MỞ ĐẦUTiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85%dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹpriêng và trong quá trình con
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘIBỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN NHẬP MÔN VIỆT NGỮ
Đề tài: Ngu$n g&c c(a ti*ng Vi+t
Hà Nội - 2021
Trang 2TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3MỞ ĐẦU
Tiếng Việt - ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của hơn 85%dân cư, từ khi ra đời tiếng Việt của chúng ta đã mang những bản sắc riêng, vẻ đẹpriêng và trong quá trình con người sử dụng đã làm giàu có thêm vốn tiếng Việt.Trước sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập ra thế giới, tiếng Việt cũng cầnphải đổi mới hơn, đa dạng và phong phú hơn đáp ứng yêu cầu của thời đại, tuynhiên việc quan trọng hàng đầu chính là dù trong hoàn cảnh nào của xã hội cũngphải gìn giữ được sự trong sáng vốn có của tiếng Việt
Với ngành học liên quan đến ngôn ngữ quốc gia nhóm đang theo đuổi nhómđã lựa chọn phân tích: “Ngu$n g&c c(a Ti*ng Vi+t” để làm sáng tỏ bản sắc vốn cócủa Tiếng Việt
NỘI DUNG1 Ngu$n g&c chữ qu&c ngữ
Tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng chính thức tại Việt Nam Trong quátrình lịch sử thăng trầm kéo dài hàng nghìn năm, người Việt luôn nói Tiếng Việtbằng những chữ Viết khác nhau qua từng thời kỳ để diễn tả ngôn ngữ của mình
Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hộigiữa con người cùng dòng giống xứ sở Có con người là có ngôn ngữ Ngôn ngữvăn tự có ảnh hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi.Dân tộc có một trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đếnngôn ngữ văn tự Dân tộc ta, ngót năm ngàn năm lịch sử, có cùng chung một gốc,cùng chung một tiếng nói Từ Bắc chí Nam, ngoại trừ một số dân thiểu số còn dùngthổ âm và một số địa phương dùng phương ngữ hay phát âm có đôi chút sai biệt,chúng ta đều nói, nghe và hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt Nam
Vậy tiếng Việt có tự bao giờ!?Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu!?
Trang 4Tiếng Việt có phải tự ngàn xưa đã là một tiếng nói thật sự thuần Việt hay làmột kết quả của sự hỗn hợp trại lẫn của nhiều tiếng nói khác nhau ?
Trước khi tìm về cội nguồn tiếng Việt, việc phải làm đầu tiên là ta phải đingược dòng thời gian để tìm ra gốc tích của tổ tiên Việt Nam Qua đó, ta mới có thểtruy nguyên được tiếng nói của dân tộc Vì thời gian lịch sử xa xăm mù mịt, vấn đềnguồn gốc Việt Nam, cũng như nguồn gốc tiếng Việt thật khó mà khẳng định mộtcách chính xác
Tiếng Việt hiện tại chúng ta đang sử dụng hình thành từ thế kỷ XVII do hai giáo sĩGaspar do Amaral và Antonio Barbosa dùng ký tự Latin để thể hiện âm sắc phátâm của người Việt
Sau đó giáo sĩ Alexandre De Rhodes đã hệ thống các ký tự này lại cùng sự
hỗ trợ của các thầy giảng Việt Nam Cuối cùng, quyển từ điển Việt Bồ Đào Nha Latin do ông chủ biên đã xuất bản lần đầu tiên năm 1651 tại Rôma - đánh dấu bướcra đời chính thức một cách có hệ thống của chữ Quốc ngữ
-Tên gọi chữ quốc ngữ được sử dụng theo cách gọi từ tờ Gia Định Báo củanhà bác học Trương Vĩnh Ký - tờ báo Tiếng Việt đầu tiên của Việt Nam
Dân tộc ta đã ngót ngàn năm lịch sử, cùng chung dân tộc, cùng chung nguồn gốc vàcùng chung một tiếng nói đó là tiếng Việt Mặc dù tiếng Việt còn nhiều từ vựngvay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Nôm — một hệ chữ dựa trên chữHán — để viết nhưng tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc ngữhệ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn ngữkhác cùng hệ cộng lại) Ngày nay, Tiếng Việt dùng bản chữ cái Latinh, là chữ Quốcngữ, cùng các dấu thanh để viết
Trải qua nhiều thiên niên kỷ, qua sự tiếp xúc của nhiều ngôn ngữ thuộc các họ ngônngữ khác, họ ngôn ngữ Nam Á đã phân tách thành một số dòng cơ bản, trong đó códòng Môn – Khmer Cả hai ngôn ngữ Môn và Khmer được được sử dụng làm tên
Trang 5gọi cho dòng bởi đó là hai ngôn ngữ sớm có chữ viết, những dân tộc sử dụng haingôn ngữ này đã xây dựng được một nền văn hóa vô cùng phát triển.
Sơ đ$ ngu$n g&c Ti*ng Vi+t
Từ dòng Môn – Khmer đã tách ra thành tiếng Việt Mường chung, tức làtiếng Việt cổ, cuối cùng chúng tách ra thành tiếng Việt và tiếng Mường Khi sosánh giữa tiếng Việt với tiếng Mường, người xem có thể thấy được sự tương ứng vềngữ âm, ngữ nghĩa của nhiều từ
Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định, tiếng Việt thời xưa chưa có thanhđiệu, trong hệ thống âm đầu, ngoài phụ âm đơn còn có cả phụ âm kép
Từ thời dựng nước, trong quá trình phát triển và nhập cư với nhiều dòngngôn ngữ trong vùng, tiếng Việt với cội nguồn Nam Á đã tạo dựng được một cơ sởvững chắc để có thể dần dần tồn tại và phát triển trước sự xâm nhập nhanh chóngcủa ngôn ngữ, văn tự Hán ở những thế kỉ đầu công nguyên
Trang 6Tiếng Việt có một nguồn gốc rất là đa dạng, nó đã lai với rất nhiều tiếngMon, tiếng Khmer, tiếng Thái, tiếng Lào, tiếng Chàm , tiếng Malay, và đã vaymượn rất nhiều tiếng Tàu mà xài, rồi thì trong trăm năm vừa qua lại đã mượn hàngtrăm tiếng Pháp như mũ bêrê, cái kilo, cái gara, vải kaki, bình accu… Hiện nay thìtiếng Việt đã mượn rất nhiều và rất tự nhiên thoải mái hàng ngàn tiếng Anh Mỹnhư computer, battery, charge… kể ra vô số, mượn như thế, sau một thời gian sẽviệt hoá chúng hoàn toàn và chúng nó sẽ trở thành tiếng Việt luôn Đó là một điềurất hay, tiếng Việt sẽ dồi dào thêm, có thêm nhiều ngữ vững, nhiều cách nói, nhiềucách phô bày tư tưởng.
1.1 Chữ Hán
Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiênniên kỷ thứ nhất trước công nguyên Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được sốhiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ) Điều này là một phầnchứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trởthành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷđầu Công nguyên trở đi
Đến thế kỷ VII - XI, chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãiở Việt Nam Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp,giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc Do Việt Nam bị ách đô hộ của phongkiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bàivăn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nàođối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Namgiành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc,nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để pháttriển văn hóa dân tộc
Trang 7Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập tự chủ Mối quan hệ với tiếngHán không còn là quan hệ trực tiếp như trước nữa Mặc dù nhà nước phong biếnViệt Nam vẫn duy trì việc sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là văn tự chính thức, việctổ chức học hành, thi cử bằng chữ Hán ngày càng có quy mô, nhưng tiếng Hánkhông còn là sinh ngữ như trước nữa Từ đây tiếng Việt diễn biến theo quy luật nộitại, nó còn bắt cả kho từ ngữ gốc Hán diễn biến theo quy luật của mình.
Khi nước nhà giành được độc lập, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghilại tiếng nói Đây là một loại chữ được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở củatiếng Hán Bên cạnh nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, theo truyền thốngHán, còn có một nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển
1.2 Chữ Nôm:
Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại laikhông thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đòi hỏi, yêu cầu của việc trực tiếpghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và tình cảm của bảnthân người Việt Chính vì vậy chữ Nôm đã ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hánkhông đáp ứng nổi
Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố vàphương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt Quá trình hìnhthành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ
Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chimmuông, đồ vật xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán Những từ chữ Nôm này xuấthiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI)
Giai đoạn sau, ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để
phiên âm từ tiếng Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắcnhất định Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi
Trang 8chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến đờiTrần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh.
Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã được viết bằngchữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh" Đến thế kỷ XVIII - XIXchữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán Các tác phẩm như hịchTây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữNôm Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ
Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản vềlịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa
2 Chữ qu&c ngữ hi+n nay
Nguồn gốc chữ quốc ngữ việt nam được hình thành nên nhờ vào tập thể củanhiều linh mục dòng tên người châu Âu, nổi bất nhất đó là vai trò của Francesco dePina, Gaspar d’Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes
Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mụcdòng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai trò của Francesco de Pina, Gaspard'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes
Trong sự phát triển nguồn gốc của tiếng Việt có sự hợp tác tích cực và hiệuquả của những người Việt Nam, nhất là các thầy giảng Việt Nam Alexandre DeRhodes đã có công rất lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh ra bộ chữQuốc Ngữ Nhất là ông đã sử dụng bộ chữ này để biên soạn, đồng thời tổ chức inấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt – Bồ – La và cuốn Phép giảng tám ngày
Tuy nguồn gốc chữ quốc ngữ việt nam của Alexandre De Rhodes năm 1651trong cuốn từ điển Việt – Bồ – La đã được hoàn chỉnh những phải chờ tới từ điểnVIệt – Bồ – La (1772), nghĩa là sau 121 nam, cùng với sự cải cách mới của PigneauBehaine thì chữ quốc ngữ mới có diện mạo giống với hệ thống chữ Việt mà chúngta đang sử dụng hiện nay
Trang 9Cũng từ đó, vai trò của tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ Mặc dù nókhông được coi là ngôn ngữ chính thức dùng ở công văn, giấy tờ, học hành, thi cử,nhưng trong thực tế, nó vẫn trở thành ngôn ngữ có uy thế nhất trong toàn bộ lãnhthổ Tác dụng của tiếng Việt bắt đầu toả ra mạnh mẽ đối với các vùng ngôn ngữthiểu số Lúc đầu chỉ là ở phía bắc, về sau, với đà nam tiến ồ ạt, liên tục của ngườiViệt, ảnh hưởng đó ngày càng lan rộng Bước đầu, nó lan truyền đến địa bàn khuIV, hình thành phương ngữ khu IV Sau đó tiếng Việt lại nam tiến, tạo điều kiệnhình thành một phương ngữ mới là tiếng miền Nam Hai phương ngữ mới này cóhoàn cảnh hình thành khác nhau, do đó có những đặc trưng khác nhau.
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩphương Tây Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âmbằng chữ Latin Loại chữ này được dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu Đến thế kỉXVII, một số giáo sĩ phương Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếngViệt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo Mấy thế kỉ tiếptheo, chữ quốc ngữ chỉ được dùng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa
Sự áp đặt chế độ thuộc địa Pháp đưa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử,việc dùng chữ Hán; đưa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ Buổi đầu nhân dânlạnh nhạt với chữ quốc ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây học" đã ra sức cổ độngcho nó Thái độ lạnh nhạt ấy thay đổi từ khi hình thành các phong trào đấu tranhvăn hoá có ý nghĩa chính trị như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉXX Những người lãnh đạo phong trào đưa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầutrong sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn minh tân học sách (1907) và lêntiếng kêu gọi đồng bào vì tương lai của đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy.Những tài liệu văn hoá bằng chữ quốc ngữ do phong trào này phát hành đã đượcphổ biến khá rộng Mặt khác, sự tiếp xúc với tiếng Pháp, với nền văn hoá Pháp đã
Trang 10dẫn đến sự hình thành nền báo chí Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, nền văn xuôi ViệtNam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu về từ vựng, ngữ pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa lại “địa vị ngôn ngữchính thức của quốc gia” cho tiếng Việt Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanhchóng, toàn diện, có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở ViệtNam
Sau năm 1975, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hìnhtrên toàn quốc đã làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào Nhiều từ thuầnViệt được sử dụng phổ biến thay cho từ Hán Việt, cũng như với sự tiến triển củainternet và toàn cầu hóa, ảnh hưởng của tiếng Anh ngày càng lớn trên báo chí vàđội ngũ phóng viên, nhiều từ nước ngoài được đưa vào tiếng Việt thiếu chọn lọc,viết nguyên bản theo ngôn ngữ nước ngoài
KẾT LUẬN
Trên thế giới, ít có ngôn ngữ nào phong phú về từ ngữ và có sức biểu đạtmạnh mẽ như tiếng Việt ta Cũng không có loại ngôn ngữ nào có khả năng dungnạp và tiếp biến ngôn ngữ ngoại lai cởi mở và hào phóng như tiếng Việt Có thểnói, tiếng Việt là một ngôn ngữ mở Điều ấy được chứng minh qua mấy nghìn nămphát triển của nó Thế nhưng, bởi sự cởi mở và hào phóng ấy, trong thời đại ngàynay, tiếng Việt dần mất đi sự trong sáng bởi cách sử dụng và tiếp biến ngôn ngữ tùytiện của người Việt ta Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một nhiệm vụ cấpbách hiện nay
Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trong đó có tiếng nước ngoài là rất tốt Nhưng song song với đó, chúng ta phải có ý thức chủ động giữ gìn tiếng mẹ đẻ của mình bằng cách thường xuyên đọc sách, lắng nghe và sử dụng thường xuyên ngôn ngữ tiếng Việt một cách đa dạng, phong phú Có như vậy chúng ta mới gìn giữ được những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc chúng ta
Trang 11TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) Lê Ngô Cát và Phạm Ðình Toái (1870), Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca , tr.48(2) Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam Sử Lược, tr 11-12; Anh hùng nước tôi, MTQGTNGPVN, tr 43
(3) Thái văn Kiểm (1997), Việt Nam Tinh Hoa, tr 36(4) Thái văn Kiểm (1997), Việt Nam Tinh Hoa, tr 146 – 147(5) Trần Trọng Kim (1920), Việt Nam Sử Lược, tr 5(6) Ðào Duy Anh (1950), Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.(7) Lê Ngọc Trụ (1993), Tầm Nguyên Tự Ðiển,NXB TpHCM tr 11(8) Phạm Quỳnh (1926), Nam Phong, số 110
(9) Lê Ngọc Trụ (1993), Tầm Nguyên Tự Ðiển Việt Nam, NXB TpHCM,tr 12(10) Lê Ngọc Trụ (1993), Chánh tả Việt Ngữ, tr 19