1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Formulation of Metformin Hydrochloride 750 mg Extended-Release Tablet Using Hydrophilic Matrix System
Tác giả Nguyễn Lê Tuấn Em
Người hướng dẫn TS. Trần Lê Tuyết Châu
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pharmacy
Thể loại Graduation Project
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,53 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. METFORMIN HYDROCLORID (15)
      • 1.1.1. Công thức hóa học (15)
      • 1.1.2. Tác dụng dược lý (15)
      • 1.1.3. Chỉ định, chống chỉ định và liều dùng (16)
    • 1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI (18)
      • 1.2.1. Khái niệm (18)
      • 1.2.2. Phân loại các hệ thống phóng thích kéo dài (18)
      • 1.2.3. Đặc điểm trị liệu của dạng thuốc phóng thích kéo dài (21)
      • 1.2.4. Ưu và nhược điểm của dạng thuốc (21)
    • 1.3. THUỐC PHÓNG THÍCH KÉO DÀI DẠNG KHUNG MATRIX (22)
      • 1.3.1. Cấu trúc và cơ chế phóng thích thuốc của khung matrix (22)
      • 1.3.2. Phương pháp bào chế (23)
    • 1.4. ĐỘNG HỌC PHÓNG THÍCH DƯỢC CHẤT (25)
      • 1.4.1. Mô hình động học bậc 0 (25)
      • 1.4.2. Mô hình động học bậc một (26)
      • 1.4.3. Mô hình động học Higuchi (26)
      • 1.4.4. Mô hình động học Hixson - Crowell (27)
      • 1.4.5. Mô hình động học Korsmeyer - Peppas (27)
    • 1.5. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BÀO CHẾ DẠNG THUỐC PHÓNG THÍCH KÉO DÀI CỦA METFORMIN HYDROCLORID (28)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ (30)
      • 2.2.1. Nguyên liệu (30)
      • 2.2.2. Thiết bị và dụng cụ (30)
    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
      • 2.3.1. Khảo sát một số đặc tính chất lượng của thuốc đối chiếu (31)
      • 2.3.2. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng MH bằng phương pháp (35)
      • 2.3.3. Bào chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài dựa trên các đặc tính thuốc đối chiếu (38)
      • 2.3.4. Đánh giá sơ bộ độ ổn định của viên nghiên cứu (44)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN (46)
    • 3.1. KHẢO SÁT THUỐC ĐỐI CHIẾU (46)
      • 3.1.1. Đánh giá một số tính chất viên (46)
      • 3.1.2. Thử nghiệm phóng thích dược chất (46)
      • 3.1.3. Khảo sát phóng thích dược chất trong các môi trường pH khác nhau (47)
    • 3.2. THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG METFORMIN (48)
      • 3.2.1. Tính đặc hiệu (48)
      • 3.2.2. Tính tuyến tính (50)
      • 3.2.3. Độ đúng (52)
      • 3.2.4. Độ chính xác (52)
    • 3.3. BÀO CHẾ VIÊN NÉN METFORMIN HYDROCLORID 750 MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI (53)
      • 3.3.1. Xây dựng công thức viên với tá dược tạo khung matrix thân nước (53)
      • 3.3.2. Đánh giá chất lượng viên nghiên cứu và viên đối chiếu (62)
      • 3.3.3. Xác định mô hình động học phóng thích dược chất (63)
    • 3.4. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NGHIÊN CỨU (64)
      • 3.4.1. Cảm quan (64)
      • 3.4.2. Định lượng (64)
      • 3.4.3. Độ hòa tan (64)
      • 3.4.4. Kết quả đánh giá tạp A cyanuaguanidin (65)
  • CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (68)
    • 4.1. KẾT LUẬN (68)
    • 4.2. ĐỀ NGHỊ (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Viên nén phóng thích kéo dài chứa 750 mg metformin hydroclorid

Thuốc đối chiếu: Viên Glucophage  XR của công ty Merck

NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ

Các nguyên phụ liệu, hóa chất, dung môi được sử dụng trong quá trình nghiên cứu được trình bày trong Bảng 2.3

Bảng 2.3 Nguyên liệu, hóa chất, dung môi dùng cho bào chế STT Tên nguyên liệu, hóa chất Tiêu chuẩn Nguồn cung cấp

1 Metformin hydroclorid USP 43 Trung Quốc

3 NaCMC 7HF USP 43 Ashland, Mỹ

5 Magnesi stearat USP 36/BP Peter Greven Asia/Malaysia

6 KH2PO4 USP Trung Quốc

7 Nước cất Tinh khiết Việt Nam

2.2.2 Thiết bị và dụng cụ

Các loại máy móc, thiết bị được sử dụng trong quá trình nghiên cứu được trình bày ở

Bảng 2.4 Máy móc thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên thiết bị Mã hiệu Xuất xứ

