10 6 Nguyễn Tâm Nguyên Bổ sung nội dung phần: tìm hiểu chung chương 1, quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển chương 2, ảnh hưởng của các bộ luật đến hoạt động xuất nhập
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HCM
VIỆN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI
TIỂU LUẬN MÔN LUẬT VẬN TẢI VÀ CÔNG
ƯỚC QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM NGÀNH : KHAI THÁC VẬN TẢI
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH VẬN TẢI
Giảng viên hướng dẫn : Th.S Ngô Đức Phước
Nhóm sinh viên thực hiện : Lê Tấn Phi - 052205007716
Đặng Tâm Ngọc - 056305006280
Nguyễn Thị Thanh Thảo - 082305011398
Nguyễn Thị Ngọc Ánh - 089303020699
Nguyễn Thanh Ngân - 079305026079
Nguyễn Tâm Nguyên - 051305002071
Nguyễn Đỗ Ngọc Anh - 075305001550
Lớp: QK2302CLCA
Khoá : 2023
TP.HCM – tháng 10 năm 2024
Trang 2BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
ST
T
TÊN THÀNH VIÊN
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
GHI CH Ú
2 Đặng Tâm Ngọc Thiết kế slide thuyết trình 10
3 Nguyễn Thị Ngọc
Ánh
Định dạng văn bản, chỉnh sửa lỗi
Soạn: mục lục, lời cảm ơn, lời cam đoan, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo Điền: bản mô
tả công việc, bìa, bản nhận xét,
10
4 Nguyễn Thị Thanh
Thảo
Làm: trang bìa, bản nhận xét, bản
mô tả công việc, 10
5 Nguyễn Thanh Ngân Nội dung phần: tìm hiểu chung
(chương 1), quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển (chương 2)
10
6 Nguyễn Tâm Nguyên Bổ sung nội dung phần: tìm hiểu
chung (chương 1), quy định pháp
lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển (chương 2), ảnh hưởng của các bộ luật đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (chương 3)
10
7 Nguyễn Đỗ Ngọc Anh Nội dung phần: ảnh hưởng của
các bộ luật đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (chương
3)
10
Trang 3
Viện Kinh tế và phát triển giao thông vận tải
Chuyên ngành: Quản lý và kinh doanh vận tải
Ngành: Khai thác vận tải
BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TIỂU LUẬN
1 Họ và tên nhóm sinh viên: Lê Tấn Phi - 052205007716
Đặng Tâm Ngọc - 056305006280
Nguyễn Thị Thanh Thảo - 082305011398
Nguyễn Thị Ngọc Ánh - 089303020699
Nguyễn Thanh Ngân - 079305026079
Nguyễn Tâm Nguyên - 051305002071
Nguyễn Đỗ Ngọc Anh - 075305001550
2 Tên đề tài : Tìm hiểu và trình bày các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải
biển và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại việt nam, đặc biệt khi
việt nam là quốc gia ven biển có tiềm năng thương mại biển lớn
3 Nhận xét:
a) Về tinh thần , thái độ làm việc của sinh viên :
b) Những kết quả đạt được của tiểu luận đạt được :
c) Những hạn chế của bài tiểu luận:
4 Điểm (nếu có):
TP.HCM , ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
Trang 4ThS Ngô Đức Phước
MỤC LỤ
LỜI CẢM ƠN 5
LỜI CAM ĐOAN 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài: 7
2 Mục tiêu nghiên cứu: 7
2.1 Mục tiêu chung: 7
2.2 Các mục tiêu cụ thể: 7
3 Phương pháp nghiên cứu: 8
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG 9
1 Giao thông vận tải biển: 9
1.1.Khái niệm: 9
1.2.Ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường biển : 9
2 Pháp luật vận tải biển: 9
2.1.Khái niệm: 10
2.2 Các quan hệ phát sinh: 10
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN 10
1 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 10
2 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 10
3 Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển ( Solas-74) 11
4 Bộ luật Quản lý An toàn quốc tế (ISM Code) 11
5 Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển ( MARPOL) 12
6 Luật Vận tải và Thương mại biển Quốc tế: 13
6.1 Luật Vận tải và Thương mại biển Quốc tế là gì? 13
6.2 Điều kiện kinh doanh vận tải biển quốc tế tại Việt Nam: 13
7 Công ước quốc tế Athens về Vận chuyển hàng khách và hành lý bằng đường biển, 1974: 14
8 Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 14
9 Công ước Quốc tế về Tìm kiếm và Cứu nạn, 1979 (SAR 1979) 15
10 Công ước quốc tế về kiểm soát và quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu, 2004 (BWM) 16
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BỘ LUẬT ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN BIỂN CỦA VIỆT NAM: 16
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Kính gửi quý thầy cô, các bạn và những cá nhân, tổ chức đã đóng góp vào việc hoàn thiện bài tiểu luận này
Trước hết, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Ngô Đức Phước đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp lý vận tải biển Nhờ sự hỗ trợ của thầy, nhóm đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
Nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên trong lớp đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ tài liệu và đóng góp ý kiến xây dựng Nhờ sự hợp tác của các bạn, nhóm đã hoàn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất
Đặc biệt, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp vận tải biển, các chuyên gia pháp lý đã cung cấp thông tin, tài liệu quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, động viên
và tạo điều kiện thuận lợi để nhóm hoàn thành bài tiểu luận này
