1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh

88 9 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 14,91 MB

Nội dung

Đề tài Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh nghiên cứu các vấn đề pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài và thực tiễn áp dụng tại Tây Ninh; từ đó đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Tây Ninh.

Trang 1

Q

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

DANG THUY KHANH LY

ỐI VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGỒI CƠNG NGHIỆP TÍNH

LUẬN VAN THAC Si QUAN LÝ KINH TẾ

Trang 2

VIEN HAN LAM KHOA HOC XA HOI VIET NAM

HQC VIEN KHOA HQC XA HOL

DANG THUY KHANH LY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGỒI

TRONG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HOÀNG XUÂN LONG

Trang 3

LOI CAM BOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Quản lý nhà nước đối với lao động

doanh nghiệp trong khu công nghiệp tỉnh Tây

nước ngoài làm việc tạ

Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong nghiên cứu,

tơi cam đoan rằng tồn bộ hoặc những phần nhỏ của luận văn này chưa từng

được công bố hoặc được sir dung để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm hay nghiên cứu nào của người khác được sử dụng

trong luận văn mả không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nao tai

các trường đại học hoặc cơ sở đảo tạo khác

Hà Nội, tháng 11 năm 2021

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được thực hiện với cố gắng nỗ lực của người thực hiện, đây

là kết quả của một quá trình nghiên cứu thực nghiệm tại Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo Ban quán lý khu kinh tế

tinh Tay Ninh, gia đỉnh, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè

Đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn các thầy cô khoa đào tạo Sau Đại Học đã hỗ trợ rất nhiều trong thời gian học tại trường Tôi cảm ơn quý thầy cô

trong ban giảng dạy chương trình cao học ngành Quản lý kinh tế đã truyền đạt kiến thức có giá trị để thực hiện luận văn nghiên cứu này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Hoàng Xuân

Long đã động viên, tân tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn

này

Tôi cảm ơn các bạn học viên ngành Quản lý kinh tế khóa 19 đã quan

tâm, động viên tôi trong quá trình học tập tại trường

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã quan tâm, khích lệ về tỉnh thân trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin trân trọng cảm ơn!

Người thực hiện đề tài

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm chung

1.2 Nội dung quản lý nhà nước

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP

'TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH

3.1 Giới thiệu chung về Ban Quản lý các khu công nghiệp tính Tây Ninh và các Khu công nghiệp trên địa bản tỉnh Tây Ninh

12.2 Phan tích đặc điểm pháp luật về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại Việt Nam 223 Tình hình về quản lý nhà nước đối với lao động người nước ngoài làm

việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh

24 ‘Thanh cng và bạn chế trong quản lý lao động người nước ngoài trên địa ban Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh

Chương 3: GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI LAO

ĐỘNG NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TĨNH TÂY NINH

3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng tới quân lý nhà nước đối với lao động người nước ngoài làm việ tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TÁT BOL Ban quan ly CCHC Cải cách hành chính DN Doanh nghiệp GPLD Giấy phép lao động GPMB Giải phóng mặt bằng KCN Khu công nghiệp KCX 'Khu chế xuất KKT 'Khu kinh tế QINN 'Quản lý nhà nước TTHC “Thủ tục hành chính UBND Ủy ban nhân dân HĐLĐ Hợp đồng lao động

LĐNN Lao động nước ngoài

NSDLĐNN Người sử dụng lao động nước ngoài

Trang 7

DANH MUC CAC BANG

Bảng 1.1: Đặc điểm các loại hình khu công nghiệp 19 Bảng 2.2: Thống kê số lao động nước ngoài tại các KCN qua các năm 47

Trang 8

DANH MUC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ quy hoạch Khu công nghiệp Trảng Bằng Hình 2.2: Sơ đồ quy hoạch Khu công nghiệp Thành Thành Công Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch Khu công nghiệp Phước Đông Hình 2.4: Sơ đồ quy hoạch Khu công nghiệp Cha La

Trang 9

MO DAU 1 Lý đo chon dé tài

Cùng với quá trình cơng nghiệp hố đất nước, Khu công nghiệp (KCN)

ở Việt Nam đã hình thành vả phát triển rộng khắp trên cả nước Tính đến

tháng 03/2020, Việt Nam đã có 335 KCN được thành lập với tổng diện tích

đất tự nhiên gần 97,8 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 66.1nghìn ha, chiếm khoảng 75% tổng diện tích đất tự nhiên Trong

đó, 260 KCN đã đi vào hoạt động với tông diện tích đất tự nhiên 68,7 nghìn

ha và 75 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng h đất tự nhiên 29,7 nghìn ha tr vào cée KCN trong thời gian qua đã góp phần đáng cơ bản với tổng điện Việc thu hút

kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và một số tỉnh, thành nói riêng như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng

Tàu trong đó có tỉnh Tay Ninh

'Đến thời điểm hiện nay, trên địa bản tỉnh Tây Ninh có 05 Khu công nghiệp đã được thành lập và đang hoạt động (KCN Trảng Bảng, Khu chế xuất Linh

Trung II, KCN Thành Thành Công, KCN Phước Đông, KCN Chà Là)

Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tắt cả các quốc gia trên thể giới Xu thể này đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển, lớn mạnh hơn phải không

ngừng tăng cường hợp tác và giao lưu kinh t nước ngoài Vì

thể việc di chuyên lao động, nguồn nhân lực giữa các nước trên thể giới ngày cảng nhiều và đa dạng Ở Việt Nam đang mở cửa hội nhập quốc tế tạo điều

kiện để nguồn lao động nước ngoài vào Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu các máy móc công nghệ mà người Việt Nam chưa đáp ứng được, nguồn lao động nước ngoài, nguồn lao động này có trình độ chuyên môn cao,

kinh nghiệm làm việc ở những vị trí mà nguồn nhân lực trong nước chưa thể

Trang 10

đa dạng ngành nghề, do đó việc quản lý đối với người lao động nước ngoài

vào làm việc tại Việt Nam được các cơ quan có thắm quyển quan tâm, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, cạnh tranh, bình đẳng và bảo vệ lao động trong nước Mặc dù số lượng lao động người nước ngoài đang làm việc tại các khu kinh tế của tỉnh Tây Ninh hiện nay có xu hướng đang tăng lên Việc quản lý đối tượng lao động này vừa phải đảm bảo họ thực hiện đúng theo pháp luật

lao động Việt Nam, phù hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, vừa học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ người lao động nước ngoài trong việc tiếp cận với những máy móc, công nghệ hiện đại Trong khi kinh nghiệm quản lý đối với lao động nước ngoài của Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Tây Ninh còn rất ít nên phát sinh rất nhiều vướng mắc; các văn bản pháp luật điều chỉnh trên lĩnh vực này ở cả trung ương và địa phương vẫn còn bất cập nên đã phát sinh nhiều bất cập khiến hiệu quả của công tác quản lý còn ở mức thấp