1 Cân điện tử SARTORIUS TE412 Đức

2 Bể siêu âm ELMAS 108H Đức

3 Cân hồng ngoại OHAUS MB45 Đức

4 Cân kỹ thuật SARTORIUS TH30 Nhật Bản

5 Cân phân tích SARTORIUS CPA 22 US Đức

6 Máy dập viên xoay tròn CJB - 3B - 27 Ấn Độ

7 Máy đo độ cứng ERWEKA OCE 9 Đức

8 Máy thử độ mài mòn ERWEKA TYPE TAP Đức

9 Máy đo độ hòa tan PHARMATEST Đức

10 Máy đo pH HANA HI 2211 Ấn Độ

11 Máy đo quang phổ UV - Vis SHIMADZU UV-1601 PC Nhật Bản

12 Tủ sấy MEMMERT UF 110 Đức

13 Hệ thống sắc ký lỏng UHPLC Agilent Mỹ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Khảo sát một số đặc tính chất lượng của thuốc đối chiếu

Glucophage  XR 750 mg do công ty Merck Sante s.a.s (Đức) sản xuất

Hình 2.6 Hộp và vỉ thuốc Glucophage  XR 750 mg

Viên nén Glucophage  XR 750 mg chứa 750 mg metformin hydroclorid và các thành phần tá dược như sau: magnesi stearat, sodium carboxymethylcellulose, hypromellose Từ các thành phần tá dược trên nhóm nghiên cứu đánh giá sơ bộ dạng bào chế khung matrix thân nước kiểm soát sự phóng thích dược chất Metformin hydroclorid sẽ được kết hợp với một tá dược kiểm soát phóng thích một cách mật thiết nhờ quá trình tạo hạt ướt tạo thành pha bên trong Tiếp đó, những hạt này lại tiếp tục với các polymer tạo khung hình thành pha ngoài bảo vệ hạt

Hình 2.7 Mô phỏng cấu tạo viên nén phóng thích kéo dài

Khi vào hệ tiêu hóa, các polymer thấm nước và trương nở, từ đó kiểm soát khả năng phóng thích dược chất của viên Khả năng phóng thích dược chất của thuốc chủ yếu phụ thuộc vào bản chất của polymer 27,32

2.3.1.1 Đánh giá một số tính chất viên a) Cảm quan

Viên phải nguyên vẹn, hình caplet, hai mặt khum nhẵn, một mặt có vạch ngang, viên không bị dính chày, bong mặt, rỗ mặt, mẻ cạnh b) Đồng đều khối lượng viên Độ đồng đều khối lượng của viên nhân được đánh giá theo phụ lục 11.3 (DĐVN V) Cân riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình

Yêu cầu: Không được có quá 2 đơn vị có khối lượng nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình ± 5% và không có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó c) Độ cứng Độ cứng của viên được đo bằng máy đo độ cứng ERWEKA OCE 9 Tiến hành với

10 viên, ghi nhận giá trị lực gây vỡ viên hiển thị trên màn hình d) Độ mài mòn

Sử dụng máy đo độ mài mòn ERWEKA Cân 20 viên (hoặc ít nhất 6,5 g) đã được làm sạch bụi (m1), cho viên vào mâm quay Tốc độ 25 vòng/phút trong 4 phút Kiểm tra tình trạng nứt, mẻ cạnh, mòn viên, bong mặt Làm sạch bụi trên bề mặt, cân lại khối lượng (m2) và tính độ mài mòn Độ mài mòn (%) = 𝑚1−𝑚2

Yêu cầu: Độ mài mòn viên nhân < 1% e) Định lượng

Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình, nghiền thành bột Cân chính xác khoảng một lượng bột tương đương 75 mg metformin hydroclorid, cho vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml đệm phosphate pH 6,8 vào, lắc đều, siêu âm trong 20 phút

Bổ sung dung dịch đệm vừa đủ Lọc qua giấy lọc, bỏ 20 ml dịch lọc đầu Hút chính xác 1 ml dịch lọc này cho vào bình định mức 100 ml, thêm vừa đủ dung dịch đệm phosphate pH 6,8, lắc đều, thu được dung dịch có nồng độ khoảng 7,5 μg/ml

2.3.1.2 Thử nghiệm phóng thích dược chất

Phép thử độ phóng thích dược chất được tiến hành theo điều kiện của Dược điển Mỹ (USP 43) bao gồm 18 test cho viên nén metformin hydroclorid phóng thích kéo dài Sau khi tham khảo nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các test 1, 7, 8, 11, 14 trong chuyên luận “Metformin Hydrochloride Extended-Release Tablets” trong dược điển Mỹ USP

43 với các điều kiện thử nghiệm hòa tan như sau:

Thiết bị: Kiểu giỏ quay

Môi trường hòa tan: 1000 ml dung dịch đệm kali dihydrophosphat được chỉnh đến pH 6.8 bằng dung dịch natri hydroxyd 1M