Nhóm hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ góp phần nhỏ bé vào việc làm rõ hơn các quy định pháp lý trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Nhóm xin cam đoan những kết quả nghiên cứu được thể hiện trong tiểu luận này là sản phẩm của riêng nhóm và không có bất kỳ sự gian lận hay sao chép nào Toàn bộ nội dung của báo cáo đều được trình bày dựa trên quan điểm, kiến thức cá nhân hoặc tích lũy, chọn lọc từ nhiều nguồn tài liệu có đính kèm chi tiết và hợp lệ
Nhóm xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và hình thức kỷ luật theo quy định nếu phát hiện bất kỳ sai phạm hoặc gian lận nào
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Việt Nam, với đường bờ biển trải dài và hệ thống cảng biển ngày càng hiện đại, đã và đang tận dụng lợi thế địa lý để phát triển mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu Vận tải biển không chỉ là huyết mạch của nền kinh tế mà còn là cầu nối quan trọng để hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới Tuy nhiên, để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả và bền vững, đòi hỏi một hệ thống pháp luật hoàn thiện và minh bạch
Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “ Tìm hiểu và trình bày các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển và ảnh hưởng của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu tại việt nam, đặc biệt khi việt nam là quốc gia ven biển có tiềm năng thương mại biển lớn trong lĩnh vực vận tải biển” nhằm mục tiêu đi sâu vào phân tích các quy định pháp lý hiện hành trong lĩnh vực vận tải biển, đồng thời đánh giá tác động của chúng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam Qua đó, nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ những thuận lợi và khó khăn
mà các doanh nghiệp đang đối mặt, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển của đất nước
2 Mục tiêu nghiên cứu:
chung:
- Đánh giá toàn diện: Đánh giá một cách toàn diện và hệ thống các quy định pháp lý hiện
hành liên quan đến hoạt động vận tải biển tại Việt Nam
- Phân tích tác động: Phân tích cụ thể và sâu sắc những tác động của các quy định
pháp lý này đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là đối với một quốc gia ven biển có tiềm năng thương mại biển lớn như Việt Nam
2.2 Các mục tiêu cụ thể:
Trang 8- Xác định rõ các quy định pháp lý chính điều chỉnh hoạt động vận tải biển tại Việt
Nam, bao gồm cả các quy định trong nước và quốc tế
- Phân loại các quy định này theo từng lĩnh vực như: đăng ký tàu biển, an toàn hàng
hải, thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hải,
- So sánh các quy định pháp lý của Việt Nam với các quy định quốc tế và các nước
trong khu vực để đánh giá tính phù hợp và hiệu quả
- Đánh giá tác động của các quy định pháp lý đến các khía cạnh khác nhau của hoạt
động xuất nhập khẩu như: thời gian thông quan, chi phí logistics, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải biển, tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
3 Phương pháp nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu, thu thập các thông tin, kiến thức chuyên môn, dữ liệu từ các văn bản, tài liệu, giáo trình, tạp san, liên quan đến nội dung đề tài Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và phương pháp thống kê, tổng hợp để so sánh
dữ liệu, kết quả nghiên cứu để có thể mang lại góc nhìn toàn diện và khách quan
Trang 9CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU CHUNG
1 Giao thông vận tải biển:
1.1.Khái niệm: Giao thông vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu
thuyền trên các tuyến đường biển.Vận tải biển là một trong những huyết mạch của nền kinh tế, giúp liên kết các ngành, các đơn vị sản xuất với tiêu thụ Phương thức này chiếm hơn 90% khối lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế
1.2.Ưu điểm và nhược điểm của giao thông vận tải đường biển :
Về ưu điểm :
- Khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn: Tàu biển có thể vận chuyển lượng hàng hóa khổng lồ, lên đến hàng chục nghìn tấn
- Chi phí vận chuyển thấp: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển có chi phí thấp hơn, đặc biệt là cho các tuyến đường dài
- Tính linh hoạt: Vận tải đường biển có thể vận chuyển được nhiều loại hàng hóa khác nhau, từ hàng hóa thông thường đến hàng hóa nguy hiểm
- Kết nối toàn cầu: Mạng lưới vận tải đường biển kết nối hầu hết các quốc gia trên thế giới
Nhược điểm :
- Tốc độ chậm: So với các phương thức vận tải khác, vận tải đường biển có tốc độ chậm hơn
- Thời gian vận chuyển dài: Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào tuyến đường và điều kiện thời tiết
- Rủi ro: Vận tải đường biển chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như gió bão, sóng thần, có thể dẫn đến nguy cơ mất mát hàng hóa
2 Pháp luật vận tải biển:
Trang 102.1.Khái niệm: Pháp luật vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách nội địa và quốc tế bằng đường biển
2.2 Các quan hệ phát sinh:
Các quan hệ pháp luật chủ yếu phát sinh trong hoạt động vận tải biển bao gồm các lĩnh vực: quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quan hệ bảo hiểm hàng hải quốc tế, giải quyết tranh chấp trong hoạt động hàng hải quốc tế
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ HIỆN HÀNH
TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI BIỂN
1 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015
- Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu
biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải
và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh
tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học
- Đối với tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm,
tàu lặn, thủy phi cơ, kho chứa nổi, giàn di động, ụ nổi, cảng quân sự, cảng cá
và cảng, bến thủy nội địa chỉ áp dụng trong trường hợp có quy định cụ thể của Bộ luật này
- Bộ luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân
nước ngoài liên quan đến hoạt động hàng hải tại Việt Nam
2 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982
- Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law
of the Sea), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người
chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hợp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm
Trang 11- Việt Nam là thành viên của UNICLOS, công ước này quy định quyền và
trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng các vùng biển, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và biển quốc tế, thiết lập các hướng dẫn
rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương
3 Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển ( Solas-74)
- Ngày 01/11/1974 một Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên
biển 1974 (SOLAS74) được thông qua Không những chỉ cập nhật được các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, mà SOLAS74 còn đưa ra được thủ tục bổ sung sửa đổi hoàn toàn mới nhằm mục đích bảo đảm rằng các bổ sung sửa đổi sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định Công ước SOLAS74 có hiệu lực vào ngày 25/05/1980
- Mục đích chủ yếu của Công ước SOLAS là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn an
toàn tối thiểu về kết cấu, trang thiết bị cứu hộ, công tác an toàn phòng cháu chữa cháy, các quy trình quản lí rủi ro và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách
4 Bộ luật Quản lý An toàn quốc tế (ISM Code)
- Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (International Safety Management) hay còn
được biết với tên gọi là Bộ luật Quản lý quốc tế về hoạt động an toàn của tàu
và ngăn ngừa ô nhiễm được hiểu là một tài liệu quan trọng và được chấp thuận bởi tổ chức Hàng hải quóc tế (IMO) vào năm 1993 nhằm đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường trong các hoạt động hàng hải
- ISM Code được áp dụng cho tất cả các tàu thương mại vượt quá dung tích
500 tấn hoặc có trên 12 hành khách và các tàu vận tải dầu, khí đốt ISM Code bao gồm các yêu cầu về quản lý tàu, đào tạo và tuyển dụng thủy thủ, quản lý tài liệu, xác định và đánh giá nguy cơ, tiêu chuẩn thiết bị và phương tiện, quản lý tình trạng tàu, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn và kiểm tra hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn
- ISM Code giúp nâng cao năng lực quản lý an toàn của ngành hàng hải và
tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức, tàu và nhân viên liên quan ISM Code cũng đưa ra các yêu cầu về trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên
Trang 12quan, bao gồm chủ tàu, quản lý tài, cơ quan đăng kiểm, nhà chức trách quản
lý hàng hải của các quốc gia, cộng đồng quốc tế và các tổ chức đại diện cho ngành hàng hải
5 Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển ( MARPOL)
- Công ước MARPOL 73/78 ra đời năm 1973, là sự kết hợp của hai hiệp định
quốc tế là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra và Nghị định thư của Công ước Hiện nay, hai hiệp định này gộp chung thành một văn kiện duy nhất
Có thể cho rằng Công ước này là một trong những Công ước chủ chốt về bảo
vệ môi trường biển Công ước đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại, cũng như do nước, rác và khí thải ra từ tàu Việt Nam đã chính thức tham gia Công ước vào ngày 18 tháng 3 năm 1991
- Theo sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ, cũng như các vấn
đề môi trường phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải (các tai nạn tràn dầu, các vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh, ), các yêu cầu kỹ thuật của Công ước MARPOL 73/78 đã được bổ sung và sửa đổi liên tục Cho đến nay, Công ước MARPOL 73/78 đã bao gồm 6 phụ lục:
- Phụ lục I: Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu, có hiệu lực từ ngày 02
tháng 10 năm 1983 (Phụ lục I sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007) Phụ lục I bao gồm 07 Chương với 39 Quy định và 05 Phụ chương
- Phụ lục II: Các quy định về kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô, có
hiệu lực từ ngày 06 tháng 4 năm 1987
- Phụ lục III: Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại được
chuyên chở trên biển dưới dạng bao gói, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 1992
- Phụ lục III áp dụng cho các tàu chở các chất độc hại dưới dạng bao gói Chất
độc hại là các chất gây ô nhiễm biển nêu trong Bộ Luật quốc tế về chuyên chở hàng nguy hiểm bằng đường biển (Bộ Luật IMDG)
- Phụ lục III cấm vận chuyển các chất độc hại trừ khi tuân thủ nghiêm ngặt các