1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quy hoạch phát triển cán bộ công chức tỉnh Sơn La

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy hoạch phát triển cán bộ công chức tỉnh Sơn La
Tác giả Vũ Ngọc Hiếu
Người hướng dẫn TS. Bùi Đại Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 30,27 MB

Cấu trúc

  • MỞ DAU (11)
    • 5. Kết cấu của luận văn (13)
    • Chương 3. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển cán bộ, công chức (13)
  • TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA (14)
  • THỰC TIEN VE CÔNG TÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIÊN (14)
  • CÁN BỘ CÔNG CHỨC (14)
    • 1.1.2. Kết quả nghiên cứu và khoảng trong nghiên cứu (16)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức và công tác quy hoạch phát triển (17)
      • 1.2.6.3. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát sau quy hoạch (35)
    • 1.3. Cơ sở thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cán bộ công chức do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở một số tỉnh (35)
    • trên 50 tuổi 10 đồng chí chiếm 5,7 %; trình độ lý luận chính tri: cao cấp, cử (35)
  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • Chương 1: Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích dé phân tích các số liệu của các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên để đối chiếu so sánh với tỉnh Sơn (41)
  • THỰC TRANG CONG TÁC QUY HOẠCH PHAT TRIEN CÁN BỘ CÔNG CHỨC DO BAN THƯỜNG VỤ TỈNH SƠN LA (44)
  • QUAN LÝ GIAI DOAN 2015 - 2020 (44)
    • 3.1. Tổng quan về tỉnh Sơn La 1 Đặc điểm tự nhiên (44)
    • 3.2. Thực trạng quy hoạch phát triển cán bộ công chức diện Ban Thường (49)
      • 3.2.1. Thực trạng về nội dung quy hoạch 1. Đối tượng thực hiện quy hoạch (49)
        • 3.2.1.2. Xây dựng Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch (50)
  • PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIEU VÀ NHỮNG GIẢI PHAP CHỦ YEU NHẰM HOÀN THIỆN CHAT LƯỢNG QUY HOẠCH PHAT TRIEN (82)
  • TINH UY QUAN LÝ GIAI DOAN 2020 - 2025 VA TAM NHÌN 2030 (82)
    • 4.2.5. Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển can bộ theo (91)
    • 4.2.7. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thong chính trị và quần chúng trong quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt (98)
  • KET LUẬN (101)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

Thực hiện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn và mục tiêu của đại hội Đảng lần thứ X, tỉnh SơnLa trong những năm qua đã thường xuyên quan tâm chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển CBCC, đã

MỞ DAU

Kết cấu của luận văn

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch phát triển cán bộ công chức

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Thực trạng công tác quy hoạch phát triển cán bộ, công chức

thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La quản lý giai đoạn 2015 - 2020

Chương 4 Phương hướng, mục tiêu và những giải pháp chủ yếu hoan thiện chất lượng quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thuộc diện BanThường vụ Tỉnh ủy Sơn La quản lý giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn 2030.

CÁN BỘ CÔNG CHỨC

Kết quả nghiên cứu và khoảng trong nghiên cứu

Xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng là vấn đề đã được nhiều tác giả ở trong cũng như ngoài nước nghiên cứu Đến nay, đã có nhiều công trình đề tài, luận văn, luận án, bài viết về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt hoặc cán bộ diện BTV tỉnh, huyện ủy quản ly được công bé với các phạm vi và mục đích khác nhau.

Các công trình khoa học đã nêu trên tiếp cận công tác xây dựng và quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ nhiều cách và góc độ khác nhau Các tác giả với tư cách là những chủ thể sáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích khái quát đều cố gang giải quyết những vấn dé của việc xây dựng đội ngũ cán bộ với những mức độ khác nhau, cụ thể như sau:

Một là, các tác giả đã tập trung phân tích khái niệm, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan của hệ thống chính trị nước ta với nét đặc thù riêng Điều này đã giúp cho chúng ta hiểu biết rõ hơn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và cán bộ trong quy hoạch trong các cơ quan của hệ thống chính trị ở nước ta.

Hai là, các tác giả đã đưa ra những định nghĩa về công tác cán bộ, trong đó có quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính tri Nhận thức được vai trò của công tác QHCB, xác định được nguyên tắc, phương pháp và quy trình quy hoạch sẽ giúp cho các đơn vị trong hệ thống chính trị nước ta xây dựng, triển khai kế hoạch về QHCB được đúng người có đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu công việc.

Ba là, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CBCC và công tác QHCB lãnh đạo thời gian qua, các tác giả đã rút ra được những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó đưa ra được quan điểm và các giải pháp hoàn thiện quy QHCB lãnh đạo trong giai đoạn tiếp theo.

Các công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung đã đề cập đến công tác QHCB trong hệ thống chính trị ở nước ta từ cấp Trung ương đến cấp địa phương, đã góp phần làm rõ hơn về công tác QHCB và kinh nghiệm giữa công tác cán bộ và công tác QHCB Những kết quả đó có ý nghĩa to lớn đối với việc đổi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh dao Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác quy hoạch cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015 - 2020 Vì vậy, tác giả đã lựa chọn dé tài “Quy hoạch phát triển cán bộ công chức tỉnh Sơn La” cần phải tiếp tục giải quyết, nhằm góp phan làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của van đề này.

Luận văn sẽ kế thừa, tiếp thu một cách có chọn lọc các công trình, đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan về công tác QHCB, đồng thời luận văn sẽ tập trung nghiên cứu sâu những vấn đề lý luận, thực tiễn của công tác QHCB thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Sơn La giai đoạn hiện 2015-2020.

Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức và công tác quy hoạch phát triển

1.2.1 Khái niệm về cán bộ, công chức

Tùy thuộc vào đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội va cơ cau bộ máy nhà nước của mỗi quốc gia mà phạm vi CBCC được xác định khác nhau.

Tuy không có một quan niệm chung về cán bộ, công chức cho tất cả các quốc gia, nhưng các yêu tô chung cơ bản của quan niệm CBCC đều được các quốc gia đề cập tới, đó là:

- Những người được tuyên dung và bồ nhiệm làm một công việc trong cơ quan Nhà nước;

- Được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Ở nước ta, khái niệm “cán bộ, công chức” cũng đã được sử dụng từ lâu.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (2005) “cán bộ, công chức” được hiểu là “người làm việc trong cơ quan nhà nước, được ngân sách nhà nước trả lương” Dần dần, khái niệm “cán bộ, công chức” được bổ sung, hoàn thiện dần cho phù hợp với xu thé phát triển của đất nước.

Do những điều kiện lịch sử nhất định, suốt một thời gian dai trong đời sống chính trị - pháp lý ở Việt Nam tồn tại một tập hợp khái niệm “cán bộ, công nhân, viên chức” không có sự phân biệt rạch ròi từng khái niệm cũng như quy chế pháp lý đối với từng nhóm Pháp lệnh cán bộ, công chức năm

1998 (sửa đổi bố sung năm 2003) có đề cập tới ba đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức, nhưng không thể hiện rõ ai là cán bộ, ai là công chức, ai là viên chức mà quy định chung các đối tượng “cán bộ, công chức” là công dân

Việt Nam, trong biên chế Đây là một hạn chế của Pháp lệnh cán bộ, công chức. Đến năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ xây dựng và trình Quốc hội thông qua “Luật Cán bộ, công chức”.

Năm 2008, Luật Cán bộ, công chức đã được ban hành (có hiệu lực từ ngày

01/01/2010) Luật quy định cán bộ, công chức là những đối tượng sau:

“Cán bộ là công dân Việt Nam, được bau cử, phê chuẩn, bồ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan cua Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây goi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước ` (Luật cán bộ công chức 2008).

Như vậy, đến nay khái niệm cán bộ đã được quy định cụ thé, rõ rang, xác định rõ nội hàm: cán bộ bao gôm những người trong biên chê Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính tri xã hội, các doanh nghiệp nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở và đây là những người giữ chức vụ trong cơ quan, tổ chức của mình.

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bố nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tinh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quan lý của don vị sự nghiệp công lập cua Dang Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây được gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh dao quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bao đảm từ quỹ lương cua đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” (Luật cán bộ công chức 2008).

Từ quy định trên, ta thấy khái niệm công chức theo pháp luật Việt Nam có điểm khác biệt lớn so với các nước, công chức không chỉ bao gồm những người làm việc trong hệ thống hành chính nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc cho các tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội: các Ban Xây dựng Đảng, các tô chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân Đây là đặc trưng cơ bản nhất của công chức

1.2.2 Khái niệm quy hoạch phát triển cán bộ công chức

Từ điển Hán - Việt, Nxb Văn học, Hà Nội, năm 2003 của Nguyễn Lân định nghĩa: "Quy hoạch là việc lập kế hoạch dài hạn căn cứ vào các phép tắc,quy chế và quy cách đã có".

Trong Từ điển tiếng Việt (2006) Nxb Đà Nẵng nêu: Quy hoạch là "bố trí, sắp xếp theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho lập kế hoạch dài han, guy hoạch các vùng kinh tế, quy hoạch trị thủy một con sông, quy hoạch dao tao cán bộ ".

Theo đó, có thể hiểu quy hoạch theo nghĩa thông thường là bố trí, sắp xếp toàn bộ các đối tượng quản lý theo một trình tự hợp lý, đáp ứng yêu cầu nào đó trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch cu thé, dai han va ngan han.

Cơ sở thực tiễn công tác quy hoạch phát triển cán bộ công chức do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở một số tỉnh

1.3.1 Tình hình công tác quy hoạch phát triển cán bộ công chức do Ban

Thường vụ Tinh ủy quan lý ở tinh Điện Biên

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh uỷ, 100% các huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ cấp trên cơ sở và các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức cơ sở đảng, các cơ quan, don vi trực thuộc tiễn hành công tác quy hoạch cán bộ; phê duyệt quy hoạch cán bộ cấp mình quản lý, đồng thời tham mưu cho Ban Thường vụ Tinh uy phê duyệt quy hoạch cán bộ thuộc diện Tinh ủy quản lý, cụ thể:

- Quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 có 170 đồng chí; trong đó nữ 35 đồng chí chiếm 18,5%, dân tộc ít người 23 đồng chí chiếm 13,7%, độ tuổi: dưới 35 tudi 05 đồng chí chiếm 0,71%, từ 35 đến

40 tuổi 28 đồng chí chiếm 11,4%, từ 41 - 50 tuổi 109 đồng chí chiếm 82,1%,

tuổi 10 đồng chí chiếm 5,7 %; trình độ lý luận chính tri: cao cấp, cử

nhân 159 đồng chí chiếm 98,5%, trung cấp 11 đồng chí chiếm 1,4%: trình độ chuyên môn nghiệp vụ: đại học, cao đăng 170 đồng chí chiếm 100%, trong đó thạc sỹ 78 đồng chí chiếm 31,4%, tiến sỹ 9 đồng chí chiếm 4,2% (Nguồn

BTC tinh uy Điện Biên)

- Diện Ban Thuong vụ Tinh ủy quản lý:

Nhiệm kỳ 2015 - 2020: Có 1.820 lượt người được quy hoạch; trong đó

25 cấp huyện có 1.230 đồng chí, nữ có 435 đồng chí chiếm 16.3%, dân tộc thiểu số 476 đồng chí chiếm 18,7% Độ tuổi dưới 35 có 869 đồng chí chiếm 15,4%, tử 35 - 40 có 568 đồng chí chiếm 21,8%, từ 41 - 50 có 210 đồng chí chiếm 45,1%, trên 50 tuổi 173 đồng chí chiếm 17,6% Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 879 đồng chí chiếm 47,3%, trung cấp 351 đồng chí chiếm 39,8%.

Trình độ chuyên môn: Đại học, cao dang trở lên 1.695 đồng chí chiếm 91,3%, trong đó thạc sỹ 68 đồng chí chiếm 5,1% (Nguồn BTC tinh uy Điện Biên)

Sau khi có Nghị quyết 42 của Bộ Chính tri, Tinh ủy Điện Biên đã quan tâm chỉ đạo sâu sát, bài bản hơn về công tác quy hoạch cán bộ cả 3 cấp, thực hiện quy hoạch cán bộ theo hướng trẻ hóa, trình độ các mặt của đội ngũ cán bộ trong diện quy hoạch được nâng lên, cơ cấu hợp lý hơn, tỷ lệ cán bộ nữ nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước.

Quản lý và thực hiện quy hoạch:

- Quy hoạch và công khai quy hoạch can bộ:

Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên đã thể hiện rõ nguyên tắc, quan điểm, phương châm và các bước quy hoạch.

Ban Thường vụ Tinh ủy chỉ đạo các cấp phải bám sát tiêu chuẩn cán bộ dé đưa vào quy hoạch như năng lực thực tiễn, đạo đức lối sống, độ tuôi, trình độ lý luận chính tri, chuyên môn nghiệp vụ, quan tâm cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiêu số, cán bộ trẻ có triển vọng Lựa chọn cán bộ từ hoạt động thực tiễn ở cơ sở, trong các tô chức chính trị - xã hội, được quần chúng tin tưởng, ghi nhận; kiên quyết không đưa vào danh sách quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, vi phạm đạo đức lối sông.

Trên cơ sở kết quả phê duyệt quy hoach đầu nhiệm kỳ, Tinh ủy Điện Biên đã chỉ đạo việc rà soát dé bổ sung quy hoạch ở các thời điểm giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ Căn cứ vào kết quả nhận xét, đánh giá phân loại cán bộ hàng năm đê chủ động rà soát, xem xét đưa ra khỏi danh sách những cán bộ không

26 đủ tiêu chuẩn, đồng thời bổ sung vào danh sách quy hoạch những nhân tô mới được phát hiện qua phong trào thực tiễn, có năng lực và triển vọng.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:

Tinh Điện Biên đã chủ động xây dựng kế hoạch dao tạo, bồi dưỡng cho từng đối tượng theo yêu cầu, lĩnh vực cần đào tạo dài hạn hoặc ngắn hạn, đồng thời bố trí chương trình đào tạo hàng năm một cách hợp lý, vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa đào tạo, bồi dưỡng được cán bộ theo kế hoạch đặt ra.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU ngày 09/8/2011 về chương trình phát triển nguồn nhân lực, gồm theo 4 dé án, trong đó có Đề án 02 về dao tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vong.

- Quy hoạch cán bộ gắn với đánh giá, bố tri, sử dung theo quy hoạch:

Tỉnh ủy Điện Biên tiến hành nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ theo quy trình, bảo đảm dân chủ, khách quan Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 tỷ lệ trúng cử trong quy hoạch: cấp cơ sở trên 99,7%, cấp trên cơ sở 99%, cấp tỉnh 100%.

1.3.2 Tình hình công tác quy hoạch can bộ công chức do Ban Thường vụ Tinh uy quản lý ở tỉnh Hoa Binh

Nhiệm kỳ 2015 - 2020: Có 1.780 lượt người được quy hoạch; trong đó cấp huyện có 1.160 đồng chí, nữ có 389 đồng chí chiếm 16.3%, dân tộc thiểu số 681 đồng chí chiếm 18,7% Độ tuổi dưới 35 có 760 đồng chí chiếm 15,4%, tử 35 - 40 có 595 đồng chí chiếm 21,8%, từ 41 - 50 có 320 đồng chí chiếm 45,1%, trên 50 tuổi 105 đồng chí chiếm 17,6% Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân 997 đồng chí chiếm 47,3%, trung cấp 750 đồng chí chiếm 39,8%.

Trình độ chuyên môn: Đại học, cao dang trở lên 1.665 đồng chí chiếm 91,3%, trong đó thạc sỹ 298 đồng chí chiếm 5,1% (Nguồn BTC tỉnh ủy Hòa Bình)

Quy hoạch đã đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ cán bộ với việc nhiêu câp ủy đã chú trọng hơn trong xây dựng cơ câu cũ, mới đê phân

27 dau mỗi nhiệm kỳ đổi mới không dưới 1/3 tổng số cấp ủy viên Quy hoạch đã thê hiện tính "động", quy hoạch một chức danh cho nhiều người và một người có nhiều chức danh và thường xuyên nhận xét, đánh giá để điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp va “mở”, quy hoạch không khép kín trong phạm vi cơ quan, đơn vị mà đã kết hợp giữa quy hoạch của cơ quan, đơn vị với quy hoạch của cấp trên và cấp dưới, mở rộng trong phạm vi nhiều ngành, nhiều địa phương trong tỉnh Căn cứ quy hoạch cán bộ và đối chiếu với tiêu chuẩn chức danh quy hoạch nhiều cơ quan, đơn vị đã tiến hành công khai quy hoạch; xây dựng kế hoạch đảo tao, bồi dưỡng dé không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ; xây dựng kế hoạch luân chuyên dé rèn luyện cán bộ.

Từ thực tiễn công tác quy hoạch cán bộ công chức do Ban thường vụ quản lý ở các tỉnh Điện Biên và Hòa Bình có thé rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Sơn La như sau:

Một là, phải làm tốt công tác tổ chức quán triệt, công tác tư tưởng nhằm tao sự thống nhất trong các cấp, các nganh, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu, phương châm, nguyên tắc của việc quy hoạch và luân chuyên cán bộ lãnh dao, quản lý.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích dé phân tích các số liệu của các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên để đối chiếu so sánh với tỉnh Sơn

La, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệp cho công quy hoạch CBCC do

BTV tỉnh ủy quản lý tại tinh Sơn La.

Chương 3 và 4: tác giả đã sử dụng phương pháp này dé phân tích từ các báo cáo của Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quy hoạch CBCC diện BTV Tỉnh ủy quản lý dé chỉ ra những nguyên nhân dé có những giải pháp khắc phục công tác quy hoạch cho giai đoạn sau.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích dé tim ra cái chung cái khái quát Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về van đề nghiên cứu trong luận văn của mình Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, từ việc đề cập đến các công trình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tông hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ CBCC nói riêng và công tác quy hoạch cán bộ nói chung Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đôi mới và hoàn thiện công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo

31 nói chung và quy hoạch đội ngũ CBCC do BTV tỉnh ủy quản lý nói riêng.

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ay Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh thi không thé giải quyết nổi những van dé cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tượng.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ trong quy hoạch do BTV tỉnh ủy quản lý Việc phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí về cơ cầu cán bộ trong quy hoạch theo giới tính, độ tuôi chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về việc thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức do BTV tỉnh ủy quản lý có đảm bảo các yêu cầu theo quy định của văn bản hiện hành hay không Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về cơ cấu cán bộ trong quy hoạch theo trình độ đào tạo cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức do BTV tinh ủy quản lý trong quy hoạch đề từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trong quy hoạch.

2.2.4 Phương pháp thông kê mô tả và nghiên cứu tài liệu

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau dé phan ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quy

32 hoạch cán bộ công chức do BTV tỉnh ủy quản lý Thống kê và so sánh là hai phương pháp được sử dụng song hành với nhau trong luận văn Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn dé phân tích thực trạng công tác quy hoạch cán bộ công chức do BTV tỉnh ủy quản lý nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu Các phương pháp này cũng giúp cho việc tông hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát.

- Các số liệu thứ cấp được sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Số liệu thứ cấp dang thô được tổng hợp từ các nguồn tai liệu sẵn có của Tỉnh Ủy, Ban Tổ chức tỉnh ủy thông qua các văn bản hướng dẫn và báo cáo vê công tác quy hoạch của các đơn vi trực thuộc Tỉnh ủy.

QUAN LÝ GIAI DOAN 2015 - 2020

Tổng quan về tỉnh Sơn La 1 Đặc điểm tự nhiên

Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam, nam ở khu trung tâm của vùng, có toa độ địa ly 20039’ - 22002’ vĩ độ bắc va

103011’ - 105002’ kinh độ Đông Tỉnh Sơn La nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Hà Nội 320km theo Quốc lộ 6, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tinh Phú Thọ và Hoà Bình, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh

Thanh Hoá và đặc biệt Sơn La có 250 Km đường biên giới với nước Cộng hoa dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Long Sap, cửa khẩu Chiéng Khương Trong địa bản tỉnh có các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32b, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4G, các tuyến tỉnh lộ, sân bay Nà Sản.

Tinh Sơn La có tong diện tích tự nhiên là 14.123 km2, đứng thứ 3 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc Tỉnh có 12 don vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phó) Dân số toàn tỉnh là 1.192.100 người gồm 12 dân tộc cùng nhau sinh sống, tạo nên một môi trường giao thoa văn hóa đặc trưng vùng Tây Bắc Việt Nam. Đặc điểm địa hình Son La có độ cao trung bình 600 - 700 m so với mực nước biển Dia hình của Sơn La bị chia cắt và tạo thành ba vùng sinh thái : Vùng trục quốc lộ

6, vùng lòng hồ sông Đà và vùng cao biên giới Riêng hai cao nguyên lớn

Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình Sơn La.

- Khí hậu Sơn La chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9.

- Nhiệt độ trung bình năm 21,40C (nhiệt độ trung bình cao nhất là 27oC, thấp nhất trung bình là 16oC).

- Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600mm.

- Độ am không khí trung bình là 81%.

Thực hiện kế hoạch 5 năm 2010 - 2015 trong điều kiện bị ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cau, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dich bệnh diễn biến phức tạp; nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn thách thức và có bước tăng trưởng;

Giai đoạn 2011 - 2015, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sơn La tăng nhanh năm sau cao hơn năm trước.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 14.8%, dự kiến giai đoạn 2011 - 2015 đạt 18,78%; GNDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh trong những năm qua tăng nhanh, năm 2011: 119 nghìn tỷ đồng, năm 2012 : 159 nghìn tỷ đồng ; năm 2013 : 172 nghi tỷ đồng ; năm 2014 là 168 nghìn tỷ đồng: năm 2015 là 183 nghìn ty đồng Đây là yếu tố đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh nhà (Nguồn: niên giám thong kê 2015)

Về Thu, chỉ ngân sách: Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh (bao gồm cả thu NSĐP và NSTW), năm 2011: 121 nghìn tỷ đồng, năm 2012 :

160 nghìn tỷ đồng ; năm 2013 : 173 nghìn tỷ đồng ; năm 2014 là 185 nghìn ty đồng ; năm 2015 là 205 nghìn tỷ đồng (Nguồn: Niên giám thống kê 2015)

- Sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, hàng hóa quy mô lớn, liên kết với doanh nghiệp đang chiếm tỷ lệ thấp trong sản xuất, một số sản phâm chưa vững chắc.

- Việc chấp hành lịch thời vụ, cơ cấu bộ giống, quản lý chất lượng về vật tư nông nghiệp của các địa phương chưa chặt chẽ; một số địa phương chưa quyết liệt trong chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nên hiệu quả còn thấp.

- Một số huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thiếu quyết liệt, một số xã phan dau vé dich 2015 nhung dén nay một số tiêu chí chưa đạt chuẩn Một số tiêu chí mức độ tiến triển còn thấp như môi trường, thuỷ lợi nội đồng, cơ sở vật chất văn hoá

- Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, sản xuất cam chừng, tạm ngừng hoạt động hoặc giải thé; một số doanh nghiệp chưa có phát sinh thuế trong năm.

- Chủng loại hàng hóa xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là hàng nông sản.

- Hoạt động khoa học và công nghệ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất, thương mại, khu vực hành chính công còn nhiều hạn chế.

3.1.3 Tình hình văn hóa - xã hội của tinh

Trong thời gian qua, các lĩnh vực văn hoá - xã hội tỉnh Sơn La tiếp tục có bước chuyên biên tích cực, đời sông tinh thân của nhân dân được cải thiện

Giáo dục - Đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và tiếp tục giữ vững thành tích nằm trong tốp đầu cả nước Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học, thi đậu vào các trường đại học, cao đăng đạt cao Mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố Tiếp tục thực hiện tốt chương trình dao tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo Tập trung đào tạo và có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản trị doanh nghiệp, các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các lĩnh vực tỉnh có nhu cầu dé đáp ứng yêu cau phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân được quan tâm và có nhiều chuyền biến tích cực Tổ chức triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển ngành y tế Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao ở tất cả các tuyến Nhìn chung, hệ thống y tế từng bước được củng cô và kiện toàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến năm 2020 dự kiến ty lệ bác sĩ trên 01 vạn dân đạt 7,4 (vượt mục tiêu PH XVII là 6,21) Số giường bệnh/10.000 dân (tính cả giường trạm y tế xã) đạt trên 30 (Muc tiêu Dai hội XVII tinh Đảng bộ dé ra) Ty lệ xa đạt chuan quốc gia về y tế giai đoạn II năm 2015 là 40%, năm 2016 đạt 48,1%.

Van hóa, thé thao, thông tin truyện thông: Các hoạt động văn hóa, thé thao được tăng cường, phát triển đồng bộ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào “Xây dựng nông thôn mới” được đây mạnh Công tác bảo tồn và phát huy các giá tri di sản văn hóa được chú trọng.

Thực trạng quy hoạch phát triển cán bộ công chức diện Ban Thường

vụ Tỉnh ủy Sơn La quản lý

3.2.1 Thực trạng về nội dung quy hoạch 3.2.1.1 Đối tượng thực hiện quy hoạch Ở cấp tỉnh: đồng chí uỷ viên BTV, uỷ viên BCH Đảng bộ tỉnh, uỷ viên

UBND tỉnh, uỷ viên UBKT Tỉnh uỷ; các Bí thư Ban cán sự đảng, đảng đoàn; phó chủ tịch HĐND tỉnh, phó chủ tịch UBND tỉnh; Trưởng ban, Phó trưởng

Ban của Tỉnh uy; Chánh văn phòng, Pho Văn phòng Tỉnh uy; Hiệu trưởng,

Phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập

Báo Sơn La; Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Uỷ ban MTTQ, Liên đoàn Lao động,

Hội Nông dân; Hội LHPN, Hội Cựu Chiến binh tỉnh, Hội Đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh đoàn; Trưởng ban, Phó Trưởng ban của

HĐND tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng UBND tỉnh; các Giám đốc,

Phó Giám đốc Sở và Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó

Chánh Thanh tra tỉnh; Trưởng ban, Phó Trưởng ban: Ban Dân tộc miền nui,,

Ban Bao vệ sức khoẻ can bộ tỉnh; Chủ nhiệm, phó Chu nhiệm; Chu tịch, Pho

Chủ tịch các hội: Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Chữ thập đỏ, Hội nhà báo,

Liên minh các hợp tác xã, Hội Liên hiệp Thanh niên, Liên hiệp các tô chức hữu nghị, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án,

Tham phan TAND tỉnh; Viện trưởng, Viện pho VKSND tỉnh; Giám đốc, Phó Giám đốc: Bưu điện tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh; Giám đốc các Ngân hàng chuyên doanh, Kho bạc Nhà nước tỉnh;

Cục trưởng, phó Cục trưởng: Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh; Giám đốc chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển; Giám đốc Điện lực tỉnh; Giám đốc công ty Số xố; Giám đốc công ty nước sạch; Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh. Ở cấp huyện: Bi thư, Phó Bi thư, uỷ viên BTV huyện uỷ, thành uỷ, Dang

39 uy trực thuộc Tinh uỷ; Chủ tịch, Pho Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch

3.2.1.2 Xây dựng Quy định về tiêu chuẩn cán bộ quy hoạch

Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đây mạnh CNH, HĐH đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành văn bản số 668/QD - TU ngày 12/7/2013 quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quan lý gồm:

- Có tinh thần yêu quê hương, đất nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phan đấu thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách, pháp luật của

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật; thuyết phục và tô chức nhân dân thực hiện Có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư Không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí Có ý thức tổ chức kỷ luật.

Trung thực, sâu sát, cụ thể, gan bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

- Gương mẫu về đạo đức, lối song Có tac phong dân chu, khoa hoc, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.

-Có trình độ chuyên môn dai học (đối với những đồng chi sinh từ 01/01/1975 trở về sau, phải có trình độ đại học hệ chính quy) trở lên; có khả

40 năng sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ để giao tiếp thông thường (trình độ

B trở lên); sử dụng được công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý, điều hành.

- Có trình độ lý luận chính tri cao cấp, cử nhân trở lên.

- Đã qua các lớp bồi đưỡng nghiệp vụ về quản lý Nhà nước, quan lý kinh tế.

- Đã được bô nhiệm vào ngạch công chức Chuyên viên chính hoặc tương đương trở lên đối với các chức danh: Phó Chủ tịch HDND, UBND tỉnh; Cấp trưởng các Sở, Ban, Ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thé cấp tỉnh và các chức vụ tương đương; Bi thu, Pho Bí thư huyện, thành uỷ, Dang uỷ trực thuộc Tinh uỷ; Chủ tịch HDND, UBND huyện, thành phó.

- Đã được bổ nhiệm vào ngạch công chức Chuyên viên hoặc tương đương trở lên đối với các chức danh: Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh;

Bí thư Tỉnh Đoàn; cấp phó các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thé cấp tỉnh và các chức vụ tương đương: Uỷ viên Ban Thường vụ huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uy; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân huyện, thành phó, thị xã.

- Hằng năm được đánh giá, xếp loại đảng viên, công chức “Hoàn thành tốt nhiệm vu" trở lên.

- Đảm bảo sức khoẻ đề thực hiện nhiệm vụ.

Ngoài tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trên, mỗi chức danh cán bộ được quy định các tiêu chuẩn cụ thé như sau: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đảm bảo các tiêu chuẩn đối với chức danh Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các tiêu chuan theo quy định của Trung ương ở mỗi nhiệm kỳ Dai hội, đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

Về hiểu biết, kiến thức và năng lực lãnh đạo, quan ly, điều hành:

- Hiểu biết toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - An ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

- Có tư duy nhạy bén, toàn diện; năng lực nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tổng hợp và dự báo các vấn đề có tính chiến lược Đề xuất chủ trương, biện pháp và lãnh đạo tô chức thực hiện có hiệu quả đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công phụ trách.

- Có bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm, bảo vệ cái đúng, cái mới trong đề xuất hoặc tham gia ý kiến đóng góp vào sự lãnh đạo chung của tập thể Ban

Thường vụ Tỉnh ủy cũng như trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Về độ tuổi, quá trình công tac:

- Tham gia lần đầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy phải đủ thời gian công tác từ 2 nhiệm ky trở lên, ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ (5 năm): đưới 55 tuôi đối với nam và đưới 50 tuổi đối với nữ, tính tại thời điểm giới thiệu bau cử hoặc chỉ định bé sung.

TINH UY QUAN LÝ GIAI DOAN 2020 - 2025 VA TAM NHÌN 2030

Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển can bộ theo

quy hoach Đổi mới cơ chế quản ly cán bộ khoa học và chặt chế hơn.

Quản lý cán bộ quan trọng nhất là quản lý trên thực tế hoạt động công tác và quản lý hồ sơ.

Về quản lý thực tế công tác, các cơ quan cần thực hiện nghiêm túc hơn nữa quy chế làm việc tại đơn vị, kiểm tra, giám sát chặt chẽ những việc Đảng viên không được làm.

Về quan lý hồ sơ, phải cập nhật thường xuyên vào hồ sơ những thay đổi về cán bộ Hiện nay, Ban tổ chức Tỉnh ủy đã lập hồ sơ cán bộ trong diện quy hoạch, nhưng công tác cập nhật thông tin chưa thường xuyên, vì thế cũng gây nhiều khó khăn cho việc nam tình hình cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng và quản lý cán bộ theo quy hoạch Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong nguồn quy hoạch, đồng thời, đảm bảo công tác cán bộ được chủ động, kịp thời, có đầy đủ tiêu chuẩn sẵn sàng thay thế các vị trí đã quy hoạch, các cấp uỷ đảng, lãnh đạo chính

81 quyền phải hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện, gắn công tác quy hoạch cán bộ với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch.

Sau khi danh sách quy hoạch cán bộ lãnh dao, quản lý diện BTV tỉnh uỷ quản lý đã được BTV tỉnh uỷ phê duyệt, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, BTV các huyện, thành phố phải có kế hoạch đảo tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, quản lý chặt chẽ cán bộ theo quy hoạch, với mục đích nâng cao trình độ, năng lực hiệu quả công tác của cán bộ.

Dé đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cán bộ trong thời ky CNH, HDH, đáp ứng nhiệm vụ kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La trong giai đoạn tiếp theo, công tác dao tạo trong 5 năm tới phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:

- Cán bộ chủ chốt diện Ban Thường vu Tỉnh uỷ quản lý phải được dao tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý điều hành theo đúng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ, đồng thời phải được tiếp tục bôi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ cán bộ được quy hoạch dự bị, kế cận vào các chức danh chủ chốt trong hệ thông Đảng, đoàn thé nói chung phải nhanh chóng được dao tạo đủ các điều kiện tiêu chuẩn của chức danh đó trước khi được bé nhiệm, chuẩn hoá tiêu chuẩn đào tạo các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

- Chú trọng thu hút lựa chọn và đưa vào trong nguồn quy hoạch và dao tạo, bôi dưỡng đối với cán bộ giỏi, cán bộ khoa học công nghệ, chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi, đặc biệt chú trọng thu hút đào tao tài năng trẻ, thực hiện chính sách thu hút tài năng trẻ của tỉnh.

- Cac cap uy, chính quyên, đoàn thê cân nghiên cứu khảo sát kỹ tiêm

82 năng thực có của đơn vị mình, đề ra những quy định rõ ràng, tận dụng các tiềm năng đó Tăng cường phương thức bồi dưỡng tại chỗ cho cán bộ mình, đồng thời, lựa chọn cử đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn phù hợp với khả năng điều kiện của từng cán bộ.

Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, căn cứ vào yêu cầu công việc dé đề ra kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp, thiết thực và hiệu quả, hướng dao tạo căn cứ vào chức danh quy hoạch, cần đổi mới nội dung chương trình, phương thức dao tạo, bồi dưỡng cán bộ, chú trọng các lĩnh vực quan lý nhà nước, công tác xây dựng Dang, công tác vận động quan chúng, các lĩnh vực khoa học công nghệ Các cấp uy Đảng, chính quyên, đoàn thé phải chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo của đơn vị mình, chọn, cử cán bộ đi đào tạo phải đúng đối tượng, đặc biệt gan việc quy hoạch cán bộ với dao tao cán bộ Dao tao gan ly luan voi thuc tiễn, sát với yêu cầu công việc, chú trọng kết hợp dao tạo và định kỳ bồi đưỡng nâng cao lý luận Mác - Lénin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ.

Phải chú ý gan đào tạo với yêu cau bố trí công tác để khi được giao nhiệm vụ cán bộ đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng cán bộ khi được bầu cử giữ chức danh chủ chốt hoặc được bổ nhiệm vẫn còn thiếu về kiến thức trình độ, tiêu chuẩn cán bộ, lúc đó mới đưa đi đào tạo một cách chắp vá dé đảm bảo đủ tiêu chí, như vậy chất lượng cán bộ thấp, ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác chung của cơ quan, đơn vị.

Cùng với công tác đào tạo, bồi đưỡng cán bộ các cấp uy đảng nói chung, BTV tinh ủy phải quan tâm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, rèn luyện, đánh giá mức độ trưởng thành, tiễn bộ của cán bộ trong quy hoạch, tạo điều kiện cho cán bộ rèn luyện, trưởng thành.

Thực hiện tot chủ trương luân chuyển, bố trí cán bộ lãnh đạo, quan lÿ góp phần thúc đẩy quy hoạch phát triển cán bộ.

Sau khi có quy hoạch, phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch luân chuyên, bố trí cán bộ.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ thuộc diện quy hoạch trong từng thời điểm, từng trường hợp cụ thể phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, yêu cầu của tỉnh và các địa phương và căn cứ vào mức độ phấn đấu của cán bộ.

Khi bố trí, sử dụng, luân chuyền cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy hoạch cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bồ trí, sử dụng cán bộ phải đúng tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc, đúng khả năng, sở trường công tác và sức vươn lên của cán bộ; Bồ trí, sử dụng đúng thời điểm, đúng tầm, động viên cán bộ vươn lên vượt khó đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ ở vi trí cao hon.

- Thực hiện luân chuyên cán bộ đương nhiệm, cán bộ trong nguồn quy hoạch, cán bộ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh uy quan ly đảm nhiệm các vị trí chủ chốt ở cấp huyện nhằm đáp ứng theo tiêu chuẩn chức danh và sử dụng cán bộ có hiệu quả, tạo nên sự phát triển đồng đều trong đội ngũ cán bộ; thực hiện bồi dưỡng toản diện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trong danh sách quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi được giao công việc.

- Các cấp uy đảng, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể phải có nhận thức đúng đắn trong việc bé trí, sử dụng cán bộ Khi cần bé nhiệm cán bộ bồ sung cho một chức danh thì phải lựa chọn thống nhất trong tập thể Lựa chọn phải thật sự dân chủ, khách quan, đúng quy trình công tác cán bộ, có tham khảo ý kiến của những người có liên quan. Định ky BTV tỉnh uỷ chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thé cấp tỉnh, Ban Thường vụ các huyện, thành ủy tiễn hành tự phê bình, phê bình đánh giá cán bộ Trên cơ sở đó để xem xét, khi có nhu cầu cán bộ, kịp thời giới thiệu bầu, hoặc bô nhiệm vào các chức danh.

4.2.6 Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch phát triển cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tinh uy quan lý

Kiểm tra, giám sát quy hoạch là khâu quan trọng trong công tác QHCB. Đề công tác này được tốt cần thực hiện một cách dân chủ:

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thong chính trị và quần chúng trong quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt

thuộc diện Ban Thuong vụ Tinh uy quan lý Đảng lãnh đạo công tác quy hoạch cán bộ va thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ là vấn dé mang tính nguyên tắc trong công tác quy hoạch cán bộ Tat cả cán bộ chủ chốt ở các cấp đều phải do cấp uỷ đảng quản lý, theo quy định phân công, phân cấp quản lý cán bộ của Đảng Song, trong công tác quy hoạch cán bộ, dé đảm bảo tính dân chủ, khách quan, chuẩn xác trong nam bắt tình hình và nhận xét, đánh giá cán bộ, nhất thiết phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Đề thực thi vai trò của mình và trong tham gia vào công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tổ chức quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác quy hoạch cán bộ; trang bị cho lãnh đạo các cấp chính quyền những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ cơ bản về công tác tổ chức cán bộ và công tác quy hoạch cán bộ.

- Chỉ đạo lãnh đạo các cấp chính quyền thực hiện tốt công tác cán bộ, quản lý cán bộ theo đúng phân công, phân cấp; thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp uỷ cùng cấp, tham gia làm tốt công tác quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý.

- Tham gia rà soát, đánh giá nhận xét cán bộ, đề xuất giới thiệu nhân sự nguồn quy hoạch cán bộ trong hệ thống chính quyền, quan tâm thực hiện công tác dao tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ của hệ thống chính quyền trong quy hoạch Đề xuất cap uỷ cùng cấp xem xét đưa ra ngoài danh

88 sách quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn, đưa vào nguồn quy hoạch những cán bộ có đủ tiêu chuẩn; định kỳ kiểm tra, đánh giá báo cáo cấp uỷ về chất lượng đội ngũ cán bộ nằm trong nguồn quy hoạch cán bộ thuộc hệ thống chính quyền hiện đang công tác tại hệ thống chính quyền.

4.3 Một số kiến nghị 4.3.1 Đối với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương Đảng

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý thời gian qua trong cả nước và tại tỉnh

Sơn La, dé công tác quy hoạch đạt yêu cau đề ra, đề nghị Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn các tỉnh thực hiện công tác quy hoạch đảm bảo yêu cầu theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 của Bộ

Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chỉ đạo các tỉnh cần xây dựng các kế hoạch sau đây:

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhất là đối với các đồng chí còn chưa đủ các tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh được quy hoạch.

Kế hoạch luân chuyển dé dao tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25-01-2002 của Bộ Chính tri về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Kế hoạch sắp xếp, bó trí, điều chuyên cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, dé qua công tac thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín va vị thé cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.

Sớm ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh của bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uy, chủ tịch HĐND, UBND các tỉnh, thành phó dé thực

89 hiện thống nhất trong phạm vi cả nước, làm cơ sở vững chắc để các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch cán bộ đối với các chức danh này Trong đó nên quy định rõ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ kiến thức qua đào tạo, và về độ tuôi, không nên quy định chung chung như trước, dễ dẫn đến việc vận dụng khác nhau ở các địa phương.

Cần chỉ đạo nghiên cứu đổi mới nội dung, chương trình các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt thuộc diện BTV tỉnh, thành uỷ quản lý, tránh những nội dung trùng lắp, hoặc nghiên cứu lồng ghép chương trình một số lớp, tạo điều kiện cho cán bộ học các chương trình mới, toàn diện, đồng bộ hơn theo tiêu chuẩn quy định, nhất là được học tập, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới và những tình huống cụ thể phải xử lý ở địa phương Bên cạnh đó cần có quy định thống nhất về chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ trong quy hoạch các chức danh chủ chốt diện BTV tỉnh, thành uỷ quản lý đi học; ưu tiên cán bộ trong quy hoạch là người dân tộc thiêu số và cán bộ nữ.

4.3.2 Đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Sơn La

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, chính sách của tinh về công tác cán bộ, như: Quy định về phân cấp quản lý cán bộ; quy định đối với cán bộ, đảng viên khi ra nước ngoài; quy định về chế độ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cán bộ; quy chế về đánh giá cán bộ, quy chế về kiểm tra, giám sát cán bộ, quy chế về tuyển chọn cán bộ, quy chế về đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Thực hiện việc cử cán bộ đi đảo tạo, bồi dưỡng, luân chuyền, bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử phải căn cứ vào quy hoạch cán bộ.

KET LUẬN

Sơn La là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam, năm ở khu trung tâm của vùng Dé có thé đảm đương vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm với vị trí của mình, Đảng bộ tỉnh Sơn La cần có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quan ly đủ mạnh, thường xuyên được đổi mới qua mỗi nhiệm kỳ.

Muốn vậy, công tác quy hoạch phát triển cán bộ, nhất là quy hoạch phát triển cán bộ chủ chốt cấp tỉnh điện BTV Tỉnh ủy quản lý phải là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và cấp thiết hiện nay.

Quy hoạch phát triển cán bộ các cấp nói chung, quy hoạch phát triển cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Sơn La nói riêng là khâu rất quan trong công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, có tính chủ động, đáp ứng nhiệm vụ cả trước mat và lâu dai Thực hiện QHCB vừa tạo thế chủ động cho công tác cán bộ, đồng thời vừa tạo động lực phan dau, rèn luyện và trưởng thành của đội ngũ cán bộ, bảo đảm cho sự chuyên tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Công tác quy hoạch cán bộ nói chung, QHCB diện BTV tinh ủy quản lý ở tỉnh Sơn La nói riêng gồm nhiều khâu, đó là hệ thống các công việc của BTV tỉnh ủy và các tập thể cấp ủy, tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan, đơn vị có liên quan ở tỉnh Sơn La nhằm lập dự án thiết kế xây dựng đội ngũ cán bộ, dự kiến bồ trí, sắp xếp tổng thé đội ngũ cán bộ diện BTV tinh ủy quản lý với một trình tự hợp lý, theo một mục tiêu và trong một thời gian nhất định, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Có thé khang định, những năm qua, công tác QHCB diện BTV tỉnh ủy quan lý ở tỉnh Son La đã di vào nên nẾp, được triển khai thực hiện khá

91 nghiêm túc, cơ bản đúng phương châm, đảm bảo nguyên tắc, quy trình Số lượng, chất lượng cơ cấu cán bộ trong quy hoạch phát triển các chức danh thuộc diện BTV tỉnh ủy quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu theo sự chỉ dao, hướng dẫn của Trung ương; đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác quy hoạch phát triển với công tác dao tạo bồi dung, luân chuyên, bố trí, sử dụng cán bộ Công tác quy hoạch phát triển đã tạo thế chủ động, tích cực cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý nói chung, việc bồ nhiệm va giới thiệu nguồn nhân sự cho các chức danh chủ chốt của HTCT nói riêng Tuy vậy, công tác quy hoạch phát triển cán bộ điện BTV Tỉnh ủy quản lý ở Sơn La vẫn còn bộc lộ một số mặt ton tại, khuyết điểm như: nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên còn hạn chế; việc triển khai thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh còn chậm; thực hiện các nội dung quy trình quy hoạch cán bộ còn lúng túng, chưa có tính đột phá, chưa thể hiện rõ tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ lâu dài; tình trạng quy hoạch

“treo”, tính khép kín trong QHCB diện BTV tỉnh ủy quản lý chưa được khắc phục Có nhiều nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém nêu trên.

Dé thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển cán bộ diện BTV tinh ủy quản lý ở tỉnh Sơn La phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có những giải pháp chủ yếu là: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ đảng viên, trước hết là cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo các cơ quan, đơn vi, địa phương về công tác QHCB diện BTV tỉnh ủy quản ly; Cụ thể hóa tiêu chuẩn từng chức danh cán bộ thuộc điện BTV tỉnh ủy quản lý, phù hợp với đặc thù của tỉnh miền núi tây

Bắc; Đôi mới, hoàn thiện nội dung, quy trình QHCB diện BTV tỉnh ủy quản lý;

Thực hiện tốt việc rà soát, bố sung, hoàn chỉnh QHCB diện BTV tỉnh ủy quan lý; Kết hợp chặt chẽ công tác quy hoạch với đào tạo, bồi đưỡng, luân chuyên, bồ trí, sử dụng cán bộ; xây dựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ trong quy hoạch các chức danh diện BTV tỉnh ủy quản lý; Tăng cường sự lãnh đạo

92 của BTV tỉnh ủy và các cấp ủy dang; phát huy vai trò, trách nhiệm các tô chức trong HTCT, các cơ quan tham mưu và quần chúng nhân dân đối với công tác

QHCB diện BTV Tỉnh ủy quan lý.

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:29

w