Cách tiến hành: Lấy 10,0 ml dung dịch môi trường đã hòa tan mẫu thử, lọc với đầu lọc 0,45 àm, bừ 2,0 ml dịch lọc đầu Pha loóng dịch lọc thu được nồng độ thớch hợp với môi trường hòa tan Đo độ hấp thu quang phổ UV với bước sóng 232 nm, cốc đo dày 1 cm với mẫu trắng là môi trường hòa tan Tính hàm lượng metformin hydroclorid đã hòa tan theo phương trình hồi quy đã xây dựng trên môi trường hòa tan Sau khi hoàn thành lấy mẫu tiêm lại 10 ml môi trường vào các cốc thử hòa tan

Yêu cầu: Đối với phương pháp thử hòa tan trên được quy định trong USP 43 3 cho viên nén phóng metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài ở một số test được trình bày trong Bảng 2.5

Bảng 2.5 Các thử nghiệm hòa tan USP 43

Thiết bị và tốc độ quay

Thời điểm lấy mẫu (giờ)

Ngoài các thời điểm lấy mẫu được quy định trong USP 43 là 1, 2, 3, 6, 10 đề tài tiến hành lấy mẫu them tại các thời điểm 4 giờ và 8 giờ để có thêm dữ liệu cho việc xác định mô hình động học phóng thích dược chất

Nồng độ mẫu thử tại từng thời điểm lấy mẫu được xác định bằng công thức:

A C × C C × D Phần trăm phóng thích dược chất được tính theo công thức:

AT : độ hấp thụ của mẫu thử

AC : độ hấp thụ của mẫu chuẩn

Ci : nồng độ của mẫu thử tại mỗi thời điểm i (mg/ml)

CC : nồng độ của dung dịch chuẩn (mg/ml)

D : độ pha loãng của mẫu thử từ bình hòa tan tại thời điểm i

Vmt : thể tích môi trường hòa tan (ml)

Vt : thể tích mẫu thử tại mỗi thời điểm i (ml)

L : hàm lượng metformin hydroclorid ghi trên nhãn (mg)

2.3.1.3 Khảo sát phóng thích dược chất trong các môi trường pH khác nhau: Để có các dữ liệu so sánh giữa viên nghiên cứu và viên đối chiếu trong điều kiện invitro ở các môi trường pH giả lập Viên đối chiếu được tiến hành thử nghiệm độ hòa tan ở các môi trường pH khác nhau bao gồm:

(a) 1000 ml dung dịch đệm pH 1,2 sử dụng giỏ quay

(b) 1000 ml dung dịch đệm pH 4,5 sử dụng giỏ quay

(c) 1000 ml dung dịch đệm pH 6,8 sử dụng giỏ quay Ở cả ba điều kiện trên viên được đặt trong thiết bị giỏ quay với tốc độ quay của giỏ là 100 rpm và 37,5 o C ± 0,5 Tiến hành lấy mẫu tại các thời điểm 0, 1, 2, 3, 4, 6, 8,

10 giờ đo UV định lượng hàm lượng dược chất phóng thích

Kết quả thu được sẽ dùng để so sánh khả năng phóng thích dược chất trong các môi trường pH khác nhau giữa thuốc đối chiếu và thuốc nghiên cứu để hoàn thiện công thức thuốc nghiên cứu

2.3.2 Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng MH bằng phương pháp quang phổ UV

2.3.2.1 Xây dựng quy trình định lượng MH bằng phương pháp quang phổ UV-Vis a) Chuẩn bị các dung dịch

Dung dịch chuẩn gốc: cân chính xác khoảng 75 mg metformin hydroclorid cho vào bình định mức 100 ml, thêm khoảng 50 ml dung dịch đệm phosphate pH 6,8 vào bình, lắc đều Siêu âm trong 20 phút Bổ sung dung dịch đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ thể tích, lắc đều Lọc qua giấy lọc, bỏ 20 ml dịch lọc đầu thu được dung dịch có nồng độ tương đương 750 μg/ml

Dung dịch chuẩn: Hút chính xác 1 ml dung dịch chuẩn gốc cho vào bình định mức

100 ml, thêm dung dịch đệm phosphate pH 6,8 vừa đủ, lắc đều, thu được dung dịch có nồng độ tương đương 7,5 μg/ml

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

KHẢO SÁT THUỐC ĐỐI CHIẾU

3.1.1 Đánh giá một số tính chất viên

Các chỉ tiêu của về tính chất viên đối chiếu được đề tài khảo sát và trình bày trong Bảng 3.19

Bảng 3.8 Các chỉ tiêu khảo sát thuốc đối chiếu Glucophage  XR 750 mg

Cảm quan Viên nén không bao hình caplet, màu trắng, hai mặt khum một mặt in chữ “MERCK” một mặt in “750” Đồng đều khối 1,1160 ± 0,022 g với RSD 1,68 Độ cứng viên 140 – 160 N Độ mài mòn 0,4% Độ dày viên 7,17 ± 0,2 mm Định lượng 103,1 ± 2% (90 – 110% với hàm lượng ghi trên nhãn)

Các kết quả trên sẽ là cơ sở để đề tài tiến hành xây dựng viên nén MH 750 mg PTKD (viên nghiên cứu) tương đương viên đối chiếu

3.1.2 Thử nghiệm phóng thích dược chất

Thử nghiệm phóng thích dược chất theo phương pháp đã đề cập trong phần phương pháp nghiên cứu với môi trường đệm pH 6.8 và giỏ quay với tốc độ 100 rpm trong vòng 10 giờ theo các thử nghiệm 1, 7, 8, 11, 14 được hướng dẫn trong USP 43

Bảng 3.9 Kết quả thử nghiệm độ phóng thích dược chất của viên đối chiếu Glucophage 

Tỷ lệ phóng thích dược chất (%) Trung bình

Viên 1 Viên 2 Viên 3 Viên 4 Viên 5 Viên 6 (%)

Từ các kết quả định lượng thu được, tiến hành vẽ đồ thị phóng thích dược chất theo thời gian bằng phần mềm MS EXCEL

Hình 3.10 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên đối chiếu

(VĐC) Glucophage  XR 750 mg Viên đối chiếu thỏa mãn tất cả các giới hạn phóng thích theo các thử nghiệm 1, 7, 8,

11, 14 khi sử dụng giỏ quay và môi trường hòa tan là đệm phosphate pH 6,8 theo USP 43 Từ kết quả thử nghiệm độ phóng thích dược chất của viên Glucophage  XR

750 mg cho thấy dược chất được phóng thích duy trì trong 10 giờ Môi trường hòa tan làm trương nở các tá dược tạo khung tạo thành một lớp gel Sự hòa tan dược chất được cho là quá trình thấm dần của môi trường vào sâu trong lớp gel tạo các kênh thẩm thấu để hòa tan dược chất Trong giờ đầu tiên, dược chất được sự hòa tan nhanh của dược chất do metformin hydroclorid tan tốt trong môi trường nên những tiểu phần nằm ở gần lớp ngoài hoặc trên bề mặt sẽ hòa tan trước Ở các giờ tiếp theo, tốc độ phóng thích dược chất giảm dần và phóng thích gần như tối đa ở giờ thứ 10

3.1.3 Khảo sát phóng thích dược chất trong các môi trường pH khác nhau Để khảo sát sự phóng thích của Glucophage  XR 750 mg trong các môi trường các pH khác nhau, tiến hành thử nghiệm độ hòa tan viên đối chiếu Glucophage  XR 750

35 mg trong 3 môi trường pH bao gồm: pH 1,2, pH 4,5, pH 6,8 với thiết bị giỏ quay tốc độ 100 rpm trong 1000 ml môi trường

Kết quả khảo sát sự phóng thích được trình bày trong Hình 3.11

Hình 3.11 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên đối chiếu trong các môi trường pH 1,2, pH 4,5 và pH 6,8

Kết quả trên cho thấy khả năng phóng thích của viên đối chiếu Glucophage  XR 750 mg ở các pH khác nhau khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) Vì vậy sự phóng thích dược chất theo thời gian trong đường tiêu hóa sẽ ổn định Do đó, môi trường pH 6,8 (đồng thời cũng là môi trường thử nghiệm độ hòa tan theo USP 43) được chọn để tiến hành khảo sát viên nén MH 750 mg phóng thích kéo dài.

THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG METFORMIN

Khi quét phổ UV các dung dịch mẫu chuẩn, mẫu thử, mẫu placebo và mẫu trắng được pha trong môi trường nước cất ở bước sóng từ 200 nm đến 400 nm, thu được kết quả như sau:

- Mẫu thử và mẫu chuẩn có bước sóng hấp thụ cực đại tại 232 nm tương ứng bước sóng hấp thụ cực đại của metformin hydroclorid

- Mẫu placebo và mẫu trắng không có bước sóng hấp thụ cực đại ở 232 nm

36 Kết quả phổ hấp thu UV của các mẫu được trình bày trong

Hình 3.12 Phổ UV của các mẫu (a) mẫu trắng, (b) mẫu placebo, (c) mẫu chuẩn, (d) mẫu thử

Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình định lượng metformin hydroclorid trong chế phẩm bằng phương pháp UV đạt tính đặc hiệu

Tính tuyến tính được khảo sát bằng cách đo độ hấp thụ của các dung dịch metformin hydroclorid chuẩn cú nồng độ từ 2 - 12 àg/ml ở bước súng 232 nm

3.2.2.1 Kết quả độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn trong môi trường nước cất xác định tính tuyến tính

Bảng 3.10 Kết quả khảo sát tính tuyến tính của phương pháp định lượng metformin hydroclorid bằng phương pháp UV

(àg/ml) 2 4 6 8 10 12 Độ hấp thụ 0,167 0,323 0,470 0,638 0,793 0,954 Đường biễu diễn mối tương quan giữa nồng độ metformin hydroclorid và độ hấp thụ được trình bày trong Error! Reference source not found

Hình 3.13 Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ trong kết quả định lượng metformin hydroclorid bằng phương pháp UV

Sử dụng công cụ Regression trong MS-Excel để kiểm tra tính tương thích của phương trình hồi quy và ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy

3.2.2.2 Kết quả xử lý thống kê dựa vào công cụ Regression

Sử dụng công cụ Regression trong MS-Excel để kiểm tra tính tương thích của phương trình hồi quy và ý nghĩa của các hệ số trong phương trình hồi quy Kết quả được trình bày ở Bảng 3.11

Bảng 3.11 Kết quả xử lý thống kê dựa vào công cụ Regression

Kiểm tra Giá trị p Kết luận

Tính tương thích của phương trình hồi quy 1,36.10 -10 Phương trình tương thích Ý nghĩa của hệ số a 1,36.10 -10 Có ý nghĩa Ý nghĩa của hệ số b 0,36898 Không có ý nghĩa

Kết quả thực nghiệm cho thấy quy trình định lượng metformin hydroclorid trong chế phẩm bằng phương phỏp UV tuyến tớnh trong khoảng từ 2 àg/ml đến 12 àg/ml Phương trình hồi quy tuyến tính giữa nồng độ metformin hydroclorid và độ hấp thụ là ŷ = 0.0791x với hệ số tương quan R 2 = 0,9998

Kết quả thẩm định độ đúng của quy trình định lượng dược chất Metformin hydroclorid được trình bày trong Bảng 3.12

Bảng 3.12 Kết quả thẩm định độ đúng của quy trình định lượng dược chất

Lượng thêm vào (mg) Độ hấp thụ của mẫu thử

Lượng tìm thấy (mg) Độ hồi phục (%)

89,9 0,711 89,88 99,98 Độ hồi phục của tất cả các mẫu nằm trong khoảng 98 - 102% và độ lệch chuẩn tương đối dưới 2% Do đó, quy trình định lượng metformin hydroclorid trong chế phẩm bằng phương pháp UV-Vis đạt độ đúng

3.2.4 Độ chính xác Độ chính xác của phương pháp định lượng được xác định bằng cách định lượng 6 mẫu thử Kết quả thẩm định độ chính xác được trình bày trong Bảng 3.13

Bảng 3.13 Kết quả thẩm định độ chính xác của quy trình định lượng dược chất

(mg) Độ hấp thụ Hàm lượng MH (mg) Xử lý thống kê

Kết quả độ lệch chuẩn tương đối giữa 6 mẫu thử là 0,75% (< 2) nên quy trình định lượng metformin hydroclorid trong chế phẩm bằng phương pháp UV-Vis đạt độ chính xác

Do đó quy trình định lượng metformin hydroclorid bằng phương pháp UV-Vis đạt tính đặc hiệu, độ chính xác và độ đúng trong khoảng tuyến tính Do đó quy trình này có thể được sử dụng để định lượng dược chất trong chế phẩm.

BÀO CHẾ VIÊN NÉN METFORMIN HYDROCLORID 750 MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI

3.3.1 Xây dựng công thức viên với tá dược tạo khung matrix thân nước

Metformin hydroclorid là dược chất dễ tan trong nước nên vấn đề quan trọng trong việc xây dựng công thức PTKD là lựa chọn tá dược tạo khung để kiểm soát sự khuếch tán của môi trường vào khung hoà tan dược chất Việc phối hợp tá dược tạo khung được áp dụng nhằm đảm bảo các yếu tố về độ ổn định so với thuốc đối chiếu Các tá dược tạo khung được sử dụng bao gồm HPMC, NaCMC và tá dược trơn bóng là magnesi stearate Nghiên cứu bào chế các công thức với phương pháp dập thẳng với quy trình được trình bày trong phần 2.3.3.1

Bước đầu thử nghiệm điều chế viên bằng phương pháp dập thẳng Viên được điều chế với các thành phần được liệt kê trong Bảng 3.14

Bảng 3.14 Công thức điều chế (1 viên) cho các công thức CT1 – CT3

Lượng (mg) Tỷ lệ (%) Lượng (mg) Tỷ lệ (%)

Các công thức từ CT1 và CT3 được thực hiện bằng phương pháp dập thẳng Cách thức tiến hành được trình bày ở phần 2.3.3.1

Từ các kết quả định lượng thu được, tiến hành vẽ đồ thị phóng thích dược chất theo thời gian bằng phần mềm MS EXCEL

Hình 3.14 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm

CT1 – CT3 so với viên đối chiếu

Về khả năng phóng thích dược chất, CT1 cho thấy tốc độ phóng thích dược chất tương đối nhanh hơn viên đối chiếu ở các thời điểm 3 đến 8 giờ Khi tăng tỷ lệ của HPMC được sử dụng lên 23% của công thức CT3 so với 20% của CT1 thì khả năng phóng thích dược chất của 2 công thức này đã tốt hơn và gần với viên đối chiếu với hệ số tương tự f2 của CT3 lần lượt là 73,87%

Về tính chất của khối hỗn hợp bột dập thắng, các công thức có độ chảy của khối bột ở mức khá, khi dập viên thì khả năng nén chịu nén của khối bột thấp dẫn tới tình trạng viên không thể nén cứng được nên độ nén của viên chỉ có thể đạt 50 – 70 N làm cho viên dễ vỡ và có độ cứng thấp hơn nhiều so với viên đối chiếu (140 – 160 N)

Nguyên nhân của các vấn đề trên là do khả năng chịu lực nén kém dược chất (MH tồn tại dưới dạng tinh thể) Nên với công thức có tỷ lệ dược chất chiếm hơn 70% thì khả năng chịu nén của viên sẽ liên quan mật thiết với khả năng chịu nén của MH Từ đó cho thấy việc sử dụng phương pháp dập thẳng tạ là chưa tối ưu cho quá trình sản xuất viên nén MH phóng thích kéo dài với mục tiêu tương đương với viên đối chiếu Thay vào đó, nghiên cứu sẽ thay đổi phương pháp từ dập thẳng sang tạo hạt ướt vì với quá trình tạo hạt ướt thì những khuyết điểm của dược chất sẽ được khắc phục Tạo hạt ướt sẽ giúp làm tăng tính chịu nén của dược chất nhờ tạo ra những hạt cốm có cấu trúc chắc hơn, đồng thời tính trơn chảy cũng sẽ được cải thiện

3.3.1.1 Nghiên cứu bào chế các công thức với phương pháp tạo hạt ướt

Tiếp nối kết quả đã đạt được trong các thử nghiệm khảo sát khả năng phóng thích dược chất của các polymer bằng phương pháp dập thẳng, để giải quyết những hạn chế của phương pháp dập thẳng, nghiên cứu chuyển sang áp dụng phương pháp tạo hạt ướt Tá dược NaCMC với tỷ lệ thấp trong viên sẽ được chọn là tá dược tá khung trong nhằm liên kết với dược chất metformin hydroclorid có tính nén kém để cải thiện độ cứng của viên NaCMC 7HF được sử dụng trong công thức là một tá dược có độ nhớt cao, sự trương nở của nó tiếp xúc với nước sẽ tạo lớp gel bao lấy các hạt MH giúp thay đổi tính chất chịu nén kém của nguyên liệu Tá dược HPMC sẽ là tá dược tạo khung ngoài và được chọn thay đổi ti lệ trong viên để đạt được khả năng phóng thích dược chất tương đương thuốc đối chiếu

Bảng 3.15 Công thức điều chế một viên cho các công thức CT5 và CT6

Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ

Kết quả thử nghiệm độ hòa tan của các công thức được xử lý qua phần mềm MS EXCEL

Hình 3.15 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm

CT5 - CT7 so với viên đối chiếu

Trong quá trình tạo hạt, các hạt cốm tơi, hạt dẻo, dễ tạo hạt Các hạt cốm sau khi sấy thì khá cứng cho thấy sự liên kết tốt giữa tá dược tạo khung trong NaCMC với dược chất nên khi dập viên có thể đạt được độ cứng cao hơn nhiều so với dập thẳng và tương đương với thuốc đối chiếu (140 – 160 N) Còn về khả năng kiểm soát phóng thích dược chất, CT6 cho thấy khả năng kiểm soát phóng thích dược chất gần với viên đối chiếu nhất với hệ số tương tự f2 của công thức so với viên đối chiếu là 80,02% Do đó công thức CT6 được sử dụng để tiếp tục đánh giá so sánh với viên đối chiếu

Hình 3.16 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm

CT6 so với viên đối chiếu Các công thức CT5 và CT7 lần lượt phóng thích nhanh hơn và chậm hơn thuốc đối chiếu, từ đó ta thấy được sự thay đổi tỷ lệ tá dược tạo khung ngoài HPMC sẽ làm

44 thay đổi khả năng phóng thích của các công thức trên Kết luận được rằng, khả năng kiểm soát phóng thích dược chất sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ của polymer tạo khung

Hình 3.17 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm

CT6 và CT3 (phương pháp dập thẳng)

Ngoài ra, so sánh kết quả về khả năng phóng thích dược chất của công thức CT3 và CT6 với cùng lượng hàm lượng polymer nhưng khác phương pháp bào chế vẫn có sự tương đồng về khả năng kiểm soát dược chất Từ đó có thể nhận định rằng bản chất phóng thích dược chất phụ thuộc chủ yếu vào loại và tỷ lệ polymer trong công thức

3.3.1.2 Khảo sát khả năng phóng thích dược chất trong một số môi trường pH khác nhau

Tiến hành tương tự với khảo sát khả năng phóng thích của viên đối chiếu ở các môi trường pH khác là 1,2 và 4,5, kết quả sự phóng thích dược chất theo thời gian của công thức CT6 được ghi nhận và trình bày trong Hình 3.18

Hình 3.18 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu

CT6 trong các môi trường pH 1,2, pH 4,5 và pH 6,8

Từ Hình 3.20, nhận thấy có sự có sự khác biệt về khả năng phóng thích dược chất của viên nghiên cứu ở các pH khác nhau Tốc độ phóng thích giảm dần khi pH tăng dần Trong trường hợp này độ tan của MH trong các môi trường pH có thể khác nhau Tuy nhiên, khi thử nghiệm phóng thích dược chất trong cùng điều kiện thì các viên đối chiếu lại cho các biểu đồ phóng thích tương tự với nhau dù trong công thức không có các thành phần trợ tan Điều này đưa đến giả thiết rằng sự thay đổi khả năng phóng thích dược chất trong các môi trường pH phụ thuộc chủ yếu vào bản chất hoặc cách phối hợp polymer trong quá trình tạo hạt Quá trình tạo hạt ướt được sử dụng trong đề tài theo cách phối hợp polymer tạo khung trong với metformin hydroclorid sau đó thêm dung môi là nước giúp tá dược tạo khung trương nở một phần để bao lấy dược chất và làm kết dính khối bột Sau khi các hạt ướt được tạo thành, tiến hành sấy hạt ở nhiệt độ

45 o C nên lượng nước mà polymer hấp thu để trương nở sẽ bị mất đi làm thay đổi tính chất của polymer Khác biệt trên thấy được thông qua các giá trị độ ẩm của NaCMC nguyên liệu (tá dược tạo khung trong) là 6,04% nhưng hàm ẩm yêu cầu sau khi tạo hạt khoảng 1,5% Do đó, tính chất của polymer có thể đã bị thay đổi

Tiến hành đánh giá sự phóng thích trong các môi trường pH khác nhau của của công thức dập thẳng CT3 (cùng tỷ lệ polymer với công thức CT6) Kết quả phóng thích dược chất trong 3 môi trường pH của công thức CT3 được trình bày trong Hình 3.19

Hình 3.19 Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu

CT3 trong các môi trường pH 1,2, pH 4,5 và pH 6,8

Từ kết quả trên, sự thay đổi phóng thích dược chất trong công thức CT6 có thể không đến từ bản chất của các polymer trong thành phần tạo khung mà đến từ cách phối trộn trong quá trình tạo hạt ướt Do đó, tiến hành thay đổi cách phối hợp các polymer trong quá trình tạo hạt ướt để đánh giá kết quả

3.3.1.3 Khảo sát thay đổi phối trộn polymer trong quá trình tạo hạt ướt Đề tài sẽ tiến hành thay đổi cách phối trộn polymer so với công thức CT6 theo 2 phương án:

Bảng 3.16 Công thức điều chế một viên cho các công thức CT8

Thành phần CT8 Lượng (mg) Tỷ lệ (%)

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA VIÊN NGHIÊN CỨU

Viên nghiên cứu được đóng gói túi nhôm và được ép kính, lưu trữ trong tủ vi khí hậu với điều kiện cấp tốc 40 ± 2 o C và 75 ± 5% độ ẩm trong 30 ngày Mẫu sau khi lấy ra khỏi tủ vi khí hậu được thực hiện một số đánh giá sau đây:

Viên trắng đều, không đốm, không có hiện tượng thay đổi về hình thái bên ngoài Khối lượng viên không thay đổi trước và sau khi tiến hành nghiên cứu độ ổn định

Thử nghiệm hòa tan với các điều kiện test 1 USP 43, kết quả đánh giá độ hòa tan của viên nghiên cứu sau thời gian thử nghiệm độ ổn định cấp tốc được trình bày trong

Bảng 3.20 Bảng đánh giá kết quả thử nghiệm hòa tan sau khi tiến hành lão hóa cấp tốc

Công thức CT8 Độ ổn định

CT8 USP 43 test 1 Kết luận

Thuốc vẫn đạt độ hòa tan sau khi nghiên cứu độ ổn định sau thời gian 30 ngày ở điều kiện lão hóa cấp tốc 40 ± 2 o C và 75 ± 5% độ ẩm

3.4.4 Kết quả đánh giá tạp A cyanuaguanidin

Quy trình đánh giá tạp chất được thực hiện bằng phương pháp sắc ký lỏng với các thông số sau đây:

Pha động: Dung dịch amoni dihydrophosphat 1,7% được chỉnh đến pH 3,0 bằng dung dịch acid phosphoric

Dung dịch thử: Lắc một lượng bột viên tương ứng với 0,5 g metformin hydroclorid với pha động và thêm pha động vừa đủ 100 ml, lọc

Dung dịch đối chiếu: Hòa tan 20 mg 1 – cyanoguanidin (WS.0117332.01) trong nước và thêm nước vừa đủ 100 ml Pha loãng 1,0 ml dung dịch thu được thành 200,0 ml bằng pha động

Hệ thống sắc ký: Hệ thống UHPLC Agilent (EQ/01/NCPT/015)

Cột sắc ký: SCX (150 x 4,6 mm ;5 àm)

Detector quang phổ tử ngoại đặt ở bước sóng 218 nm,

Tốc độ dòng: 1 ml/min

Tiến hành sắc ký với dung dịch đối chiếu với 6 mũi và điều chỉnh sắc ký đồ sao cho

Tiến hành sắc ký với dung dịch thử Trên sắc ký đồ của dung dịch thử, diện tích của bất kỳ pic nào tương ứng với pic 1 – cyanoguanidin cũng không được lớn hơn diện tích của pic thu được trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Kết quả: Chất chuẩn được tiêm vào cột 6 lần và sắc ký đồ tạp chất chuẩn 1 – cyanoguanidin được trình bày trong Hình 3.26 và kết quả được trình bày trong Bảng 3.22

Hình 3.23 Pic chuẩn tạp chất 1 - cyanoguanidin

Kết quả diện tích pic sau 6 lần tiêm chuẩn sẽ được trình bày trong Bảng 3.22

Bảng 3.21 Kết quả sắc ký lỏng của mẫu chuẩn Lần tiêm mẫu Thời gian lưu Diện tích đỉnh

Mẫu thử được tiêm 2 lần với kết quả sắc ký đồ thu được trên Hình 3.24

Hình 3.24 Pic tạp chất 1 - cyanoguanidin của viên nghiên cứu

Kết quả diện tích pic của mẫu nghiên cứu được trình bày trong Bảng 3.22

Bảng 3.22 Kết quả sắc ký lỏng của mẫu thử Lần tiêm mẫu

Từ kết quả trên, hàm lượng tạp chất 1 – cyanoguanidin trong viên nghiên cứu nhỏ hơn rất nhiều so với hàm lượng tạp chuẩn được đo cùng điều kiện (25307,5 mAU so với 180945,5 mAU) Theo yêu cầu của dược điển thì chỉ cẩn diện tích pic tạp chất 1 – cyanoguanidin không lớn hơn diện tích pic của chất đối chiếu thì mẫu đạt chỉ tiêu về tạp chất liên quan đối với tạp A

Vậy sau thời gian 30 ngày lão hóa cấp tốc, viên nghiên cứu MH 750 mg vẫn đạt các chỉ tiêu sau đây: Cảm quan, độ cứng, độ mài mòn, độ hòa tan và giới hạn tạp chất liên quan

Ngày đăng: 03/11/2024, 14:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.3. Công thức phân tử của HPMC. 19 - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 1.3. Công thức phân tử của HPMC. 19 (Trang 24)
Hình 2.7. Mô phỏng cấu tạo viên nén phóng thích kéo dài. - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 2.7. Mô phỏng cấu tạo viên nén phóng thích kéo dài (Trang 32)
Hình 2.9. Lưu đồ bào chế viên nghiên cứu bằng phương pháp tạo hạt ướt - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 2.9. Lưu đồ bào chế viên nghiên cứu bằng phương pháp tạo hạt ướt (Trang 41)
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên đối chiếu - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên đối chiếu (Trang 48)
Hình 3.12. Phổ UV của các mẫu  (a) mẫu trắng, (b) mẫu placebo, (c) mẫu chuẩn, (d) - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.12. Phổ UV của các mẫu (a) mẫu trắng, (b) mẫu placebo, (c) mẫu chuẩn, (d) (Trang 50)
Hình 3.13. Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ trong kết quả định - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.13. Đường biểu diễn sự tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ trong kết quả định (Trang 51)
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm (Trang 54)
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm (Trang 56)
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên thử nghiệm (Trang 56)
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu (Trang 58)
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn độ phóng thích dược chất theo thời gian của viên nghiên cứu (Trang 59)
Hình 3.21. So sánh giải phóng dược chất trong các môi trường pH khác nhau của công - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.21. So sánh giải phóng dược chất trong các môi trường pH khác nhau của công (Trang 61)
Hình 3.24. Pic tạp chất 1 - cyanoguanidin của viên nghiên cứu - Nghiên cứu Điều chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước
Hình 3.24. Pic tạp chất 1 - cyanoguanidin của viên nghiên cứu (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w