1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý thông tin tại Cục Quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan

118 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thông tin tại Cục Quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan
Tác giả Nguyễn Thị Thùy
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 26,14 MB

Nội dung

lý thông tin, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Hải quan thìviệc nghiên cứu, làm rõ để có được cách nhìn sát, đúng, khách quan về quản lýthông tin, đồng thời đề ra

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE

NGUYEN THI THUY

LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE

CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

Hà Nội — 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài

XÁC NHAN CỦA XÁC NHẬN CUA CHỦ TỊCH HD

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Quản lý thông tin tại Cục Quản lý rui ro — Tổng

cục Hải quan” là công trình do tôi thực hiện Các số liệu, kết quả nghiên cứu trongluận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào

khác Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.

Học viên

Nguyễn Thị Thùy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của nhiều người Vì vậy, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả những người

đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài — giảng viên

hướng dẫn, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, góp ý dé tôi hoàn thành tốt luận

văn thạc sĩ.

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập được và khảnăng của bản thân, nội dung của bài luận văn khó tránh khỏi những sai sót và khiếmkhuyết Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của các thầy cô giáo và các bạn

học viên Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC TU VIET TẮTT - 2+S%SE£EESEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrree i

DANH MỤC BẢNG 2-55 c2 2 EE12712212112112111111211 211111111 re ii

DANH MỤC HINH o o cccccccccscceccessessssssessessessecsvcsscssessessecsscsessuessessessssnsssesseesesees iii

MO DAU ese cecsssesssssessssseeessnseessnsecessncessnsecssnsecssunecesnnecesnnsecsuneessnseessneseesneeeesnnseesaes |

Chương 1.TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA

THỰC TIEN VE QUAN LÝ THONG TTIN ©22 ++E+ExeEEeEErEksrxerkrree 4

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý thông tin ¿- ¿52-52 41.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 41.1.2 Khoảng trống cần nghiên cứu và những van dé cần quan tâm 61.2 Cơ sở lý luận về quản lý thông tin - 2-2 2S E+EE+EE+EE£EEzEeEEerEerkerxrrerree 71.2.1 Một số khái niệm -.-: 2:2+t2EEvt 2E 2E tre 7

1.2.2 Cơ sở pháp lý, vai trò và các nguyên tắc về quan ly thông tin hải quan 13

1.2.3 Vai trò của quan lý thông fIT - 5 c5 3321113911351 E5EEEEEEEreersvre 17

1.2.4 Nội dung quan lý thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 20

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thông tin - 29

1.2.6 Tiêu chí đánh giá công tác quản lý thông tin -.- 5-5555 s+<>+s++sseesss 36

1.3 Kinh nghiệm công tác quản lý thông tin tại một số Bộ, Ngành 371.3.1.Kinh nghiệm quản lý thông tin tại Tổng cục Thuề -.: -52-5:¿ 37

1.3.2.Kinh nghiệm quan lý thông tin tại Bộ Công thương 55+5<<+<ss2 39

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho ngành Hải quan - 5555555 £++*s++*ss++sss2 40

Chương 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 2 2 S£++E++E£+Ee£Eerkerxereee 432.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu -2- 5¿2+£++x++zxezz+erxesrxez 43

2.2 Phương pháp xử lý tài liệu, số liệu -2- 2-2 52+ £+EE+EE£EEeEEEZEEEEErrxerkerreee 44

2.2.1.Phương pháp phân tích và tong hợp dit liệu -¿©2ss+c+zcx++se+: 442.2.2.Phương pháp thống kê, so sánh ¿2-22 +£2SE+2E£+£E2EEtEE+vExezrxerkeerxee 45

2.2.3 Phương pháp chuyÊn Ø1a - - - - c1 111211211331 1151 11111111 111111111111 re 46

Chương 3.THUC TRANG CÔNG TAC QUAN LY THONG TIN TẠI CỤC

QUAN LY RỦI RO — TONG CUC HAI QUAN - 5-52-5255 csccxcrerxez 47

Trang 6

3.1.Gidi thiệu về cơ câu tô chức Ngành và Cục Quản lý rủi ro thuộc Tông cục Hải

QUAD 00 47

3.1.1.Giới thiệu về cơ cấu tổ chức ngành Hải Quan 5- ©5252 2+2 41

3.1.2.Cơ cau tổ chức của Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan 48

3.2 Tình hình quan lý thông tin tại cục quan lý rủi ro những năm qua 50

3.2.1 Lập kế hoạch xây dựng thông tin, nguồn tin cần quan lý . 50

3.2.2 Thực hiện quy trình quan lý thông tin - 5 2+3 * + +vseersesressreeres 56

3.2.3.Kiém tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản ly thông tin - 683.3.Đánh giá thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý thông tin - 72

3.3.1 Những mặt đã đạt ẨƯỢC LG n1 1211 11 111111111111 111 11g11 HH ng re 72

3.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2-2 5¿+£s++zx+z++zx+zzxe2 75

Chương 4 MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CONG TAC QUAN LYTHONG TIN TẠI CUC QUAN LY RỦI RO - TONG CUC HAI QUAN 78

4.1 Bối cảnh và định hướng về công tác quan lý thông tin eee 784.1.1 Bối cảnh thé giới và trong nưỚC 2 2¿++©+++E+++E++2x++Ex+zrxrrxesrxrrrsees 784.1.2 Dinh hướng về công tác quản lý thông tin của ngành Hải quan 824.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thông tin tại Cục QLRR 854.2.1 Hoàn thiện hệ thong pháp lý quy định về quản lý thông tin - 85

4.2.2 Giải pháp tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin 5+ +5 s+<x++s+sss2 88Đối với Các Bộ, Ban, Ngành 2-2 s2 2 19 E9EEE2121121127171112111211 11111 xe 88

Đối với Hải quan - Doanh nghiỆp 2-2 5£ E E9SE2E£2E£+E£EE£EEEEEEEEEErEerkerxrrxrex 884.2.3 Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tIn -c+-cssscxseesseres 894.2.4 Giải pháp về tiêu chí đánh giá, thông tin nghiệp vụ - 5 5-5s 924.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực - 2 + ++s£+E++££+E++rxzEzEerrxerxerreee 92

KET LUẬN 2-52 5S EEEE2211211271271211211211211 1111211110111 11.1111 E1Eree 96TÀI LIEU THAM KHAO 2-2-5 S22SE2EESEEEEE2EE2E12E17121211211 1E cxe 97

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 CQHQ Cơ quan hải quan

2 CBCC Can bô công chức

3 CNTT Công nghệ thông tin

4 DN Doanh nghiệp

5 ĐTCBL Điều tra chống buôn lậu

6 GSHQ Giám sát hải quan

7 HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

8 HSDN Hồ sơ doanh nghiệp

9 KTCN Kiém tra chuyén nganh

10 | KS Kiểm soát

11 KTSTQ Kiém tra sau thong quan

12 |NK Nhập khâu

13 PTVT Phuong tién van tai

14 PLHQ; PLT Pháp luật hải quan; pháp luật thuế

Trang 8

DANH MỤC BANG

TT Bảng Nội dung Trang

1 Bảng 3.1 | Kế hoạch triển khai quản lý thông tin 50-51

Kế hoạch quản lý thông tin Doanh nghiệp có hoạt độn

ky thong tin giai doan 2017-2021

Bang tong hợp, phân tích số liệu doanh nghiệp trọng

8 Bảng 3.8 | điểm trong hoạt động quan lý thông tin xuất nhập khẩu | 67

hàng hóa từ 2017 đến 2021

9 Bang 3.9 | Thông tin trao đối nghiệp vụ giai đoạn 2017-2021 69

il

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

TT Hình Nội dung Trang

1 Hình I.I | Quy trình xử lý thông tin tình báo 24

2 Hình 3.1 | Sơ đồ bộ máy tô chức của Cục Quản lý rủi ro 48

3 Hình 3.2 | Quy trình quan lý thông tintại Cục QLRR 54

4 Hình 3.3 | Sơ đô quy trình quản lý thông tin hỗ sơ doanh nghiệp 62

s | Hình34 | 5° đồ quy trình quan lý thông tin tuân thủ đôi với °

doanh nghiệp

1H

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thông tin là phương tiện dé thống nhất mọi hoạt động của tổ chức nhằm datmục tiêu chung Không có thông tin thì tổ chức đó không thé thực hiện được bat kì

sự điều phối và thay đổi nào cả Bởi lẽ, thông tin là cơ sở để các nhà quản lý raquyết định Trong quá trình quản lý của một cơ quan, đơn vị, các nhà quản lý phảitrao đồi thông tin với cấp trên, cấp dưới, họ phải biết được thời cơ va đe doa củamôi trường xung quanh Các nha quản lý không thé ra các quyết định đúng đắn khikhông có thông tin, đặc biệt là các quyết định về mục tiêu, chiến lược, kế hoạch vànhững điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động của đơn vị, tổ chức Thôngtin còn là phương tiện đặc trưng của hoạt động quản lý bởi vì tác động của hệ thống

quan lý đều được chuyền tới người chấp hành thông qua thông tin

Ngày nay, với sự phát triển kỳ diệu của công nghệ thông tin, các quốc gia, các

vùng, các đơn vi, tổ chức đã thu hẹp khoảng cách để tìm kiếm lợi ích cho mình và

cho nhân loại Thành công hay thất bại của một t6 chức đang ngày càng phụ thuộcrất lớn vào khả năng được lợi thế thông tin

Quản lý thông tin tại cục Quản lý rủi ro về cơ bản là yếu tố quyết định cho áp

dụng tự động hóa thông tin hải quan, là cơ sở cho việc áp dụng các kỹ thuật QLRR,

là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định quản lý của cơ quan hải quan Do vậy,

công tác quản lý thông tin QLRR đóng vai trò vô cùng quan trọng Công tác này

nhăm tạo lập hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp, tập trung, trên cơ sở thông tinđược cập nhật đầy đủ, kịp thời; thông tin, dữ liệu được phân tích, xử lý tập trungtheo các yêu cầu nghiệp vụ mang tính xuyên suốt trong ngành Vậy nên quản lýthông tin như một chiếc xương sống chạy qua tất cả các lĩnh vực giúp cho mọi hoạt