Những thực tế đó đặt ra vấn đề là cẳn phải tìm hiểu và đi sâu phân tích để thấy rõ tầm quan trọng của việc quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại các KCN nhằm đánh giá thực trạng về quản lý nhà nước cũng như cấp

giấy phép lao đông cho người lao động nước ngoài trong cde KCN Tay Ninh và

đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nguồn lao

động từ nước ngoài của Ban Quản lý khu Kinh tế tinh Tay Ninh Vì những lý do

đố người viết chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

làm việc tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh” 2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài

tại Việt Nam, nhằm làm rõ thực trạng quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài và thực tiền áp dụng tại Tây Ninh Từ đó, để xuất các giải pháp

góp pÏ

hoàn thiện pháp luật về sử đụng lao đơng nước ngồi tại Tay Ninh

Trang 11

nhiệm vụ sau:

Thứ nhắt, tìm hiểu, phân tích rõ hơn vấn đề lý luận về quản lý nhà nước

đối với lao đơng nước ngồi làm việc trong các doanh nghiệp tại các KCN, Thứ hai, làm rõ thực trạng quin lý nhà nước đối với lao động người nước ngoài làm việc trong các đoanh nghiệp trong KCN trén dia bản tỉnh

Tay Ninh

Thứ ba, đề xuất, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý lao động nước

ngoài làm việc trong các doanh nghiệp tại cdc KCN ở Tây Ninh 3 Phạm ví nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với người lao động nước

ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, cụ thể là làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN ở tỉnh Tây Ninh

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt 'Nam Từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về sử dụng lao động nước

ngoài tại tỉnh Tây Ninh

Thong tin, số liệu được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2013

đến nay

.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích những quy định của pháp

luật hiện hành điều chỉnh người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Luận văn đã lựa chọn phân tích 06 văn bản pháp luật có liên quan

~ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn,

qua đó đúc kết từ thực tiễn tỉnh thần chung theo luật và để ra phương hướng,

khắc phục những vướng mắc còn tồn tại trong quá trình thi hành pháp luật

Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp như: Phương pháp thống kê, thu thập thông tin trén internet sách, báo, tạp chí và giáo trình có liên quan

Trang 12

Trao đổi ý kiến với một số đối tượng có liên quan Luận văn đã thu thập và phân tích khoản 12 tai liệu nghiên cứu đã được công bố Đối tượng được trao

đổi là một số nhà Lãnh đạo trong Ban Quản lý khu kinh tế Tây Ninh và một số nhà quản lý doanh nghiệp, người lao động tại KCN

5 Ý nghĩa nị

'Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa vận dụng lý luận vào giải quyết một vấn

đề thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh Nghiên cứu cũng có ý nghĩa giúp chính quyền địa phương một số gợi ý tham khảo trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế; đồng thời gợi ý các chính sách quản lý lao động nước ngoài tại địa phương; chính sách khuyến khích chủ doanh nghiệp tự đảo

tạo nghề cho lao động tại địa phương trên dây chuyền sản xuất của mình, khuyến khích người lao động tự học nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu của chủ doanh nghiệp, từng bước thay thế vị trí việc

lâm do lao động nước ngoài đảm trách, để có việc làm ổn định với thu nhập

tốt hơn; thu hút các dự án đầu tư từ các quốc gia phát triển, chú trọng các dự án có quy mô vốn lớn, có ngành nghề sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến nhằm giúp lao động Việt Nam tiếp cận công nghệ mới để nâng cao trình độ và có thu nhập khá, én định; khuyến khích các doanh nghiệp tăng quy mô vả mở

Trang 13

Chuong 1

MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỌNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Khái niệm chung

1.1.1 Quản lý nhà nước về lao động

Cum tir “quản lý nhà nước” có nghĩa rộng và nghĩa hẹp Hiểu theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là phần quan ly xã hội do nhà nước đảm nhận,

là sự tác động của chủ thể mang quyền lực nhà nước tới đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Quản lý nhả nước hiểu

theo nghĩa rộng được thực hiện bởi tắt cả các cơ quan nhà nước, trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp

“Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là quản lý hành chính nhà nước - quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành pháp và chủ yếu được giao cho các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện Đối với quản lý nhà nước vẻ lao động cần hiểu cquản lý nhà nước theo nghĩa rộng của cụm từ này

Quân lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội, là phần quản lý xã hội do

nhà nước đảm nhận Cũng có điều cần nhấn mạnh thêm là: quan điểm của hầu hết các nhà nước tiến bộ , dân chủ ngày nay đều coi rằng, những công việc này là sự ủy quyền của xã hội, của người dân cho nhà nước thực hiện Bởi lẽ, nhà nước cũng như quyền lực nhà nước vốn dĩ phải là của nhân dân , do nhân

cđân và vì nhân đân Quản lý nhà nước không chỉ vì tự thân nó mà phải trước

tiên và quan trọng nhất nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của nhân dân Nhà

Trang 14

Quan lý nhà nước là hoạt động thực thí quyền lực nhà nude do ede cor cquan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ồn định và phát triển xã hội

theo những mục tiêu mà tầng lớp cằm quyền theo đuổi Quản

động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành ý nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt

như một thực thể thống nhất Theo nghĩa hep là hướng dẫn chấp pháp, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức

mạnh cưỡng chế của Nhà nước

Quản lý tài sản là quá trình quản lý bắt đầu từ việc xac định mục tiêu đến khi đạt được hiệu quả thực tế, tạo thành một chu kì quản lý liên tục nói

tiếp nhau Quản lý xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thẻ có hoạt động chung

“Chủ thể quản lý nhà nước là cơ quan hay cá nhân có thẩm quyền trong bội máy nhà nước, được sử dụng quyền lực nhà nước để quản lý Pháp luật là công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước Đôi tượng quản lý nhà nước là các cơ

quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội

diễn ra trên từng lĩnh vực

Quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và

được phân biệt với quản lý mang tính chất nôi bộ một tổ chức xã hội, đờn thể,

đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản

- Đặc điểm của quản lý nhà nước;

Dựa trên khái niệm, ta có thể đễ dàng rút ra được một số đặc điểm nỗi

bật của quản lý nhà nước như sau:

+ Mang tinh quyển lực tối cao, tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước

Được thiết lập dựa trên cơ sở mỗi quan hệ “ủy quyền” và “sự phục tùng”

+ Mang tính khoa học, tính kế hoạch: đặc điểm này đòi hỏi Nhà nước cần có sự tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối tượng bị quản lý phải nhất quán, cụ thể dựa trên những kế hoạch đã được vạch ra từ trước và

Trang 15

+ Mang tính tổ chức và điều chỉnh: tính tổ chức ở đây có thể được heieru là khoa học về cách thức thiết lập mối quan hệ giữa con người với con

người phục vụ cho quá trình quản lý xã hội Còn tính điều chỉnh chính là cách

mà nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải

tuân theo những quy luật xã hội khách quan

+ Mang tính liên tục, ôn định: hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn bắt kịp với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý Các quyết định của nhà nước phải có tính ôn định, không được thay đổi quá nhanh Điều này giúp cho các chủ thể quản lý có điều kiện toàn họt động của mình và hệ thống hành vi xã hội được ồn định

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội, là phần quản lý xã hội do nhà nước đảm nhận Quản lý nhà nước phải nhằm bảo đảm quyền và lợi ích

của nhân dân Quản lý nhà nước điều chỉnh và hướng hành vi của các chủ thể trong xã hội diễn ra phủ hợp với lợi ích chung trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người dân và các chủ thể liên quan trong xã hội

Quân lý nhà nước về lao động (State management of labor) là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền, gồm các nội dung quản lý nhất định nhằm vào ổn định thị trường lao động, đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ lao động Quản lý nhà nước về lao động là một chế định của luật

lao động, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý lao động giữa nha nước và các chủ thể khác trong xã hội Việc quản lý lao động của nhà nước đóng vai trò quan trong trong việc én định thị trường lao

động, đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào quan

hệ lao động

Trang 16

lao động giữa nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội Quản lý nhà nước

về lao động có các đặc điểm nỗi bật sau:

~ Một là, các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhả nước về lao động bao gồm nhiều cấp độ như Chính phủ, Bộ ngành, chính quyền địa phương

Trong đó chính quyền trung ương thống nhất quản lý nhà nước về lao động

trong phạm vi cả nước; chính quyền thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vỉ địa phương mình

~ Hai là, nội dung quản lý nhà nước về lao động bao gồm nhiều nội

dung khác nhau và sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối

tượng quản lý, bảo đảm và thúc đẩy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển theo những định hướng mà Nhà nước đã dat ra

Quản lý nhà nước về

người sử dụng lao động và quan hệ giữa Nhà nước với người lao động Các

lao động bao gồm quan hệ giữa Nhà nước với

nội dung quản lý nha nước về lao động tập trung và

~ Ban hành và tô chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lao nhằm bảo đảm về xây dựng thể chế phục vụ quản lý, tạo công cụ quản lý, công cụ pháp luật là quan trọng nhất của quản lý nhà nước về lao động

~ Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về cung cầu và biến động, cung, cầu lao động; quyết định chính sách tiền lương đối với người lao động,

quyết định chính sách, quy hoạch, kế hoạch về nguồn nhân lực, phân bố và sử dụng lao động toàn xã hội, giáo dục nghề nghiệp, phát triển kỹ năng nghề, xây dựng khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia, khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp, quy định danh mục nghề chỉ

được sử dụng lao động đã qua đảo tạo giáo dục nghề nghiệp hoặc có chứng chỉ kỹ

năng nghề quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nguồn nhân lực

Trang 17

của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt đông của tổ chức của người lao động tại doanh

nghiệp; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động: giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế về lao động Nhà nước phải thực hiện chính sách hợp tác quốc tế nhằm mở rộng quan hệ quốc tế, mở rộng thị trường lao động để bảo đảm

công ăn, việc làm, nâng cao kỹ năng, tay nghề, cung cách làm ăn để người lao

động có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cho người lao động

Quản lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào nội

dung quản lý, sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối tượng

quản lý, bảo đảm và thúc đẩy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển theo những định hướng mà Nhà nước đã đặt ra

Quản lý nhà nước về lao động bao gồm quan hệ giữa Nhà nước với

người sử dụng lao động và quan hệ giữa Nhà nước với người lao động 1.1.2 Quân lý nhà nước về lao động tại doanh nghiệp

Quan hệ lao động trong doanh nghiệp và trong các tổ chức khác (co

quan chính quyền, hợp tác xã ) đều tạo nên quan hệ lao động song chúng có

sự khác biệt về chủ thể và mục đích sử dụng sức lao động Trong quan hệ lao „ người sử dụng lao động là doanh nghiệp chứ

động trong các doanh nghỉ:

không phải một chủ thể nảo khác: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính

trị - xã hội hay cá nhân, Trong kinh tế, lao động là hoạt động cơ bản của

xã hội loài người, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội sâu sắc Các doanh nghiệp là khu vực đóng góp phần lớn thu nhập quốc dân và tạo ra của

cải vật chất cho xã hội

Ngoài ra, doanh nghiệp sử dụng sức lao động chủ yếu để tiến hành

kinh doanh và thông qua sức lao động của người lao động để tạo ra giá trị

Trang 18

điểm này tạo nên nét đặc thù của quan hệ lao động và quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của doanh nghiệp Dưới góc độ nghiên cứu lý

luận quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp cần xác định ranh

giới giữa hoạt động quản lý do nhà nước thực hiện với các hoạt động quản lý do doanh nghiệp, tổ chức cơng đồn, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động thực hiện

Quan hệ lao động trong doanh nghiệp thông qua hợp đồng giữa người sử dụng lao động (doanh nghiệp) và/hoặc tổ chức đại diện của người sử dụng lao động với người lao động và/hoặc với đại diện của người lao động Quản lý

nhà nước sẽ bảo vệ quyền lợi của hai bên (người lao động và người sử dụng

lao động) và của nhà nước, xã hội

Quan hệ lao động về bản chất là quan hệ dân sự, quan hệ mua bán

nhưng nó không đơn thuần là một giao dịch mua bán thông thường mà liên

quan chặt chẽ đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, đời sống vật chat, tinh thần và sự phát triển của con người với tư cách là mục tiêu của sự

phát triển kinh tế - xã hội của bắt kỳ quốc gia, xã hội hiện đại nào ngày nay Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp có các đặc điểm

nổi bật sau:

~ Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp gồm nÌ nhóm nội dung khác nhau và khác với các dạng quản lý nhà nước về lao động khác Nội dung quản lý nhà nước về lao động bao gồm:

+ Những nội dung pháp lý chung phục vụ yêu cầu phát triển lực lượng

lao động xã hội; những nội dung nhằm tạo điều kiện để duy trì, phát triển

quan hệ lao động và sử dụng sức lao động; những nội dung bảo đảm cho sự duy trì, én định và làm lành mạnh môi trường cho quan hệ lao động Mặt

khác, quản lý nhà nước về lao động có thể quy về các nội dung cơ bản là: xây

việc

dưng pháp luật và tổ chức, hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan

Trang 19

làm, thị trường lao động, tiền lương và thu nhập của người lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội ;

+ Thực hiện sự điều hành cả ở tim vĩ mô và vi mô đối với quá trình quản lý lao động; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật lao động

và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá lao động

~ Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp nhằm vào bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ cho các chủ thể tham gia quan hệ lao động, bảo đảm

lợi ích của nhà nước và xã hội

Quản lý nhà nước về lao động trước tiên phải bảo vệ quyền làm việc và

các quyền lợi khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa, góp phần phát huy tri sing tạo và tài năng của người lao động, của người quản lý lao động,

~ Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp chú trọng giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội của quốc gia

Bên cạnh chức năng kinh tế thì nhà nước còn có chức năng xã hội Thong qua hoạt động quản lý nhà nước về lao động nói chung, lao động trong,

các doanh nghiệp nói riêng, nhà nước thể hiện bản chất của mình Nhả nước phải giải quyết hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội Việc đưa ra những bảo đảm cho người lao động, nhất là về

chính sách xã hội là điều hết sức cần thiết, nhưng phải cân nhắc mức độ phù hợp theo từng thời kỳ đẻ nâng dần từng bước, có tính đến khả năng kinh tế

chung của quốc gia và khả năng chỉ trả của người sử dụng lao động Quản lý

lao động trong doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải có trách nhiệm

tuân thủ đầy đủ pháp luật của Nhà nước, phát huy tốt các chính sách của Nhà

nước mà đặc biệt là chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp Hoạt động quản lý nhà nước về lao động trong doanh nghiệp đặt ra việc giữ gìn, sử dụng hợp lý

và hiệu quả nguồn nhân lực, đóng vai trò quyết định thắng lợi các nhiệm vụ

Trang 20

kinh tế - xã hội của thời kỳ mới Chính vì vậy, Nghị quyết số 20/NQ-TW:

ngày 28/01/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ, cần: "Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước vẻ lao động trong các doanh nghiệp”

~ Quản lý nhà nước về lao động trong các doanh nghiệp có quan hệ chặt

chẽ với quyền quản lý của doanh nghiệp, sự tham gia của tổ chức đại diện

người lao động, người sử dụng lao động

Hoạt động quản lý nhà nước vẻ lao động trong các doanh nghiệp và quản lý của doanh nghiệp có quan hệ hỗ trợ, bù trừ cho nhau Quan lý nhà nước v lao động trong các doanh nghiệp tạo tiền đề cho quản lý tự quản của doanh nghiệp phát huy tác dụng Chẳng hạn, sự tham gia mạnh mẽ của tổ chức đại điện người lao động và người sử dụng lao động trong hoạt động quản lý nhà nước hiện nay đã được thừa nhận rộng rầi Tôn trọng vai trò và

tăng cường sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện

người sử dụng lao động trong hoạt động quản lý nha nước về lao động cũng

đã được Tổ chức Lao động quốc tế khuyến khích các quốc gia thực hiện Tom lại, có thể thấy quản lý nhà nước vẻ lao động trong các doanh

nghiệp là hoạt đông quyền lực nhà nước, thông qua bộ máy nhà nước và sử dụng pháp luật để tác động lên người lao động, doanh nghiệp và các chủ thể

liên quan nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể này phủ hợp với lợi ích

chung

1.1.3 Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài

Lao động nước ngoài (foreign workers/foreign labouns) là người lao động có quốc tịch nước khác hoặc người không có quốc tịch, đến làm việc tại

quốc gia sở tại Một cách khác, đó là người lao động trong độ tuổi lao động, đang sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia sở tại nhưng không mang quốc

tịch quốc gia sở tại và tuân thủ các điều kiên của pháp luật của nước sở

Trang 21

tại Những lao động nước ngoài đến làm việc tại một quốc gia còn được gọi là

lao động di trú

Lao động di trú đã luôn luôn là một phần không thể tách rời của nền

văn mình nhân loại, và những cuộc tranh luận nóng bỏng về hình thức của nó,

cũng như khuôn khổ pháp lý và vị trí thực tế đã đi cùng với hình thức đó từ

thời thượng cổ không chỉ ở châu Âu Lao động di trú là hiện tượng diễn ra từ lâu trong lịch sử nhân loại nhưng phát triển đặc biệt nhanh chóng từ đầu thế kỷ XX tới nay và cùng với toàn cầu hóa kinh tế, dự đoán vấn đẻ lao động di

trú sẽ trở nên hết sức phổ biến trong thể kỷ XI và là một trong những đặc trưng cơ bản của thé kỷ này

Sir dung lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hành vi của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu khai thác sức lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tuân theo các điều kiện của pháp

luật Việt Nam và các điều ước quốc tế

Theo nghĩa chung nhất, quản lý lao động nước ngoài là một quá trình tác động của chủ thể quản lý (cơ quan Nhà nước) vào quan hệ lao động giữa một bên là người sử dụng lao động và một bên là người lao động không phải là công đân nước sở tại, làm việc tại nước sở tại có hoặc không hưởng lương,

trong một khoảng thời gian nhất định

Ngoài ra, nội dung quản lý Nhà nước vẻ lao động nước ngoài còn được nhắn mạnh ở khía cạnh Nhà nước áp dụng các biện pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nước ngoài

Đối với khái niệm lao đơng nước ngồi, pháp luật Lao đông Việt Nam không định nghĩa về khái niệm lao động di trú hay người lao động nước ngoài mà

xác định theo cách liệt kê các hình thức làm việc của người lao động nước ngoài Theo Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động nước ngoài muốn vào Việt Nam làm việc (trong đó có hình thức hợp đồng lao động) thì phải là

cơng dân nước ngồi và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp ly

Trang 22

'Việc xác định cơng dân nước ngồi thì cần phải có sự xác nhận vẻ quốc tịch và không bao gồm người không quốc tịch Khoản 1 Điều 2 Nghị định số

11/2016/NĐ-CP4 xác định các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam: Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đã

~ Thực hiện hợp đồng lao động;

~ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

~ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tải chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế,

~ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

~ Chào bán dich vu;

~ Lâm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngo: chức quốc tế tại

Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam; - Tỉnh nguyện viên;

~ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện điện thương mại;

~ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật; ~ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam

Quản lý lao động nước ngoài là một quá trình tác động của cơ quan "Nhà nước(chủ thể quản lý) vào quan hệ lao động giữa một bên là người sử dung lao động và một bên là người lao động không phải là công dân nước sở tại, làm việc tại nước sở tại có hoặc không hưởng lương trong một khoảng

thời gian nhất định

Pháp luật về lao động nước ngoài là tổng hợp các quy phạm pháp luật

do Nhà nước ban hành điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, cơ quan, tổ

chức, cá nhân, nhà thầu khai thác sức lao động của công dân nước ngoài và quan ly lao đơng nước ngồi làm việc tại nước sở tại

Trang 23

Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu khai thác sức lao động, của công đân nước ngoài làm việc tại Việt Nam và quản lý lao động nước

ngoài làm việc tại Việt Nam

Điều chỉnh pháp luật về lao động nước ngoài nhằm bảo vệ lao động

nước ngồi và tạo mơi trường cho lao động nước ngoải, nâng cao khả năng

cạnh tranh trong thị trường lao động khu vực và quốc tế

Lao động nước ngoài là một đối tượng đặc biệt, do đó, quản lý lao động

nước ngoài có những đặc điểm riêng Theo tác giả Phan Thị Lam Hồng, nội dung quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài là

~ Thiết lập hệ thống tổ chức quản lý lao động nước ngoài;

- Ban hành chính sách, các quy tắc pháp luật và các tiêu chuẩn liên cquan tới quản lý lao động nước ngoài trong dé trong tâm là quy trình thủ tục quan ly lao đông nước ngoài;

~ Các biện pháp quản lý lao động nước ngoài như vấn đẻ cấp giấy phép lao động (cấp mới, cắp lại): xử lý vi phạm đối với lao động nước ngoài (như thu hồi giấy phép; trục xuất, xử phạt hành chính

Con theo Pham Thị Hương Giang, quản lý Nhà nước đối với lao động nước ngoài bao gồ

~ Thứ nhất, quản lý lao động nước ngoài là một quá trình gắn bó chặt chẽ với việc bảo vệ quyền con người và có tính quốc tế sâu sắc

Có quan điểm cho rằng, về cơ bản, quyền con người trong lao động là

những quyền con người liên quan đến điều kiện lao động và điều kiện sử

dụng lao động, bao gồm việc làm, tiền lương, an toàn lao động, hoạt động cơng đồn, an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng Nếu hiểu mối

các nội

quan hệ giữa người sử đụng lao động và người lao đông bao

dung liên quan tới điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động, thì quản

Trang 24

ý lao động nước ngoài làm việc tại nước sở tại là quá trình tác động của chủ thể quản lý lên các điều kiện lao động và sử dụng lao động liên quan tới vấn đề người lao động mà những người này không phải là công dân của nước sở

tại Như vậy quản lý lao động nước ngồi khơng thể khơng liên quan tới mối quan hệ quốc tế và việc bảo vệ quyền con người

~ Thứ hai, quản lý lao động nước ngoài một quá trình liên quan tới

nhiều ngành, tất cả các địa phương và nhiều quan hệ lao động

Để bảo đảm cho một người lao động nước ngoài vào làm việc tại một nước, có nhiều vấn đề quản lý sau phải được đặt ra như: Nhập cảnh, xuất

cảnh, cư trú, cấp phép lao động, điều kiện lao động và sử dụng lao động, việc

làm, giáo dục, y tế, cơng đồn, bảo hiểm xã hội, an ninh, trật tự Người lao

động nước ngoài có thể làm việc, cư trú, đi lại nghỉ ngơi ở tất cả các địa phương và họ có thể tham dự vào nhiều quan hệ lao động khác nhau không kể

lao động giản đơn hay lao đông đòi hỏi trình độ cao

Vi vay, chi thể quản lý lao động nước ngoài làm việc tại nước sở tại

bao gồm nhiều cơ quan trong bộ máy nhả nước và tất cả các chính quyền địa phương nhiều tổ chức cung cấp hàng hóa công cộng khác như các tổ chức

chính trị - xã hội Các phương thức quản lý cũng khác nhau tủy theo chức

năng, quyền hạn vả nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức

Ngày 30/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2020/NĐ- CP quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển đụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước

ngoài tại Việt Nam Nghị định này có hiệu lực thì hành kể từ ngày 15/02/2021 Trong đó quy định Các trường hợp người lao động nước ngồi

khơng thuộc diện cấp giấy phép lao động và không thuộc diện cắp giấy phép

lao đông Ngoài các trường hợp quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều

154 của Bộ luật Lao đông, người lao đơng nước ngồi khơng thuộc điện cắp

giấy phép lao động bao gồm:

Trang 25

- La chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu

hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên

~ Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên

~ Dĩ chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dich vu

trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thể giới, ‘bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường,

tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải

~ Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật

hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây

dựng, thẩm định, theo đi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án

sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (OĐA) theo quy định hay thỏa

thuận trong các điều ước quốc tế về OĐA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam vả nước ngoài

~ Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại

Việt Nam theo quy định của pháp luật

~ Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc

thuộc quản lý của cơ quan đại

diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được

thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia

- Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số

152/2020/NĐ-CP

~ Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành,

chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và

không quá 03 lần trong 01 năm

~ Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật

Trang 26

~ Học sinh, sinh viên dang học tập tại các trường, cơ sở đảo tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam

~ Thân nhân thành viên cơ quan đại điện nước ngoài tại Việt Nam quy

định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP

- Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

~ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện điện thương mại

- Được Bộ Giáo dục và Đảo tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn này, đối tượng được nghiên

cứu chủ yếu là lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao đông 1.1.4 Khu công nghiệp và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp

Khu céng nghiệp đã hình thành và phát triển trên thế giới vào những năm cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20 Có các định nghĩa khác nhau về Khu

công nghiệp Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (INFORTERRA/UNDP), khu công nghiệp được hiểu là một khu đất rông, có

thể phân chia thành các khu vực nhỏ hơn và có đủ cơ sở hạ tằng để các doanh

nghiệp, xí nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các vị trí liền kề nhau Theo các chuyên gia của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp

quốc (ƯNIDO): *Khu công nghiệp là khu có hàng rào ngăn cách với bên

ngoài, chịu sự quản lý riêng, tập trung tắt cả các doanh nghiệp hoạt động theo

bất kỳ cơ chế nào (xuất khâu hàng hoá và hoặc tiêu thụ nội địa), miễn là phù

hợp với các quy định quy hoạch về vị trí và ngành nghề, một phần đất nằm

trong Khu công nghiệp có thể dành cho khu chế xuất”

Khu công nghiệp là những khu vực đặt các cơ sở sản xuất, nhà máy

phục vụ việc sản xuất hàng hoá, dich vụ với quy mô lớn Theo khoản 16 3 Luật Đầu tư 2020, khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định,

Trang 27

chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng địch vụ cho sản xuất công

nghiệp Hiện nay, khu công nghiệp được thành lập trên tắt cả 63 tỉnh, thành

phố Một số đặc điểm nỗi bật của khu công nghiệp như sau: ~ Khu công nghiệp không được phép có dân cư sinh sống; ~ Mỗi khu công nghiệp đều có Ban quản lý khu công nghiệp

+ Ban quản lý khu công nghiệp có tư cách pháp nhân;

+ Có tài khoản và con dấu mang hình quốc huy;

+ Kinh phi quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp

và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhả nước cấp cho Ban quản lý theo kế

hoạch hàng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước

có thấm quyền;

- Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các

dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Ví dụ: Logisties, sản xuất hàng tiêu dùng,

vật liệu xây dung

- Khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi như: Miễn giảm

thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn giảm tiền thuê đất

~ Khu công nghiệp được Chính phủ cấp phép đầu tu theo để án của Bộ

Kế hoạch và Đầu tư trình

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP có quy định về các loại

hình khu công nghiệp như Bảng 1

Bang 1.1: Đặc điễm các loại hình khu công nghiệp Loại hình Đặc điểm

'Khu chế xuất La khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất bàng xuất khẩu và hoạt động xuất khâu, được thành lập theo

điều kiện,

tự và thủ tục áp dụng đối với khu

công nghiệp quy định tại Nghị định này

Trang 28

Khu công nghiệp hỗ|- Là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản

trợ phẩm công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

- Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào

ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối

thiểu đạt 60% diện tích đất công nghiệp có thể cho

thuê của khu công nghiệt

Khu công nghiệp sinh |- Là khu công nghiệp, trong đó có các doanh thái nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt

động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của

các doanh nghiệp

‘Ngudn: Trích Nghị định 82/2018/NĐ-CP

Ở Việt Nam, theo “Quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao” ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997, khái niệm KCN tiếp tục có sự thay đổi Tại Khoản 243, Điều 2: *KCN là khu tập trung các DN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ

tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có DN chế xuất”

Theo Luật đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Khu công nghiệp là

khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất

công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của

Chính phủ; theo Nghị định số 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính

phủ: *Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện

các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định”

Trang 29

Trong Luận văn này, khái niệm khu công nghiệp được hiểu theo quy định tại Điều 2, Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, theo đó: *Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hằng công nghiệp và thực hiện các

địch vụ sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điề

tục do Chính phủ quy định” Như vậy, cách hiểu về khu công nghiệp theo quy

định của Việt Nam khá gần với quan niệm của ƯNIDO do đều nhấn mạnh và làm rõ đặc trưng về kinh tế, phạm vi không gian và tính liên kết trong đầu tư

u kiện, trình tự và thủ

Khu công nghiệp có các đặc điểm tự nhiên là: thường được xây dựng ở'

những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như gần các đường giao thông, thuận tiện

trong giao lưu với các trung tâm kinh tế lớn, gần cảng, biển, sân bay

hỏi phải có diện tích đắt khá lớn, tập trung tại một địa điểm, địa hình tương

đối bằng phẳng, thích hợp cho xây dựng các công trình công nghiệp, gần

nguồn nước, có cơ sở hạ tằng thích hợp

Khu công nghiệp có các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật là: thường tập trung

nhiều nhà máy, doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp chế tạo khác

nhau, đồng thời cũng sử dụng lượng lớn nguyên, nhiên vật liệu năng lượng,

và thải ra lượng chất thải không lỗ Khu công nghiệp có đặc điểm chính trị -

xã hội: khu công nghiệp thường tập trung sử dụng một lượng lao động lớn,

chủ yếu là lao động ngụ cư, không có nhà ở và hộ khẩu thường trú ồn định,

nên thường gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý

'Khu công nghiệp có các vai trò chủ yếu là: Thu hút vốn đầu tư trong và

ngoài nước (nhờ được đầu tư cơ sở hạ tằng hiện đại cùng chính sách ưu đãi

hấp dẫn của Nhà nước, các khu công nghiệp tạo nên môi trường đầu tư hấp

din cho các doanh nghiệp; hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp

trong nước phát triển (lợi thế của ngành công nghiệp phụ trợ có trong khu công nghiệp chính là tạo ra nguồn cung ứng chéo nguồn nguyên liệu giữa các doanh nghiệp với nhau, giúp tiết kiệm chỉ phí và thời gian vận chuyển hàng

Trang 30

hóa); tạo công ăn việc làm cho người dân (các khu công nghiệp được xây cdựng và phát triển tạo việc làm ổn định cho lao động, đặc biệt đối với những

đối tượng có trình độ thấp); thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị mới (cơ sở hạ tằng hiện đại ở các khu công nghiệp

giúp thúc đẩy tốc độ phát triển hoạt đông kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc

sống cho người dân; hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tằng mang lại sự tiện

nghỉ không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho người lao động với những tiện ích có trong khu công nghiệp: khu tập thể, phòng khám, siêu thị, trường học ) là hạt nhân phát triển công nghiệp của địa phương

Đang có các định nghiệp khác nhau về quản lý nhà nước đối với khu

công nghiệp Theo Phạm Kim Thư: “quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên các

khu công nghiệp nhằm đảm bảo cho các khu công nghiệp được phát triển theo

quy định, chủ động phối hợp mục đích riêng của từng DN nhằm đạt tới mục đích chung của nên kinh tế” Theo Trần Anh Tuấn: “quản lý nhà nước đối với

các khu công nghiệp là sự tác động của Nhà nước vào quá trình xây dựng, hình thành và hoạt động của các khu công nghiệp nhằm phát triển các khu

công nghiệp theo hướng bền vững” Theo Đỗ Ninh Tuấn: “quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp là hoạt động chấp hành, điều hành, kiến tạo của hệ thống cơ quan nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến quy hoạch, đầu

tư, xây dựng, phát triển các khu công nghiệp và hoạt động đầu tư, sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm xây dựng, phát triển bền vững các khu công nghiệp theo định hướng và mục tiêu của nhà

nước”

“Chung quy lại, có thể thấy nội hàm khái niệm quản lý nhả nước đối với khu công nghiệp gồm những nội dung sau: các chủ thể quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp được tổ chức theo 2 cấp trung ương vả địa phương; đối

tương của quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp là toàn bộ hoạt động của

Trang 31

các khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp: quản lý nhà

nước đối với khu cơng nghiệp là tồn bộ hoạt động chấp hành pháp luật về khu công nghiệp của các cơ quan nhà nước đối với các hoạt động đầu tư, xây

dung, phát triển khu công nghiệp; mục tiêu của quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp là đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào các Khu công nghiệp, tăng cường liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt đông các doanh nghiệp khu công

nghiệp nhằm kiểm soát và thúc đẩy các khu công nghiệp phát triển theo định

hướng, mục tiêu của Nhà nước và lộ trình, kế hoạch của địa phương 1.2 Nội dung quản lý nhà nước

'Quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tích hợp các nội dung có liên quan về quản lý nhà nước È lao động, quản lý nhà nước về lao động tại doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài, quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp như đã trình bày ở Mục trên Ở đây sẽ thấy một số điểm nỗi bật của

quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

Mục tiêu quản lý nhà nước lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là: đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài một cách hợp lý trong phát triển các khu công nghiệp; gắn việc sử dung lao động nước ngoài của từng người sử dụng lao động với lợi ích chung

của toàn xã hội; các vấn đề liên quan tới an ninh nội địa, về văn hóa, về cư trú, về y tế, về giáo đục

Hoạt động quản lý của nhà chức trách lao động phải nhằm tới các mục

tiêu như: Đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài một cách hợp lý; gắn

việc sử dụng lao động nước ngoài của từng người sử dụng lao động với lợi ích

chung của toàn xã hội; các vấn đẻ liên quan tới an ninh nội địa, về văn hóa, về cư trú, về y tế, về giáo dục Các nhà chức trách có thẩm quyền ở trung ương

Trang 32

và ở địa phương đều phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình quản lý lao động nước ngoài

“Các chủ thể quản lý nhà nước quản lý lao đơng nước ngồi làm việc tại

các doanh nghiệp trong khu công nghiệp bao gồm cả chính quyển trung ương và

địa phương Các nhà chức trách có thẩm quyền ở trung ương và ở địa phương cđều phải có trách nhiệm tham gia vào quá trình quản lý lao động nước ngoài

“Các đối tượng quản lý nhà nước lao động nước ngoài làm việc tại các

doanh nghiệp trong khu công nghiệp bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động Về người lao động, có nhỉ

cách thức phân loại khác nhau

dựa trên các căn cứ như: dựa vào tính chất hợp pháp hay bắt hợp pháp của

việc nhập cư; dựa vào yêu cí hay không cần xin giấy phép lao động; dựa

vào trình độ chuyên môn hoặc tay nghề của lao động nước ngoài Việc phân loại này liên quan tới chính sách về việc làm của quốc gia và bảo đảm thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tong các doanh nghiệp của khu công nghiệp một cách hợp lý Ở các nước dang phát triển thường có chính sách thu hút lao động có trình độ cao từ các nước phát triển Còn ở các

nước phát triển, có nhiều công việc giản đơn mà người bản xứ không muốn làm,

cnên thường có chính sách thông thoáng với người lao động giản đơn

Việc phân loại đối tượng bị quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc

lựa chọn phương thức quản lý thích hợp Có thể phân loại khác nhau dựa trên các căn cứ như:

~ Dựa vào tính chất hợp pháp hay bắt hợp pháp của việc nhập cư;

~ Dựa vào yêu cầu cần hay không cần xin giấy phép lao động,

~ Dựa vào trình độ chuyên môn hoặc tay nghề của lao động nước ngoài

Một số nguyên tắc quản lý nhà nước lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp:

~ Đảm bảo thu hit sử, dụng hop lý lao động nước ngoài trong các

doanh nghiệp của khu công nghiệp Phát triển kinh tế nói chung và doanh

Trang 33

nghiệp trong các khu công nghiệp nói riêng thường dẫn tới sự thiếu hụt lao

động trong một sé lĩnh vực, trình độ, Lao động nước ngoải là giải pháp khắc phục thiều hụt về lực lượng lao động chưa đáp ứng được nhu cẩu của

sản xuất, kinh doanh

~ Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội Lao động nước ngoài bên cạnh những ảnh hưởng hữu ích cho sự phát triển kinh tế - xã hội,

đôi khi gây rắc rối cho các vấn đề an ninh, chính trị và trật tự, an toàn xã hội

~ Bảo đảm hiệu quả kinh tế và bảo vệ việc làm cho người lao động bản xứ Số lượng lao đơng nước ngồi gia tăng khiến việc lâm cho lao động trong nước có thể sụt giảm Do đó đất nước có thẻ vướng phải những vấn đề xã hội như thất nghiệp, thu nhập

Nội dung quản lý nhà nước lao đông nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung vào:

~ Sử dụng pháp luật để tác động lên người lao động nước ngoài, doanh

nghiệp và các chủ thể liên quan nhằm đi

phù hợp với lợi ích chung chinh hành vi của các chủ thể này

~ Xây dựng pháp luật và tỗ chức, hướng dẫn thi hành pháp luật liên quan đến việc làm, tiền lương và thu nhập của người lao động nước ngoài,

bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội ;

~ Thực hiện sự điều hành cả ở tầm vĩ mô và vi mô đối với quá trình

quản lý lao động, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thì hành pháp luật lao động

và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động

= Bao vệ quyển làm việc và các quyền lợi khác của người lao động nước ngoài, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động nước ngoài Giải quyết các tranh chấp theo thẩm quyền

~ Bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ cho các chủ t

bảo đảm lợi ích của nhà nước và xã hội Cho hồi hương đối với những lao

t

Một số tỉnh huống điển hình cẩn chú trọng xử lý trong quản lý nhà tham gia quan hệ lao động,

động nước ngoài theo pháp l

nước lao động nước ngoài làm việc tại các doanh trong khu công nghiệp là:

Trang 34

~ Không tuân thủ các quy định pháp luật nước sở tại về visa, cấp phép, gia hạn cấp phép gây ra nhiều bắt cập trong quản lý

~ Tạo ra sức ép về việc làm, thu nhập cho người lao động bản địa do đồng lao đông phổ thông lách luật trần vào

~ Làm tăng gánh nặng lên cân đối ngân sách bởi họ sử dụng dịch vụ nhiều hơn đóng góp thuế

~ Xung đột về văn hóa (những khác biệt về văn hóa tới mức dẫn đến va

chạm đã, đang và sẽ còn tạo ra sức ép chính trị tới việc quyết định và thye thi chính sách quản lý lao động nước ngoài)

su kết chương

Quan lý nhà nước về lao động là một trong những lĩnh vực quản lý của

Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thắm quyển, căn cứ vào nội

dung quản lý, sử dụng các biện pháp quản lý nhằm tác động vào đối tượng quản lý, bảo đảm và thúc dy quan hệ lao động, thị trường lao động phát triển

theo những định hướng mà Nhà nước đã đặt ra

Quan lý nhà nước về lao động có vai trở đặc biệt quan trọng trong

việc tạo ra các điều kiện về môi trường pháp lý, tạo ra sân chơi cho các quan hệ lao động được xác lập duy trì và phát triển; điều tiết các quan hệ

lao động trong mọi thành phần kinh tế, trong đó đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động

"Vai tò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sử dụng lao động nước

ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyên lợi của người lao động

nước ngoài và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hỏa,

ìn định, đảm bảo hiệu quả hoạt động của pháp luật lao động

trong việc điều tiết các quan hệ lao động

Vai trỏ của cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động nước

ngoài làm việc tại Việt Nam có tác động đến hoạt đông thỉ hành pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Trang 35

Chương 2

'THỰC TRANG VE QUAN LY NHA NƯỚC ĐÓI VỚI LAO ĐỌNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG KHU:

CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH

2.1 Gi

thiệu chung về Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tây

Ninh và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

2.1.1 Đặc điểm và điều kiện tự nhiên của tỉnh Tây Ninh a.Vị

địa lý

Tỉnh Tây Ninh nằm trong vùng miền Đông Nam Bộ, phía Đông giáp

tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Bắc và Tây Bắc giáp 2 tỉnh Svay Riêng và Kampong Cham của Campuchia với 1 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, hai cửa khẩu quốc gia (Sa Mát và Phước Tân) và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch

Với vị trí địa lý nằm giữa các trung tâm kinh tế — thương mại là thành

phe

thống giao thông quốc tế và quốc gia, thông thương với các vùng kinh tế có Chi Minh và Phnôm Pênh (Campuchia), giao điểm quan trọng giữa hệt

nhiều tiềm năng phát triển, là điều kiện thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế xã hội Tỉnh có 8 huyện, 1 thị xã (8 thị trắn, 5 phường và 82 xã) Thị xã Tây

Ninh vừa được công nhận là Đô thị loại ba, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hoá của tỉnh

b Đặc điểm địa hình

Tây Ninh nối cao nguyên Nam Trung Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng Trên địa bàn vùng cao phía Bắc nổi lên núi Bà Đen cao nhất Nam Bộ (986 m) Nhìn chung, địa hình Tây Ninh tương đối bằng phẳng, rất

thuận lợi cho phát triển tồn diện nơng nghiệp, công nghiệp và xây dựng

Trang 36

e Khí hậu

Tây Ninh có khí hậu tương đối ơn hồ, chia thành 2 mùa rõ rột, mùa mưa và mùa khô Chế độ nhiệt của Tây Ninh quanh năm cao, tương đối én

định Nhiệt độ trung bình năm là 26 — 270C và ít thay đổi, chế độ bức xạ dồi

dao, Mat khác, Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, có địa hinh cao nip sau day

Trường Sơn, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố thuận lợi khác là những điều kiện thuận lợi đẻ phát triển nền nông nghiệp đa dạng đặc biệt là

các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu và chăn nuôi gia súc

d Đặc điểm tỉnh hình kinh tế-xã hội tính Tây Ninh

Tay Ninh có tiềm năng về đất đai, lao động, hệ thống thuỷ lợi khá hoàn

chỉnh với hồ Dầu Tiếng có trữ lượng tưới lớn nhất nước với các vùng chuyên

canh sản xuất khối lượng sản phẩm lớn như mía (33.000 ha), đậu phông

(20.000 ha ), cao su (30.000 ha) Ngành nông nghiệp từng bước ứng dụng

giống mới, kỹ thuật canh tác tiên tiến, bảo vệ cây trồng và mạng lưới giao

thông nội đồng các vùng nguyên liệu; tỷ lệ chăn nuôi trong nông nghiệp với

các chương trình bỏ sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, nuôi trồng thuỷ sản

Tây Ninh đã có các nhà máy để tiêu thụ các vùng nguyên liệu chuyên

canh Hiện nay, Tây Ninh đang ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp

sau đường, bột mi, đậu phông, thịt, sữa, nước trái cây, đồ hộp; những ngành

công nghiệp ít von, thu hút vốn, thu hút nhiều lao động như may mặc, đan lát

truyền thống Tây Ninh cũng đang tập trung xây dựng Khu công nghiệp: Tring Bang, Linh Trung III, Phước Đông, Bourbon, Chả Là, khu kinh tế cửa

khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu XaMát tiến tới xây dựng các khu công

nghiệp Trâm Vàng (Gò Dâu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp

Trường Hoà (Hoà Thành), Tân (thị xã), Thanh Điền (Châu Thành) để

thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp

Là một tỉnh có nhiều đặc điểm lịch sử, văn hoá, thắng cảnh thu hút

khách du lịch như căn cứ trung ương Cục miễn Nam, toà thánh Tây Ninh, lễ

Trang 37

hội hành hương núi Bà Đen, hồ nước Dầu Tiếng Ngoài ra Tây Ninh còn là cầu nối tua du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh, hướng phát triển

du lich trong thời gian tới là xây dung cum du lịch thị xã - núi Bà Đen - hỗ

Dầu Tiếng và cụm Thiện Ngôn - căn cứ trung ương Cục miền Nam; phát triển hỗ Dầu Tiếng thành những trung tâm phục vụ du lịch sinh thái

'Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khâu XaMát đang được

xây dưng khi hoàn thành di vào hoạt đông cũng với trung tâm thương mại nội

tỉnh như thị xã Hoà Thành sẽ phát huy mạnh mẽ thương mại của tỉnh 2.1.2 Ban Quản lý khu công nghiệp Tây Ninh

Ban Quan ly Ban Quản lý Khu Kinh tế Tây Ninh được thành lập theo Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 11/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị gồm Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài,

Bạn Quản Lý Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát và Ban Quản Lý Khu công nghiệp Trăng Bảng Ngày 23/02/2011 UBND tỉnh Tây Ninh ban hành quyết định số 05/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hành và co

cấu tổ chức của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa ban tinh; quan lý vả tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch

vụ hành chính công và dịch vụ hỖ trợ khác liên quan đến hoạt động đầu tư và

sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư trong các Khu kinh tế, các khu công nghiệp vả khu chế xuất trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

Mặc dù mới được thành lập từ năm 201 1 nhưng Ban quản lý Khu kinh

tế tỉnh Tây Ninh đã dần dẳn đi vào én định Trong quá trình hoạt động, Ban quản lý luôn tự đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp thông qua

công tắc cải cách hành chính, đặc biệt là việc cải cách các thủ tục hành chánh

thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đáp ứng nhu cầu ngảy cảng cao

Trang 38

trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh nói riêng và cả nước nói chung

2.1.3 Các Khu công nghiệp trên địa bàn tinh Tay Ninh

Hiện tỉnh Tây Ninh có 07 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch khu công nghiệp Việt Nam, với tổng diện tích đắt tự nhiên là 3.958.24 ha Trong

đó, có 05 khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp phép thảnh lập với tổng

điện tích đất được duyệt là 3.383,96 ha, diện tích đắt công nghiệp có thể cho thuê là 2.380,33 ha, diện tích đắt công nghiệp đã cho thuê là 1.369,97 ha, đạt

tỷ lệ lắp đầy là 57,55 ha Tính đến ngày 15/02/2020, tổng số dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất là 294 dự án (242 dự án FDI và 52 dự án trong nước), với tổng vốn đăng ký là 6.494,23 triệu USD va 6.491.90 tỷ đồng

Cụ thể tình hình hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất như sau: + Khu công nghiệp Trắng Bàng

'Được thành lập theo Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ, nằm trên địa bàn Khu phố An Bình, Phường An Tịnh,

Thị xã Trảng Bang, tinh Tây Ninh, có quy mô là 189,1 ha, diện tích đất công, nghiệp có thể cho thuê là 137,75 ha, diện tích đắt đã cho thuê la 135,86 ha (ty

lệ lấp đầy đạt 98,63%) Đến nay, đã thu hút được 90 dự án (66 dự án FDI và 24 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 280,04 triệu USD và 3.729,02 tỷ đồng Đã có 77 dự án đi vào hoạt động Giải quyết việc làm cho 22.168 lao

động (trong đó có 370 lao động nước ngoài)

Trang 39

Hinh 2.1: Sơ dé quy hoạch Khu công nghiệp Trăng Bang

Nguồn : Website Taniza.vn

b Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung HI

Được thành lập theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 412/GPĐC6 ngày

27/12/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nằm trên địa bàn Khu phố Suối Sâu, Phường An Tịnh, Thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh, có quy mô là 202,67 ha, dign tich đất công nghiệp có thể cho thuê là 134,76 ha, diện tích đất đã cho

thuê là 123,26 ha (tỷ lệ lắp đầy đạt 91,46%) Đến nay, đã thu hút được 87 dự

án (72 dự án FDI và 15 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký là 440.86

triệu USD và 1.839,79 tỷ đồng Đã có 76 dự án đi vào hoạt động Giải quyết

việc làm cho 15.153 lao động (trong đó có 302 lao động nước ngoài) c Khu công nghiệp Thành Thành Công

Được hình thành theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại công

văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008; Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày

21/4/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập khu công nghiệp

31

Trang 40

Bourbon An Hòa và Quyết định số 1337/QĐ-UBND ngày 13/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc đổi tên khu công nghiệp Bourbon An Hòa

thành khu công nghiệp Thành Thành Công, nằm trên địa bàn Khu phố An

Hội, Phường An Hòa, Thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh, có quy mô là 760 ha, diện tích đắt công nghiệp có thể cho thuê là 516,47 ha, diện tích đất đã cho

thuê là 327,15 ha (tỷ lệ lắp đầy đạt 63,34%) Đến nay, đã thu hút được 71 dự án (62 dự án FDI và 09 dự án trong nước) với tông vốn đăng ký là 1.245,76

triệu USD và 454, tỷ đồng Đã có 37 dự án đi vào hoạt động Giải quyết việc

lâm cho 16.43§ lao động (rong đó có 574 lao động nước ngoài)

sob om tne gn OG MAE Ec OH

Hinh 2.2: So đồ quy hoạch Khu công nghiệp Thành Thành Công

Nguén : Website Taniza.vn

.d Khu công nghiệp Phước Đông

Được hình thành theo chủ trương của Thủ Tướng Chính phủ tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008 và Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày

Ngày đăng: 31/08/2022, 16:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN