PHẦN I – MỞ ĐẦU CÂU là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái
Trang 1CÂU TIẾNG VIỆT
Trang 2PHẦN I – MỞ ĐẦU
CÂU là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập
và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
1 Định nghĩa về câu:
Trang 32 Phân loại câu
2.1: Phân loại theo mục đích nói:
Nêu lên điều còn chưa biết, hoài nghi
Câu mệnh lệnh (Câu cầu khiến)
Tỏ ý muốn người nghe thực hiện mệnh lệnh
Câu cảm thán (Câu cảm)
Thể hiện mức
độ, tinh cảm người nói
Trang 42.2 Phân loại theo quan hệ với hiện thực:
CÂU
Khẳng định
Trang 52.3 Phân loại theo cấu tạo:
CÂU
Trang 7Câu hỏi 3: Câu tiếng Việt là gì?
A: Là đơn vị của ngôn ngữ, mang thông tin tương đối trọn vẹn biểu thị thái
độ của người nói
B: Là đơn vị thông báo nhỏ nhất trong tiếng Việt
C: Là công cụ để truyền đạt tư tưởng của người nói
D: Là tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, diễn đạt một
ý tương đối trọn vẹn, dùng để thực hiện một mục đích nói nào đó
Trang 8Câu hỏi 3: Câu tiếng Việt là gì?
A: Là đơn vị của ngôn ngữ, mang thông tin tương đối trọn vẹn biểu thị thái độ của người nói.
B: Là đơn vị thông báo nhỏ nhất trong tiếng Việt.
C: Là công cụ để truyền đạt tư tưởng của người nói.
D: Là tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo quy tắc nhất định, diễn đạt một ý tương đối trọn vẹn, dung để thực hiện một mục đích nói nào đó
Trang 9II CÂU ĐƠN (A) : CÂU ĐƠN 2 THÀNH PHẦN
Câu đơn 2 thành phần là câu đơn mà chỉ có 2 thành
Trang 10Vì vậy, hôm ấy - đúng vào ngày cuối năm - mấy người thợ mới đã gửi cho ông thư kí nhà máy một
bức thư bằng đường bưu điện đấy.
đây:
Trang 11→ Ở ví dụ này, ngoài nòng cốt câu ta còn thấy có trạng ngữ câu,
phụ ngữ câu, giải ngữ và liên ngữ.
Trang 12Trong ví dụ thứ 2 vừa nêu:
“ Vì vậy, hôm ấy – đúng vào ngày cuối năm – mấy người thợ mới /
Liên ngữ Trạng ngữ Giải ngữ Chủ ngữ
đã gửi cho ông thư kí nhà máy một bức thư bằng đường bưu điện
đấy.”
Vị ngữ Phụ ngữ
● Cùng với nòng cốt, trạng ngữ câu và phụ ngữ câu làm thành
khung của câu, cái giới hạn ngoài cùng của câu.
● Giải ngữ, liên ngữ là những bộ phận nằm ngoài khung câu.
+ Giải ngữ là thành phần tách biệt, chỉ có quan hệ ngữ nghĩa
với câu hoặc một từ nào đó trong câu, là thành phần nội hướng.
+ Liên ngữ là thành phần tách biệt, làm nhiệm vụ nối câu
chứa nó với câu khác, là thành phần ngoại hướng.
Trang 132 Bổ ngữ, chủ ngữ và quan hệ chủ - vị
Ví dụ:
(1) Thư này viết cho em.
(2) Bút ấy viết rõ lắm.
▪ Yếu tố được in đậm là yếu tố được giải thích, là chủ đề của câu
nói (chủ ngữ trong câu), được vị ngữ giải thích cho
▪ Những yếu tố còn lại giải thích cho động từ => Chúng là bổ ngữ hoặc trạng ngữ của động từ.
Nét đặc thù cho quan hệ chủ - vị khác với quan hệ giữa yếu tố giải thích
và được giải thích là chủ ngữ vừa chỉ ra đối tượng mà câu nói đề
cập đến, lại vừa chấp nhận cái đặc trưng sẽ được nói lên trong vị ngữ.
Trang 143 Các kiểu cơ bản của câu đơn 2 thành
Vị ngữ chỉ quan hệ với vật liệu Dây chuyền đó bằng vàng.
Vị ngữ chỉ nguyên nhân Lỗi tại cô ấy.
Vị ngữ chỉ quan hệ sở thuộc Hàng này của xí nghiệp chúng tôi.
Vị ngữ chỉ quan hệ so sánh (tương
đương)
Dân như nước, mình như cá.
(Hồ Chủ tịch)
Trang 15 Câu có vị ngữ là động từ nội động : Bạn Vân đang ngáp.
Câu có vị ngữ là động từ ngoại động : Bạn Vân đang học bài.
Lưu ý: Trong kiểu nhỏ thứ 2 động từ thường đòi hỏi 2 bổ
ngữ, ví dụ:
+ Bố tặng tôi một cái xe máy.
+ Nhân viên bán hàng pha cà phê với sữa.
Trang 16Câu khiên động Mẹ sai tôi đi mua rau.
Câu đánh giá, thừa nhận Họ bầu hắn làm tổ trưởng.
Trang 17HỎI – ĐÁP PHẦN 2
Câu 1: Tìm bổ ngữ trong các câu sau:
A Bà Hai cười bằng cái thứ tiếng cười nằng nặc mỡ.
B Lá cờ tung bay phần phật
C Cháu chỉ hỏi cho biết thôi.
Trang 18 Câu 1: Tìm bổ ngữ trong các câu sau:
A Bà Hai cười bằng cái thứ tiếng cười nằng nặc mỡ (Bổ ngữ chỉ phương tiện)
B Lá cờ tung bay phần phật (Bổ ngữ chỉ cách thức)
C Cháu chỉ hỏi cho biết thôi (Bổ ngữ chỉ mục đích)
HỎI – ĐÁP PHẦN 2 – ĐÁP ÁN
Trang 19 Câu 2: Các câu sau thuộc kiểu nào của câu đơn 2 thành phần:
A Cái máy tính của anh ấy 2 kilôgram.
B Hồ Ngọc Hà là ca sĩ.
C Bác Hồ phát kẹo cho các cháu.
Trang 20HỎI – ĐÁP PHẦN 2 – ĐÁP ÁN
Câu 2: Các câu sau thuộc kiểu nào của câu đơn 2 thành
phần:
A Cái máy tính của anh ấy 2 kilôgram Câu có vị ngữ là danh từ.
B Hồ Ngọc Hà là ca sĩ Câu có từ không độc lập chỉ quan hệ làm
thành tố chính ở vị ngữ.
C Bác Hồ phát kẹo cho các cháu Câu có vị từ làm vị ngữ.
Trang 21III Câu đơn ( B ) : Câu đơn đặc
1 Tôi đi học
2 Học ăn, học nói, học gói, học mở.
3 Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười.
4 Đoàn người nhốn nháo lên
Tiếng cười Tiếng vỗ tay
(Nam Cao)
5 Gió Mưa Bão bùng.
Hãy nhận xét các ví dụ trên.
Trang 22III Câu đơn ( B ) : Câu đơn đặc
biệt
1 Tôi đi học Câu bình thường có CN-VN
2 Học ăn, học nói, học gói, học mở
Câu rút gọn lược bỏ chủ ngữ
Khôi phục: Chúng ta học ăn , học nói , học gói , học mở.
3 Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười
Câu rút gọn lược bỏ vị ngữ
Khôi phục: Tiếng hát ngừng Cả tiếng cười cũng ngừng
4 Đoàn người nhốn nháo lên Tiếng cười Tiếng vỗ tay (Nam Cao)
Câu đặc biệt (Câu đặc biệt danh từ)
5 Gió Mưa Não nùng
Câu đặc biệt danh từ Câu đặc biệt vị từ
Trang 231 Xác định câu đơn đặc biệt
Chứa 1 trung tâm cú pháp chính.
Không chứa cú pháp thứ 2 có quan hệ CN – VN.
Câu đơn đặc biệt có thể:
1 Từ (danh từ, động từ, tính từ ) VD: Chửi Kêu Đấm Đá Thụi Bịch
(Nguyễn Công Hoan)
1 cụm từ VD: Chửi tục, cạu nhạu, thở dài ( Nam
Cao )
1 thán từ VD: Trời! Than ôi!
1 tổ hợp từ chính phụ VD: Trước sân trồng hai cây cam.
Trang 242 Phân loại:
- Câu đặc biệt danh từ.
- Câu đặc biệt vị từ.
VD: Ba giây Bốn giây… Năm giây…… Lâu quá !
Câu đặc biệt danh từ Câu đặc biệt vị từ
Trang 253 Ý nghĩa:
- Ý nghĩa ngữ pháp : Ý nghĩa tồn tại (1 trong đặc trưng của câu đơn đặc
biệt)
Kiểu câu khuôn hình chuyên dùng :
Giới ngữ chỉ thời gian + động từ chỉ trạng thái tồn tại + danh từ
(Giới ngữ chỉ thời gian) + động từ chỉ sự tiêu biến / sự xuất hiện + danh từ
(dấu hiệu nhận biết)
Vd :1 Trước nhà treo 2 câu đối
Giới ngữ động từ chỉ trạng thái tồn tại danh từ
2 Ở đây hay mất xe đạp
Giới ngữ động từ chỉ sự tiêu biến danh từ
3 Bỗng xuất hiện hai người lạ mặt
Động từ chỉ sự xuất hiện danh từ
Trang 26HỎI – ĐÁP PHẦN 3
Xác định câu đặc biệt :
1 Sài Gòn Mùa xuân năm 1975 Các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
2 Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu
3 Một đêm mùa xuân Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài.
Trang 27HỎI – ĐÁP PHẦN 3 – ĐÁP ÁN
Xác định câu đặc biệt :
1 Sài Gòn Mùa xuân năm 1975 Các cánh quân đã sẵn
sàng cho trận tấn công lịch sử.
2 Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!
3 Một đêm mùa xuân Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài.
Trang 28IV CÂU GHÉP:
1.Xác định:
Câu ghép là câu có 2 cụm C-V trở lên, chúng không
bao hàm lẫn nhau và có quan hệ ngữ pháp nhất
định.
Trang 302 Phân loại câu ghép
Dùng kết từ chính phụ
Câu ghép qua lại
Dùng cặp phụ từ liên kết
Câu ghép chuỗi
KHÔNG dùng LK
từ và cặp PTLK
Câu ghép lồng
Chứa giải ngữ
là một câu
Trang 312.1 Câu ghép đẳng lập:
Thường dùng các liên kết từ bình đẳng:và,mà,còn,
VD: Mùa xuân mang sức sống tươi trẻ còn mùa đông khoác chiếc áo thương
tâm của những cuộc tình dang dở
*Chỉ điều kiện, giả thiết-hệ quả: Nếu (hễ, giá mà, giả sử) … thì…
VD: Nếu cụ chỉ cho một đồng, thì còn hơn một đồng nữa, chúng con không
biết chạy vào đâu được (Ngô Tất Tố)
*Chỉ ý tăng tiến - nhượng bộ: Tuy (dù, mặc dầu,…) ….nhưng…
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Trang 322.3 Câu ghép qua lại:
Thường dùng các cặp từ phụ hô ứng: Không những (chỉ)
….mà còn; có…mới; vừa…đã; chưa…đã; càng…càng;…
VD: Ăn cây nào, rào cây ấy.
VD: Có thực mới vực được đạo.
VD: Khi ta bước càng cao, mọi thứ càng chông chênh (Hồ Ngọc
( Nguyễn Công Hoan)
VD: Cô bực, cô bực quá! (Nguyễn Công Hoan)
Trang 332.5 Câu ghép lồng
Chứa giải ngữ là một dạng câu Quan hệ giữa giải ngữ với phần câu còn lại chủ yếu là quan hệ ý nghĩa (giải thích, bổ sung,…) và
không hoặc ít có quan hệ ngữ pháp.
VD: Cô gái nhà bên (có ai ngờ)
Trang 34HỎI – ĐÁP PHẦN 4
BÀI TẬP: Phân tích cấu tạo câu và chỉ ra các kiểu câu sau đây:
A Bài thơ mà em yêu thích đã được đọc và ngâm nhiều lần trên đài phát thanh
B Buổi chiều, trên cánh đồng lúa quê em, từng tốp, từng tốp nông dân ra đồng thăm lúa
C Cai lệ tát vào mặt chị Dậu một cái bốp, rồi hắn nhảy vào cạnh anh Dậu
D Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ
Trang 35HỎI – ĐÁP PHẦN 4 – ĐÁP ÁN
BÀI TẬP: Phân tích cấu tạo câu và chỉ ra các kiểu câu sau đây:
A Bài thơ mà em yêu thích // đã được đọc và ngâm nhiều lần trên đài phát thanh CÂU ĐƠN
Trang 36V CÂU PHỦ ĐỊNH
- Để tạo ý phủ định, tiếng việt thường sử dụng các
phụ từ như “ không”, “chẳng”, “chưa”,
“chăng”, “đừng”, “chớ”
- Ngoài ra, muốn tạo thêm các sắc thái nhấn mạnh, bác bỏ hoặc không trực tiếp có thể thêm
các từ “hề”, “ phải”, “có”…
VD: - Tôi không hề biết đến việc này!
- Cậu không phải là một người bạn tốt!
Sau những câu phủ định thể hiện nhiều sắc thái biểu cảm như thế này thường có dấu chấm than hoặc 3 chấm
1 Các phương tiện chuyên dụng để tạo ý phủ định.
Trang 372 Phân loại phủ định trong tiếng Việt.
Về ngữ pháp có thể phân loại hiện tượng phủ định trong tiếng việt thành 6 phần:
phủ định.
Câu có chủ ngữ
bị phủ định.
Câu có thành phần phủ định nòng cốt câu.
Câu có thành phần phụ ngữ của từ
và thành phần
phụ của câu bị phủ định.
Hiện tượng phủ định đặc biệt
ở câu đặc biệt.
Trang 382.1 Yếu tố phủ định làm thành câu đặc biệt.
- Yếu tố phủ định có thể tạo thành câu đặc biệt để dùng khi cần bác bỏ bằng cách phủ định 1 sự kiện, 1 tình huống, 1 ý kiến.
Trong kiểu câu này, yếu tố phủ định đứng đầu bộ phận vị ngữ hoặc các khuôn
chuyên dụng tác dụng ý nghĩa lên bộ phận chính ở vị ngữ.
VD: - Anh không tin?
- Em chả dám.
- Anh ấy làm gì có ở nhà giờ này.
Trang 392.3 Câu có chủ ngữ bị phủ định.
Thông thường ở đây có 2 kiểu cấu tạo bộ phận chủ ngữ
a) không phải (các từ phủ định) + danh từ (nhóm danh từ) (không phiếm định), ví
- Không có ai động vào cặp của cậu.
Hay câu: - Không có gì quý hơn độc lập tự do ( Hồ Chí Minh)
2.4 Câu có thành phần phủ định nòng cốt câu.
- Thành phần phụ của câu ở đây không phải là trạng ngữ mà chỉ là 1 thứ phụ ngữ câu
VD: - Chẳng phải quyển sách này là của tôi ( mà là của bạn kia).
