tiểu luận nhập môn luật học

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận nhập môn luật học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở Việt Nam, sự phát triển của lĩnh vực Luậtkhông chỉ mang tính quyết định đối với hệ thống chính trị và xã hội,mà còn đóng góp vào quá trình hiện đại hóa và hòa nhập quốc tếcủa đất nước.

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LUẬTBỘ MÔN NHẬP MÔN LUẬT HỌC

*** TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: NHẬP MÔN LUẬT HỌC MÃ TIỂU LUẬN: 01

Họ và tên: Nguyễn Thị Hiếu ThảoMSSV: 26A4062562

Lớp niên chế: K26LKTB

ĐIỂM TRUNG BÌNH:

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ LUẬT HỌC VÀ ĐÀO TẠO LUẬT HỌC 6

1.1 Khái niệm luật học 6

1.2 Đào tạo Luật học trên thế giới và Việt Nam 10

1.3 Những hướng phát triển của đào tạo Luật học Việt Nam cầnquan tâm cùng với những vấn đề tồn tại và cách khắc phục hiệu quảnhững vấn đề tồn tại đấy 15

II THÔNG TIN BỔ ÍCH TỪ BUỔI TOẠ ĐÀM VÀ QUAN ĐIỂM CỦATÔI 17

2.1 Thông tin về buổi toạ đàm 17

2.2 Quan điểm của tôi về những vấn đề được nếu lên trong buổi toạđàm 19

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành Luật Học và Đào Tạo Luật Học đóng vai trò quantrọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật, cũngnhư định hình nền tảng cho công dân hiểu biết về quyền lợi và tráchnhiệm pháp lý của mình Ở Việt Nam, sự phát triển của lĩnh vực Luậtkhông chỉ mang tính quyết định đối với hệ thống chính trị và xã hội,mà còn đóng góp vào quá trình hiện đại hóa và hòa nhập quốc tếcủa đất nước.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngành Luật Học tại Việt Nam đãtrải qua nhiều thay đổi và phát triển tích cực Qua những bước tiếnvững chắc, hệ thống đào tạo Luật Học không chỉ chú trọng đến việctruyền đạt kiến thức pháp luật mà còn tập trung vào việc phát triểnnăng lực thực hành và tư duy pháp lý của sinh viên Điều này khôngchỉ giúp họ trở thành những chuyên gia pháp luật có chất lượng màcòn là những công dân có khả năng hiểu biết và tham gia tích cựctrong xã hội pháp luật.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thách thức ngày càng phức tạpcủa thế giới hiện đại, ngành Luật Học ở Việt Nam đối mặt với nhữngthách thức mới và cơ hội tiềm ẩn Bài tiểu luận này sẽ tập trungnghiên cứu và phân tích sự phát triển của ngành Luật Học và đào tạoLuật Học tại Việt Nam, đồng thời đặt ra những thắc mắc và đề xuấtnhững hướng phát triển trong tương lai Điều này nhằm mục đíchhiểu rõ hơn về vai trò và ý nghĩa của ngành Luật Học trong việc xâydựng một xã hội văn minh, công bằng và phát triển

Cùng với đó, bài tiểu luận cũng nêu lên quan điểm cá nhâncủa bản thân tôi về các quan điểm Luật Học hiện tại và tương lai khithế giới ngày càng phát triển với những thiết bị tiên tiến, trí tuệ nhântạo ngày càng phổ biến, công nghệ AI cũng đã được áp dụng vàomột số lĩnh vực trong Luật Học mà tôi đã được lắng nghe, diễnthuyết trong thời gian vừa rồi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đãđồng hành và ủng hộ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết tiểu luậncá nhân với chủ đề "Ngành Luật Học và Đào Tạo Luật Học".

Đầu tiên và quan trọng nhất, tôi muốn gửi lời cảm ơn chânthành tới thầy cô hướng dẫn của tôi, đặc biệt tôi xin trân trọng cảmơn đến giảng viên Phan Đăng Hải - giảng viên bộ môn Nhập mônLuật Học, thầy đã trực tiếp chỉ dẫn, đưa ra những lời khuyên chânthành, bổ ích giúp tôi trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này.Những lời khuyên, sự hỗ trợ và kiến thức sâu rộng mà thầy cô chia sẻđã là nguồn động viên to lớn, giúp tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọngcủa ngành Luật Học trong ngữ cảnh đất nước chúng ta Sự tận tâmvà sự chia sẻ kinh nghiệm từ thầy cô là nguồn động lực không ngừngcho hành trình nghiên cứu của tôi.

Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến gia đình,bạn bè và đồng học của tôi Sự chia sẻ ý kiến, thảo luận và hỗ trợ lẫnnhau đã làm cho quá trình nghiên cứu trở nên phong phú và đầy đủ.Bạn bè và gia đình là nguồn động viên tinh thần quan trọng, giúp tôivượt qua những thách thức trong quá trình hoàn thiện tiểu luận.

Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này, do kiến thứccòn hạn chế nên bài làm chắc chắn sẽ có những thiếu sót Tôi rấtmong nhận được những lời góp ý từ quý thầy cô sẽ giúp cho bài tiểuluận ngày càng hoàn thiện hơn.

Lời cảm ơn này không đủ diễn đạt hết lòng biết ơn của tôiđối với tất cả những người đã đóng góp vào công trình này Tôi xinchân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng bài tiểu luận với chủ đề "Ngành LuậtHọc và Đào Tạo Luật Học" là sản phẩm nghiên cứu và biên soạn củachính bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của thầy cô Tất cả thông tin,dữ liệu và ý kiến được trình bày trong tiểu luận là kết quả của côngsức và nỗ lực tự do của tôi trong quá trình nghiên cứu.

Hà Nội, Ngày….Tháng 12 năm 2023 Học viên thực hiện Thảo

Nguyễn Thị Hiếu Thảo

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮTST

2 S.J.D hoặc J.S.D Bằng Tiến sĩ khoa học pháp lý - Doctor of JuridicalScience

ba

Trang 7

I TỔNG QUAN VỀ LUẬT HỌC VÀ ĐÀO TẠO LUẬT HỌC 1.1 Khái niệm luật học.

Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hộiban hành, có hiệu lực pháp lý cao nhất, chỉ dưới Hiến pháp.(ThuVienPhapLuat.vn)1

Nói một cách dễ hiểu thì Luật học, hay còn được biết đếnnhư nghiên cứu pháp luật, không chỉ là một lĩnh vực khoa học màcòn là nguồn thông tin bổ ích giúp cho việc duy trì trật tự và côngbằng trong xã hội Khám phá bản chất và quy tắc của luật làmộtchặng đường tìm hiểu sâu sắc về những nguyên lý mà xã hộixây dựng để giữ cho cộng đồng hoạt động theo một cách công bằngvà an toàn.

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm bkhoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi2020 quy định về các loại văn bản quy phạm pháp luật như sau:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:1 Hiến pháp.

2 Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết củaQuốc hội.

3 Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủtịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liêntịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1D467-hd-luat-la-gi.html

Trang 8

5 Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chínhphủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam.

6 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7 Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dântối cao.

8 Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thôngtư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểmtoán nhà nước.

8a Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toánnhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Không banhành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ.

9 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11 Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địaphương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

12 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trungương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn(sau đây gọi chung là cấp xã).

Trang 9

15 Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.(ThuVienPhapLuat.vn)2

Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam bao gồm những nhómngành sau:

+ Luật hiến pháp+ Luật hành chính+ Luật tài chính+ Luật ngân hàng+ Luật đất đai+ Luật dân sự+ Luật lao động– Luật hình sự– Luật kinh tế

Luật học không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu rõ ràng các vănbản, các điều luật và quy định, mà còn phải bao gồm việc nghiêncứu về nguồn gốc, phát triển, và ảnh hưởng của luật đối với xã hội.Các vấn đề thuộc phạm vi ảnh hưởng của luật bao gồm (tổ chức vàhoạt động bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ,công chức,quyền và nghĩa vụ của công dân, quốc phòng, an ninh, xã hội, kinhtế, ngân sách, thuế, tài chính, tiền tệ, giáo dục, văn hoá, dân tộc,khoa học, công nghệ, tôn giáo, y tế, môi trường, đối ngoại, ) Nókhông chỉ là việc hiểu rõ về những quy tắc cụ thể mà còn đặt câuhỏi về tại sao chúng lại tồn tại và những tác động nào mà nó tạo ratrong cộng đồng (ThuVienPhapLuat.vn)3

https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/1D467-hd-luat-la-gi.html

Trang 10

Và cũng quan trọng không kém trong việc tìm hiểu về Luậthọc là việc nghiên cứu về sự phát triển của hệ thống pháp luật quatừng mốc thời gian - từ quá khứ cho đến hiện tại nó đã thay đổi rasao? Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình hình thành các hệthống pháp luật hiện đại và vai trò quan trọng mà Luật học đónggóp trong việc duy trì sự ổn định tcủa xã hội Tìm hiểu về lịch sử vànguồn gốc, bản chất của luật giúp ta thấu hiểu về những thách thứcmà quốc hội phải đối mặt Không chỉ là một lĩnh vực khoa họcnghiên cứu, luật học còn là nguồn cung cấp thông tin quan trọngcho hệ thống pháp luật Nó cung cấp cho những người làm luật kiếnthức vững chắc về các nguyên tắc pháp lý, giúp họ hiểu rõ hơn về lýthuyết và cách thức áp dụng luật vào thực tiễn, từ đó giúp họ đưara quyết định đúng đắn Luật học không chỉ bao gồm các văn bảnpháp luật, mà còn ảnh hưởng đến việc nghiên cứu về cách áp dụngluật và thực hiện luật trong đời sống Nó giúp ta nhìn nhận về tácđộng của luật đối với cuộc sống hàng ngày, đưa ra những nhìn nhậncông bằng và đúng đắn, có cái nhìn chính xác đối với hệ thống phápluật Thông qua việc quan sát và phân tích cách mà luật được thựchiện, Luật học có thể đóng góp vào quá trình cải thiện và hoànthiện hệ thống pháp luật.

Vì thế, Luật học không chỉ là một ngành khoa học nghiêncứu về các văn bản pháp luật, mà còn là một công cụ mạnh mẽ đểhiểu sâu về cách thức mà xã hội hoạt động và tính tự giác nhằm tạora một môi trường sống công bằng và an toàn Nó không chỉ đưa racái nhìn lý thuyết về luật, mà còn hướng dẫn cách áp dụng và cảithiện luật để đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại và phức tạp củaxã hội ngày nay.

Trang 11

1.2 Đào tạo Luật học trên thế giới và Việt Nam

Đào tạo luật học trên thế giới đang trải qua sự đa dạng vàphát triển không ngừng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hộiđối với tìm hiểu và nghiên cứu những kiến thức sâu rộng về luậtpháp - nhất là đối với những người muốn tìm hiểu chuyên sâu và cócông việc liên quan đến luật pháp và kỹ năng thực hành luật pháp.Sau đây sẽ là các nội dung về các chương trình đào tạo luật học đượctổ chức, cung cấp cái nhìn đa chiều về những xu hướng và phươngpháp đào tạo hiện đại đang diễn ra trên thế giới.

Các Mô Hình Đào Tạo Luật Học

Trong quá khứ, nhiều quốc gia thường chú trọng đến môhình đào tạo luật học truyền thống, trong đó chương trình đại học vàsau đại học được xây dựng theo một cách biệt lập Sinh viên thườngbắt đầu bằng các khóa học cơ bản trong khoa lý luận pháp luật vàsau đó chuyển sang các lĩnh vực chuyên sâu như hình sự, dân sự,hay quốc tế Chương trình sau đại học, thường là Tiến sĩ Luật -Master of Laws (LL.M) hoặc bằng Tiến sĩ khoa học pháp lý - Doctor ofJuridical Science (S.J.D), tập trung nhiều vào nghiên cứu và chuyênsâu hóa.

Theo thông tin tôi được biết, trong lĩnh vực luật ở Hoa Kỳ,chứng chỉ J.D (juris doctorate) là điều kiện tiên quyết để hành nghềluật và được chứng thực Và bên cạnh đó, các bằng cấp cao hơn J.D.bao gồm bằng Thạc sĩ LL.M (Latin Legum Magiste) hoặc chứng chỉTiến sĩ khoa học Pháp lý (Doctorate of Juridical Sciences - viết tắt làS.J.D hoặc J.S.D), đôi khi lại ít được chú trọng quá LL.M hoặc S.J.D(J.S.D) là những tấm bằng luật có giá trị cao hơn so với J.D, tuy nhiên,luật Hoa Kỳ không bắt buộc phải có những bằng cấp cao như LL.Mhoặc S.J.D này để hành nghề vì bên cạnh kiến thức về lý thuyết thìHoa Kỳ chú trọng kỹ năng thực tiễn của một luật sư hơn là bằng cấpmà họ đang có, một vài trường hợp trong các chuyên ngành luật:

Trang 12

luật y tế quốc tế, thì LL.M hoặc S.J.D có thể sẽ là một lựa chọn phùhợp Vì thế, mô hình này đang dần phát triển và cải thiện để đáp ứngmôi trường pháp lý ngày càng phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đaphương diện về nhiều mặt của xã hội.

Một xu hướng ngày càng phổ biến là liên kết quốc tế, nơisinh viên có cơ hội trải nghiệm các khoá học về pháp luật của nhiềuquốc gia khác nhau Các chương trình như Erasmus Mundus haychương trình trao đổi sinh viên quốc tế giúp sinh viên có cơ hội tiếpcận nhiều hệ thống pháp luật, từ đó mở rộng hiểu biết và tăng cườngkhả năng tiếp thu nền văn hoá đặc sắc của họ về những quốc giatrên thế giới.

Không thể phủ nhận rằng xu hướng toàn cầu hóa đangngày càng phát triển, chiếm ưu thế trong giáo dục đại học Ảnhhưởng của quá trình toàn cầu hóa không chỉ giới hạn trong lĩnh vựckinh tế xã hội mà còn có ảnh hưởng lớn đến cách thức triển khaiquốc tế hóa trong giáo dục đại học Các trường đại học ngày nay đặtquốc tế hóa làm một phần quan trọng trong chiến lược của mình đểnắm bắt cơ hội và thách thức trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.Quốc tế hóa trong giáo dục đại học trở thành một công cụ chiến lượchữu ích, giúp chuẩn bị nguồn nhân lực với khả năng làm việc linhhoạt và hiệu quả không chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn trên phạm vitoàn cầu.

Trang 13

Qua đó cho thấy rằng, Học bổng Thạc sĩ Erasmus Mundusđã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và tạora những lợi ích đáng kể cho Việt Nam cũng như các quốc gia kháctrên thế giới Học bổng Thạc sĩ Erasmus Mundus tác động tích cựckhông chỉ trong giáo dục mà còn ở nhiều mặt của xã hội, là điều kiệnthuận lợi giúp cho sinh viên Việt Nam tiếp cận những chương trìnhhọc hàng đầu trên thế giới Điều này giúp cho các sinh viên có thêmđược những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, mở ra cơ hội học hỏivà giao lưu với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau Cùngvới đó, học bổng Thạc sĩ Erasmus Mundus cũng đã thúc đẩy sự đadạng văn hóa và hợp tác quốc tế trong cộng đồng sinh viên, giúpsinh viên Việt Nam có cơ hội làm việc và học tập cùng với đồng họcđến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, tạo ra một môi trường học tậpđa ngôn ngữ và đa văn hóa,đào tạo ra những chuyên gia có trình độcao, có khả năng làm việc hiệu quả ở cả trình độ quốc gia và quốc

https://www.eeas.europa.eu/delegations/vietnam/erasmus-mundus-vietnam-2023_vi?s=184

Trang 14

tế Không chỉ đem về những kiến thức mới mà còn mang lại tầm nhìnrộng lớn và kinh nghiệm quốc tế, làm giàu đội ngũ nguồn nhân lựcchất lượng cho Việt Nam và cộng đồng quốc tế.

Một mô hình đào tạo khác cũng được ra đời và ứng dụng đểđáp ứng nhu cầu "đào tạo và sẵn sàng làm việc", nhiều chương trìnhLuật học trên thế giới đã chuyển đổi sang mô hình liên kết với doanhnghiệp và thực tiễn pháp lý Việc hợp tác chặt chẽ với các công tyluật, cơ quan chính phủ, và tổ chức phi chính phủ không chỉ giúp sinhviên tiếp cận pháp lý một cách thức tế mà còn giúp họ phát triển kỹnăng thực hành, giao tiếp, và giải quyết vấn đề hiệu quả, chính xác

Mô hình liên kết với doanh nghiệp và thực tiễn pháp lý đangtrở thành xu hướng quan trọng trong ngành luật trên thế giới Môhình này mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên, các trường đại học vàcác doanh nghiệp, đồng thời cũng giúp những luật sư tương lai trởnên linh hoạt và sẵn sàng cho thị trường lao động Mô hình Học LiênKết với Doanh Nghiệp và Thực Tiễn Pháp Lý giúp chuyển giao kiếnthức lý thuyết đã được tiếp thu về các doanh nghiệp vào môi trườngthực tế Sinh viên không chỉ học lý thuyết mà còn có cơ hội tiếp cận,đối mặt với những tình huống cụ thể và thách thức, xử lý cá khókhăn thách thức, nan giải.

Trong thời đại Cách Mạng Công Nghiệp 4.0, hướng tiếp cậnchung của các hệ thống giáo dục trên khắp thế giới là tập trung vàoviệc trang bị người học với giá trị cơ bản, thái độ sống và kỹ năngsinh tồn Những trường đại học đang xây dựng những mối quan hệđối tác mạnh mẽ với doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh tráchnhiệm của họ đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội.Thay vì chỉtập trung vào việc truyền đạt kiến thức mới và đào tạo ra chuyêngia, nhà trường ngày nay đã, đang và sẽ chú trọng đưa kiến thức vàothực tế cuộc sống và mục tiêu hướng tới là đào tạo người học trở

Ngày đăng: 19/06/2024, 17:03