Cây chè là một trong những cây công nghiệp mũi nhọn là nguồn thu chủ yếu của hộ nông dân cũng như đóng góp vào nguồn thu của huyện nhưng đến nay huyện Hoàng Su Phì vẫn chưa có một bản qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG DAI HỌC KINH TE
DO THI CHI LANG
LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE
CHUONG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THUC HANH
HÀ NOI - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
DO THỊ CHI LANG
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Mã số: 60 34 04 10
LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE
CHUONG TRÌNH ĐỊNH HUONG THUC HANH
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS BUI DAI DUNG
HÀ NOI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quy hoạch sản xuất
ngành chè tại huyện Hoàng Su Phi, tinh Ha Giang” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bất kỳ một công trình nào khác.
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đề hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý th ay cô trường Đại họcKinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Bùi Đại Dũng đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều có gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu dé hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thé tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đượcnhững đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên luận văn: Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phi,
tỉnh Hà Giang
Tác giả: Đỗ Thị Chi Lăng
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm: 2015
Giáo viên hướng dẫn: TS Bùi Đại Dũng
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Mục dich:
Mục đích nghiên cứu cua luận văn là trên co sở nghiên cứu tình hình
thực tế quy hoạch phát triển sản xuất ngành chè của huyện từ đó đưa ra một
số ý kiến nhăm xây dựng việc quy hoạch tổng thé sản xuất ngành chè của huyện đến năm 2020.
+ Nhiệm vụ:
- Hệ thống 1 cách khái quát các yêu tố liên quan đến quy hoạch, quan
lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì
- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phìtrong thời gian vừa qua.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đưa ra một số giải pháp cụ thê từ nay đến năm 2020.
Những đóng góp mới của luận văn:
- Luận văn chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè, thực trang
tình hình quản lý, tổ chức sản xuất, chế biến, quy hoạch phát triển ngành chè
của huyện Hoàng Su Phì.
- Sử dụng công cụ SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của ngành ché trong thời gian tới.
Trang 6- Đưa ra một số giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu, cơ sở chế
biến, huy động nguồn vốn, kỹ thuật, chính sách phát triển, sử dụng nguồn
nhân lực nhằm xây dựng một bản quy hoạch phát triển ngành chè của huyệnđến năm 2020
Trang 71.2.1 Khái niệm quy hoạch - - - + 1E 1 v.v ng ng rnrưy 9
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch 2-2 s+2s+£x+E+Eszxssred 9
1.2.3 Các bước đề lập quy hoạch ¿- ¿+ s+S++E+E£EE+EE+EEzEEzEerkerxerszrx 101.2.4 Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè ¿5-52 252 I11.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch - ¿52 s+s++2££+Eerxerxzrzrs 141.3.1 Các yếu tô về điều kiện tự nhiên - 2-2 2+ x+EE+E++E+Eerxerxerzrs 14
1.3.2.Các yêu tô về lao động -2-©5+ ©2222 EEE12EEE7121211211211211 1171 cxeE 17 1.3.3 Nhân tô khoa học kỹ thuật - + k+SE+E2EEEEEEEEEEEEEEEErkerkerxrex 17 1.3.4 Khả năng về ngu6n vốn - ¿22 2+Ss+EE+EE+EEtEE2EE2EE2EE2EEEErrkrrree 19
1.3.5 Hệ thống chính sách hỗ trợy - 2-2 2 ++£E+E2E2E++EE+Exerxerxersee 191.3.6 Điều kiện thị trường -:- + + z+EeEESEEE 1212111211112 21e 11x xe 20
1.4 Kinh nghiệm tô chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phương 20
1.4.1 Tỉnh Lâm Đồng: 2 ¿SE SE+SE+EEEESEESEEEEE2E2121111171121 1111 xe 20
1.4.2 Tinh Thai NQuy60 0 Ẽ 21 1.4.3 Tỉnh Phú Tho ccccccccsscsssessessesssssessessessessessessussuessessessessessessssssssesseeseeses 23
1.5 Phương pháp nghiên CỨU - c5 31+ + 1E ESEEEeteeEeeeeerrreerrreree 24
1.5.1 Câu hỏi nghiÊn CỨU - c2 12321133211 11312131851 15118111 ri 25
1.5.2 Phương pháp phân tích va tổng hop tài liệu -2 5z=52¿ 25
Trang 81.5.3 Phương pháp sử dụng cơng cụ phân tích SWỌT -«+~-«++ 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIEN
2.1.3 Tổ chức sản xuất và tiêu thụ chẻ: -.-¿: +22 St+E+EEE2ESESEErxerrrerssree 37
2.1.4 Mối quan hệ giữa vùng nguyên liệu và các cơ sở chế biến 422.2 Đánh giá chung về hiện trạng quy hoạch phát triển của huyện 432.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu theo cơng cụ SWOT - 452.3.1 Điểm mạnh tt St SEEEEEE+EEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEETEEEEEETEEEEEkrrskee 452.3.2 ĐiỀm yẾu -¿- 2 2k St EE2E12121111111121111111111111 11.11111111 11yee 46
2.3.3 CO on 47
2.3.4 NQUY ác .d 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY HOẠCH PHAT TRIEN
NGANH CHE TRONG THỜI GIAN TỚI 2015 — 2020 493.1 Nhĩm giải pháp về quy hoạch vùng nguyên liệu -5z-52- 493.2 Nhĩm giải pháp vê quy hoạch cơ sở chê biên «55s <++s++++ 51
3.3 Nhĩm giải pháp về đầu tư nguồn vốn - ess 2 + 2+s+xerx+rszrxee 53
3.4 Nhĩm giải pháp về kỹ thuật trồng Ch6 oes esseeseesessessessessesseeseaes 54
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
STT | Bảng Nội dung Trang
Biểu tổng hop thực trạng số liệu chè 10 xã
1 Bang 3.1 = š 24
Vung che quy hoạch năm 2012
Diện tích trồng chè từ năm 2009 - 2012 của
2 Bảng 3.2 25
Hoàn Su Phì
3 Bảng 3.3 | Diện tích trồng chè năm 2013 26
Trang 10DANH MỤC BIEU DO
STT| Hình Nội dung Trang
So sánh sản lượng cây chè với các cây côn
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chè là 1 loại thức uống rất phô biến có nguồn gốc nhiệt đới
và á nhiệt đới được trồng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Trong các nước trồng chè, Việt Nam đứng thứ 5 về diện tích và thứ 8 về sản lượng Che
là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dai, mau cho sản
phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao vi trí quan trọng trong việc xóa đói giảmnghèo và tăng trưởng bền vững của nền kinh tế các địa phương trồng chè Chètrồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa Trong điều kiệnthuận lợi của Việt Nam, cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bóitrên đưới một tan búp/ha Ngoài hiệu quả kinh tế cây ché góp phần phủ xanh
dat trông, đôi trọc, giữ dat, chong xói mòn cho dat.
Hà Giang là tỉnh có diện tích trồng chè đứng thứ 3 cả nước sau LâmĐồng và Thái Nguyên Noi đây là một trong những tỉnh có vùng chè Shan lâuđời nhất nước ta Ngay từ những năm đầu thế kỷ 20, người Pháp đã tiến hành
điều tra chè ở Ha Giang và đặc biệt chú ý những cây chè cé thụ vùng cao Đó
là thứ chè Shan lá to, búp và lá non có nhiều lông trắng như tuyết, sinh trưởng
khoẻ, chịu âm, chịu lạnh, năng suất cao và chất lượng tốt Vì vay, người ta
còn gọi là chè Shan tuyết Ở Ha Giang, chè shan phân bố hầu khắp các huyện, trong đó các vùng chè cô thụ đều có độ cao từ 300-1000m Cho đến nay, một
số vùng trong tỉnh có tính đặc trưng cao cho các tiêu vùng sinh thái có chèshan như: Lũng Phìn- Đồng Văn đại diện cho vùng cao núi đá vôi; Phin H6-Hoàng Su Phì đại diện cho vùng cao núi đất; Tham Vè, Bó Đướt- Vị Xuyên
đại diện cho vùng chè cổ nhất Việt Nam Đây cũng chính là những địa phương có sản phẩm chè shan tuyết thơm ngon nỗi tiếng Danh tiếng của chè shan tuyết Lũng Phìn hay Phìn Hồ, Cao Bồ, Thượng Sơn không chỉ chinh
Trang 12phục được người tiêu dùng mà cả với những người sảnh thưởng thức trà Cay
chè được trồng nhiều ở các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Xín
Man va Hoàng Su Phi Đến năm 2011 toàn tỉnh có 20.239,8ha Riêng đối vớihuyện Hoàng Su Phì người dân trồng chè từ rất lâu đời để phục vụ cho nhu
cầu làm đồ uống hàng ngày, cũng là cây công nghiệp mũi nhọn đem lại thu
nhập cao cho người dân đồng thời trồng chè để phủ xanh đất trống, đôi trọc,
giữ đất, giữa nước Cây chè là cây ưa 4m cần lượng mưa trên 1.200mm, tang đất canh tác dày trên 1m, độ PH phù hop từ 4-5, cây chè ưa ánh sáng tán xa,
độ cao so với mặt nước bién trên 600 mét, chè càng có vị đậm Hoàng Su Phì
hội tủ đầy đủ các yếu tố về đất đai, khí hậu để cây chè sinh trưởng và phát triển Sản phẩm chè xanh Hoang Su Phi có mẫu nước xanh, vị đậm, vị chát đậm chẻ pha được nhiều nước và do chè trồng hoàn toàn tự nhiên nên có sản
phẩm chè sạch Chè Shan tuyết là loại chè nổi tiếng của huyện Hoàng Su Phi
Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu nhập từ câychè đạt trên 50 tỷ đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình quân thu
nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập trong năm
của hộ nông dân.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế và sinh thái do cây chè đem lại, nhưngvẫn được quan tâm đúng mức và có kế hoạch phát triển dài hạn dé thúc day
sự phát triển toàn diện ngành chè của huyện Cây chè là một trong những cây
công nghiệp mũi nhọn là nguồn thu chủ yếu của hộ nông dân cũng như đóng
góp vào nguồn thu của huyện nhưng đến nay huyện Hoàng Su Phì vẫn chưa
có một bản quy hoạch cụ thê nào cho ngành chè phát triển dài hạn Việc quản
lý các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến, kinh doanh chè vẫn còn buông
long, còn nhiều bất cập Việc tuyên truyền, phổ biến, áp dụng thành tựu củakhoa học kỹ thuật vào các khâu trong quá trình sản xuất chè còn nhiều hạnchế: mật độ của các vườn chè chưa đúng kỹ thuật, trồng theo phương thức
Trang 13quảng canh nên năng suât, sản lượng chè còn thâp, đên nay năng suât chè cua
tỉnh mới chỉ đạt trên 30% mức năng suất trung bình của khu vực.
Các cơ sở chế biến mang tính chất thủ công, chỉ tập trung ở những nơi
thuận đường giao thông hoặc ở trung tâm của huyện xa vùng nguyên liệu dẫn
đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hưởng đến chất lượngchè Hầu hết các cơ sở chế biến chè chỉ chú ý đến việc thu mua nguyên liệu
dé chế biến chứ chưa chú trọng đến phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở kýkết hợp đồng chặt chẽ với hộ nông dân để nâng cao năng suất, chất lượng
nguồn nguyên liệu theo tiêu chuẩn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân Sản phẩm chè tiêu thụ trên thị trường chủ yếu xanh, chè vàng và chè đen
ở dang thô có giá tri thấp, gần như là không có cơ hội xuất khẩu sang thị
trường các nước.
Thực trạng ở địa phương cho thấy tập quán trồng chè còn chủ yếu theo
phương pháp quảng canh, mang tính tự cung, tự cấp, trình độ dân trí thấp, chủ yếu các hộ trồng chè là người dân tộc đặc biệt có một số hộ nông dân
chưa nghe, nói được tiếng kinh, hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật vào sảnxuất Chính quyền địa phương chưa đầu tư đúng mức các cơ sở hạ tầng vùngchè, nhất là điện, đường giao thông, đây là những yếu tố cơ bản quyết địnhđến chất lượng sản phẩm chè Việc chỉ đạo kỹ thuật thâm canh, chế biến,
nâng cao năng suất chè chưa được chú trọng thường xuyên Chưa kết hợp hài hoà giữa người trồng chè với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và các nhà khoa học Tổ chức quản lý Ngành chè còn yếu, chưa có hệ thống quản lý, giám sát thường xuyên trong sản xuất, chế biến.
Từ thực tế nêu trên, dé khắc phục những hạn ché, nâng cao được gia tri
và thương hiệu của sản phâm chè Hoàng Su Phi, việc nghiên cứu dé tài “ Quy hoạch sản xuất ngành chè tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang” là cấp
Trang 14thiết và có ý nghĩa về quản lý phát triển kinh tế tại địa phương trong bối cảnh
hiện nay dé trả lời được câu hỏi nghiên cứu: Tại sao một sản phâm có chất
lượng tốt và lợi thế cạnh tranh như chè Hoàng Su Phì nhưng chưa trở thànhmặt hàng đem lại nhiều thu nhập cho nhân dân ở đây, và để làm được điềunày thì can có những giải pháp về mặt quản lý như thế nao từ phía chính
+ Nhiệm vụ:
- Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản
lý, sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì.
- Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển chè của huyện Hoàng Su phìtrong thời gian vừa qua.
- Xây dựng quy hoạch phát triển cây chè và đưa ra một số giải pháp cụthê từ nay đến năm 2020
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng
Đôi tượng nghiên cứu của đê tài là các vân đê liên quan đên quy hoạch,
quản lý sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang.
- Phạm vi nghiên cứu
Trang 15+ Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi hành chính
của huyện Hoàng Su Phì
+ Thời gian nghiên cứu: Sử dụng các số liệu thống kê từ năm 2009 đến
nay.
4 Những đóng góp của luận văn
4.1 Về mặt lý luận
Hệ thống 1 cách khái quát các yếu tố liên quan đến quy hoạch, quản lý,
sản xuất chè của huyện Hoàng Su Phì.
5 Cau trúc của luận van.
Kết cau của luận văn chia làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của dé
tai
Chương 2: Thực trang xây dựng quy hoạch phát triển ngành chè củahuyện
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển ngành chè trong
thời gian tới 2015 - 2020
Trang 16CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA
PHUONG PHAP NGHIEN CUU
1.1 Tổng quan về tinh hình nghiên cứu.
Chẻ là cây công nghiệp dài ngày được nhân dân các dân tộc của tỉnh Hà
Giang trồng từ lâu đời Cây chè rất thích hợp với khí hậu và đất đai tại địa bàn, trồng một lần thu hoạch nhiều năm do tuổi thọ kéo dài hàng chục năm
đến vai trăm năm Cây chè cho sản phẩm nước uống được thị trường ngàycàng ưa chuộng, có tiềm năng và giá trị xuất khẩu cao Đồng thời trồng chècũng chính là giải pháp phủ xanh đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái ởđịa phương Đến năm 2015 toàn tỉnh ôn định diện tích chè ở mức 20,5 nghìn
ha và tăng lên 24,3 nghìn ha vào năm 2020, trong đó có 21 nghìn ha cho sản
phẩm, năng suất bình quân đạt 59,4 tạ/ha, nâng sản lượng chè búp tươi lên
trên 124 nghìn tắn/năm; tập trung đây mạnh thâm canh nâng cao năng suất,
sản lượng, cải tạo diện tích chè gia, áp dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, cải tiến công nghệ chế biến dé nâng cao chất lượng, da dạng hoá sảnphẩm chè
Đối với huyện Hoàng Su Phì, cây chè đã được huyện xác định là cây
công nghiệp mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo bền vững, tạo việc làm cho
người lao động, tăng thu nhập cho nhân dân, chè là cây truyền thống và có giátrị kinh tế cao của huyện Hoàng Su Phì Một trong những thuận lợi cho việctrồng chè là nhân dân các dân tộc trong huyện có kinh nghiệm về trồng, chế
biến chè và đã biết tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu cho việc phát triển cây
chè Chè là cây trồng đóng góp đáng kể cho thu nhập kinh tế của huyện, thu hút trên 4.000 hộ tham gia trồng chè Phát triển ngành chè cũng là định hướng phát triển của huyện Theo số liệu thống kê năm 2011 của huyện thì tổng thu
Trang 17nhập từ cây chè đạt trên 50 ty đồng, năm 2012 đạt 66 tỷ đồng, trong đó: bình
quân thu nhập từ cây chè của các xã vùng chè chiếm 50-55% tổng thu nhập
trong năm của hộ nông dân Hiện nay tổng giá trị thu từ cây chè hàng nămkhoảng trên 80 tỷ đồng, chiếm 13% tổng sản phâm xã hội toàn huyện
Chè Shan tuyết của huyện Hoàng Su Phì là cây chè bản địa có từ lâuđời và cũng là một trong những giống chè quý cần được bảo tồn và nhân rộng.Chè Shan tuyết được coi là đặc sản có hương vi độc đáo, là loại chè sạch đang
được ưa chuộng trên thị trường do cây chẻ mọc trên vùng núi cao, không bị
phun phun thuốc sâu và sử dụng các hoá chất khác, được người dân thu hái và chế biến thủ công Mặc dù chè là một cây công nghiệp mũi nhọn mang lại thu
nhập chính cho người dân và đóng góp vào ngân sách của huyện nhưng việc
sản xuất, chế biến, kinh doanh chè ở huyện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.Mật độ của các vườn chè chưa đúng kỹ thuật, trồng theo phương thức quảngcanh nên năng suất, sản lượng chè còn thấp Cùng với đó, một số địa phươngcòn có biểu hiện chạy theo thành tích mới chỉ mở rộng diện tích chứ chưa chú
trọng vào công tác chỉ đạo đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, tăng thu
nhập cho nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách Dù sản lượng chè búp tươi tăng
đều qua các năm nhưng tăng chủ yếu là do diện tích chè cho thu hoạch tăng chứ năng suất chè tăng không đáng kẻ Việc đầu tư cơ sở chế biến chưa đồng
bộ, chỉ tập trung ở những nơi thuận đường giao thông nhưng lại xa vùng
nguyên liệu dẫn đến thời gian từ khi thu hái đến chế biến kéo dài ảnh hưởng
đến chất lượng mặc dù huyện đã ban hành triển khai thực hiện một số cơ chế
chính sách về phát triển cây chè, như hỗ trợ trồng mới, trồng dim chè, hỗ trợ
một lần cho các Hợp tác xã chế biến chè như: Hợp tác xã chế biến chè Phìn
Hồ; Hợp tác xã chế biến chè Chiến Hao; Hợp tác xã chế biến chè Thuận An;
Hợp tác xã chế biến chè Hồ Thau, nhưng chưa đủ mạnh dé tăng diện tích năng xuất - sản lượng chè tương ứng với tiềm năng thế mạnh Công tác xây
Trang 18-dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đã có nhưng mới chi tập trung ở một số
doanh nghiệp lớn Nhiều cơ sở sản xuất chưa thực sự chú trọng trong việc đầu
tư công nghệ và xây dựng thương hiệu và nhãn mác của sản phẩm dẫn đến
sản phâm sản xuất đơn điệu Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu chè xanh, chè vàng
và chè den ở dang thô có giá trị xuất khẩu thấp Công tác quy hoạch của
huyện chưa thực hiện, việc quản lý giống còn hạn chế, chưa chủ động trong
việc sản xuất giống, cung ứng giống nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
nguyên liệu chè Chính vì vậy xác định việc phát triển chè là hướng quantrọng nhằm thúc đây tăng thu nhập cho nông dân nông thôn
Trong những năm qua, Chính phủ và Uy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
cũng như UBND huyện Hoàng Su Phì có nhiều quyết định, chỉ thị, công văn
về định hướng phát triển cho cây chè Cụ thể là:
- Quyết định 198/QĐ-UBND ngày 22/1/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xã hội huyện
Hoàng Su Phì đến năm 2020 Trong đó có tập trung phát triển cây chè với quy
mô lớn, tập trung quy hoạch các cơ sở chế biến Mục tiêu phân đấu mỗi năm trồng 300ha, đến năm 2020 diện tích chè toàn huyện đạt 4.530 ha (trong đó diện tích chè shan tuyết 1.500 ha, 1 số giống chè năng suất cao 500ha) năng suất 45 tạ/ha, sản lượng ước đạt khoảng 20.385 tấn búp tươi/năm.
- Quyết định 996/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/5/2013 của UBND tinh Hà
Giang về phê duyệt quy hoạch phát triển cây chè tỉnh Hà Giang từ 2013 năm
2020 Với mục tiêu tổng quát là xác định lại quy mô diện tích phù hợp cho
các huyện trọng điểm trồng chè, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thé dé nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường Pháttriển cây chè một cách beeng vững, tạo công ăn việc làm cho người lao động,
nâng cao mức sông và góp phân vào phát triên kinh tê xã hội.
Trang 19- Quyết định số: 2491/QD- UBND ngày 5/11/2013 của UBND tỉnh về
quy hoạch sản suất nông lâm nghiệp - thủy sản và sắp sếp ổn định dân cư
Huyện Hoàng su Phì năm 2020 với mục tiêu tập trung xây dựng hệ thốngchính trị của huyện vững mạnh, chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sảnxuất hàng hóa tập trung, bố trí ôn dinh dân cư, xây dựng cơ sở hạ tang trong
đó tập trung trồng chè cho 9 xã phía nam, quy hoạch theo vùng gắn với các cơ
sở chê biên nguyên liệu.
- Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 10 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóagiai đoạn 2012-2015, có tính đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát phát triểnhàng hóa nông nghiệp theo hướng bền vững, chu trọng vào những sản phẩm
có lợi thế, sản xuất hàng hóa tập trung theo quy hoạch tập trung đầu tư và
phát triên các sản phâm chính như: gạo đắc san, cam, chè shan tuyết
Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một
cách hoàn chỉnh cụ thể và có hệ thống về quy hoạch phát triển sản xuất ngành
chè của huyện Hoàng Su Phì.
1.2 Xây dựng quy hoạch ngành chè của huyện
1.2.1 Khái niệm quy hoạch
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm quy hoạch Theo từ
điển mở (wiktionary) thì quy hoạch là quá trình sắp xếp, bồ trí các đối tượngquy hoạch vào một không gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu của kếhoạch đề ra Cách định nghĩa chung nhất thì quy hoạch là một bản luận chứngkhoa học về sự phát triển của ngành trên phạm vi cả nước hoặc một vùng lãnhthổ một cách hợp lý nhằm thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch
Trang 20- Thời gian quy hoạch cần thống nhất với thời gian quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Thời gian để thực hiện quy hoạch
là 10-15 năm cũng có thê thời gian kéo dài hơn nữa
- Nội dung của quy hoạch là căn cứ xây dựng kế hoạch, đưa ra nhữngđịnh hướng co bản, mềm dẻo và giải pháp thực hiện làm căn cứ dé xây dựng
kế hoạch phát triển
- Nội dung quy hoạch ngành không được nghiên cứu đơn lẻ tách rời
nhau mà phải xem xét trong mối quan hệ qua lại, tác động, bổ sung, phù hợpvới nhau trong định hướng chung phát triển kinh tế xã hội đồng thời đạt được
sự hài hoà trên từng vùng lãnh thé nhất định
- Quy hoạch ngành là một quá trình động nên cần được nghiên cứu bổ
sung thường xuyên số liệu và giải pháp tiến hành cho phù hợp với sự thay đôi
của từng thời kỳ.
1.2.3 Các bước dé lập quy hoạch
- Bước 1:Thu thập các yêu cầu quy hoạch: thực trang vùng nguyên liệu,
các cơ sở chế biến, áp dụng khoa học kỹ thuật Phân tích các thông tin kết
hợp với mục tiêu và các chính sách phát triển kinh tế xã hội của huyện đặcbiệt là các chính sách liên quan đến ngành chè
- Bước 2: Phác thảo sơ đồ quy hoạch, đưa ra chương trình tổng quát déthực thi đề án, một bản dự toán tổng thể về các nguồn lực cần sử dụng, đặc
biệt là vấn đề tài chính.
- Bước 3: Cùng với các cán bộ, chuyên viên có kiến thức về quy hoạchbàn bạc và đưa ra bản quy hoạch cuối cùng
- Bước 4: Khi đã có phương án quy hoạch chính quyền địa phương cần
đưa ra dé tham khảo và lay ý kiến của cộng đồng chỉnh sửa bản quy hoạch lần
10
Trang 21cuôi Lập kê hoạch có sự tham gia đóng góp của người dân sẽ có bản kê hoạch hoàn chỉnh, sát thực và khả thi.
- Bước 5: Dua ra trình UBND, HĐND phê duyệt
- Bước 6: Tiến hành thực hiện quy hoạch từng bước một theo kế hoạch
- Bước 7: Trong quá trình thực hiện quy hoạch, cần phải có cán bộ chuyên
trách theo dõi cập nhật tình hình để có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn
1.2.4 Sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cây chè
Nhu cầu sử dụng chè cho chế biến và tiêu thụ ngày càng gia tăng do đó việc quy hoạch va phát triển cây chè là cần thiết và cấp bách đối với huyện Việc
quy hoạch này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng những biến động của các nhân
tố ảnh hưởng, sự cạnh tranh trong sử dụng nguồn lực và hiệu quả của nó, chuẩn
bị những giải pháp, các chương trình hành động nhằm đáp ứng được các vấn đề
phat sinh Dé cạnh tranh được lành mạnh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất
chè ở trong va ngoại tỉnh cũng như việc muốn chiếm được thị phần trên thị
trường đòi hỏi phải cạnh tranh về giá và chất lượng chè, nâng cao được chấtlượng và hạ thấp giá thành sản pham Vi vậy ngành chè của huyện cần phải quyhoạch phát triển cây chè xuất phát từ những yêu cầu sau:
- Quy hoạch là sự đòi hỏi tất yếu của quá trình phát triển
Trong thời gian qua diện tích trồng chè của huyện có nhiều sự thay đồi,năng suất, chất lượng cũng đều tăng nhưng bên cạnh nó vẫn còn những bấtcập trong công tác trồng và chế biến chè đòi hỏi tổ chức, xắp xếp lại sao chophù hợp với yêu cau phát triển dai hạn của ngành Xuất phát từ những lợi íchcủa cây ché dem lại mà huyện đã có những chương trình, dự án nhằm quyhoạch va phát triển cây ché Do nhu cầu dùng chè ở trong nước cũng như trênthế giới ngày càng nhiều Chính vì vậy mà huyện phải quy hoạch đề đáp ứng
được hiệu quả kinh tế, tăng năng suất và đảm bảo chất lượng.
11
Trang 22Hiệu quả kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu mong muốn hàng đầu của
huyện Để đáp ứng được các mục tiêu mang tầm vĩ mô ngành chè của huyện
Hoàng Su Phi phải giải quyết được các mục tiêu cụ thé như: Tăng diện tích trồng
chè, tăng năng suất và sản lượng chế biến góp phan làm tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân trồng chè, đồng thời giải quyết được một lượng lao
động thất nghiệp ở địa phương và công nhân trong các hợp tác xã chế biến chè,thu được lợi nhuận tăng thu nhập cho địa phương Tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở
chế biến, các dây chuyền sản xuất tiên tiến dé tạo ra các sản phẩm dam bao chat
lượng, đáp ứng nhu câu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước
+ Tăng năng suất: Do đặc tính của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất nhiều vào đất đai và các điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu Nhưng
trong đó đất đai thì có hạn, diện tích đất dùng trong nông nghiệp ngày càng bịthu hẹp, do sử dụng đất là nhà ở và cho sản xuất công nghiệp Thời tiết luônbiến động bắt thường thiên tai hạn hánh thường xuyên xảy ra Vì vậy cần phảiđầu tư thâm canh có chiều sâu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu trồng,
chăm sóc, chê biên dé tăng năng xuât trên một đơn vi diện tích.
+ Nâng cao chất lượng:Chất lượng chè là một trong những yếu tô hàngđầu trực tiếp tác động tới giá và việc thâm nhập thị trường Muốn có sảnphẩm đạt chất lượng đòi hỏi khâu chế biến phải tốt, chất lượng tốt sẽ hap dan
và cạnh tranh được trên thị trường Hơn nữa sẽ đưa sản phẩm thâm nhập được vào các thị trường khó tính đòi hỏi khắt khe nhất Biện pháp dé nâng cao chất lượng là nâng cấp các nhà máy hiện có, lắp đạt dây truyền sản xuất hiện đại đảm bảo chế biến hết chè búp tươi được thu hái.
+ Tăng thu nhập cho người dân: Không ai hết chính những người trồngchè sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cây chè Mức thu nhập bình quân của mỗi
người dân nông thôn rất thấp, cho nên việc tăng năng suất cây chè dẫn đến thu
12
Trang 23nhập ổn định dé đảm bảo cuộc sống cho người lao động nông thôn Thu nhập
mà 6n định thì người lao động mới tập chung vào sản xuất tạo ra nguyên liệu
cho các nhà máy sản xuât chê biên.
Quy hoạch phát triển sản xuất chè sẽ giải quyết được tốt các vấn đề vềlao động việc làm cho lao động ở vùng nông thôn, giúp họ ôn định được cuộcsống lâu dai, gắn bó với cây chè Từ đó người dân có thé nâng cao mức thunhập của mình vì cây chè so với cây trồng vật nuôi khác có giá trị kinh tế caohơn rât nhiêu.
+ So sánh hiệu quả kinh tế với các cây trồng khác: So với các loại câytrồng khác thì cây chè chiếm tỷ trọng lớn cả về năng suất, giá trị kinh tế vàdiện tích đất trồng Theo thống kê năm 2013 của Phòng nông nghiệp huyện
sản lượng của cây chè chiếm 46% đứng thứ 2 sau sản lượng của cây ngô Cây ngô là cây lương thực chính của đồng bao dân tộc, cây chè giúp cho người dân tăng thêm thu nhập, xoá đói giảm nghèo đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn
So với các cây công nghiệp khác.
13
Trang 24Sản lượng (tắn)
E Chè Shantuyết mCaythaoqua #Câyngô Cây ăn quả
2%
Hình 1.1: So sánh sản lượng cây chè với các cây công nghiệp khác
(Nguồn: Niên giảm thong ké huyén Hoang Su Phi)
+ Giải quyết tot các vấn dé xã hội: Van đề đầu tiên nói đến đó là giải
quyết lao động thất nghiệp ở vùng nông thôn, nơi mà có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong cả nước nói chung và của huyện Hoàng Su Phì nói riêng Người dân tham gia vao lao động sản xuất sẽ giảm bớt được các tệ nạn xã hội trong địa bàn dân cư Ngoài ra quy hoạch còn là căn cứ để dự báo cho kế hoạch kỳ sau.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch
1.3.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Nhân tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất
chè Các yếu tố như lượng mưa, khí hậu, nhiệt độ, đất đai là các yếu tố quantrọng tác động đến chất lượng và năng suất của cây chè Huyện Hoàng Su Phìnói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung là nơi có điều kiện tự nhiên hoàn toànthích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây chè đặc biệt là giống chè
Shan tuyết lá to.
14
Trang 25- Vi trí địa ly
Hoàng Su Phi là một huyện mién núi cao, thuộc tiêu vùng II (vùng caonúi đất) của tỉnh Hà Giang và nằm về phía tây của tỉnh Trung tâm huyện làthị tran Vinh Quang cách thị xã Ha Giang hon 100 km theo đường quốc lộ số
2 và tỉnh lộ 177.
- _ Phía bắc giáp tỉnh Quang Nam - Trung Quốc
- _ Phía nam giáp huyện Bắc Quang
- _ Phía đông giáp huyện VỊ Vuyên.
- _ Phía tây giáp huyện Xin Man
Huyện Hoàng Su Phì có diện tích tự nhiên là 63.281,8 ha, gồm 25 xã (trong đó có 01 thị trấn và có 04 xã giáp danh giới với Trung Quốc (theo tài
liệu “Quy hoạch phát triển tong thé của huyện từ 1997 - 2010”) Nằm ở độ
cao 1.500 mét so với mực nước biến, không khí nơi đây luôn trong lành và
lạnh quanh năm Huyện Hoang Su Phi là 1 trong 5 huyện có diện tích trồngchè lớn nhất của tỉnh Hà Giang
Vì vậy Hoàng Su Phì là một huyện thuộc huyện biên giới (có khoảng
34 km đường biên giới với Trung Quốc), giữ một vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của Quốc Gia
- Khi hậu
Chịu nhiều khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ầm, mưa nhiều, hàng nămchịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa nên thường xuyên bị mưa bão,có 2 mùa
rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20,8°C, cao nhất là 26,7°C, thấpnhất là 13,2°C Lượng mưa trung bình năm là 1.698mm, phân bố không đềutập trung từ tháng 5 đến tháng 9 Độ âm không khí bình quân là 86% ngoài ra
15
Trang 26huyện còn chịu hiện tượng sương muôi, gió lôc, mưa đá và lũ lụt gây ảnh hưởng xâu đên sản xuât nông - lâm nghiệp của vùng Nhưng nhìn chung là
vùng có khí hậu tương đối thích hợp với cây chè đặc biệt là chè Shan tuyết
- Dia hình
Huyện Hoàng Su Phi có địa hình bi chia cắt bởi hai mach hệ thống núi,
hệ thống các dãy núi Tây côn lĩnh năm ở phía tây của tỉnh Hà Giang có độ cao trung bình từ 1000 - 2000m Khu trung tâm huyện ly nằm ở khu vực hai
sườn núi của hai hệ thống núi trên có độ cao trung bình từ 800m đến 1200m
- Đất dai
Tổng diện tích tự nhiên là 63.261.82ha, trong đó: Dat sản xuất nôngnghiệp 13.481,92ha, đất lâm nghiệp 41.078,19ha, đất thủy sản 9,38 ha, đất phi
nông nhiệp 1.954,26 ha, đất chưa sử dụng 6.738,07 ha.
Đất của huyện chủ yếu là đất Ferelit màu vàng đỏ phát triển trên đá
biến chất, philit và mêca được chia thành 6 nhón chính (theo số liệu được điều
tra của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Việt Nam) Nhóm dat phù sa
có diện tích 227ha, phân bố tập trung ven sông Chay, sudi Nam Khỏa và cáccon suối khác Nhóm đất xám có diện tích 60.347ha phân bố rải rác ở tất cảcác xã trong huyện có thành phần cơ giới nhẹ và trung bình Nhóm đất mùnAlit trên núi cao có điện tích là 1.316 ha, nằm tập trung tại các xã Đản Ván,
Tùng San, P6 Lỗ và Thèn Chu Phin những vùng đất này có hàm lượng dinh dưỡng khá nhưng tầng đất mỏng dễ bị rửa trôi, xói mòn Những vùng đất này
thích hợp trồng chè Shan tuyết do có chất dinh dưỡng tốt mùn cao, hàm lượng
lân và đạm cũng khá tại Nậm Ty hàm lượng mùn trên 4%.
Nhìn chung điều kiện đất đai, nước, thời tiết khí hậu của huyện thíchhợp cho việc sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng (trong đó đặc biệt
có cây che).
16
Trang 271.3.2.Các yếu tố về lao động
Nhân tố con người có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển kinh
tế xã hội nói chung và cũng là nhân tố quan trọng trong phát triển sản xuấtchè nói riêng Lao động trong sản xuất chè bao gồm lao trộng trong trồng chè,chế biến, tiêu thụ Dé đạt được năng suất ngoài nhân tố khoa học kỹ thuật,công nghệ chế biến thì vai trò của lao động có kỹ năng và trình độ trong cả 3khâu trồng, chế biến, tieu thụ lí rất quan trọng Nguồn lao động của huyện đồi
dào song chủ yêu là người dân tộc phân bố không tập trung còn nhiều hạn chế
về khoa học kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành chè của huyện.
- Dân số: tổng dân số toàn huyện có 61.740 người với 12.532 hộ Baogồm 12 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Nùng chiếm đa sô 37.99%, Dao21,58%, Tày 14,05%, Mông 12,41% còn lại là các dân tộc khác như Hoa,
kinh, La Chí, Cờ Lao, Phy Lo, Mường do ảnh hưởng của địa hình đôi núi
nên việc phân bố dân cư ít tập chung Toàn huyện cú 24 xã, 1 thị tran va 199 thôn bản Số hộ nghèo là 5028 hộ, chiếm 40,67% hộ cận nghéo 1.670 chiếm
13,5%, hộ trung bình, khá, giầu 5.666 hộ chiếm 45,83%, số hộ nghèo, cậnnghèo chiếm tỷ lệ lớn 54,17%
- Lao động: Toàn huyện có 36.580 người chiếm 59,25% dân số toàn huyện, trong đó lao động chính chiếm 63%, lao động phụ chiếm 37%, lao
động nông thôn chiếm 90%
Do tập quán sinh hoạt lạc hậu, trình độ dân trí không đồng đều, kinh
nghiệm sản xuất chưa cao, đầu tư thâm canh hạn chế; mức sống của người dân nông thôn chưa cao, thu nhập chủ yếu từ cây lúa, thu ngân sách trên địa
bàn thấp, trên 90% trợ cấp ngân sách từ cấp trên
1.3.3 Nhân tố khoa học kỹ thuật
17
Trang 28Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp quyết định tới năng suất, chat lượng
của cây chè Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng
suât, nâng cao chât lượng sản phâm chè.
Giống chè: Hiện nay có nhiều giống chè khác nhau nhưng ở huyệntrồng chủ yếu là giống chè chè Shan tuyết, chè trung du Đây là các giỗngchè có năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu chế biến đa dạng các loại sảnphẩm phục vụ cho tiêu thụ trong nước và xuất khâu, phù hợp với điều kiện tựnhiên, kinh tê xã hội của huyện.
Cây chè shan là một loài cây thân gỗ lớn, lá to, răng cưa sâu, búp lớn, tôm
chè có lông trắng như tuyết, năng suất búp cao, chat lượng tốt Cây lớn, tán rộng,hỗn giao với cây rừng, tuổi thọ cao, chè shan vừa là cây trồng nông nghiệp vừa
là cây rừng, nó có tác dụng phủ xanh đất trong đôi núi trọc, cải tạo đất.
Kỹ thuật canh tác: áp dụng đúng kỹ thuật về trồng chè, chăm sóc và háichè Thiết kế xây dựng nương trồng chè cần đảm bảo: thuận lợi cho đi lạichăm sóc, chống xói mòn bảo vệ môi trường: với những vùng đất trống, trọc
có thể thiết kế khu chè, lô chè, băng chè Với vùng đất tốt có nhiều cây thứ
sinh mọc như Tế, Guột, Sim, Mua tuyệt đối không được phá nương đốt rẫy
mà cần phát băng đường đồng mức để bảo vệ đất chống xói mòn Thực hiệnbón phân khoáng cân đối, đa yếu tố trên nền phân hữu cơ day đủ dé đảm bảo
năng suất, chất lượng cao, an toàn thực phẩm Áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh, cải tạo vườn chè xuống cấp Tuy nhiên do tập quán canh tác tự
nhiên, điện tích chè có nhiều khoảng trống, khó trồng dặm, do nhân dân trồng
theo kiểu chè rừng; chẻ chưa được đón, hái theo kỹ thuật; đất không được cải
tao, do vậy năng suất còn thấp và không ồn định
Ky thuật chê biên: Toàn huyện có 25 cơ sở chê biên chẻ, các cơ sở chê
biến này đáp ứng yêu cầu sản xuất trong thời vụ chè, tiết kiệm được chi phí
18
Trang 29và nhân công, tuy nhiên công nghệ, kỹ thuật của một số cơ sở chất lượng chưa
cao làm ảnh hưởng đến chất lượng chè Các Hợp tác xã sản xuất chế biến chè,
có khả năng sản xuất các sản pham có chất lượng đạt tiêu chuẩn tập trung chủyếu tại 2 xã: Thông Nguyên, Nậm Ty, về nguyên liệu chế biến phụ thuộc vào
việc mua của nhân dân hoặc mua lại của các cơ sở nhỏ Những năm gần đây công tác chế biến trên địa bàn huyện đã có chuyền biến tích cực: Đã có một
số dây truyền công nghệ sản xuất, thiết bị hiện đại tạo ra được các sản phẩm chè có chất lượng cao được thị trường chấp nhận, các Hợp tác xã đã chú trọng
vào đầu tư đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm nên đã tạo và mở rộng
thị trường tiêu thụ trong nước.
1.3.4 Khả năng về nguôn vôn
Dé phát triển sản xuất chè việc huy động vốn đầu tư là rất quan trọng.Hiện nay huyện Hoàng Su phì đang nỗ lực trong việc huy động mọi nguồnvốn từ ngân sách Nhà nước, các dự án, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệptrong và ngoài nước dau tư cho phát triển ngành chè Huy động vốn tự có, vốn
vay ngân hàng từ các hộ gia đình, cá nhân tham gia góp vốn liên doanh, liên
kết phát triển các xưởng chế biến, đầu tư thâm canh vùng chè Ngân sách nhà
nước hỗ trợ lãi suất vay vốn theo Nghị quyết 47 của HĐND Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho chè Shan tuyết Hoàng Su Phì bằng các nguồn vốn sự nghiệp khoa
học năm 2014, 2015 của huyện được tỉnh phân bổ
1.3.5 Hệ thống chính sách hỗ trợ
Đề phát triển sản xuất chè của huyện đạt mục tiêu đã đặt ra thì cần phải
có hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển chè Như vậy yếu tố chính sách là yếu
tố không thé thiếu được trong quá trình sản xuất chè Huyện đã có chính sách
hỗ trợ cho công tác phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng đường giao thông,đường điện chính và hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp nhà xưởng, chuyênđổi công nghệ chế biến., hỗ trợ kinh phí cho điều tra, xác định vùng nguyên
19
Trang 30liệu cho các cơ sở chê biên Chính sách ho trợ cho sản xuât, chê biên và tiêu thụ chè, xuât khâu hàng hóa; tuyên truyên, quảng bá giới thiệu sản phâm; xúc tiên thương mại.
1.3.6 Điều kiện thị trường
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng liên quan đến phát triển sản suất chè.Chúng ta phải dự báo nhu cầu tiêu thụ chè trong cả nước và xuất khâu Trongnhững năm tới nhu cầu của thị trường ngày càng lớn do dân số tăng lên, thói quen
uống trà của người dân, lợi ích của việc uống chè kích thích nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ chè tăng Tuy nhiên trong những năm qua thị trường tiêu thụ, giá sản
phẩm chè không 6n định dẫn đến không khuyến khích được người dân đầu tưthâm canh, khi thương nhân Trung Quốc vào mua chè thành phẩm không yêu cầu
về chất lượng, mẫu mã người dân thu hoạch quá mức (năm 2007 giá chè vàng cólúc nên đến 40.000 đồng/kg) hoặc người dân không thu hái khi giá thấp (cuối năm
2008 giá mua nguyên liệu chỉ đạt khoảng 2.000 đồng/kg chè búp tươi) dẫn đếnlàm giảm năng suất, sản lượng chè
1.4 Kinh nghiệm tổ chức, quy hoạch sản xuất chè ở một số địa phương
1.4.1 Tỉnh Lâm Đồng:
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất của nước ta, với khoảng
23,9 ngàn ha, chiếm gần 19% diện tích chè cả nước; sản lượng chẻ búp tươi đạt
gần 172 ngàn tấn, sản lượng xuất khẩu gần 10.000 tấn Thu nhập từ một ha chè của Lâm Đồng cao nhất nước, trên 280 triệu đồng/ha, đứng đầu về giá xuất khâu.
Lâm Đồng hiện cũng sở hữu nhiều cái “đầu tiên” trong sản xuất và chế biếnchè như: Là tỉnh có doanh nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ sinh học dé làm rasản phẩm chè đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm; mô hình “Du lịch sinh thái chè”
đầu tiên xuất hiện và phát triển bền vững trên đất Lâm Đồng: là địa phương đầu
20
Trang 31tiên trong cả nước tô chức Lê hội Văn hóa Trà Với những “cái nhât đó”, trà
Lâm Đồng góp phan quan trọng hình thành sản phẩm văn hóa chè Việt.
Giữa tháng 3/2013, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ký quyết định phê duyệt Quyhoạch vùng sản xuất rau và vùng sản xuất chè tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm
2020 Một trong những quan điểm về phát triển của UBND tỉnh Lâm Đồng đưa ratại quyết định phê duyệt này là: “Phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu qua,gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ Từng bước xây dựng các vùng sản xuất rau,
chè an toàn tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ”.
Theo quy hoạch này, tổng vốn đầu tư của chương trình lên đến 1.479 ty
448 triệu đồng: trong đó, vốn quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn chiếm 839 tỷ
528 triệu đồng: thời gian thực hiện là từ 2013 đến 2020 Mục tiêu được đặt ra cho
vùng chè an toản của tinh Lâm Đồng đến năm 2020 là: điện tích chè an toàn đạt23.000ha (chiếm 90% diện tích chè toàn tinh), năng suất bình quân 100 ta/ha, sảnlượng đạt 230.000 tấn chè búp tươi/năm
1.4.2 Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn của
cả nước, chỉ đứng sau tỉnh Lâm Đồng Từ lâuThái Nguyên đã nổi tiếng vớivùng ché Tân Cương nam ở phía Tây thành phố Thái Nguyên Do thiên nhiên ưu
đãi về thô nhưỡng đất đai, nguồn nước, thời tiết khí hậu, rất phù hợp với cây chè.
Vì vậy nguyên liệu chè búp tươi ở Thái Nguyên có phẩm cấp, chất lượng rất cao
Theo phân tích của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền Núi phía Bắc, chất lượng nguyên liệu chè Thái Nguyên có ưu điểm khác biệt với chất lượng nguyên liệu của các vùng chè khác Từ những đặc điểm phẩm chất trên, nguyên
liệu chè Thái Nguyên có nội chất đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu để sảnxuất chè xanh chất lượng cao Nếu như năm 1997 cả tỉnh mới có 10.952 ha chè;năng suất bình quân đạt 31,48 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 25.540 tan; đến
21
Trang 32năm 2009, diện tích là là 17.309 ha, năng suất đạt 98,96 tạ/ha; sản lượng đạt
158.702 tấn.
Năm 2009 xuất khẩu đã đạt bình quân 53 triệu đồng/ha Hiện nay, sản
phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trường: Mỹ, Canada, Trung Quốc,
an độ, Đài Loan Năm 2009, toàn tinh đã xuất khâu được 5.980 tấn, chiếm gần19% sản lượng chẻ búp khô của toan tinh Số ngoại tệ thu được7,098 triệu USD,tăng 8,9% so với cùng kỳ Đối với thị trường trong tỉnh, sản lượng chè tiêu thụ
chiếm trên 81% sản lượng của cả tỉnh Trong đó, nhu cầu tiêu thụ chủ yếu tập trung vào 2 loại chẻ chính là: chè xanh và chè đen, phục vụ cho tiêu dùng hằng
ngày của nhân dân; loại thu hái để chế biến nâng cao chất lượng xuất khâu và bán
trong nước Hiện có 30 doanh nghiệp đăng ký chế biến, tiêu thụ chè cho nông dân,
trong đó có 11 doanh nghiệp thường xuyên hoạt động thu mua (các doanh nghiệp
còn lại hoạt động không thường xuyên, do không thu mua được nguyên liệu), chếbiến hàng năm khoảng trên 50 nghìn tan, chiếm 30% tổng sản lượng toàn tỉnh,chủ yếu là chè đen và chè xanhbán thành phâm Số còn lại được chế biến thủ côngtrong dân.
Dé chè Thái Nguyên thực sự phát triển bền vữngngày 31 tháng 8 năm 2011
UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2214/QD/UBND phê duyệt Đề án nâng
cao năng lực sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè tinh Thái Nguyên giai đoạn 201
1-2015 với 5 giải pháp và 3 dự án ưu tiên Cụ thê trên các phương diện:
- Quy hoạch: Vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến: theo tỷ lệ 80% sản
phẩm ché xanh và 20% sản phẩm chè đen; Vùng chè xanh đặc sản, tỉnh quy hoạchvùng sản xuất tập trung tại các vùng chè: thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông
Công và các huyện Đại Từ, Đồng Hy, Phú Lương Quy hoạch sản xuất chè an
toàn theo tiêu chuân
22
Trang 33- Chuyên đổi cơ cầu giống: Tinh chủ trương tiếp tục mở rộng diện tích gắn với
chuyên đôi cơ cấu giống chè, trồng mới và trồng lại 4000 ha chè, giảm diện tích
chè giống Trung Du xuống chỉ còn từ dưới 40% tổng diện tích.
- Chế biến: Đánh giá lại năng lực thiết bị, công nghệ của các cơ sở chế biến,
khả năng cung cấp nguyên liệu của các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, chỉ cấpphép hoạt động cho các cơ sở chế biến chứng minh đủ khả năng cung cấp nguyênliệu, khuyến khích các xưởng chế biến quy mô nhỏ tại các trang trại, hộ trồng chè
đầu tư chế biến theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ công tinh xảo dé tạo ra
sản phâm đặc sản truyên thông.
- Thâm canh tăng năng suất, chất lượng vùng chè: Ngành nông nghiệp - phát
triển nông thôn tỉnh phối hợp với ngành khoa học - công nghệ xây dựng các mô
hình sản xuất quy mô từ 30 - 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ
thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao, sé lượng lớn Xây dựng 100% diện
tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng
thực hành nông nghiệp tốt (VietGap)
- Phát triển thương hiệu: giai đoạn 2011- 2015, Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư và phát triển thương hiệu "Chè Thái Nguyên", hỗ trợ nâng cấp
năng lực thị trường cho người sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển
vùng nguyên liệu và chế biến chè
Với chính sách và định hướng của tỉnh, ngành chè tỉnh Thái Nguyên phát triển
bền vứng dần chiếm lĩnh được thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế.
1.4.3 Tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất,sản lượng chè tươi với 75 cơ sở chế biến chè có công suất từ một tấn búptươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công
23
Trang 34suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày Tuy nhiên, tinh Phú Tho van mới
chỉ đáp ứng được khoảng 36% nhu cầu nguyên liệu của các cơ sở chế biến Tình
trạng tranh mua, tranh bán xảy ra thường xuyên từ nhiều năm nay và không ít cơ
sở chế biến đã phải đóng của hoặc sản xuất cam chừng vì thiếu nguyên liệu.
Đề khắc phục tình trạng khan hiếm nguyên liệu chè, tỉnh Phú Thọ đang rà
soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gan với vùng nguyên liệu, đối mới công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm Tỉnh cũng đã quy hoạch các vùng chè, tập trung chủ yếu ở các huyện trọng điểm đồng thời, quyết định
dành ngân sách trên 26,3 ty đồng hỗ trợ nông dan mua phân bón và chuyên đổi
sang trồng các giống chè mới và giúp các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu quảng bá san pham.Theo đó, có 70 - 80% diện tích trồng bằng giống mới đủ điều
kiện đề sản xuất chè an toàn, có 2.000 ha được cấp giấy chứng nhận sản xuất theoquy trình an toàn; xây dựng 3-5 doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè an toàn cósản phâm đạt tiêu chuẩn, có thương hiệu sản phẩm chè Phú Thọ Còn lại 50% số
cơ sở khác áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến, tiến tới hình thành hệ thống kiểm soát, giám sát chất lượng toàn hệ thống chè của tỉnh Từ định hướng này, tỉnh tập trung đầu tư thâm canh, cải tạo để nâng năng suất lên 150 - 200 tạ/ha, xây dựng quy chế quản lý gắn vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến; phát triển vùng chè đặc sản (hiện đã có khoảng 200 ha); tập trung tăng cường quản lý chất
lượng và khuyến khích đầu tư chế biến chè chất lượng cao, chè đặc sản Tỉnh Phú Thọ phan dau, đến năm 2015 giữ ôn định diện tích trồng chè trên 15.500
ha; có 70% diện tích chè được trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè
búp tươi đạt 9,5 tan/ha, tăng 1,5 - 2 tan/ha góp phan nâng sản lượng chè búp tươitoàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tắn; có 75 cơ sở chế biến có hợp đồng với vùng
nguyên liệu đồng thời, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu - cơ sở chế
biến - tiêu thụ
1.5 Phương pháp nghiên cứu
24
Trang 351.5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quy hoạch, tô chức, quản lý sản
xuất ngành chè của huyện?
- Thực trạng vê sản xuât, chê biên, tiêu thụ chè của huyện Hoàng Su
Phì ?
- Tại sao cây chè là cây công nghiệp mũi nhọn mang đem lại hiệu quả
kinh tế lại không phát triển hết tiềm năng và thế mạnh của mình ?
- Giải pháp cụ thé nào dé quy hoạch cây chè phát triển đem lại nguồn thu cao cho các hộ trồng chè cũng như nguồn ngân sách của huyện?
1.5.2 Phương pháp phân tích và tong hợp tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên
cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận
hệ thống Phương pháp này giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liênquan đến lĩnh vực nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã thu thập
và nghiên cứu trên các tài liệu: các văn kiện của Đảng và Nhà nước, báo cáo
của địa phương từ cấp sở, ban, ngành của huyện, của tỉnh và các nguồn khác:sách , báo, tạp chí, tài liệu khoa học và các kết quả nghiên cứu của các tác giả,các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, số liệu từ cá ấn phẩm vàcác website chuyên ngành Qua tổng hợp phân tích tài liệu, từ đó hình thành
các giả thuyết khoa học, xác định các mục tiêu nghiên cứu và tiến trình
nghiên cứu.
1.5.3 Phương pháp sử dụng công cụ phân tích SWOT
SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu van đề của sựviệc, SWOT là tập hợp viết tắt những chứ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threat (Nguy cơ, thách thức) Thông qua phân tích SWOT chúng ta nhìn thấy
25
Trang 36rõ kế hoạch cũng như các yếu tốn chủ quan và khách quan ảnh hưởng tích cự
hoặc tiêu cực đến kế hoạch đặt ra Trong quá trình xây dựng kế hoạch, phân
tích SWOT đóng vai trò là một công cu căn bản và hiệu quả cao cho ta cái nhìn tông thê của vân đê.
Trong đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng công cụ đề tìm hiểu phân tíchcác yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong , những điểm mạnh, điểm yếu ảnhhưởng và tác động đến sự phát triển ngành chè của huyện Hoàng Su Phì tỉnh
Hà Giang Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ để
đưa ra lựa chọn các giải pháp nhằm xây dựng bản quy hoạch ngành chè của
huyện.
26
Trang 37CHUONG 2: THUC TRẠNG XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT
TRIÊN NGÀNH CHÈ 2.1 Thực trạng phân bố cây chè, các cơ sở chế biến của huyện và mối
quan hệ giữa chúng
2.1.1 Thực trạng phân bố cây chè
- Về diện tích: Cây chè được phân bốtrên địa bàn 21 xã thuộc huyện,
năm 2012 huyện có 4.277,6 ha, tăng 821,4 ha so với năm 2009 Diện tích cho
sản phẩm năm 2012 đạt 3.162,9 ha chiếm 73,9% tổng diện tích chè hiện có.Diện tích trồng chè tập chung có mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên có 3.972 ha,chiếm 92,8% diện tích
Diện tích (ha)
ñ Chè Shan tuyết Câythảoquả mCayngd Cây ăn quả
Hình 2.1: So sánh diện tích cây chè với các cây công nghiệp khác
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phi)
So với các cây trồng khác trong huyện thì Chè Shan tuyết chiếm diệntích lớn nhất Mặc dù cây ngô là cây lương thực rất cần thiết và là thức ăn
chính của đồng bào các dân tộc nhưng diện tích vẫn đứng sau cây chè Qua đó
27