1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nhập môn luật họcvai trò của pháp luật trong quyền đảm bảo quyềncon người

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngược lại, quyền con khi đã được quyđịnh trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xãhội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM KHOA LUẬT KINH TẾ Tiểu luận Nhập môn luật học VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG QUYỀN ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI Họ và tên giảng viên: Viên Thế Giang Họ và tên sinh viên: Mã Lan Anh Lớp: DH39LK02-D01 TP.HCM, 26 tháng 1 năm 2024 MỤC LỤC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU .1 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI 2 1 Cơ sở lý luận về bảo đảm, bảo vệ quyền con người: 3 1.1 Khái niệm về pháp luật 4 1.2.Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam .5 1.3 Quyền con người .6 2 Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người .7 2.1 Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người, làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu hành động của xã hội 8 2.2 Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ quyền con người 9 3 Thực trạng trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện na 10 3.1.Những thành tựu cơ bản 11 3.2 Một số hạn chế 12 3.3Nguyên nhân 13 4 Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Tòa án nhân dân 14 4.1 Trong tố tụng hình sự 15 4.2 Trong tố tụng dân sự .16 4.3 Trong tố tụng hành chính 17 5.Sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc 18 PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, pháp luật có vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền con người Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận đầy đủ các quyền con người cơ bản của công dân, bao gồm quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, Các luật và văn bản pháp luật khác cũng đã quy định chi tiết về các quyền con người Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về quyền con người Nhờ đó, quyền con người của người dân Việt Nam đã được bảo đảm một cách tương đối đầy đủ Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong việc thực thi pháp luật về quyền con người Để tiếp tục bảo đảm quyền con người, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền con người.pháp luật có vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền con người Để tiếp tục bảo đảm quyền con người, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ quyền con người PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI 1 Cơ sở lý luận về bảo đảm, bảo vệ quyền con người: 1.1 Khái niệm về pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, có tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, được ghi nhận trong các văn bản pháp luật 1.2 Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền của con người: Mục tiêu của sự nghiệp cách mạng là giải phóng con người, vì vậy, quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước là bảo vệ quyền con người, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc cho mỗi người Đây có thể coi là một chính sách nhất quán của nhà nước ta Pháp luật nước ta ra đời chính là sự cụ thể hóa của quan điểm chính sách nhất quán này Lần đầu tiên về mặt pháp lý, lần đầu tiên khái niệm “quyền con người” được đề cập tại Ðiều 50 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “ Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự,i kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng…” 1.3 Quyền của con người: Xuất phát từ góc độ triết học và căn cứ vào những vấn đề cơ bản của quyền con người, có thể định nghĩa: quyền con người là những đòi hỏi chính đáng về tự do và những nhu cầu cuộc sống cơ bản cần được đáp ứng của con người Xét về mặt lịch sử học thuyết, cơ sở trực tiếp của quyền con người là học thuyết về quyền tự nhiên Ngay từ tuổi vị thành niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận thấy những giá trị cao quý của quyền con người là: tự do, bình đẳng, bác ái- những tư tưởng cơ bản nhất trong các bản Tuyên ngôn lịch sử của Cách mạng Mỹ(1776) hay của Pháp(1789) và sau này là bản Tuyên ngôn độc lập do chính Người soạn thảo và đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã chứng tỏ một điều quyền con người là giá trị chung của nhân loại 2 Phân tích vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người: 2.1 Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người, làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu hành động của xã hội: Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị xã hội của quyền con người; các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được xã hội thừa nhận, bảo vệ Nếu không có sự thừa nhận của xã hội thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người chưa trở thành quyền thực sự Ngược lại, quyền con khi đã được quy định trong pháp luật thì nó sẽ trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ Khi quyền con người được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành “tối thượng” có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền con người được thể hiện ở các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo bằng bộ máy, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời 2.2 Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ quyền con người: Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người Bởi vì pháp luật là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi của mọi người, kể cả các cơ quan tổ chức, công chức Nhà nước Luật còn là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đảm bảo pháp lý bảo vệ QCN là đảm bảo thực hiện QCN bằng pháp luật Để phát huy đầy đủ vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ quyền con người thì phải thể chế hóa quyền con người thành các quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật, phải có cơ chế bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện trong thực tế, tạo thành đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người Nói cách khác, đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người chính là đảm bảo thực hiện quyền con người bằng pháp luật Thể chế hóa quyền con người trong hệ thống pháp luật, không chỉ là cụ thể hóa quyền con người thành các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân và những người không phải là công dân hoặc bị tước đi quyền công dân Nó còn bao hàm cả việc quy định các hình thức, biện pháp xử lý những hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân, quy định về tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và công chức Nhà nước, xây dựng hệ thống các thủ tục trong tố tụng trong đó có tố tụng hình sự, cụ thể hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà các quốc gia đã tham gia ký kết hay phê chuẩn nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ quyền con người Quyền con người được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật thành hệ thống các quy định nêu trên, nhưng nếu không có cơ chể bảo đảm thực hiện các quy định đó thì không thể nói đã có đảm bảo pháp lý bảo vệ quyền con người Vì vậy, phải triển khai các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích pháp luật, hướng dẫn thực hiện pháp luật… nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các thành viên xã hội, hình thành văn hóa pháp lý trong đời sống xã hội Đồng thời huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, nhất là nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật của bộ máy Nhà nước, phải bảo đảm cho các quy định nhằm thực hiện bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong hệ thống pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, các hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân ngày càng giảm, còn có hiện tượng vi phạm thì càng phải được phát hiện, xử lý kịp thời.1 Báo VietNamNet 14/12/2019, truy cập tại: https://vietnamnet.vn/luat-la-phuong-tien-quan-trong-bao-ve-quyen- con-nguoi-576428.html? Document continues below Discover more fTràoimliệ: u học tập YTN264X Trường Đại học Ngâ… 52 documents Go to course ÔN THI PHẦN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 21 None BÀI ĐỌC BỔ TRỢ VỀ VAI TRÒ CỦA WTO V… 4 None Narratuve report intrams 91% (23) 2 Bachelors of Science… Beliefs in Society - Knowledge Organisers 22 domestic 88% (26) acctg Sauce and Spoon - As a a plan 84% (75) 3 Computer Science Speech X Practice - Huijhy - Auditing and… 20 Doctor of 85% (20) 3 Thực trạng trong việc bảo vệ, bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện pharmacy nay: 3.1 Những thành tựu cơ bản Từ năm 1986 khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lấy con người là trung tâm, trải qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong thực hiện và bảo đảm, bảo vệ quyền con người, có thể kể tới một số điểm nổi bật sau: Thứ nhất, Việt Nam đã xây dựng hệ thống thể chế pháp lý về quyền con người và bảo đảm quyền con người tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện Đây chính là sự hiện thực hóa nội dung “công nhận” và tạo cơ sở cho việc thực hiện bảo đảm quyền con người Quyền con người được đề cập cụ thể trong Hiến pháp năm 1992 với quy định tại Điều 50: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật” Đây chính là thành tựu bước đầu thể hiện sự coi trọng vấn đề quyền con người trong xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam Kế tiếp đó, một số các quyền khác như quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật khác liên quan Xét riêng trên lĩnh vực lập pháp, chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 bộ luật và luật, trên 120 pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như chúng ta chưa làm được[11] Tại Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam, các quy định về quyền con người, bảo đảm quyền con người có sự phát triển đáng kể Từ vị trí thứ năm, Chương Quyền công dân của Hiến pháp năm 1992 được chuyển lên vị trí thứ hai trong Hiến pháp năm 2013, fbclid=IwAR0desWVUH4iJH1G3pq9fRMT7cdPs94ZjxUGTT4NT8N3aJIPnrfWAqBGcj4 thể hiện sự quan tâm vượt bậc, cũng như nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam về tầm quan trọng của quyền con người và quyền công dân Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, quá trình soạn thảo Chương về quyền con người và quyền công dân đã được tham khảo, đối chiếu một cách tương đối toàn diện với tiêu chuẩn của các quy định nhân quyền của các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết Đi sâu hơn vào nội dung Chương II, có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 có một số thay đổi cụ thể như sau: Không đồng nhất “quyền con người” với “quyền công dân” mà có sử dụng hợp lý hai thuật ngữ này trong từng lĩnh vực cụ thể; thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người theo hướng quyền con người là tự nhiên, vốn có, Nhà nước có trách nhiệm ghi nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người; thừa nhận một số quyền mới bảo đảm sự tương thích với quy định trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia… Có thể thấy, những thay đổi trong Hiến pháp năm 2013 là phù hợp với quy định pháp luật quốc tế, đồng thời đã khắc phục những hạn chế trước đây Cùng với việc hoàn thiện thể chế pháp lý về quyền con người được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, các văn bản pháp luật khác về quyền con người, bảo đảm quyền con người vẫn tiếp tục có sự phát triển mạnh Từ năm 2013 cho đến nay, công tác cải cách pháp luật, hoàn thiện thể chế, chính sách đã được đẩy mạnh với hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung Đặc biệt, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động (sửa đổi) với nhiều quy định mới, bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động, cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao về Chỉ số phát triển con người (xếp hạng 116/189 quốc gia); Chỉ số bình đẳng giới (xếp hạng 67/160 quốc gia)[12] Những nỗ lực của Việt Nam nêu trên nhằm xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý cho việc thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong giai đoạn hiện nay Thứ hai, xây dựng được hệ thống thiết chế (Nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội) bảo đảm quyền con người và không ngừng đổi mới các thiết chế trên phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm phát huy vai trò, hiệu quả tối đa trong bảo vệ quyền con người Xét ở góc độ các thiết chế nhà nước mà cụ thể chính là tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay, trong đó nhấn mạnh các cơ quan quan trọng như Quốc hội, Chính phủ và Tòa án Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới (đặc biệt từ năm 2013 đến nay), tổ chức và hoạt động của các cơ quan như Quốc hội, Chính phủ và hệ thống Tòa án đều có sự đổi mới đáng kể theo phương châm “tinh gọn - khoa học - hiệu quả” Trong lĩnh vực quyền con người, bảo đảm quyền con người, hoạt động của các cơ quan nêu trên cũng đổi mới và thu được những thành tựu đáng kể Quốc hội đã ban hành Hiến pháp, bộ luật, luật trên tinh thần đề cao, tôn trọng và bảo đảm quyền con người Chính phủ - cơ quan đưa các quy định pháp luật nói chung và pháp luật về quyền con người đi vào đời sống, bảo đảm quyền con người được thực thi trong đời sống Hệ thống Tòa án - cơ quan có nhiệm vụ “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người” đã có những sự đổi mới đáng kể từ năm 2014 đến nay nhằm phát huy tối đa vai trò của cơ quan tư pháp trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay Xét từ góc độ xã hội, bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay thực sự là công việc chung của toàn xã hội, không riêng của Nhà nước Thực tiễn cho thấy, các tổ chức khác trong xã hội như Đảng, Đoàn, Mặt trận và các Hội ở nước ta thời gian vừa qua đã tham gia đáng kể vào quá trình thực hiện, bảo đảm quyền con người hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam - tổ chức lãnh đạo xã hội, luôn lấy con người là trung tâm, vì vậy mọi chủ trương, đường lối của Đảng đều xuất phát từ con người và suy cho cùng nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích chính đáng của con người, tôn trọng và bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực đời sống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với chức năng tập hợp các lực lượng quần chúng trong xã hội; hoặc Công đoàn Việt Nam - tổ chức đại diện quyền lợi của người lao động và nhiều tổ chức khác ở Việt Nam cũng phát huy vai trò trong việc bảo đảm quyền con người hiện nay Thứ ba, nhìn chung, các quyền con người và việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay đã được hiện thực hóa trong tất cả các lĩnh vực cơ bản, quan trọng của đời sống xã hội Trong lĩnh vực chính trị: Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người cơ bản như quyền làm chủ của nhân dân; quyền tham gia quản lý, giám sát hoạt động của Nhà nước; quyền bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và cùng nhau phát triển của các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam; quyền được sống trong đất nước độc lập, có chủ quyền Trong lĩnh vực kinh tế: Nhà nước Việt Nam công nhận và bảo đảm các quyền con người cơ bản như quyền về sở hữu, quyền lao động, quyền có việc làm, quyền được sản xuất - kinh doanh, quyền bình đẳng giữa các thành phần kinh tế… các quyền trên đều được hiện thực hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay Trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, tư tưởng của Nhà nước, quyền con người luôn được ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm trong thực tế Trên thực tiễn, mọi người trong xã hội Việt Nam hiện nay đều được hưởng các quyền tự do tín ngưỡng, văn hóa; quyền tự do đi lại; quyền được tiếp cận thông tin; quyền được học tập; quyền được chăm sóc về y tế; các quyền an sinh xã hội; các quyền công dân cơ bản… Trong lĩnh vực đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế, Việt Nam là thành viên của Công ước quốc tế về quyền con người và luôn nỗ lực để thực hiện các quy định trong Công ước nhằm bảo vệ quyền con người 3.2 Một số hạn chế Bên cạnh các thành tựu kể trên, việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: Thứ nhất, hệ thống thể chế pháp lý bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay trong một số trường hợp chưa phù hợp và chưa đầy đủ so với các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua cùng với Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) theo Nghị quyết số 2200 A (XXI) ngày 16/2/1966 Việt Nam đã gia nhập ICCPR và ICESCR ngày 24/9/1982 Là thành viên của cả hai công ước, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những quyền con người được ghi nhận trong các công ước này và phải “nội luật hóa” vào các quy định pháp luật quốc gia Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định về một số quyền con người đã được ghi nhận trong hai công ước trên Đó là các quyền không bị bắt làm nô lệ và nô dịch (Điều 8 ICCPR); quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng (Điều 11 ICCPR); quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật ở mọi nơi (Điều 16 ICCPR); quyền đình công (Điều 8.1 ICECSR); quyền thành lập, gia nhập công đoàn (Điều 22 ICCPR, Điều 8.1 ICESCR); tự do tư tưởng (Điều 18.1 ICCPR); quyền được giữ quan điểm riêng mà không bị can thiệp (Điều 19.1 ICCPR) Bên cạnh đó, trong cả hai công ước trên các quyền như tự do đi lại, cư trú; quyền tự do lập hội, biểu tình; quyền có nơi ở hợp pháp… đều được thừa nhận là quyền con người và tất cả mọi người không phân biệt đều được hưởng Tuy nhiên, tại Hiến pháp năm 2013 mới chỉ thừa nhận các quyền trên dành cho “công dân” và đó được xem là quyền công dân Thiết nghĩ, trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các nhà lập pháp, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, xem xét để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia Thứ hai, hoạt động của một số thiết chế ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm quyền con người hiện nay, một số quyền con người mới dừng ở mức độ công nhận, việc tôn trọng và bảo đảm quyền con người trong thực tiễn gặp những khó khăn nhất định, hiệu quả chưa cao Trong thời gian vừa qua, các thiết chế bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam về cơ bản hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò tích cực trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số thiết chế chưa thực hiện đúng, đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình; thậm chí hiện tượng tham ô, tham nhũng, trục lợi xảy ra ở một số cơ quan nhà nước trong lĩnh vực cơ bản của đời sống gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của xã hội, của Nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân, công dân bị xâm phạm Những vụ việc xảy ra gần đây như vụ việc Công ty Việt Á; những hành vi thao túng thị trường chứng khoán của cá nhân tại các tập đoàn lớn như FLC hay Tân Hoàng Minh… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, sự tham gia của các tổ chức - với tư cách là các thiết chế khác trong xã hội để cùng bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam cũng chưa thực sự chủ động và hiệu quả Sự phối hợp giữa Nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong một số trường hợp còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến kết quả của việc bảo vệ quyền con người 3.3 Nguyên nhân Bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam thời gian vừa qua (tính từ năm 1986, đặc biệt là từ 2013 trở lại đây) đã đạt được những kết quả đáng kể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau: Xuất phát từ quan điểm đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong đời sống xã hội Đảng luôn đề cao con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của chiến lược phát triển Chính nhờ quan điểm nhất quán đó, mà mọi chủ trương, chính sách của Đảng đều xuất phát từ con người và mục đích cuối cùng nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của con người Hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống quy định pháp luật trên tinh thần ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người Theo đó, hệ thống thể chế pháp lý về quyền con người và bảo đảm quyền con người được hình thành và cơ bản đáp ứng, phản ánh nhu cầu khách quan sự vận động, phát triển của xã hội Cùng với sự quan tâm, chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, từ năm 1986 khi Việt Nam tiến hành đổi mới toàn diện, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước có sự thay đổi căn bản Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự đổi mới về tư duy, nhận thức của con người… là những yếu tố quan trọng thúc đẩy việc thực hiện và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam đạt được những kết quả khả quan Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng có tính hai mặt, bên cạnh những tác động tích cực như tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật - hạ tầng cho việc thực hiện, bảo đảm quyền con người được tốt hơn; đồng thời, nó cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như tình trạng bóc lột sức lao động, sự phân hóa xã hội… dẫn tới nguy cơ quyền con người bị xâm phạm nhiều hơn Bởi vậy, tính hai mặt của nền kinh tế thị trường vừa tạo những thuận lợi cho bảo đảm quyền con người nhưng cũng gây ra những khó khăn nhất định đến công tác bảo đảm quyền con người hiện nay Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân trong xã hội về quyền con người và bảo đảm, bảo vệ quyền con người còn hạn chế Trong nhiều trường hợp, người dân chưa nhận thức được những quyền cơ bản mà họ được hưởng nên không đấu tranh để được hưởng những quyền đó Hoặc số ít người dân có thể nhận thức được về quyền con người nhưng lại chưa thấy được sự cần thiết phải bảo đảm, dẫn đến tâm lý biết quyền con người của bản thân bị xâm phạm nhưng họ “cam chịu” Đây chính là những nguyên nhân dẫn đến một số hạn chế, tồn tại trong bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay Ngoài ra, với xu hướng phát triển của nền dân chủ, yêu chuộng hòa bình, hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực trong đó có vấn đề công nhận, tôn trọng và bảo đảm quyền con người của các quốc gia trên thế giới Điều này buộc mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng phải không ngừng nỗ lực để bảo đảm quyền con người trong thực tế.2 4.Nội dung nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Tòa án nhân dân 4.1 Trong tố tụng hình sự Tòa án bảo vệ quyền con người, quyền công dân nói chung thông qua hoạt động xét xử, rõ nét nhất là trong vụ án hình sự Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; nhằm xét xử đúng người, đúng tội, không bị oan sai - đó là điều cơ bản cốt yếu nhất để bảo vệ quyền con người của các bị can, bị cáo[13] Trong xét xử các vụ án hình sự, Tòa án nhân dân cần đảm bảo các nguyên tắc: không làm oan người không có tội phải đi liền với không để lọt tội phạm; nhiệm vụ phát hiện xử lý tội phạm phải đi liền với việc bảo đảm quyền con người Hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện trên cơ sở coi trọng các yếu tố đó; bỏ qua hoặc coi nhẹ yếu tố này hay yếu tố khác nói trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đạt được mục đích tố tụng Nếu muốn chứng minh tội phạm, xử lý tội phạm bằng bất cứ giá nào thì dễ Tạp chí dân chủ pháp luật “ Thực trạng đảm bảo quyền con người ở Việt Nam” 21/02/2023, truy cập tại:https://danchuphapluat.vn/bao-dam-quyen-con-nguoi-trong-xay-dung-va-hoan-thien-nha-nuoc-phap-quyen-xa- hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay? fbclid=IwAR2tNaRl7GwowYkBbUtsUG1q5mMdyBVIkvdlkxoM_HBxs4uW8Mu3by0M-VM dẫn đến vi phạm quyền con người; ngược lại nếu quá chú ý đến việc bảo đảm quyền con người thái quá mà không mạnh dạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng để phát hiện, chứng minh tội phạm thì sẽ làm cho hoạt động tố tụng thiếu hiệu quả, không thể phát hiện, xử lý kịp thời người phạm tội, thậm chí bỏ lọt tội phạm.v.v Kết quả của việc xử lý hành vi xâm phạm đến quyền con người, giải quyết các tranh chấp khác trong xã hội phải dựa trên bản án, quyết định đảm bảo sự thật khách quan, công bằng, công minh, đúng pháp luật, đạt đến chuẩn công lý Như vậy, trước thực tiễn và nguy cơ quyền con người bị xâm hại bởi hành vi tội phạm, ở Việt Nam đã có cơ chế để tòa án bảo vệ quyền con người bằng tố tụng hình sự Cơ chế này có tính đặc thù bởi tòa án tuy có vai trò trung tâm nhưng việc tòa án bảo vệ quyền con người bằng tố tụng hình sự vẫn thấy sự hiện hữu và vai trò không thể coi nhẹ của các cơ quan tư pháp khác như điều tra, kiểm sát Trong sự vận hành của cơ chế bảo vệ quyền con người bằng tòa án rất cần sự phối hợp, chế ước lẫn nhau giữa các cơ quan này với mục tiêu cuối cùng là bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền chống lại các hành vi tội phạm xâm phạm quyền con người 4.2 Trong tố tụng dân sự Việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực dân sự do phía các đương sự tự nguyện và chủ động khởi xướng và thực hiện Nó bắt đầu ngay từ khi khởi kiện hay không khởi kiện Trong việc tiếp tục hay từ bỏ việc khởi kiện, cung cấp cứ, tham gia phiên tòa, tự bảo vệ hay nhờ người khác bảo vệ quyền lợi của mình Nhà nước nói chung và Tòa án nhân dân nói riêng càng ít can thiệp vào các quyền tố tụng dân sự của đương sự càng tốt bởi lẽ “ việc dân sự cốt ở đôi bên” Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là tòa án đóng vai trò mờ nhạt trong cơ chế giải quyết các vụ án dân sự Ngược lại, nhiệm vụ của tòa án là tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất cho các bên tự bảo vệ quyền lợi của mình Chính vì vậy, tố tụng dân sự Việt Nam có những quy định thể hiện rất rõ điều này Đó là các quy định về thẩm quyền của tòa án Các quy định về thủ thủ tục và cơ chế để các đương sự thu thập, giao nộp chứng cứ, tham gia tích cực và chủ động vào quá trình tố tụng, quy định các trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện nhằm mục đích vệ lợi ích chung, về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của cơ quan nhà nước; các quy định về miễn, giảm án phí.v.v.[14] Mục đích vừa đảm bảo cho các đương sự tự bảo vệ quyền lợi của mình vừa đảm bảo cho tòa án có quyết định, bản án đạt đến công lý Vai trò của tòa án trong cơ chế bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực dân sự còn thể hiện trong các quy định về thẩm quyền theo vụ việc của tòa án các cấp Theo đó, tòa án không chỉ là người phân xử các tranh chấp mà còn là cơ quan công nhận, khẳng định các quyền của con người thể hiện ở các thủ tục giải quyết các việc dân sự như: giải quyết các khiếu nại về danh sách cử tri; giải quyết các yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố một người mất tích hay đã chết v.v Như vậy, đặc trưng nổi bật trong cơ chế tòa án bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực dân sự đó chính là sự tôn trọng quyền tự quyết, tự thỏa thuận của đương sự và tòa án luôn đóng vai trò thúc đẩy và tạo điều kiện cho họ tự bảo vệ quyền con người của mình 4.3 Trong tố tụng hành chính Quyền con người có thể bị xâm phạm từ phía các cá nhân trong xã hội nhưng cũng không loại trừ trường hợp nó có thể bị xâm phạm từ phía cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình Trong trường hợp đó, quyền con người có thể bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính do cơ quan hành chính nhà nước Mặt khác, trong nhà nước pháp quyền, giữa nhà nước và công dân đều có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau Điều đó thể hiện ở việc cơ quan hành chính nhà nước cũng phải có trách nhiệm với công dân và có thể bị dân kiện ra Tòa án nhân dân nếu nhà nước xâm phạm đến quyền con người trong hoạt động quản lý hành chính của mình Sự tồn tại của các tòa hành chính trong hệ thống Tòa án nhân dân chính là phương thức bảo đảm quyền con người một cách toàn diện nhất Bởi lẽ, con đường tài phán hành chính vối ưu điểm công khai, minh bạch, độc lập không phụ thuộc vào cơ quan hành chính luôn là đảm bảo tốt nhất cho công dân bảo vệ quyền con người của mình và phù hợp với cơ chế chung của quốc tế khi mọi tranh chấp kể cả các tranh chấp giữa cá nhân và nhà nước đều phải được giải quyết bằng con đường toà án Bảo đảm quyền con người còn thể hiện trong khía cạnh thủ tục Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính tại tòa hành chính cơ bản cũng giống thủ tục giải quyết các vụ án dân sự khác Đó là việc bảo đảm cho các bên có quyền thực hiện các quyền tố tụng của mình, đưa ra bằng chứng và phản bác lại bằng chứng của bên kia qua việc kiểm tra chéo, mời người làm chứng là các chuyên gia và những người làm chứng khác Vai trò của toà án cũng là tạo điều kiện cho các bên thực hiện các quyền đó và phán quyết trên cơ sở độc lập, vô tư không thiên vị.3 5.Sự kiện Việt Nam được bầu vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam Các thành viên Liên hợp quốc tham gia ứng cử được chia thành 5 khu vực địa lý, trong đó, nhóm châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này với 7 nước giới thiệu ứng cử từ giữa năm 2020 (1 nước rút ứng cử vào phút chót) Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ Kết quả bầu cử cho thấy sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, những cam kết và nỗ lực mạnh mẽ của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, tin tưởng và đánh giá cao Với trọng trách mới tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp vào thúc đẩy tất cả các quyền con người trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại Việt Nam sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn đối với các vấn đề trọng tâm của Liên Hợp Quốc cũng như của cộng đồng quốc tế, như thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, di cư, bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người thiểu số, người di cư, đặc biệt trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo hoặc xung đột vũ trang trên phạm vi toàn thế giới Đây là lần thứ hai Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc Năm 2013, Việt Nam lần đầu tiên trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu 184/192, cao nhất trong số 14 nước thành viên mới Tạp chí Tòa án nhân dân “ các vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người, quyền công dân của TAND” 08/12/2023, truy cập tại: https://tapchitoaan.vn/cac-van-de-ly-luan-ve-nhiem-vu-bao-ve-quyen-con-nguoi-quyen- cong-dan-cua-tand9869.html? fbclid=IwAR2ZAmJ7p7Tq0trVQQj9oxTfAhpXlN3bqizsgANH6FFUYyrP1e9HOtySnxs Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố và nâng cao Việc trúng cử trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, thể hiện sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là bước tiến mới trong nỗ lực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XIII và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến 2030 Trả lời phỏng vấn báo chí ngay sau khi công bố kết quả, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu khẳng định kết quả này không chỉ cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam mà còn là thành quả từ sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Lãnh đạo cấp cao, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Đây cũng là minh chứng cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới Chia sẻ ý kiến này, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và mức độ cạnh tranh cao giữa các nước ứng cử, nhất là trong nhóm châu Á-Thái Bình Dương Song sự đồng hành của các bộ, ngành, đội ngũ cán bộ ngoại giao cả ở trong và ngoài nước, đã hết sức nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tiến hành vận động bài bản, chủ động, sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả thời gian qua, đóng góp quan trọng vào kết quả này Với thông điệp “Tôn trọng và hiểu biết Đối thoại và hợp tác Tất cả các quyền con người – cho tất cả mọi người”, trong nhiệm kỳ làm thành viên Hội đồng Nhân quyền ba năm sắp tới, Việt Nam sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới – là một trong ba nhiệm vụ trụ cột của Liên Hợp Quốc Việt Nam sẽ thúc đẩy các ưu tiên đã được xác định khi tham gia Hội đồng Nhân quyền thông qua đối thoại và hợp tác, nhất là về bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương và bảo đảm quyền con người trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu Điều này không chỉ góp phần giải quyết những quan tâm chung, cấp bách của nhân loại mà còn giúp mở ra những cơ hội chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm tốt, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, giúp cho người dân Việt Nam được thụ hưởng các quyền con người, quyền công dân ngày càng tốt hơn Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống Liên Hợp Quốc Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc trực thuộc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc được thành lập năm 2006 là cơ chế quan trọng nhất về quyền con người của trong hệ thống Liên Hợp Quốc, có chương trình nghị sự trải rộng trên 10 đề mục, một mặt bám sát các quan tâm chung của cộng đồng quốc tế về quyền con người, mặt khác cũng phản ánh rõ nét những ưu tiên, chiến lược lớn của các nước và các nhóm nước trong lĩnh vực này Hội đồng Nhân quyền có một hệ thống các cơ quan, cơ chế trực thuộc đặc biệt, được quan tâm và tham gia rộng rãi, đầy đủ nhất là Cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR) Gồm 47 thành viên có nhiệm kỳ 3 năm, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc là diễn đàn đối thoại, hợp tác và thúc đẩy cân bằng tất cả các quyền con người, kể cả quyền phát triển; hoạt động trên cơ sở khách quan, hợp tác và đối thoại, trên tinh thần xây dựng, không thiên vị, chọn lọc, chính trị hóa và tiêu chuẩn kép Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc từ khi cơ quan này được thành lập Trong đó, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như tham gia Nhóm Nòng cốt tại Hội đồng Nhân quyền về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được Hội đồng Nhân quyền thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em…) Việt Nam cũng tham gia đồng tác giả, đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền trong giai đoạn này, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xóa bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người của Hội đồng Nhân quyền, trên những vấn đề còn khác biệt ví dụ như về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xoá bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục… Việt Nam cũng đã thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của Liên Hợp Quốc về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm Hội đồng Nhân quyền hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.4 Báo điện tử Chính phủ “ Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân dân Liên Hợp Quốc, nhiệm kỳ 2023-2025” 12/12/2022, truy cập tại: https://baochinhphu.vn/viet-nam-trung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc- nhiem-ky-2023-2025-102221012005934699.htm?fbclid=IwAR1vZ_kx00R- m8rDKfEsfrKo7ZErOggALDGud2JabEZnw8r80E0fpgnGwPU

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w