động trở nên hiệu quả hơn Thực tế thấy rằng, quản lý thông tin sẽ mang lại nhiềulợi ích cho các tô chức vì điều này sẽ giúp việc sắp xếp, cân đối nguồn nhân lực có

hạn trong môi trường nhiều áp lực dé đạt được hiệu quả cao trong mọi hoạt độngcủa các tổ chức đó Trong lĩnh vực quản lý rủi ro cũng vậy, cùng với áp lực ngàycàng lớn của quá trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế, giảm thiểu sự can thiệp củaHải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, rút ngăn thời gian

thông quan, đòi hỏi cơ quan Hai quan ngày càng phải chú trọng hơn vào việc quản

Trang 11

lý thông tin, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát việc tuân thủ pháp luật Hải quan thìviệc nghiên cứu, làm rõ để có được cách nhìn sát, đúng, khách quan về quản lýthông tin, đồng thời đề ra được các giải pháp thích ứng dé áp dụng quản lý thông tintrong hoạt động quản lý rủi ro đảm bảo sự gắn kết giữa các hoạt động nghiệp vụ, tạo

ra sự cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát thông tin, nâng cao năng lực quản lý

của Hải quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm thiểu thủ tục

và mức độ kiểm tra, rút ngắn thời gian thông quan, đồng thời dam bảo kiểm soátviệc tuân thủ pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục hải quan là một yêu cầu cấpthiết.Trong công tác quản lý rủi ro (QLRR), thông tin là yếu tô quyết định cho áp

dụng tự động hóa hải quan, là cơ sở cho việc áp dụng các kỹ thuật QLRR, là căn cứcho việc đưa ra các quyết định quản lý của cơ quan hải quan Do vậy, công tác quản

lý thông tin (QLRR) đóng vai trò vô cùng quan trọng Công tác này nhăm tạo lập hệthống thông tin, dữ liệu tích hợp, tập trung, trên cơ sở thông tin được cập nhật đầy

đủ, kịp thời; thông tin, đữ liệu được phân tích, xử lý tập trung theo các yêu cầunghiệp vụ mang tính xuyên suốt trong ngành

Dé góp phan tìm kiếm các giải pháp nhằm đây mạnh và có hiệu quả công tácquan lý thông tin, học viên đã tiến hành nghiên cưu và lựa chọn đề tài “Quản jý

thông tin tại Cục Quản lý rủi ro — Tổng cục Hải quan ” làm đề tài luận văn thạc sĩ.Đối với tôi đề tài này có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Câu hỏi nghiên cứu luận văn

Thực trạng hoạt động quản lý thông tin tại Cục Quản lý rủi ro thời gian qua

như thế nào? Lãnh đạo cục Quản lý rủi ro cần phải làm gì hoàn thiện công tác quản

lý thông tin.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thông

tin nói chung và đánh giá thực trạng công tác quản lí thông tin tại Cục Quản lý rủi

ro của Ngành Hải quan giai đoạn 2017-2021, luận văn sẽ đề xuất giải pháp nhằm

hoàn thiện công tác quản lý thông tin phục vụ QLRR của ngành Hải Quan trong thời gian tới.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 12

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thông tin trong ngành

Hải quan.

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thông tin từ đó chỉ ra những

điểm đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lýthông tin tại Cục Quản lý rủi ro của Ngành Hải quan giai đoạn 2017-2021.

- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thông tin phục vụcông tác QLRR ngành Hải quan.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý thông tin tại Cục Quản lý rủi

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, luận văn được kết

cầu thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về

quản lý thông tin

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3:Thực trạng công tác quản lý thông tin tại Cục Quan lý rủi ro -Téng

cục hải quan

Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thông tin tại Cục

Quản lý rủi ro - Tông cục hải quan

Trang 13

Chương 1.TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA

THUC TIEN VE QUAN LY THONG TIN

1.1 Tong quan tình hình nghiên cứu về quan lý thông tin

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế,

dé dam bảo tính tuân thủ pháp luật của người xuất nhập khâu, Ngành Hải quan đã

có nhiều cơ chế nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có

hoạt động quản lý thông tin luôn được đây mạnh, qua đó các sai phạm được pháthiện ngày càng nhiều với các phương thức, thủ đoạn khác nhau Do vậy, dé phục vụtốt hơn cho công tác quản lý, nhiều công trình nghiên cứu, đề tài liên quan đến hoạtđộng này đã được thực hiện và ban hành phục vụ tốt hơn cho người đọc, ngườinghiên cứu, cũng như các CBCC Hải quan Tình hình nghiên cứu các vấn đề lý luận

về công tác quản lý thông tin có thé ké tên các công trình sau:

- Vũ Ngọc Anh (2010), trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành hải quan

về “Nâng cao hiệu quả áp dung quản lý rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ hải quan”

đã nghiên cứu xác định những nội dung khái quát nhất về quản lý thông tin, quản lýrủi ro cần được áp dụng trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan trong bối cảnh hội

nhập quốc tế và triển khai hải quan điện tử của Việt Nam Tuy nhiên, đề tài chưa đisâu nghiên cứu sự kết nối và tương quan của quản lý rủi ro với quản lý thông tin đốivới doanh nghiệp xuất nhập khâu trong giai đoạn này

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Tài chính “Pháp luật về thủ tục hải quan

điện tử - thực trạng và giải pháp” (năm 2018) do tác giả Phạm Đức Hạnh làm Chủ

nhiệm Đề tài đã phân tích được thực trạng, những khó khăn vướng mắc và giảipháp đặt ra khi triển khai thực hiện quản lý thông tin, quản lý thủ tục hải quan điện

tử tại Việt Nam; Trong đó đề xuất là nhà nước cần thê chế hóa kịp thời các thông tin

về hành vi vi phạm pháp luật về hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quanđiện tử tại các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong việc hoàn thiện các quy

định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

Trang 14

- Quách Đăng Hòa (2015), thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngànhTài chính về “Nghiên cứu, xây dựng khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của Hải quan

Việt Nam”, trong đó đi sâu nghiên cứu xây dựng khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro

bao gồm phương pháp, kỹ thuật và nghiệp vụ về quản lý thông tin, quản lý rủi ro,

bổ sung hoàn thiện làm rõ hơn về lý luận quản lý thông tin dựa trên quản lý rủi rotrong hải quan hiện đại là một nội dung rất quan trọng trong quản lý

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp TCHQ “Giải pháp trao đổi thông tin điện tử vềhàng hóa XNK với liên minh kinh tế A — Au” (năm 2019) Don vị chủ trì: Cục côngnghê thông tin và thống kê hải quan.Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng quản lý thôngtin hàng hóa xuất nhập khâu cũng như hệ thống công nghệ thông tin trong quản lýhàng hóa xuất nhập khâu Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp tổng thể, quy trình thủ tục

và phương án, giải pháp kỹ thuật nhằm triển khai kết nối, trao đổi thông tin điện tử

liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EAEU theo đúng thờigian cam kết tại Hiệp định.Nghiên cứu và triển khai các tiêu chuẩn giao tiếp traođổi thông tin giữa cơ quan hải quan với các đối tác EAEU (Hiệp định Thương mại

Tự do Việt Nam — Liên minh Kinh tế A — Âu) Thực tế này đặt ra yêu cầu phải gaprút trién khai hệ thống quản lý thông tin bằng hệ thống công nghệ thông tin, trao đôithông tin điện tử dé có thé rút ngắn thời gian thông quan, kiểm tra hàng hóa, giảmchi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đáp ứng tiến độ Hiệp định và tạo thuậnlợi thương mại giữa Việt Nam - Liên minh kinh tế A — Âu Vì vậy, dé tài nay là phùhợp với yêu cầu thực tế của ngành Hải quan, cục QLRR, cộng đồng doanh nghiệp,

đáp ứng yêu cầu bức thiết đang đặt ra đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng nói chung và việc thực hiện Hiệp định thương

mại tự do Việt Nam — EAEU nói riêng.

Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có thể ké đến như sau:

- “Luật hải quan một số nước” (bản dịch, 2003) do Nhà xuất bản Chính trịquốc gia phát hành Cuốn sách chuyên khảo đã nêu các quy định pháp luật của cácnước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Philippines, Indonesia, Trung

Quốc và Ô-xtrây-lia Việc quản lý thông tin hải quan dựa vào nguyên tắc chung của

Trang 15

hải quan các nước, đây cũng là nguồn thông tin quan trọng dé áp dụng trong qua

trình xử lý các biện pháp nghiệp vụ.

- “Managing Risk in the customs context’’, 2005 (Tạm dich: Quản lý rủi ro

trong hoạt động hải quan) của tác gia David Widdonson, được đăng trong tuyén tap

“Customs modernization Handbook’’ do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2005 tại

Washington, D.C Bài viết phân tích tầm quan trọng của việc quản lý thông tin hảiquan, công cụ điều hành bằng pháp luật hải quan, những kết quả đạt được trong việccân bằng quan hệ thương mại đối với hải quan, kiêm soát chất lượng hàng hóa, yêucầu công bố thông tin của sản phẩm, đưa ra một số minh chứng về kiểm soát thủ tục

hải quan.

Tài liệu “Cẩm nang về quản lý rủi ro” của Tổ chức hải quan thé giới (2011)

là công trình đầy đủ và nhiều thông tin về thực hành thông tin quản lý rủi ro trong

lĩnh vực hải quan, góp phần hỗ trợ hải quan các nước thành viên áp dụng phươngthức thông tin quản lý rủi ro toàn diện và hiệu quả nhất trên cơ sở hệ thống hóa lýluận, các công cụ và phương thức quản lý hải quan hiện đại, trong đó lần đầu tiên

Tổ chức hải quan thế giới đưa ra “tuyên ngôn” chính thức về phương pháp quản lý

thông tin hiện đại dựa trên phân tích rủi ro Theo đó, quan lý thông tin là sự kết tinh

trí tuệ, kinh nghiệm thực tiễn của hải quan các nước hơn hai thập kỷ qua.

Những bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên, ở góc độ này hay góc độ

khác đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá việc quản lý thông tin trong

hoạt động kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu ở quy mô toàn ngành Hải quan haymột số Cục Hải quan tỉnh, thành phố Tuy nhiên, đây là những tài liệu tham khảohết sức bổ ích, đóng góp về lý luận chung và các cơ sở khoa học dé dé tài này thừa

kế và tiếp tục phân tích nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý và

xử lý thông tin không chỉ tại Cục Quản lý rủi ro mà còn phát triển công tác này cho

toàn Ngành Hải quan.

1.1.2 Khoảng trồng can nghiên cứu và những van đề can quan tâm

Hiện nay đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực

trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện đối với hoạt động quản lý rủi ro như đổi mới

Trang 16

hoạt động nghiệp vụ hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hảiquan, pháp luật về kiêm tra sau thông quan, quản lý nhà nước về hải quan, xử lý viphạm hành chính liên quan đến hoạt động hải quan hay kiểm tra sau thông quan Tuy nhiên, các đề tai, công trình khoa học đa sé tập trung vào các hoạt động chuyêu thiên về quản lý nhà nước, các biện pháp nghiệp vụ về kiểm soát chống buônlậu, gian lận thương mại, kiểm soát thủ tục hành chính hoặc nghiên cứu dưới góc độkinh tế

Ở trong nước và trên bình diện quốc tế,chưa có công trình nghiên cứu cụ thê

về quản ly thông tin tại Cục Quản lý rủi ro — Tổng cục Hải quan Đây là đề tài mangtính độc lập, không bị trùng lặp cần được tiếp tục nghiên cứu Vì vậy cần thiết phải

có một công trình nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thông tin nói

chung, đánh giá thực trạng công tác quan lý thông tin một cách có hệ thống, đồng

bộ, qua đó làm căn cứ đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thông tin

tại Cục Quản lý rủi ro — Tổng cục Hải quan trong thời gian tới

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thông tin

1.2.1 Một số khái niệm

Thông tin: là khái niệm có từ rất lâu và bắt đầu sử dụng rộng rãi vào đầu

những năm 1950 Đây là một khái niệm rộng, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà có

những định nghĩa khác nhau Thậm chí ngay các từ điển cũng không thé có mộtđịnh nghĩa thống nhất Vi dụ: Từ điển Oxford English Dictionary thi cho rằngthông tin là " điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức" Từđiển khác thi đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức:"Thông tin là điều màngười ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểubiết của con người" v„v

Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ này chính là do

thông tin không thể sờ mó được Người ta bắt gặp thông tin chỉ trong quá trình hoạt

động, thông qua tác động trừu tượng của nó.

Tu Latin “Informatio”, gốc cua từ hiện dai “information” (thông tin) có hainghĩa Một, nó chỉ một hành động rất cụ thé là tạo ra một hình dang (form) Hai, tuỳ

Trang 17

theo tỉnh huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một

biểu tượng Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng

phát triển theo

Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng,phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trongquá trình giao tiếp: một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thôngqua các phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả

các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội(thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v hay nói rộng hơn bằng tất cả

các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Trong hoạt động của con người thông tin được thé hiện qua nhiều hình thức

đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v Thuật ngữ

thông tin dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằng ngôn ngữ tựnhiên Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt

và động tác, cử chỉ Hơn nữa con người còn được cung cấp thông tin dưới dạng mã

di truyền Những hiện tượng nay của thông tin thấm vào thé giới vật chất và tinhthan của con người, cùng với sự đa dang phong phú của nó đã khiến khó có thê đưa

ra một định nghĩa thống nhất về thông tin

Thông tin có nhiều mức độ chất lượng khác nhau Các số liệu, đữ kiện banđầu thu thập được qua điều tra, khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là đữ

liệu (data) Từ các dữ liệu đó qua xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được nhữngthông tin có giá trị cao hơn, gọi là thông tin có giá trị gia tăng (value added

information) Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyết định trong quản lý và

lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm

Tóm lại có thể định nghĩa thông tin như sau: Thông tin là tất cả các tin tức,

sự việc, sự kiện, hiện tượng, ý tưởng, phán đoán, làm tăng thêm sự hiểu biết củacon người Trong hoạt động quản lý, thông tin là những gì mà nhà quản lý cần cho

việc ra quyết định Bên cạnh các nhà quản lý có vô vàn đữ liệu, thông tin, nhưng chỉ

Trang 18

khi nào họ cần đến cho những mục đích ban hành quyết định quản lý họ mới gọi đó

là thông tin Như vậy, thông tin là tập hợp tất cả các dữ liệu đã được xử lý, mã hóa,

sắp xếp nhằm giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định tốt hơn trong một môi

trường cụ thể

+ Thuộc tính của thông tin

Thông tin tiềm tàng khắp nơi trong xã hội Đó là các nguồn thông tin về laođộng, đất đai, tài nguyên, môi trường; thông tin về các tô chức và các hoạt độngkinh tế, xã hội; thông tin về khoa học và công nghệ: thông tin về sản xuất, kinhdoanh v.v Nhưng thông tin chỉ có giá trị và ý nghĩa khi nó được truyền đi, phổbiến và được sử dụng Có thé nói ban chất của thông tin nằm trong sự giao lưu của

nó Nói cách khác thuộc tính cơ bản của thông tin là giao lưu.

Dé phân biệt nội dung thông tin cần truyền đi va cách thức chuyên giao

thông tin người ta tách nội dung thông tin ra khỏi hình thức biểu diễn nó Các hình

thức biểu diễn thông tin (các ký hiệu, dấu hiệu, hình ảnh ) là hữu han Nhưng nội

dung của thông tin ( khái niệm, ý tưởng, sự kiện, tên v.v ) thì vô hạn Trong

trường hợp thông tin có một hình thức biểu diễn, quá trình chuyên giao thông tin

chính là quá trình truyền các ký hiệu biểu diễn nó Những ý tưởng mới sẽ được

truyền đi băng một tô hợp mới của một số hữu hạn các ký hiệu (chữ cái, chữ SỐ ).

Trong đời sống hàng ngày thông tin được biểu diễn bằng ngôn ngữ Khi đó thông

tin được diễn tả bằng cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ mà người ta sử dụng

Lý thuyết thông tin xác nhận răng càng nhiều tín hiệu sinh ra từ nguồn tin thìcàng có nhiều thông tin được truyền đi Khi đó thông tin được mô tả bằng sự thống

kê và tô hợp các dấu hiệu phát ra từ nguồn

Nếu như trước đây các nền kinh tế đều dựa chủ yếu vào các nguồn tài nguyênthiên nhiên, lấy việc khai thác và chế biến các tài nguyên thiên nhiên là nguồn chủ yếutạo ra các của cải và sự giàu có cho xã hội, thì từ những năm cuối của thé kỷ XX, thôngtin đã được xem là một nguồn tài nguyên kinh tế, giỗng như các tài nguyên khác như vậtchất, lao động, tiền vốn Bởi vì việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin có thé demlại hiệu qua kinh tế cho nhiều quá trình vật lý va nhận thức

Trang 19

Ngày nay các hoạt động liên quan đến xử lý thông tin trong công nghiệp chếtạo cũng như trong việc giải quyết các van dé xã hội và con người tăng lên đáng kê.

Khác với các nguồn tài nguyên khác, tài nguyên thông tin có thể mở rộng phát triển

không ngừng và hầu như chỉ bị hạn chế bởi thời gian và khả năng nhận thức củacon người Khả năng mở rộng này thê hiện ở các thuộc tính sau đây: (1) thông tin

lan truyền một cách tự nhiên; (2) khi sử dụng thông tin không bao giờ bị cạn đi, mà

trái lại càng trở nên phong phú do được tái tạo và bổ sung thêm các nguôn thông tinmới; (3) thông tin có thể chia sẻ, nhưng không mất đi trong giao dich

Thông tin nghiệp vụ hải quan Thông tin nghiệp vụ hải quan được đưa ra từ việc thu thập và xử lý thông tin,

đóng vai trò làm cơ sở cho việc ra quyết định của nhà quản lý hải quan Thông tinnghiệp vụ hải quan là các sản phẩm thông tin tác nghiệp và thông tin đã “chế biến”

phân tích Nhà quản lý hải quan sẽ cần tất cả các loại thông tin chính xác để dựa và

đó để ra quyết định Thông thường thông tin bao gồm: những gì đang diễn ra trongmôi trường làm việc của người ra quyết định; “bức tranh” toàn cảnh bao gồm cảnhững chỉ tiết cụ thể nhất; những người liên quan trong đó đang hành động như thếnao; các thành tô dé xây dựng một “bức tranh” khái quát dựa trên các cơ sở đã có.Khi mức độ chắc chắn và sự hiểu biết của người ra quyết định về môi trường xungquanh hay tình huống nhất định tăng lên, khả năng đưa ra quyết định chính xác

cũng tăng lên.

Có thé định nghĩa thông tin nghiệp vụ hải quan là: “hông tin hải quan đã

được cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, có giá trị cho việc

quyết định áp dung các biện pháp nghiệp vụ hải quan”

- Phân loại thông tin nghiệp vụ hải quan

Có các loại thông tin nghiệp vụ hải quan khác nhau, mỗi loại kết nối với cáccấp ra quyết định khác nhau của cơ quan hải quan Các nhà hoạch định chính sáchtại cấp trung ương của ngành hải quan sẽ đưa ra quyết định về mục tiêu tông thé của

cơ quan hải quan cũng như các chính sách cần thiết dé thực hiện chúng Các quyết

định nay đặc biệt cân tập trung vào việc co quan hải quan nên làm gi và tại sao phải

10

Trang 20

làm những điều đó, thứ tự ưu tiên ra sao, thực hiện bằng phương thức nào Điều nàydẫn đến việc các quyết định cấp cao khác cần làm gi, vi dụ như xây dựng và sửa đổiluật, hình thành nên các chính sách và phân bổ nguồn lực quốc gia Đây chính làcấp chiến lược trong việc ra quyết định của cơ quan hải quan Các nhà lãnh đạo cơ

quan hải quan tại các đơn vị địa phương, các bộ phận xây dựng chính sách tác

nghiệp cấp trung ương, ra quyết định về kế hoạch và cách thức triển khai nguồn lựctại cấp tác nghiệp nhăm đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả nhất.Đóchính là quyết định cấp chiến thuật Mục tiêu của các đơn vị hải quan cấp địa

phương và các đơn vị nghiệp vụ điều tra của ngành hải quan là xác định, ngăn chặncác cá nhân, doanh nghiệp không tuân thủ và các hoạt động nghiệp vụ như: quản lý

chống thất thu thuế, chống buôn lậu, gian lận thương mại Các đơn vị tác nghiệp

này liên tục phải đưa ra quyết định về việc xử lý đối tượng nào và cách thức xử lý

như thế nào Điều này chính là ra quyết định tại cấp tác nghiệp

Quản lý thông tin:

Quản lý thông tin (Information Management) liên quan đến một chu kỳ hoạt

động của tô chức: thu thập thông tin từ một hoặc nhiều nguồn, quyền giám sát và

phân phối thông tin đó cho những người cần nó và xử lý nó cuối cùng thông qua

việc lưu trữ hoặc xóa thông tin.

Chu kỳ tổ chức thông tin này bao gồm nhiều bên liên quan, bao gồm cảnhững người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng, khả năng tiếp cận và tiện

ích của các thông tin có được; những người chịu trách nhiệm cho việc lưu trữ và xử

lý an toàn của nó; và những người cần nó đề ra quyết định Các bên liên quan có thê

có quyền bắt nguồn, thay đổi, phân phối hoặc xóa thông tin theo chính sách quản lýthông tin của tô chức

Quản lý thông tin bao gồm tất cả các khái niệm chung về quản lý, bao

gồm lập kế hoạch, tổ chức, cấu trúc, xử lý, kiểm soát, đánh giá và báo cáo các hoạtđộng thông tin, tất cả các quá trình này đều cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhữngngười có vai trò hoặc chức năng của tổ chức phụ thuộc vào thông tin Những khái

niệm chung nay cho phép thông tin được trình bày cho khán giả hoặc nhóm người

11

Trang 21

một cách chính xác Sau khi các cá nhân có thé đưa thông tin đó vào sử dụng, nó sẽ

thu được nhiều giá trị hơn

Quản lý thông tin có liên quan chặt chẽ và chồng chéo với việc quản lý dữliệu, hệ thống, công nghệ, quy trình và - trong đó sự có mặt của thông tin là rất quantrọng đối với thành công của tô chức - chiến lược Quan điểm rộng rãi này về lĩnh vựcquản lý thông tin trái ngược với quan điểm truyền thống hơn trước đây, răng vòngđời quản lý thông tin này là một vấn đề đòi hỏi các quy trình, khả năng tô chức và tiêuchuẩn cụ thẻ liên quan đến thông tin như một sản phẩm hoặc một dịch vụ

Như vậy, quản lý thông tin là việc thu thập, lưu trữ, quản lý và duy trì các

loại dữ liệu Dé thực hiện, tổ chức sẽ áp dụng các thủ tục, hướng dẫn, truyền đạt tới

người liên quan Một hệ thống hiệu quả cần phải đảm bảo mức độ kiểm soát tốt

Quản lý thông tin nghiệp vụ Hải quan

Có thé định nghĩa hoạt động quản ly thông tin nghiệp vu hải quan như

sau: “Quản ly thông tin nghiệp vụ hải quan là họat động trọng tâm của các don vi

chuyên trách thuộc lực lượng kiểm soát hải quan thông qua việc áp dụng các biệnpháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan và ứng dụng công nghệ thông tin nhằm chủđộng thực hiện phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trải phép hàng hóa qua biên

giới, phục vụ thông quan và kiểm tra sau thông quan; phục vụ việc xây dựng chính

sách va quan ly hải quan hiện dai”.

Định nghĩa về quản lý thông tin nghiệp vụ hải quan nói đến một sản phẩm

của hoạt động quản lý thông tin có được từ việc thu thập và xử lý thông tin Quản lý

thông tin nghiệp vụ hải quan là kết quả của quá trình sàng lọc trong một “kho thôngtin” hay còn gọi là hệ thống thông tin nghiệp vụ hai quan: “1à hệ thong thông tin, dữliệu do cơ quan hải quan quản lý dé thu thập, xử lp và cung cấp các sản phẩm

thông tin nghiệp vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan ”.

Cơ quan hải quan liên tục tiếp nhận, xử lý, sử dụng và lưu trữ các loại thôngtin trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trên các hệ thống thông tinnghiệp vụ hải quan Tất cả các thông tin này kết nối với nhau dé hình thành nên kho

dữ liệu mà các thông tin nghiệp vụ hải quan sẽ được triết xuất từ đó để phục vụ

công tác nghiệp vụ trong toàn ngành.

12

Trang 22

1.2.2 Cơ sở pháp lý, vai trò và các nguyên tắc về quản lý thông tin hải quan

Cơ sở pháp lý về quản lý thông tin hai quan

Khoản 3, Điều 17, Luật Hải quan năm 2014 quy định: “Cơ quan hải quanquản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vu dé tự động tích hợp, xử ly dé liệu

phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan”.

Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật quản lý thuế quy định :“Việc ápdụng cơ chế QLRR trong quản lý thuế bao gồm: thu thập thông tin, đữ liệu liên

quan đến người nộp thuế; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân

thủ pháp luật của người nộp thuế; đề xuất, áp dụng các biện pháp quản lý thuế”

Công tác quản lý thông tin được quy định và điều chỉnh bởi Luật Hải quansó54/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc Hội, Thông tư số 81/2019/TT-BTC

ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp

vụ hải quan và Quyết định số 2218/QD —TCHQ ngày 26/8/2020 của Tổng cục Hải

quan về việc ban hành hướng dẫn thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong quản lýhải quan.Nghi định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đôi, bổ

sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ

quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,giám sát, kiểm soát hải quan

Điều chỉnh pháp lý đối với nghiệp vụ quản lý thông tin và xác định trọng

điểm là một vấn đề phức tạp vừa mang tính kỹ thuật pháp lý vừa mang tính kỹ thuật

nghiệp vụ bao gồm khái niệm về thông tin và hệ thông thông tin hải quan, cách thứcthu thập, cung cấp thông tin trong và ngoài nước

Thông tin hải quan: được quản lý thông qua việc thu thập, lưu trữ, quản lý,

sử dụng dé phục vụ thực hiện thủ tục hai quan; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu; áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; kiểm tra sau thôngquan; phòng, chống buôn lậu, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới và các

hoạt động nghiệp vụ khác của cơ quan hải quan.

Hệ thống thông tin hải quan, gồm: cơ sở đữ liệu về hệ thong thông tin và hạ

tầng kỹ thuật về hệ thống thông tin, trong đó cơ sở đữ liệu về hệ thống thông tin

13

Trang 23

được được quản lý tập trung, thống nhất và được cấu thành từ: thông tin về hànghóa xuất khâu, nhập khẩu, quá cảnh; thông tin về phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh,

quá cảnh; thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,

xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thông tin khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ

của cơ quan hải quan.

Quản lý, thu thập xử lý thông tin, cung cấp thông tin hải quan ở trong nước:

Cơ quan hải quan sẽ tổ chức thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như: hoạtđộng nghiệp vụ hải quan; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; tổ chức, cá nhân tham

gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khâu, xuất cảnh,

nhập cảnh, quá cảnh và các nguồn thông tin khác.Cơ quan hải quan sẽ căn cứ tráchnhiệm, quyền hạn của mình tiếp nhận, cung cấp thông tin cho người khai hải quan;xây dựng, thực hiện cơ chế phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan

chức năng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan; Áp dụng biện pháp, kỹ thuật

nghiệp vụ đề thu thập thông tin; yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin liênquan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài: Cơ quan hải quan căn cứ các

nguồn thông tin và tiến hành thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: thông tin do

cơ quan hải quan, cơ quan khác của Nhà nước và vùng lãnh thé cung cấp theo hiệpđịnh hợp tác hỗ trợ trao đối, cung cấp thông tin; thông tin do tổ chức quốc tế có liên

quan cung cấp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

thành viên; thông tin của tô chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến sản xuấthàng hóa và hoạt động xuất khẩu, nhập khâu hàng hóa cung cấp theo dé nghị của cơquan hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Từ những thông tin

thu thập đó sẽ phục vụ các hoạt động sau: Xác định xuất xứ, trị giá giao dịch, tiêu

chuẩn, chất lượng của hàng hóa nhập khâu; Xác định tinh hợp pháp của các chứng

từ, giao dịch liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khâu; Xác minh hành vi buônlậu, vận chuyền trái phép hàng hóa qua biên giới hoặc hành vi khác vi phạm pháp

luật về hải quan; Xác minh thông tin khác liên quan đến người tham gia hoặc liên

14

Trang 24

quan đến hoạt động xuất khâu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóaxuất khẩu, nhập khâu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Các nguyên tắc của quản lý thông tin

Thông tin nghiệp vụ hải quan đã trở thành một bộ phận không thé thiếu tronghoạt động quản lý hải quan Quản lý thông tin cần phải đảm bảo những nguyên tắc

sau đây:

- Tính hệ thống: Lập kế hoạch một cách có phương pháp đề tối đa hóa việc

sử dụng các nguồn tin sẵn có là điều rất quan trọng Điều này để đảm bảo tính chấtlượng thông tin được quản lý phù hợp và đáp ứng yêu cầu người sử dụng Thông tin

nghiệp vu hai quan phải đảm bảo tính tập trung, thống nhất vê mô hình tổ chức từcấp trung ương đến địa phương Hoạt động quản lý thông tin phải thực hiện theo kếhoạch công tác (định ky, đột xuất); cấp dưới xây dựng, thực hiện trên cơ sở kếhoạch của cấp trên Kết thúc việc thực hiện kế hoạch có hoạt động tổng kết và đánhgiá kết quả hiệu quả hoạt động nghiệp vụ

- Tính mục tiêu: Cần phải đảm bảo tính khách quan trong tất cả giai đoạnquản lý thông tin, phân phối và sử dụng thông tin Có một nguyên tắc là một sảnphẩm thông tin nghiệp vụ hải quan không được “thay đổi” dé làm “phù hợp” với ýkiến chủ quan của người cung cấp thông tin hay người sử dụng nó để đưa ra một

quyết định hoặc chính sách đã được xác định trước

- Tính chính xác, kịp thời: Thông tin nghiệp vụ hải quan cần được cung cấpcho người sử dụng kịp thời dé ra quyết định và có hành động trước khi quá muộn.Thông tin nghiệp vụ hải quan phải chính xác, đáng tin cậy, nếu cung cấp không kịpthời sẽ có ít giá trị hay không còn giá trị đối với người sử dụng yêu cầu nó Dé dambảo tính kịp thời, thông tin nghiệp vụ hải quan chiến lược, chiến thuật và tác nghiệpcung cấp người sử dụng phải được cung cấp một “đường dẫn” nhanh và đồng bộ

- Tính phản hồi: Phản hồi là sự tương tác giữa người cung cấp và người sửdụng sản phẩm thông tin nhằm hoàn thiện hơn chất lượng của chu trình cung cấpthông tin Nếu không có sự phản hồi động cơ thúc đây của nguồn thông tin sẽ giảmxuống ảnh hưởng trực tiếp đến kho thông tin trong hệ thống thông tin nghiệp vụ hải

quan cũng như thông tin nghiệp vụ hải quan được sản sinh qua quá trình phân tích.

