1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

128 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 21,45 MB

Nội dung

Luận văn Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN đối với hoạt động KTHS; đánh giá thực trạng công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê thời gian qua; đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê trong thời gian đến.

Trang 1

ĐINH NGUYÊN HUYỆN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG

KHAI THÁC HAI SA! EN DIA BAN

QUAN THANH KHE, THANH PHO DA NANG

LUẬN VĂN THAC SI QUAN LY KINH TE

2019 | PDF | 127 Pages buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

ĐINH NGUYÊN HUYỆN TRANG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THAC HAI SAN TREN DIA BAN

QUAN THANH KHE, THANH PHO DA NANG

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi

Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bồ bởi bắt kỳ công trình nghiên cứu nào

Tác giả luận văn

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học của để tài §

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

§ Bố cục của luận văn l2

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC DOI VOL

HOAT DONG KHAI THAC HAI SAN 13

1.1 KHÁI QUAT VE HOAT BONG KHAI THAC HAI SAN VA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI HOẠT BONG KHAI THAC HAI SAN 13

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động khai thác hải sản 13 1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động KTHS 1s 1.1.3 Vai trò của quân lý nhà nước đối với hoạt động KTHS 16

1.1.4 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS 17

1.1.5 Công cu quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS 1

1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUGC DOI VOI HOAT ĐỘNG KHAI

THAC HAI SAN 18

1.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định đối

với hoạt động khai thác hải sản Ig

1.2.2 Hướng dẫn, xây dựng các mô hình tổ chức khai thác hải sản 22 1.2.3 Cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản 4

Trang 5

hải sản 30

13 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG ĐÊN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI

VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THAC HAI SAN 3

1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương 3 1.3.2 Bộ máy, cơ chế chính sách của nhà nước 33

1.3.3 Trình độ nhân thức của người dân 34

1.3.4 Sự phát triển của khoa học công nghệ 34

14 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỌNG

KHAI THÁC HẢI SẢN 34

1.4.1 Kinh nghiệm ở các địa phương trong nước 34

1.4.2 Những bài học rút ra cho quận Thanh Khê, Đà Nẵng 37

TOM TAT CHUONG 1 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI HOẠT DONG KHAI THAC HAI SAN TAI QUAN THANH KÊ, THÀNH PHO

DA NANG 40

2.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH

KHE, THANH PHO DA NANG 40

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 40

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41

2.1.3 Tình hình phát triển ngành khai thai thác hải sản tại quận Thanh

Khê 4

22 THỰC TRẠNG QUÁN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI HOẠT ĐỘNG: KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI QUẬN THANH KHÊ TRONG THỜI GIAN

QUA 50

Trang 6

2.2.3 Thực trạng cắp phép cho hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn

quận Thanh Khê 66

2.2.4 Thực trạng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về khai thác

hải sản cho ngư dân 70

2.2.5 Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với

"hoạt động khai thác hải sản T5

2.3 ĐÁNH GIA CHUNG VE QUAN LY HOAT DONG KHAI THAC HAIL

SAN TAI QUAN THANH KHE, THANH PHO DA NANG 82

2.3.1 Những thành công, 2

2.3.2 Nhiing han ché 84

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 86

KET LUẬN CHƯƠNG 2 88

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CONG TAC QUAN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỌNG KHAI THAC HAI SAN TREN DIA BAN QUAN THANH KHÊ, ĐÀ NẴNG 89 3.1 QUAN DIEM VA MUC TIEU QUAN LY NHA NƯỚC VỀ HOAT

DONG KHAI THAC HAI SAN TREN DIA BAN QUAN THANH KHE 89

3.1.1 Quan điểm 89

3.12 Mục tiêu 90

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN ĐỊA BẢN QUẬN THANH

KHÊ TRONG THỜI GIAN ĐỀN 9Ị

Trang 7

3.2.3 Hoàn thiện cấp phép cho hoạt động khai thác hải sản trên địa bản

quận Thanh Khê 95

3.2.4 Đây mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho

nhân dân %

3.2.5 Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với

hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quân Thanh Khê, 98

3.2.6 Một số giải pháp khác 99

3.3 MỘT SÓ KIÊN NGHỊ 102

nghị đối với nhả nước 102 nghị đối với thành phố Đà Nẵng và các Sở, Ban, Ngành 103

KẾT LUẬN 106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

1 DHNTB Duyên hải Nam Trung bộ 2 DVT Đơn vị tính 3 BDBP Bô đội biên phòng 4 CBCC Cán bộ công chức

5 CQQI Cơ quan quản lý

6 cọcQ Cơ quan chính quyền

7 KTHS Khai thác hai sản

8 QLNN Quản lý nhà nước

9 UBND Ủy ban nhân dân

10 KTGS Kiểm tra giám sát

Trang 9

» Tên bảng » bang trang

21_| Đân số trung bình phân theo phường thuộc Quận Thanh Khê | 44 2:2 | Lao động trong các ngành kinh tế quận Thanh Khê 4 2:3 | Chitiêu các ngành kinh tế của quận Thanh Khê qua các năm | 46 2-4 | Tỉnh hình KTHS tại quận Thanh Khê giai đoạn 2013 — 2017 | 47 2.5 | Thống kê số lượng và công suất tàu thuyền hoạt động, 4 2:6 | Sản lượng KTHS qua các năm trên địa bản quận Thanh Khê | 49 2.7 | Biến động giá trị Khai thác hãi sản theo phường 31

Kết quả khảo sát hoạt động xây dựng và tô chức thực hiện kế 2s | hoạch, chính sách, quy định QLNN hoại động KTHS d6i voi |

doanh nghiệp, chủ tàu, hộ gia đình hoạt động KTHS trên địa ban quận Thanh Khê

Kết quả điều tra hoại động xây dựng và tô chức thực hiện KẾ hoạch, chính sách, quy định QLNN đối với hoạt động KTHS

28 đối với các CBCC thực hiện công tác QLNN về KTHS tại »

quận Thanh Khê

2-10 | Số liệu văn bản quản lý hoạt động KTHS trên địa bản quan | ”60 DAT | Tong hợp tổ, đội KTWS trên địa ban quận Thanh Khé @ 2 ¡2 | Một số chính sách hỗ trợ cho Nghiệp đoàn nghề cá trên địa |

bàn quận Thanh Khê

Kết quả điều tra doanh nghiệp, chủ tàu, hộ gia đình hoạt

2.13 | động KTHS trên địa bản quận Thanh Khê đối với công tác | 66 hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức KTHS

Trang 10

và xử lý vì phạm trong hoạt động KTHS

công tác hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức KTHS

2 1s | Tĩnh hình cấp phép đôi với hoại động KTIIS hàng năm trên | 2 địa bàn quận Thanh Khê đối với tàu có công suất dưới 20CV Kết quả điều tra doanh nghiệp, chủ tàu, hộ gia đình hoạt

2.16 | đông KTHS trên địa bàn quận Thanh Khê đối với công tác | 71

cắp phép KTHS

2 ¡; | Kế quả iu tra CBCC quận Thanh Khê đổi với công tác n cấp phép cho hoạt động KTHS trên địa bản quận

2.-1§ [ Cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật về KTHS Tả 2.19 | Số lượng thuyền trưởng, máy trưởng được đảo tạo T4

Kết quả khảo sát đoanh nghiệp, chủ tàu, hộ gia đình hoạt

2.20 | động KTHS trên địa bản quan Thanh Khê đối với công tác | 76

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về KTHS cho nhân dân

221 | Kết quả khảo sắt CBCC quận Thanh Khô đổi với công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật về KTHS cho nhân dân 5 2:22 [ Các đợt KTGS hoạt động KTHS tại quận Thanh Khê T8

223 | Cong tác thanh tra, kiếm tra, giám sắt, xử lý vi phạm trong

hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận Thanh Khê 3 2:24 | Kết quả điều tra đoanh nghiệp, chủ tàu, hộ gia đình hoạt

động KTHS trên địa bàn quận Thanh Khê vẻ thực trạng công | 82 tác KTGS và xử lý vĩ phạm trong hoạt động KTHS

Trang 11

Biển có vai trò, vị trí quan trọng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường của nước ta Trong những năm qua, ngành

khai thác hải sản và nguồn lợi từ biển đã không ngừng phát triển và có những,

đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đắt nước

Là quận trung tâm của thành phố biển Đà Nẵng, phía Bắc tiếp giáp 'Vịnh Đà Nẵng có chiều dài 4,287 km đường bờ biển, với các làng nghề khai thác hải sản truyền thống có từ lâu đời, nguồn lao động sẵn có, lực lượng lao

động có tay nghề và kinh nghiệm dày dạn Thanh Khê được xem là một trong

những địa phương có hoạt động khai thác hải sản phát triển mạnh, góp pl

vào phát triển kinh tế xã hội của quận

n ngày cảng khắc nghiệt, sự gia tăng số

lượng các tầu khai thác hải sản có công suất lớn cùng với cường lực khai thác Ngày nay, điều kiện thiên nÍ

mạnh đã khiến cho nguồn lợi hỏi sản ở vùng ven biển suy giảm mạnh Trong,

khi đó một số loài hải sản ở các ngư trường xa bờ truyền thống cũng đã bị suy

giảm khiến cho sản lượng khai thác hải sản tại quận Thanh Khê bị sụt giảm nghiêm trọng, giá trị khai thác hải sản không đạt so với kế hoạch đề ra Nhiều

ngư dân không thể tiếp tục hoạt động khai thác do tàu tuy công suất lớn song

chưa đủ các ngư cụ, trang thiết bị hiện đại để ra khơi bám biển Các dịch vụ hậu cần nghề cá, phương thức bảo quản sau khai thác hải sản còn lạc hậu,

khiến cho chất lượng hải sản khi về đến đắt liền không đảm bảo

Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động KTHS

tại quân Thanh Khê vẫn tồn tại một số vấn để như: công tác triển khai các kế

hoạch quản lý hoạt động khai thác hải sản chưa thật sự hiệu quả, Chính sách

Trang 12

hải sản tươi sống, chưa có gian hàng cung cấp hải sản khô, đã qua chế biến Chợ hải sản cùng với một số chợ khác trên địa bàn quận chưa đáp ứng được

nhu cầu tiêu thụ hải sản của người dân trên địa bản quận, và mới chỉ giải

quyết được một phần giá trị sân phẩm hải sản đánh bát Bên cạnh đó, công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản, giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động khai thác

hải sản trái phép để đảm bảo tính bền vững trong hoạt động khai thác hải

sản trên địa bản quận Thanh Khê còn hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân như bắt cập trong

quy hoạch khai thác, tổ chức triển khai thực hiện, công tác thanh tra, kiểm soát Chính vì vậy đã khiển cho ngành thủy hải sản của quận Thanh Khê phát

n chưa tương xứng vị lềm năng hiện có Do vậy, tôi lựa chọn để

nghiên cứu “Quản lý hoạt động khai thác hãi sản trên địa bàn quận Thanh Khê” đễ hệ thống hóa cơ sở khoa học và đưa ra giải pháp phát triển công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác hải sản tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 2 Mục tiêu ngÌ 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động cứu

KTHS trong thời gian qua, dé từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS quận Thanh Khê, thành phố Đà

Nẵng

3.2 Mục tiêu cụ thể

Trang 13

~ Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê trong thời gian đến

3 Câu hỏi nghiên cứu

~ Thực trạng công tác QLNN đối với hoạt động KTHS trên dia ban

quận Thanh Khê như thế nào?

~ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với hoạt động

KTHS trên địa bản quận Thanh Khê?

~ Giải pháp nảo để hoàn thiện công tác QLNN trong lĩnh vực KTHS:

trên địa bàn quan Thanh Khé?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

~ Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN hoạt động KTHS vận dụng vào điều kiện cụ thể của quận Thanh Khê, Đà Nẵng

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

~ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu các hoạt động KTHS và công tác QLNN doi với hoạt động khai thác hải sảnở cắp quận

~ Phạm vi về không gian: tại Quận Thanh Khê, Thành phó ĐàNẵng

igu nghiên cứu từ năm 2013 đến năm2017 5 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu

~ Số liệu thứ cắp: Luận văn thu thập các số liệu từ niên giám thống kê, các báo

cáo tổng kết của UBND thành phố Đà Nẵng, UBND quận Thanh Khê, các dự án, để

án, các tài liệu khoa học của thành phố Đà Nẵng và của quận Thanh Khê

Trang 14

~ Đối tượng điều tra (mẫu): bao gồm doanh nghiệp, chủ tàu, thu)

trưởng, đội trưởng, ngư dân hoạt động trong lĩnh vực KTHS và cán bộ, công chức có liên quan đến công tác QLNN về KTHS tại quận Thanh Khê, Đà

Nẵng, bao gồm:

+ 45 doanh nghiệp, chủ tàu, thuyền trưởng, đội trưởng, ngư dân hoạt

động trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê

ìn quan đến công tác QLNN về KTHS tại

+ 25 cán bô, công chức có quận Thanh Khê

~ Cách thức tiến hành: Sử dụng cách thức chọn mẫu ngẫu nhiên bằng 'bảng câu hỏi khảo sát Trong bảng câu hỏi có giới thiệu về đẻ tài nghiên cứu,

các câu hỏi được xây dựng đảm bảo kết quả khảo sát đẩy đủ thông tin minh bạch

Bang câu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng, được thiết kế gồm 2 phản Phân I tác giả khảo sát thông tin khách quan của đồi tượng được khảo sát, các câu hỏi được thiết kế theo dạng câu hỏi có nhiều lựa chọn trả lời, giúp đối

tượng khảo sát dễ dàng xử lý và hoàn thành câu trả lời, giảm thiểu sai sót

Phin 2

các câu hỏi thang đo phân cấp với 5 mức độ đánh giá từ “hoàn

toàn khơng đồng ý” đến “hồn toàn đồng ý” Điều này giúp cho tác giả đánh

giá mức độ tác động của các

ính sách quản lý đến đối tượng được khảo sát

Trong phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả xây dựng các câu hỏi với

nội dung sát phủ hợp với không thể thu thập ở phương pháp phân tích dữ liệu

thứ cấp Để đảm bảo thu được kết quả chính xác nhất, các câu hỏi được thiết

Trang 15

tiến hành sảng lọc Các số liệu thứ cấp được chọn dựa theo nguồn gốc, thời gian dữ liệu được tổng hợp Ưu tiên các số liệu có thời gian gần nhất và đảm

bảo tính chính xác Các số liệu sơ cấp được tổng hợp từ các phiếu điều tra dat

yêu cầu (phiếu không đảm bảo yêu cầu là các phiếu có câu trả lời không đầy

đủ nội dung, câu hỏi trả lời với nhiều lựa chọn, được loại bỏ) Sau đó, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu dưới đây để phân tích:

~ Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để phân tích số liệu thống kê tổng hợp số liệu sơ cắp và thứ cắp đã khảo sát, phục vụ việc phân tích thực

trạng QLNN đối với hoạt động KTHS trên dia ban quận Thanh Khê giai đoạn

2013 - 2017 Các số liệu thu thập được nhập vào máy vi tinh qua phản mềm

excel để tổng hợp và hệ thống hoá lại những tiêu thức cần thiết, bảng biểu

Phương pháp nay chủ yếu sử dụng tập trung ở chương 2 của luận văn

~ Phương pháp so sánh: là phương pháp được sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng hoạt động kinh khai thác hải sản và thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bản quận Thanh Khê qua các năm Từ đó đánh giá công tác quản lý hoạt động KTHS trên địa bàn quận

Phương pháp này chủ yếu sử dụng tập trung ở chương hai của luận văn

~ Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết, tổng hợp những lý

luận, kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng công tác quản lý hoạt động

KTHS trên địa bàn quận Thanh Khê Từ đó đánh giá ưu, nhược điểm trong, công tác quản lý, điều hành, tìm ra nguyên nhân và giải pháp xử lý Phương

pháp này được sử dụng đồng thời trong cả ba chương của luận văn 6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

6.1.Về mặt lý luận:

Trang 16

Khê, Đà Nẵng

6.2 Về mặt thực tiễn

~ Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động KTHS tại

quận Thanh Khê giai đoạn từ 2013 đến 2017, thông qua đó nhận định những

điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân

~ Đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện về QLNN đối với hoạt động KTHS tại quận Thanh Khê trong thời gian đến

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Vũ Đình Thắng và cộng sự, 2005 Giáo trình Kinh tế thủy sản Hà

Nội: NXB Lao đông - Xã hội [11] Ngành thủy sản đóng vai trò quan trong

đối với nền kinh tế, đặc biệt là với những nước có vùng biển và hệ thống sông

ngòi phong phú như nước ta Kinh tế ngành Thủy sản Việt Nam đã được tác

giả Vũ Đình Thắng và các cộng sự hệ thống hóa thành các cơ sở lý thuyết tổng quan với 8 chương Chương đầu tiên giới thiệu vị trí quan trọng của ngành thủy sản trong nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung, đồng thời các tác giả cũng chỉ ra các đặc điểm của ngành thủy sản thế

kinh

doanh ngành thủy sản nước ta gồm kinh tế hộ, kinh tế trang trại thủy sản; kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước trong ngành thủy sản Từ đó các tác giả trình

giới và Việt Nam Chương thứ 2 mô tả 3 hình thức tổ chức sản x

bày nội dung cơ bản về quan hệ sản xuất trong ngành thủy sản Việt Nam với các đặc trưng kinh tế cơ bản về quan hệ sở hữu, quan hệ lao động, cơ chế quản lý của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trên

Trang 17

trình bày trong chương cuối với các khái niệm và yếu tổ cấu thành của

'QLNN, mục tiêu và nội dung cơ bản của QLNN đối với ngành Thủy sản và tổ chức bộ máy QLNN ngành thủy sản

~ Đỗ Hoàng Toàn - Mai Văn Bưu (2010), Giáo trình OLNN vẻ kinh tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội [24] Nhà nước, với tư cách là chủ thể của

nền kinh tế quốc dân, quản lý toàn bộ nên kinh tế quốc dân trên tất cả cách lĩnh vực, các ngành, các thành phần và chủ thể kinh tế Thông qua giáo trình,

tác giả đã cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có tính hệ

thống của một môn khoa học về cách thức mà Nhà nước quản lý nền kinh tế

quốc dân Tác giả đã giúp người đọc nắm được khái niệm tổng quan QLNN về kinh tế; bên cạnh đó, tác giả còn phân tích một số quy luật và chỉ ra các nguyên tắc, công cụ và phương pháp QLNN về kinh tế; đưa ra các mục tiêu và chức năng của QLNN về kinh tế là nền tảng cho việc phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề QLNN trong luận văn nghiên cứu

~ Đào Hữu Hòa, (2013), Đầy mạnh đánh bắt hái sản trên địa bàn duyên hải Nam Trung bộ theo hướng bên vững Nhà xuất bản Thông tin và Truyền

thông [6] Biển DHNTB trải đài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận với tổng chiều đài trên 1.000km với

nhiều đảo lớn Sản lượng khai thác lớn và tăng dần

qua các năm với nhiều loại hải sản quý hiểm Thông qua cuốn sách, tác giả đã

đặt vấn đề về hoạt động KTHS ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa và

yêu cầu phát triển bền vững Bên cạnh đó, tác giá nhận định kết quả của hoạt

động KTHS trên đại bàn vùng DHNTB trong giai đoạn 2000-2011 đồng thời chỉ rõ thực trạng phát triển của hoạt động này với những thuận lợi, khó khăn

'Với Dây mạnh đánh bắt hải sản trên địa bàn đuyên hải Nam Trung bộ

cho ngành KTHS vùng

Trang 18

trên địa bàn DHNTB cũng như các kiến nghị, đề xuất đối với các bộ ngành và Chính phủ đề đạt được các mục tiêu đã đề ra

= Ninh Thị Thu Thủy (2004), chính sách hỗ trợ khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà Nẵng”, Tạp chí nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội

Đà Nẵng [23] Bài báo mô tả tổng quan về tình hình phát triển KTHS xa bờ

với các điều kiện đảm bảo phát triển nghề cá như phát triển các đội tàu KTHS

xa bờ, phát triển tàu vận tải, tàu thu mua hải sản trên biển, phát triển nguồn

nhân lực KTHS xa bờ cũng như phát triển DVHC nghề cá Qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, tác giả đã chỉ ra thực trạng các nguồn lực cho KTHS

xa bờ của thành phố Đà Nẵng hiện nay Mặc dù đã có sự hỗ trợ rất lớn từ

quyền, song đội tàu KTHS xa bờ với công suất còn khiêm tốn, các trang

thiết bị cho việc KTHS xa bờ chưa được ngư dân quan tâm đúng mức Để nâng cao hiệu quả công tác QLNN vẻ hoạt động KTHS xa bờ trong giai đoạn

hiện nay, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị đối với chính sách hỗ trợ của thành phổ để đưa nghề cá thành một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh

tế cao, vừa đảm bảo công tác an sinh xã hội đối với gia đình ngư dân

~ Chính phủ (2010), Chiến lược phát triển thủy sán Việt Nam đến năm

2020 của Thú tướng Chính phú, Hà Nội [1] Chiến lược xác định tim quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong những năm tới, đưa mục tiêu và lộ

trình phát triển ngành thủy hải sản đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, đến

khâu chế biến, tiêu thụ sản phẩm cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho

ngành Với tầm nhìn chiến lược từ 2010 đến 2020 của Chính phủ là cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành, UBND các tỉnh/thành phố cụ thể hóa chiến lược

Trang 19

ngành thủy sản vào năm 2020, hiện đại hóa ngành vào năm 2030 và tiếp tục

phát triển toàn diện, mang lại hiệu quả bền vững Từ đó, đưa ngành Thủy sản

trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, với cơ cấu và hình thức tổ chức sản

xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế Trong các năm tiếp theo, phát

triển ngành Thủy sản trong nước trong mối quan hệ kết hợp hài hỏa lợi ích

với các ngành kinh tế khác và phát triển kinh tế - xã hội các vùng, địa phương, tập trùng vào công tác đảo tao, nâng cao nghiệp vụ cho lao động,

nghề cá, từng bước tăng thu nhập và mức sống của nông, ngư dân Đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lợi thủy sản và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc

= Trin Quang Thái (2015), Quản jý hoạt động khai thác thứ

Quang Ninh theo hướng bên vững, luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế chương, sản tink

trình định hướng thực hành, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà

Nội [25] Luận văn ngoài việc nghiên cứu các tư liệu chuyên môn, thu thập

tổng hợp và xử lý số liệu thứ cắp trong giai đoạn 2008 - 2014, tác giả còn sử

dụng phần E-Views trong Kinh tế lượng nhằm tính toán điểm tham

chiếu phổ biến trong khai thác bền vững thủy sản Từ đó, tác giả tiến hành

phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt đông KTHS tỉnh Quảng Ninh

thông qua các tiêu chí hợp pháp, bền vững, thu nhập và mức sống của ngư

cân, tình hình triển khai các chính sách quản lý hoạt động KTHS của Trung

ương và tỉnh Quảng Ninh Tác giả đưa ra cũng nêu một số hạn chế trong công tác quản lý hoạt động KTHS tại tỉnh Quảng Ninh như: cơ cấu tàu thuyền,

nghề nghiệp khai thác mắt cân

Trang 20

nhiều với SLKT hiện đã vượt quá mức sản lượng bèn vững tối đa Với nhóm tàu có công suất trên 90 CV khai thác xa bờ, vẫn chưa đem lại sản lượng bền đa Châm c sau khai thác còn quá lạc hậu, gây hư hại hoặc giảm chất lượng sản phẩm vũng

công nghệ khai thác như khâu bảo quản hải sản

Nguồn ngân sách hỗ trợ đầu tư trực tiếp vào dich vụ hậu cầu nghề cá chưa

đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cẳu của ngư dân Thiếu nhân lực, Nhà nước

“chưa tập trung quản lý, đảo tạo tay nghề cho lao động KTHS xa bờ Công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản và môi trường sinh thái biển hiệu quả chưa cao, chưa xử lý chặt các hoạt động khai thác hủy diệt, tận diệt nguồn lợi hải sản

Từ các hạn chế trên, tác giả cũng đề xuất một số nhóm giải pháp quản lý bền vững hoạt động KTHS tỉnh Quảng Ninh như giải pháp về quy hoạch, giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác, giải pháp tổ chức sản xuất và quản lý

khai thác, giải pháp cơ chế chính sách, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp về đào tao va phát triển nguồn nhân lực, giải pháp phát triển kết cấu ha

tầng và hậu cần, địch vụ khai thác thủy sản, giải pháp phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển, đảo và nhóm giải pháp tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế Đặc biệt là nhóm giải pháp điều chỉnh năng lực khai thác mà cụ thể là điều chỉnh cường lực khai thác: Giảm số lượng tàu khai thác ven bờ và vùng lộng, phát triển đội tàu có công suất lớn từ 90 CV trở lên để khai thác xa bờ

~ Lê Văn Ninh (2006), Một số giái pháp phát triển bền vững nghề khai

thác thủy sản tính Bà Rịa ~ ng Tàu, luận văn thạc sỹ khai thác thủy sản,

Đại học Nha Trang [12] Với tốc độ khai thác tận diệt như hiện nay, nguồn lợi

Trang 21

vững, làm giảm nguồn lợi vùng biển ven bờ

- Nguyễn Ngọc Oai (2011), Giải pháp phát triển khai thác hai sản xa , Đại học Đà

tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Văn

bờ của thành phé Đà Nẵng, luận văn thạc sỹ kinh tế phát trị

Nẵng [13] cũng có nhiều

Ninh Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra số lượng và công suất tàu

cá đều tăng qua hàng năm tại Đà Nẵng Tuy nhiên số lượng tàu cá có công suất nhỏ, thúng máy với công suất dưới 20CV hoạt động khai thác ở vùng

biển ven bờ vẫn chiếm tỷ lệ cao (56,4%) Với tỷ lệ tăng về số lượng tàu cá công suất nhỏ, cường lực khai thác tăng khiến cho sản lượng khải thác thác

giảm mạnh so với năm 2007

Trần Hồng Minh (2010), “Giải pháp phát triển bền vững nghề khai

thác hải sản tỉnh Khánh Hỏa”, luận văn thạc sĩ ngành Khai thác thủy sản, Đại học Nha Trang [10], đã nghiên cứu và nhận định rằng để duy trì sản

lượng khai thác bền vững tối đa, cần giảm tải cường lực khai thác của các tàu đánh bắt hải sản Trong đề tài của mình, tác giả đã đưa ra biện pháp cần cắt giảm đến 38% số lượng tu thuyền khai thác ở khu vực miền Trung để sản lượng khai thác được duy trì bền vững tối đa Theo Lê Văn Lợi (2014), Khai

thác hãi sản 6 tink Quảng Bình theo hướng bền vững, luận văn Thạc sĩ ngành

Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế Quốc Dân [8], năm 2013 với số lượng tàu

khai thác tại tại vùng ven bờ và vùng lộng thuộc tỉnh Quảng Bình là 2.791

tàu Tuy nhiên, để đạt được sản lượng bền vững tối đa, cần phải cắt giảm đi

1.692 tàu,

phép Trong khi đó tại ngư trường xa bờ, số lượng tàu khai thác chỉ là 1.073 -hính là số lượng tàu hoạt động vượt mức cường lực khai thác cho

tàu so với mức cường lực cho phép là 1.168 tàu đạt sản lượng bền vững tối

Trang 22

Từ đó, ngành KTHS tỉnh Quảng Bình mới có thé phát triển bền vững

Nhin chung, các công trình với nhiễu góc độ nghiên cứu khác nhau, địa

bản thực tế khác nhau cùng với những phương pháp phân tích khác nhau đã

tập trung đánh giá, nhận định thực trạng, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng Từ đó

đề ra các giải pháp phủ hợp, tối ưu cho sự phát triển của ngành thủy sản nói

chung và lĩnh vực KTHS nói riêng Các kết quả nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào phát triển KTHS tại một vùng miền hoặc một tỉnh, thành phố chứ:

chưa nghiên cứu ở một quận như đề tài tác giả đang nghiên cứu Đồng thời, đến nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về quản lý hoạt động KTHS trên

dia bin quận Thanh Khê, Đà Nẵng Dé tai mà tác giả nghiên cứu không trùng,

với bắt kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bồ trước đó

Trong luận văn này, tác giả có kế thừa thành quả nghiên cứu của các

công trình nêu trên, kết hợp với việc thu thập số liệu thực tế, nghiên cứu làm

rõ thực trạng, nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực KTHS tại quận Thanh Khê, từ đó tìm ra các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước tại quận Thanh Khê nhằm phát triển ngành KTHS của quận theo đúng hướng

và đạt được mục tiêu dé ra 8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo, nội

dung chính của luận văn gồm có 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động khai

thắc hải sản

Chương 2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác hải sản trên địa bản quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng

Trang 23

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VẺ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC DOI VOI HOẠT ĐỌNG KHAI THAC HAI SAN

1.1 KHAI QUAT VE HOAT DONG KHAI THAC HAI SAN VA QUAN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI HOẠT DONG KHAI THAC HAI SAN

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cũa hoạt động khai thác hãi săn a Khái niệm hoạt động khai thắc hãi sẵn

~ Đánh bắt thủy sản là một lĩnh vực hoạt động liên quan đến việc khai

thác các nguồn lợi sinh vật trên các vùng nước khác nhau, trong đó có đánh

‘bat hải sản (khai thác nguồn lợi sinh vật trong đại dương) là quan trọng nhất Đánh bắt hải sản là hoạt động liên quan đến việc khai thác nguồn lợi hải sản

trên biển và các vùng nước lợ [6] Hoạt động KTHS là tác động của con người thông qua các công cụ hỗ trợ và các phương pháp nhằm khai thác các

tài nguyên sinh vật, chủ yếu là cơ thể sống như tôm, cá, các loài nhuyễn thể, thân giáp, rong biển, nhằm đáp ứng nhu cầu của con người về các sản phẩm

hàng hóa hải sản

- Bên cạnh hoạt động khai thác, ngành hải sản còn có các nội dung như nuôi trồng, chế biến bải sản và các hoạt động dich vụ bổ trợ như cơ khí đóng,

sửa tàu thuyén, trang thiết bị nghề cá, các cảng cá, bến cá, sản xuất và cung ứng thức ăn, thuốc, hóa chất, dich vụ thu mua bao tiêu sản phẩm

Qua quá trình tìm hiểu, hoạt động khai thác hải sản trên địa bàn quận

Thanh Khê chủ yếu là hoạt động đánh bắt tôm cá và các loài nhuyễn thể, thân giáp Các nội dung như nuôi trồng, chế biển hải sản hầu như không có

5 Đặc điễm của hoạt động khai thác hải sản KTHS là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn từ điể

kiện tự nhiên Đây là

hoạt động diễn ra trên sông, trên biển Trong hoạt động KTHS gồm 2 loại

Trang 24

- Hoạt động KTHS ven bờ được quy định với phạm vi khai thác từ vùng biển ven bờ, giới hạn bởi mép nước biễn tại bờ biển ra đến 3 hải lý [18]

- Hoạt động KTHS xa bờ được quy định với phạm vi khai thác là vùng,

lộng và vùng khơi, được tính từ vùng lông với đường cách bờ 3 hải lý đến độ

sâu 50m và vùng khơi có độ sâu 50m nước trở lên đến ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam [18]

UBND cấp huyện được phân cấp quản lý đối với các tàu lắp máy có

công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy Các loại tàu này

được quy định hoạt động KTHS tại vùng biễn ven bờ và không được KTHS

tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả [2]

Đối tượng khai thác của ngành là sinh vật biển, là cơ thể sống trong tự

nhiên Đây là những tài nguyên có khả năng tái sinh và khả năng nảy ngày cảng phụ thuộc vào ý thức của con người trong việc tổ chức khai thác và bảo sản Điễu đó đồi hỏi QLNN đối với hoạt động KTHS phải

gắn chặt với việc bảo vệ nguồn lợi, có kế hoạch, quy hoạch tô chức khai thác

vệ nguồn lợi h

hợp lí các tài nguyên nguồn lợi hải sản

Môi trường khai thác là biển cả với trữ lượng, sự phân bố của các sinh

vật này khó đoán biết trước; khi đánh bắt xong khó bảo quản, để hư hỏng, đòi

hỏi phương tiện sản xuất vừa phải đảm nhiệm chức năng khai thác vừa là nơi

bảo quản, chế biến Đối tượng khai thác là cơ thể sống khiến hoạt động này

mang tính chất mùa vụ, đi chuyển theo đặc tính sinh sống và theo các dòng hải lưu Việc phát hiện, đánh bắt đòi hỏi ngư dân phải có kinh nghiệm, am

Trang 25

'Nhà nước đối với hoạt động KTHS

~ Khải niệm quản lý: theo giáo trình kinh tẾ nông nghiệp (2004) Nhà

1.1.2 Khai niệm quản

xuất bản Thống kê, quản lý là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý trong quá trình hoạt động nhằm đạt đến mục tiêu nhất

định [H]

~ Khái niệm quản lý nhà nước: Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn, trong giáo

trình “Quản lý nhà nước vẻ kinh tẾ* Quản lý nhà nước là sự tác động có tố chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế [24]

- Khải niệm quản lý nhà nước đổi với hoạt động khai thắc hải sản:

'QLNN đối với hoạt động KTHS là sự tác động có tô chức và được điều chỉnh ‘bang quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, kế hoạch, quy định của Nhà nước đối với hoạt động KTHS của tổ chức, cá nhân để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động KTHS trong nước và tại các vùng biển quốc tế nhằm đạt được hiệu quả

kinh tế - xã hội đặt ra

Vậy, mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với hoạt động KTHS là:

~ Giúp hoạt động KTHS phát triển ôn định và bền vững theo các mục

tiêu phát triển KT-XH đã đặt rà

~ Bảo tồn và bảo vệ nguồn tài nguyên sống của biển;

Trang 26

~ Giải quyết nạn tranh chấp trong lĩnh vực khai thác hải san; ~ Duy trì và cung cấp nguồn hải sản;

~ Duy trì và phát triển ngành du lịch và giải trí trên biến

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS # Vai trò định hướng ~ Nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cÍ khn khổ pháp lý, hoạch, điều hành hoạt động KTHS đồng thời có các chính sách để bảo vệ, sách, sác văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động KTHS, quy

khai thác có hiệu quả và phát triển bền vững nguồn lợi hải sản

~ Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án quản lý, phát triển tổng thể, có vai trò định hướng, làm cơ sở để các địa phương xây dựng quy

hoạch chỉ tiết phát triển ngành đánh bắt hải sản

b Vai trò điều tiết

Nhà nước, với vai trò điều tiết, trên cơ sở nắm bắt những quy luật khách quan của nền kinh tế, tạo cơ sở pháp lý, xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo, khuyến khích hoạt động KTHS phát triển bền vững

€ Vai trò phối hợp

- Phối hợp trong công tác QLNN giữa ngành KTHS với các ngành khác từ trùng ương đến địa phương Nhà nước cần tổ chức hợp tác với các quốc gia có vùng biển gidu tải nguyên hải sản để đưa tàu cá và ngư dân nước ta đi hoạt

động KTHS Điều này giúp đảm bảo cho sự phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ: an ninh chủ quyền biển đảo Tổ quốc, tạo công an việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân miễn biên

4 Vai trò hỗ trợ

~ Nhà nước vừa là chủ thể quản lý vừa là chủ thể kinh tế, thông qua việc sử dụng các nguồn lực như nguồn vốn, tài nguyên, khoa học kĩ thuật để

Trang 27

cho việc thực thi các hoạt động KTHS cũng như tìm đầu ra ôn định cho sản

phẩm khai thác

~ Hoàn thiện thể chế, chính sách phù hợp với điều kiện của từng địa

phương để thu hút các nại KTHS

€ Vai trồ kiểm tra, giám sát

Nhà nước tổ chức KTGS quá trình thực thi các kế hoạch, chính sách,

quy định của chính quyền địa phương, các CQQL ngành đối với hoạt động

KTHS Đồng thời KTGS các đối tượng trực tiếp thực hiện hoạt động KTHS

lực tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hoạt động

1.1.4 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS ~ Tính chủ thể: chủ thể sử dụng công cụ quản lý của nhà nước về KTHS là các cơ quan QLNN về kinh tế, chứ không phải là cơ quan QLNN bắt kỳ, và cảng không phải là các chủ thể tham gia quản lý kinh tế quốc dân

~ Tính mục đích: mục đích sử dụng công cụ quản lý của Nhà nước về KTHS là nhằm thực hiện mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô

~ Tính hệ thống: công cụ QLNN về KTHS là I hệ thống bao gồm nhiều

chủng loại, trong đó có công cụ quản lý hữu hình và công cụ quản lý vô hình,

công cụ quã lÿ trực tiếp và công cụ quản lý gián tiền

1.1.5 Công cụ quán lý nhà nước đối với hoạt động KTHS:

a Pháp luật

Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật và các văn bản mang tính pháp ý, có tính bắt buộc dé điều chỉnh mồi quan hệ giữa đối tượng làm công tác

quản lý với các tổ chức, cá nhân hoạt động KTHS Đồng thời tạo cơ sở pháp

lý để kết hợp hài hòa giữa việc KTHS với phát triển xã hội và bảo vệ, phát

triển nguồn lợi hải sản b Nế hoạch:

Trang 28

KTHS vé myc tiêu hành động và định hướng của Nhà nước trong tương lai

e Công cụ chính sách

'Nhà nước ban hành các chính sách kinh tế để hỖ trợ tải chính cho ngư

dân hoặc để xây dựng, nâng cao năng lực điều hành của chính quyền địa

phương nơi có hoạt động KTHS Bên cạnh đó, ban hành các chính sách xã hội đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KTHS và gia đình ngư dân [9]

1.2 NOI DUNG QUAN LY NHA NUGC ĐỒI VỚI HOẠT DONG KHAL

THAC HAI SAN

Theo Luật tổ chức chính quyển địa phương số 77/2015/QH13 ngày

19/6/2015 [17|; Điều 11, 12, 13 chương IHI và chương VIII Luật Thủy sản 2003 [18] của Quốc hội quy định phân cắp quản lý, chức năng, nhiệm vụ và

bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện dối với hoạt động KTHS ven

'bờ bao gồm:

Một là, Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch, chính sách, quy

định quản lý nhà nước đối với hoạt động KTHS

Hai là, Hướng dẫn, xây dựng các mô hình tổ chức KTHS Ba là, Cấp phép cho hoạt động KTHS

'Bồn là, Tuyên truyền giáo dục pháp luật về KTHS

.à xử lý vi phạm đối với hoạt động KTHS

1.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, quy định đối với hoạt động khai thác hải sản

a Xây dựng và tỖ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch KTHS: Định nghĩa kế hoạch QLINN đắt với hoạt động KTHS:

Kế hoạch là một tập hợp những công việc, hoạt động được sắp xếp theo

trình tự nhất định, có sự phân công, phân nhiệm để đạt được mục tiêu đã đề Năm là, Kiểm tra giám s¿

ra Như vậy, kế hoạch QLNN đối với hoạt động KTHS là một công cụ quản

Trang 29

định hướng dé phát triển hoạt động KTHS phải đạt được trong một khoảng

thời gian nhất định ở một địa phương Đông thời kế hoạch quản lý hoạt động KTHS cũng đề ra những giải pháp thiết thực để các cơ quan nhà nước thực hiện để đạt được mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất Kế hoạch 'QLNN trong KTHS có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch trung hạn và dài hạn

Ai dung của việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTHS:

~ Xác định mục tiêu, yêu cầu, lợi ích của công tác QLNN đối với hoạt

động KTHS

~ Xác định nội dung và mức độ quan trọng, cấp bách, cần thiết của các công việc cần phải thực hiện trong công tác QLNN đối với hoạt động KTHS

~ Xác định cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện các công việc

trong công tác QLNN đối với hoạt động KTHS,

~ Xác định phương pháp, nội dung, mức độ và phân cấp thực hiện hoạt

động KTGS các công việc trong công tác QLNN đối với KTHS

~ Xác định nguồn lực thực hiện, có sự phân công nhiệm vụ cho các nguồn lực để thực hiện công tác QLNN đối với hoạt động KTHS

~ Xác định địa điểm, phạm vi tổ chức, thời gian bắt đầu triển khai thực

hiện và thời hạn hồn thành cơng việc cụ thể

b Ban hành và tổ chức thực hiện chính sách quản lý Nhà nước đối

với hoạt động khai thác hải sản:

Dinh nghĩa chính sách QLAIN đối với hoạt động KTHS: c

nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp, công cụ, thực hiện giải

sách là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của nhà

quyết các vấn để của xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng cằm quyền Chính sách gồm nhiều loại như chính sách hỗ trợ vẻ thuế, vốn vay, [7]

Chính sách QLNN đối với hoạt đông KTHS là chương trình hành động,

Trang 30

hiện thực hóa một cách hiệu quả nhất với các biện pháp phù hợp, đáp ứng yêu

cầu của các tổ chức, cá nhâ hoạt động trong ngành KTHS

“Nội dung cũa chính sách quản lý hoạt dong KTHS :

“Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, UBND cắp huyện không ban hành chính sách mà thực hiện các chính sách được phân cấp quản lý từ Trung ương Theo Luật Thủy sản [17] nội dung chính sách trong lĩnh vực

KTHS ven bờ bao gồm:

~ Tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động 'KTHS ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác

~ Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn theo chính sách của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân KTHS ven bờ khi chuyển đổi sang KTHS xa bờ

e Ban hành và tổ chức thực hiện quy định đối với hoạt động khai

thác hãi sản:

Định nghĩa quy định OLNN đối với hoạt động KTHS:

Quy định là những quy tắc, chuẩn mực trong xử sự; những tiêu chuẩn

định mức lĩnh vực được CỌNN có thắm quyển ban hành hoặc thừa nhận và

buộc các tổ chứ

s nhân có liên quan phải tuân thủ [9]

Vậy, quy định QLNN đối với hoạt động KTHS được thể hiện qua các

nguyên tắc, tiêu chuẩn, chế độ vẻ kinh tế, kỹ thuật được UBND cấp huyện

xây dựng Các nội dung trong quy định QLNN đối với KTHS có phạm vi áp

dụng và hiệu lực thi hành tại địa phương Quy định nhằm điều chinh hành vi,

xây dựng các nguyên tắc đảm bảo hoạt động KTHS diễn ra theo quy định của

pháp luật của các đối tượng trực tiếp KTHS trên địa bàn

Quy dinh ciia QLNN déi với KTHS phân cấp huyện gồm có:

Quy định về công tác quản lý tàu cá, thúng máy có công suất dưới '20CV được phân cấp: căn cứ các quy định của Nhà nước, của UBND thành

Trang 31

phép, gia hạn giấy phép, cấp đối, cắp lại giấy phép KTHS đối với tàu có công suất dưới 20 CV; cấp đổi, cấp lại giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá có công suất dưới 20CV, hướng dẫn chủ tàu tự lập danh sách thuyền viên để khai báo

và mang theo tu

Tổ chức thực hiện:

UBND cấp huyện cụ thể hóa các kế hoạch, chính sách, quy định quản

ý hoạt động KTHS, Phân công Phòng Kinh tế chủ trì, chịu trách nhiệm chính, Phòng Tư pháp cụ thể hóa các kế hoạch, chính sách, quy định của cơ quan cấp trên cho phù hợp với phân cắp quản lý tại địa phương, Phòng TC-KH phụ

trách về tài chính tham mưu các mức hỗ trợ về kinh phí thực hiện, xây dựng

các hình thức thu phí, lệ phí, quản lý thu chỉ UBND cắp xã, căn cứ vào nội dung chương trình thực hiện chính sách của cấp huyện, triển khai thực hiện

các nội dung liên quan đến địa phương mình

Các cơ quan, phòng ban chuyên môn tiến hành KTGS việc thực hiện nội dung quy định đối với hoạt động KTHS thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình; đồng thời KTG$ UBND cấp xã thực hiện theo định kỳ hoặc đột xuất để

chắn chỉnh, xử lý các hành vi thực hiện sai quy định Có đánh giá, nhận xét,

rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, phát hiện các quy định chưa phù

hợp với yêu cầu thực tế, đề xuất lên cơ quan cấp trên để điều chinh, bổ sung

Việc xây dựng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách,

quy định đối với hoạt động khai thác hải sản nhằm bảo vệ và phát

lên nguồn

lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái trên nguyên tắc phát triển bền vững Hạn chế và tiến tới xóa bỏ những nghề khai thác hủy diệt, từng bước giảm dần số lượng tàu thuyền và lao động tham gia đánh bắt thủy sản khai thác

h

sản gắn với quy hoạch ngư trường khai thác

UBND quận cũng tổ chức chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an, quân

Trang 32

phố và Ngân hàng chính sách xã hội, BĐBP thành phó trong công tác QLNN:

hoạt động KTHS trên địa bản quận Có sự phối hợp với các địa phương lân cận để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, liên kết, hợp tác trong công tác quản lý cũng

như phát triển ngành khai KTHS của quận

Bên cạnh đó, UBND cấp huyện tiến hành thực hiện cải cách TTHC

Phổ biến, tuyên truyền rộng rải, công bố các kế hoạch, chính sách, quy định

QLNN trong lĩnh vực KTHS đến đội ngũ CBCC quản lý và các tổ chức, cá

nhân trực tiếp hoạt động KTHS Thông qua các phương tiện thông tỉn đại

chúng, các lớp tập huắn, các buổi đối thoại, tọa đàm về nội dung chính sách, quy định về KTHS, hướng đến mô hình khai thác bền vững

'Việc tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách, quy định trong lĩnh vực KTHS cần có sự pl Công tác triển khai cần đảm bảo tính kịp thời, đúng đối tượng Trước khi tổ chức thực hi h kinh tế và xã hội đem lại từ chính sách Đồng thời, giúp CQQL giảm thiểu

hợp đồng bộ từ các cơ quan có liên quan

,, cân định hướng, xây dựng kế hoạch cụ thể để đảm bảo lợi

mức thắp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình thực hiện

e Tiêu chí đẳnh giá

~ Các văn bản dễ hiểu, quy định rõ rằng, đây đủ, không gây khó khăn

đối với hoạt động khai thác hải sản

~ Kế hoạch, chính sách, quy định phù hợp với thực t

khăn đối với hoạt động KTHS

~ Các văn bản hướng dẫn không chồng chéo nhau

, không gây khó

~ Các chính sách, quy định được chuyển tải đến cơ sở kịp thời, được niêm yết, công khai rộng rãi

1.2.2 Hướng dẫn, xây dựng các mô hình tổ chức khai thác hải sẵn 4a Khái niệm mô hình tổ chức khai thác hải sẵn:

Trang 33

sở tự nguyện liên kết lại với nhau thành các tổ chức tự quản

* Mô hình hợp tác đội, tổ khai thác: gồm các tau cùng được thành lập

dya theo các tiêu chí cơ bản như cùng nghẻ, cùng ngư trường khai thác, cùng

địa bàn cư trú xã, phường, thị trấn với nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi Mỗi tổ, đội chỉ từ 3 đến 7 tàu, tự bầu Tổ trưởng, Tổ phó,

thủ quỹ và các thuyền viên, tự chủ về tài chính, hoạt động theo quy ước, quy định riêng do các tổ đặt ra và tuân theo quy định pháp luật về KTHS Các chủ tàu thường là những người trong cùng dòng họ hay là bạn bè thân thích, từ đó

phát huy tỉnh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các tổ viên trong

KTHS, tiêu thụ sản phẩm Các tổ, đội khai thác còn giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, kỹ thuật khai thác, phòng, chống thiên tai, tai nạn, cứu hộ,

cứu nạn và cùng nhau đấu tranh với các hành vi vi phạm vẻ chủ quyền, an ninh trật tự, tài nguyên quốc gia trên các vùng biển của Tổ quốc [10]

Tổ chức thực hiện: Vi

thành lập tổ, đội khai thác thuộc phân cấp

quản lý của UBND xã, phường, UBND cấp huyện có nhiệm vụ chỉ đạo

UBND cấp xã ven biển phối hợp với các đồn, trạm kiểm soát biên phòng hướng dẫn các chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá hoàn chinh thủ tục hỗ sơ xây

dựng tổ, đội khai thác; ban hành quyết định thành lập cho các chủ tau đã dim

bảo đầy đủ điều kiện Có phương án tuyên truyền sâu rộng trong ngư dân nhất là các chủ tàu, thuyền trưởng hiểu rõ tầm quan trọng, lợi ích thiết thực của

việc tổ chức thành lập Tỏ đoàn kết KTHS trên biển Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban chức năng UBND cắp huyện phối hợp với chính quyển cấp xã

tổng hợp, tham mưu UBND huyện có chính sách hỗ trợ cho tổ, đội khai thác

trong việc vay vốn để nâng cấp, cải hoán tàu thuyền, chuyển đổi nghề, trang ‘bi thông tin, thiết bị cứu sinh

* Mơ hình Nghiệp đồn nghề cá: Nghiệp đoàn nghề cá trên cơ sở tập

Trang 34

KTHS tại một địa phương nhất định Trong nghiệp đoàn nghề cá có Ban Điều

hành với Trưởng Ban và các Phó ban, Thủ quỹ và các đoàn viên

Việc thành lập Nghiệp đoàn nghề cá với mục đích chính là xây dựng tổ

chức cơng đồn cơ sở để chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các thu) viên khi tham gia KTHS, giúp ngư dân đoàn kết, hỗ trợ nhau trong khai thác Bên cạnh đó, các đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn được Nghiệp đoàn thăm

hỏi, hỗ trợ kịp thời Thông qua Nghiệp đoàn nghề cá, CQCQ quận, huyện cũng như các tổ chức và cá nhân hảo tâm có thể hỗ trợ, giúp đờ cho ngư dân

một cách dễ dàng và thiết thực nhất [8]

Tổ chức thực hiện: Dựa trên tờ trình đề nghị công nhận Nghiệp đoàn nghề cá, Liên đoàn Lao động tham mưu UBND cấp huyện ra quyết định thành lập Nghiệp đoàn, quy định quy chế làm việc, chấp thuận danh sách đoàn viên, Ban Điều hành Nghiệp đoàn cùng các điều kiện tổ chức và kinh

phí hoạt động [28]

'UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng phối hợp với Ban Điều hành Nghiệp đoàn nghề cá tổng hợp, tham mưu đề nghị cấp trên có chính sách hỗ trợ cho đoàn viên Nghiệp đoàn vay vốn để nâng cấp, cải hoán

tàu thuyền, chuyển đổi nghề, trang bị thông tin, thiết bị cứu sinh

Tiêu chí đánh giá

~ Việc tham gia tổ, đội, nghiệp đoàn giúp tiết kiệm chỉ phí, tăng thu

nhập sau mỗi chuyến đi biển

~ Thông qua Nghiệp đoàn, ý kiến, kiến nghị của ngư dân đều được lãnh

đạo quận quan tâm giải quyết

~ Các chế độ cho thuyền viên trên tàu được quan tâm hơn

1

Căn cứ theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương[ L7], nhiệm vụ và

'Cấp phép cho hoạt động khai thác hai sin

Trang 35

cấp quản lý lĩnh vực thủy sản được quy định trong Luật Thủy sản 2003 [IS], phạm vi quản lý và cắp phép TTHC trong lĩnh vực KTHS của UBND quận,

huyện xoay quanh các nội dung quản lý đối với các tàu cá, thuyền, thúng máy có công suất dưới 20CV như:

~ Cấp giấy xác nhận đăng ky tàu cá dưới 20 CV

~ Cấp đổi, cấp lại giấy xác nhận đăng ký tàu cá dưới 20 CV ~ Cấp mới giấy phép KTHS đối với tàu có công suất dưới 20 CV

~ Cấp gia hạn giấy phép KTHS đối với tàu có công suất dưới 20 CV ~ Cấp đổi, cắp lại giấy phép KTHS đối với tàu có công suất dưới 20 CV 4 Qui định, điều kiện cấp giấy pháp

~ Thủ tục cắp giấy xác nhận đăng ký tàu cá dưới 20 CV: Thực hiện theo

quyết định số 8329/QĐ-UBND ngày 19/10/2007 của UBND thành phố Đà

Nẵng về việc ban hành chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

thành phố đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 [41] trong đó quy định rõ

việc không cấp phép đóng mới tàu cá, thúng máy có công suất nhỏ dưới 20CvỂ đồng thời loại bỏ, giải bản tàu cũ, tàu công suất dưới 20Cv Chính vì vậy, thủ

tục cấp giấy xác nhận đăng ky tau cá dưới 20 CV không được thực hiện tại

UBDN cấp quận, huyện trực thuộc thành phố Đà Nẵng

~ Thủ tục cấp đổi, cắp lại giấy xác nhận đăng ký tàu cá dưới 20 CV: Tổ

ức, cá nhân có nhu cầu cấp đổi, cấp lại giấy xác nhận đăng ký tàu cá dưới

20CV hoàn thành 01 bộ hồ sơ, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng UBND cấp huyện Hồ sơ xin cắp phép theo quy định bao gồm:

+ Tờ khai đăng ky tâu cá

Trang 36

xác nhận của UBND phường hoặc cơ quan công an, biên phòng nơi bị mắt

Đơn vị trực tiếp than mưu, thực hiện việc cấp đổi, cấp lại giấy xác nhận đăng ký tàu cá dưới 20 CV là Phòng Kinh tế UBND cấp huyện Thời

hạn giải quyết hồ sơ không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

hợp lệ Trường hợp không cấp; không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép

thì Phòng Kinh tế sẽ tham mưu văn bản trình lãnh đạo phòng và UBND quận “quyết định và có văn ban tra lời nêu rõ lý do

~ Quy định cấp giấy phép KTHS cho tàu cá dưới 20CV: Doanh nghiệp, chủ tàu có nhu cầu cấp giấy phép KTHS cho tàu cá dưới 20CV hoàn thành 01 'bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện

Bộ hồ sơ xin cắp phép theo quy định bao gồm:

phép KTHS đối với tàu có công suất dưới

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc Giấy xác nhận đăng ký tàu cá theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Kinh tế UBND cấp huyện là bộ phận trực tiếp tham mưu, thực hiện việc cấp giấy phép KTHS đối với tàu cá dưới 20 CV Thời hạn giải quyết hồ sơ không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hỗ sơ hợp lệ Mức lệ phí: 40.000đồng/ giấy phép

“Theo giấy hẹn, chủ tàu đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND

cấp huyện để nhận kết quả Trường hợp không cấp hoặc không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép thì Phòng Kinh tế sẽ tham mưu văn bản trình lãnh

.đạo phòng và UBND quận quyết định và có văn bản trả lời nêu rõ lý do

Trang 37

+ Đơn đề nghị cấp đối, cấp lại giấy phép KTHS + Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

+ Đơn báo mắt có xác nhận của cơ quan công an (trong trường hợp cấp lại do mắt giấy phép) hoặc Giấy phép cũ (nếu đổi do rách giấy phép)

Đơn vị trực tiếp tham mưu, thực hiện việc cấp đổi, cắp lại giấy phép

KTHS đối với tàu cá dưới 20 CV là Phòng Kinh tế UBND cấp huyện Thời

hạn giải quyết hồ sơ không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hỗ sơ

hợp lệ Mức lệ phí: 20.000đồng/ giấy phép

“Theo giấy hẹn, chủ tàu đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện để nhận kết quả Nếu trường hợp không cấp hoặc không cấp lại hoặc không gia hạn giấy phép thì Phòng Kinh tế sẽ tham mưu văn bản trình

lãnh đạo phòng và UBND quận quyết định và có văn bản trả lời nêu rõ lý do

~ Thủ tục cấp gia hạn giấy phép KTHS đối với tàu có công suất dưới 20 CV: doanh nghiệp, chủ tàu có nhu cầu gia hạn giấy phép KTHS cho tàu cá dưới 20CV hoàn thành 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả

kết quả UBND cấp huyện Bộ hồ sơ xin cắp phép theo quy định bao gồm: + Đơn đề nghị gia hạn giấy phép KTHS

+ Giấy phép khai thác thuỷ sản cũ;

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tau cá hoặc giấy chứng nhận đăng ký tàu cá

Phòng Kinh tế UBND cấp huyện là đơn vị trực tiếp tham mưu, thực hiện việc cấp gia hạn giấy phép KTHS đối với tàu cá dưới 20 CV Thời hạn

giải quyết hồ sơ không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Mức lệ phí: 20.000đồng/ giấy phép

Theo giấy hẹn, chủ tàu đến tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện để nhận kết quả Nếu trường hợp không cấp hoặc không cấp lại

Trang 38

lãnh đạo phòng và UBND quận quyết định và có văn bản trả lời nêu rõ lý do b Yêu cầu đối với công tác cấp pháp hoạt động KTHS:

~ Xây dựng, thành lập bộ hỗ sơ cấp phép phải đầy đủ, đơn giản thủ tục, thời gian thẩm định ngắn, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp cho tổ chức, cá nhân tiết kiệm thời gian chờ đợi, hoạt động KTHS diễn ra thuận lợi

~ Thái độ phục vụ tận tình, chu đáo của đội ngũ CBQL tạo cho tổ chức,

cá nhân có tâm lý thoải mái, gỡ bỏ rào cản giữa chính quyền và nhân dân Tạo

môi trường lành mạnh, xây dựng mối gắn kết giữa tổ chức, cá nhân trong hoạt

động KTHS với co quan Nhà nước, thuận tiện cho công tác quản lý sau này, e Tiêu chí đảnh giá

~ Thời gian thực hiện thủ tục hành chính hợp lý, được giải quyết đúng

quy trinh, không rườm rà

- Cán bộ, công chức có trách nhiệm, chuyên nghiệp, thân thiện; tận tâm, tận tuy phục vụ nhân dân

1.2.4 Tuyên truyền giáo dục pháp luật về khai thác hải sản cho

ngư dân

a Khéi niệm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Trong hoạt động QLNN nhất là đi

tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là rất quan trọng Đây là hoạt động

với hoạt động KTHS, công tác

truyền đạt tỉnh thẳn, nội dung của pháp luật nhà nước về KTHS, giúp cho đối

tượng tác động là doanh nghiệp, chủ tàu và ngư dân hiểu và hình thành ở họ trí thức pháp luật, hành vi, tình cảm, phù hợp với các đồi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành

Với nhiều cách thức tuyên truyền, phổ biến khác nhau, UBND cấp

huyện sẽ truyền tải các định hướng, chủ trương của Nhà nước đến ngư dân để

Trang 39

nghị, hội thảo, các buổi sinh hoạt tổ, đội khai thác; hay tổ chức các hội thi, văn nghệ, các lễ hội truyền thống làng nghề

b, Nội dụng triển khai thực hiện:

Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngư dân bao gồm các nội

‘dung về chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật của Nhà nước cùng các

kế hoạch, chính sách, quy định của CQQL cấp huyện; quy định về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ven bờ, gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bền

vững; tập huấn chuyển đổi nghề khai thác hiệu quả và chính sách hỗ trợ mới về tín dụng, ưu đãi thuế, các chế độ về bảo hiểm tàu và thuyển viên, hỗ trợ

đóng mới tàu thuyền Đồng thời hướng dẫn ngư dân các biện pháp xử lý khi gặp tình huồng bất lợi xảy ra khi KTHS, cung cấp thông tin đường dây nóng tiếp nhận các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển

Các CQQL có sự chủ động, phối hợp với nhau trong công tác tuyên

truyền giáo dục pháp luật về KTHS từ cấp huyện đến cơ sở và khu dân cư

Với nhí

hình thức tuyên truyền như phát tờ thông tỉn; thông qua các buổi

sinh hoạt tổ, đội, Nghiệp doàn, tổ chức hội thí, lồng ghép nội dung tuyên

truyền thông qua việc duy trì và bảo tổn các lễ hội truyền thống giúp công

tác tuyên truyền, phổ biến của CQQL cắp huyện trên địa bản trở nên dễ hiểu,

ứng dụng

'bộ khoa học kĩ thuật trong công tác tuyên truyền để thông tin, liên lạc với các

đội tàu, thuyền khai thác xa bở

Tổ chức các lớp tập huắn, phối hợp với các sở, ban, ngành mở các lớp

thuận tiện cho việc tiếp nhận thông tin đến ngư dân Đồng th

đào tạo kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện khai thác hiện đại cho

L kỹ thuật đánh bắ

sơ chế; các khóa đảo tạo cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng;

thuyền viên, phương pháp bảo quản sản phẩm sau đánh bắt

e Tiêu chí đảnh gi

~ Cán bộ tuyên truyền nhiệt tình, gần gũi, có kiến thức rộng

Trang 40

tham gia

1.2.5 Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm đối với hoạt động khai

4 Khái niệm kiểm tra, soát

‘Thanh tra, kiém tra, kiểm soát trong lĩnh vực KTHS là việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật, quy định của nhà nước trong hoạt động KTHS Các hành vi vi phạm như vi

phạm quy định về ngành nghề khai thác, ngư trường khai thác, chưa đảm bảo

các điều kiện khai thác trên biển

b Nội dung triển khai thực hiện:

Hằng năm UBND cấp huyện căn cứ vào tình hình hoạt động KTHS,

dựa trên kết quả hoạt động kiểm tra năm trước và sự chỉ đạo của CQQL cấp trên, xây dựng kế hoạch bao gồm nội dung kiểm tra, kinh phí cho hoạt động KTGS; quy định rõ thời gian, đối tượng, phương thức kiểm tra Đoàn kiểm tra hoạt động KTHS trên địa bản bao gồm Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính kế

hoạch, Phòng Tư pháp, có sự tham gia của chính quyền cơ sở cùng Ban

Điều hành Nghiệp đoàn nghề cá và Bộ đội biên phòng Kế hoạch KTGS nghề cá cần phổ biến trên địa bàn quận, huyện, để nâng cao nhận thức cho ngư dân

Các CBCC tham gia KTGS phải có trình

độ chuyên môn phù hợp, đúng quy định; có nhận thức đầy đủ về mục đích,

trong quá trình triển khai thực hi

yêu cầu của kế hoạch KTGS Phải đảm bảo nghiêm túc, đúng quy trình thực

hiện, tuân thủ các quy định của Luật Thủy sản, các quy định quốc tế khi tiến hành hoạt động KTGS Sau kiểm tra phải báo cáo về UBND quận, huyện,

thông báo kết quả kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra Ra quyết định xử lý kết quả kiểm tra

Căn cứ theo Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính

Ngày đăng: 11/10/2022, 11:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN