giao dịch mà không có những lo lắng không cần thiết

1.2 NHTW: Sự hình thành và vai trò ngày nay

Ngân hàng Trung ương ban đầu là ngân hàng của chính phủ, và sau nhiều năm nó có thêm nhiều chức năng khác Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành tiền của quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc

Một ngân hàng Trung ương hiện đại không chỉ quản lý tài chính cho chính phủ mà còn cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng thương mại Là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Có thể hiểu ngân hàng Trung ương là các tổ chức phi thị trường hoặc chống cạnh tranh Hầu hết các ngân hàng Trung ương đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nhưng vẫn giữ mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ

1.2.1 Ngân hàng của chính phủ

-Ngân hàng Trung ương được xem như một đại lý của chính phủ Cụ thể, ngân hàng Trung ương

sẽ tập trung phát hành các trái phiếu và thanh toán lãi, các khoản nợ cho chính phủ Bên cạnh

đó, ngân hàng Trung ương cũng tạo các khoản nợ và kiểm soát giao dịch liên quan đến kho bạc của Nhà nước Cuối cùng, ngân hàng Trung ương sẽ giải quyết các khoản thanh toán và cho chính phủ vay khi cần

Trang 6

-Các NHTW đầu tiên được thành lập với mục đích gia tăng sức mạnh tài chính cho các chính phủ.

Đi đầu là Sveriges Riksbank, ngân hàng được thành lập năm 1668 và đóng vai trò như 1 công

cụ quản lý tài chính của Chính phủ Thụy Điển quản lý nền tài chính (lễ kỷ niệm 300 năm của định chế này bao gồm cả sự kiện ra đời giải Nobel Kinh tế) Tuy nhiên, hình mẫu của các NHTW lại là NHTW Anh, tổ chức được thành lập năm 1694 bởi William III, ông vua cai trị

cả vương quốc Anh và Hà Lan, trong bối cảnh Anh đang chiến tranh với Pháp Để đổi lấy 1 khoản vay, BoA được quyền phát hành giấy bạc Hoàng thân sẽ không bao giờ vỡ nợ và các chủ nợ không được phép đòi nợ họ Tuy nhiên, vua William phải phụ thuộc vào sự ủng hộ của Nghị viện, và Nghị viện lại phải phục vụ lợi ích của những người tài trợ cho NHTW Do đó sự

ra đời của BoA sẽ làm yên lòng các chủ nợ, đồng thời cũng giúp Chính phủ vay mượn dễ dàng hơn, với chi phí rẻ hơn

-Napoleon Bonaparte đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng nhằm ổn định nền kinh tế Pháp sau các cuộc chiến tranh và khủng hoảng tài chính của

thời kỳ đó Một trong những đóng góp quan trọng của ông là việc thiết lập Ngân hàng Pháp

(Banque de France) Ngân hàng được Napoleon Bonaparte thành lập vào năm 1800 với tư cách là một tập đoàn tư nhân có địa vị công cộng độc nhất Ngân hàng được cấp độc quyền phát hành giấy nợ tại Paris vào năm 1803 và trên toàn quốc vào năm 1848, phát hành đồng franc Pháp Chính phủ của Charles de Gaulle đã quốc hữu hóa ngân hàng vào năm 1945 sau một số lần thay đổi quản lý trong thời gian đó Ngân hàng vẫn là cơ quan tiền tệ duy nhất của Pháp cho đến cuối năm 1998, khi Pháp áp dụng đồng euro làm đơn vị tiền tệ của mình Ngân hàng Pháp không chỉ giúp ổn định nền kinh tế Pháp trong thời kỳ của Napoleon mà còn đặt nền móng cho hệ thống ngân hàng hiện đại ở Pháp Nó trở thành một trong những ngân hàng Trung ương quan trọng của châu Âu và vẫn hoạt động cho đến ngày nay, dưới tên gọi Ngân hàng Trung ương Pháp (Banque de France)

 Đây là những ngoại lệ, trong khi đó hoạt động ngân hàng Trung ương mới thực sự phổ biến trong thế kỷ 20

-Năm 1900, mới chỉ có 18 quốc gia có ngân hàng Trung ương thì hiện nay con số này đã là 173 NHTW

-Cục dự trữ liên bang Mỹ chỉ bắt đầu hoạt động vào năm 1914

-Khi vai trò của chính phủ và hệ thống tài chính lớn mạnh, nó kéo theo sự cần thiết của các ngân hàng Trung ương

-Với vai trò là ngân hàng của chính phủ, ngân hàng Trung ương sở hữu một đặc quyền:

 Độc quyền phát hành tiền tệ

Ngân hàng Trung ương tạo ra tiền

Trang 7

In tiền tệ là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng Trung ương Chỉ có NHTW mới có thẩm quyền thực hiện chức năng này ở hầu hết các nước Chính vì thế, ngân hàng Trung ương là đơn vị duy nhất in tiền giấy, còn các loại tiền khác sẽ do Chính phủ phát hành.

 Các ngân hàng Trung ương từ sơ khai đã dự trữ đủ lượng vàng cần thiết để đảm bảo cho tiền họ phát hành

 Ngày này, chỉ duy nhất có Fed có quyền phát hành đồng đô la Mỹ

 Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được lượng tiền và tín dụng trong nền kinh tế của một quốc gia

 Hầu hết các ngân hàng Trung ương sẽ thực hiện điều này bằng các điều chỉnh lãi suất ngắn hạn: chính sách tiền tệ

 Các ngân hàng Trung ương sẽ sử dụng chính sách tiền tệ để ổn định mức độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát

-Tại sao một quốc gia muốn sở hữu một chính sách tiền tệ cho riêng mình?

 Chính sách là những chủ trương, chiến lược của ngân hàng Trung ương để điều tiết nền kinh tế đi theo đúng hướng họ mong muốn Tiền tệ chính là lượng tiền đang lưu thông trong nền kinh tế Vậy nên, chính sách tiền tệ chính là chính sách điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, từ đó có thể ổn định giá cả, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, kích thích GDP tăng trưởng

 Do ngân hàng Trung ương ( NHTW ) có thể chủ động được khả năng tác động vào thị trường tiền tệ nên đây là một công cụ rất hữu hiệu của NHTW để lái con thuyền kinh

tế theo hướng chính phủ mong muốn

 Với mục tiêu ổn định đồng tiền, kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ngoại hối, tạo ra nhiều công việc, giảm tỷ lệ thất nghiệp, phát triển kinh tế Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ đắc lực của chính phủ và ngân hàng Trung ương để điều tiết kinh tế đi theo hướng ổn định Để đạt được điều đó thì NHTW sẽ phải phối hợp với nhiều công cụ khác để đạt được kết quả tốt nhất

1.2.2 Ngân hàng của các ngân hàng

-Với sự ủng hộ về mặt chính trị của chính phủ, cùng với lượng dự trữ vàng khổng lồ, các ngân hàng Trung ương đã sớm trở thành các ngân hàng lớn nhất và uy tín nhất Ngân hàng Trung ương thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các ngân hàng trung gian, như:

 Nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian dưới dạng tiền gửi thanh toán và tiền gửi bắt buộc Trong đó, tiền gửi bắt buộc là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian phải gửi lại để đảm bảo khả năng thanh toán khi khách hàng rút tiền Mặt khác, tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các ngân hàng trung gian phải gửi thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thanh toán

Trang 8

 Cho vay cho ngân hàng trung gian bằng cách tái chiết khấu các chứng từ có giá trị ngắn hạn Nói cách khác, đây là một hình thức cung cấp vốn cho ngân hàng trung gian

để mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng Nhà nước đảm bảo an toàn cho các ngân hàng trung gian trước nguy cơ sụp đổ Bên cạnh đó, cơ quan này cũng là trung tâm thanh toán, bù trừ giảm thiểu chi phí thanh toán và lưu thông vốn cho các ngân hàng

và nền kinh tế

* Giấy tờ có giá được phát hành bởi ngân hàng Trung ương được xem là an toàn hơn so với các ngân hàng nhỏ

-Sự an toàn và tiện lợi đã khiến cho hầu hết các ngân hàng khác cũng đều gửi tiền tại các ngân hàng Trung ương

-Đóng vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, ngày nay ngân hàng Trung ương giữ một vai trò quan trọng:

 Cho vay trong các giai đoạn kinh tế khó khăn

 Quản lý hệ thống thanh toán

 Giám sát các ngân hàng thương mại cũng như hệ thống tài chính

-Khả năng tạo tiền của ngân hàng Trung ương có nghĩa là nó có thể cho vay thậm chí khi không

ai có thể Ngân hàng Trung ương có quyền phát hành tiền tệ, nghĩa là nó có thể tạo ra tiền mới

để cung cấp cho hệ thống tài chính Điều này thường được thực hiện thông qua việc mua tài sản (như trái phiếu chính phủ) hoặc cung cấp các khoản vay cho ngân hàng thương mại Ngân hàng Trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ, bao gồm lãi suất và cung tiền, để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và ổn định giá cả Tóm lại, khả năng tạo tiền của ngân hàng Trung ương là một công cụ quan trọng nhưng nó cần phải được sử dụng một cách thận trọng và cân nhắc Việc cho vay mà không xem xét đến các yếu tố kinh tế khác có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, như lạm phát cao hay bất ổn tài chính

-Mọi quốc gia đều cần một hệ thống thanh toán an toàn và hiệu quả Các định chế tài chính cần cách thức thanh toán rẻ và đáng tin cậy để chuyển vốn cho nhau

-Sự thật là tất cả các ngân hàng đều có tài khoản tại ngân hàng Trung ương , do đó ngân hàng Trung ương đã tự nhiên trở thành một nơi để các giao dịch thanh toán liên ngân hàng diễn ra

-Fedwire là một hệ thống thanh toán gộp tiền ngân hàng Trung ương theo thời gian thực được

các ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sử dụng để chuyển tiền điện tử giữa các tổ chức thành viên Các ngân hàng, doanh nghiệp và cơ quan chính phủ sử dụng Fedwire cho các giao dịch lớn trong ngày Hệ thống này được vận hành bởi 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Nó được sử dụng bởi các ngân hàng Hoa Kỳ, công đoàn tín dụng và các cơ quan chính phủ, cũng như chính các Ngân hàng Dự trữ Liên bang, để chuyển tiền trong ngày, hay còn được gọi là chuyển khoản ngân hàng Trong năm 2015, trung bình hơn 3,4 nghìn tỷ đô mỗi ngày được giao dịch qua Fedwire

Trang 9

-Cuối cùng, cần phải có ai đó để kiểm soát các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác, để những người gửi tiền và những nhà đầu tư có thể tin tưởng rằng tiền của họ sẽ an toàn

-Những người quản lý hệ thống tài chính phải được nắm giữ những thông tin mật và nhạy cảm -Chỉ có những nhà kiểm tra và giám sát của chính phủ là những người duy nhất có thể nắm những thông tin này bởi lẽ không có mâu thuẫn về mặt lợi ích Với vai trò là ngân hàng của chính phủ và ngân hàng của các ngân hàng, các ngân hàng Trung ương là những người chơi lớn nhất và quyền lực nhất trong hệ thống tài chính và nền kinh tế của các quốc gia Thế nhưng bất kỳ định chế nào có sức mạnh đảm bảo cho nền kinh tế và hệ thống tài chính vận hành một cách trơn tru thì cũng có khả năng tạo những rắc rối

 Chúng ta cần phải hiểu những gì mà một ngân hàng Trung ương hiện đại không làm NHTW không kiểm soát thị trường chứng khoán, mặc dù nó có thể giám sát và tham gia vào thị trường trái phiếu và cổ phiếu

-NHTW không kiểm soát ngân sách của chính phủ

-Ở Mỹ, ngân sách được quyết định bởi Quốc hội và tổng thống thông qua chính sách tài khóa -Fed chỉ hoạt động như một ngân hàng của Kho bạc

-Tóm lại ta thấy được những chức năng vô cùng quan trọng của Ngân hàng của chính phủ và Ngân hàng của các ngân hàng như sau:

2.

Ổn định: mục tiêu đầu tiên của tất cả NHTW

Bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và diễn biến phức tạp, trải qua rất nhiều các cuộc khủng hoảng kinh tế do sự quản lý không ổn định cùng với hệ thống tài chính thiếu chặt chẽ, điển hình như:

Trang 10

 Cuộc Đại suy thoái vào những năm 1930, khi hệ thống ngân hàng bị sụp đổ Những nhà kinh tế cho rằng Fed đã thất bại trong việc cung cấp đủ tiền và tín dụng

 Cuộc khủng hoảng 2007-2009

Fed đã tỏ ra khá thụ động khi các trung gian tài chính chấp nhận lượng rủi ro chưa từng có từ bong bóng bất động sản

Fed còn để khủng hoảng diễn ra trầm trọng hơn, chỉ sau hơn một năm kể từ khi nó bắt đầu

Ổn định tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả (mục tiêu chính của NHTW) mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống Các ngân hàng Trung ương làm giảm độ bất ổn của nền kinh tế và hệ thống tài chính bằng cách theo đuổi năm mục tiêu cụ thể:

1 Lạm phát thấp và ổn định

2 Tăng trưởng thực cao và ổn định, đi cùng với thất nghiệp thấp

3 Thị trường tài chính và các định chế tài chính ổn định

4 Lãi suất ổn định

5 Tỷ giá ổn định

2.1 Lạm phát thấp và ổn định

-Việc thực hiện cả năm mục tiêu đồng thời là không khả thi Việc đánh đổi là bắt buộc và nhiều

ngân hàng Trung ương đã chọn mục tiêu ưu tiên hàng đầu là ổn định giá cả

 Giữ lạm phát thấp và ổn định

 Khi lạm phát tăng quá cao hoặc giảm quá thấp đó là lỗi của ngân hàng Trung ương -Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy việc duy trì một mức lạm phát ổn định ở thấp hợp lý góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kéo theo xu hướng cải thiện

rõ ràng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lãi suất hạ thấp, thanh khoản tốt lên, tỷ giá ổn định

và dự trữ ngoại hối tăng, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng lực cạnh tranh Duy trì ổn định giá cả sẽ giúp cải thiện tính hữu dụng của tiền tệ trong cả hai chức năng là đơn vị hạch toán (thước đo giá trị) và lưu trữ giá trị Hầu hết các ngân hàng Trung ương và tổ chức tài chính quốc tế đều đồng ý rằng một mức lạm phát thấp, ổn định và dễ dự đoán là điều mong muốn

-Giá cả cung cấp thông tin cho các cá nhân và công ty để đảm bảo rằng nguồn lực của họ đang được phân bổ một cách hiệu quả nhất Nhưng lạm phát biến động đã làm giảm chức năng thông tin của giá cả Nếu nền kinh tế đang hoạt động hiệu quả, chúng ta cần phải giải thích được nguyên nhân giá cả thay đổi

Ngày đăng: 04/11/2024, 12:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w