15

Trang 25

- Rà soát liên tục: Thông tin mới được tiếp nhận có khả năng làm biến đổitính hữu dụng của sản phẩm thông tin nghiệp vụ trước đó và thay đổi nhu cầu người

sử dụng, ảnh hường đến tính chất ban đầu của thông tin nghiệp vụ Do đó, cần thực

hiện rà soát liên tục các sản phẩm thông tin nghiệp vụ hải quan, nhu cầu người sử

dụng và quy trình của thông tin nghiệp vụ hải quan.

- Quản lý tập trung: Vì tính chất đặc thù của thông tin nghiệp vụ là đa chiều,

đa tầng và phức hợp đòi hỏi cần được quản lý theo cách thức đảm bảo luồng thôngtin rộng nhất và nhanh nhất có thê đến với tất cả người sử dụng, giảm thiểu sự

chồng chéo không mong muốn trong công tác thu thập và xử lý thông tin Do vậy,

quản lý tập trung cần phải: Ngăn chặn sự chồng chéo của việc thu thập thông tin;Tạo điều kiện hỗ trợ chung đối với những nhóm thành viên cung cấp thông tinnghiệp vụ khác nhau; Đảm bảo triển khai tối đa tat cả các nguồn thông tin; Cung

cấp hướng dẫn hiệu quả đối với tất cả các đơn vị nghiệp vụ Cơ quan hải quan cấp

trung ương sẽ làm nhiệm vụ quản lý tập trung thông tin trên hệ thống thông tinnghiệp vụ và điều phối lượng thông tin trong toàn ngành dé đảm bảo rằng thông tinnghiệp vụ cấp chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp được chuyền đến tất cả nhữngngười sử dụng theo cách thức hiệu quả nhất

- Tính mạng lưới: Việc triển khai thu thập thông tin theo mô hình mạng lướitrao đổi, cung cấp thông tin theo từng cấp, đã xen nhau, đa chiều, đa cấp, cụ thé:

Mối quan hệ công tác theo ngành dọc với đơn vị thu thập, xử lý thông tin cấp trên

va cấp dưới Mối quan hệ trao đồi thông tin giữa các đơn vi tác nghiệp trong cùng

cơ quan hải quan Ngoài ra, còn những mối quan hệ với bên ngoài hải quan như: các

cơ quan quản lý Nhà nước: Thuế nội địa, an ninh, quản lý thị trường ; các mạng

lưới cộng tác viên, cơ sở bí mật theo thâm quyền.

- Tính bí mật: Một điều vô cùng quan trọng cần phải đặc biệt quan tâm trong

hoạt động quản lý thông tin nghiệp vụ hải quan là phải đảm bảo tính bí mật của sản

phẩm thông tin nghiệp vụ Thông tin nghiệp vụ hải quan phải được bảo quản, lưugiữ theo quy định về bảo mật của Nhà nước, của ngành và theo yêu cầu của bên

cung cấp thông tin

16

Trang 26

1.2.3 Vai trò của quản lý thông tin

Với khả năng thay thế các nguồn tài nguyên khác, khả năng truyền với tốc độ

rất cao và khả năng đem lại ưu thế cho người nắm giữ nó, thông tin đã thực sự trở

thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội Quản lý Thông tin là yếu tố quyết định cho

áp dụng cải cách, hiện đại hóa của các cơ quan quản lý, là cơ sở cho việc áp dụng

các kỹ thuật, là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định quản lý của cơ quan Do vậy,

quản lý thông tin tốt nhằm tạo lập hệ thống thông tin, dữ liệu tích hợp, tập trung,

trên cơ sở thông tin được cập nhật đầy đủ, kịp thời; thông tin, dữ liệu được phântích, xử lý tập trung theo các yêu cầu nghiệp vụ mang tính xuyên suốt của các cơquan, đơn vị Cụ thể quản lý thông tin tốt giúp:

Dé giảm thiểu việc xảy ra các rủi ro, cơ quan Hải quan có thé sử dụng quan

lý thông tin dé đưa ra các ưu tiên hiệu quả và phân bố hiệu quả hơn các nguồn lực

cần thiết cho việc duy tri sự cân bằng giữa kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương

mại hợp pháp Vì vậy việc quan lý thông tin chính là một kỹ thuật dé xác định có hệthống và cung cấp các thông tin cần thiết dé giới hạn kha năng rủi ro xảy ra Nhữngnét chính thê hiện giá trị của quản lý thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quanđược thé hiện dưới đây:

- _ Đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin trong cải cách về thủ tục hành chỉnh

Hoạt động thương mại quốc tế với khối lượng tăng lên mà các cơ quan Hảiquan đều không có sự gia tăng tương xứng về nhân lực, nguồn lực mà còn tiếp tụcphải ứng phó với những thay đổi môi trường thực thi vai trò quản lý của mình đểcủa mình, điều chỉnh và hiện đại hoá các quy trình Một trong những vấn đề hàng

đầu là cần phải cải cách, hiện đại hóa ngành nhằm đáp ứng yêu cầu về đơn giản hóa

thủ tục hành chính theo chính sách, pháp luật của nhà nước và theo các cam kếtquốc tế mà quốc gia mình là thành viên hoặc tham gia ký kết các Hiệp định songphương, đa phương Ngoài ra, còn phải kể đến một số thay đổi mang tính kháchquan khác như: an ninh quốc gia, quốc tế trước mối de doa của sự phát triển chủ

nghĩa khủng bố quốc tế; nguy cơ gia tăng tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; buôn

lậu, gian lận thương mại; và sự đòi hỏi ngày càng cao hơn, khó tính hơn từ phía

“khách hang” — cộng đồng doanh nghiệp

17

Trang 27

Với tính đặc trưng, điều kiện, hoàn cảnh thì cơ quan Hải quan phải tự mìnhthực hiện công cuộc hiện đại hoá phù hợp với những mục tiêu, năng lực và nguồn

lực sẵn có của đất nước mình đó là phải sử dụng đầy đủ các thông tin nghiệp vụ và

phải tin tưởng vào công tác quản lý thông tin; phải triệt để công nghệ thông tin vàtrao đôi thông tin; cơ chếhợp tác hiệu quả giữa Hải quan và doanh nghiệp,pháp luật;

và tính minh bạch về thông tin tại các văn bản luật pháp, quy định và hướng dẫn

hành chính.

Trong bối cảnh thé giới đương đại với sự gia tăng không ngừng về lưu lượnghành khách, hàng hóa và dịch vụ thương mại quốc tế, việc đặt mục tiêu và tổ chứcthực hiện kiểm soát, kiểm tra thực té của cơ quan hải quan đối với tất cả các đốitượng nêu trên là không khả thi nếu chi căn cứ vào nguồn lực có giới hạn của mình

Theo xu hướng chung thế giới thì cơ quan hải quan áp dụng quản lý thông tin nhằmxác định các đối tượng thông tin cần quản lý liên quan để đảm bảo hoạt động quản

lý với tính hiệu quả, hiệu lực cao.

Phương thức áp dụng quản lý thông tin có thê khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn

cảnh cụ thể nhưng việc áp dụng quản lý thông tin trên nền kỹ thuật, công nghệ

thông tin hiện đại đã giúp cơ quan hải quan tiết kiệm nguồn lực trong khi vẫn đảmbảo việc xác định đúng đối tượng quản lý Dé có thé xác định, lựa chọn đối tượngcần kiểm tra theo các dau hiệu rủi ro thì can phải hội đủ các yếu tô về kỹ thuật, con

người, thông tin và tô chức thực hiện

Trong lĩnh vực hải quan, quản lý thông tin giúp hoạt động của cơ quan Hải

quan có hiệu qua hơn trong môi trường rủi ro bằng việc tiến hành các hoạt độngnghiệp vụ có tô chức nhăm tăng khả năng đạt được kết quả tốt và giảm khả năngdẫn tới kết quả không mong muốn đồng thời cũng là công cụ hỗ trợ quá trình đưa ra

quyết định dựa trên kết quả đánh giá, xác định rõ quan hệ giữa cơ hội và rủi ro , từ

đó giúp cơ quan quản lý đạt được các mục tiêu đã đề ra

Các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực chuyên ngành thường ủyquyền hoặc yêu cầu cơ quan Hải quan với chức năng nhiệm vụ của mình thực hiện

giám sát, kiểm tra nhằm đảm bảo thực thi các quy định về quản lý chuyên ngành

18

Trang 28

của họ Đề thực hiện yêu cầu trên, cơ quan Hải quan cần thống nhất đầu mối thôngtin, ra soát quy định, chuẩn hóa, mã hóa thông tin và xây dựng, cập nhật vào hệthống trên nền kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý thông tin dé từ đó hệ thống có thé tự

động nhận biết và xác định đối tượng quản lý, chỉ dẫn, định hướng kiểm tra.

- Quản lý thông tin có vị trí trọng yếu trong các hoạt động của hải quan

hiện đại

Trong quá trình nỗ lực nhằm việc thực hiện cùng lúc, nhiệm vu va cũng làmục tiêu đạt được sự cân bằng hop lý giữa tạo thuận lợi cho thương mai va quản lý

nhà nước, cơ quan hải quan thường bỏ việc kiểm tra “tại cửa khâu” một cách truyền

thống — kiểm tra từng giao dịch dé mà chuyền sang áp dụng các nguyên tắc quản lýthông tin với nhiều cấp độ khác nhau nhằm quản lý đối tượng thông tin đã thu lại

khả quan.

Cũng giống như những cơ quan khác, hải quan cần quản lý những thông tinđối với cơ quan mình khi can thiệp vào ngày càng ít vào các hoạt động thương mại

hợp pháp Rõ ràng là giữa kiểm soát hải quan và việc tạo thuận lợi cho thương mại

có sự mâu thuẫn lẫn nhau.Nếu quá tập trung lớn cho trong hai gây khó khăn việc

vào một việc thì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện công việc còn lại Vì vậy, cơ

quan hải quan thường áp dụng một hệ thống thủ tục quản lý hiệu quả đối với cả hai

lĩnh vực Hệ thống thủ tục này bao gồm việc xác định, phân tích, đánh giá thông tin

thực hiện các mục tiêu đã định.

