1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội
Tác giả Đỗ Hùng Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Văn Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 22,04 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (13)
    • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài (13)
    • 1.1.2. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tải (17)
  • 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo ......................---------ss 8 1. Khai niệm, đặc điêm và vai trò của quản lý tài chính tại cơ sở dao tao .8 2. Nội dung quan lý tài chính tại cơ sở đào tạO.........................- .- 55555 <<<c+x++ 16 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo (17)
    • 1.2.4. Các tiêu chí đánh gia quan ly tài chính tại cơ sở đào tạo (0)
  • 1.3. Kinh nghiệm của một số cơ sơ đào tạo về quản lý tài chính va bai học rút (41)
    • 1.3.2. Bài học rút ra cho trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội............ 36 Kết luận Chương .........................-- 2-2 5E SE2E2E£SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee 38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................-....------:-c-+-c-+¿ 39 (45)
  • 3.1. Giới thiệu chung về trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội (53)
    • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường (53)
    • 3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề điều 8019015058000 (54)
  • 3.2. Phân tích thực trang quan ly tài chính tại trường Trung cấp nghé điều dưỡng Hà Nội giai đoạn từ 2017 - 2021 .........................- -S- + k+*Esekserseerersree 48 1. Lập kế hoạch tài chính ......................- ¿2-2 s+E+E+£E+£E£EE2EE2EE2EEtrkerxerkervee 48 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính ......................... .-- ---ô+--+s+ 49 3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các van dé phat sinh (0)
  • 3.3. Đánh giá hoạt động quan ly tài chính tại trường Trung cấp nghề điều 8019:1505 000011775 ........ 4 (0)
    • 3.3.1. Những kết quả chính trong quản lý tài chính của trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội......................----- 2-2-5 2S22EE2EE2E1EEEEEEEEEEEE211211211211 1111 11x. 61 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong quản lý tài chính của trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội ........................---- + 2 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrreee 65 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài chính tại trường (70)
    • 4.2.1. Tăng cường khai thác và đa dạng hóa các nguồn thu (84)
    • 4.2.2. Xây dựng đội ngũ quản lý, kế toán có kiến thức, kinh nghiệm quản lý 1890110001177 (85)
    • 4.2.3. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ ....................--- - 2 c x+ eEk+EeEkeEerxerrxerx 78 4.2.4. Nâng cao chất lượng dao tao và nghiên cứu khoa học (0)
  • 4.3. Một số kiến nghị......................-- 2-2-2 SsSE£2EE2EE2EEEEEEE1E7E71211211211711211 11110 80 1. Với Chính phủ và các BỘ..............................- --- 6 + + tk SS HH ng nhiệt 80 2. Với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Lao động — Thương binh và xã hội Hà Nội (89)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Bang 3.4. Các khoản chi tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Ha Nội (0)

Nội dung

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý tài chính đã giúp trường trung cấp nghề điều đưỡng Hà Nội phát triển vững mạnh trong những năm qua, công tác quản lý tài chính của

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài

Quản lý tài chính là van đề hết sức quan trọng đối với mỗi tô chức, đơn vị Do đó, nhiều học giả, nhà khoa học đã công bố các nghiên cứu về vẫn đề này:

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Đặng Văn Du (2013) “Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đảo tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam” Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hiệu quả đầu tư tài chính, nâng cao hiệu quả đàu tư tài chính cho hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp, từ đó, phân tích thực trạng đầu tư tài chính tại các trường trung cấp chuyên nghiệp trong giai đoạn 2010-2013, đánh giá những ưu điểm, hạn chế còn tôn tai, từ đồ đề xuất những giải pháp cơ bản nhăm nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Luận văn “Quản lý thu chi ở các trường cao đăng và trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Trần Trung Kiên (2014), Đại học Thái Nguyên Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến tô chức công tác quản lý thu chỉ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và thực trạng quản lý thu chi ở các cao đăng, trung cấp nghề công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2010-2012 với đại diện là 5 trường, trong đó có 3 trường cao đăng và 2 trường trung cấp nghề Từ đó dé xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu chi va sử dụng nguồn lực tai chính tại đây.

Luận văn của tác giả Đặng Thị Thùy Vân (2014) về “Hoàn thiện quản lý thu chi tài chính tại Đại học Huế”, Đại học Huế Tác giả sử dụng phương pháp định lượng, thong qua phần mềm SPSS dé điều tra về tính hiệu qua của công tác quản lý thu chỉ tài chính tại Đại học Huế Băng phương pháp dùng bảng hỏi điều tra 120 người hiện là cán bộ quản lý, nhân viên kế toán tại Đại học Huế và các đơn vị trực thuộc về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu chi tài chính tai đơn vị, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong phân bổ các nhóm chi dẫn tới sự chênh lệch đáng kể trong chính sách chi của nhà trường, chính sách chi chưa nhằm tạo ra cơ cau cân đối giữa chi thường xuyên với chi cho XDCB, chi cho các chương trình mục tiêu và chi cho đầu tư cơ sở vật chat, trang thiết bị Từ đó đề xuất 5 nhóm giải pháp dé hoàn thiện công tác quản lý thu chi tại đây.

Tác giả Bùi Tiến Hanh (2015) với Luận án Tiến sĩ Kinh tế: “Xã hội hóa giáo dục và cơ chế quản lý tài chính xã hội giáo dục”, ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tác giả phân tích những vấn đề lý luận về xã hội hóa giáo dục trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn xu hướng phát triển của nền giáo dục Việt Nam Trên cơ sở chính sách xã hội hóa giáo dục của nhà nước, cơ chế quan ly tài chính của các trường sẽ có sự thay đổi căn bản Quản ly tai chính liên quan đến quyết định của tô chức về cách tạo nguồn quỹ, kiểm soát các nguồn tài chính thông qua kiểm soát tài chính, phân bổ nguồn tài chính và các biện pháp giải trình trách nhiệm, chính vì vậy, xã hội hóa sẽ hướng tới tự chủ hoàn toàn về tài chính và tác giả đánh giá sẽ phải có lộ trình với từng ngành học, từng cấp học ở Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất những nhóm giải pháp nhằm vào cơ chế, chính sách của nhà nước đề thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý tại chính các cơ sở giáo dục sau xã hội hóa.

Tác giả Hoàng Thị Diệu Thúy (2016) với luận văn “Quản lý tài chính của trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh”, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội. Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu tại trường trung cấp kinh tế Quảng Ninh nhằm rút ra những ưu, nhược điểm, nguyên nhân để làm cơ sở đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản ly tài chính cua nhà trường trong thời gian tới.

Tác giả Phạm Thị Phương Thảo (2017) với bài “Giải pháp tải chính cho dao tao nghé chất lượng cao ở Việt Nam”, Tạp chí công thương Bai báo tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2016-2020 và chỉ ra, mỗi năm, số nhân lực qua đào tạo nghề cần bổ sung khoảng 6,88 triệu người trong đó khoảng 2 triệu người có trình độ cao dang nghề, trung cấp nghề (khoảng 45 nghìn sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo nghề tiên tiến của các nước phát triển trong khu vực và thế giới) Nhu cau tai chính đầu tư cho dao tạo nghề dé thực hiện các nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn 2011-2020 nói chung là khoảng 489.650 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016-2020 là 293.790 tỷ đồng, nhưng thực tế thì không đạt được như kỳ vọng Trên cơ sở đó tác giả đề xuất cần tập trung nguồn lực vào chương trình thí điểm đào tạo nghề trọng điểm, chất lượng cao theo tiêu chuan ASEAN và quốc tế, tránh đầu tư tài chính dan trai không hiệu quả.

Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Trương Thị Hiền (2017) với đề tài

“Quản lý tai chính tại các trường đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và dao tạo trên dia bàn thành phố Hồ Chi Minh trong điều kiện tự chủ”, Học viện Tài chính Tác giả nghiên cứu vấn đề lý luận cũng như thực tiễn quản lý tài chính trong các trường đại học công lập tại TP.HCM gồm 4 trường đại học công lập trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo tại TP.HCM (Trường Đại học

Kinh tế, Trường Đại học Luật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, và Trường Đại học Sư phạm) dưới góc nhìn các quyết định tài chính bản thân của các trường trong mối quan hệ với những quy định quản lý tài chính của nhà nước đối với các trường đại học công lập Đánh giá thực trạng về quản lý tài chính trong điều kiện tăng cường tự chủ về tài chính tại bốn trường và đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường đã phân tích trong điều kiện thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Luận văn quản lý công “Quản lý Tài chính tại Trường Cao đăng nghề

Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất — tinh Quảng Ngãi” của tác gia Võ Hữu Việt

(2017), Học viện Hành chính quốc gia Luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đăng nghề Kỹ thuật Công nghệ Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian 2013-2015, từ đó nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của

Trường trong thời gian tới. Đề tài KHCN cấp Bộ "Nghiên cứu các giải pháp tai chính, quản lý và kiểm soát chất lượng cho các trường đại học Việt Nam theo hướng tự chủ hoàn toàn" - Mã số: CT-2018-05-05”, chủ nhiệm TS Bùi Quang Hùng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp định tính và định lượng, đồng thời tiến hành khảo sát trực tuyến với 23 trường đại học công lập thông qua bang câu hỏi 12 tiêu chí, chủ yếu tập trung vào việc lấy ý kiến đánh giá đối với hoạt động quản tri tại co sở giáo dục đại học công lập Việt Nam theo hướng tự chủ Từ đó dé tài đề xuất 3 nhóm giải pháp quản trị trong đó nhắn mạnh cơ chế kiêm soát, quản trị tài chính và phân cấp theo nguồn tài nguyên tương ứng ở ác cơ sở giáo dục đại học.

Tác giả Bùi Quang Hùng và cộng sự (2021) với bài “Hiệu quả quản lý tài chính tại các trường đại học công lập theo hướng tự chủ”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 4/2021 Trên cơ sở lý luận về tự chủ đại học, các các trường đại học công lập phải có lộ trình thích nghi dần với cơ chế tự chủ Qua thực tiễn nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp liên quan đến 3 vấn đề cơ bản, đó là: Huy động nguồn lực tài chính; sử dung nguồn lực tài chính; và sử dụng các công cụ kiểm soát việc quản lý tài chính.

Tác giả Phạm Xuân Quý (2021) với bài “Quản lý tài chính ở các trường đại học công lập hướng tới tự chủ”, Tạp chí Tài chính số 3/2021 Tác giả đánh giá chất lượng quản lý tài chính đại học ở Việt Nam hiện nay đã thay đôi rõ rệt nhưng mức độ tự chủ tài chính ở các trường đại học công lập ở nước ta vẫn còn thấp Các trường đại học công lập, về cơ bản được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu nhưng đa phần đã đến thời điểm xuống cấp, cần tu bổ, sửa chữa hoặc đầu tư mới Trên cơ sở đánh giá, tác giả đề xuất 8 giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại nhà trường.

Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tải

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu về công tác quản lý tài chính (hay nhiều đề tài gọi là quan lý thu - chi) tại các co sở giáo dục nói chung và các trường trung cấp nghề nói riêng Tuy nhiên, tất cả các đề tài đều đề cập đến đối tượng nghiên cứu là các có sở giáo dục công lập 100% ngân sách nhà nước hoặc tự chủ một phan, còn lai van lệ thuộc lớn vao tài chính từ ngân sách cấp Với các nghiên cứu về quản lý tài chính của các trường trung cấp tư thục khá ít Đây là một khoảng trống nghiên cứu mà luận văn đã lựa chọn bởi đặc thù nguồn tài chính của trường trung cấp tư thục với trường trung cấp công lập tự chủ một phần tài chính là hoàn toàn khác nhau Do vậy, đề tài nghiên cứu bảo đảm được tính mới, tính khoa học của một luận văn thạc sĩ.

Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo -ss 8 1 Khai niệm, đặc điêm và vai trò của quản lý tài chính tại cơ sở dao tao 8 2 Nội dung quan lý tài chính tại cơ sở đào tạO .- - 55555 <<<c+x++ 16 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại cơ sở đào tạo

Kinh nghiệm của một số cơ sơ đào tạo về quản lý tài chính va bai học rút

Bài học rút ra cho trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội 36 Kết luận Chương 2-2 5E SE2E2E£SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee 38 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .- :-c-+-c-+¿ 39

Qua những nghiên cứu, đánh giá tại một số các trường trung cấp về công tác quản lý tài chính có thé rút ra những bài học quý báu dé áp dung tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội như sau:

Thứ nhất, là trường tư thục, việc quản lý tài chính, các nguồn thu chỉ của trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội có những đặc thù khác với hai trường công lập nêu trên nhưng lại cũng lại giống với Trường trung cấp Công đồng Hà Nội, mà cơ bản nhất chính là không có nguồn NSNN hỗ trợ cho hoạt động chi thường xuyên Nguồn thu và nguồn tai chính hoạt động phải do nhà trường tự tìm kiếm và sử dụng sao cho hiệu quả nhất Chính vì vậy, nhà trường cần khang dinh chat lượng dao tạo, mở rộng ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội để thu hút các nguồn đầu tư, thu hút người học nhằm tăng

36 nguồn thu cho nhà trường Đây không chỉ là vấn đề của các trường tư thục, mà ngay cả các trường công lập cũng như vậy.

Thư hai, quyền lợi và chế độ của người lao động cần được bảo đảm, thực hiện công băng, người nào làm nhiều hưởng nhiều, làm hiệu quả cao thì hưởng cao tạo sự công băng, đoàn kết trong tập thể và khuyến khích người lao động năng động, tìm kiếm nguồn thu cho đơn vị.

Thứ ba, đôi mới phương thức hoạt động, tiết kiệm chi, thu nhập đã từng bước được nâng cao Nguồn thu sự nghiệp, cùng với nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên góp phan tăng thu nhập, phúc lợi cho cán bộ giảng viên, đồng thời đầu tư vào cơ sở vật chất của nhà trường.

Thứ tw, Công tác quan lý tài chính phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước.

Thứ năm, Thường xuyên tiến hành kiểm tra đánh giá mọi hoạt động trong công tác quản lý tài chính tại đơn vỊ.

Chương I của luận văn đã khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề lý luận chung về quản lý tài chính tại trường trung cấp chuyên nghiệp trên cơ sở những so sánh, đối chiếu với kinh nghiệm của một số cơ sở đào tạo tại Hà Nội, Lai Châu và rút ra những điều có thê học hỏi cho trường trung cấp nghề điều đưỡng Hà Nội.

Quá trình nghiên cứu cho thấy, quản lý tài chính là van dé rất quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động trong nhà trường, từ nhân sự, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đào tạo đến đời sống cán bộ nhân viên Với trường trung cấp chuyên nghiệp, công tác quản lý tài chính hiệu quả cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố như người lãnh đạo, bộ phận quản lý tài chính, nhiệm vụ và quy mô đào tạo Những nội dung lý thuyết này là cơ sở dé luận văn trién khai nghiên cứu thực trạng ở chương sau.

Chương 1 của luận văn cũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài chính trong trường trung cấp chuyên nghiệp, các yếu tố này cũng là cơ sở dé luận văn tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trường trung cấp nghé điều dưỡng Hà Nội.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng tại hau hết các chương nhằm tìm hiểu các định nghĩa, khái niệm, lý thuyết co bản về van đề nghiên cứu va các tài liệu nghiên cứu độc lập về tổ chức công tác quản ly tài chính, công tác quản lý thu chi của nhà trường được công bố công khai Đồng thời, nghiên cứu tài liệu của các trường như: Biên bản xét duyệt quyết toán, quy chế chi tiêu nội bộ, Báo cáo tài chính cùng với các số liệu thống kê, các tài liệu kế toán tác giả còn nghiên cứu nhiều tài liệu khác như: các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Kế toán năm 2015, Nghị định số 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn luật kế toán và các văn bản khác dé tìm hiểu những vấn đề chung nhất, làm cơ sở hình thành giả thuyết nghiên cứu. Được sử dụng trong đề tài để phân tích đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Trường qua các chỉ tiêu về cơ cấu, số lượng, chất lượng nguôn nhân lực, các yếu tô tác động đến phát triển nguồn nhân lực Đánh giá tình hình khai thác quản lý nguồn thu, quản lý nội dung chỉ tài chính của nhà trường. Dựa trên số liệu thu thập được tiễn hành tông hợp phân tích số liệu nhằm mục dich đánh giá chính xác toàn diện, khách quan tình hình quản lý khai thác các nguồn thu và sử dung nguồn kinh phí, các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị

+ Tại Chương 1: phương pháp được vận dung dé hệ thống các nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó đánh giá và rút ra định hướng nghiên cứu. Phương pháp này cũng được vận dụng đề khái quát những vấn đề lý luận của đề tài tại Chương | của luận văn.

+ Tại Chương 3: được vận dụng dé đánh giá, phân tích các số liệu thu thập được qua tài liệu sơ cấp, thứ cấp.

+ Tại Chương 4: được vận dụng dé phân tích các giải pháp mà luận văn dé xuât.

Phương pháp phân tích là phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích tai chính Day là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng bổ xung và hoan thiện Bởi lẽ:

- Nguồn thông tin kế toán được cải tiến và cung cấp nhiều hơn Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vi.

- Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dit liệu và thúc day nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ Phương pháp phân tích này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thong hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét các công trình khoa học đã công bố liên quan đến dé tài ở chương 1; tình hình quản lý tài chính của Trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội ở chương 3; các giải pháp dé xuất ở chương 4.

Trên cơ sở các kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng ở chương 1 dé làm rõ các công trình khoa học đã công bó liên quan đến đề tài đã đạt được những kết quả gi, còn những khoảng trống nào dé tác giả lựa chọn đề tài luận văn không bị trùng lặp và kế thừa được các kết quả nghiên cứu. Phương pháp tông hợp được sử dụng ở chương 3 để đưa ra các nhận xét về kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quản lý tài chính ở Trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn ở chương l; thành tựu, han chế và nguyên nhân ở chương 3; bối cảnh mới ở chương 4, phương pháp tông hợp được sử dụng để đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội.

- Phương pháp thống kê, mô tả: Trên cơ sở các số liệu thu thập được tại Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp này nhằm mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của công tác thu — chỉ tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội.

Giới thiệu chung về trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội

Lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường

Trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội (Hanoi Nursing vocation School ) - HNVS được thành lập theo quyết định số 3139/QD — UBND ngày 07/07/2006 và Quyết định số 5421/QĐ-UBND ngày 06/09/2013 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nhiệm vụ của Nhà trường chính là đào tạo chính quy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đáp ứng nhu cau thực tế của thị trường lao động và xã hội Thông tin cụ thể về nhà trường như sau;

Trụ sở chính: Ngọa Long, Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở đào tạo: Toà nhà VAPA, Số 4 Ngõ 3 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.

Mail: dieuduonghanoi.edu @ gmail.com

Website: http://www.hnvs.edu.vn/

Hiện nay, Trường có 08 chuyên ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, 11 ngành dao tạo trung cấp va sơ cấp nghề, đã hiện thực hóa được hàng trăm ước mơ du học của học sinh, sinh viên trên cả nước Gần 100% sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp là có việc làm ngay, nhờ các chương trình liên kết theo đơn hàng lao động của trường với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Từ khi thành lập, Trường đã thực hiện nhiệm vụ đào tạo nhân lực, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước Trường đã thực hiện gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với các Doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế, đặc biệt mở rộng việc liên kết, hợp tác đào tạo với nhiều cơ sở đảo tạo uy tín trên cả nước và cả nước ngoài như các trường cao đăng, trung cấp nghề tại nhiều quốc gia trên thế giới.

44 Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng Đó là nhân tố quan trọng, quyết định chất lượng dao tao và đảm bảo cho sự thành công của Trường trong công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo và hội nhập quốc tế Công tác đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị được đây mạnh theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đã cải thiện tích cực điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh.

Bên cạnh việc phát triển nhà trường, nhiều hoạt động xã hội hướng về cộng đồng đã được triển khai như: Hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa; Xây dựng quỹ vì người nghèo, quỹ học bồng, hiến máu nhân đạo và tô chức các phong trào thanh niên tình nguyện; hỗ trợ người dân trên địa bàn và cả nước trong dot dịch bệnh Covid-19.

Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của trường Trung cấp nghề điều 8019015058000

Trường có hơn 40 cán bộ, giảng viên, công nhân viên, trong đó 2/3 giảng viên có trình độ đại học, trên đại học Cơ cau tô chức của trường ngày càng vững mạnh với chất lượng cán bộ, giảng viên liên tục được bồ sung, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong thời kì mới.

Trường có 08 chuyên ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, II ngành đào tạo trung cấp và sơ cấp nghề Ngoài các phòng chức năng như: Hành chính, Đảo tạo, Công tác sinh viên, trường Trung cấp điều dưỡng Hà Nội còn có Phòng Hợp tác Quốc tế và du học; Trung tâm liên kết đào tạo

Không chỉ liên kết đào tạo trong nước với nhà trường đại học có uy tín như: Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Bách Khoa, Đại học Công nghiệp Hà

Nội; Nhà trường Ngân hàng; Đại học Kinh tế quốc dân Trước xu thế hội nhập toàn cầu, trường Trung cấp điều dưỡng Hà Nội đã tiên phong mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế nhằm tăng thêm cơ hội học tập, phát triển cho sinh viên Tính đên nay, trường đã hợp tác với các nước như Hàn Quôc,

Nhật Bản, Đài Loan, Australia; Đức, Trung Quốc đề tham gia vào các chương trình học chuyền tiếp; chương trình trao đổi sinh viên.

Theo học tại trường Trung cấp nghè điều dưỡng Hà Nội, học sinh, sinh viên sẽ có được những ưu thé đặc biệt như: Không gian và môi trường học tập thân thiện; được cấp học bong cho mỗi kì hoc dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc; được hỗ trợ ở kí túc xá, vay vốn ngân hàng chính sách xã hội; được học song song 2 chuyên ngành; Dao tạo ngoại ngữ chuẩn quốc tế; được cấp học bồng du học tại nhà trường Đại học hàng đầu Hàn Quốc, Nhật Bản mà nhà trường đã hợp tác; được học liên thông Cao đăng, Đại học chính quy.

Phải khăng định, trong chặng đường phát triển, nhà trường đã liên tục có gang, nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách, không ngừng phan đấu vươn lên, trở thành một cơ sở giáo dục uy tín, chất lượng Cùng với xu hướng xã hội hóa hoạt động giáo dục trong đó có đảo tạo nghề của nhà nước, việc đầu tư có thé nói con đường mà Trường Trung cấp nghề điều dưỡng Ha Nội đã chọn là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Trường trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội đều phát triển các ngành đào tạo theo định hướng ứng dụng, thực hành, đào tạo theo yêu cầu xã hội, gắn với các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động; hướng tới việc cung cấp nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, có góp vốn xây dựng và phát triển trường CTĐT của nhà trường từ chuyên ngành điều dưỡng đã chuyên dịch sang đa ngành, sinh viên và giảng viên được khuyến khích đăng ky dé tài nghiên cứu khoa học và nhà trường có hội đồng thẩm định, đánh giá, xét duyệt Trong nhiều biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, Hội đồng quản trị đặc biệt nhấn mạnh phòng tránh, xử lý tiêu cực học đường cả từ phía sinh viên và giáo viên viên theo quy định chặt chẽ Giáo viên thỉnh giảng và giáo viên cơ hữu luôn có hệ số thay thế Tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu, Hội đồng quản trị và giáo viên viên, cán bộ nhân viên được làm định kỳ đê xóa bỏ ngăn cách với nhà dau tu (có thê chưa hiéu rõ vê

46 giáo dục dao tạo nghề nghiệp, hoặc thiếu tầm nhìn dai hạn) vì vậy ngay từ đầu cơ chế tư thục đã được xác lập một cách thống nhất trong nội bộ nhà trường.

Việc dao tạo chuyên sâu, chuyên ngành cho phép nhà trường tập trung vào mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp theo phương châm thực học- thực hành, thực nghiệp cho học sinh thực tập, tuyển dụng chuẩn đầu ra một số ngành theo hướng quốc tế.

Cơ câu tô chức của trường được cụ thê thông qua sơ đô sau:

HỘI DONG © - CÁC TÔ CHỨC

KHOA HỌC VÀ BAN GIÁM HIỆU ĐOÀN THẺ ĐÀO TẠO

3.2 Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội giai đoạn từ 2017 - 2021

3.2.1 Lập kế hoạch tài chính

Nhà trường đã thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tai chính, theo đó các Phòng, Khoa lập dự toán trong năm, sau đó chuyền lên phòng kế toán tong hợp dé xây dựng dự toán năm ngân sách của toàn trường Kế hoạch mua sắm, sửa chữa cũng từ đề xuất của khoa chuyên môn và nhà trường có phê duyệt danh mục mua sam sửa chữa b6 sung trong năm, thường vào tháng 6.

Về quản lý tài chính chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học, các Khoa chuyên môn lập danh mục các dé tài cơ sở, kèm thuyết minh đề tài, dự trù kinh phí trình Hội đồng khoa học đào tạo trường Hội đồng lựa chọn số đề tài sẽ được thực hiện, theo thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết của các đề tài đã được các đơn vị dự toán thuyết minh và phù hợp với tông số kinh phí thực tế phân bổ cho nhiệm vụ nghiên cứu dé tài cơ sở Danh mục các dé tài nay cùng tổng kinh phí dé tài nghiên cứu khoa học sẽ được Hiệu trưởng phê duyệt và cấp kinh phí từ nguồn chi chuyên môn Như vậy nhà trường vẫn phê duyệt và quản lý toàn bộ công tác chuyên môn, các khoản tài chính liên quan đến các dé tài NCKH.

Công tác lập kế hoạch quản lý tài chính của nhà trường trải qua các bước sau:

Bước 1: Lập dự toán thu — chi

- Các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu chi vào tháng 12 năm trước,

Phòng Kế toán tổng hợp dự toán và tổng hợp với các nguồn thu, dự toán các khoản thu chỉ trong năm của nhà trường thành dự toán ngân sách ban đầu.

Căn cứ vào kinh phí được bổ sung bởi thành viên HĐQT, các khoản thu dự toán, các khoản chi được đề xuất từ cấp dưới, bộ phận Kế toán lập dự toán ngân sách trong năm trình Hội đồng quản trị phê duyệt Cuối cùng, hoàn thiện kế hoạch ngân sách trong năm chính thức.

Bước 2: Giao dự toán thu chi và xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ.

Căn cứ vào quyết định phân bố ngân sách và dự toán nguồn thu, nhà trường họp dé công khai dự toán và phân b6 ngân sách về cho các đơn vị trực thuộc.

Phòng Kế toán xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, gửi về các đơn vị trực thuộc dé lay ý kiến hàng năm Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi, bổ sung thì Ban Giám hiệu và HĐQT ra quyết định điều chỉnh, bé sung.

Đánh giá hoạt động quan ly tài chính tại trường Trung cấp nghề điều 8019:1505 000011775 4

Những kết quả chính trong quản lý tài chính của trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội - 2-2-5 2S22EE2EE2E1EEEEEEEEEEEE211211211211 1111 11x 61 3.3.2 Những hạn chế, tồn tại trong quản lý tài chính của trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội + 2 2 E+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrreee 65 3.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý tài chính tại trường

Hàng năm, nhà trường luôn cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn dé nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các chế độ quản lý tài chính mới của Nhà nước, đồng thời báo cáo đầy đủ về tình hình tài chính của Nhà trường tới cơ quan quản lý các cấp Nhà trường cũng đã xây dựng được quy trình lập dự toán tài chính cũng như công tác thu chi hàng năm theo căn cứ, cơ sở cụ thé, việc lập dự toán xây dựng từ dưới lên, tức từ nhu cầu thực tế của các Khoa chuyên môn, phòng ban trong nhà trường Nhờ vậy dự toán hàng năm khá khớp và không nhiều khoản chi b6 sung, chi phát sinh Những kết quả đạt được thể hiện trên các mặt sau:

> Thứ nhất, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các khoản chỉ

Là một trường tư thực nhà trường đã phát huy hết quyên tự chủ, tự chịu

61 trách nhiệm băng việc áp dụng nhiều biện pháp tiết kiệm chi hành chính, điều hành khai thác nguồn thu dé dam bảo tập trung nguồn lực dé thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, bé sung thu nhập cho cán bộ công nhân viên đồng thời giành một phan kinh phi đáng kê dé tăng cường cơ sở vật chat, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy Bởi lĩnh vực điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe là ngành thu hút người học nhưng đòi hỏi cần có đầu tư lâu dai, cụ thé. Bên cạnh đó, trường cũng mở song song một số ngành đòi hỏi đầu tư ban đầu thấp nhưng thu hút như quản trị, kế toán, công nghệ thông tin trên cơ sở bu dap giữa các ngành với nhau Cụ thé: s* Thực hiện tiết kiệm đối với nhóm chỉ cho con người và chỉ hành chính

- Trên cơ sở mức lương tối thiểu vùng, nhà trường cũng phải điều chỉnh lương trong hợp đồng của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường sao cho phù hợp Tuy nhiên, các khoản chi đã được cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ nhằm hạn chế các khoản chi vượt mức, chi không đúng mục đích, kèm với đó việc áp dụng hình thức khoán chi giúp người lao động chủ động hơn trong hoạt động chuyên môn mà vẫn đảm bảo chi đúng, chi đủ.

- Những năm gần đây chi phí đầu vào đều có xu hướng tăng do trượt giá trong đó ké đến như giá điện, nước, văn phòng phỏng, chi phí thuê mướn sửa chữa Để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của sự tăng giá thì một số khoản nhà trường đã tiễn hành cắt giảm hoặc giao khoán theo đầu công việc cho từng bộ phận Mức giao khoán được nhà trường xây dựng theo nguyên tắc bình quân của các năm trước, hoặc tính theo đơn giá thị trường kèm theo hệ số trượt giá và tham khảo ý kiến của các lãnh đạo ban giám hiệu, hội đồng trường dé đưa ra nội dung khoản chi nào cắt giảm, khoản chi nao là khoán dé thông báo cho người lao động, nhân viên.

Nhìn chung, từ khi thực hiện chủ trương khoán với các hoạt động từ giảng dạy đến mua sắm thì các khoản chi cho các hoạt động này đã được giảm đáng kể, công tác quản lý tài chính của nhà trường vì vậy cũng đơn giản hơn.

62 s* Cải thiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập

- Đầu tư có mục tiêu cho mua sắm tài sản phục vụ hoạt động chuyên môn: Việc đầu tư mua sắm cơ sở vật chất cho hoạt động chuyên môn được Hội đồng trường quyết nghị khá nhanh chóng trên cơ sở thảo luận với các nhà đầu tư bởi cơ sở vật chất phải tối thiểu cho các ngành đảo tạo mới đủ điều kiện hoạt động cũng như thu hút người học Trong giai đoạn 2017-2021 là thời gian mà nhà trường đã đầu tư mạnh cho cơ sở vật chất Cụ thẻ:

+ Tăng cường mua mới, trang bi thiết bị dạy học hiện đại cho các ngành chủ chốt cần thực hành với nhiều công nghệ hiện đại, giúp học sinh sinh viên được học đi đôi với hành, tiếp thu kiến thực một các hiệu quả nhất.

Với ngành điều dưỡng và y sĩ cé truyền: mở rộng phòng thực hành điều dưỡng và nghiên cứu dược cô truyền Dé tăng tính rèn nghé, thời gian thực hành, thực tập của sinh viên chiếm 2/3 tổng thời gian học, tức là một tiết lý thuyết sẽ có ba tiết thực hành Để giúp sinh viên được thực hành tốt, nhà trường đang đầu tư phát triển thêm phòng thực hành có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, mô hình, dụng cụ giống như bệnh viên và mời giảng đội ngũ bác sĩ giỏi để các em sinh viên có đủ điều kiện học về tay nghề chuyên môn điều dưỡng tại nhà trường.

Với ngành công nghệ thông tin, thương mại điện tử: đầu tư phòng máy tính chất lượng cao, đường truyền mạnh cho học sinh thực hành.

Với ngành văn thư: đầu tư mua sắm cơ sở vật chất như máy in, máy chiếu, máy photo, tủ lưu trữ và cho học sinh thực hành ngay tại phòng hành chính của nhà trường.

+ Tại các phòng làm việc, văn phòng khoa, trong những năm gần đây, nhà trường trang bị ngày càng nhiều máy vi tính đáp ứng yêu cầu làm việc với một khối lượng ngày càng nhiều hơn, trang bi máy tính xách tay dé công việc được tiễn hành một cách linh hoạt.

+ Ngoài việc trang bị thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, nhà trường còn đầu tư trang thiết bị cho khối phòng ban phục vụ cho công việc văn phòng như trang bị hệ thống điều hoa, máy in, máy phô tô hiện đại tại các phòng làm việc.

+ Xây dựng thư viện nhà trường theo hướng hiện đại, trang bị thêm nhiều đầu sách mới tại thư viện, đầu tư cho việc biên soạn giáo trình, bài giảng, bài tập mới phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh sinh sinh viên Tập trung việc in ấn, phô tô tai liệu, giáo trình, bài giảng, bài tập, đề thi tại phòng hành chính và dao tạo dé tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát văn phòng phẩm.

+ Bên cạnh việc đầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy nói riêng và các hoạt động của nhà trường nói riêng, Nhà trường đã xây dựng quy chế quản lý tài sản một cách chặt chẽ để đảm bảo việc sử dụng thiết bị phải đi đối với việc giữ gìn tài sản bằng công tác kiểm tra, bảo hành, bảo dưỡng định kỳ đối với các trang thiết bị để các trang thiết bị được sử dụng một cách có hiệu quả nhất và nâng cao tuôi thọ của tài sản Các trang thiết bị khi mua sắm đều căn cứ trên cơ sở so sánh các báo giá của nhiều cơ sở cung cấp trang thiết bị sau đó được Hội đồng trường quyết định. s* Tăng thu nhập, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, giáo viên

Một trong những mục tiêu của việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại trường là thực hiện tiết kiệm chi tiêu hành chính dé đầu tư vào chi trả các nguồn lương, phúc lợi cao hơn cho người lao động. Đề thực hiện mục tiêu trên, trường đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi tiêu và khai thác nguồn thu hợp pháp từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, giáo viên nhà trường Ngoài ra, nhà trường còn có sự động viên đối với cán bộ công nhân viên vào những dip hè và lễ tết tạo sự phan khởi cho người lao động Thực tế

64 cho thấy, việc sử dụng nguồn khen thưởng, phúc lợi đã thúc đây và nhân rộng các phong trào thi đua tại các khoa, các phòng ban, động viên cán bộ nhân viên vượt mọi khó khăn, hăng say làm việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu tiết kiệm dé đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất.

> Thứ hai, cơ chễ quản lý tài chính khuyến khích sắp xếp, tổ chức bộ máy gọn nhẹ

Tăng cường khai thác và đa dạng hóa các nguồn thu

Hiện nay, nguồn thu của trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội đều xuất phát từ dịch vụ đào tạo và liên kết đào tạo, đây là nguồn thu chủ yếu các trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục Chính vì vậy, nhà trường cần tăng cường khai thác các nguồn thu này mở rộng quy mô và chất lượng đảo tạo, tao điều kiện dé tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế dé tăng mức thu từ các nguồn nay.

Mở rộng quy mô đào tạo cả về ngành nghề đào tạo lẫn loại hình đào tạo dé đáp ứng được nhu cầu của xã hội Phát triển, nâng cấp công tác nghiên cứu khoa học, phát triển các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ đảo tạo và chuyền giao công nghệ, bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước, tạo điều kiện môi trường cho hoạt động khoa học và công nghệ phát triển.

Tự chủ trong tuyển sinh và tuyển dụng sẽ giúp nhà trường chủ động chủ động trong công tác tuyển sinh Vì hiện nay, nhà trường vẫn chưa chủ động trong chỉ tiêu tuyển sinh mà do Sở Lao động — TB và xã hội quyết định chỉ tiêu Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tính toán cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ để định ra chỉ tiêu trong đào tạo báo cáo cơ sở cấp trên duyệt Nhà trường cần phải quyết định trong việc lựa chọn con người.

Cần có cơ chế khuyến khích các khoa chuyên môn chủ động mở rộng các hoạt động thu hút đầu tư từ đào tạo (da dạng hóa loại hình, lớp dao tạo bồi dưỡng ngắn hạn) Tận dụng các nguồn viện trợ thông qua quan hệ hợp tác song phương, đa phương; sự ủng hộ tài trợ của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thông qua các phương thức đầu tư như: đầu tư cơ sở vật chất cho công tác đôi mới hoạt động giáo dục - dao tạo, thực hành, ký túc xá; đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học. Đề xuất phương án tăng học phí theo lộ trình và giai đoạn học tập theo thực tế dé bù đắp được các khoản chi và tang thu cho nhà trường.

Xây dựng đội ngũ quản lý, kế toán có kiến thức, kinh nghiệm quản lý 1890110001177

Hệ thống tài chính kế toán bao gồm kế toán quản trị và kế toán tài chính Theo Luật kế toán thì kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán Trong quản lý tài chính tại nhà trường, kế toán quản trị các vấn đề liên quan đến các khoản thu, chỉ tài chính: quản tri nguồn nhân lực, quan tri khoản thu, quản trị tài chính liên quan đến các hoạt động của nhà trường Hệ thống quản lý tài chính có đầy đủ kế toán tài chính và kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà trường xây dựng được một hệ thống báo cáo khoa học, có thé tiễn hành phân tích số liệu, lập báo cáo định kỳ hoặc trong nhà trường hợp được yêu cầu đột xuất, đánh giá chính xác tình hình các nguồn thu của trường.

Nhà trường cần phải hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong trường Nhà trường đã có Ban kiểm soát để thanh tra tất cả các hoạt động trong nhà trường nên phải thành lập thêm Ban kiểm soát nội bộ về mặt quản lý tài chính trong trường Ban kiểm soát nội bộ sẽ hoạt động thường xuyên, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các phương thức quản lý tài chính mà

76 trường đang áp dụng, bao gồm: việc lập dự toán thu chi, thực hiện dự toán thu chi và quyết toán thu chi Ban kiểm soát nội bộ cần phải lập kế hoạch kiểm tra định kỳ theo quý hoặc 6 tháng một lần Sau mỗi đợt kiểm tra, Ban kiểm soát nội bộ cần tập hợp kết quả và công bố cho toàn thé cán bộ, giảng viên trong trường nhằm thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch.

Công tác quản lý tài chính của nhà trường trong thời gian tới cần được đây mạnh thực hiện theo hướng bảo đảm tính kỷ cương, tính kỷ luật trong việc thực hiện các chế độ, chính sách các quy định về quản lý tài chính của nhà nước và nội bộ nhà trường Sau khi kế hoạch tài chính được phê duyệt, sớm giao kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch tài chính chỉ tiết Việc hướng dẫn cần chỉ tiết, cụ thể đảm bảo các đơn vị dễ thực hiện và thực hiện thống nhất Việc giao kế hoạch và kinh phí cho các đơn vi cũng cần được thực hiện khẩn trương, rõ ràng, công khai, minh bạch Trong trường hợp có nhu cầu chi đột xuất hoặc mới phát sinh, ngoài kế hoạch, đơn vị chỉ được thực hiện khi tim được nguồn bổ sung Nếu không tìm được nguồn chi bổ sung, khoản chi này phải được đưa vào kế hoạch năm sau Giải pháp này bảo đảm kế hoạch tai chính được thực hiện đúng, bảo đảm kỷ luật tài chính, theo đó, mục tiêu của kế hoạch tài chính mới được thực thi đầy đủ

Nhà trường cần hoàn thiện, bổ sung, cập nhật, hệ thống văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện chế độ của Nhà nước về thu chỉ, lập ngân sách, qui trình quản ly khấu hao tài sản, trích lập các quỹ, mức độ tự quyết tài chính, các mẫu bảng biểu sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước và phù hợp với điều kiện cụ thé của mình, dé thống nhất sử dụng trong toàn hệ thống bộ máy.

Dé góp phan nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, việc day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là quan trọng và đồng bộ với nhau Ví dụ dé khắc phục tình trạng do không đủ thời gian và hạn chế về nguồn lực mà có quá nhiêu văn bản chính sách điêu chỉnh, bô sung và chính sách mới được

Nhà nước ban hành trong năm đã không được hướng dẫn và tập huấn trong thời gian tới, việc hướng dẫn cần được thực hiện thông qua thư điện tử, tập huấn trực tuyến dé bảo đảm các văn bản không chỉ được hướng dẫn day đủ, kịp thời mà còn tiết kiệm nhiều chỉ phí (chi phí thời gian, tài chính và nhiều chi phí khác).

4.2.3 Hoàn thiện quy chế chỉ tiêu nội bộ

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ tại nhà trường theo hướng tích cực, tạo được quyên chủ động trong công việc quản lý va chi tiêu tài chính cho cán bộ quản lý tài chính và chủ động cho cán bộ, giảng viên trong nhà trường hoản thành nhiệm vụ được giao Sử dụng nguồn thu có hiệu quả, thực hanh tiết kiệm, chống lãng phí, tạo công bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và giữ được người có tải, có tâm, có tầm trong đơn vỊ. Thực hiện xây dựng quy chế khoán thu, khoán chi cho các phòng, khoa, trung tâm và tổ bộ môn theo hướng mở rộng hơn, tạo điều kiện cho các phòng, khoa, trung tâm và tô bộ môn mở rộng hoạt động tăng nguồn thu.

Quy chế chỉ tiêu nội bộ phải được thường xuyên rà soát lại các mục chi, các định mức chi tiêu cho phù hợp, ké cả quy chế khoán chi văn phòng pham, tiền chè nước cũng phải khoán trên đầu công việc chứ không tính bình quân trên đầu người.

Quy định về khai thác một số nguồn thu (thu thường xuyên từ liên kết đào tạo và đào tạo ngắn hạn) của nhà trường cần rõ ràng hơn, có thể trích phần trăm về cho Khoa chuyên môn chủ động một phần kinh phí hoạt động. Khuyến khích các khoa chủ động tăng chi dau tư phát triển, không trông chờ vào ngân sách.

Cần hoàn thiện quy chế chỉ tiêu nội bộ trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả của chỉ tài chính, đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần giúp nâng cao thu nhập cho người lao động Cần bổ sung các quy định

78 cụ thê về tự kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy chế, đảm bảo tính công khai, dân chủ, minh bạch.

Nên thực hành tiết kiệm hiệu quả hơn để có nguồn thu nhập tăng thêm cho cán bộ, người lao động.

4.2.4 Nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

Dao tao là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường chính vi vậy dé khang định vị thé của trường va ngành nghề đào tạo, việc nâng cao chất lượng dao tạo và tăng cường NCKH là tất yếu Tất cả cán bộ, công nhân viên của trường đều có trách nhiệm và được huy động trong các hoạt động phục vụ đào tạo.

Phát triển các ngành nghề đào tạo phù hợp với đòi hỏi thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội và cả nước trong lĩnh vực điều dưỡng, nhất là tăng cường thực hành nghề nghiệp.

Da dạng hóa loại hình và hình thức đào tạo: Dao tạo tập trung, dao tạo tại doanh nghiệp, Dao tạo bồi dưỡng theo nhu cầu, đảo tạo chứng chỉ ngắn han, dai han Có thé tổ chức đào tạo thí điểm theo mô hình chất lượng cao. Chuẩn hoá các chương trình dạy nghề dé vừa sát hợp với nhu cầu vừa tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến theo hướng tương thích khu vực và quốc tế Tiến tới xây dựng các nghề dao tao đạt chuân Quốc tế, Khu vực và Quốc gia.

Hình thành một số hệ thống chính sách quản lý có hiệu quả nguồn lực của hoạt động nghiên cứu khoa học như các chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học kế thừa, đủ sức đảm nhiệm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học với chất lượng cao, các chính sách quản lý tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa phát triển đa dạng hoá nguồn lực tài chính dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, vừa đảm bảo nguồn lực tài chính để đầu tư trọng điểm, hiện đại hoá và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của các ngành khoa học mũi nhọn chiên lược của trường.

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ - - 2 c x+ eEk+EeEkeEerxerrxerx 78 4.2.4 Nâng cao chất lượng dao tao và nghiên cứu khoa học

> Tu bổ nâng cấp các công trình và thiết bị kỹ thuật của nhà trường đảm bảo theo thiết kế.

> Mua sắm bô sung thiét bi dung cu dam bao cac hé thong thiét bi đồng bộ, hiệu quả cao trong đào tạo theo chuẩn của từng nghề.

> Đầu tư trang thiết bị cho các phòng thực hành, thí nghiệm, đặc biệt chú trọng các nghề mũi nhọn là điều dưỡng, y sĩ, thương mại điện tử Xây dựng mô hình thực hành nghề điều dưỡng theo chuẩn quốc tế.

> Mở rộng quan hệ với doanh nghiệp, cơ sở y tế, bệnh viện công và tư nhằm khai thác chung tài nguyên.

> Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin tạo điều kiện cho học sinh/sinh viên tiếp cận tốt với Internet phục vụ học tập.

> Tăng cường công tác chăm lo, phục vụ học sinh, sinh viên, thực hiện công bằng trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên

> Tổ chức tốt, thường xuyên các hoạt động phong trào, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Tạo môi trường, đầu tư trang bị tạo điều kiện cho các câu lạc bộ kỹ năng hoạt động.

> Đây mạnh công tác thông tin về thị trường lao động, hỗ trợ tư van và giới thiệu việc làm nhất là xuất khẩu lao động.

> Huy động học sinh, sinh viên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và các hoạt động xã hội Đặt mức trần cho công tác nghiên cứu khoa học,một đề tài NCKH cấp cơ sở chỉ nên từ 20-30 triệu với dé tài có tính ứng dụng cao thì không quá 70 triệu đồng.

Một số kiến nghị 2-2-2 SsSE£2EE2EE2EEEEEEE1E7E71211211211711211 11110 80 1 Với Chính phủ và các BỘ - - 6 + + tk SS HH ng nhiệt 80 2 Với Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Lao động — Thương binh và xã hội Hà Nội

4.3.1 Với Chính phú và các Bộ

Nhà nước phải rà soát, sửa đôi, bố sung hoặc ban hành mới một cách đồng bộ, thống nhất hệ thống pháp luật về tài chính kế toán trong giáo dục,

80 xây dựng nguyên tắc cho công tác quản lý tài chính của cơ sở giáo dục tư thục theo đặc thù hoạt động và sở hữu nhà trường.

Xây dựng chiến lược cụ thể cho nghề điều dưỡng: điều dưỡng là nghề khô cực, lại khó xin việc Theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước có gan 130.000 điều dưỡng đang làm việc tai hon 1.300 bệnh viện trong toản quốc Tỷ lệ điều dưỡng/bác sĩ là 1,9/1, thấp nhất khu vực Đông Nam A và chưa đạt mức tối thiêu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới Tuy nhiên, hiện đang thừa hàng chục nghìn DDV và được sĩ trình độ trung cấp Năm 2011, chỉ tiêu tuyên sinh các trường trung cấp điều dưỡng, dược là 85.000 Vi thế, năm 2012, Bộ GDĐT đã không cho mở hệ trung cấp ngành này buộc trường nghề điều dưỡng Hà Nội phải mở thêm ngành nghé khác.

Nghị quyết số 20/NQ-TƯ ngày 25 tháng 10 năm 2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đặt chỉ tiêu đến năm 2025 có 25 điều dưỡng/vạn dân và đến 2030 có 33 điều dưỡng/vạn dân Quyết định số 2992/QĐ-BYT ngày 17/7/2015 kế hoạch nhân lực trong hệ thống khám chữa bệnh dé ra nhu cầu tăng 84 ngàn điều dưỡng vào năm 2020 Cho đến nay, vẫn là các chỉ tiêu trên giấy mà không có các

Văn bản hướng dẫn thực hiện.

Ty số điều dưỡng/vạn dân mới đạt 50% so với Nghị quyết số 20 NQ-

TƯ đề ra Thấp hơn Thái Lan 3 lần, Malaysia 4 lần và Nhật Bản 9 lần Thiếu điều dưỡng viên trước hết người dân thiệt thoi, chăng những không được thừa hưởng chăm sóc tốt nhất của điều dưỡng mà còn tăng nguy cơ sai sót và nhiễm khuẩn bệnh viện Thiếu nhân lực làm điều dưỡng viên ở nhiều các khoa trọng điểm của bệnh viện phải làm việc trong tình trạng quá tải, trực ca kíp kéo dai 24/24 Khuyến cáo quốc tế 1 điều dưỡng viên phụ trách

Ngày đăng: 30/10/2024, 00:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Cơ cầu nguồn thu tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội
Bảng 3.1. Cơ cầu nguồn thu tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội (Trang 59)
Bảng 3.2. Mức thu học phí của trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội
Bảng 3.2. Mức thu học phí của trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội (Trang 61)
Bảng 3.3. Tổng nguồn thu học phí giai đoạn 2017-2020 của trường trung - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội
Bảng 3.3. Tổng nguồn thu học phí giai đoạn 2017-2020 của trường trung (Trang 62)
Bảng 3.4. Các khoản chỉ tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội - Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý tài chính tại trường Trung cấp nghề Điều dưỡng Hà Nội
Bảng 3.4. Các khoản chỉ tại trường trung cấp nghề điều dưỡng Hà Nội (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN