1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học phân tích dữ liệu tiểu luận Đề tài nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng Đối với sinh viên

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên
Tác giả Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thị Kim Hồng, Trần Phương Nhi, Huỳnh Thị Quế Trâm, Trần Thị Tố Trinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM
Chuyên ngành Phân tích dữ liệu
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu (9)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (10)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (10)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.5 Kết cấu của đề tài (10)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (12)
    • 2.1 Lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu (12)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước (14)
    • 2.3 Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (23)
    • 3.2 Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (23)
    • 3.3 Nghiên cứu định lượng (26)
      • 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng (26)
      • 3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng và mã hoá các yếu tố (27)
    • 3.4 Thiết kế mẫu (30)
      • 3.4.1 Xác định kính thước mẫu (30)
      • 3.4.2 Phương pháp xử lí số liệu (31)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (32)
    • 4.1. Mô tả một số đặc điểm mẫu nghiên cứu (32)
      • 4.1.1. Thống kê đơn biến với biến định tính (32)
      • 4.1.2. Thống kê đơn biến với biến định lượng (34)
      • 4.1.3 Thống kê đa biến (36)
      • 4.1.4 Thống kê bằng biểu đồ (36)
    • 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua chỉ số Cronbach’s Alpha (37)
    • 4.3. Phân tích nhân tố (EFA) (39)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập (39)
      • 4.3.2. Kết quả ma trận xoay (40)
    • 4.4. Phân tích hồi quy bội (42)
      • 4.4.1. Tạo biến đại diện (42)
      • 4.4.2. Phân tích tương quan Pearson (42)
      • 4.4.3. Phân tích hồi quy bội (44)
    • 4.5. Mô hình và thang đo đã điều chỉnh (49)
      • 4.5.1 Mô hình điều chỉnh (49)
      • 4.5.2 Thang đo đã điều chỉnh biến Tongtheapluc (50)
    • 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu (51)
      • 4.6.1 Về thang đo (51)
      • 4.6.2. Về hồi quy (52)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (53)
    • 5.1. Kết luận (53)
    • 5.2. Đề xuất các hàm ý quản trị (53)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (57)
      • 5.3.1. Hạn chế (57)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (15)

Nội dung

Các yếu tố gây ra căng thẳng đối vớisinh viên có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như áp lực thành tích họctập, mâu thuẫn nảy sinh trong các mối quan hệ của gia đình, bạn bè,

TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế và xã hội, con người cũng đối mặt với nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống và từ đó rất dễ dẫn đến sự căng thẳng, ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau đều có nguy cơ bị các áp lực về tâm lý Căng thẳng là một trong những hiện tượng khá phổ biến và có tác động quan trọng đối với sinh viên, bởi nó ảnh hưởng đến các vấn đề về mặt sức khỏe, học tập, tâm lý và hạnh phúc của họ Sinh viên có các đặc điểm về tâm lý rất phong phú, đa dạng và bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm về thể chất, môi trường, và các hoạt động trong xã hội, trong đó, những yếu tố tiêu cực làm gia tăng tình trạng căng thẳng cho sinh viên Ở mức độ nhất định, căng thẳng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động và vượt qua được những tình huống khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống; nhưng nếu căng thẳng thường xuyên hoặc kéo dài có thể dẫn tới cơ thể kiệt sức, mất ngủ, lo âu, chán nản khi cơ thể không tự điều chỉnh để lấy lại sự cân bằng tâm - sinh lí Các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên có thể khác nhau tùy thuộc vào môi trường, giai đoạn, nhu cầu và mong muốn của sinh viên Nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên có thể giúp phân loại và phân tích các yếu tố này theo các tiêu chí như nội tại hay ngoại tại, tích cực hay tiêu cực, ngắn hạn hay dài hạn, cá nhân hay tập thể, từ đó đưa ra đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh viên Các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên có thể liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, như áp lực thành tích học tập, mâu thuẫn nảy sinh trong các mối quan hệ của gia đình, bạn bè, xã hội, lo toan cho các khó khăn trong công việc, tài chính hoặc môi trường sống có nhiều thay đổi gây áp lực cho bản thân Nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên có thể giúp xác định các nguồn áp lực chính và phụ, cũng như các mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa các nguồn áp lực này Những áp lực này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hiệu quả của các hoạt động trong học tập, tiếp thu, lĩnh hội các hiểu biết, tri thức nhằm thích ứng sự thay đổi của môi trường sống, yêu cầu của công việc và sự phát triển trong xã hội Vì vậy nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên có thể giúp hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của áp lực, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm bớt các áp lực cho sinh viên nên nhóm chúng em đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: nghiên cứu những yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên. Mục tiêu cụ thể bao gồm:

 Phân tích các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên hiện nay.

 Đánh giá các yếu tố tác động như thế nào đến sự căng thẳng của sinh viên.

 Đề xuất các hàm ý quản trị để giảm bớt và phòng ngừa áp lực cho sinh viên dựa trên kết quả nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua thu thập dữ liệu sơ cấp,phương pháp này khảo sát các sinh viên đang học tập tại các trường đại học ởThành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên như gia đình, sự phát triển, học tập, tài chính, giao tiếp xã hội và môi trường. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hiệu quả trong hoạt động học tập của sinh viên.

 Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các trường đại học địa bàn khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

 Đối tượng khảo sát: sinh viên đang học tập tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Kết cấu của đề tài

Bài nghiên cứu của nhóm về đề tài “Nghiên cứu các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên” gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết nền, khái niệm nghiên cứu

Căng thẳng: là trạng thái tâm lý khi người đó cảm thấy bị áp lực hoặc stress bởi nhiều yếu tố khác nhau như công việc, cuộc sống, tình cảm, hoặc bất kỳ tình huống nào mà họ cảm thấy không chắc chắn về kết quả (M.A Colman, 2003) Căng thẳng nhẹ có thể là tích cực vì nó giúp chúng ta vượt qua được thử thách hoặc đáp ứng kịp thời hạn Nhưng khi căng thẳng kéo dài trong một thời gian dài, nó có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất, chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, lo lắng, giảm năng suất và tệ nhất là trầm cảm Áp lực kinh tế: là những áp lực về kinh tế mà sinh viên phải đối mặt trong quá trình học tập và chuẩn bị cho tương lai sau này Cụ thể, đây có thể là áp lực về việc đóng học phí, mua giáo trình và vật liệu học tập, chi tiêu sinh hoạt hàng ngày cũng như tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp để đảm bảo sinh kế Bên cạnh đó, sinh viên cũng phải đối mặt với áp lực từ cạnh tranh trong công việc tìm kiếm việc làm, cũng như đáp ứng được yêu cầu và kỳ vọng của người sử dụng lao động Tất cả những áp lực này đều có thể khiến sinh viên cảm thấy căng thẳng, lo lắng và áp lực trong quá trình học tập và định hướng sự nghiệp của mình (Lihong &Meijinrong,

2002; WangHongQiao, 2007). Áp lực gia đình: Áp lực gia đình đối với sinh viên là sức ép và tác động mà gia đình đặt lên các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với sinh viên trong giai đoạn đang học tập (Cui và cộng sự, 2015) Những áp lực gia đình này có thể bao hàm mong muốn của gia đình đối với sinh viên về việc chọn ngành học, tốt nghiệp thành công, tìm việc làm tốt sau khi tốt nghiệp Nhưng áp lực gia đình cũng có thể bao gồm những yêu cầu quá khắt khe, khó đạt được, khiến sinh viên cảm thấy bị ép buộc và không tự do trong lựa chọn và hành động Áp lực gia đình cũng có thể khiến sinh viên cảm thấy lo lắng và có trạng thái căng thẳng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của họ Tình trạng áp lực gia đình có thể khiến sinh viên cảm thấy mất tự tin và tự ti, không thể hiện quan điểm và đam mê của mình Tuy nhiên, nếu được đưa ra một cách phù hợp và có lợi cho sinh viên, áp lực gia đình có thể trở thành động lực giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập và sự nghiệp của mình. Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội: là sức ép và tác động mà xã hội đặt ra cho sinh viên khi đối mặt với công việc giao tiếp và tương tác với những người trong xã hội Các sinh viên thường đối mặt với áp lực này trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn như trong quá trình tìm kiếm bạn bè, lập quan hệ đồng nghiệp, tham gia các câu lạc bộ hoặc tổ chức trong trường học Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội đối với sinh viên có thể bao gồm các yêu cầu, kỳ vọng, cách phối hợp và ngôn ngữ trong tương tác xã hội Các sinh viên có thể cảm thấy áp lực trong việc tìm kiếm một cộng đồng bạn bè phù hợp hoặc tham gia các hoạt động của trường học để khám phá bản thân và phát triển kỹ năng giao tiếp Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc giữ kín và quản lý quan hệ giữa bạn bè, đồng nghiệp hoặc tình yêu Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội có thể gây căng thẳng và lo lắng cho sinh viên Tuy nhiên, nếu được đưa ra một cách tích cực, áp lực này có thể giúp sinh viên học hỏi kinh nghiệm và kỹ năng tương tác xã hội, cải thiện quan hệ với những người xung quanh và phát triển năng lực lãnh đạo và đạo đức, tư duy sáng tạo của mình. Áp lực học tập: là những căng thẳng, mệt mỏi mà con người gặp phải trong quá trình học tập, hay nói cách khác áp lực học tập là việc học quá sức so với sức khỏe của học sinh, gây ra các áp lực căng thẳng hay stress dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng (Ngọc Anh, 2021) Áp lực học tập là thực trạng diễn ra khá phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, theo thống kế số lượng sinh viên bị trầm cảm do việc học tập ngày càng cao Chẳng hạn như chương trình học nặng nề, quỹ thời gian trong ngày chỉ xoay quanh cho việc ăn và học tập, không có nhiều thời gian rảnh để nghỉ ngơi, vui chơi thư giãn đầu óc, và đây cũng là thực trạng rõ nhất dẫn đến áp lực trong học tập mà nhiều sinh viên gặp phải Ngoài ra nhiều bạn đặt nặng vấn đề về điểm số, vị trí bản thân trong lớp học, hình ảnh bản thân trong mắt gia đình, thầy cô, bạn bè, mang nhiều kỳ vọng cho bản thân cũng là nguyên nhân dẫn đến áp lực trong học tập Áp lực học tập có thể khiến sinh viên gặp phải một số vấn đề về tâm lí và một số bệnh lí khác, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt Người học có thể rơi vào trầm cảm, tâm trạng không đủ tỉnh táo để nhận định mọi việc Rơi vào trầm cảm, họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, không cảm nhận được niềm vui trong cuộc sống, luôn hướng đến những suy nghĩ tiêu cực, sa sút tinh thần và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tự tử Tuy nhiên, đưa ra một cách tích cực hơn thì áp lực này có thể giúp sinh viên có kết quả học tập tốt hơn, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống, phát triển bản thân, học được nhiều kiến thức mới, tư duy sáng tạo tốt hơn. Áp lực thích ứng với môi trường: là sức ép và tác động mà môi trường sống và học tập đặt lên các sinh viên Áp lực này bao gồm những yêu cầu, mong muốn, cơ hội và những thách thức đến từ môi trường xung quanh, bao gồm những sự thay đổi của môi trường, cuộc sống ở trường học hay các yêu cầu của công việc (Phạm

Trang, 2023) Áp lực thích ứng môi trường có thể gây ra tình trạng căng thẳng cho sinh viên, đặc biệt là khi sinh viên phải đối mặt với những tình huống và thử thách mới, chưa từng trải qua trước đây Sinh viên có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, giữa các giáo viên và bạn bè mới, lịch trình học tập mới, hoặc yêu cầu và mong muốn của công việc mới mà mình phải đương đầu. Áp lực phát triển bản thân: là sức ép hoặc cảm giác bắt buộc phải nỗ lực phát triển và hoàn thiện bản thân để đạt được nhiều thành tựu cá nhân (Erikson, 1968). Áp lực này thường đến từ nhiều nguồn khác nhau như gia đình, bạn bè, xã hội và cả chính bản thân Có thể nhận thấy rằng áp lực phát triển bản thân thường được coi là một điều tích cực, vì nó khuyến khích con người phát triển, cải thiện bản thân và đạt được những mục tiêu trong cuộc sống Tuy nhiên, nếu áp lực này quá lớn và không được quản lý đúng cách, nó có thể gây ra stress, lo lắng, căng thẳng và thậm chí là các vấn đề sức khỏe tâm lý.

Tổng quan các nghiên cứu trước

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

Xác định các yếu tố gây ra áp lực tâm lý lên sinh viên Học viện Ngân hàng (HVNH) hiện nay

Phương pháp định lượng: phân tích hồi quy đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra 7 nhân tố gây ra áp lực tâm lý lên sinh viên gồm:

Phát triển, Gia đình, Môi trường đại học, Thích ứng, Kinh tế,

Tài liệu tham khảo có thể giúp ích cho việc tìm ra giải pháp nâng cao sức khỏe tinh thần cho sinh viên, tạo ra môi trường học tập lành mạnh, sáng tạo và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tại HVNH.

Các vấn đề về stress có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hay không.

Phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu với công cụ bảng câu hỏi, và được thực hiện trên 190 sinh viên trường đại học Công nghệ Liên bang Minna ở Nigeria.

Cả căng thẳng trong học tập và ngoài học tập đều có tác động đến kết quả học tập của học sinh và chiến lược đối phó mà học sinh sử dụng cũng có thể làm trung gian cho các tác động.

(2018) Điều tra mức độ căng thẳng của sinh viên Cao đẳng Giáo dục tại học viện công nghệ Eritrea.

Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi từ ngẫu nhiên

123 sinh viên Cao đẳng Giáo dục (coe) tại Học viện Công nghệ Eritrea

Trong năm lĩnh vực, học tập và thích ứng môi trường là các yếu tố gây áp lực được nghiên cứu là những yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên nhiều nhất Phần lớn sinh viên có mức độ căng thẳng trung bình và các thành phần môi trường và học tập gây nên căng thẳng cao hơn học sinh cấp 3.

Nghiên cứu về nguyên nhân gây ra căng thẳng cho sinh viên trường Đại học Nam Úc (University of South Australia)

Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi từ 176 sinh viên năm hai ngẫu nhiên tại trường Đại học Nam Úc (University of South Australia)

Sinh viên có mức độ căng thẳng tâm lý cao nhưng mức độ thỏa mãn lại rất thấp, thậm chí thấp hơn so với các nghề khác do môi trường làm việc (áp lực cao nhưng ít được kiểm soát và hỗ trợ)

Nghiên cứu những tác động gây nên căng thẳng ở sinh viên và sự khác nhau khi bị căng thẳng giữa 2 giới tính: nam và nữ

Phương pháp định lượng: Thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi trong vòng 3 tháng từ 483 sinh viên ngẫu nhiên tại Đại học Paris Nanterre và các trường Đại học khác ở Paris

Vẫn còn nhiều tranh cãi về vấn đề nam hay nữ sẽ gặp phải căng thẳng nhiều hơn, nhưng nhìn chung hầu hết sinh viên đều có mức độ căng thẳng cao và mức độ tự trọng, lạc quan thấp

Xác định thực stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa y dược trường cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn – TP Hồ

Phương pháp định lượng: thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 443 sinh viên đang học tại trường năm 2019, sử dụng thang đánh giá DASS-21

Tỷ lệ stress ở sinh viên của trường là 37,9%, một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên như: nhóm tuổi, năm học, hệ đào tạo, tham gia hoạt động ngoại khoá

Mô tả tình trạng stress và phân tích một số yếu tố liên quan đến stress của một nhóm sinh viên thuộc khối trường xã hội- giáo dục, đó là trường Đại học Ngoại Ngữ năm 2019

Phương pháp định lượng: nghiên cứu mô tả cắt ngang với cỡ mẫu là 400 sinh viên

Nghiên cứu cho thấy có một tỷ lệ không nhỏ (46,5%) sinh viên bị stress, trong đó gần một phần ba là mức độ nặng và rất nặng Các yếu tố làm tăng tỷ lệ này là tài chính khó khăn, không hài lòng với chuyên ngành học, thường xuyên áp lực học tập.

Nghiên cứu các nguồn gây căng thẳng cho sinh viên đại học ở Đài Loan

- Nơi nghiên cứu: Đài Loan

Sinh viên nam cảm thấy căng thẳng do yếu tố gia đình nhiều hơn so với sinh viên nữ, sinh viên có điểm số cao hơn cảm thấy căng thẳng hơn so các yếu tố thể chất/ tinh thần hơn những người khác

Phát hiện các yếu tố ảnh hưởng nhất của căng thẳng ảnh hưởng đến sinh viên đại học

Sống nghiêm ngặt theo quy định có thể gây căng thẳng cho gia đình, sinh viên có thu nhập thấp khó khăn trong việc tiêu tiền để mua sắm và tận hưởng

(2011) Điều tra sự căng thẳng và thành tích học tập của sinh viên của

Phương pháp định lượng: khảo sát bằng phương pháp thu thập dữ liệu bằng

Kết quả cho thấy sinh viên đại học được phát hiện là có mức độ dễ bị tổn thương ở mức một trường đại học từ nhiều lĩnh vực khác nhau bảng câu hỏi và thực hiện trên 376 sinh viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ một quần thể 18000 sinh viên của trường đại học Putra Malaysia độ trung bình đối với căng thẳng và các tác nhân gây căng thẳng trong học tập đứng đầu trong các nguồn gây căng thẳng.

Nghiên cứu xác định các yếu tố nhân khẩu học và tâm lý xã hội phân biệt giữa những sinh viên có nhận thức khác nhau về mức độ căng thẳng ảnh hưởng đến hiệu suất của họ

Phương pháp định lượng: khảo sát bằng phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và thực hiện trên 8997 người là sinh viên của 20 trường đại học và cao đẳng hệ 2 năm và 4 năm ở Minnesota và những người đã hoàn thành khảo sát sức khỏe sinh viên đại học năm 2015

Căng thẳng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kết quả học tập của các sinh viên.

Xây dựng thang đo áp lực thi cử cho thanh thiếu niên sinh viên

Phương pháp định lượng: xây dựng thang đo áp lực thi cử dựa trên 4,717 học sinh trung học đã tham gia vào nghiên cứu này

Kết quả chỉ ra rằng exams có độ tin cậy thỏa đáng, giá trị xây dựng và giá trị bất biến đo lường.

Kiểm tra mức độ mà phong cách ứng phó trong

Phương pháp định lượng: Khảo sát những người tham

Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Qua các bài nghiên cứu trong nước và nước ngoài về vấn đề các yếu tố gây ra căng thẳng đối với sinh viên ngày nay Sau khi tìm hiểu thì nhóm phát hiện có rất nhiều yếu tố gây ra áp lực cho sinh viên nhưng có 6 yếu tố tác động trực tiếp đến vấn đề này bao gồm: áp lực kinh tế, áp lực gia đình, áp lực quan hệ giao tiếp xã hội, áp lực phát triển cá nhân, áp lực thích ứng với môi trường, áp lực học tập Và dựa vào đây, nhóm đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 6 yếu tố gây ra nguyên nhân căng thẳng của sinh viên như sau:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các biến (Nguồn: Nguyễn Phan Như Nguyệt và cộng sự (2020))

H1: Áp lực gia đình gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên

H2: Áp lực thích ứng với môi trường gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên.

H3: Áp lực kinh tế gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên.

H4: Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên.

H5: Áp lực học tập gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên.

H6: Áp lực phát triển cá nhân gây ra ảnh hưởng đến tình trạng căng thẳng của sinh viên.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất)

Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Bảng 3.1 Thang đo các biến quan sát được kế thừa từ Nguyễn Thị Như Nguyệt và cộng sự (2020)

KÝ HIỆU NỘI DUNG Áp lực gia đình

FA1 Kỳ vọng của bố mẹ vào thành tích học tập của bạn quá cao

FA2 Gia đình không có vị trí xã hội

FA3 Cảm thấy khó trao đổi với người thân (bố mẹ) về các giá trị, quan điểm về cuộc sống

FA4 Quan điểm về chọn lựa nghề nghiệp tương lai phát sinh xung đột với bố mẹ

FA5 Cảm thấy phiền não vì không thể san sẻ gánh nặng gia đình với bố mẹ

FA6 Cảm thấy cô đơn khi xa gia đình, người thân Áp lực thích ứng môi trường

AD1 Không thích ứng với phương thức học ở cao đẳng, đại học

AD2 Cảm thấy thực tế học cao đẳng, đại học quá khác biệt so với suy nghĩ trước khi vào học

AD3 Đôi khi cảm thấy không theo kịp sự phát triển của thời đại

AD4 Cảm thấy không thể quản lý tốt cuộc sống, và thời gian của bản thân

AD5 Cảm thấy sức khỏe không tốt

AD6 Khó có thể tìm ra phương thức nghỉ ngơi hợp lý với bản thân

AD7 Không thể thích ứng với nhịp sống của thành phố nơi đang học tập Áp lực kinh tế

ECO1 Vì học phí và sinh hoạt phí mà cảm thấy phiền não

ECO2 Cho rằng kinh tế hạn hẹp là nguyên nhân hạn chế phát triển của bản thân

ECO3 Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình mà cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống

ECO4 Thường xuyên phải đi làm thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống

ECO5 Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà mỗi khi tiêu tiền đều cảm thấy áy náy Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội

SO1 Quan hệ với bạn cùng phòng hoặc bạn học thường xuyên căng thẳng

SO2 Không biết làm thế nào trao đổi, chia sẻ ý kiến với thầy cô SO3 Cảm thấy khó có thể có bạn tri kỷ

SO4 Luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình

SO5 Không biết làm cách nào giao tiếp với bạn bè khác giới

SO6 Thấy bạn bè xung quanh có người yêu mà cảm thấy áp lực SO7 Đôi khi quan hệ với bạn thân trở nên xấu đi

SO8 Lo lắng thành tích học tập với sự phát triển tương lai của bản thân có quan hệ không nhiều Áp lực học tập

STU1 Nhiệm vụ học tập nặng nề

STU2 Lo lắng cuối kỳ thi hết môn kết quả không đạt như mong muốn STU3 Muốn tập trung học tập nhưng học không vào

STU4 Cảm thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân kém STU5 Cảm thấy chuyên ngành bản thân đang học đối với tương lai không giúp ích gì Áp lực phát triển bản thân

DEV1 Đối với công việc trong tương lại cảm thấy mơ màng, chưa có kế hoạch cụ thể rõ ràng.

DEV2 Lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ khó tìm được việc làm ưng ý.

DEV3 Không biết bản thân sau này phù hợp với làm nghề gì

DEV4 Cảm thấy xã hội hiện nay cạnh tranh việc làm quá gay gắt, cơ hội phát triển bản thân rất khó khăn.

DEV5 Cuộc sống không có mục tiêu, cảm thấy nhàm chán

Tongapluc Bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại đang rất áp lực

Nghiên cứu định lượng

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đo lường và đánh giá tổng thể áp lực của sinh viên Đối tượng tham gia nghiên cứu là các sinh viên đang theo học các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM Nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi chi tiết được thiết kế sẵn và khảo sát bằng cách gửi trực tiếp bảng câu hỏi đến đối tượng nghiên cứu để sinh viên tự đọc các câu hỏi và trả lời Tất cả câu hỏi trong bảng câu hỏi phải được trả lời thì kết quả khảo sát mới được chấp nhận Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây áp lực mà sinh viên đang phải đối mặt, nghiên cứu này sử dụng thang đo 5 khoảng cách từ (1) đến (5) tương ứng với 5 mức độ đồng ý của đối tượng nghiên cứu, nghĩa là biến thiên của các trả lời từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý/không đồng ý của sinh viên, cụ thể như sau: (1) Hoàn toàn không đồng, (2) Không đồng ý, (3) Bình thường

(trung dung, không ý kiến, phân vân), (4) Đồng ý, (5) Hoàn toàn đồng ý

Dữ liệu sau khi nhập từ bảng câu hỏi khảo sát của sinh viên, làm sạch, xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 Thang đo được thực hiện kiểm định phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu thông qua phân tích hồi quy tương quan và phân tích Anova, kiểm định giả thuyết (T-test), sau đó nhóm đưa ra kết quả kiểm định, kết quả thảo luận và cuối cùng là đề xuất hàm ý chính sách

Kết quả phân tích này sẽ cho cái nhìn tổng quát về tổng thể áp lực của sinh viên; đồng thời cũng tìm ra được mối liên quan giữa những yếu tố gây ra căng thẳng cho sinh viên.

3.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng và mã hoá các yếu tố

Về mô hình nghiên cứu và thang đo, sau khi hội ý và tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, nhóm thấy rằng các yếu tố như áp lực phát triển, áp lực thích ứng môi trường, áp lực quan hệ giao tiếp xã hội, áp lực kinh tế, áp lực gia đình và áp lực học tập đều tác động đến tổng thể áp lực của sinh viên nên nhóm đã thống nhất giữ nguyên kết quả mô hình nghiên cứu đo lường các yếu tố gây ra căng thẳng cho sinh viên được kế thừa từ thang đó các biến quan sát của Nguyễn Thị Như Nguyệt và cộng sự (2020).

Bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Không đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý) để đo lường các biến này Dưới đây là chi tiết thang đo.

 Đối với biến “Yếu tố áp lực gia đình”

Bảng 3.2: Yếu tố áp lực gia đình

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực gia đình

FA1 Kỳ vọng của bố mẹ vào thành tích học tập của bạn quá cao

FA2 Gia đình không có địa vị xã hội

FA3 Cảm thấy khó trao đổi với người thân (bố mẹ) về các giá trị, quan điểm về cuộc sống FA4 Quan điểm về chọn lựa nghề nghiệp tương lai phát triển xung đột với bố mẹ FA5 Cảm thấy phiền não vì không thể san sẻ gánh nặng gia đình với bố mẹ FA6 Cảm thấy cô đơn khi xa gia đình, người thân

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

 Đối với biến “Yếu tố áp lực thích ứng với môi trường”

Bảng 3.3: Yếu tố áp lực thích ứng với môi trường

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực thích ứng với môi trường

AD1 Không thích ứng với phương thức học ở cao đẳng, đại học AD2 Cảm thấy thực tế học cao đẳng, đại học quá khác biệt so với suy nghĩ trước khi vào học AD3 Đôi khi cảm thấy không theo kịp sự phát triển của thời đại AD4 Cảm thấy không thể quản lý tốt cuộc sống, thời gian của bản thân AD5 Cảm thấy sức khỏe không tốt

AD6 Nỗi lo khó có thể tìm ra phương thức nghỉ ngơi hợp lý với bản thân khi phải đối mặt với các bài thi thường kỳ AD7 Không thể thích ứng với nhịp sống của thành phố nơi đang học tập

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

 Đối với biến “Yếu tố áp lực kinh tế”

Bảng 3.4: Yếu tố áp lực kinh tế

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực kinh tế

ECO1 Vì học phí và sinh hoạt phí mà cảm thấy phiền não

ECO2 Cho rằng kinh tế hạn hẹp là nguyên nhân hạn chế phát triển của bản thân ECO3 Vì hoàn cảnh gia đình mà cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống ECO4 Thường xuyên phải đi làm thêm bên ngoài để trang trải cuộc sống ECO5 Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà mỗi khi tiêu tiền đều cảm thấy áy náy

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

 Đối với biến “Yếu tố áp lực quan hệ giao tiếp xã hội”

Bảng 3.5: Yếu tố áp lực quan hệ giao tiếp xã hội

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực quan hệ giao tiếp xã hội

SO1 Quan hệ với bạn cùng phòng hoặc bạn học thường xuyên căng thẳng SO2 Không biết làm thế nào trao đổi, chia sẻ ý kiến với thầy cô

SO3 Cảm thấy khó có thể có bạn tri kỷ

SO4 Luôn để ý xem người khác nghĩ gì về mình

SO5 Không biết làm cách nào giao tiếp với bạn bè khác giới

SO6 Thấy bạn bè xung quanh có người yêu mà cảm thấy áp lực

SO7 Đôi khi quan hệ với bạn thân trở nên xấu đi

SO8 Lo lắng thành tích học tập với sự phát triển tương lai của bản thân có quan hệ không nhiều

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

 Đối với biến “Yếu tố áp lực học tập”

Bảng 3.6: Yếu tố áp lực học tập

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực học tập

STU1 Nhiệm vụ học tập nặng nề

STU2 Lo lắng cuối kỳ thi hết môn kết quả không đạt như mong muốnSTU3 Muốn tập trung học tập nhưng học không vào

STU4 Cảm thấy khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân kém STU5 Cảm thấy chuyên ngành bản thân đang học đối với tương lai không giúp ích gì

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

 Đối với biến “Yếu tố áp lực phát triển bản thân”

Bảng 3.7: Yếu tố áp lực phát triến bản thân

Ký hiệu biến Yếu tố áp lực phát triển bản thân

DEV1 Đối với công việc tương lai cảm thấy mơ màng, không có kế hoạch rõ ràng DEV2 Lo lắng sau khi tốt nghiệp tìm việc khó khăn

DEV3 Cảm thấy bản thân sau này không phù hợp với công việc

DEV4 Cảm thấy xã hội hiện nay cạnh tranh quá gay gắt, cơ hội phát triển của bản thân rất khó khăn DEV5 Cuộc sống không có mục tiêu, cảm thấy nhàm chán

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

Thiết kế mẫu

3.4.1 Xác định kính thước mẫu Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm sử dụng phương pháp mẫu phi xác suất, cụ thể là phương pháp mẫu thuận tiện nhằm để tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất của Hair (1998), cỡ mẫu phải tối thiểu gấp năm lần số biến khảo sát Trong nghiên cứu này có:

- 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc.

- Trong 7 biến trên có 36 biến quan sát Vì vậy, kích thước mẫu ước lượng tối thiểu là 36 × 5 = 180.

Số lượng mẫu nhóm nghiên cứu chính thức là 199. Đồng thời, nhận thấy mức độ áp lực của sinh viên của từng ngành là khác nhau nên nhóm lựa chọn phân nhóm theo ngành học của sinh viên để thể hiện sự đa dạng và phong phú của các áp lực

Bảng 3.8: Bảng thống kê số lượng sinh viên tham gia khảo sát theo ngành

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

3.4.2 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để xác định mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố Sau đó, thực hiện kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA để làm gọn các biến quan sát, từ đó làm cho các nhân tố có ý nghĩa thực tiễn hơn Tiếp theo là phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm xác định mối quan hệ giữa các yếu tố gây ra căng thẳng và mức độ tác động của các yếu tố này đến tổng thể áp lực của sinh viên.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa có dạng:

Tongtheapluc= B 0 + B 1*DEV + B 2*AD + B 3*SO + B 4*ECO + ℇ

Với: DEV - Áp lực phát triển

AD - Áp lực thích ứng môi trường

SO - Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội

ECO - Áp lực kinh tế

Kết quả nhận được qua những phân tích trên sẽ là cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu áp lực gây ra căng thẳng đối với sinh viên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả một số đặc điểm mẫu nghiên cứu

Sau khi kết thúc thời gian thu thập dữ liệu có tất cả 199 mẫu khảo sát được thực hiện Dựa trên dữ liệu đã thu thập được nhóm tiến hành nghiên cứu định lượng

4.1.1 Thống kê đơn biến với biến định tính

4.1.1.1 Xếp loại học tập của sinh viên

Bảng 4.1: Mô tả xếp loại học tập của sinh viên

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ % Cộng dồn Xuất sắc

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ SPSS)

Nhận xét: Trong số 199 người tham gia thực hiện khảo sát, số người khảo sát có xếp loại học tập khá chiếm số lượng nhiều nhất với 89 người tương đương

44,7%, ngược lại người tham gia khảo sát có xếp loại học lực yếu chiếm số lượng ít nhất với 1 người tương đương 0,5%.

4.1.1.2 Giới tính của sinh viên

Bảng 4.2: Mô tả giới tính của sinh viên

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ % Cộng dồn Nam

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ SPSS)

Nhận xét: Trong số 199 người tham gia thực hiện khảo sát, số người khảo sát có giới tính nữ chiếm số lượng nhiều hơn với 109 người tương đương 54,8%, ngược lại số người khảo sát có giới tính nam chiếm số lượng ít hơn với 90 người tương đương 45,2%.

4.1.1.3 Năm đang học của sinh viên

Bảng 4.3 Mô tả năm đang học của sinh viên

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ % Cộng dồn Sinh viên năm nhất

Giá trị Sinh viên năm tư

Sinh viên khóa kéo dài

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ SPSS)

Nhận xét: Trong số 199 người tham gia thực hiện khảo sát, số người khảo sát là sinh viên năm hai chiếm số lượng nhiều nhất với 78 người tương đương 39,2%, ngược lại số người tham gia khảo sát là sinh viên năm năm chiếm số lượng ít nhất với 2 người tương đương 1,0%.

4.1.1.4 Ngành học của sinh viên

Bảng 4.4 Mô tả ngành học của sinh viên

Tần suất Tỉ lệ % Tỉ lệ % hợp lệ % Cộng dồn Kinh tế

(Nguồn: theo kết quả phân tích từ SPSS)

Nhận xét: Trong số 199 người tham gia thực hiện khảo sát, số người khảo sát là sinh viên ngành kinh tế chiếm số lượng nhiều hơn với 119 người tương đương 59,8%, ngược lại số người tham gia khảo sát là sinh viên ngành kỹ thuật chiếm số lượng ít hơn với 80 người tương đương 40,2%.

4.1.2 Thống kê đơn biến với biến định lượng

Bảng 4.5: Mô tả biến định lượng

Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ SPSS)

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát, đối tượng sinh viên có những đánh giá khác nhau về các câu hỏi

 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng tâm lý trong gia đình (FA1, FA2, FA3, FA4, FA5, FA6) có giá trị trung bình từ 2,97 đến 3,36.

 Nhóm các yếu tố xuất hiện trong môi trường sống (AD1, AD2, AD3, AD4,AD5, AD6, AD7) có giá trị trung bình từ 3,11 đến 3,33

 Nhóm các yếu tố kinh tế (ECO1, ECO2, ECO3, ECO4, ECO5) có giá trị trung bình từ 2,86 đến 3,40

 Nhóm các yếu tố trong quan hệ giao tiếp xã hội (SO1, SO2, SO3, SO04, SO5, SO6, SO7, SO8) có giá trị trung bình từ 2,79 đến 3,30.

 Nhóm các yếu tố trong học tập (STU1, STU2, STU3, STU4, STU5) có giá trị trung bình từ 3,06 đến 3,45.

 Nhóm các yếu tố định hướng phát triển bản thân (DEV1, DEV2, DEV3, DEV4, DEV5) có giá trị trung bình từ 3,14 đến 3,32.

Bảng 4.6: Giới tính có liên quan đến ngành học hay không?

Ngành học của bạn là: Total Kinh te Ki thuat

(Nguồn: theo kết quả phân tích từ SPSS)

Trong tổng thể mẫu phân tích là 199 người, không có người nào không thực hiện khảo sát, sinh viên ngành kinh tế có giới tính nữ có kết quả khảo sát cao nhất là

79 người, chiếm 39,7% trong tổng số 199 người, sinh viên ngành kỹ thuật có giới tính nữ có kết quả khảo sát thấp nhất là 30 người, chiếm 15,1% trong tổng số 199 người.

4.1.4 Thống kê bằng biểu đồ

 Đa số các sinh viên có tổng thể áp lực trung bình điều đó thể hiện rõ ở cột thứ 3, chiếm tỉ lệ cao nhất Trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là sinh viên khóa kéo dài với 66,67% Qua đó có thể nhận định đa số sinh viên cảm thấy không quá áp lực với các yếu tố môi trường xung quanh.

 Số sinh viên có tổng thể áp lực rất ít chiếm tỷ lệ nhỏ nhất Có 5,882% là sinh viên năm tư chiếm tỷ lệ cao nhất và không có tỷ lệ của sinh viên năm năm và khóa kéo dài.

 Ở cột rất nhiều sinh viên năm năm chiếm một nửa với tỷ lệ cao nhất 50%. Sinh viên năm nhất và khóa kéo dài không xuất hiện ở cột này Điều đó có thể thấy sinh viên năm năm chịu áp lực khá lớn so với các năm còn lại.

Hình 4.1: Biều đồ phân tích tổng thể áp lực của sinh viên các năm

Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua chỉ số Cronbach’s Alpha

Bảng 4.7: Kiểm định Cronbach’s Alpha cho các biến độc lập

Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng Crombach’s

Thang đo “Các yếu tố áp lực gia đình”: Crombach’s Alpha = 0,824

Thang đo “Các yếu tố áp lực thích ứng với môi trường”: Cronbach’s Alpha = 0,879 AD1

0,866 0,851 0,857 0,858 0,878 0,855 0,865 Thang đo “Các yếu tố áp lực kinh tế”: Cronbach’s Alpha = 0,861

0,843 0,826 0,820 0,847 0,823 Thang đo “Các yếu tố áp lực quan hệ giao tiếp xã hội”: Cronbach’s Alpha = 0,879

0,873 0,865 0,854 0,864 0,862 0,866 0,857 0,866 Thang đo “Các yếu tố áp lực học tập”: Cronbach’s Alpha = 0,877

0,855 0,847 0,830 0,838 0,881 Thang đo “Các yếu tố áp lực phát triển bản thân”:Cronbach’s

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát) Nhận xét:

Sau khi chạy kiểm định lần 1, dựa vào bảng 4.1 ta thấy Cronbach’s Alpha của

6 biến tổng đều lớn hơn 0,6 đạt yêu cầu đề ra Vì vậy không loại biến tổng nào cả.

Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0,3 nên giữ lại tất cả các biến quan sát.

Vậy sau khi thực hiện kiểm định Cronbach’s Anpha, các biến quan sát yếu tố gây ra căng thẳng cho sinh viên đều được giữ lại và tiếp tục tiến hành đưa vào phân tích nhân tố EFA.

Phân tích nhân tố (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập

Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett’s cho các thang đo của biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,893

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát) Bảng 4.9: Tổng phương sai trích cho các thang đo của các biến độc lập

Initial Eigenvalues Extraction Sums of

Rotation Sums of Squared Loadings

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

Hệ số 0,5 ≤ KMO≤ 1 (KMO=0,893), cho thấy: Các biến quan sát có tương quan đủ lớn để thực hiện chạy EFA Kiểm định Bartlett’s Test với sig=0,000< 0,05 đạt yêu cầu, có thể nói cách khác rằng: với độ tin cậy 95%, các biến quan sát có tương quan với nhau trong các nhân tố (biến độc lập) Như vậy, các biến quan sát thoả điều kiện để mô hình phân tích nhân tố khám phá đạt sự thích hợp cao trong phân tích

Với mức trị số Eigenvalues = 1,167 > 1, có thể kết luận rằng: nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt, được giữ lại trong mô hình phân tích Và với tổng phương sai trích là 69,747% (> 60% là tốt), cho thấy khả năng giải thích được của mô hình đạt 69,74% tổng biến thiên của mẫu khảo sát Các nhân tố có thể đại diện tốt cho các biến quan sát của mình.

4.3.2 Kết quả ma trận xoay

Bảng 4.10: Bảng ma trận xoay các nhân tố cho các thang đo của biến độc lập

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

Từ kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho các biến độc lập của ma trận xoay các nhân tố (Bảng 4.2) cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là lớn hơn 0,5 và chênh lệch hệ số tải giữa các nhân tố thỏa mãn đều lớn hơn 0,3 Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng cho từng nhân tố.

Bảng 4.11: Các biến tổng được tạo ra từ kết quả phân tích nhân tố

DEV: ÁP LỰC PHÁT TRIỂN

DEV2 Lo lắng sau khi tốt nghiệp sẽ khó tìm được việc làm ưng ý.

DEV1 Đối với công việc trong tương lại cảm thấy mơ màng, chưa có kế hoạch cụ thể rõ ràng.

DEV3 Không biết bản thân sau này phù hợp với làm nghề gì

DEV4 Cảm thấy xã hội hiện nay cạnh tranh việc làm quá gay gắt, cơ hội phát triển bản thân rất khó khăn.

DEV5 Cuộc sống không có mục tiêu, cảm thấy nhàm chán

AD: ÁP LỰC THÍCH ỨNG MÔI TRƯỜNG

AD4 Cảm thấy không thể quản lý tốt cuộc sống, và thời gian của bản thân AD3 Đôi khi cảm thấy không theo kịp sự phát triển của thời đại

AD6 Khó có thể tìm ra phương thức nghỉ ngơi hợp lý với bản thân

AD2 Cảm thấy thực tế học cao đẳng, đại học quá khác biệt so với suy nghĩ trước khi vào học

SO: ÁP LỰC QUAN HỆ GIAO TIẾP XÃ HỘI

SO1 Quan hệ với bạn cùng phòng hoặc bạn học thường xuyên căng thẳng

SO7 Đôi khi quan hệ với bạn thân trở nên xấu đi

SO3 Cảm thấy khó có thể có bạn tri kỷ

SO6 Thấy bạn bè xung quanh có người yêu mà cảm thấy áp lực

ECO: ÁP LỰC KINH TẾ

ECO3 Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình mà cảm thấy mất cân bằng trong cuộc sống ECO2 Cho rằng kinh tế hạn hẹp là nguyên nhân hạn chế phát triển của bản thân

ECO5 Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà mỗi khi tiêu tiền đều cảm thấy áy náy ECO1 Vì học phí và sinh hoạt phí mà cảm thấy phiền não

Tongapluc Bạn cảm thấy cuộc sống hiện tại đang rất áp lực

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Các biến quan sát bị loại bỏ lần lượt là: AD5, AD7, STU5, SO4, FA6, SO8, AD1, FA5, SO5, SO2, FA2, FA3, STU4, STU3, STU2, ECO4, FA1, FA4, STU1

Từ các biến quan sát hình thành nên dữ liệu chung của các biến độc lập Có 4 nhân tố được trích ra và được lưu thành các biến tổng lần lượt là DEV, AD, SO, ECO bằng phương pháp tạo nhân tố chuẩn hóa.

Trong các biến tổng được tạo ra từ kết quả phân tích nhân tố thì DEV, AD,

SO, ECO là biến độc lập.

Chỉ có 1 biến quan sát trong biến phụ thuộc nên không thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích hồi quy bội

Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng câu hỏi, tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, nhóm sẽ tiến hành lập các biến đại diện

4.4.2 Phân tích tương quan Pearson

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội là xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, vì điều kiện để hồi quy là trước nhất các biến độc lập phải có sự tương quan với biến phụ thuộc sự hài lòng

Theo kết quả kiểm định ta thấy, ma trận tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc (Tongapluc) có giá trị Sig (2-tailed) < anpha= 5% và hệ số r>0 Có nghĩa là với mức ý nghĩa 5% thì các biến độc lập tương quan với biến phụ thuộc Như vậy, việc phân tích hồi quy tuyến tính là phù hợp Kết quả ma trận tương quan Pearson giữa các biến cho thấy các biến độc lập không có tương quan hoàn toàn với nhau, hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 1 Biến phụ thuộc có mối tương quan tuyến tính với cả 4 biến độc lập, hệ số tương quan giữa tổng thể áp lực và yếu tố áp lực phát triển (DEV) là lớn nhất đạt 0,446 Hệ số tương quan giữa tổng thể áp lực và yếu tố áp lực quan hệ giao tiếp xã hội là nhỏ nhất đạt 0,196 Tiếp theo, đưa tất cả các biến vào chương trình hồi quy tuyến tính để phân tích sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.

Bảng 4.12: Phân tích tương quan Pearson

Tongapluc DEV AD SO ECO

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

4.4.3 Phân tích hồi quy bội

Phân tích hồi quy được thực hiện với 4 biến độc lập là: Áp lực thích ứng môi trường – AD, Áp lực phát triển– DEV, Áp lực quan hệ giao tiếp xã hội – SO, Áp lực kinh tế - ECO Nghiên cứu sử dụng phương pháp đưa vào một lượt (phương pháp Enter) khi phân tích hồi quy bội Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu:

Bảng 4.13: Mô hình tóm tắt

Square Std Error of the

1 0,686 a 0,470 0,459 0,706 1,843 a Predictors: (Constant), ECO, SO, AD, DEV b Dependent Variable: Tongapluc

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả phân tích hồi qui bội của mô hình tại bảng Model Summary, cho thấy R² điều chỉnh (Adjusted R Square) bằng 0,459, nghĩa mô hình giải thích được xấp xỉ 46% giá trị thực tế Còn lại 54% tổng thể áp lực từ các nhân tố khác Có thể nói rằng các biến được đưa vào mô hình đạt kết quả giải thích tốt.

Giá trịDurbin Watson=1,843 (1 ≤ Durbin Watson≤3¿, cho thấy phần dư không tự tương quan Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả định về tính độc lập sai số.

Total 182,734 198 a Dependent Variable: Tongapluc b Predictors: (Constant), ECO, SO, AD, DEV

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả nhận được từ bảng ANOVA tại bảng 4.5, cho thấy trị thống kê F là 43,051 với giá trị Sig rất nhỏ (= 0,000 < 0,05) Như vậy, có thể kết luận rằng mô hình hồi qui bội thỏa mãn các điều kiện đánh giá và kiểm định độ phù hợp mô hình.

Bảng 4.15: Bảng hệ số hồi quy Coefficients a

(Nguồn: Theo kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát)

Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF cho thấy, hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến trong mô hình bằng 1 (nhỏ hơn 2), chứng tỏ các biến độc lập không tương quan với nhau nên không có hiện tượng đa cộng tuyến (VIF

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w