Kiểu câu này khó phân biệt với kiểu câu có chủ ngữ và vị ngữ bị phủ định nếu
không tính đến ngữ điệu.
Trang 402.5 Câu có thành phần phụ ngữ của từ và thành phần phụ của câu bị phủ định.
VD:
- Anh đọc không rõ.
- Sẽ không bao giờ Yến được trở lại thời thơ ấu – một thời
ngây ngô, vụng dại.
2.6 Hiện tượng phủ định đặc biệt ở câu đặc biệt.
VD: - Không có giường, chỉ có một cái chõng tra.
- Làm gì có nhiều mật mà ngọt.
- Không phải không có giường ( Phụ ngữ phủ định)
Trang 413 Phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ.
Xét mặt dụng học, câu phủ định cũng được dùng trong nhiều hành
vi ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn:
- Hành vi miêu tả : Trên trời không một vì sao.
- Hành vi bác bỏ: Không phải anh này.
- Hành vi giao tiếp đưa đẩy, như hỏi thay vì chào : Sáng mai không
đi đâu chứ?
Câu phủ định miêu tả được hiểu là câu phủ định dùng trong hành vi
miêu tả sự vật, hiện tượng, sự kiện.
Câu phủ định bác bỏ dùng trong đối đáp để cải chính, bác bỏ ý
kiến, nhận định của người khác,…
Tóm lại thì sự phân biệt hai kiểu câu phủ định này dựa nhiều vào
ngữ cảnh và tình huống dùng câu.
HÃY XEM VÍ DỤ SAU ĐÂY!
Trang 42Nếu xét câu này như một khẩu hiệu chính trị thì đây có thể
coi là câu phủ định miêu tả, nhưng nếu đặt trong ngữ
cảnh tranh luận , nó sẽ có thể là câu phủ định bác bỏ,
nhưng nếu xét ở mặt ý nghĩa sâu xa như 1 chân lý thì nó
lại là một điều khẳng định
Trang 43c) Bài thơ này mà hay à?
d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc )
2) Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể thay quên bằng không , chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt ga uống máu quân
thù Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong
da ngựa, ta cũng vui lòng.
Trang 44HỎI – ĐÁP PHẦN 5 – ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN CÂU 1: Các câu đã cho không phải là câu phủ định (vì không có chứa
các dấu hiệu hình thức của câu phủ định) Thế nhưng, chúng lại được dùng để biểu thị ý phủ định
+ Câu: “Đẹp gì mà đẹp! ” dùng để phản bác một ý kiến khẳng địng của một ai
đó về một đối tượng nào đó
+ Câu: “Làm gì có chuyện đó!” – phản bác tính chân thực của một thông báo hay một nhận định, đánh giá nào đó
+ Câu: “Bài thơ này mà hay à?” – dùng câu nghi vấn để phản bác một ý kiến khen ngợi một bài thơ nào đó hay
+ Câu: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?” – dùng để phản bác điều mà ông giáo cho rằng lão Hạc đang nghĩ (rằng: ông giáo sướng hơn lão Hạc)
Trang 45 2) Đọc đoạn trích sau (chú ý các từ in đậm) và cho biết: Có thể
thay quên bằng không,chưa bằng chẳng được không? Vì sao?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt ga uống máu quân thù Dẫu cho trăm thân này phơi
ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng
ĐÁP ÁN CÂU 2:
Không thể thay quên bằng không, chưa bằng chẳng vào đoạn văn trên được bởi như vậy, nó sẽ làm thay đổi nghĩa của cả câu Trong câu, quên có nghĩa là không nghĩ đến (vì sự căm thù giặc đã át hết đi); chưa là chỉ sự nóng lòng muốn ra trận tiền giết giặc (khác với chẳng – không thể làm được)
HỎI – ĐÁP PHẦN 5 – ĐÁP ÁN
Trang 46CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC
BẠN
ĐÃ THEO DÕI!