1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận luật kinh doanh

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ký Cược
Tác giả Dương Trọng Bình, Phùng Minh Đức, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Nhật Khang, Hà Lê Minh Nhật
Người hướng dẫn ThS. Huỳnh Tấn Phúc
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 3,31 MB

Nội dung

Khái niệm của Ký cược: Theo Khoản 1 Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-  

-Môn : LUẬT KINH DOANH Chủ đề : KÝ CƯỢC

GVHD : ThS Huỳnh Tấn Phúc Sinh viên thực hiện : Dương Trọng Bình

: Phùng Minh Đức : Nguyễn Anh Đức : Nguyễn Nhật Khang : Hà Lê Minh Nhật

TIỂU LUẬN

Trang 2

MỤC LỤC

I Kiến thức cơ bản về ký cược 2

1 Khái niệm của Ký cược: 2

2 Đối tượng áp dụng biện pháp ký cược: 2

2.1 Đối tượng là các chủ thể liên quan: 2

2.2 Đối tượng là các tài sản liên quan: 3

3 Các hình thức của hợp đồng ký cược: 4

4 Quy định pháp lý về ký cược: 5

4.1 Nội dung và mục đích: 5

4.2 Hậu quả pháp lý đối với ký cược: 6

5 Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ: 7

II Ký cược trong lĩnh vực luật kinh doanh 8

1 Vai trò và ảnh hưởng của ký cược đối với doanh nghiệp: 8

2 Thách thức và rủi ro của ký cược trong kinh doanh: 10

III Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong ký cược 12

IV Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng ký cược trong kinh doanh 14

1 Ưu điểm của ký cược: 14

2 Nhược điểm của ký cược: 15

3 Các chiến lược hiệu quả để tận dụng ưu điểm và giảm thiểu nhược điểm: 16

V KẾT LUẬN 18

IV NGUỒN THAM KHẢO 19

Trang 3

I Kiến thức cơ bản về ký cược.

1 Khái niệm của Ký cược:

Theo Khoản 1 Điều 329 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê

 Như vậy, ký cược được hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê tài sản

- Theo đó bên thuê giao cho bên cho thuê một khoản tiền, đá quý hoặc các vật

có giá trị tương đương với tài sản thuê để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê

- Ngoài ra, tài sản ký cược có thể được xử lý thanh toán cho tiền thuê tài sản hoặc tiền bồi thường thiệt hại nếu tài sản thuê bị hư hỏng, mất mát

2 Đối tượng áp dụng biện pháp ký cược:

2.1 Đối tượng là các chủ thể liên quan:

- Chủ thể của ký cược bao gồm hai bên, trong đó bên ký cược là bên đã giao tài sản ký cược cho bên kia Bên ký cược có thể đồng thời là bên thuê tài sản, có thể

là người thứ ba, tuỳ thuộc vào sự chấp nhận của bên cho thuê

- Bên thuê có thể là bất cứ cá nhân, pháp nhân nào thậm chí các bên hoàn toàn không quen biết nhau

- Bên nhận ký cược (bên cho thuê) là bên đã nhận tài sản ký cược để bảo đảm

Trang 4

- Theo quy định của pháp luật, biện pháp ký cược là một trong những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tương đối đặc biệt trong Bộ luật Dân sự 2015 Biện pháp này

có phạm vi áp dụng tương đối hẹp và có cơ chế xử lý tài sản bảo đảm ký cược tương đối đơn giản Biện pháp ký cược được áp dụng trong các giao dịch dân sự

và chỉ bao gồm tiền và các vật là động sản hiện có

- Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp ký cược trong các doanh nghiệp không phổ biến Biện pháp này thường được áp dụng trong các giao dịch cho thuê động sản như xe máy, ô tô, xe đạp và không được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trong các loại hợp đồng khác như hợp đồng thuê bất động sản, hợp đồng mua bán, trao đổi hay mượn tài sản

2.2 Đối tượng là các tài sản liên quan:

- Tài sản ký cược là các loại tài sản thuộc sở hữu của bên ký cược (bên thuê) và được phép chuyển giao trong giao dịch dân sự

Trang 5

- Tuy nhiên, có thể nói tài sản ký cược chỉ bao gồm tiền, các vật là động sản hiện

có (không thể là các quyền tài sản, bất động sản, vật hình thành trong tương lai)

vì bên ký cược phải “giao” tài sản ký cược cho bên nhận ký cược một cách thực tế

3 Các hình thức của hợp đồng ký cược:

Theo Điều 329 về Ký cược của Bộ luật dân sự 2015:

1 Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.

2 Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

 Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về hình thức bắt buộc đối với biện pháp ký cược

Nhưng Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 119 Hình thức giao dịch dân sự:

1 Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành

vi cụ thể Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2 Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản

có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Trang 6

 Do đó việc ký cược không nhất thiết phải được thành lập bằng văn bản mà có thể thoả thuận bằng miệng cũng có giá trị pháp lý

- Vì thế, các bên trong quan hệ ký cược có thể tuỳ ý lựa chọn hình thức xác lập việc ký cược và tuỳ từng trường hợp cụ thể, việc ký cược được xác lập theo lời nói hoặc văn bản

- Tuy nhiên, trong thực tế nếu tài tài ký cược có giá trị lớn, các bên thường phải xác lập bằng hình thức văn bản hoặc lập biên bản về bàn giao tài sản

- Ngoài ra, cần lưu ý rằng, đối với trường hợp tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì văn bản ký cược là chứng cứ để bên cho thuê tài sản thực hiện đăng ký chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược từ bên thuê sang bên cho thuê

4 Quy định pháp lý về ký cược:

4.1 Nội dung và mục đích:

– Nội dung : Ký cược bao gồm những đặc điểm sau:

+ Biện pháp này được áp dụng để đảm bảo cho việc trả lại tài sản trong hợp đồng thuê tài sản Tài sản thuê có tính chất của động sản, có sự chuyển giao từ bên cho thuê sang bên thuê Ký cược cũng mang đặc tính có khả năng thanh khoản cao như: tiền, kim khí quý, đá quý, các tài sản có giá trị khác

+ Giá trị của tài sản ký cược ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản thuê, vì

nó bao gồm cả giá trị tài sản thuê và khoản tiền thuê để bồi thường cho bên thuê nếu tài sản thuê không được trả lại

 Do vậy, những biện pháp này cũng chủ yếu được áp dụng đối với những hợp đồng thuê tài sản có giá trị nhỏ, hay việc sử dụng tài sản dễ bị hư hỏng

Trang 7

– Mục đích: Ký cược có mục đích nhằm đảm bảo:

+ Bên nhận ký cược lấy lại toàn bộ tài sản hay một phần giá trị tài sản cho thuê trong trường hợp tài sản cho thuê không còn hoặc trong trường hợp bên thuê không trả lại tài sản thuê

+ Bên nhận ký cược lấy tiền thuê tài sản

 Vì vậy khi ký cược, hai bên phải thoả thuận về thời hạn khi nào bên thuê phải giao lại tài sản Thời hạn ký cược là thời hạn cho thuê tài sản

4.2 Hậu quả pháp lý đối với ký cược:

Theo khoản 2 Điều 329 Bộ luật dân sự 2015:

Trường hợp tài sản thuê được trả lại thì bên thuê được nhận lại tài sản ký cược sau khi trả tiền thuê; nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê.

 Như vậy, hậu quả pháp lý đối với ký cược có thể hiểu như sau:

+ Nếu đến hạn bên thuê trả lại tài sản thuê theo đúng thoả thuận thì tài sản kí cược được trả lại cho bên thuê sau khi trừ tiền thuê

+ Nếu đến hạn bên thuê không trả lại tải sản thuê thì tài sản ký cược thuộc sở hữu của bên cho thuê Khi đó bên thuê phải có nghĩa vụ tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để sang tên, chuyển quyền sở hữu tài sản ký cược

 Với hậu quả pháp lý như trên ta sẽ thấy rằng trong việc xử lý tài sản ký cược

có các trường hợp sau:

+ Để thực hiện được việc trả lại tài sản ký cược và tài sản thuê thì bên thuê phải

có nghĩa vụ giữ gìn tài sản thuê và sử dụng đúng mục đích đã thuê, đúng công dụng của tài sản đã thuê Đồng thời, bên cho thuê (bên nhận ký cược) có nghĩa

vụ bảo quản, giữ gìn tài sản ký cược; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, không được xác lập giao dịch đối với tài sản ký cược, trừ trường hợp bên ký cược đồng ý

+ Bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê Trường hợp bên thuê cố tình không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có thể yêu cầu sự giúp đỡ của toà án buộc bên thuê phải trả lại tài sản thuê Việc trả tài sản thuê và tài sản ký cược được thực hiện cùng lúc

Trang 8

+ Tài sản thuê không còn để trả lại vì lý do mất mát hay tiêu huỷ hoặc bị mất không phải do lỗi cố ý của bên thuê Trường hợp này tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê và khi đó chấm dứt nghĩa vụ của bên thuê đối với bên cho thuê + Nếu tài sản thuê hoặc tài sản ký cược có sự thay đổi về giá trị theo bất cứ hướng nào thì các bên không được có yêu cầu thanh toán chênh lệnh

Ví dụ: A cho B thuê một chiếc xe máy trong thời hạn 1 năm Hai bên thỏa thuận

B phải giao cho A một khoản tiền là 20 triệu đồng để đảm bảo sau một năm B trả lại chiếc xe máy cho A Tuy nhiên, sau một năm thì B không trả lại được chiếc xe máy cho A do B gây tại nạn nên chiếc xe bị hư hỏng không thể sử dụng được nữa Trong trường hợp này thì việc B không thể trả lại tài sản thuê cho A gây ra hậu quả pháp lý là khoản tiền 20 triệu đồng sẽ thuộc về A

5 Phân biệt đặt cọc, ký cược và ký quỹ:

Tiêu

Khái

niệm

Đặt cọc là việc một bên

giao cho bên kia một

khoản tiền hoặc kim khí

quý, đá quý hoặc vật có

giá trị khác trong một

thời hạn để bảo đảm

giao kết hoặc thực hiện

hợp đồng.

Ký cược là việc bên

thuê tài sản là động sản giao cho bên cho

thuê một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một

thời hạn để bảo đảm

việc trả lại tài sản thuê.

Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng

để bảo đảm việc

thực hiện nghĩa vụ.

Mục

đích Bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ

Tài sản

bảo

đảm

Tiền hoặc kim khí quý,

đá quý hoặc vật có giá trị

khác

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật

có giá trị khác

Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy

tờ có giá.

Chủ

thể

- Bên đặt cọc

- Bên nhận đặt cọc

- Bên ký cược là bên thuê tài sản hoặc là người thứ ba

- Bên nhận ký cược là bên cho thuê tài sản

- Bên ký quỹ

- Tổ chức tín dụng nhận ký quỹ

- Bên có quyền

Hậu

quả - Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản - Tài sản thuê được trả lại thì bên thuê - Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc

Trang 9

pháp lý

đặt cọc được trả lại cho

bên đặt cọc hoặc được

trừ để thực hiện nghĩa vụ

trả tiền;

- Nếu bên đặt cọc từ chối

việc giao kết, thực hiện

hợp đồng thì tài sản đặt

cọc thuộc về bên nhận

đặt cọc;

- Nếu bên nhận đặt cọc từ

chối việc giao kết, thực

hiện hợp đồng thì phải trả

cho bên đặt cọc tài sản

đặt cọc và một khoản tiền

tương đương giá trị tài

sản đặt cọc, trừ trường

hợp có thỏa thuận khác

được nhận lại tài sản

ký cược sau khi trả tiền thuê;

- Nếu bên thuê không trả lại tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài sản thuê không còn để trả lại thì tài sản ký cược thuộc về bên cho thuê

thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây

ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ

Cơ sở

pháp lý Điều 328 Bộ luật Dân sự2015 Điều 329 sự 2015Bộ luật Dân Điều 330 sự 2015Bộ luật Dân

II Ký cược trong lĩnh vực luật kinh doanh.

1 Vai trò và ảnh hưởng của ký cược đối với doanh nghiệp:

Trang 10

- Ký cược có thể đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp

và có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau của chúng Một số vai trò quan trọng của ký cược đối với doanh nghiệp có thể kể đến như:

+ Giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình: Ký cược là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ Nếu bên ký quỹ không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên nhận ký quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng thanh toán khoản tiền hoặc tài sản ký quỹ để bồi thường cho bên có quyền

+ Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn: Ký cược là một trong những điều kiện để doanh nghiệp được các tổ chức tín dụng cấp tín dụng Khi doanh nghiệp ký quỹ, các tổ chức tín dụng sẽ cảm thấy an tâm hơn về khả năng hoàn trả khoản vay của doanh nghiệp, từ đó có thể tăng mức cho vay và giảm lãi suất

+ Giúp doanh nghiệp tăng uy tín: Ký cược thể hiện sự thiện chí và uy tín của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với các đối tác và khách hàng, từ đó tăng khả năng ký kết hợp đồng và mở rộng thị trường

+ Bảo vệ khỏi biến động giá cả: Ký cược có thể giúp doanh nghiệp bảo vệ mình khỏi sự biến động không mong muốn của giá cả, đặc biệt là khi liên quan đến nguyên liệu, hàng hóa, hoặc ngoại tệ

+ Bảo vệ doanh nghiệp khỏi rủi ro nguồn cung ứng: Ký cược có thể bảo vệ doanh nghiệp khỏi tăng giá nguyên liệu hoặc thiếu hụt nguồn cung ứng, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất và cung cấp

+ Ký cược thị trường mới: Doanh nghiệp có thể sử dụng ký cược để mở rộng vào thị trường mới mà họ chưa có kinh nghiệm hoặc để giảm rủi ro khi mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh

+ Thí nghiệm sản phẩm hoặc chiến dịch tiếp thị: Ký cược có thể giúp doanh nghiệp thử nghiệm các sản phẩm hoặc chiến dịch tiếp thị mới mà họ không chắc chắn về khả năng thành công

 Nhìn chung, ký cược là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc

kỹ lưỡng các yếu tố liên quan trước khi quyết định ký quỹ để đảm bảo quyền lợi

và hạn chế rủi ro, nó cũng đòi hỏi sự hiểu biết và kế hoạch cẩn thận để đảm bảo rằng các quyết định về ký cược được thực hiện một cách hiệu quả và bảo vệ tốt nhất cho doanh nghiệp

Trang 11

2 Thách thức và rủi ro của ký cược trong kinh doanh:

- Ký cược là một hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, trong đó bên ký quỹ gửi một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị nhất định cho bên nhận ký quỹ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của mình Ký cược được quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015

- Trong luật kinh doanh, ký cược thường được áp dụng trong các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn hoặc có tính chất phức tạp, chẳng hạn như mua bán hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng xây dựng, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng hợp tác kinh doanh,

Tuy nhiên, ký cược cũng có thể mang lại một số thách thức và rủi ro cho doanh nghiệp, bao gồm:

+ Trách nhiệm tài chính: Bên ký cược có thể phải chịu trách nhiệm tài chính cho các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh Nếu bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ của mình, bên ký cược có thể phải thanh toán các khoản nợ đó Điều này có thể gây ra thiệt hại tài chính đáng kể cho bên ký cược

+ Tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh: Ký cược có thể làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản ràng buộc về tài chính

+ Trách nhiệm pháp lý: Bên ký cược có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu bên được bảo lãnh vi phạm pháp luật Ví dụ, nếu bên được bảo lãnh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ không an toàn, bên ký cược có thể bị kiện vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Ngày đăng: 31/10/2024, 21:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w