Việc quản lý thông tin luôn là cần thiết đối với các hoạt động hải quan, vàtham gia hướng dẫn cho việc xây dựng các chính sách chống buôn lậu, việc thi hànhchức năng quản lý biên giới khi kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu và hành kháchxuất nhập cảnh qua biên giới, việc xây dựng các quy định về kiểm tra hồ sơ và kiểmtra hàng hoá thực tế Và trong giai đoạn hiện nay, co quan hải quan đang tô chứcthực hiện một biện pháp quan lý thông tin có kết cau phức tap và chặt chẽ hơn nhằmphù hop với sự bùng nổ về các hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng gia

tăng về mặt số lượng, tốc độ và đi kèm với nó là tính chất phức tạp, cộng thêm sự

phát triển của công nghệ thông tin đang “cách mạng hoá” các hoạt động thương mại

toàn câu quôc tê cho.

19

Trang 29

Hoạt động quản lý thông tin mang tính đặc thù và xác định những yếu điểmtrong hệ thống các quy định có thể gây khó khăn cho việc thực hiện các công việc

nhằm dat được mục tiêu đã định Nói cách khác, đó chính 1a việc cơ quan hải quan

cần xây dựng thông tin, cần phải cải tiến theo hướng nhăm đảm bảo đạt được nhữngmục tiêu của ngành Cần thiết lập những phan việc cần ưu tiên, những chỉ tiết cần

cải tiễn phục vụ cho các ưu tiên đó, và những nguồn lực cần được sử dung một cách

có hiệu quả Quản lý thông tin sẽ giúp cho việc kiểm tra giám sát hải quan giảm bớtđược những sơ suất và giúp nâng cao hoạt động quản lý

Như vậy, có thê nói quản lý thông tin không chỉ với tư cách là một nghiệp vụ

cơ bản, quan trọng của co quan Hải quan ma còn với tư cách là một phương pháp

thiết yêu cơ bản dé cơ quan hải quan thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình

1.2.4 Nội dung quản lý thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

1.2.4.1 Lập kế hoạch xác định thông tin, nguồn thông tin can quản lý

Thông tin, đữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong quản lý rủi ro hải

quan hiện đại: là yếu tổ quyết định cho áp dụng tự động hóa hải quan, là cơ sở cho

việc áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro, là căn cứ cho việc đưa ra các quyết định

quản lý của cơ quan hải quan Theo quy chế về hoạt động quản lý thông tin, theo đó

các đơn vi/ lực lượng nghiệp vụ có trách nhiệm chuyển giao thông tin, tài liệu là kết

quả hoạt động nghiệp vụ cho lực lượng chuyên trách quản lý thông tin ở từng cấp(Tổng cục, Cục, Chi cục), theo đó:

Lực lượng Kiểm tra sau thông quan: Thông tin về kết quả kiểm tra sau thông

quan như doanh nghiệp vi phạm, hang hóa vi phạm, phương thức thủ đoạn vi phạm,

thái độ hợp tác/ chấp hành của doanh nghiệp,

Lực lượng kiểm soát hải quan: Thông tin về tuyến địa bàn, đối tượng, mặt

hàng trọng điểm trong từng thời kỳ; phản hồi về kết quả xử lý các thông tin nghiệp

vụ do lực lượng chuyền trách thu thập, xử lý thông tin cung cap

Đơn vị giám sát quản lý: Danh mục hàng hóa xuất khau/ nhập khẩu trọngđiểm cần tăng cường trong từng thời kỳ,

Don vị Thuế xuất nhập khâu: Danh mục hàng hàng hóa trọng điểm về giá,

20

Trang 30

danh mục hàng hóa dễ nhằm lẫn, khó phân loại; danh sách doanh nghiệp chây ì, nợđọng thuế; thông tin về chấp hành pháp luật của doanh nghiệp trong lĩnh vực xác

phân tích); thông tin biên bản chứng nhận

Các đơn vi/ lực lượng nghiệp vụ khác như: Don vi tham mưu và công tác

hợp tác quốc tẾ, phân tích phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, có trách nhiệm phối

hợp và chuyền giao các thông tin có liên quan cho lực lượng chuyên trách thu thập,

xử lý thông tin.

Ngoài ra Hải quan Việt Nam còn tiến hành trao đổi thông tin với hải quan cácnước và tổ chức hải quan quốc tế: (WCO); với hải quan các nước, vùng lãnh thổ (đã ký

thỏa thuận hợp tác, chưa ký thỏa thuận hợp tác); với cơ quan thực thi và bảo vệ pháp

luật của các nước, vùng lãnh thé theo phê duyệt của cơ quan có thâm quyên

Hiện nay, hệ thống quản lý thông tin nghiệp vụ hải quan đã đảm bảo kết nốithống nhất các hệ thống thông tin dữ liệu; Khắc phục cơ bản tình trạng xây dựng

các hệ thống thông tin dữ liệu tản mát, chồng chéo, kém hiệu quả trước đây Hệ

thống thông tin nghiệp vụ được phát triển đảm bảo các yêu cầu: Tích hợp, quản lýcác dt liệu nghiệp vụ phục vụ quản lý rủi ro; Cung cấp đầy đủ chức năng phân tích,đánh giá rủi ro đáp ứng cho các êu cầu nghiệp vụ hải quan; Kết nối đi vào hoạtđộng hệ thống thông tin tình báo (VCIS) và hệ thống thông quan tự động(VNACCS) Hệ thống thông tin hải quan một cửa quốc gia được xây dựng va duavào ứng dụng, từng bước đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin đầy đủ với các Bộ,ngành nhằm đáp ứng yêu cầu thi tục hải quan điện tử Kết cấu ha tang mang đảm

bảo việc đồng bộ hóa dữ liệu và thông suốt hệ thống, khắc phục cơ bản các lỗi hệ

thống và tắc nghẽn đường truyền dữ liệu

21

Trang 31

Định kỳ tháng 12 hàng năm, căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ QLRRcủa năm tiếp theo, đơn vị Cục QLRR cấp Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vinghiệp vụ liên quan xây dựng, trình Tổng cục trưởng ký Quyết định ban hành Kếhoạch quản lý thông tin QLRR của ngành Hải quan Kế hoạch này cần bao gồm một

số nội dung chính như sau: Loại thông tin; Nguồn thông tin; Nội dung, tính chất và

mức độ của thông tin cần thu thập; Thời gian, địa điểm tiến hành thu thập thông tin;

thời gian hoàn thành;Biện pháp, cách thức tiến hành thu thập, xử lý thông tin; Phân

công nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin.

Quản lý thông tin QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm cácloại thông tin như sau:Thông tin tô chức, cá nhân XNK; Thông tin người XNC (baogồm cả hành lý của người XNC); Thông tin tô chức, cá nhân là đối tác kinh doanhngoài nước; Thông tin các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh đặc thù; Thông tinhàng hóa XNK; Thông tin phương tiện vận tải XNC; Thông tin kết quả thực hiệnthủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan,

thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác;Thông tin nghiệp vụ hải quan; Các thông

tin khác có liên quan đến hoạt động XNK, XNK

Các nguồn thông tin:Cán bộ hải quan chịu trách nhiệm thu thập, năm tình hình

từ nhiều nguồn thông tin Các nguồn thông tin này khác nhau tùy theo địa điểm và loạihình hoạt động và có nhiều cách phân chia như theo phạm vitrong ngành, ngoài ngànhHải quan; công khai hay bi mật hoặc theo don vi, tổ chức cung cấp thông tin, Việc

nam rõ đặc điểm của nguồn thông tin và xác định rõ được các nhóm đặc thù sẽ giúpcán bộ thu thập đánh giá được độ tin cậy, chính xác của nguồn tin Dưới đây là cách

phân chia các nguồn thông tin theo đặc điểm, tính chất, gồm:

- Nguồn thông tin chính thức:Các số liệu thống kê thương mại liên quan đến

các loại hình vận chuyền, sé lượng và tri giá, hoạt động nhập khẩu, người nhập khẩu, người xuất khẩu cụ thé ; các đơn vi nghiệp vụ trong ngành Hải quan; các

biên bản, thoả thuận hỗ trợ được ký kết; các Bộ, Ngành chức năng khác; các cơ

quan thực thi pháp luật khácnhư lực lượng cảnh sát, biên phong.,

22

Trang 32

- Nguồn thông tin thương mại:Các công ty hàng hải và hàng không; các đại

ly kinh doanh tại cảng và các công ty môi giới; các xí nghiệp khai thác cảng và sân

bay; các hiệp hội ngành nghề; các bưu cục; các công ty điện thoại; các ngân hàng;

các xí nghiệp vận tải; các doanh nghiệp XNK.

- Nguồn thông tin tố giác: các tô chức, cá nhân hoạt động xuấtnhập khẩu,XNC hoặc có liên quan đến hoạt động này cung cấp tin tức về những người khác,công ty hay tổ chức đã vi phạm hay có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro về vi phạmpháp luật thuế, hải quan Thông tin nhận được có thé có giá trị lớn do họ thườngcung cấp thông tin cụ thê trực tiếp liên quan đến vụ vi phạm

- Nguồn thông tin từ hop tác quốc té:Su trao đổi thông tin với các đối tácquốc tế như các cơ quan hải quan các nước, các tổ chức, cơ quan quản lý và thực thi

pháp luật nước ngoài cần được triển khai hiệu quả theo chiều sâu Các thông tinnhận được từ các nguồn quốc tế nói chung là chính xác nên khi nhận được yêu cầu

cung cấp thông tin từ phía bạn nên nhanhchóng nghiên cứu trả lời Ngay cả khichưa có câu trả lời chính thức thì cũng nên đưa ra phản hồi dé phía bạn biết khoảng

thời gian họ sẽ nhận được nội dung trả lời đó.

- Nguồn thông tin mở (open source): Với tốc độ tăng trưởng chóng mặt củacông nghệ và hạ tầng mạng như hiện nay, thông tin trên mạng Internet và cácphương tiện thông tin đại chúng khác thực sự trở thành “bề thông tin” dé tiến hành

khai thác, tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện.

1.2.4.2 Thực hiện quy trình quan ly thông tin phục vụ QLRR

Quy trình quản lý thông tin tình báo theo hướng dẫn của WCO: Theo hướng

dẫn của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tại Cẩm nang về QLRR tập 2 năm

2011, quy trình thông tin tình báo bao gồm 05 bước như sau:

- Bước 1: Dinh hướng.

- Bước 2: Thu thập thông tin

- Bước 3: Xử lý thông tin.

- Bước 4: Cung cấp thông tin

- Bước 5: Rà soát, đánh giá

23

Trang 33

RA SOÁT VÀ PHAN HỘI —>

(Banh gia và đưa ra các phan hoi

về các san phẩm tinh bao)

(Dua sản phẩm tinh bao

den người sử dung)

Hinh1.1 Quy trình xứ lý thông tin tình bao

Nguôn: Cam nang về OLRR tập II của WCO

Quy trình quản lý thông tin QLRR: Trên cơ sở quy trình thông tin tình báo

theo hướng dẫn của Tổ chức Hải quan Thế giới nêu trên; phù hợp với đặc thù vàthực tiễn hoạt động của Hải quan Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, quy trình

quản lý thông tin QLRR của Ngành được nội luật hóa thành 04 bước Đây là một

quy trình khép kín, trong đó, đòi hỏi khi thực hiện bất cứ một giai đoạn nào, cũng

cần phải có sự rà soát liên tục Tuy nhiên, trong thực tiễn nghiệp vụ triển khai hoạt

động quản lý thông tin, không phải lúc nào cũng thực hiện tuần tự theo 04 bước củaquy trình nghiệp vụ trên Tùy thuộc vào bối cảnh, điều kiện, nội dung cũng như

tính chất của từng vụ việc mà vận dụng linh hoạt thực hiện thu thập, xử lý thông tin

đầy đủ hoặc một phần theo quy trình để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất của công

tác nghiệp vụ.

Bước 1: Xác định nhu cầu, mục dich, lập kế hoạch quản lý thông tinTrước hết, cần phải xác định nhu cầu thông tin dựa trên: Yêu cầu quản lý hảiquan, quản lý thuế đối với hoạt động XNK, XNC; Yêu cầu đánh giá tuân thủ, đánhgiá rủi ro và các hoạt động phân tích đánh giá rủi ro đối với hoạt động XNK, XNC;

Đề nghị cung cấp thông tin QLRR của các đơn vị trong ngành Hải quan; các cơ

quan, tổ chức, cá nhân ngoài ngành Hải quan theo các quy định của pháp luật; Dé

24

Trang 34

nghị trao đổi, cung cấp thông tin của Hải quan các nước và các tổ chức quốc tế theoquy định của pháp luật Việt Nam; các điều ước và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam

ký kết hoặc công nhận; Các yêu cầu khác trong thực hiện, áp dụng QLRR

Nhu cầu thông tin có thé ôn định trong một khoảng thời gian nhất định hoặc

có thể phát sinh đột xuất Trên cơ sở nhu cầu thông tin và mục đích sử dụng thôngtin, công chức QLRR tiến hành xây dựng kế hoạch quản lý thông tin, bao gồm cácnội dung: Loại thông tin; Mục tiêu cần đạt được; Nguồn thông tin; Nội dung, tínhchất và mức độ của thông tin cần thu thập; thời gian hoàn thành; Biện pháp, cáchthức tiến hanh quản lý thông tin; Phân công nhiệm vụ quan lý thông tin; Don vi, ca

nhân được cung cấp sản phẩm thông tin QLRR;Các nội dung khác có liên quan

Bước 2: Thu thập thông tin: Theo phân công nhiệm vụ tại kế hoạch tại bước

1, đơn vị, công chức hải quan tiến hành các biện pháp theo quy định dé thu thậpthông tin QLRR Để việc thu thập thông tin hiệu quả, cán bộ khi thực hiện nhiệm vụcần phải nắm chắc các nguyên tắc sau:

- Phải thu thập thông tin một cách có hệ thống:

- Phải nắm rõ các nguồn tin;

- Phải hiểu rõ các thông tin nào cần thiết dé thu thập các thông tin phù hop;

- Đảm bảo tất cả các thông tin liên quan đều được thu thập.Thông tin QLRRsau khi thu thập được tông hợp, cập nhật, quản lý đáp ứng yêu cầu xử lý

Bước 3: Xử lý thông tin: Đây là giai đoạn công chức QLRR thực hiện đánh

giá, đối chiếu, phân tích, tổng hợp thông tin QLRR thu thập được Đầu ra chính làsản phẩm thông tin QLRR.Quá trình này bao gồm các nội dung sau:

- Đánh giá là khâu đầu tiên trong quá trình xử lý, bao gồm việc xem xét độtin cậy của nguồn thông tin và tính chính xác của thông tin.Chất lượng của thông tin

quyết định chất lượng của sản phẩm thông tin QLRR Cán bộ báo cáo thông tin chịu

trách nhiệm đánh giá nguồn tin và thông tin Nhưng có thể cán bộ này không thêđánh giá tình chính xác của thông tin vì không tiếp cận được toàn bộ thông tin liênquan như cán bộ công chức QLRR chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng sản pham

thông tin QLRR Dưới đây là bộ câu hỏi dùng cho việc đánh giá thông tin thu

thập/tiếp nhận được:

25

Trang 35

(1) Mức độ tin cậy của nguồn cung cấp thông tin

(2) Mức độ chính xác của thông tin

(3) Nội dung thông tin có đáng tin cậy không?

(4) Có thé kiểm tra lại thông tin bằng cách so sánh với các nguồn thông tin

khác không?

(5) Thông tin liên quan đến một vụ vi phạm lớn hay không đáng kế?

(6) Cơ quan nao cũng bị tác động bởi thông tin đó (như cơ quan cảnh sat )?

(7) Thông tin có yêu cầu can thiệp lập tức không?

(8) Thông tin có cụ thê không?

- Đối chiếu: so sánh nội dung thông tin được thu thập với các thông tin trên

hệ thống của ngành Hải quan và các thông tin được thu thập, khai thác từ nhiềunguồn thông tin khác nhau, xác định tính liên quan đến chủ đề phân tích và mức độ

cần phân tích, phân loại theo từng nhóm cụ thể; loại bỏ thông tin không liên quan vàkhông sử dụng đến, xác định khoảng trống của thông tin dé thu thập thêm thông tin

bổ sung nếu cần và nếu có thé

Có thé đối chiếu theo trình tự thời gian xảy ra của các sự kiện, các đặc điểmcủa những đối tượng tham gia, các khu vực địa lý và các nguồn thông tin hoặc kết

hop bat kỳ các yếu tố này lại

- Phân tích: đây là khâu quan trọng trong quá trình xử lý thông tin QLRR;

chính là việc xem xét, phát hiện các yếu tô cấu thành sản phẩm thông tin QLRR

Quá trình phân tích này được thực hiện như sau:

+ Kiểm tra thông tin, dữ liệu;

+ Dua ra giả thuyết (ai — đối tượng trọng điểm; cái gì - hành vi vi phạm; nhưthé nào - phương thức thủ đoạn; ở đâu - xảy ra ở địa ban nào; tại sao - nguyên nhân

xảy ra; khi nào - thời gian);

+ Thu thập, đánh giá,đối chiếu với bat kỳ thông tin bổ sung nao khác nếu

cần thiết;

+ Nếu không cần thiết phải b6 sung thêm thông tin, xây dựng các mối liên

hệ, điểm mấu chốt, các lập luận một cách khoa học và logic từ các thông tin, dữ liệu

thu thập được.

26

Trang 36

- Tổng hợp thông tin: tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được pháthiện qua phân tích dé làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập; đưa ra kếtluận/giải thích, dự báo về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm có thể xảy ra Đây chính

là công đoạn tạo ra sản pham thông tin QLRR

Sản phẩm thông tin QLRR có thể được xây dựng dưới hai hình thức: báo cáoviết và báo cáo miệng Mục tiêu nhăm thê hiện các phân tích của cán bộ phân tích

bao gồm các khuyến nghị, đề xuất liên quan đến người sử dụng cũng như các bên

liên quan khác dé hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của họ Trong trường hop khan

cấp, cần năm chung về tình hình hoặc cần phải cập nhật kịp thời cho người sử dụng

sản phẩm thông tin một khối lượng thông tin lớn trong thời gian có hạn thì có thé sử

dụng hình thức báo cáo miệng.

- Cung cấp thông tin: cập nhật, chuyền giao sản phẩm thông tin QLRR cho

các tổ chức, cá nhân có liên quan bằng văn bản, cập nhật hoặc đăng tải trên Hệ

thong thông tin QLRR (Riskman) hoặc qua điện thoại Hình thức phô biến thông tinqua điện thoại này chỉ áp dụng trong trường hợp thông tin nóng cần phải xử lý gấp.Sau khi phổ biến thông tin bang điện thoại, đơn vị chuyền tin phải chuyền tải thôngtin sang dạng văn bản gửi đến người sử dụng thông tin

Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Chuyền sản phẩm thông tin đến đúng người sử dụng;

+ KỊp thời;

+ Đảm bảo tính bảo mật.

Bước 4: Theo dõi, đánh giá hiệu quả sử dụng thông tin:Don vị, cá nhân tiếpnhận thông tin QLRR có trách nhiệm cập nhật, phản hồi (cho đơn vị cung cấp) kếtquả thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo thông tin QLRR được cung cấp Việc

phản hồi này có thể được thực hiện bằng cách cập nhật vào hệ thống hoặc bang van

ban, bao gom một hoặc các nội dung cơ bản sau:

+ Nêu tóm tắt thông tin đã tiếp nhận

+ Tóm tắt kế hoạch triển khai xử lý thông tin được cung cấp

+ Kết quả xử lý thông tin nghiệp vụ đã đạt được, chưa đạt được, nguyên

nhân, hạn chê.

27

Trang 37

+ Đánh giá về chất lượng thông tin.

+ Đề xuất, kiến nghị đối với đơn vị cung cấp thông tin

Đơn vị cung cấp thông tin QLRR có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thông tin

đã cung cấp; phối hợp với các đơn vị, cá nhân sử dụng thông tin để đánh giá, xem

xét, b6 sung nhu cau, cách thức thu thập, xử lý và sử dụng thông tin QLRR Đây là

việc cần thiết nhằm mục đích phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá trình thu

thập, xử lý thông tin; xác định xem đơn vị xử lý thông tin áp dụng các biện pháp

nghiệp vụ phù hợp không, có sơ hở thiếu sót không, dé có kiến nghị kip thời

1.2.4.3.Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý thông tin

Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý thông tin đượcchính thức triển khai từ năm 2016 theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 282/QD-

TCHQ ngày 11/10/2015 của Tổng cục Hải quan ban hành hướng dẫn thực hiện, ápdụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, đó là: hàng năm ban hành

quyết định về kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý thông tin rủi ro của

ngành Hải quan.

Xây dựng cấu trúc về nội dung thông tin, chuẩn hóa các chỉ tiêu thông tin

cần quản lý giúp cho kiểm tra đánh giá được hiệu quả hơn, cụ thể: làm rõ nội hàmcủa từng loại thông tin, nguồn tin, biện pháp thu thập, mục đích sử dụng, cách thứcquản lý thông tin sau khi thu thập của các thông tin về tổ chức, cá nhân tham giahoạt động xuất khâu, nhập khẩu; thông tin người xuất nhập cảnh; thông tin tổ chức,

cá nhân là đối tác kinh doanh ngoài nước; thông tin đại lý làm thủ tục hải quan;thông tin doanh nghiệp kinh doanh chuyền phát nhanh; thông tin doanh nghiệp kinh

doanh cảng, kho, bãi; thông tin doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan; thông tin

doanh nghiệp kinh doanh vận tải; thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu; thông tin hành

lý của người xuất nhập cảnh; thông tin phương tiện vận tải xuất nhập cảnh; thông

tin kết quả thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sat, kiểm soát hải quan, kiểm

tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác; thông tin nghiệp vụ

hải quan và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khâu, xuất

nhập cảnh.

28

Trang 38

Bám sát từng nội dung chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thông tin; hình thức thu thậpthông tin, nguồn thu thập (trong đó nêu rõ từng loại thông tin theo từng đơn vị chịutrách nhiệm dé phục vụ công tác trao đôi, xác minh thông tin trực tiếp); xử lý thôngtin (nêu rõ từng thông tin sau khi thu thập được sử dụng, quản lý như thế nào); thời

gian thực hiện (nêu rõ thời gian từng thông tin được thực hiện thu thập, cung cấp).

1.2.5 Các nhân tô ảnh hưởng tới công tác quản lý thông tin

1.2.5.1 Nhóm các nhân tổ khách quan

- Các yếu tố thương mại quốc tế

Việt Nam trong 20 năm qua đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc

tế một cách mạnh mẽ và có hiệu quả bang việc đã tao ra sự gia tăng mạnh mẽ cácdòng lưu chuyền hàng hoá, dịch vụ, vốn công nghệ, nguồn nhân lực lao động giữa Việt Nam với nước trên thế giới và khu vực Tiến trình hội nhập kinh tế thếgiới và khu vực tạo cho Việt Nam ta có những cơ hội mới, bước phát triển vượt bậctrong việc phát triển nền kinh tế, khoa học, công nghệ, đồng thời cũng đặt ra nhiềuthách thức rất lớn trong đảm bảo phải từng bước thực hiện đầy đủ các cam kết quốc

tế về thương mại như dỡ bỏ hàng rào thương mại, thuế quan, thực nhiện quyền sởhữu trí tuệ, áp dụng quản lý rủi ro, thực hiện xuất xứ hàng hóa đúng thông lệ quốc tế

Tất cả điều này tạo ra sự tác động ảnh hưởng rất lớn đối với DN Việt Nam, một mặt

đòi hỏi họ phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thương mại quốc tế, mặt khác phảinăng động, quyết liệt tham gia cạnh tranh trong môi trường thương mại quốc tế

Cơ chế tạo thuận lợi trong hoạt động XNK, XNC trở thành cơ hội dễ dàngcho các đối tượng núp bóng DN lợi dụng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Các hoạt động này thường được che đậy hết sức tinh vi, xảo quyệt, xử dụng côngnghệ cao, có sự móc nỗi thành đường dây, tổ chức giữa trong và ngoài nước luôn

là thách thức lớn đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật tại biên giới quốc gia, trong

đó có Hải quan Việt Nam Thời gian gần đây nhiều vụ án buôn lậu, gian lận thương

mại được phát hiện, bắt giữ với s6 luong rất lớn về hiện vat như ma túy, thuốc gây

nghiện, các mặt hàng trong danh mục Cites và các chủng loại hàng cam NK, cắm

XK khác, nhưng rất khó xử lý hoặc có xử lý thì chỉ là những đối tượng làm thuê

hoặc bán pháp nhân tra hình thay thé

29

Trang 39

Những năm qua, tình hình kinh tế xã hội, tài chính quốc tế vẫn trong tình

trạng suy thoái nghiêm trọng đã tác động ảnh hưởng lớn đến hoạt động XK, NK của

DN Việt Nam, đặc biệt nhóm DN vừa và nhỏ đang gặp phải khó khăn, rơi vào tình

trạng phá sản, ngừng hoạt động, trong đó bao gồm cả DN đầu tư nước ngoài Từđây sẽ dẫn đến những nguy tiềm ẩn cơ rat lớn về không tuân thủ pháp luật hải quan,pháp luật thuế

- Các yêu tổ kinh tế, xã hội trong nước

Trước yêu cầu mở cửa HNKTQT, phát triển nên kinh tế thị trường đã dẫn đến

sự thay đổi nhanh chóng của các thiết chế kinh tế, xã hội; hàng loạt các hệ thống

pháp luật, chế độ chính sách được bổ sung, sửa đôi hoặc xây dựng mới Trong quátrình đó, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách quản lý, chínhsách thuế đối với hàng hóa XK, NK chưa kịp xây dựng, hoàn thiện đồng bộ đã dẫn

đến nay sinh bat cập, sơ hở, thiếu sót trong quản lý hoạt động XNK, XNC Điều này

vừa gây khó khăn cho DN trong việc thực hiện hành vi tuân thủ; đồng thời cũng dễtạo điều kiện dé một số DN lợi dụng buôn lậu, trồn thuế, gian lận thương mại Cùngvới tiễn trình HNKTQT, nhiều cơ chế, chính sách quản lý của các Bộ, ngành liênquan đến hàng hoá XK, NK thay đổi, thậm chí thay đổi thường xuyên dẫn đến sự

chồng chéo, không thống nhất về chế độ, chính sách quản lý, vừa gây khó khăn cho

DN trong việc tuân thủ, vừa tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp

luật trong hoạt động XK, NK.

Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế, nhiều DN đã có những bước đi,chiến lược đúng đắn nên đã bứt phá phát triển lớn mạnh Hầu hết những DN này

đều có ý thức tuân thủ PLHQ, PLT; bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ DN do

nhiều nguyên nhân khác nhau đã dẫn đến hoạt động kinh doanh gặp phải khó khăn,thậm chí nhiều DN có nguy cơ phá sản, giải thể Trong bối cảnh đó, dé dat lợinhuận cao, duy trì hoạt động kinh doanh, một số DN đã lợi dụng nhưng kẽ hở củachính sách dé gian lận, trốn thuế; thậm chí liên kết với các DN khác dé hợp thứchóa các vi phạm pháp luật hải quan Thời gian qua nổi lên tình trạng gian lận trong

mua bán hóa đơn, hợp thức hóa hồ sơ dé chiếm đoạt tiền thuế giái tri gia tăng đối

với hàng hóa xuât khâu.

30

Trang 40

Cơ chế thị trường cùng với sự hội nhập quốc tế đã làm xâm nhập, phát sinhnhiều phương thức, thủ đoạn gian lận mới ở nước ta, như: hàng giả, vi phạm sở hữu

trí tuệ, khủng bố, rửa tiền cùng với đó cũng hình thành một lớp người ưu hưởng

thụ, làm giầu băng mọi cách, bất chấp pháp luật, coi thường đạo lý Những ngườinay thường có thái độ không tuân thủ pháp luật, luôn tìm cách dé buôn lậu, gian lậnthương mại dé dat được lợi thế và lợi nhuận cao trong hoạt động kinh doanh

- Công tác quản lý của ngành Hải quan

Cùng với sự thay đổi về chế độ, chính sách, công tác quản lý của ngành Hảiquan cũng không ngừng được cải cách, đơn giản hóa thủ tục nhằm tạo thuận lợi chohoạt động XNK, XNC Chính trong quá trình này, do sự thiếu đồng bộ giữa chế độchính sách, cơ chế quản lý và nguồn lực thực tế của ngành Hải quan đã dẫn đếnnhững “lỗ hồng” trong quản lý Qua kết quả khảo sát trên các tuyến vận tải thươngmại quốc tế cho thấy, công tác quản lý hải quan đang bị bỏ trống trên một số địa bàn

và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của CQHQ hoặc dia bàn cần thiết phải do CQHQ

quản lý, vi dụ như việc làm TTHQ đối với phương tiện XNC, việc triển khai biệnpháp giám sát hải quan đối với tầu biển trong hành trình hoặc trong khu vực neo đậu,

giám sát hàng hóa trong quá trình vận chuyền giữa các địa điểm làm TTHỌQ, giám sátkiểm tra hàng hóa là nguyên liệu sản xuất hàng XK Những khiếm khuyết này được

thay qua hau hết các tuyến đường biên, đường sông, đường bộ, đường hàng không vàliên vận quốc tế Đây là những lỗ hồng tiềm an những hoạt động buôn lậu, vận

chuyền trái phép hang hoá qua biên giới không được kiêm soát

Ngành Hải quan đã triên khai áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hảiquan, từ năm 2006 đến nay, công tác này đã đem lại những thành quả to lớn, tạo ra

sự chuyên đổi căn bản trong phương thức quản lý hải quan Tuy vậy, bên cạnh

những kết quả đã đạt được, quá trình này cũng còn bộc lộ những hạn chế như triểnkhai không đồng bộ, thống nhất các biện pháp nghiệp vụ dựa trên cơ chế QLRR.Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc triển khai các biện pháp GSHQ, KTSTQ chưathực sự đồng bộ gắn với việc kiểm tra trong thông quan hàng hóa XNK Các hoạtđộng này chưa đáp ứng yêu cau bọc lót lẫn nhau, hỗ trợ giám sát, kiểm soát các lôhàng miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế (luồng xanh) trong thông quan

31

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN