1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của việt nam Đến các quốc gia Đông nam Á giai Đoạn 2010 2022

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam đến các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2010 - 2022
Tác giả Bùi Thị Thu Huyền
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thúy Quỳnh
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Bài báo khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 129,4 KB

Nội dung

Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Các nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam đến các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2022”... Bài nghiên cứu tập

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

GIA ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2010 - 2022

Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thu Huyền

Mã sinh viên: 2132813011 Lớp KTKT: CNF4C -KTKT Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thúy Quỳnh

Hà Nội, tháng 06 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 LỜI GIỚI THIỆU 3

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 4

2.1 Nghiên cứu nước ngoài 4

2.2 Nghiên cứu trong nước 5

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 5

3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 6

3.1 Lý thuyết về xuất khẩu 6

3.1.1 Khái niệm 6

3.1.2 Phân loại 7

3.2 Lý thuyết về mô hình trọng lực hấp dẫn 8

3.3 Giả thuyết nghiên cứu 9

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH 14

4.1 Phương pháp nghiên cứu 14

4.2 Thu thập và xử lý số liệu 14

4.3 Mô hình nghiên cứu 15

5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16

5.1 Kết quả nghiên cứu 16

5.2 Thảo luận 18

6 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20

7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình 14

Bảng 2: Nguồn dữ liệu 15

Bảng 3: Kết quả hồi quy mô hình OLS 17

Bảng 4: Kết quả hồi quy REM 17

Bảng 5: Kết quả hồi quy FEM 17

Bảng 6: Kết quả kiểm định Hausman 18

Bảng 7: Kiểm định khuyết tật của mô hình 18

Bảng 8: Kết quả ước lượng mô hình đã khắc phục khuyết tật 18

Trang 4

1 LỜI GIỚI THIỆU

Trải qua nhiều năm tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam hiện nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều mặt kinh tế, xã hội Nước ta đã thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân được cải thiện rất nhiều Đặc biệt, cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cựckhi tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên trong tỷ trọng củangành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Năm 2023, Chính phủ phê duyệt đề án đặt ramục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao Để đạt được điều này, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của năng lượng trong quá trình phát triển kinh tế Ngành công nghiệp đòi hỏi một lượng lớn năng lượng để vận hành các thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất Năng lượng từ các nguồn như dầu, khí đốt, than, quặng, kim loại, điện năng tái tạo và hạt nhân là cơ sở để sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế công nghiệp hóa Theo đó, nhu cầu về năng lượng của dân cư, doanh nghiệp nói riêng và sản xuất công nghiệp nói chung đã tăng lên đáng kể Vì vậy mà việc xuất khẩu quặng, kim loại từ Việt Nam đến các nước khác đang gặp trở ngại do nhu cầu trong nước tănglên Tuy nhiên, xuất khẩu quặng và kim loại lại đem lại nguồn ngân sách lớn cho đất nước Đặc biệt, với mục tiêu phát triển kinh tế toàn diện như hiện nay, nước ta càng phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để giao lưu, trao đổi với bên ngoài

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so với tháng 2/2024

Từ những vấn đề trên cho thấy, thực tế đang đòi hỏi chúng ta cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khoáng sản ở Việt Nam để xác định và đánh giácác rủi ro từ biến động giá cả và nguồn cầu dầu khí trong nước cũng như trên thế giới, đồng thời có thể đưa ra các chính sách, chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả Đến nay, trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan hoạt động xuất khẩu, tuy nhiên về xuất khẩu quặng, kim loại thì có rất ít hoặc các công trình nghiên cứu chưa có

hệ thống Vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu là “Các nhân tố ảnh hưởng đến khối

lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam đến các nước Đông Nam Á trong giai đoạn 2010 – 2022”

Trang 5

Bài nghiên cứu tập trung vào đối tượng nghiên cứu là “Các nhân tố ảnh hưởng

đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam đến các nước Đông Nam Á giai đoạn 2010 – 2022” Bao gồm các bài nghiên cứu về các lý thuyết liên quan đến hoạt

động xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ giá hối đoái (ExR), khoảng cách địa lý (DIST), độ mở thương mại (OP), chỉ số lạm phát (INF) Phạm vi nghiên cứu là khu vực Đông Nam Á với khách thể là các quốc gia trong khu vực trong giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2022 Bài nghiên cứu có mục tiêu là xác định, phân tích cụ thể tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam đến các nước Đông Nam Á, cân bằng giữa nhu cầu về khoáng sản trong nước và xuất khẩu và cuối cùng là xác định được những cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu khoáng sản, từ

đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Hummels, D., & Klenow, P J (2005) phân tích tác động của tự

do hóa thương mại đối với xuất khẩu khoáng sản, quặng, kim loại của các nước phát triển và đang phát triển Nghiên cứu sử dụng dữ liệu xuất khẩu khoáng sản của 74 quốc gia trong giai đoạn 1970 - 1999 và sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy với biến phụ thuộc là lượng xuất khẩu khoáng sản và biến độc lập là tự do hóa thu được kết quả rằng tự do hóa thương mại có tác động tích cực đến xuất khẩu khoáng sản của

cả nước phát triển và đang phát triển và mức độ ảnh hưởng của tự do hóa đối đối với xuất khẩu khoáng sản của nước phát triển lớn hơn so với nước đang phát triển Nước phát triển có thu nhập cao hơn và nhu cầu tiêu dùng năng lượng lớn hơn, do đó họ có

xu hướng xuất khẩu dầu khí ít đi khi tự do hóa được thực hiện Trong khi nước đang phát triển lại có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào nên họ có xu hướng xuất khẩu khoáng sản sang các nước khác Từ đó, nghiên cứu đưa ra kết luận rằng tự do hóa thương mại có thể thúc đẩy nhập khẩu dầu khí quốc gia và mức độ ảnh hưởng của tự

do hóa thương mại với nhập khẩu dầu khí phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và nguồn tài nguyên quốc gia

Nghiên cứu của Narayan và Smyth (2005): Sử dụng dữ liệu của 107 quốc gia từ

năm 1971 đến năm 2000, cho thấy GDP bình quân đầu người có mối quan hệ tương quan dương với xuất khẩu Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng cơ cấu kinh tế và chính

Trang 6

sách thương mại có thể dùng để xem xét đánh giá sự tích cực giữa mối quan hệ GDP bình quân đầu người và xuất khẩu Hay trong nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018) về tác động của tỷ giá hối đoái đến nhập khẩu cho thấy rằng tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tương quan thuận chiều với xuất khẩu Điều này có nghĩa là khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng Việt Nam mất giá), xuất khẩu sẽ tăng và ngược lại.

2.2 Nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2019) đã nghiên cứu các tác động của các

yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế (GDP), giá khoáng sản thế giới, tỷ giá hối đoái và thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân) đến lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2018 Bằng phương pháp sử dụng môhình hồi quy tuyến tính với phương pháp ước lượng OLS đồng thời thu thập được dữ liệu từ các nguồn uy tín như Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương, S&P Global Platts

đã thu được kết quả rằng tăng trưởng kinh tế, giá dầu thô thế giới và GDP bình quân

có mối quan hệ tương quan dương với xuất khẩu khoáng sản Tỷ giá hối đoái có mối quan hệ tương quan âm với xuất khẩu khoáng sản Tác giả kết luận rằng tất cả các yếu

tố kinh tế vĩ mô được xem xét đều có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc

Hay trong nghiên cứu của Võ Trí Thành (2019): “Tác động của độ mở thương mại

đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu: Nghiên cứu kinh nghiệm từ Việt Nam” sử dụng

dữ liệu của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2018 để xem xét tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu Sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng mối quan hệ giữa độ mở thương mại, tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu, nghiên cứu cũng cho thấy độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, ảnh hưởng này luôn khác nhau giữa các giai đoạn phát triển kinh tế của Việt Nam

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền (2019) đã xây dựng được bức tranh tổng

thể về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu khoángsản trên thế giới Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chưa xem xét đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản như chính sách thuế, cơ sở hạ tầng, v.v đồng thời khoảng thời gian nghiên cứu tương đối ngắn cũng là điểm yếu của bài nghiên cứu trên

Trang 7

Nghiên cứu của Hummels, D., & Klenow, P J (2005), Narayan và Smyth (2005)

đều sử dụng bộ dữ liệu rất uy tín gồm nhiều quốc gia trên thế giới trong một khoảng thời gian dài, tuy nhiên dữ liệu trong bài đã cũ, chưa mang tính cập nhật nên kết quả chỉ có thể tham khảo tốt trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu

3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

3.1 Lý thuyết về xuất khẩu

3.1.1 Khái niệm

Theo lý thuyết về thương mại quốc tế cổ điển, khi phân công lao động xã hội đạt được mức độ nhất định, chuyên môn hóa sản xuất được thực hiện cho phép tạo ra năng suất cao hơn, hàng hóa ngày càng nhiều không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà tất yếu sẽ dẫn tới sự trao đổi hàng hóa ra bên ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia Như vậy, thực chất xuất khẩu chính là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốcgia, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như:

Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, nó đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển Từhình thức cơ bản đầu tiên là trao đổi hàng hoá giữa các nước, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn

Xuất khẩu hàng hoá là một hoạt động nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất hàng hoá mở rộng, mục đích liên kết sảnxuất với tiêu dùng của nước này với nước khác Hoạt động đó không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt, mà có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế với sự điều hành của nhà nước Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Xuất khẩu hàng hoá có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân Đốivới những nước có trình độ kinh tế còn thấp như nước ta, những yếu tố tiềm năng là tàinguyên thiên nhiên và lao động, còn những yếu tố thiếu hụt như vốn, thị trường và khả

Trang 8

năng quản lý Chiến lược hướng về xuất khẩu thực chất là giải pháp mở của nền kinh

tế nhằm tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần rút ngắn khoảng cách với nước giàu

Như vậy, xém xét một cách tổng quát thì hoạt động xuất khẩu: trước hết, là hoạtđộng trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giớidưới hình thức mua bán thông qua các quan hệ thị trường Tiếp đến, xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác ưu thế tiềm năng đất nước và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân

3.1.2 Phân loại

 Xuất khẩu trực tiếp

Là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá

cả và các điều kiện giao dịch khác

Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác do không phải qua khâu trung gian Trong điều kiện thương mại quốc tế hiện đại như hiệnnay, với vai trò bán hàng trực tiếp người bán có thể nâng cao uy tín của mình thông qua việc đảm bảo quy cách, chất lượng hàng hóa cũng như việc đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người mua Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi người bán cần có sự nhanh nhạy

về thông tin (thị trường, giá cả, hàng rào phi thuế quan,…) đồng thời trong quá trình bán hàng cũng có thể gặp những rủi ro như bên mua hàng thanh toán chậm hoặc tỷ giá thay đổi,…

 Xuất khẩu qua trung gian

Là hình thức mua bán trên phạm vi quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của nhân tố trung gian thứ ba và nhân tố này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định từ hoạt động mua bán trên Nhân tố trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại

lý và môi giới

Hình thức này sẽ làm giảm lợi nhuận của người bán do phải trả cho nhân tố trung gian Tuy nhiên, đây là hình thức được sử dụng khá phổ hiện nay tại nhiều quốc gia đặc biệt là những nước kém và đang phát triển vì các nhân tố trung gian thường hiểu biết rõ hơn về thị trường (nhu cầu, thị hiếu, đặc điểm,…) nên cơ hội thu được lợi

Trang 9

nhuận cao sẽ nhiều hơn.

 Hình thức tái xuất khẩu

Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước mua khác những hàng hóa

đã mua mà chưa qua chế biến ở nước tái xuất Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua hàng hóa ở nước này rồi bán với giá cao hơn ở nước khác và thu về

số tiền lớn hơn số vốn đã bỏ ra ban đầu

Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập -tái xuất

và hình thức chuyển khẩu, trong đó:

- Hình thức tạm nhập – tái xuất được hiểu là việc thương nhân của nước A mua hàng hóa của nước B để bán cho nước C trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại

thương và có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào nước A Sau đó, chính hàng hóa này lại được làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước A mà không qua gia công chế biến

Hình thức này có ưu điểm là thu lợi nhuận cao trong khi không cần bỏ chi phí đầu

tư (máy móc, thiết bị) mà khả năng thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ thì hình thức này cũng chỉ phù hợp với một

số mặt hàng nhất định

- Hình thức chuyển khẩu được chia thành hai loại Một là, hàng hóa sau khi nhập cảnh được cơ quan hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác để làm thủ tục hải quan nhập khẩu Hai là, hàng hóa ở nơi vận chuyển ban đầu đã làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hải quan nơixuất cảnh giám sát quản lý cho qua Hình thức này có ưu điểm là không phải bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu song về thủ tục pháp lý khá phức tạp Đó là trong toàn bộ quá trình giao dịch luôn có hai hợp đồng riêng biệt là hợp đồng mua hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước xuất khẩu) và hợp đồng bán hàng (do đại diện của Việt Nam ký với nước nhập khẩu)

3.2 Lý thuyết về mô hình trọng lực hấp dẫn

Mô hình này xuất phát từ định luật vạn vật hấp dẫn của Isaac Newton và được áp dụng lần đầu tiên bởi Jan Tinbergen vào năm 1962 Trong mô hình lý thuyết lực hấp dẫn đầu tiên, lý thuyết này giả định rằng luồng thương mại giữa hai nước phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế (tính theo GDP), độ giàu có tính theo (GDP/người) và khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia Nói cách khác, lý thuyết trọng lực về thương mạidựa trên ba nhóm yếu tố: nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung của nước xuất khẩu

Trang 10

(thể hiện năng lực sản xuất của nước xuất khẩu) bao gồm: quy mô nền kinh tế (GDP), quy mô dân số; nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cầu của nước nhập khẩu (thể hiện sức mua của thị trường nước nhập khẩu) bao gồm quy mô dân số, quy mô nền kinh tế (GDP); nhóm các nhân tố hấp dẫn/cản trở bao gồm các chính sách quản lý hoặc

khuyến khích xuất khẩu/nhập khẩu, khoảng cách giữa hai quốc gia (thường xét trên haikhía cạnh là khoảng cách địa lý và khoảng cách trình độ phát triển kinh tế) Cả ba nhóm nhân tố trên có vai trò rất quan trọng trong hoạt động trao đổi, lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia, chúng vừa có tác động hút (nước nhập khẩu) và cũng có tác động đẩy (nước xuất khẩu) giúp quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn

Trong mô hình đơn giản, T ij=Ai β1Y J β2DIS ij β3e u ij

Ở đây:

 Tij là kim ngạch trao đổi thương mại giữa quốc gia i và quốc gia j

 A là Hệ số hấp dẫn hay cản trở

 Yi là Quy mô nền kinh tế của quốc gia i

 Yj là Quy mô nền kinh tế của quốc gia j

 DISij là Khoảng cách giữa hai quốc gia i và j

 β1; β2; β3 là các Hệ số hồi quy riêng của từng nhân tố có trong mô hình

 uij là Sai số ngẫu nhiên

Về cơ bản lý thuyết trên đã lượng hóa được ảnh hưởng của 3 nhân tố cơ bản là quy

mô nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu và khoảng cách giữa hai quốc gia đến kim ngạch trao đổi thương mại giữa hai quốc gia Lý thuyết này sau đó được ứng dụng và phát triển trong nhiều nghiên cứu sau này Những nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến như: Các yếu tố tác động đến quan hệ thương mại Việt

Nam với các nước Châu Á: Tiếp cận bằng mô hình lực hấp dẫn (Nguyễn Phúc Cảnh

& Nguyễn Công Thành, 2015) hay gần đây có nghiên cứu của Phan Anh Tú và Phạm Thị Như Hảo (2017) đã áp dụng mô hình lực hấp dẫn nhằm phân tích các nhân

tố ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 52 quốc gia từ năm 2001đến năm 2011

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Tỷ giá hối đoái (lnExR)

Nghiên cứu của nhóm tác giả Mehtiyev, J., Magda, R., & Vasa, L chỉ ra rằng sự

Trang 11

biến động tỷ giá hối đoái của tiền tệ có thể ảnh hưởng đến các cam kết thương mại cũng như cán cân thương mại của một quốc gia Trong khi tác động lên mức xuất khẩuthường là ngay lập tức thì mức nhập khẩu sẽ thay đổi về lâu dài Hơn nữa, mối tương quan giữa lạm phát và mất giá cũng như tác động của chúng đối với mức xuất khẩu của một quốc gia được nghiên cứu thông qua phân tích tương quan và hồi quy bội dựa trên dữ liệu được xuất từ OECD và Ngân hàng Thế giới Kết quả kết luận rằng biến động tỷ giá tác động đáng kể đến cán cân thương mại về xuất nhập khẩu Với kết quả này, tỷ giá hối đoái là một rào cản phi thương mại và ảnh hưởng đến ngoại thương

Nghiên cứu của nhóm tác giả tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến nhập khẩu bằng cách ảnh hưởng đến cả biên

độ thâm hụt (giá trị nhập khẩu của từng công ty) và biên độ mở rộng (số lượng doanh nghiệp nhập khẩu) Tỷ giá hối đoái hiện tại tăng cao sẽ làm tăng giá trị nhập khẩu, trong khi tỷ giá hối đoái tăng trong tương lai sẽ làm tăng số lượng doanh nghiệp nhập khẩu Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả M.Gachunga (2018) sử dụng mô hình hồi quy bội tuyến tính logarit để đánh giá tác động của biến động tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu của Kenya trong giai đoạn 1980-2015 Kết quả cho thấy sự biến động của

tỷ giá hối đoái thực ảnh hưởng đáng kể đến xuất nhập khẩu Tuy nhiên, sự gia tăng bất

ổn về tỷ giá hối đoái đã tác động bất lợi lâu dài đến xuất khẩu nhưng không ảnh hưởngđến nhập khẩu

Nhìn chung, tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể đến nhập khẩu dầu Biến động về

tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến chi phí nhập khẩu dầu, vì giá dầu được tính bằng ngoại tệ Khi tỷ giá hối đoái mất giá sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu dầu, khiến các nướcnhập khẩu dầu trở nên đắt đỏ hơn và khối lượng nhập khẩu dầu sẽ giảm đi tương đối

Do đó:

H1: Tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực đến khối lượng xuất khẩu khoáng sản của Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế (lnGDP)

Khi xét yếu tố thu nhập của nước xuất khẩu có thể xét đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Ở đây, giá trị này sẽ được đại diện cho yếu tố cung hàng xuất khẩu

Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong lãnh thổ của một nước tăng lên sẽ đồng nghĩa với lượng cung hàng của nước đó tăng lên và nước đó có cơ hộixuất khẩu nhiều hơn

Ngày đăng: 02/11/2024, 17:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w