1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

129 17 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài (FDI) Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Võ Văn Hùng
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Quang Bình
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 22 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là tìm được những kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI để có thể giúp các ngành, các cấp làm công tác QLNN đối với doanh nghiệp FDI của tỉnh Quảng Nam lấy đó làm cơ sở khoa học cho công việc của mình; có được những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về công tác QLNN của các ngành, các cấp ở tỉnh Quảng Nam đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

Trang 1

VÕ VĂN HÙNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TREN DIA BAN TINH QUANG NAM

LUẬN VAN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2019 | PDF | 128 Pages

buihuuhanh@gmail.com

Trang 2

VO VAN HUNG

QUAN LY NHA NUOC DOI VOI CAC DOANH

NGHIỆP CO VON DAU TU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOAI (FDI) TREN DIA BAN TINH QUANG NAM

LUAN VAN THAC Si QUAN LY KINH TE

MA s6: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

Mục tiêu nghiên cứu 'Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

_Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề Sơ lược các tài liệu sử dụng chính ea ak 2 3 4 5 6 1

§ Tổng quan nghiên cứu 9 Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY NƯỚC ĐÓI VỚI ÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

"

1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI "

1.1.1, Đầu tư trực tiếp nước ngoài "

1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 15 1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư

trực tiếp của nước ngoài 16

1.1.4 Vai tò của quân lý nhà nước đối với doanh nghiệp có utư

trực tiếp nước ngoài 18

1.1.5 Mục tiêu của QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

của nước ngoài 20

Trang 5

1.2.2 Ban hành các cơ chế, chính sách và pháp luật 2z

1.2.3 Thắm định, cấp và điều chính Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy

chứng nhận đăng ký đầu tư 25

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra và giám sắt sự hoạt động, tuân thủ pháp luật

của doanh nghiệp FDI 2

1.3 CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG TỚI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VÓN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.29

1.3.1 Nhân tổ thuộc về doanh nghiệp 29

1.3.2 Nhân tổ thuộc về cơ quan quản lý: 30

14 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÔI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC

NƯỚC VÀ CÁC ĐỊA PHƯƠNG 3

1.4.1 Kinh nghiệm của các nước 32

1.4.2 Kinh nghiệm của một số địa phương 3

1.4.3, Những bài học có thể áp dụng vào thực tiễn của Quảng Nam 46

KÉT LUẬN CHUONG 1 48

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TREN DIA BAN TINH QUANG NAM 49

2.1, DIEU KIEN TỰ NHIÊN, KINH TE XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TÔ ẢNH

HUONG DEN CÔNG > QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI CÁC:

DOANH NGHIEP CO VON BAU TU’ TRUC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN

DIA BAN TINH QUANG NAM 49

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 49

Trang 6

NGHIỆP CÓ VỐN ĐÂU TƯ TRỤC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA

BAN TINH QUANG NAM 56

2.2.1 Thực trang xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch $6

2.2.2 Thực trạng ban hành các cơ chế, chính sách và pháp luật 61

2.2.3 Tình hình thẩm định, cắp và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ky

dầu tư 68

2.2.4 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát sự hoạt động và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp FDI T5

2.3 NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN BIA BAN TINH QUANG NAM T8

2.3.1 Những kết quả đạt được 78

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 80

KET LUAN CHƯƠNG 2 84

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIEN QUAN LY NHÀ NƯỚC DOL VOI DOANH NGHIỆP CÓ VÓN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

TREN DIA BAN TINH QUANG NAM 86

3.1 CAC CAN CU DE XUẤT 86

3.1.1 Căn cứ vào vai trò, vị trí, định hướng, mục tiêu thu hat FDI của

(Quảng Nam trong thời gian tới 86

3.1.2 Căn cứ vào yêu cầu của QLNN đối với doanh nghiệp FDI trong

thời gian tới 89

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC: ĐÓI VỚI CAC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ: TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN

Trang 7

3.2.3 Hoàn thiện công tác thẳm định, cấp và điều chỉnh Giấy chứng

nhận đăng ký đầu tư 9%

3.2.4 Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra và giám sát sự hoạt động, tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp FDI 101 3.2.5 Các giải pháp khác 106 3.3 KIÊN NGHỊ Hà 3.3.1 Đối với Quốc hội 113 3.3.2 Đối với Chính phủ ha 3.3.3 Đối với các cơ quan QLNN theo ngành và lĩnh vực ở Trung ương 1S KẾT LUẬN CHUONG 3 us KẾT LUẬN 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

CBCC Cán bộ công chức DN Doanh nghiệp GRDP “Tổng sản phẩm trên địa bàn KT- XH Kinh tế - Xã hội

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

QINN Quản lý nhà nước TNHH =: Tráhnhiêmhữuhạn

UBND ‘Uy ban nhân dân

KCN Khu công nghiệp

Trang 9

Số hiệu băng Tên băng Trang

21 [Cơ cấu kinh tổ tinh Quảng Nam giai đoạn 2005-2018 | ”5Z 22 [Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Nam | "53 23 _ [ Tác động của quy hoạch đến thu hit FDI 58 244 | Tinh hinh thu hat dau tu FDI giai doan 2011-2018 60

2.5 | Tác động của cơ chế, chính sách đến thu hat FDI 62

26 | Coedu dyran FDI theo địa bàn đầu tư 6 „;, | Chỉsỗ năng lực cạnh tran CD giai đoạn 2010-2018 |

của tỉnh Quảng Nam

28 [Tinhhình thâm định dựánFDI 69

go, [Dea dl te FDI theo quốc giá và vùng Bink thé | „¡ (thang 12/2018)

2.10 | Co edu dy dn FDI theo hinh thức đầu tư T4

211 [Cơ cấu dự án FDI theo lĩnh vực đầu tư | 74 |

2.12 [Kết quả hoạt động doanh nghiệp FDI (thang 12/2018) | 75 2.13 [Tình hình thu hội dự ân FDI 7 2-14 [So sánh dự án FDI năm 1997-2018 8

Trang 10

‘Quang Nam là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ở

trung điểm của Việt Nam Quảng Nam được biết đến với 2 di sản văn hóa thể

giới là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn, Khu dự trữ sinh quyền

thế giới Cù Lao Chàm và nhiều danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia

'Quảng Nam được tái lập vào năm 1997 khi Quốc hội quyết định chia tách tỉnh

'Quảng Nam ~ Đà Nẵng (cũ) thành 2 đơn vị trực thuộc trung ương Sau hơn 20 năm tái lập, tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển

KTXH, an ninh quốc phòng, đối ngoại và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh

Quảng Nam lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định phải dựa vào lợi

thế, tiềm năng sẵn có, kết hợp các nguồn lực bên ngoài để xây dựng Quảng

Nam thành tính phát triển khá của cả nước Cùng với việc mở rộng quan hệ

hợp tác, kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, Quảng Nam đã đầu tư có trọng tâm vào các ngành có lợi thể so sánh nhằm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả, bền vững; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển song song công nghiệp và dịch vụ; phát triển kinh tế biển gắn

với bảo vệ chủ quyền biên giới và biển đảo; chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên đồi hỏi Quảng Nam phải có những

bước phát triển vượt bật trên tắt cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và phải cần một nguồn vốn rất lớn, bao gồm nguồn vốn từ ngân sách, vốn dân doanh (người

dân, doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài - FDI)

Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI có ý nghĩa rất quan

Trang 11

hành vào năm 1987 và có hiệu lực từ năm 1988) đến nay đã qua

nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hiện nay được thực hiện chung giữa đầu tư

trong nước và đầu tư nước ngoài (Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Đầu tư

2014) đã tạo ra môi trường đầu tư ngày càng hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư nước ngoài nói riêng Kết quả là thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và các vùng kinh tế nói

riêng Đối với Quảng Nam, thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động,

quảng bá, giới thiệu tiềm năng thể mạnh của tỉnh, nhờ đó đã thu hút được

nhiều nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Nam Đến

cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 170 dự án đầu tư trực tiếp

nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 5,840 tỷ USD từ hơn 30 quốc

gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới Các dự án FDI đã đóng góp rất lớn

vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, thể hiện qua các chỉ tiêu như

vốn đầu tư, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm

quản lý hiện đại, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp - dịch vụ, đóng góp vào ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động địa phương và công, tác an sinh xã hội Nhìn chung các dự án FDI đều hoạt động có hiệu quả, công

tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI từng bước đi vào nề nếp,

theo đúng quy định của nhà nước

"Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì việc khai thác và sử dụng

nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua còn một số

"hạn chế nhất định, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài vẫn còn những mặt yếu kém, thủ tục

hà, làm nàn lòng nhà đầu tư hoặc có những sơ hở gây tổn hại cho địa phương,

Trang 12

cách hành chính

Do vay, việc nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện cả lý luận lẫn

thực tiễn, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tinh Quảng Nam để các doanh nghiệp này hoạt động,

hiệu quả hơn, góp phần vào phát triển KT-XH của tỉnh là một vấn đề cấp bách cũng là vấn đề cơ bản lâu dài của tỉnh Quảng Nam Đây cũng là lý do dé tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa ban tinh Quang Nam” lam dé tài luận văn

thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Tìm được những kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI để có thể giúp các ngành, các cấp làm công tác

'QLNN đối với doanh nghiệp FDI cia tinh Quảng Nam lấy đó làm cơ sở khoa học cho công việc của mình

~ Có được những nhận định, đánh giá có căn cứ lý luận và thực tế về công tác QLNN của các ngành, các cấp ở tỉnh Quảng Nam đối với các doanh

nghiệp FDI trên địa ban

~ Đề xuất những giải pháp hồn thiện cơng tác QLNN của các ngành, các cấp ở Quảng Nam đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bản tỉnh

3 Cau hỗi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu để trả lời cho những câu hỏi cụ thé như sau:

~ Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ra sao?

Trang 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

41 Đi tượng nghiên cứu

- Công tác QLNN của tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp FDL

~ Đối tượng quản lý: doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bản

tỉnh Quảng Nam

- Chủ thể quản lý: Nhà nước địa phương cắp tỉnh (tinh Quảng Nam) 4.2 Pham vỉ nghiên cứu

~ Về phạm vi của của nội dung QLNN đối với các doanh nghiệp FDI,

luận văn tập trung nghiên cứu công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI

'từ khâu thành lập đến khâu thoái lui của doanh nghiệp FDI

~ Về phạm vi chủ thể và đối tượng của QLNN đối với các doanh

nghiệp FDI, luận văn chỉ nghiên cứu công tác QLNN của tỉnh Quảng Nam đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh

~ Về thời gian diễn biến của sự kiện, đó là thời gian thực tế từ năm 2010 đến năm 2018 Thời gian có hiệu lực của các giải pháp đến 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tải được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử Đề tài sử dụng cách tiếp cận truyền thống đi từ cơ sở lý: luận đến phân tích thực trạng, từ đó đề xuất hệ thống phương hướng, giải pháp

Trên cơ sở các tải liệu, số liệu thu thập được, để tài áp dụng các

phương pháp nghiên cứu tại bàn truyền thống trong khoa học kinh tế để phục

vụ cho mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 14

công tác thu hút đầu tur FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, phân tích bối cảnh

nhằm đề xuất giải pháp

~ Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong

tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; tổng hợp, hệ thống, hóa cơ sở lý luân về quản lý nhà nước,

ng hợp đánh giá thực trạng quản lý

nhà nước nhằm tăng hiệu quả công tác thu hút đầu tư EDI trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam

- Phương pháp so sánh: So sánh số liệu nguồn vốn FDI vào Quang

Nam, so sánh chỉ số năng lực cạnh tranh cắp tinh (PCI) qua các năm và so

sánh tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh Quảng Nam với các địa phương

khác để xem xét xu thế biển động, từ đó phân tích và rút ra kết luận, đánh giá

'thực trạng công tác thu hút đầu tư FDI và thực trạng quản lý nhà nước nhằm

tăng hiệu quả công tác thu hút đầu tư EDI trên địa bản tỉ

Quảng Nam Phương pháp này cho phép học viên cách thức thu thập và xử lý số

liệu dưới nhiều dạng khác nhau qua đó phản ánh những biến động, xu hướng thay đổi của các hiện tượng Cụ thể, Ở đây sẽ sử dụng số tương đối, số tuyệt

đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ

phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số bình quân để phản ánh

thực trạng vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng thay đổi của

nguồn vốn FDI cũng như các biểu hiện việc áp dụng các biện pháp quản lý

nguồn vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Từ các biểu hiện này sẽ có c:

nhìn về tính hiệu lực và hiệu quả công tác thu hút đầu tư FDI trên địa bản tỉnh Quảng Nam

Trang 15

~ Phương pháp dãy số theo thời gian cũng được áp dụng để xem xét

diễn biến của hoạt động thu hút nguồn vốn FDI cũng như sự thay đổi và biểu

hiện các công cụ được sử dụng trong quản lý nhà nước đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bản tỉnh

~ Phương pháp xử lý, tổng hợp, đánh giá số liệu: các số liệu nghiên cứu được xử lý, sau đó được sử dụng để đánh giá, phân tích, tổng hợp, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vấn đẻ, phân tích các ý kiến,

quan điểm dé lựa chọn, tìm ra giải pháp thích hợp

~ Phương pháp thu thập số liệu chủ yếu từ các cơ quan QLNN có liên

“quan trên địa bản tỉnh

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

~ Góp phần hệ thống hóa, bổ sung một phần lý luận về doanh nghiệp

FDI va công tác QLNN đối với doanh nghiệp FDI

~ Góp phần tổng kết công tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI tại

(Quang Nam, tir d6 thấy được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng

~ Có được những căn cứ để đề xuất giải pháp có giá trị tham khảo trong

việc hồn thiện cơng tác QLNN đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bản tỉnh Quảng Nam thời gian tới

7 Sơ lược các t

~ GS.TS Đỗ Đức Bình và TS Nguyễn Thường Lạng (2008), Sách kinh

Trang 16

tới vị trí thuận lợi trong nên kinh tế thể giới Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia

cần phát triển mạnh mẽ lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm thương mại quốc

tế, đầu tư quốc tế và di chuyển quốc tế về lao động, hợp tác về kinh tế và

khoa học, công nghệ, các dịch vụ thu ngoại tệ (vận tải quốc tế, du lịch quốc ey Trên ý nghĩa đó, việc nghiên cứu môn học Kinh tế quá tế, thông tin liên lạc qu¿ là thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và phương pháp luận, tạo điều kiện cho việc tổ chức và quản lý

~ Phùng Xuân Nhạ (2010) *Chính sách đầu te FDI 6 Vigt Nam trong

tiến trình hội nhập kinh tế quốc tể”, Sách, Đại học Quốc Gia Hà Nội [12]

"Tác giả đã đưa ra một số vấn đề lý luận về chính sách FDI, kinh nghiệm quốc tế về điều chỉnh chính sách FDI, phân tích thực trạng điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Trên cơ sở đó đưa

ra những khuyến nghị và để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chinh chính sách FDI của Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO Đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng

của nền kinh tế và đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” phát

triển kinh tế trong hơn 20 năm đổi mới ở Việt Nam Để có được (hảnh tựu

này, có nhiều nguyên nhân, song trước hết là nhờ có sự linh hoạt trong điều

chinh các chính sách FDI phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước - Hà Nguyễn (2018), nhịn lại 30 năm thu hút đâu te EDI [23] Bài viết

phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước

ta 30 năm qua để thấy được vai trò quan trọng của vốn FDI trong phát triển

Trang 17

phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Từ đó, đề xuất

các giải pháp nhằm thu hút vốn FDI vao nước ta trong thời gian tới

th nghiên cứu, tác giả được biết hiện nay đã có một số

công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, công trình nghiên cứu về quản lý

nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: ~ Các luận văn thạc sĩ:

+ Nguyễn Thùy Dương (2015), Quản jý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bản thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Kinh tế quốc tế, Đại học Quốc Gia, Hà Nội [7] Luận văn đã làm sáng tỏ các khái niệm về FDI và đặc điểm của chúng Luận văn cũng đẻ cập nhiều đến sự tác động

của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Thành

phố Hà Nội nói riêng

+ Nguyễn Thị Nhung (2016), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Đại học Đà Nẵng [13] Luận

văn đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư gồm khái niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư, các chỉ số môi trường đầu tư Luận văn đã ưu tiên các yếu tố trở ngại trong môi trường đầu

tư để đề xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại nảy trong thời gian tới dé thu hút có hiệu quả nguồn vốn EDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Các tải liệu khác

+ Kiều Linh (2018), “30 năm thu hút EDI: Thành công nhưng vẫn còn

Trang 18

Các tài liệu nêu trên đã đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn

về QLNN đối với các doanh nghiệp FDI như: vai trò, nội dung, yêu cầu

quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI và phân tích nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên bình diện chung cũng như tại các địa phương cụ thể, nghiên cứu kinh nghiệm của một

số nước cũng như của các địa phương của Việt Nam để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư šp nước ngoài ở Việt Nam Tuy nhiên, thực tế chưa có để tài nào

trực

nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn điện và đầy đủ về hệ thống doanh

nghiệp FDI và công tác QLNN với các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Quảng Nam

Ngoài ra, đầu tháng 10 năm 2018, Chính phủ Việt Nam đã tổng kết 30

năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Tại Hội nghị này, nhiều báo

cáo, tham luận đã đề cập đến công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với những định hướng, giải pháp

quan trọng

Vì vậy, tác giả đã định hướng, tập trung nghiên cứu và hoàn thiện vấn

dé QLNN d

luận văn với các doanh nghiép FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong,

9 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục các bảng

Luận văn được chia thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trang 19

vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 20

CHƯƠNG 1

CO SO LY LUAN VE QUAN LY NHA NƯỚC ĐÓI VỚI

CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VÓN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI

1.1 NHUNG VAN DE CHUNG VE QUAN LY NHA NUGC DOI VOI

DOANH NGHIỆP CÓ VÓN ĐÀU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

a Khái niệm đầu tr trực tiếp nước ngoài

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài Mỗi quan điểm đều cố gắng khái quát hoá bản chất và nhấn mạnh đến

một khía cạnh nào đó của FDI Một số khái niệm như sau:

Theo Synthia Day, Wallace dua ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước

ngoài có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là “việc thiết lập hay giành được

quyền sở hữu đáng kẻ trong một loạt công ty ở nước ngoài hay sự gia tăng khối lượng của một khoảng đầu tư nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đáng kẻ” Khái niệm này nhấn mạnh đến quyền sở hữu

Ủy ban Liên hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài “là một khoản đầu tư bao gồm mỗi quan

hệ trong dai hạn, phản ánh lợi ích và quyễn kiểm soát lâu dài của một thực

thể thường trú ở một nên kinh tế (nhà đâu tư nước ngoài hoặc cơng ty mẹ nước ngồi) trong một doanh nghiệp thường trú ớ một nên kinh tế khác với nên kinh tế của nhà đâu tư mước ngoài (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trực

tiếp, doanh nghiệp liên doanh hoặc chỉ nhánh nước ngoài)”

Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IME) đưa ra năm 1997 được chấp nhận khá rộng rãi về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “số vốn đẩu fư

Trang 21

ở nên kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu ae Mục đích của nhà đầu ae là có được tiếng nói hiệu lực và đạt hiệu quả cao trong quản lý doanh nghiệp " [26, tr1] Khái niệm này cho thấy, sự khác nhau cơ bản giữa đầu

tư trực tiếp nước ngoài với đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư Mục đích của đầu tư trực tiếp nước ngoài là ngoài việc thu lợi nhuận, còn tính

đến việc tham gia quản lý doanh nghiệp và phải có được hiệu quả cao trong

quản lý

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1996) đã nêu: “Đâu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiển hoặc bắt kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [1 tr.8] Luật Đầu tư năm 2005 đưa ra khái niệm đầu tư nước

ngoài như sau: °Đầu rư nước ngoài là việc nhà đầu tư mước ngoài đưa vào

Việt Nam vồn bằng tiên và các tài sản hợp pháp khác để tiền hành hoạt động

đâu te" [1, khoản 1, Điều 3] Luật đầu tư năm 2014 không đề cập cụ thể đến khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài mà chỉ đưa ra khái niệm nhà đầu tư

nước ngoài, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp Hai khái niệm trên được hiểu: “đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”, “đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư

chứng khoán va thông qua các định chế tài chính trung gian khác mã nha

'tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 có một số khái niệm về đầu tư, kinh

doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

~ “Dự án đâu tư là tập hợp đề xuất bó vốn trung hạn hoặc dài hạn để

tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa ban cu thé trong khoảng, thời gian xác định”

Trang 22

hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế: đầu tư góp vốn, mua cổ phẩn, phân vốn góp của tổ chức kinh tế; đâu tư theo hình thức hợp đẳng hoặc thực hiện dự án đâu tư

- "Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gằm nhà đâu tư trong nước, nhà đầu tu nước ngoài và tổ chức kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài ”

~ “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức

thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh: tại Việt Nam” [15, Điều 3]

b Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư

trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và đi

hành các hoạt động sử

dụng vốn Đề tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động

sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải có vốn và thực hiện theo các hình

'thức đầu tư do pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định Điều đó có nghĩa là, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận và để đạt được những mục tiêu của mình Đây là hình thức xuất khẩu vốn, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá

Sau khi xem xét các khái niệm về đầu tư nước ngoài và cùng với nội dung nêu trên, ta có thể thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc trưng sau:

~ Đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị,

không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư

nhưng có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và là một bộ phận hữu cơ

Trang 23

~ Trong hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, có sự thiết lập quyền sở hữu về vốn của công ty ở một nước khác; đầu tư trực tiếp nước ngoài

được thực hiện bằng vốn của cá nhân hoặc nhóm nhiều cá nhân hoặc của

công ty mẹ và do họ (các chủ đầu tư) tự quyết định đầu tư, tự chịu trách

nhiệm về các khoản lỗ, lãi Đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển gắn liền

với sự ra đời và hoạt động của các công ty đa quốc gia;

~ Đầu tư trực tiếp nước ngoài có mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng nhằm mở rộng, chiếm lĩnh thị trường của các công ty đa quốc gia và thu về lợi nhuận tối

đa cho nhà đầu tư;

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư Trong hình thức đầu tư gián

tiếp (góp ví

doanh nghiệp, còn trong đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư nước ngoài chính là chủ

đầu tư nên họ trực tiếp điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư (nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của họ) hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh (nếu thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh và mức độ

,, mua cỗ phần) nhà tư không trực tiếp tham gia quản lý

tham gia quản lý tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình);

~ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể kèm theo việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,

nước tiếp nhận đầu tư có th nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên học hỏi kinh nghiệm quản lý Vì vậy, các nước tiếp nhận đầu tư mong muốn hình thức đầu tư trực tiếp Đây là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được;

~ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với sự phát triển của

thị trường tải chính quốc tế và thương mại quốc tế, Trong hình thức đầu tư

trực tiếp nước ngồi, các cơng ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua

Trang 24

đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan chặt chẽ với dòng lưu chuyển vốn

quốc tẾ

Qua phân tích những đặc trưng trên, chúng ta có thể thấy được bản chất thực sự và những lợi thế của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của từng quốc gia nói riêng và của nền kinh tế

thế giới nói chung Hiện nay, trong bối cảnh hầu hết nền kinh tế của các nước hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường, xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế ngày càng phổ biến và diễn ra với tốc độ nhanh, khoa học- kỹ thuật, công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao thì đầu tư

trực tiếp nước ngoài được sử dụng như một trong những hình thức hợp tác kinh tế, phương tiện thực hiện phân công lao động quốc tế, và được kinh xem là một trong các điều kiện quyết định sự phát triển của giới

1.1.2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

a) Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì “đoanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kj thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” [17, khoản

T, Điều 4]

Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 định nghĩa “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi bao gơm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài

thành lập để thực hiện hoạt động đầu tự tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tự nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại " Như

vậy, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần có I cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp EDI là một hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó có

Trang 25

cơ sở kinh tế đó vì mục tiêu sinh lời, phù hợp với các quy định luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư và thông lệ quốc tế

5) Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu te trực tiếp nước ngoài - Doanh nghiệp FDI là những tô chức kinh doanh có yếu tố quốc tế,

thuộc một phần sở hữu nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh) hoặc thuộc

toàn bộ sở hữu nước ngoài (doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài)

~ Doanh nghiệp FDI có sự tham gia quản lý trực tiếp của nước ngoài, quyền quản lý của các bên phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp

~ Ở Việt Nam, doanh nghiệp thường có một cơ quan chủ quản cấp trên

Tuy vậy, doanh nghiệp FDI được coi là loại doanh nghiệp không có cơ quan

chủ quản, cơ quan lãnh đạo cao nhất và có quyền quyết định mọi vấn đẻ của doanh nghiệp là Hội đồng quản trị

1.13, Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vẫn đầu

tư trực tiếp của nước ngoài

Từ khi xã hội loài người chuyển từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang

chế độ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu xuất hiện giai cấp thì nhu cầu về quản lý cũng bắt đầu xuất hiện Trong giai đoạn đầu, việc quản lý hoàn toản mang tính ty phát Dần dần, cùng với sự phát triển của xã hội, tương ứng với những

phương thức sản xuất khác nhau thì trình độ quản lý cũng phát triển theo

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, bên cạnh các yếu tố cơ bản tác động tới sự phát triển của xã hội như sức lao động, trình độ lao động thì một yếu tố được coi là quan trọng hàng đầu đó là yếu t6 quan lý

Khoa học về quản lý định nghĩa “Quản lý là sự tác động liền tục, có 16 chức, có định hướng của chủ thể quản lÿ lên khách thể quản lý trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hệ thắng pháp luật, các chính

Trang 26

rằng quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý

thông qua các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra

Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tinh

quyển lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan

trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và

phát triển của xã hội Theo nghĩa rộng, QLNN có 3 chức năng cơ bản, đó là: chức năng lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; chức năng hành pháp

(chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảm nhận và chức

năng tư pháp do cơ quan tư pháp thực hiện

Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày cảng coi

trọng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nước mặc dù vận hành theo nhiều

chế độ chính trị khác nhau Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, trong đó

có quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ngày càng được coi trọng QLNN

đối với doanh nghiệp là một bộ phận, đồng thời là nội dung cơ bản của quản

lý nhà nước về kinh tế, nên Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý

đối với tắt cä các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhưng không được can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nói chung, doanh nghiệp tự chủ khi tiến hành hoạt động kinh doanh những gì mà pháp luật không cắm, không cần phải xin phép như trước đây

Doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp FDI ngoải sự chỉ

FDI nói riêng hoàn toàn có qu)

phối của thị trường, còn chịu sự điều chinh bởi hệ thống pháp luật và quản lý

vĩ mô của Nhà nước Quan hệ giữa Nhà nước với doanh nghiệp FDI trong nền kinh tế thị trường chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, kế hoạch, định hướng, hỖ trợ, điều chính và khống chế trong phạm vi cần thiết

Trang 27

Qua phân tích, có thé thấy rằng, giữa Nhà nước và các doanh nghiệp EDI có mỗi quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau Nhà nước có ảnh hướng quyết định tới cách thức hoạt động của doanh nghiệp FDI; ngược lại, sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp FDI ảnh hưởng tới sức mạnh của Nhà nước và tác động đến KTXH của đất nước đó Nhà nước phải có trách nhiệm hướng các doanh nghiệp FDI sản xuất kinh doanh theo định hướng đã xác

định, Nhà nước phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp trên

cơ sở pháp luật cho phép Với tư cách là chủ thé quản lý, Nhà nước có những

tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, có thể khuyến khích giúp đỡ doanh nghiệp nếu đem lại hiệu quả KTXH; hoặc có thể ngăn cản, hạn chế nếu hoạt động của doanh nghiệp FDI không theo định hướng hay làm tốn hại

đến lợi ích quốc gia

Trong hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp FDI, yếu tố quan

trọng quyết định đến mức độ thành công của công tác quản lý là xác định rõ

mục tiêu quản lý để từ đó làm rõ nội dung quản lý nhà nước đối với doanh

nghiệp FDI

1.1.4 Vai trò của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi

Trong mơi trường toàn cầu hóa hiện nay thì các quốc gia đều có cơ hội và khả năng ngang nhau trong việc huy động vốn nước ngoài để phát triển 'Đó là về mặt lý thuyết, còn trên thực tế việc huy động

kinh tế đất nước mỉ

vốn FDI của mỗi quốc gia lại khác nhau và kết quả đem lại cũng khác nhau Điều đó phụ thuộc vào vai trò quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, đặc biệt với hoạt động của các doanh nghiệp FDI Nó thể hiện trước

hết ở khả năng tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, bao gồm: sự ổn định

chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý an toàn, các thủ tục hành

Trang 28

hướng đúng đắn, khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh có hiệu quả và an

toàn Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức năng của mình mới có khả năng,

tạo lập được môi trường đầu tư thơng thống, hấp dẫn các nhà đầu tư nước

ngoài và mang tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và thể giới để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài Nhà nước quản lý đối với doanh

nghiệp FDI thông qua việc hình thành phát triển và hồn thiện mơi trường dầu tư cho sự vận động có hiệu quả FDI Vai trd của Nhà nước trong quản lý kinh

tế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI thể hiện ở các khía cạnh sau: Duy trì sự ôn định của nền kinh tế vĩ mô, tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, khuyến khích tắt cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư

kinh doanh Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động phải tôn trọng các quy

luật kinh tế khách quan trong nên kinh tế thị trường Đáp lại, Chính phủ cũng

phải tôn trọng kỷ cương thị trường song song với kỷ cương của Nhà nước 'Các chính sách và biện pháp mà Chính phủ áp dụng phải tuân theo các quy

luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường

Luật Đầu tư 2014 quy định chính sách về đầu tư kinh doanh của Chính

phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh

nghiệp FDI, gồm năm nội dung cụ thể:

~ Nhà đầu tư được quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong

các ngành nghề mà pháp luật không cắm (chuyển từ tư duy nhà đầu tư được

kinh doanh những gì pháp luậy cho phép sang dược kinh doanh những gì pháp luật không cắm, tạo sự chủ động cho nhà đầu tư)

~ Nhà đầu tư được tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ

hỗ trợ, sử dụng đất đai và tải nguyên theo quy định

Trang 29

~ Nhà nước đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi đẻ nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế

~ Nhà nước tôn trọng và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà

Việt Nam đã tham gia

Sở đĩ Chính phủ Việt Nam quy định các chính sách này là nhằm làm ccho nhà dầu tư nước ngoài yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tai Việt Nam

1.1.5 Mục tiêu của QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoi

Xác định mục tiêu QLNN đối với doanh nghiệp FDI là điểm khởi

đầu và là công đoạn rất quan trọng của quá trình quản lý Mục tiêu QLNN

đổi với doanh nghiệp FDI là giải quyết các vẫn đề cơ bản trong quan hệ

hợp tác kinh tế với nước ngoài và suy cho cùng là làm thể nào dé cho các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chiến lược phát triển KTXH của nước sở tại Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt nam là

tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm Công tác QLNN đối với doanh nghiệp FDI

nhằm đạt các mục tiêu sau:

~ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách thu hút, nâng cao

hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoải thực sự

trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội

của đất nước,

~ Kết hợp tối ưu giữa nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước,

vừa mở cửa rộng rãi với bên ngoài nhằm tranh thủ các lợi thế của nhà đầu

Trang 30

trong nước có thời gian thích ứng để phát triển và đủ khả năng hội nhập kinh tế quốc tế Do đó, quản lý nhà nước phải làm sao phát huy hết khả năng tiềm

ting của doanh nghiệp FDI, tạo ra nhịp sống kinh tế cần thiết để khơi dậy nguồn nội lực của địa bàn tiếp nhận đầu tư

~ Ngoài ra, QLNN đối với doanh nghiệp FDI còn nhằm thực hiện các

mục tiêu cụ thé như thu hút vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý

tiên tiến của nước ngoài phải đặt lên hàng đầu Đồng thời, công tác quản lý

nhà nước cần phải tạo ra động lực và ý thức cho các doanh nghiệp FDI thực

hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phẩn xây dựng các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo ra

các thế mạnh của nền kinh tế nước sở tại khi tham gia vào quá trình hội nhập

kinh tế khu vực và thể giới

~ Đảm bảo sự hình thành và hoạt động của doanh nghiệp đáp ứng yêu

cầu chuyển đổi và tạo dựng cơ cấu hợp lý nền kinh tế hàng hoá nhiều thành

phần vận đông theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN

- Tạo môi trường pháp lý, môi trường chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, những điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động kinh

doanh có hiệu quả của doanh nghiệp FDI; chi trong cả từ khâu "tiền kiểm”

cho đến “hậu kiểm” để vừa phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế

những mặt tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

FDI; bảo hộ sở hữu, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư nước ngoài, khuyến khích họ hăng hái, yên tâm đầu tư, kinh doanh và hợp tác rộng rãi có hiệu quả với nhà đầu tư trong nước

1.2, NOL DUNG CUA QUAN LY NHA NUOC BOL VOL CAC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Trang 31

hành chính để quản lý doanh nghiệp DI Đồng thời, quản lý nhà nước tạo

thiết đảm bảo cho sự hình

môi trường kinh doanh ồn định, các thành và hoạt động của doanh nghiệp FDI

Luật Đầu tư năm 2014 có 06 điều thuộc chương VI (từ điều 67 đến

điều 72) quy định các nội dung QLNN về đầu tư nói chung, trong đó có

QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đối

kiện

với nội

dung QLNN các doanh nghiệp FDI tập trung vào 04 nhóm vấn đề sau: 1.2.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Trong bắt kỳ nền kinh tế nào nói chung cũng như trong nẻn kinh tế thị

trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN ở Việt Nam, các doanh nghiệp FDI được quyền tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật trong những ngành nghề nhà nước không cắm Tuy vậy, các nhà đầu

tư nước ngoài chỉ muốn đầu tư vào những nơi có nhiều lợi thế so sánh nhất,

nghĩa là họ chỉ đầu tư vào những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, khả năng

thu hồi vốn nhanh, ở những nơi có kết cấu hạ tằng KTXT thuận lợi, đáp ứng

yêu cầu của họ Những điều đó dễ dẫn đến tình trạng mắt cân đối trong cơ cấu đầu tư và có thể gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Để các doanh nghiệp FDI phát triển theo đúng định hướng KTXH của quốc gia, cân đối trong phạm vi địa bàn tiếp nhận đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các

vùng thì việc xây dựng chiến lược, qui hoạch và kế hoạch thu hút FDI đóng một vai trò rất quan trong trong công tác QLNN Nhiệm vụ của QLNN

đối với doanh nghiệp FDI là phải định hướng, điề

quy hoạch một cách chỉ tiết và rõ rằng sao cho phủ hợp với chiến lược phát

tiết vốn FDI trên cơ sở có

triển kinh tế của địa bản tiếp nhận đầu tư

“Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phải tuân thủ các nguyên

tắc về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng mà Nhà

Trang 32

đầu tư cụ thể để giới thiệu đến các nhà đầu tư nước ngoài những lĩnh vực, địa bàn đang cần gọi vốn; thông tin cho nhà đầu tư những ngành nghề, địa bàn được phép đầu tư hoặc không được phép đầu tư, lĩnh

vực nào ưu tiên kêu gọi đầu tư Trong chiến lược thu hit FDI phai thé hiện được quyết tâm chính trị cao, mục tiêu tương xứng với yêu cầu, đòi

hỏi của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và

phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, song cần tuân thủ nguyên tắc đôi bên củng có lợi Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI cũng phải thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của nhà đầu tư nước ngồi, khơng thể yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài hoàn toàn theo ý muốn của nước sở tại, mà phải quan tâm tới lợi

ích của họ khi ban hành chính sách, đảm bảo điều kiện cần và

đủ để họ triển khai dự án, một cách khéo léo hài hoà lợi ích

giữa các bên Nếu không thực hiện theo nguyên tắc nảy thì sẽ khó thu hút

được nhiều nguồn vốn FDI và các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn kinh tế hàng

đầu thể giới

Chiến lược thu hút FDI là cơ sở để xây dựng quy hoạnh và kế hoạch

thu hit FDI theo địa bàn, theo ngành và lĩnh vực Do đó, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút FDI không được khép kín mà phải

có tính mở, linh động trong việc điều chỉnh, thay đi, có sự liên kết giữa

các khu vực, địa bản với nhau

Quy hoạch phải tuân theo quy luật cung - cầu của thị trường Nhà nước quản lý quy hoạch nhưng cần công khai quy hoạch rõ rằng để các nhà

đầu tư nước ngoài được quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh Chất

lượng của quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI được nâng cao hay không, phù

hợp với nền kinh tế thị trường và có đảm bảo quản lý vĩ mô của Nhà nước phụ

Trang 33

dựng chiến lược có chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế, cần chú trọng công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế,

lỉnh hoạt trong các phương án để dễ thích ứng được sự thay đổi của thị

trường và xu hướng vận động dài hạn của FDI Công tác quy hoạch, kế

hoạch phải được xây dựng đồng bộ và cụ thể hoá cho từng giại đoạn 1.2.2 Ban hành các cơ chế, chính sách và pháp luật

Bên cạnh việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, Nhà nước còn phải xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thu hút và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài Tác động của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là thông qua hình thức gián tiếp hơn là cách thức tác động trực tiếp mang tính chất hành chính Tác

động gián tiếp mang tính mềm dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ

của các doanh nghiệp, vừa bảo đảm mạc tiêu chung về phát triển KTXH của

đất nước, đồng thời cho phép tôn trọng các qui luật của thị trường Vì thế, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách và pháp luật đối với doanh nghiệp FDI

có vai trò rất quan trọng và được xem là công cụ hữu hiệu nhất của Nhà nước

trong việc quản lý doanh nghiệp FDI nhằm mục tiêu khai thác và sử dụng có

hiệu quả nguồn vốn FDI, đồng thời giúp hạn chế những tác động tiêu cực của

nó Hệ thống sách và pháp luật phải tạo điều kiện thuận lợi, tạo cơ hội

'bình đẳng trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử trong tiếp cận các cơ hội đầu tư cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, tạo điều kiện và cơ sở cho việc cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật mà qua đó đạt hiệu quả cao nhất ở cả thị trường trong nước và thị

trường thế giới Chính sách và phát luật đối với hoạt động FDI phải phủ hợp

với những nguyên tắc thông lệ quốc tế nói chung,

Cơ chế, chính sách và pháp luật có vai trò rất quan trong trong QLNN

Trang 34

để xây dựng pháp luật, còn pháp luật là phương tiện để cụ thể hoá và thực thỉ

chính sách Vì vậy, chính sách và pháp luật là hai phạm trù song hành và gắn

kết chất chẽ với nhau; giải quyết đúng đắn mỗi quan hệ giữa hai phạm trù này

sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với doanh nghiệp FDI

Trong mối quan hệ giữa hai phạm trù này thì chính sách bao giờ cũng đi trước

một bước; chính sách phải phản ánh một cách trung thực, khách quan về khu vực kinh tế có vốn dầu tư nước ngoài và dự báo khả năng, khuynh hướng phát

triển của loại hình kinh tế này trong tương lai Nếu chính sách không đảm nhận được vai trò của mình, thì tắt yếu sẽ dẫn đến tình trạng khi ban hành pháp luật

cưa trên các chủ trường, chính sách đã có thì pháp luật hoặc sẽ không có tính khả thi, hoặc sẽ kìm hãm sự phát triển của khu vực doanh nghiệp FDI Vì vậy, khi xây dựng chính sách và pháp luật nói chung và chính sách pháp luật để thu

hút, quản lý đối với doanh nghiệp FDI, đòi hỏi phải được đúc kết từ thực tiễn

và dự báo được tương lai

'Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác thu

hút nguồn vốn FDI Các văn bản luật, pháp lệnh, nghị định và văn bản quy

phạm pháp luật đã được ban hành nhằm hình thành khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc thu hút và quản lý các doanh nghiệp EDI; dồng thời cũng thường xuyên bổ sung, sửa đổi những điểm chưa phủ hợp nhằm từng bước làm cho

môi trường đầu tư của Việt Nam hấp dẫn hơn đồi với đầu tư nước ngoài Đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều đạo luật quan trọng nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, trong đó có hai luật liên quan trực tiếp đến

doanh nghiệp FDI, đó là luật đều tư (chung) và luật doanh nghiệp (hồng

nhất) vào năm 2014

1.2.3 Thắm định, cắp và điều chỉnh Quyết định chú trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trang 35

đối với các doanh nghiệp FDI Thông qua công tác thẩm định, Nhà nước

đánh giá được mức độ phù hợp với quy hoạch phát triển chung của ngành, lĩnh vực và địa phương; các mặt tích cực và tiêu cực của dự án EDI Ngồi

ra, qua cơng tác thẩm định sẽ giúp thực hiện tốt hơn vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân Kết

quả của việc thẳm định dự án FDI là căn cứ để quyết định cắp chủ trương đầu tư cho doanh nghiệp FDI hoạt động trong nền kinh tế tại địa bàn tiếp nhận đầu tư hay không Vì vậy, chất lượng của công tác thẩm định dự án FDI sé anh hưởng trực tiếp đến hiệu quả QLNN đối với các doanh nghiệp FDI Nếu thắm định dự án FDI không tốt, không đảm bảo thì chắc chắn sẽ

có những doanh nghiệp FDI hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ chắm dt hoạt

động trước thời hạn rất cao

lấy chứng nhận

đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp FDI là việc nghiên cứu, phản biện một cách có tổ chức, khách quan và khoa học những nội dung cơ bản của một dự

Tham định cấp Quyết định chủ trương đầu tư và

án FDI nhằm đánh giá tính hợp lý, mức độ hiệu quả và tính khả thỉ của dự án

trước khi quyết định cấp phép đầu tư Qua đó góp phần làm sáng tỏ các vấn đề về: nguồn vốn đầu tư, thị trường, công nghệ, kỹ thuật, tài chính, hiệu

quả KTXH của dự án, đánh giá xem doanh nghiệp có khả năng hoạt

động đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tại địa bàn tiếp nhận đầu tư hay

không và để tránh thu hút phải doanh nghiệp nước ngồi hoạt động khơng có hiệu qua, không phù hợp

Doanh nghiệp EDI được cấp phép đầu tư khi nó đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bên tiếp nhận đầu tư theo quy định của pháp luật và mang lại hiệu

quả KTXH cho địa bản tiếp nhận đầu tư, phủ hợp với quy hoạch của từng ngành, từng vùng, từng địa phương cũng như chiến lược phát triển kinh tế -

Trang 36

phát triển chung của cộng đồng, lợi ích của họ không tách rời lợi ích cộng

đồng dân cư nơi thực hiện dự án Vì vay, việc thẩm định cắp giấy phép

đầu tư đối với doanh nghiệp FDI cần phải xuất phát từ lợi ích chung của

toàn xã hội, chú trọng đến phương châm hai bên cùng có lợi và bảo đảm

tính độc lập tự chủ của nhau trong quá trình hợp tác đầu tư Khi thẩm định,

cán bộ thẩm định cần tôn trọng, đảm bảo lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp FDI trong quan hệ hài hoà với lợi ích chung của xã hội và edn phải

đưa ra các kết luận rõ ràng đối với từng nội dung và toàn bộ dự án FDIL Trong quá trình thẩm định, cần tập trung vào các nội dung: tư cách pháp lý,

năng lực tải chính của nha dau tur nước ngoài; sự phủ hợp của dự án FDI với các quy hoạch đã được phê duyệt như quy hoạch KTXH, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất trình độ kỹ thuật,

công nghệ áp dụng phủ hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu

tư, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án Các nội dung thẩm định cắp quyết

định chủ trương đầu tư đối với doanh nghiệp FDI cần phải được xem xét kỹ

cảng và tuân thủ đúng quy định pháp luật Ngoài các nội dung trên, khi thấm định các dự án FDI còn phải xem xét nhu cầu sử dụng đắt, nghĩa là phải xem

xét đến mức độ hợp lý của việc sử dụng đắt, phương án đền bù giải phóng mặt 'bằng và vấn đề định giá tài sản

1.2.4 Thanh tra, kiếm tra và giám sát sự hoạt động, tuân thũ pháp luật của doanh nghiệp FDI

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng của công tác QLNN Trong Luật

Đầu tư nước ngoài năm 1987 va Luật Đầu tư 2005 đã quy định nội dung

Trang 37

đối với các doanh nghiệp FDI BO Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì phối

hợp với các Bộ ngành và UBND cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động đầu tư

nước ngoài và doanh nghigp FDL

“Điều 67 Nội dụng quản lý nhà nước về đẫu tư: Kiểm tra, thanh tra vài

giám sát hoạt động đầu tư; quản lý và phối hợp quản lý hoạt động đầu tư”

[15, Điều 68]

“Điều 68 Trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư: 3 Trách nhiệm, quyên hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên

‘quan trong việc giảm sát, thanh tra, đánh giá hoại động đầu tư tại Việt Nam 68]

Hoạt động của doanh nghiệp FDI được các cơ quan Nhà nước ở Trung

và đâu tư từ Việt Nam ra nước ngoài ” [15, Đi

ương và địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát thông qua nhiều hình thức và phương pháp Mục đích của công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát là

hướng dẫn doanh nghiệp FDI chấp hành đúng quy định pháp luật liên quan,

phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện pháp luật hay nói cách

khác là những bắt cập trong chính sách để Nhà nước kịp thời có biện pháp sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, đồng thời ngăn chặn sai phạm của doanh nghiệp FDI Đồng thời thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để cập nhật nguồn thông tin phản hồi từ doanh nghiệp FDI để các cơ quan QLNN:

có căn cứ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của chính sách công đã ban hành Thanh tra, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp FDI là hoạt động thường

xuyên,

n tục của các cơ quan QLNN, nhưng không can thiệp quá sâu vào hoạt động tác nghiệp, làm mắt quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp FDI Nhu vay, Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, kiém tra, giám sát đối với doanh nghiệp FDI không chỉ đảm bảo sự nghiêm minh của pháp

Trang 38

sỡ khó khăn

13 CAC NHAN TO ANH HUONG TOL QUAN LY NHÀ NƯỚC DOL

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI

1.3.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

'Bản thân nội tại của doanh nghiệp có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng

đến hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như công tác quản lý nhà

nước nồi với các doanh nghiệp Có một số yếu tổ cơ bản như sau:

~ Xuất xứ của doanh nghiệp: doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp của nước ngoài đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước sở tại Mỗi quốc gia có ngôn ngữ, có văn hóa, tập quán, sở thích, am thực riêng Vì vậy, nguồn

gốc xuất xứ của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI Ví dụ, doanh nghiệp xuất xứ từ các quốc gia

theo đạo Hồi thì có thời gian họ phải thực hiện cầu nguyện, tháng chay

Ramadan vi vậy cơ quan QLNN cần nắm bắt đặc điểm này trong công tác

quản lý của mình để tránh xung đột về văn hóa, tâm linh

~ Quy mô doanh nghiệp và bộ máy tổ chức của doanh nghiệp: quy mô doanh nghiệp thường ảnh hưởng đến bộ máy tổ chức của doanh nghiệp

Thông thường, các doanh nghiệp có quy mô lớn thường bố trí bộ máy tổ chức

đầy đủ, có cán bộ chuyên trách từng phần việc, nội dung công việc rõ ràng,

rành mạch, phân công phân nhiệm hợp lý, thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước Vì vậy, công tác QLNN được thuận lợi hơn Ngược lại, những

doanh nghiệp quy mô nhỏ thường mỗi người kiêm nhiệm nhiều việc, hệ thống

số sách không đảm bảo

~ Loại hình đoanh nghiệp: hầu hết các doanh nghiệp FDI thường đầu tư

thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần

Trang 39

đưa ra các quyết định từ chính công ty lại khác nhau, do đó sẽ tác động phần nào đến công tác QLNN của các cơ quan liên quan

- Hình thức đầu tư: hình thức đầu tư của doanh nghiệp FDI thường

được thực hiện thông qua hình thức liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài

với nhà đầu tư trong nước hoặc hình thức 100% vốn của nhà đầu tư nước

ngoài hoặc liên doanh giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau Với mỗi hình

thức đầu tư thì cơ chế ra quyết định của doanh nghiệp là khác nhau Đối với loại hình 100% vốn của nhà đầu tư thì nhà đầu tư tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, thời gian nhanh chóng Việc trao đổi qua lại giữa các cơ quan

'QLNN với doanh nghiệp cũng thuận lợi và nhanh chóng

- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: tùy từng lĩnh vực hoạt động, của doanh nghiệp sẽ có cơ quan quản lý chuyên ngành

~ Địa bàn đầu tư: địa bản đầu tư của doanh nghiệp FDI có mối quan hệ

chặt chẽ với công tác QLNN Thông thường các doanh nghiệp FDI dau tu vio các khu công nghiệp do ban quản lý các khu công nghiệp và chủ đầu tư kết

cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ tối đa về mặt thủ tục, ban quản lý các khu công nghiệp là cơ quan đầu mối giải quyết tất cả các thủ tục cho nhà đầu tư, thời gian giải quyết thủ tục được rút ngắn hơn nhiều so với đầu tư bên ngồi

các khu cơng nghiệp,

1.3.2 Nhân tố thuộc về cơ quan quan ly

Ngoài những nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp, công tác

'QLNN đối với các doanh nghiệp FDI còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tổ bên

ngoài, nhân tổ thuộc về cơ quan quản lý như:

~ Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước: chiến lược phát

triển kinh tế xã hội thường là hệ thống các quan điểm, mục tiêu cho một thời kỳ dài Công tác QLNN đổi với các doanh nghiệp FDI phai tuân thủ các quan

Trang 40

của đất nước Chiến lược phát triển đất nước đè ra các định hướng đề từ đó

xây dựng các chính sách về thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài một cách có

trọng tâm, trọng điểm nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển

đất nước

- Hệ thống văn bản liên quan đến đầu tư kinh doanh: trong thời gian

qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đầu tư

kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp

áp dụng thống nhất cho nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Các luật này được xây dựng trên tỉnh thần tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh

in dng hậu kiểm”, chuyển tư duy từ xem doanh

nghiệp, phương châm

nghiệp là đối tượng quản lý sang là đối tượng phục vụ, doanh nghiệp được

làm những gì mà pháp luật không cấm thay cho việc chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép Những điều chỉnh nay đã từng bước khắc phục được

sự thiếu phối hợp hoặc phối hợp không đồng bộ, không thống nhất, chồng

chéo về quản lý giữa các cơ quan với nhau, giảm thời gian và chỉ phí thực

hiện thủ tục cho doanh nghiệp rất nhiều

~ Bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư kinh doanh: bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác QLNN đối với doanh nghiệp FDI Việc tổ chức tốt bộ máy có tính chất quyết định đến việc thực thi và hoàn thành nhiệm vụ được giao Hiện nay, ở cấp trung ương thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì trong công tác QLNN đối với các doanh

nghiệp FDI, bên dus

lập các Trung tâm Xúc tiến đầu tư miễn Bắc, miễn Trung và miễn Nam Các bộ có Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài thành

Ngày đăng: 11/10/2022, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN