1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo Âu Đến sinh viên

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu đến sinh viên
Tác giả Lê Vũ Diệu An
Người hướng dẫn Ths Trịnh Khánh Vân
Trường học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhập môn năng lực thông tin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 810,32 KB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu (6)
    • 2.1. Mục đích nghiên cứu (6)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (6)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 3.2. Khách thể nghiên cứu (7)
    • 3.3. Phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (7)
  • 5. Tổng quan tài liệu (7)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu khoa học (8)
    • 6.1. Phương pháp thu thập thông tin (8)
    • 6.2. Phương pháp xử lý thông tin (12)
  • CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG (12)
    • 1. Khái niệm (12)
      • 1.1. Khái niệm stress (12)
      • 1.2. Khái niệm trầm cảm (13)
      • 1.3. Khái niệm lo âu (14)
      • 1.4. Khái niệm sinh viên (14)
    • 2. Thực trạng chịu đựng stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập của sinh viên (15)
    • 1. Gánh nặng kinh tế (17)
    • 2. Bạn bè đồng trang lứa (19)
    • 3. Kì vọng từ xã hội và gia đình (20)
    • 4. Môi trường học tập (22)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP (25)
  • KẾT LUẬN: ........................................................................................................................... 28 (28)

Nội dung

Bài nghiên cứu khoa họcvới đề tài ‘Những yếu tố gây rastress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập đối với sinh viên K59 ngành Quản trịkhách sạn - Trường Đại học Thương Mại” nhằm giúp

Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tìm hiểu và phân tích cụ thể những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập đối với sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại, nhằm giúp các sinh viên nhận thức và hiểu rõ được các nguyên nhân gây ra áp lực, trở ngại trong quá trình học tập của mình Từ đó đưa ra các kiến nghị hỗ trợ sinh viên nâng cao chất lượng học tập của họ cũng như sức khoẻ tinh thần, đề xuất các giải pháp giúp sinh viên học cách giải quyết vấn đề và đối phó với áp lực,căng thẳng trong học tập, tạo ra một môi trường học tập và lối sống tích cực hơn.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các kết quả, xu hướng nghiên cứu của một số tài liệu nghiên cứu khoa học trước đó liên quan đến đề tài.

- Trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài.

- Mô tả thực trạng chịu đựng stress, trầm cảm, lo âu của sinh viên sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại trong quá trình học.

- Nghiên cứu những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu của sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại (yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan) trong quá trình học tập bậc đại học và những nguyên nhân nhân dẫn đến chúng.

- Đưa ra các hệ quả tiêu cực của việc áp lực học tập, giúp các sinh viên nhận thức được mức độ, ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng đến chất lượng học tập của mình Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi giúp người trẻ ứng phó và giảm căng thẳng để học tập có hiệu quả.

3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu

- Sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại.

Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại học Thương Mại.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 02/04/2024 đến ngày

Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chịu đựng stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập của sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học của sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại và những ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến sinh viên?

- Cần có những giải pháp nào để giúp người trẻ giảm áp lực, gánh nặng và đối mặt với chúng trong quá trình học tập?

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp thu thập thông tin

6.1.1 Bảng câu hỏi khảo sát (questionnaire) - dữ liệu sơ cấp:

- Khái quát: Bảng câu hỏi khảo sát là công cụ phù hợp nhất để thu thập số liệu trong lĩnh vực xã hội Trước khi đặt vấn đề biên soạn bộ câu hỏi, cần tìm hiểu bộ câu hỏi chuẩn được biên soạn phù hợp với đề tài để đạt được mục đích khảo sát tối ưu nhất.

- Đối tượng khảo sát: Sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại.

- Để xác định thực trạng xoay quanh những yếu tố chủ quan và khách quan liên quan đến những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu trong học tập đối vớisinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng hỏi.

- Bảng hỏi được tạo trên Google form và được gửi qua bản mềm online tới sinh viên.

Dạng câu hỏi Câu hỏi lựa chọn phương án (Có/Không)

1 Bạn có thường xuyên chịu đựng căng thẳng, áp lực, lo âu trong quá trình học tập không? X

2 Theo bạn, chi phí học tập ngành Quản trị khách sạn tại trường Đại học Thương mại có vượt quá khả năng thu nhập của bạn/gia đình không?

3 Theo bạn, yếu tố kinh tế có phải là một yếu tố gây ra stress, áp lực, trầm cảm đối với bạn trong quá trình học? X

4 Bạn có thường xuyên chịu cảm giác áp lực đồng trang lứa không? X

5 Theo bạn, sự kì vọng của gia đình và xã hội có phải là một trong những nguyên nhân gây ra stress, trầm cảm và lo âu trong quá trình học tập không?

6 Bạn có cảm thấy hoà nhập, thích nghi được với môi trường của trường Đại học Thương

7 Bạn có nhận ra những dấu hiệu áp lực, trầm cảm, lo âu ở bạn bè xung quanh trong quá trình học tập không?

8 Theo bạn thì yếu tố năng lực cá nhân hay các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều hơn trong việc gây ra các áp lực, căng thẳng, lo âu trong quá trình học?

9 Bạn thường làm gì để đối phó với áp lực, lo âu, trầm cảm? X

Bảng 1: Bảng câu hỏi dùng cho khảo sát

- Kết quả xử lí dữ liệu:

Hình 1: Kết quả của bảng hỏi

Phân tích dữ liệu:Từ bảng thống kê trên, ta thấy được các vấn đề về tâm lí xảy ra khá phổ biến và đáng báo động giữa các sinh viên với 73,8% số sinh viên được khảo sát thường xuyên chịu đựng căng thẳng, lo âu, áp lực trong quá trình học tập Đa số sinh viên cho rằng các yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu do các yếu tố ngoại cảnh tác động (87%) vào như: yếu tố kinh tế, sự kì vọng từ gia đình và xã hội, môi trường học tập và bạn bè đồng trang lứa hơn là yếu tố đến từ cá nhân sinh viên (13%) Tuy thực trạng này xảy ra ở một tần suất thường xuyên nhưng khá ít sinh viên có thể phát hiện được các triệu chứng của chúng ở những người xung quanh, và theo khảo sát, chỉ có 25% sinh viên chia sẻ với gia đình, bạn bè về các vấn đề của mình để giảm căng thẳng và đối phó với trầm cảm, căng thẳng, lo âu Đây là một tình trạng đáng buồn và vô cùng nguy hiểm khi các triệu chứng, căn bệnh tâm lí đã và đang xuất hiện phổ biến ở các sinh viên nhưng họ dường như khó có thể chia sẻ với người thân và ngay cả những người xung quanh cũng khó có thể phát hiện ra Theo số liệu thống kê, phần đông sinh viên sẽ giải tỏa, đối phó với các căng thẳng, lo âu bằng việc đi ngủ (32%), tham gia các hoạt động giải trí như đi chơi, đi xem phim (35%) Mặc dù chỉ chiếm một phần thiểu số trong bảng nhưng có 8% sinh viên sử dụng biện pháp khác để giảm stress là sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần Cân nhắc đến thực trạng thường xuyên chịu đựng áp lực của sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Thương Mại thì giải pháp này trở nên khá nguy hiểm và mang lại nhiều nguy cơ, hậu quả rủi ro trong tương lai, khi mà sinh viên phụ thuộc, lạm dụng đến các loại thuốc này mà không có sự tư vấn từ bác sĩ, về lâu sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến cả sức khỏe tâm thần và thể chất của sinh viên.

6.1.2 Tham khảo tài liệu - dữ liệu thứ cấp:

- Khái quát: Sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn sâu hơn về vấn đề nghiên cứu Từ đó đánh giá ưu - nhược điểm của tài liệu và tìm ra hướng đi mới cũng như hạn chế sai lầm trong nghiên cứu còn tồn tại ở những tài liệu đã tham khảo (Lưu ý: Tài liệu chỉ mang tính tham khảo, bổ trợ, tuyệt đối không sao chép, nếu có trích dẫn ghi nguồn đầy đủ)

- Để xác định mức độ, tần suất chịu đựng căng thẳng cũng như những yếu tố ảnh hưởng gây ra áp lực, trầm cảm, lo âu trong học tập của sinh viên một cách chính xác và xác thực nhất, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu.

6.1.3 Phương pháp phỏng vấn sâu:

- Khái niệm: Là phương pháp thu thập thông tin xã hội thông qua cuộc đối thoại xoay quanh một chủ đề cụ thể, giữa người nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

- Nguyên nhân lựa chọn phương pháp để sử dụng trong đề tài:

+ Thu thập thông tin trực tiếp mang lại dữ liệu hữu ích và tránh được các sai số trung gian.

+ Người nghiên cứu có thể tiến hành thăm dò trực tiếp đối tượng để xác minh thông tin khi cảm thấy nghi ngờ về độ tin cậy.

+ Thu thập thông tin đa chiều.

Phương pháp xử lý thông tin

- Khái niệm: Kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa các nhân tố nhất định bằng việc dựa vào việc phân tích các con số thống kê cụ thể.

- Nguyên nhân lựa chọn phương pháp để sử dụng trong đề tài:

+ Nhấn mạnh vào khảo sát hiện trạng.

+ Tập trung vào cơ sở lập luận, nguyên nhân của các sự việc.

+ Cách nhìn khách quan của một bộ phận.

+ Kiểm tra tính khả quan của đề tài.

+ Kết quả được định hướng.

- Cách chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên tập hợp con (Cluster sampling): Tập hợp con được chọn để làm đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập hợp sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại.

KHÁI NIỆM VÀ THỰC TRẠNG

Khái niệm

Stress là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Latinh là “strictia” với từ gốc là “stringere" mang nghĩa kéo căng Trong tiếng Anh, “stress” mang nghĩa “căng thẳng” hoặc “nhấn mạnh”.

Trong năm 1936, tác giả H Selye lần đầu tiên đề xuất khái niệm "Stress" để mô tả trạng thái căng thẳng tâm lý phát sinh khi thực hiện các hoạt động trong điều kiện phức tạp và xuất hiện như một phản ứng đối với các kích thích vượt quá giới hạn (các yếu tố gây ra stress.) Trong nghiên cứu của mình vào năm 1966, R.S Lazarus định nghĩa stress là một trạng thái cảm xúc tiêu cực xuất hiện để phản ứng lại các sự kiện được coi là đòi hỏi nỗ lực hoặc vượt quá khả năng ứng phó của một cá nhân [2] Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, “stress” có thể được mô tả là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần phát sinh từ một tình huống khó khăn Đây là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta đối mặt và giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống Mỗi người đều trải qua cảm giác căng thẳng ở mức độ nào đó Tuy nhiên, cách chúng ta ứng phó với căng thẳng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể của chúng ta [19]

Stress là một trạng thái tâm lý và sinh lý phản ứng với áp lực hoặc căng thẳng từ môi trường xung quanh, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như công việc, học tập, mối quan hệ xã hội, tài chính, hoặc các yếu tố sức khỏe Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nếu không được xử lí kịp thời, gây ra các vấn đề như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, và nguy cơ mắc các bệnh lý về tâm thần và cơ thể. 1.2 Khái niệm trầm cảm:

Tổ chức Y tế Thế Giới WHO định nghĩa “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung” [10] Theo DSM-5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần, xuất bản lần thứ 5), để được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, người đó phải có tối thiểu nhất 5 trong số 9 triệu chứng và chúng phải xuất hiện đồng thời trong thời gian tối thiểu 2 tuần. Những triệu chứng được đề cập bao gồm: Thần sắc kém, hầu như mỗi ngày; Giảm các sự thích thú, mối quan tâm và niềm vui; Rối loạn về chế độ ăn uống và cân nặng; Rối loạn về giấc ngủ; Bị lo lắng, kích động hoặc trì trệ; Thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng; Cảm giác tội lỗi và vô giá trị quá mức; Khả năng tập trung, ra quyết định và giải quyết vấn đề suy kém; Có suy nghĩ về tự tử [10]

Một số thang đo được các nhà nghiên cứu sử dụng để xác định các triệu chứng trầm cảm trong cộng đồng: Thang tự đánh giá trầm cảm DRRS (Birleson, 1981); Thang đánh giá trầm cảm của Trung tâm nghiên cứu dịch tễ CES - DC (Faulstich và cộng sự, 1986); Bảng hỏi tâm trạng và cảm xúc MFQ (Angold và cộng sự, 1995); Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên của Kutcher KADS (Brooks và cộng sự,

Tóm lại, trầm cảm là một rối loạn tâm lí phổ biến trong lĩnh vực tâm thần học, được đặc trưng biểu hiện bởi một trạng thái cảm xúc tiêu cực và kéo dài, thường đi kèm với sự mất hứng thú, quan tâm, yêu thích đối với các hoạt động hàng ngày Các triệu chứng thường bao gồm cảm giác trống rỗng, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, mất tự tin, suy nghĩ tiêu cực hoặc tự tử, và giảm năng lượng hoạt động Trầm cảm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, các mối quan hệ xã hội và sức khỏe toàn diện của người bệnh Các nguyên nhân của trầm cảm có thể bao gồm yếu tố di truyền, sự khủng hoảng tâm lý, sự mất cân bằng hóa học trong não, và các yếu tố môi trường Việc điều trị thường bao gồm sự kết hợp giữa các liệu pháp tâm lý và thuốc trị liệu,cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi các chuyên gia y tế tâm thần.

Lương Hữu Thông cho rằng: “Lo âu là hiện tượng phản ứng tự nhiên của con người trước những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con người phải tìm cách vượt qua, tồn tại, vươn tới Lo âu là một tín hiệu báo động, báo trước một nguy hiểm sắp xảy đến, cho phép con người sử dụng mọi biện pháp để đương đầu với sự đe dọa” [13, tr.177] Lo âu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng, hành vi và sức khỏe của một người Nó là một trạng thái tinh thần phổ biến mà hầu hết mọi người đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời, tuy nhiên, khi lo âu trở nên quá mức và kéo dài, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng và hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe tinh thần và vật lí của một cá nhân Triệu chứng của lo âu thường bao gồm sự lo lắng, căng thẳng không lý do và kéo dài không thể nghỉ ngơi, kể cả trong giấc ngủ Những người mắc lo âu có thể trải qua các triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau cơ, khó ngủ, mệt mỏi, và cảm giác run rẩy Ngoài ra, lo âu quá mức và không được giải quyết kịp thời cũng có thể dẫn đến các căn bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu khiến họ giảm tự tin và gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác xã hội Nếu không được kiểm soát, lo âu có thể gây cản trở khả năng hoạt động hàng ngày và chất lượng cuộc sống của một cá nhân.

Từ điển Hán - Việt: “Sinh viên là người học ở bậc đại học, bao gồm hệ cao đẳng và hệ đại học”.[12, tr 268] Theo Từ điển Giáo dục học: “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học”.[1, tr.71] Khái niệm sinh viên được sử dụng khá thống nhất về mặt nội dung, đều để chỉ các cá nhân đang theo học tại các cơ sở giáo dục cao đẳng hoặc đại học Sinh viên thường là những người ở độ tuổi trưởng thành,thường từ 18 đến 30 tuổi (có trường hợp lớn hơn), nhưng cũng có thể bao gồm những người tham gia các khóa học sau đại học hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu.Sinh viên thường tập trung vào việc học và phát triển kỹ năng trong lĩnh vực họ đã chọn.

Thực trạng chịu đựng stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập của sinh viên

Sự phát triển và ngày càng ưu việt của xã hội loài người đã mang lại rất nhiều lợi ích và mở ra hàng loạt cơ hội cho nhân loại, song đồng thời cũng đặt ra rất nhiều thách thức và áp lực cho con người, xã hội càng hiện đại, số người mắc phải các vấn đề về tâm lí ngày càng gia tăng Đây không chỉ là một vấn đề cá nhân mà còn là một vấn đề xã hội không của riêng thế hệ nào, tuy nhiên, các căn bệnh về tâm thần đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc phải, đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên, họ là thế hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng, phát triển đất nước và là tương lai của một quốc gia; sự năng động, sáng tạo và sức trẻ của họ đã và đang đóng góp vào sự tiến bộ và thịnh vượng của xã hội Vì vậy, những áp lực, kì vọng đè nặng lên họ ngày một lớn và sức khỏe tinh thần của thế hệ này đang rở nên báo động hơn bao giờ hết.

Các sinh viên ngày nay thường phải đối mặt với những áp lực khốc liệt, đặc biệt trong một môi trường học tập cạnh tranh và đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn đầu ra và hiệu suất học tập như trường Đại học Thương Mại Nhiều sinh viên thừa nhận mình không thể hòa nhập và thích nghi, bắt kịp với môi trường học tập trên đại học và thường xuyên chịu đựng cảm giác căng thẳng, lo âu thường xuyên Lâu dần, những cảm xúc tiêu cực đó tích tụ dần mà không có giải pháp và không thể kiểm soát khiến sinh viên trầm cảm, ảnh hưởng tiêu cực đến lượng học tập của cá nhân Đa số, sinh viên K59 Quản trị khách sạn, trường Đại học Thương Mại thường xuyên có cảm giác áp lực, lo lắng về tương lai và các vấn đề liên quan đến học tập trong quá trình học.Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có thể làm chủ những cảm xúc, tâm trạng tiêu cực đó và kiểm soát chúng trong một giới hạn vừa phải Điều đó khiến họ thường xuyên có những hành vi tiêu cực gây ảnh hưởng đến bản thân như sử dụng thuốc ngủ, hình thành thói quen trì hoãn để trốn tránh áp lực, sợ hãi, lo âu liên tục Thậm chí về sau, chúng sẽ dẫn đến những căn bệnh sức khỏe kéo dài và nghiêm trọng như rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống

Một số sinh viên vì không chịu nổi áp lực, căng thẳng mà tỏ ra thờ ơ, chán chường, kiệt sức và không có động lực học tập Nó không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe mà còn có ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ xã hội, các lĩnh vực khác trong đời sống và cuộc sống cá nhân của sinh viên Vấn đề về tâm lý xuất hiện phổ biến và đáng lo ngại giữa sinh viên, với 73,8% trong số họ thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, lo lắng và áp lực trong quá trình học tập Đa số sinh viên cho rằng nguyên nhân của stress, trầm cảm và lo âu chủ yếu đến từ các yếu tố bên ngoài (87%), như tình hình kinh tế, áp lực từ gia đình và xã hội, cũng như môi trường học tập và bạn bè. Chỉ có một số ít (13%) tin rằng nguyên nhân nằm ở bên trong cá nhân mình Mặc dù tình trạng này diễn ra thường xuyên, nhưng ít sinh viên nhận ra các triệu chứng này ở bản thân hoặc trong nhóm bạn của mình Theo khảo sát, chỉ có 25% sinh viên chia sẻ với gia đình và bạn bè về vấn đề của họ để giảm bớt căng thẳng và đối phó với trầm cảm, căng thẳng và lo âu Điều này đáng buồn và nguy hiểm khi triệu chứng và tình trạng tâm lý phổ biến nhưng sinh viên khó mở lòng với người thân và thậm chí là bạn bè Số liệu thống kê cho thấy, mặc dù phần lớn sinh viên giải tỏa stress bằng cách đi ngủ (32%) hoặc tham gia các hoạt động giải trí như đi chơi, xem phim (35%), nhưng có 8% sinh viên sử dụng thuốc ngủ và thuốc an thần để giảm stress Đối với sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Thương Mại, việc này trở nên nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều hậu quả rủi ro trong tương lai, do sự phụ thuộc và lạm dụng thuốc có thể gây tác hại nghiêm trọng cho cả sức khỏe tinh thần và thể chất mà không có sự tư vấn chính xác từ bác sĩ. Điều đó cho ta nhận ra thực trạng đáng báo động và những ảnh hưởng nghiêm trọng của stress, lo âu và trầm cảm đến sinh viên Từ những đánh giá và phân tích,quan sát trên, tôi nhận thấy việc tìm hiểu các yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo âu trong quá trình học tập của sinh viên là điều cần thiết, đặc biệt là đối với sinh viên K59 Quản trị khách sạn, trường Đại học Thương Mại, để từ đó tôi có thể đề xuất một số giải pháp,kiến nghị khả thi đến bản thân sinh viên và các bên liên quan, giúp sinh viên đối phó, giảm áp lực, căng thẳng trong học tập và hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng học tập của các sinh viên hiện nay.

CHƯƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ GÂY RA ÁP LỰC, TRẦM CẢM, LO ÂU ĐỐI VỚI SINHVIÊN K59 NGÀNH QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI:

Gánh nặng kinh tế

Vấn đề tài chính, chi tiêu… luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với tất cả mọi người, không ngoại trừ cả sinh viên và đang trở thành một thách thức lớn đối với những người trẻ Với chi phí đào tạo có xu hướng ngày càng tăng khi các trường đại học đang dần tự chủ tài chính, cùng với áp lực từ việc trang trải cuộc sống hàng ngày, cân bằng thời gian giữa việc học và việc đi làm thêm, nhiều sinh viên đang phải đối mặt với những khó khăn mà họ chưa từng trải qua trước đây Trong tổng doanh thu của các trường đại học công lập, phần ngân sách nhà nước cấp phát chỉ chiếm 24% vào năm 2017, trong khi học phí từ các hộ gia đình đóng góp tới 57%, và 19% còn lại đến từ các nguồn khác Tuy nhiên, sau bốn năm, vào năm 2021, học phí từ các sinh viên đã tăng mạnh lên đến 77% trong tổng doanh thu, so với con số 55% của năm 2017 Trái lại, phần nguồn ngân sách nhà nước đã giảm xuống dưới một nửa, chỉ còn tương đương 9% [6]

Một trong những gánh nặng kinh tế lớn nhất mà sinh viên phải đối diện chính là việc chi trả học phí Việc trả học phí không chỉ là một gánh nặng ngay tại thời điểm hiện tại mà còn là một gánh nặng lớn về tài chính trong tương lai, khiến nhiều sinh viên phải vay mượn tiền để trang trải chi phí học tập Theo khảo sát, có tới 55,5% sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học Thương Mại cho rằng học phí của họ quá cao Trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2022, trường Đại họcThương mại chỉ tăng hơn 10% học phí cho hệ đào tạo chính quy Tuy nhiên, vào năm học 2022-2023, nhà trường đã điều chỉnh học phí cho hệ đào tạo này từ mức 17 triệu đồng/năm học lên 25 triệu đồng/năm học, tăng tối đa 47% so với năm học trước Đối với hệ đào tạo vừa học vừa làm, học phí cũng được điều chỉnh từ mức 15,645 triệu đồng/năm học lên 17,209 triệu đồng/năm học [4] Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mức học phí này được đánh giá là “cao ngất ngưởng”, đặc biệt là đối với các sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn, phải rời xa gia đình để lên thành phố học Ngoài việc chi trả học phí còn có các chi phí sinh hoạt hàng ngày khác như chi phí ăn uống, thuê nhà, sách vở, đi lại và các hoạt động giải trí… Việc trả học phí hàng năm đôi khi có thể chiếm một phần lớn thu nhập của sinh viên và gia đình họ, đặc biệt là khi họ không có nguồn thu nhập ổn định.

Ngoài tiền học phí ra thì các chi phí sinh hoạt và phát sinh khác cũng có xu hướng tăng, đặc biệt là khi sinh sống tại một thành phố đắt đỏ như thủ đô Hà Nội, bên cạnh đó còn có chi phí đi thực tập đối với ngành Quản trị khách sạn, dù được nhà trường hỗ trợ giảm học phí một phần đối với những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt hay có công với đất nước theo nghị định 68 của Chính phủ, nhưng số tiền còn lại phải đóng vẫn vô cùng cao, khiến nhiều sinh viên buộc phải đi làm thêm ngay từ năm nhất để hỗ trợ cha mẹ về mặt tài chính Theo nghiên cứu mới nhất của Tập đoàn HSBC “Giá trị của Giáo dục – Cái giá của thành công” thực hiện với sự tham gia của hơn 10.000 phụ huynh và 1.500 sinh viên ở 15 quốc gia/lãnh thổ, có 83% sinh viên đang kết hợp giữa việc học và việc làm, tức cứ 5 sinh viên thì có hơn 4 người, nguyên nhân chủ yếu do họ cần tăng thu nhập (53%) Ngoài ra, sinh viên cũng dành phần lớn thời gian để đi làm thêm kiếm thêm thu nhập (trung bình 3,4 giờ/ ngày), nhiều hơn thời gian họ lên trường và tham gia học nhóm (2,7 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc sử dụng thư viện (1,6 giờ).[5] Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên, tạo ra một vòng lặp căng thẳng giữa việc kiếm tiền và việc học tập, gây ra căng thẳng, lo lắng, lo sợ về tương lai và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Nhiều sinh viên cảm thấy bất lực khi không thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bản thân do tài chính hạn hẹp, điều này dẫn đến tình trạng trầm cảm và mất tự tin, khiến họ phải đảm đương hai công việc cùng một lúc, mất cân bằng trong việc quản lí thời gian giữa đi làm thêm kiếm tiền và việc học tập Nhiều sinh viên bị buộc thôi học vì nợ học phí hay có kết quả học tập kém cũng một phần do gánh nặng tài chính này.

Sinh viên dành phần lớn thời gian đi làm thêm kiếm tiền, không có thời gian học tập và ôn thi gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu suất học tập, thậm chí khiến họ bị trượt môn và thi lại, khiến sinh viên càng phải căng thẳng gồng gánh thêm nhiều chi phí khác để được học lại học phần đó Trong một vài trường hợp, sinh viên phải tạm dừng quá trình học tập hay từ bỏ cơ hội học tậpvà phát triển bản thân do không đủ khả năng tài chính, nhiều sinh viên phải phụ thuộc vào các khoản vay để trang trải chi phí sinh hoạt và học tập, dẫn đến việc tích lũy nợ và áp lực tài chính ngày càng tăng, cộng thêm thời gian đi làm chiếm phần lớn thời gian đi học, khiến nhiều sinh viên bị suy nhược về cả sức khỏe tâm thần và thể chất.

Bạn bè đồng trang lứa

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, văn hóa cạnh tranh gay gắt, các tiêu chuẩn thành công ngày càng cao, yếu tố phổ biến thứ hai gây áp lực, trầm cảm, lo âu trong học tập đối vớisinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn - Trường Đại học

Thương Mạiđến từ bạn bè đồng trang lứa Là một trong những trường đại học nổi tiếng, danh giá với điểm đầu vào cao, không dưới 24,5 điểm chuẩn ngành thấp nhất (trung bình gần 8,2 điểm/môn trong tổ hợp thi THPT Quốc gia) và cao nhất lên đến 27 điểm (trung bình 9 điểm/môn trong tổ hợp thi THPT Quốc gia), trường Đại học

Thương Mại được đánh giá là một trong những ngôi trường có môi trường và chất lượng đào tạo hàng đầu tại miền Bắc Mới đây, theo một bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu về chất lượng sinh viên năm 2024 của VNUR - Vietnam’s University Rankings, trường Đại học Thương Mại đã được vinh danh ở vị trí thứ 5 trong danh sách, chứng minh được chất lượng ưu tú của người theo học trong trường [9]. Được học tập trong một môi trường toàn diện từ chất lượng đào tạo đến cơ sở vật chất cùng một tập thể toàn những người giỏi, nó không chỉ là một yếu tố thúc đẩy sinh viên phấn đấu và nỗ lực rèn luyện bản thân, mà còn là một con dao hai lưỡi có thể dẫn đến stress và áp lực đồng trang lứa, mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của một cá nhân cũng như khả năng học tập và các phương diện khác trong cuộc sống hàng ngày của họ Đặc biệt là trong một môi trường ngày càng cạnh tranh và yêu cầu cao về hiệu suất cũng như chất lượng học tập như trường Đại học Thương Mại, áp lực từ bạn bè trở thành một điều không thể tránh khỏi.

Một trong những ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất của áp lực đồng trang lứa là tình trạng căng thẳng và lo lắng liên tục Sinh viên thường cảm thấy áp lực khi nhìn thấy những người đồng niên đạt được những thành công vượt trội mà họ chưa đạt được, dẫn đến căng thẳng, lo lắng mất ngủ và thậm chí là trầm cảm nếu không được xử lý kịp thời Ngoài ra, áp lực đồng trang lứa cũng có thể gây ra cảm giác cô đơn và cô lập khi sinh viên cảm thấy họ không thể đạt được những thành công mà bạn bè đang đạt được,dẫn đến tình trạng cảm thấy bị bỏ lại và không được chấp nhận trong nhóm, khiến nhiều sinh viên cảm thấy tự ti và cô đơn Nhiều sinh viên thường so sánh bản thân với những người xung quanh, đặc biệt là những người trong cùng độ tuổi và cùng hoàn cảnh khiến họ cảm thấy bất an, hoài nghi khi không đạt được những tiêu chuẩn và thành công như bạn bè. Điều này có thể làm giảm sự tự tin và lòng kiên nhẫn của họ, và khiến họ cảm thấy mình không đủ tự tin để đối mặt với những thử thách, nghi ngờ chính năng lực của bản thân và cho rằng mình kém cỏi, bất bình thường Họ có xu hướng tự hạ thấp giá trị của bản thân bằng cách thực hiện những hành vi độc hại, hành hạ bản thân như nhịn ăn không khoa học, hoặc duy trì thói quen trì hoãn để trốn tránh áp lực Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của họ mà còn đặt họ vào nguy cơ lớn về sức khỏe vật lý Theo Cherniss (2011), áplực từ bạn bè có thể gây ra trầm cảm và sử dụng ma túy, lạm dụng rượu và hút thuốc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe kéo dài suốt đời Học sinh có điều kiện thể chất và sức khỏe suy giảm có thể bắt đầu cảm thấy cô đơn, bất lực và thậm chí còn tuyệt vọng hơn vì họ nhận ra rằng những nỗ lực của họ để đạt được sự chấp nhận không có hiệu quả Những học sinh có cảm giác bị từ chối sẽ cảm thấy bất lực và không cảm thấy quan trọng Những cảm giác này có thể gây ra trầm cảm, biểu hiện bằng sự tức giận, kích động và đôi khi là tự sát [17].

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của sinh viên, áp lực đồng trang lứa cũng có thể gây ra những vấn đề về quan hệ xã hội và sự hòa nhập Sinh viên có thể cảm thấy áp lực phải đạt được một thành tựu nào đó, họ cảm thấy tự ti và không dám thể hiện bản thân, không có thời gian cho việc xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội Điều này có thể làm suy yếu mối quan hệ và gây ra sự cô lập trong cộng đồng sinh viên Thậm chí, trong một số trường hợp, áp lực này có thể tạo ra cảm xúc ghen tị, sự ganh đua không lành mạnh giữa các sinh viên, làm suy yếu mối quan hệ và tạo ra một môi trường học tập không lành mạnh, căng thẳng và áp lực, khiến họ không còn cảm giác hứng thú trong học tập.

Kì vọng từ xã hội và gia đình

Sinh viên trường Đại học Thương Mại thường xuyên phải đối mặt với nhiều kì vọng từ gia đình và xã hội, từ việc đạt được thành tích xuất sắc trong học tập đến việc có được sự thành công trong sự nghiệp sau này Khi mà áp lực từ gia đình và xã hội trở nên quá nặng nề đối với sinh viên, nó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực không chỉ về mặt tâm lý mà còn về sức khỏe nói chung Sự áp đặt này có thể khiến họ cảm thấy bị kẹt cứng trong mộtápchuỗi không ngừng của áp lực và kì vọng, dần dần dấy lên cảm giác trầm cảm và căng thẳng không kiểm soát được Gia đình thường là nguồn gốc của sự kì vọng đầu tiên và cũng là nguồn áp lực lớn nhất đối với sinh viên Đối với nhiều sinh viên, việc đạt được thành công trong học tập không chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà còn là một trách nhiệm đối với gia đình Bố mẹ thường mong muốn con cái của mình có thể theo đuổi sự nghiệp mà họ không thể đạt được, có địa vị xã hội, thu nhập cao và điều này đặt ra một áp lực không nhỏ lên vai các sinh viên Họ cảm thấy áp lực thôi thúc phải đạt được điểm số cao, tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi và xây dựng một tương lai thành công để không làm thất vọng gia đình, khiến cho họ tự hào.

Ngoài ra, xã hội cũng đóng góp một phần lớn trong việc đặt ra những tiêu chuẩn và kì vọng đối với sinh viên Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, sinh viên thường xuyên được tiếp xúc với các hình mẫu thành công và hoàn hảo, các hình mẫu

“con nhà người ta” tạo ra áp lực cực kỳ lớn Hậu quả của sự kì vọng quá mức từ gia đình và xã hội có thể rất đáng lo ngại, khiến sinh viên có thể trải qua cảm giác bất an, lo lắng và cảm thấy không tự tin về bản thân khi họ không thể đạt được những gì như người khác mong đợi từ họ.

Cảm giác thất bại cũng có thể khiến sinh viên rơi vào trạng thái trầm cảm, sự căng thẳng từ những kì vọng áp đặt lên họ có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đối với sinh viên, dẫn đến stress, mất ngủ, và thậm chí là rối loạn ăn uống và một số căn bệnh nghiêm trọng khác Sinh viên có thể tự áp đặt áp lực lớn lên bản thân mình, không cho phép bản thân thư giãn hoặc tận hưởng cuộc sống ngoài việc cố gắng đạt được những mục tiêu vượt quá khả năng cho phép của mình Bạn Đỗ Ngọc Anh - sinh viên K59 ngành Quản trị khách sạn, trường Đại học Thương Mại cho biết rằng:

“Trong các bữa ăn gia đình, khi thời sự đưa tin về các tấm gương nghèo vượt khó đạt được kết quả học tập cao, phụ huynh của mình thường hay so sánh mình với họ, cho rằng mình có hoàn cảnh và điều kiện sống tốt hơn mà không đạt được những thành tựu như vậy, khiến mình cảm thấy xấu hổ và áp lực Hơn nữa, điểm trung bình kì một năm nhất của mình lại khá khiêm tốn so với mặt bằng chung, mọi người thường kì vọng rằng là một sinh viên trường Đại học Thương mại thì mình sẽ có bảng điểm đáng ngưỡng mộ, điều đó khiến mình cảm thấy tự ti vì không thể theo kịp những tiêu chuẩn đó Đôi khi mình phải sử dụng thuốc an thần và thuốc ngủ mới có thể bình tĩnh.” Hậu quả của cảm giác thiếu tự tin và áp lực có thể cản trở khả năng học tập và hiệu suất của sinh viên trong trường học Thậm chí khiến sinh viên trở nên cô đơn và cảm thấy không có ai để chia sẻ những cảm xúc của mình, dẫn đến việc suy nghĩ đến tự tử khi áp lực trở nên quá nặng nề và họ không thể tìm được cách để thoát khỏi nó Sinh viên thường cảm thấy áp lực khi phải đạt được những kết quả cao nhất trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống cá nhân, họ lo lắng về khả năng thất bại và sự không chắc chắn về tương lai, cảm giác bị giới hạn bởi những tiêu chuẩn và mong đợi mà bạn bè, gia đình, xã hội đặt ra, và do đó họ không dám mơ mộng và thu mình lại khỏi những áp lực từ gia đình và xã hội.

Môi trường học tập

Khi sinh viên chuyển từ môi trường học tập ở bậc trung học lên đại học, họ thường sẽ phải đối mặt với một loạt các thay đổi lớn lạ lẫm, đột ngột và điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý của họ, đặc biệt là đối với các sinh viên năm nhất Theo Crede và Niehorster (2012), một trong những yếu tố quan trọng quyết định về thành tích học tập và sự quyết tâm trong việc theo đuổi chương trình học của sinh viên là mức độ phù hợp với môi trường học [16], vì vậy môi trường học có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sinh viên Khi còn là học sinh trung học phổ thông, học sinh chỉ phải học những môn học cơ bản như Toán, Ngữ văn, Tiếng anh Tuy nhiên, khi lên môi trường đại học, các kiến thức sẽ mang nặng tính học thuật, nghiên cứu hơn và có sự xuất hiện của các môn học đại cương như Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Pháp luật đại cương Những môn học này thường được sinh viên đánh giá là khô khan, khó hiểu và phức tạp, khiến họ không có hứng thú học, đặc biệt khi phải học cùng một lúc nhiều những môn học đại cương khiến sinh viên cảm thấy chán nản và bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức vĩ mô và khổng lồ mà họ chưa từng được tiếp cận trước đây.

Hơn nữa, trong các trường trung học cấp 2, cấp 3, sinh viên có cơ hội được gặp gỡ bạn bè mỗi ngày và mỗi lớp học chỉ chứa lượng nhỏ học sinh khoảng 30-50 học sinh/lớp Tuy nhiên, khi đi lên đại học, môi trường học tập trở nên phức tạp hơn và không đồng nhất, sinh viên thường phải tự tìm kiếm bạn bè mới và xây dựng lại mạng lưới quan hệ của mình, và việc cho phép sinh viên tự đăng kí tín chỉ linh hoạt theo thời gian biểu cá nhân khiến sinh viên gặp khó khăn hơn trong việc kết bạn bởi số lượng sinh viên sẽ thay đổi qua mỗi môn học, thậm chí có lớp có đến 100 sinh viên học cùng một lúc Việc không được gặp gỡ bạn bè thường xuyên sẽ tạo ra cảm giác cô đơn và cô lập, đặc biệt đối với những sinh viên mới tốt nghiệp trung học và không có nhiều mối quan hệ Khi học trung học, đa số học sinh cùng một trường sẽ cùng sinh sống và lớn lên tại một thành phố, tuy nhiên tại môi trường đại học, những người xung quanh sinh viên có thể là những người đến từ tỉnh, thành phố khác, thậm chí là người nước ngoài và mang những nét tính cách, đặc trưng văn hóa vùng miền khác biệt khiến sinh viên gặp phải một vài khó khăn, bất đồng văn hóa và thậm chí là sự phân biệt vùng miền. Một nghiên cứu của Đại học Chicago, Spady (1970) trên 683 sinh viên năm nhất đã cho kết quả rằng những người không hòa nhập dược với môi trường đại học và không có sự tương tác với các sinh viên khác có khả năng bỏ học [16] Áp lực từ các bài kiểm tra, báo cáo và tiểu luận cũng làm tăng căng thẳng và lo âu cho sinh viên, những sự thay đổi trên về môi trường học tập từ trung học lên đại học sẽ gây ra tình trạng mất tự tin và không chắc chắn cho sinh viên Việc hòa nhập vào một môi trường mới là không hề dễ dàng với đa số sinh viên, nhiều sinh viên được phỏng vấn cho rằng họ không muốn đi học và cảm thấy lo lắng, buồn bã vì mãi vẫn không thể kết bạn trên đại học Môi trường học cạnh tranh như trường Đại học Thương Mại khiến nhiều sinh viên chịu nhiều áp lực hơn nữa khi phải thường xuyên thức khuya để hoàn thành bài tập đúng hạn và tần suất bài tập, thi cử dày đặc khiến họ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và thường xuyên lo lắng đến kết quả học tập Theo một nghiên cứu kéo dài 2 năm về thói quen ngủ của hơn 600 sinh viên năm nhất đại học thuộc Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia: trung bình hàng đêm, mỗi một giờ ngủ bị mất đi khiến điểm GPA cuối kỳ của sinh viên giảm 0,07 điểm Giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học Carnegie Mellon: David Creswell cho biết điểm số của một sinh viên sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nếu họ ngủ ít hơn 6 giờ [17]

Yếu tố năng lực cá nhân là những khả năng và kỹ năng mà bản thân sinh viên đã có sẵn hoặc tích lũy được qua thời gian Môi trường đại học của trường Đại học

Thương Mại, đặc biệt ngành Quản trị khách sạn là một môi trường học tập năng động, cạnh tranh và đầy thử thách, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển ở mức độ tối đa, vì vậy, việc thiếu đi những kỹ năng cần thiết khiến họ có nguy cơ cao bị áp lực và lo âu, đặc biệt là trong một môi trường khác biệt rất nhiều so với môi trường học quen thuộc 12 năm trước đó Một số sinh viên thường thiếu tự tin, lo lắng về khả năng của bản thân và sợ thất bại vì vậy họ khá rụt rè, không dám thể hiện bản thân trước đám đông Họ có xu hướng lảng tránh tham gia các hoạt động mới hoặc thử thách bản thân vì nỗi sợ bị đánh giá hoặc chế giễu Họ thường né tránh những việc như thuyết trình trước đám đông, làm bản trình chiếu khi thuyết trình vì thiếu kĩ năng tin học văn phòng, hay ít khi tham gia trao đổi ý kiến khi làm việc nhóm Vì thế, họ thường bỏ lỡ những cơ hội để được nhận xét, được học hỏi, công nhận và phát triển Đôi khi, những sinh viên có khả năng nhưng không dám thể hiện khiến họ cảm thấy thất vọng và vô vọng, bất lực với bản thân, khiến bạn bè xa lánh vì cho rằng họ không có kĩ năng và không thể hợp tác cùng Bên cạnh đó, những sinh viên thiếu kỹ năng giải quyết vấn đề thường xuyên gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp cho những vấn đề họ gặp phải, họ luôn cảm thấy hoang mang, bất lực, bị động khi gặp phải một thách thức khó khăn hay những vấn đề nảy sinh ngoài kế hoạch.

Thiếu kỹ năng giao tiếp cũng là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều sinh viên, khiến họ gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình học tập của mình khi họ khó có thể bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ hoặc diễn đạt ý kiến của mình với người khác Một nghiên cứu củaBryant và Trower (1973) cho kết quả rằng một số sinh viên không có các kĩ năng cơ bản để kết bạn hay tương tác với những sinh viên khác [16] Điều này gây cản trở sự phát triển của các mối quan hệ xung quanh họ, khiến sinh viên có thể cảm thấy bị cô lập, dễ bị hiểu lầm và cô đơn Lâu dần họ cảm thấy buồn bã, tức giận, chán nản, căng thẳng và mất hứng thú học tập Bên cạnh đó, kĩ năng tự học cũng là một kĩ năng quan trọng mà nhiều sinh viên chưa có, vì đây là một môi trường học tập chú trọng nhiều vào việc thực hành và tự học của sinh viên, nên việc thiếu kĩ năng chủ động như tìm tài liệu, tự học, tự nghiên cứu khiến họ không thể theo kịp những bạn cùng lớp, từ đó dẫn đến căng thẳng, lo âu khi không hiểu và làm được bài, khiến nhiều sinh viên áp lực và bỏ dở việc học Các kĩ năng mềm, kĩ năng cứng là một trong những yếu tố sống còn đối với sinh viên, bởi nó không chỉ quyết định kết quả học tập ở 4 năm đại học, mà còn quyết định đến tương lai, cơ hội việc làm sau này. Điều này khiến nhiều sinh viên cảm thấy áp lực, lo lắng, thất vọng vì bản thân chưa đủ giỏi, còn nhiều hạn chế, khiến họ không thể theo kịp đám đông, từ đó dẫn đến áp lực đồng trang lứa và khiến họ có cảm giác vô giá trị, lâu dần những cảm xúc tiêu cực này dồn nén cùng với sự xa lánh từ những người xung quanh có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được giải quyết kịp thời Ngoài ra, nhiều sinh viên được phỏng vấn cho rằng khi theo học, họ nhận ra ngành học Quản trị khách sạn mà mình lựa chọn không phù hợp với bản thân, khiến họ lo lắng về tương lai và cơ hội việc làm sau này.Việc chọn sai ngành học và nhận ra quá muộn khiến họ chán nản trong việc học tập,tạo cảm giác mất hứng thú, không còn động lực đi học, khiến họ thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực và lo âu khi bất lực, hoang mang không biết phải làm gì trong tương lai.

GIẢI PHÁP

Từ những nghiên cứu, tìm hiểu trên và nhận thấy những vấn đề còn tồn đọng, tôi xin phép được đề ra một số giải pháp nhằm giúp đỡ các sinh viên phòng ngừa và đối phó với áp lực, căng thẳng, lo âu trong quá trình học một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng học tập và cải thiện sức khoẻ tâm thần của mình:

Thứ nhất, sinh viên nên học cách xây dựng lịch trình hợp lí và kĩ năng quản lí thời gian, học cách sắp xếp công việc, thời gian học tập, giải trí một cách có tổ chức để giảm áp lực thần kinh và tạo điều kiện cho bản thân nghỉ ngơi đầy đủ, tránh dẫn đến kiệt sức Sinh viên cần đặt ra ưu tiên của bản thân, đặt các mục tiêu cụ thể để biết bản thân cần gì, tránh tình trạng gồng gánh quá nhiều việc cùng một lúc như vừa học vừa làm để học tập có hiệu quả nhất mà không bị áp lực và quá tải.

Thứ hai, các kiến thức, kĩ năng mềm cũng đóng vai trò quan trọng giúp sinh viên biết cách đối phó và phòng tránh căng thẳng, trầm cảm, lo âu Kĩ năng mềm là những kỹ năng cơ bản mà sinh viên cần có, chuẩn bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc là công cụ đắc lực cho sinh viên không chỉ áp dụng trong môi trường đại học mà còn trong cuộc sống như: kỹ năng quản lí cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề… Để rèn luyện chúng, sinh viên nên tích cực tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa hay đăng ký các lớp học kỹ năng mềm để rèn luyện cho mình các kĩ năng cơ bản để có thể đáp ứng, thích nghi với môi trường đại học, học cách đối phó với các thách thức, khó khăn trong quá trình học và trở nên tự tin hơn; các hoạt động ngoại khóa còn giúp sinh viên thư giãn, giải tỏa căng thẳng, giảm cảm giác cô đơn và gia tăng sự kết nối, tương tác xã hội với những sinh viên khác Các kỹ năng học tập cũng vô cùng quan trọng để giúp sinh viên không bị thụt lùi so với những sinh viên khác và có cảm giác tự ti, yếu kém, áp lực đồng trang lứa, sinh viên nên chọn một phương pháp học tập đúng đắn và kiên trì rèn luyện liên tục, nắm vững những kiến thức trên trường, lên kế hoạch học tập và áp dụng vào thực tế để kiến thức trở nên hữu dụng, từ đó cải thiện chất lượng và hiệu suất học tập Ngoài ra, sinh viên cần học cách nhận biết cảm xúc của bản thân, nhận biết các dấu hiệu khi stress, lo âu, trầm cảm để có sự can thiệp kịp thời, tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia và những người xung quanh.

Thứ ba, sinh viên nên chú trọng vào việc chăm sóc sức khỏe tinh thần, một tinh thần khỏe mạnh và ổn định giúp sinh viên vượt qua những áp lực vô hình đến từ xã hội hay đôi khi là gia đình, sự vững vàng từ bên trong là một chỗ dựa kiên cố giúp bản thân sinh viên không cảm thấy chán nản, căng thẳng, tuyệt vọng Để có một sức khỏe tinh thần tốt, sinh viền cần dành thời gian cho bản thân nghỉ ngơi, tạo một chế độ sinh hoạt điều độ gồm ngủ đủ giấc và chế độ ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể dục thường xuyên và tham gia vào các hoạt động, các kỹ thuật giúp thư giãn như thiền, yoga… để cân bằng cảm xúc mỗi khi căng thẳng.

Thứ tư, để có thể đối phó với căng thẳng, áp lực, sinh viên cần hiểu được giá trị của bản thân đang ở đâu và cần không ngừng học hỏi, rèn luyện để nâng cao nó Khi khẳng định được giá trị của bản thân, họ sẽ dễ dàng được công nhận, gặt hái được thành công hơn và không ngần ngại trước những thử thách mới để khẳng định bản thân mình Không nên đặt áp lực hoặc kì vọng quá khả năng lên bản thân, sinh viên nên coi những hình mẫu hoàn hảo trên mạng xã hội hay từ những người xung quanh là động lực để phấn đấu cố gắng thay vì coi đó là áp lực, bởi mỗi người có một lợi thế khác nhau và đều có khuyết điểm, sinh viên nên chấp nhận và bình thường hóa sự thất bại, lo âu, sợ hãi để nhận ra những điểm yếu của bản thân, từ đó cải thiện và khắc phục chúng Sinh viên có thể chia nhỏ mục tiêu lớn thành các bước nhỏ và cố gắng hoàn thành từng bước một, điều này có thể giúp giảm bớt sự áp lực và tạo ra cảm giác thành tựu.

Cuối cùng, sinh viên nên liên hệ với bạn bè, gia đình, hoặc những người đáng tin cậy để chia sẻ cảm xúc và nhận được sự hỗ trợ từ họ Nếu cảm xúc tiêu cực và những nỗi lo âu, căng thẳng vượt quá mức kiểm soát, sinh viên có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trường, các văn phòng tham vấn tâm lí hoặc tìm kiếm tư vấn tâm lý chuyên nghiệp để phát hiện và điều trị sớm trước khi chúng dẫn đến các căn bệnh tâm lí và thể chất nghiêm trọng như trầm cảm

Bên cạnh 5 giải pháp giúp sinh viên đối phó với stress, trầm cảm, lo âu, tôi xin phép được đề xuất một số kiến nghị, giải pháp sau với các bên liên quan để hỗ trợ họ nâng cao chất lượng học tập cũng như sức khỏe tinh thần như sau: Đối với gia đình, phụ huynh, người thân nên thường xuyên trò chuyện với sinh viên để lắng nghe về những khó khăn, áp lực họ đang trải qua, việc lắng nghe và thể hiện sự quan tâm, động viên, ủng hộ từ phía gia đình có thể giúp sinh viên cảm nhận được sự hỗ trợ về mặt tâm lí và tạo cảm giác yên tâm, an toàn trong mọi tình huống, giúp họ giảm bớt phần nào các gánh nặng Gia đình không nên tạo thêm áp lực, đặt kì vọng quá nhiều cho con em của mình và so sánh họ với những hình mẫu khác bởi mỗi cá nhân sẽ có một điểm mạnh riêng, nên động viên và đồng hành cùng sinh viên để họ có thể phát triển bản thân đến mức tối đa Bên cạnh đó, gia đình nên phối hợp cùng nhau để tạo ra một không gian cởi mở và thoải mái, nơi mà sinh viên có thể tự tin chia sẻ về những nỗi lo lắng và khó khăn trong cuộc sống học tập mà không sợ bị áp đặt hay chê cười Gia đình là những người thân cận và sống gần gũi nhất với sinh viên, nên yếu tố gia đình là một trong những động lực quan trọng nhất giúp sinh viên vượt qua khó khăn, căng thẳng và giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần của họ. Đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường nên bổ sung thêm nhiều dịch vụ tâm lí như các văn phòng tham vấn và trị liệu tâm lí, kèm theo số điện thoại qua đường dây nóng để hỗ trợ và tư vấn miễn phí cho sinh viên; tạo ra các chính sách hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho sinh viên nhằm cải thiện việc điều trị và hỗ trợ cho sinh viên, ví dụ như đảm bảo rằng các dịch vụ tâm lý có sẵn và dễ dàng tiếp cận, cũng như đào tạo cho các cán bộ, nhân viên hỗ trợ tâm lí trong trường trong việc nhận biết và đối phó với các tình huống tâm lý phức tạp của sinh viên Ngoài ra, nhà trường nên phối hợp với các trung tâm, tổ chức, bệnh viện để thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về sức khỏe tinh thần cho sinh viên, cung cấp những kiến thức cơ bản về các bệnh lí tâm thần và trao đổi, chia sẻ, tư vấn nếu họ có các nhu cầu liên quan.

Bên cạnh đó, nhà trường và các giảng viên nên thông cảm với những khó khăn của sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên được học tập trong một môi trường tích cực, thoải mái, an toàn để giúp họ giảm bớt căng thẳng, áp lực, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân Nhà trường cũng nên tích cực tổ chức các nhóm hỗ trợ sinh viên, các sự kiện và hoạt động ngoại khóa để tạo ra một môi trường học tập năng động, thúc đẩy sự hòa nhập và sự tương tác xã hội giữa các sinh viên; lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của sinh viên để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm giúp đỡ họ trong quá trình học tập, từ đó giúp sinh viên cải thiện chất lượng học tập và sức khỏe tinh thần; đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm giảm gánh nặng cho sinh viên như không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ học phí, thiết lập các quỹ khuyến học và khuyến tài Đối với Chính phủ, tôi đề xuất một số kiến nghị như hỗ trợ tài trợ cho các chương trình tư vấn tâm lý và dịch vụ hỗ trợ tâm thần trên các cơ sở giáo dục toàn quốc; hoặc phát triển các chính sách cộng đồng nhằm cải thiện việc nhận diện, điều trị và hỗ trợ cho các vấn đề tâm thần của sinh viên Chính phủ có thể thiết lập các chương trình hỗ trợ tài chính như cho vay vốn học phí thấp, xem xét việc đưa ra các nghị quyết, chính sách hỗ trợ về việc tăng nhẹ hoặc giữ nguyên mức học phí của sinh viên để giúp đỡ họ giảm các gánh nặng về kinh tế trong quá trình học hay tài trợ học bổng cho các sinh viên nghèo vượt khó, có hoàn cảnh đặc biệt

Ngày đăng: 03/10/2024, 15:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI: - Tiểu luận những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo Âu Đến sinh viên
BẢNG MỞ RỘNG VÀ THU HẸP ĐỀ TÀI: (Trang 3)
Bảng 1: Bảng câu hỏi dùng cho khảo sát - Tiểu luận những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo Âu Đến sinh viên
Bảng 1 Bảng câu hỏi dùng cho khảo sát (Trang 10)
Hình 1: Kết quả của bảng hỏi - Tiểu luận những yếu tố gây ra stress, trầm cảm, lo Âu Đến sinh viên
Hình 1 Kết quả của bảng hỏi (Trang 10)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w