1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
Tác giả Nguyễn Duy Đức
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nhung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 24,62 MB

Nội dung

cá nhân có quan hệ vay vốn với tại Chi nhánh ngày càng tăng, trong số đó có nhiềukhách hàng mới; các sản phẩm tín dụng KHCN ngày càng được đa dạng hóa; mạnglưới phân phối không ngừng đượ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG DAI HỌC KINH TE

NGUYEN DUY DUC

LUAN VAN THAC Si TAI CHiNH NGAN HANG CHUONG TRINH DINH HUONG UNG DUNG

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết qua nghiên cứu của riêng tôi, chưa đượccông bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết

quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung

trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm,tạp chí và tranh web theo danh mục tài liệu tham khảo của luân văn.

Hà Nội, ngày 14.thang 12 năm 2022

Học viên

Nguyễn Duy Đức

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT 2-2 5£+x+2EE+2EE£EEESEE++Exerxxerxeerxerrxee iDANH MỤC BANG BIEU, SƠ ĐỒ - 2-52 522122 21211221121 cEkcrkee đDANH MỤC BANG BIEU, SƠ ĐỒ 5-52 5222122 2212212712121 xeEkcre, ivJ;7 00 (9671070077Ẻ -:-Ữ1 1CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝLUẬN VE PHÁT TRIEN TÍN DUNG KHACH HANG CÁ NHÂN TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MAL 2-52 S2 2 1E XE21121121111 1112112111111 111cc 51.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế -: s:+¿ 51.1.1 Nghiên cứu quốc tẾ - + 2 E++E£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEE7E2112217171 11x txeeU 5

1.1.2 Nghiên cứu trong THƯỚC - - + 3118391183111 91119 11 911191 1H nh ng 6

1.1.3 Khoảng trống nghiên CỨU 2- 2 2 2 £+E£SE£EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrei 81.2 Tổng quan về tin dung của ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá nhân 91.2.1 Khái niệm về tin dụng đối với khách hàng cá nhân ¿2 2 s25: 9

1.2.2 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân 5 + svsvEeseeeeesessee 10

1.2.3 Đặc điểm hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân - 12

1.2.4 Vai trị của hoạt động tín dụng khách hang cá nhân - : -5++-+++ 13

1.3 Phát triển tín dung khách hang cá nhân của ngân hàng thương mại 161.3.1 Quan niệm về phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân l61.3.2 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng đối với khách hang cá nhân l61.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển tin dụng khách hàng cá nhân 181.3.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển tin dụng khách hàng cá nhân 251.4 Kinh nghiệm phát triển tin dụng khách hàng cá nhân của một số ngân hàng ởviệt nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển0H11 06c n -.”"-.'Â^ 311.4.1 Kinh nghiệm phat triển tín dụng khách hàng cá nhân của một số chi nhánh

ngân hang Ở VIỆI '4111 - G + 111 1 9v 9 93 2 TT HH Hà HH Hư Hưng 3l

KET LUẬN CHƯNG - 2-22 5£2SE+2EE£EEEEEE2EEE2EEE711221 21121171 xe 36

Trang 5

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 372.1 Quy trình nghiÊn CỨU - G2131 331 1911191119111 111111 1 1T ng ng rệt 37 2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5S 3311 E331 E31 13931311511 EEEEEEkrrrkrrxee 38

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - 2-2 2 £+E£EE+EE+EE£EE+EEZEEEEerEerkerxrrkree 38

2.2.2 Phân tích thông tIT - - - càng HT TH HH Hàn HH rệt 41 2.2.3 Tập hợp thông tIT - - 5 s1 TT ng HT TH HH Hàn Hưng Hệ 41

KET LUẬN CHƯNG 2.00 csccescsssessessssssessessecsssssessecsecssssssssessessussussseesessessseeseeseess 42CHUONG 3: THUC TRANG PHAT TRIEN TIN DUNG KHACH HANG CANHAN TAI NGAN HANG TMCP DAU TU VA PHAT TRIEN VN - CHIh);9):09 101979215 +-1 433.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP dau tư và phát triển VN - chi nhánh Cầu Giấy 43

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn ¿2 55s £+£++££+E££Eerxerxerssez 43

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hang - cv seeeeseersessee 44

3.1.3 Cơ cầu bộ máy tổ chức của ngân hàng - - 2-5 + 2+++E+Ee£Eerxerxrrsxee 45

3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hang - «+ ++<sss+ss++ 47

3.2 Thực trạng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và pháttriển VN - chi nhánh Cầu Giấy ¿2-2522 2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrrer 513.2.1 Khái quát về hoạt động tín dụng KHCN tại ngân hàng TMCP đầu tư và pháttriển VN - chi nhánh Cầu Giấy ¿- 2 2 2+ +E£EE#EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 513.2.2 Phân tích thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàngTMCP đầu tư và phát triển VN - chi nhánh Cầu Giấy - 2-5-5 s2 s+csz +2 603.2.3 Kết quả khảo sát các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng khách hàng cánhân của bidv cầu giấy ¿ 2¿ 2+ +2+2x++Ex22EEE211271121122112711211211711 11.2112 cre 703.3 Đánh giá chung về phát triển tin dụng khcn tại ngân hàng TMCP đầu tư và pháttriển VN - chi nhánh Cầu Giấy ¿2 2© +E+E£+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrkrree 763.3.1 Những kết qua dat được -¿- ¿22+ 22+‡2E2212212211271122121121.221crxee 763.3.2 Hạn ChE ceeccscccssessesssessessessesssessecsessussusssessessessusssessessessssssessessussssssessessesseesseesess 78

3.3.3 NQUyEn MAAN 0 4Œ 78

KET LUAN 9:1019) 1066 1n 83

Trang 6

CHƯƠNG 4: KIEN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHAT TRIEN HOATĐỘNG TÍN DỤNG ĐÓI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGTMCP ĐẦU TU VÀ PHÁT TRIEN VN - CHI NHÁNH CÂU GIẦY 844.1 Định hướng phát triển của ngân hàng tmep đầu tư và phát triển vn - chi nhánhG1 A Ô 844.2 Các quan điểm phát triển tin dụng khen tại ngân hang tmcp dau tư và phát triển

vn - Chi nhánh cầu giấy - 2: 2¿©+¿+S++2EE+EE2EEEEEEEEEE22EE221 211211271211 2Eecrei 874.3 Đề xuất giải pháp phát triển tin dụng khcn tại ngân hang tmcp dau tư và pháttriển vn - chỉ nhánh cầu giẤy +- 2-2 252 +E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrree 90

4.3.1 Hoàn thiện chính sách tín dụng - - - 5 6 + 3k HH nh re 90

4.3.2 Nâng cao chất lượng thâm định tín dụng - ¿2 ++x+zx+£++zxsrxzez 924.3.3.Tăng cường chủ động, tìm kiếm khách hàng, lựa chọn khách hàng vay 934.3.4 Hoàn thiện chính sách sản phẩm trên cơ sở tăng cường hoạt động nghiên cứu

CHL COG ã 94

4.3.5 Giải pháp về marketing theo định hướng ngân hàng bán lẻ - 954.3.6 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên -:- 52252 97KET LUẬN CHƯNG 4 - 2° £©S22SE‡EEEEE2E22127171211211211 712112111 99KET LUAN oooeoeccccccccccccsscssesscssssecsessessesscssssucsucsessvssessssscsussucsucsessessessessesscaecaeseeses 100TÀI LIEU THAM KHAO -2- 552 22<‡EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrkerred 101

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, SƠ ĐỎ

TT Bảng Nội dung Trang

1 | Bảng2.I | Thang đo khoảng (Interval Scale) 40

Tình hình huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy giai

4 | Bang 3.3 | Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019 - 2021 50

5 | Bảng 3.4 | Các sản phâm tín dụng cá nhân tại BIDV Câu Giấy 52

So sánh sô lượng sản phâm tín dụng cá nhân với một sô

6 Bảng 3.5 ; , 53

ngan hang trén diaban dén 31/12/2021

7 | Bang 3.6 | Chính sách tin dụng KHCN của BIDV Cau Giây 57

8 | Bang3.7 | Dư nợtín dụng KHCN tại BIDV Câu Giây 61

9 | Bang3.8 | Cocdu dung tin dung KHCN theo thời hạn tai BIDV Cầu Giấy | 63

Co câu dư nợ tín dụng KHCN theo sản phẩm tại BIDV

10 | Bảng3.9 : , 64

Câu Giây

11 | Bảng 3.10 | Sô lượng KHCN tại BIDV Câu Giấy 65

12 | Bảng 3.11 | Tình hình nợ quá hạn theo nhóm nợ tại BIDV Cầu Giấy | 66

13 | Bảng 3.12 | Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại BIDV Cau Giấy | 67

Tình hình nợ quá hạn chia theo hình thức tín dụng tại

14 | Bảng 3.13 ¬ 68

BIDV Câu Giây

15 | Bảng 3.14 | Tình hình nợ xấu tại BIDV Cau Giấy 69

16 | Bang 3.15 | Tỷ lệ sinh lời của tin dụng KHCN 69

17 | Bang 3.16 | Thông tin khách hang 70

18 | Bảng 3.17 | Kết quả khách hàng giao dịch với ngân hàng khác 71

Két qua khao sat vé ty trong cac dich vu ma khach hang

19 | Bang 3.18 71

dang su dung tai Chi nhanh

ii

Trang 9

20 | Bảng 3.19 | Kết quả khảo sát yêu tố lựa chọn khách hang 72

21 | Bảng 3.20 | Kết quả đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện giao dịch 73

22 | Bang 3.21 | Kết quả đánh giá vê nhân viên 74

23 | Bang 3.22 | Kết quả đánh giá vê quá trình giao dich và sau giao dịch 75

Kết quả đánh giá vê sản pham, chương trình khuyến

24 |Bảng3.23| _ | 75

mãi, truyén thông

Kết quả đánh giá chung của khách hàng vê BIDV Cau

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐÒ

TT | Sơđồ Nội dung Trang

1| Sơđồ2.1 | Quy trình nghiên cứu luận văn 37

2 | Sơđồ3.1 | Cơ cấu tổ chức của BIDV Cầu Giấy 46

3 | So đồ 3.2 | Quy trình tin dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Cau Giấy | 59

1V

Trang 11

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đối với NHTM, việc phát triển tín dụng là một vấn đề quan trọng bởi ngânhàng không chỉ tăng cường vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế, nâng caomức sống cho người dân mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển củabản thân ngân hàng, do vậy bat cứ một ngân hang nào cũng đều có gắng tìm ra cácgiải pháp để phát triển tín dụng Tùy theo đặc điểm riêng của từng ngân hàng, mụctiêu theo đuổi và tình hình phát triển kinh tế của thời kỳ đó mà mỗi ngân hàng cóquan điểm riêng về phát triển tín dụng và cố gắng tìm ra giải pháp thích hợp chomình Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay khiến nhóm khách hàngtruyền thống của ngân hàng sẽ dễ dàng chuyền sang sử dụng dịch vụ của đối thủ, vìvậy ban lãnh đạo Ngân hàng đã xác định để phát triển bền vững trong thời kỳ hộinhập và cạnh tranh không thé mãi tranh thủ lợi thé là ngân hang bán buôn trước đây

mà phải phát triển song hành bán lẻ đi đôi với bán buôn Với chiến lược phát triểnbán lẻ, khách hàng mục tiêu của các ngân hàng thương mại hiện nay không chỉ là tô

chức, doanh nghiệp lớn mà còn có khách hàng nhỏ lẻ như cá nhân và hộ gia đình.

Như vậy, mục tiêu phát triển tín dụng cá nhân của các ngân hàng thương mại nằmtrong tong thé mục tiêu chung phát triển ngân hàng bán lẻ

Ngân hàng TMCP Dau tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu Giấy là chi nhánhtrực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN Trong những năm vừa qua

hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tăng trưởng cao va đóng góp quan trọng vao

kết quả hoạt động của toàn Chi nhánh trong đó có tín dụng khách hàng cá nhân Lamột ngân hang có uy tín, hoạt động tại địa ban trung tâm của thành phố Hà Nội,trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh CầuGiấy đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển đặc biệt

là thu hút khách hàng cá nhân Nhận thức được vai trò của khách hàng cá nhân tiếntrình phát triển của Chi nhánh, thời gian qua Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

VN - Chi nhánh Cầu Giấy đã có nhiều chính sách đặc biệt nhằm thu hút đối tượngkhách hàng này và đã đạt được những kết quả quan trọng như: số lượng khách hàng

Trang 12

cá nhân có quan hệ vay vốn với tại Chi nhánh ngày càng tăng, trong số đó có nhiềukhách hàng mới; các sản phẩm tín dụng KHCN ngày càng được đa dạng hóa; mạnglưới phân phối không ngừng được mở rộng

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tín dụng khách

hàng cá nhân còn tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụngkhách hàng cá nhân nói riêng, hoạt động tín dụng nói chung của Chỉ nhánh Một sốhạn chế có thé ké đến như: quy trình tin dụng khách hàng cá nhân vẫn còn rườm rà,thủ tục phức tạp qua nhiều cấp; sản phẩm tín dụng vẫn còn đơn điệu (so với một sốNHTM trên dia bàn), triển khai chậm, thiếu hiệu quả; lãi suất tín dụng vẫn chưa

thực sự cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn; khách hàng chưa thực sự

hài lòng về chất lượng dịch vụ ”

Thời gian tới, hoạt động của ngân hàng trên địa bàn quận Cầu Giấy được dựbáo tiếp tục có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, trong đó có sự cạnh tranhtrong việc thu hút khách hàng cá nhân Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Chi nhánhcần phải nhận diện được những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tín dụng kháchhàng cá nhân và cần có những giải pháp kip thời nhằm phát triển tín dụng khách

hàng cá nhân thời gian tới.

Từ những lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Phat triển hoạt động tin dụng kháchhàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chỉ nhánh CauGidy” làm đề tài luận văn thạc sỹ

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu cở sở lý luận về về phát triển tín dụng khách hàng

cá nhân tại Ngân hàng thương mại và phân tích thực trạng phát triển hoạt độngtín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN -Chi nhánh Cầu Giấy, đề tài đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động tíndụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN

- Chi nhánh Cầu Giấy

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, dé tài có ba nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

như sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cau Giấy

- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhântại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu Giấy trên cơ sởthực trạng và định hướng phát triển của Chi nhánh

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trang phát triển hoạt động tin dụng đối với khách hàng cánhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn

2019 - 2021 như thé nao?

Câu hỏi 2: Hạn chế và bất cập trong phát triển hoạt động tín dụng đối vớikhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh CầuGiấy là gì?

Câu hỏi 3: Cần có những giải pháp nào nham phát triển hoạt động tin dụng đốivới khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánhCau Giấy thời gian tới?

4 _ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển hoạt động tín dụng đối với khách

hàng cá nhân tại NHTM.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi không gian: Dé tài được nghiên cứu tại Ngan hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu Giấy

- Phạm vi thời gian : Nghiên cứu trên co sở các dữ liệu phản ánh thực trạng

trong khoảng thời gian 2019-2021 và đề xuất các giải

Trang 14

pháp đến năm 2025.

Phạm vi nội dung : Nghiên cứu các nội dung phát triển hoạt động tín dụng

đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mạitrong đó tập trung theo hướng phát triển về cả vềlượng, chuyên dịch về cơ cấu và về chất hoạt động tín

dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Kết cau của đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài có 4 chương, gồm:

Chương I : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phát triển tin

dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

Chương2_ : Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Chương 3 : Thực trạng phát triển tin dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu GiấyChương4 : Kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển hoạt động tín dụng đối

với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển VN - Chi nhánh Cầu Giấy

Trang 15

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE PHÁT TRIEN TÍN DỤNG KHÁCH HANG CÁ NHÂN TẠI NGAN

HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tống quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế

1.1.1 Nghiên cứu quốc tễ

Zhou Yuping, Chen Guanyu (2021) đã trình bày các xu hướng mới nhấttrong cách phân khúc khách hàng kết hợp với đánh giá tín dụng cá nhân dựa trênmáy học tập Phan đầu tiên thảo luận về tình hình hiện tại và đổi mới trong cáchmọi người thanh toán trong thé giới đa kênh Trong bối cảnh phát triển nhanh chong

của dữ liệu và công nghệ Internet, phương pháp đánh giá tín dụng cá nhân của ngân

hàng thương mại gặp phải thách thức đáng kê Dựa trên giới hạn của việc đánh giátín dụng ca nhân hiện có, phần thứ hai thảo luận về sự cần thiết của nghiên cứu về

đánh giá tín dụng cá nhân dựa trên máy phương pháp học tập và sau đó khám phá

toàn diện thứ nguyên đánh giá tín dụng cá nhân và dữ liệu nâng cao phương thức mua lại của công ty tài chính Internet.

Larysa Sloboda và cộng sự (2019) đã định nghĩa tín dụng cá nhân là một bộ

phận thiết yếu của dịch vụ tài chính, chiếm một phan lớn trong tổng doanh thu vàhuy động vốn của ngân hàng Ngành kinh doanh này đang thiết kế lĩnh vực quantrong dé áp dụng phương pháp ra quyết định phù hợp nhằm thu hút sự tham gia củakhách hàng, duy trì lợi nhuận và tăng lợi thế cạnh tranh Các ngân hàng Ukrainecũng đã thực hiện bước đầu tiên dé áp dụng các nền tảng trực tuyến và phương thứckhông dùng tiền mặt trong ngân hàng Tuy nhiên, các vấn đề xảy ra trong việc thựchiện các xu hướng toàn cầu hiện nay trên thị trường tín dụng cá nhân trong nướccần được giải quyết ngân hàng ở Ukraine Phần đánh giá của nghiên cứu đưa ranhững thách thức và lợi thế hiện đại của phát triển tín dụng cá nhân ở Ukraine vớinhững phân tích so sánh về các vấn đề toàn cầu và khu vực hiện nay, dựa trên côngnghệ kỹ thuật số và những đồi mới trong ngành tài chính Kết qua phân tích điều tratình trạng tín dụng cá nhân và triển vọng tăng trưởng doanh thu, giải thích các chỉ

sô hiệu suât chính cua dịch vụ tín dụng cá nhân, trình bày những hiệu biết sâu sắc

Trang 16

về các động lực chính của chênh lệch hiệu quả ngân hàng ở Ukraine Dựa trên cácphân tích về rủi ro hoạt động và năng suất, các tác giả đã ước tính các vấn đề tiêucực trong lĩnh vực tín dụng cá nhân ở Ukraine Kết quả cho phép các ngân hànghiện tại xác định rủi ro tài chính và hoạt động, đồng thời tăng hiệu qua của việc apdụng các đổi mới kỹ thuật số trong lĩnh vực tin dụng cá nhân trong nước Cáckhuyến nghị về việc thực thi thị trường và những thay đổi quy định của bối cảnh tindụng cá nhân trong trường hợp của Ukraine được đề xuất.

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Phát triển tín dụng đối với khách hang cá nhân là xu hướng phát triển tất yếucủa các NHTM trong điều kiện hội nhập Do đó, thời gian qua có khá nhiều nghiêncứu của các tác giả ở nhiều cấp độ khác nhau về phát triển tín dụng đối với kháchhàng cá nhân, điển hình một số nghiên cứu sau:

Nghiên cứu của Phạm Xuân Long (2017) sử dụng áp dụng các phương pháp

nghiên cứu chủ yêu như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu,

kế thừa các nghiên cứu trước đó phân tích, diễn giải, logic, quy nạp, Phương phápđiều tra khảo sát: tiến hành khảo sát để thăm dò ý kiến khách hàng là cá nhân, hộkinh doanh tại BIDV thông qua phiếu điều tra khảo sát dé đánh giá mức độ hài lòngcủa khách hàng đối với sản phẩm tín dụng cá nhân tại Chi nhánh luận văn đã đưa

ra một số giải pháp cần thiết nham phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDVCau Giấy, qua đó nhằm đưa BIDV Cầu Giấy là một trong những ngân hàng dẫn đầutrong hoạt động tín dụng cá nhân và góp phần đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của

khách hàng.

Nghiên cứu của Nguyễn Quý Thắng (2017) cho thấy tiềm năng phát triển củakinh tế Hải Dương và nhu cầu vay cá nhân tại đây rất lớn Hoạt động kinh doanhchủ yếu của BIDV Hải Dương là huy động các nguồn vốn dé đầu tư phát triển trởlại cho nền kinh tế của tỉnh; Lĩnh vực tín dụng chủ yếu là tín dụng khách hàng cánhân (KHCN) chiếm trên 90% tổng dư nợ của Chi nhánh; Lợi nhuận mang lại từlĩnh vực KHCN chiếm trên 80% tổng lợi nhuận Tuy nhiên, hoạt động tín dụngKHCN của Chi nhánh còn nhiều tiềm năng cần khai thác Dé tiếp tục phát triển hoạt

Trang 17

động này song song với tìm kiếm dự án khả thi, hiệu quả để đầu tư, Chi nhánh cầntích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, bởi đây là nguồn vốn 6n định vàmang lại hiệu quả cao khi sử dụng dé tài trợ cho các khoản vay.

Luận văn thạc si Tài chính - Ngân hang về “Chất lượng cho vay KHCN taingân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên” của tácgiả Nguyễn Thị Ánh Nhung (2019) tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã hệthống hóa những vấn đề lý luận chung về cho vay KHCN và cũng như những lýluận về chất lượng cho vay KHCN tại NHTM nói chung và đi sâu phân tích hoạt

động cho vay KHCN tại BIDV Hưng Yên trong giai đoạn 2011 - 2020 Dựa trên

những phân tích thực trạng chất lượng cho vay KHCN của BIDV Hưng Yên tronggiai đoạn 2011 — 2020, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất

lượng cho vay KHCN tại BIDV Hưng Yên trong thời gian tới Tuy nhiên nghiên

cứu chỉ dừng lại phân tích chất lượng cho vay KHCN của BIDV Hững Yên thông

qua việc khảo sát mức độ hai long của khách hàng dựa trên thang đo SERQUAL

của Parasuraman & ctg (1985-1988), chưa nghiên cứu khảo sát đối với cán bộ nhân

viên của ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng về “Phát triển hoạt động cho vay

khách hang cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sai Gòn — Hà Nội (SHB) chi nhánh

Thăng Long” của tác giả Đỗ Việt Anh (2019) tại Trường Đại học Kinh tế DHQGHN Luận văn phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá

-nhân tại Ngân hàng TMCP Sai Gòn — Ha Nội (SHB) chi nhánh chi nhánh Thăng

Long, từ đó đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiNgân hàng Nghiên cứu cho thấy trong tổng dư nợ bán lẻ của Chi nhánh cho vayKHCN chiếm trên 70%; trong tổng lợi nhuận lợi nhuận mang lại từ lĩnh vực tíndụng chiếm trên 80%, trong đó tín dụng KHCN chiếm tới 40% Tuy nhiên, cònnhiều tiềm năng cần khai thác hoạt động tín dụng KHCN của Chi nhánh

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Lan (2020) chỉ rõ tại Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam — Chi nhánh Hoàng Mai trong những năm qua hoạt động

tín dụng khách hàng cá nhân luôn là một thế mạnh và rất được coi trọng trong

Trang 18

những năm qua Tuy vậy, tín dụng khách hàng cá nhân vẫn còn hạn chế và chưatương xứng với quy mô hoạt động của chi nhánh, tiềm năng mở rộng dịch vụ tindụng khách hàng cá nhân còn khá lớn và sẽ đóng góp nhiều vào sự phát triển lâu dàicủa chỉ nhánh Khách hàng cá nhân là những người trực tiếp tham gia vào quá trìnhdịch vụ, cảm nhận chất lượng dịch vụ và có quyền quyết định hoàn toàn đến kết quảcuối cùng là có tiếp tục sử dụng dịch vụ tại ngân hàng đó hay không Chính vì vậy,việc phát triển dịch vụ tín dụng khách hàng cá nhân nhằm đem lại sự hải lòng chonhóm khách hàng này là hết sức cần thiết hơn bao giờ hết.

Luận văn thạc sỹ “Các giải pháp hoàn thiện công tác quản tri quan hệ khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) Hòa Bình” của tácgiả Đình Tiến Dũng (2020) Trường Đại học Bách Khoa Luận văn đã chỉ ra nhữngthành công và hạn chế về công tác quản trị quan hệ với khách hàng cá nhân tạiNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh HòaBình và đồng thời đưa ra các giải pháp nhăm đây mạnh quản lý mối quan hệ kháchhàng cá nhân tại Ngân hàng Nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các chính sáchkhách hang của Chi nhánh, đây là yếu tố quan trọng trong phát triển cho vay KHCN

mà dé tài tham khảo

1.1.3 Khoảng trong nghiên cứu

Tat cả những nghiên cứu trên mặc dù có những biện pháp cũng như cách tiếpcận khác nhau Các nghiên cứu đều chỉ ra kết quả đạt được cũng như hạn chế củacác Ngân hàng trong việc phát triển tín dụng đối với khách hàng cá nhân Tuy nhiênhiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập có hệ thống từ khung

lý thuyết đến thực tiễn về phát triển tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển VN - Chi nhánh Cầu Giấy Đây chính là những khoảngtrong cho tác giả và những nhà nghiên cứu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu, và là cơhội cho tác giả tiếp tục củng có và phát triển các kết quả nghiên cứu về phát triển tindụng đối với khách hàng cá nhân cho kho tàng nghiên cứu về phát triển tín dụng đối

với khách hàng cá nhân tai NHTM của Việt Nam.

Trang 19

1.2 Tổng quan về tin dụng của ngân hàng thương mại đối với khách hàng cá nhân

1.2.1 Khái niệm về tín dụng đối với khách hàng cá nhân

* Khách hàng cá nhân

Nguyễn Hoàng Lan (2020) cho rằng khách hàng cá nhân là nhóm các đối

tượng bao gồm: cá nhân, chủ trang trại, hộ gia đình, tổ hợp tác Nhóm đối tượng

khách hàng này có số lượng rất lớn và nhu cầu vay các món nhỏ lẻ

Về cơ bản KHCN là cụm từ dùng để chỉ cá nhân một nhóm người có nhu cầu

và muốn sử dụng hoặc đang sử dụng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Việc sửdụng các sản phẩm và dịch vụ đó sẽ phục vụ cho mục đích cá nhân hoặc mục đích

chung của gia đình cá nhân đó.

* Tín dụng khách hàng cá nhân

Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp các tô chức kinh

tế, các cá nhân và hộ gia đình, trong đó khách hàng là cá nhân và hộ gia đình là bộ

phận ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHTM Các

cá nhân và hộ gia đình vay tiền từ NHTM dé phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặcphục vụ cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình

Tín dụng khách hàng cá nhân là mảng tín dụng tập trung vào đối tượngkhách hàng là những cá nhân, hộ gia đình Các khoản vay này phục vụ cho nhu cầuchỉ tiêu cá nhân như mua sắm các vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, sử dụng cho

mục đích cá nhân hoặc phục vụ cho việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ gia đình.

Theo Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam năm 2010 “Tín dụng kháchhàng cá nhân tại ngân hàng thương mại bao gồm các hình thức tín dụng mà ngânhàng cung cấp cho cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùng, đầu tư haysản xuất kinh doanh”

Võ Thị Hồng Hiền (2011) cho răng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cánhân chủ yếu dé giúp tài trợ cho việc mua ôtô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệuxây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải cho các khoản viện phí,dau tư sản xuất kinh doanh hộ gia đình và các chi phí cá nhân khác

Như vậy, hoạt động tín dụng KHCN là hình thức tín dụng mà Ngân hàng

Trang 20

chuyên nhượng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình vớimục đích tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia

đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.

1.2.2 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân

Tại các NHTM hiện nay, các sản phẩm tin dụng cá nhân chủ yếu là chiếtkhấu giấy tờ có giá cho khách hàng cá nhân và cho vay khách hàng cá nhân Tuynhiên, nhìn chung, chủ yếu các NHTM tập trung vào hoạt động cho vay là chủ yếu,chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các sản phẩm cho vay

* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Căn cứ vào mục đích sử dụng vốnvay, các khoản vay khách hàng cá nhân bao gồm: Vay tiêu dùng và vay sản xuất

kinh doanh.

Vay tiêu dùng là khoản vay đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu của các cá nhân, hộ gia

đình như: xây nha, sửa nha, mua xe 6 tô, du học, chữa bệnh, cưới hỏi;

Vay sản xuất kinh doanh là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sảnxuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình nhu:bé sung vốn lưu động, muasam tài sản cố định, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư

kinh doanh chứng khoán, vàng.

* Căn cứ vào phương thức cho vay: Theo tiêu thức này, cho vay khách hàng

cá nhân chủ yếu bao gồm: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mứcthấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng

Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng vàNgân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Đây là hìnhthức cho vay theo món khi khách hàng có nhu cầu

Cho vay trả góp là hình thức cho vay mà Ngân hàng và khách hàng xác định

và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn vay

Cho vay theo han mức thấu chi là phương thức cho vay mà Ngân hàng thỏathuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chỉ vượt số tiền có trên số dư tài

10

Trang 21

khoản thanh toán của khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất

định Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngày

càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó Hình thức cho vay này chủ yếu áp dụng vớicác cán bộ, nhân viên cơ quan Nhà nước chứng minh được nguồn thu nhập đều đặn

và ôn định Bản thân các NHTM hiện nay cũng thực hiện cho vay hạn mức thấu chỉ

với chính đội ngũ nhân viên của mình.

Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và khách xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay được

tính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mứctín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế Hiện nay sản phẩmcho vay theo hạn mức tín dụng đa dạng nhất là phát hành thẻ tín dụng, theo đókhách hàng được quyền rút theo hạn mức tín dụng đã được cấp trong một khoảngthời gian nhất định

* Căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay: Theo tiêu thức này, cho vay khách

hàng cá nhân chủ yếu bao gồm: Cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không cótài sản đảm bảo (tín chấp) Trong cả hai hình thức cho vay đều có kì hạn linh hoạt:ngắn hạn hoặc trung và dài hạn

Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay mà Ngân hàng đưa ra điều kiệnkhách hàng vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba

Điều kiện vay là khách hàng có hộ khâu thường trú/tạm trú trên cùng tỉnhthành phố với Chi nhánh cho vay hoặc làm việc thường xuyên tại Tinh/thanh phốchỉ nhánh cho vay và có hộ khẩu thường trú tại địa bàn giáp ranh Chi nhánh chovay; có thu nhập thường xuyên, ôn định và đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thờigian vay Ngoài ra tùy từng NHTM khác nhau mà sẽ có những quy định, yêu cầu cụthể khác nhau, ví dụ Vpbank yêu cầu khách hàng phải có thu thập tối thiểu 4,5triéu/thang; ở BIDV yêu cầu khách hàng phải trong độ tuổi từ 18- 60 tuổi, vớiNHTM Lienvietpostbank thì khách hàng có phương án vay vốn và trả nợ khả thi

Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp) là loại cho vay mà Ngân hàng

11

Trang 22

không yêu cầu tài sản đảm bảo, cầm có hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựatrên uy tín của bên thứ ba Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với cáckhách hàng truyền thống, lâu năm và có uy tín.

Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác về hoạtđộng cho vay khách hàng cá nhân Tùy theo từng NHTM mà quy định, điều kiện về

cho vay không có tài sản bảo đảm là khác nhau.

1.2.3 Đặc điểm hoạt động tin dụng doi với khách hàng cá nhân

- Đối tượng

Là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn sử dụng cho những mụcđích sinh hoạt tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhânhay hộ gia đình đó Khác với các doanh nghiệp và tô chức kinh tế, KHCN thường

có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng nhưng thông thường nhu cầu vayvốn của mỗi KHCN là không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi môi

trường kinh tế, văn hóa - xã hội Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu

vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ

dân trí, thu nhập, tập quán, thói quen tiêu dùng của dân cư.

- Thời hạn của các khoản vay ngắn

Với khách hàng là các doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụng

với mục dich tai trợ cho tài sản có định hay xây dung nhà xưởng Còn với KHCN,chủ yêu các khoản vay là những khoản vay ngăn hạn, chỉ có một phan trung han,dai hạn hầu như không có

- Các khoản tín dụng có độ rủi ro cao

Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cánhân đó Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật, thìngay lập tức thu nhập đó hoặc giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn.NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro đó, mà công tác thâm định, quản lí kháchhàng lại không thể kiểm soát được hết tất cả Chính vì điều này, rất nhiều NHTMtrong một thời gian dài trước đây đã rất “ngại” cho KHCN vay vốn Nhưng hiệnnay, nhận thấy hoạt động tín dụng đối với KHCN mang lại một nguồn thu không

12

Trang 23

nhỏ nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu nay Và công tác quan lí rủi ro

ngày càng được các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn.

- Khoản tín dụng có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớnĐặc điểm của KHCN là vay nợ với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất hộ gia

đình nên món vay thường có giá trị nhỏ So với các khoản vay của các doanh

nghiệp thì khoản vay này nhỏ hơn rat nhiều lần Tuy vậy nhưng đối tượng KHCNthường là đông đảo nhất Ngoài ra, các khoản vay của KHCN thường xuyên phátsinh và khối lượng giao dịch ngày càng lớn Vì số lượng khoản vay nhiều nên lợinhuận từ hoạt động tín dụng KHCN sẽ không nhỏ nếu Ngân hàng biết cách huyđộng và làm tốt các công tác quản lí có liên quan khác

- Chi phí thẩm định lớn

Dé tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động tín dung, Ngân hàng thườngtiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thâm định và giám sát khoản vaymột cách nghiêm ngặt Ngoài ra, việc thu nhập thông tin cá nhân là rất khó khăn(thường không day đủ và thiếu chính xác) nên các NHTM sé chấp nhận chi phí cao

dé đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay

- Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khácLãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất khác của các khoản

vay khác của NHTM Do quy mô của các khoản vay thường không lớn nhưng chi

phí bỏ ra dé quan li lại rat lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao dé bù đắpchi phí (gồm chi phí về thời gian, nhân lực, tham định, quản lí )

1.2.4 Vai trò của hoạt động tín dụng khách hàng ca nhân

Đối với tông thê sự phát triển kinh tế của đất nước, tín dụng nói chung và tíndụng đối với khách hàng cá nhân nói riêng ngày càng có vai trò quan trọng, gópphan kích thích, thúc đây, chuyển dịch, định hướng nền kinh tế Hiện nay, khi nềnkinh tế nước ta đang ngày một phát triển, các cá nhân hộ gia đình cũng phải nâng

cao chất lượng cuộc sống, én định kinh tế Muốn làm được điều đó, họ cần được

tiếp xúc với nhiều nguồn vốn hơn nữa Chính vì thế tín dụng đối với khách hàng cá

nhân ngảy cảng trở nên quan trọng hơn.

13

Trang 24

1.2.4.1 Đối với khách hang cá nhânKhoản vốn vay cấp cho cá nhân sẽ tạo điều kiện cho các cá nhân có thé trangtrải các khoản chi phi sinh hoạt, hoc tập; giúp họ có vốn sản xuất kinh doanh, nângcao thu nhập, cải thiện cuộc sông.

Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, các chỉ phí sinh hoạt, học tậpngày càng tăng cao, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây Chính vì thế nhu cầu củacác cán bộ công nhân viên chức được sử dụng các dịch vụ vay vốn của Ngân hàng ngàycàng tăng cao Chính vì thé, tín dụng cấp cho các cá nhân có vai trò ngày càng quan trọng

Các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo, cuộc sống của người dân cònnhiều khó khăn Ho muốn thay đổi cách làm ăn, vươn lên thoát nghèo Muốn làmđược điều đó, họ cũng cần có một nguồn vốn ồn định, uy tín Các chương trình hỗtrợ của nhà nước chỉ đáp ứng được một phần nào đó, nên tín dụng Ngân hàng đóngvai trò then chốt trong vấn đề này

1.2.4.2 Đối với ngân hàng

- Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng

Vì đối tượng khách hàng của tín dụng cá nhân khá rộng nên việc phát triểnloại hình này sẽ giúp hình ảnh thương hiệu của ngân hàng được phô biến rộng khắp.Thông qua tín dụng cá nhân, ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng còn giúp ngânhàng thuận lợi bán chéo sản pham dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửi tiết kiệm,giao dịch thanh toán, chuyên lương qua tai khoản, phát hành - thanh toán thẻ, tindụng KHCN Khả năng cung cấp gói sản phẩm dịch vụ tài chính cá nhân đồng bộthỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnhtranh với đối thủ, do đó góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng

- Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàngNếu một ngân hàng chỉ tập trung tín dụng các khách hàng khách hàng có nhucầu vốn lớn, vì lý do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặpkhó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động

kinh doanh của ngân hàng.

Vi thé dé “tránh tat cả trứng vào một 16”, các ngân hàng phải phát triển tin dung

cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với sô lượng khách hàng cá nhân đông sô tiên

14

Trang 25

vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không cókhả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh.

- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàngHiện nay, các NHTM đang thực hiện tái cấu trúc hoạt động ngân hàng theohướng tăng cường bán lẻ, đây là xu hướng được nhiều NHTM lựa chọn nhằm nâng

cao sức cạnh tranh của ngân hang trên thi trường.

1.2.4.3 Đối với nén kinh tế

Có thể nói răng trong tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay thì tín dụngNgân hàng là một nguồn vốn vô cùng quan trọng giúp thúc day phát triển nền kinh

tế Có rất nhiều yêu tố, nhân tô trong nền kinh tế chịu sự ảnh hưởng và tác động qualại với tín dụng Ngân hàng Trong số các loại hình tín dụng Ngân hàng thì tín dụngđối với khách hàng cá nhân có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, giúp chu chuyến, lưu thông lượng vốn dư thừa trong xã hộivào sản xuất, nâng cao mức sống của người dân Một nền kinh tế vững mạnh thìmỗi cá thể trong đó cũng cần phải tốt Các cá nhân có khả năng tiếp cận với cácnguồn vốn lớn như tín dụng Ngân hàng có nhiều điều kiện hơn để sản xuất kinhdoanh, trang trải các khoản chỉ phí, nâng cao mức sống, góp phân thúc đây tiêudùng, từ đó cũng góp phần phát triển kinh tế

Ngày nay, nền kinh tế nước ta đang phát triển tuy nhiên tập trung chủ yếu ởcác đô thị lớn hay ở nội thành, còn ở những nơi như miền núi hay hải đảo xa xôi thìcuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn Các dự án của Chính phủ

để phát triển kinh tế ở các khu vực này đang đóng góp một phần không nhỏ vàoviệc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây Tuy nhiên, vì nguồn vốncủa Nhà nước cũng hạn hẹp mà các khu vực trọng điểm lại nhiều, chính vì thế, các

dư án này cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân Họ cần có mộtnguồn vốn thường xuyên hơn, ổn định hơn Đó là lí do vì sao mà nguồn vốn củaNgân hàng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện cuộc sôngngười dân, góp phần ồn định an ninh kinh tế, chính tri và trật tự an toàn xã hội

O một phương diện khác, tín dung cap cho các cá nhân cũng tao công ăn việc

15

Trang 26

làm cho người lao động, giúp ho an cư lạc nghiệp, ổn định kinh tế Điều này gopmột phan dáng ké vào các chính sách vĩ mô của Chính phủ trong công cuộc xóa đóigiảm nghẻo, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3 Phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.3.1 Quan niệm về phát triển tín dụng đối với KHCN

Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực Pháttriển tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại là sự biến đổi theohướng phát triển về cả về lượng, chuyển dịch về cơ cấu và về chất hoạt động tíndụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nhằm mục đích mang lại giátrị, thương hiệu và uy tín nhiều hơn cho ngân hàng thương mại (Đỗ Việt Anh,

bộ, hiện đại.

Sự biến đổi về chat ở đây cần được hiểu theo nghĩa là sự phát triển: Sự tăngtrưởng về lượng gắn liền với nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của hoạt động

tín dụng khách hàng cá nhân Trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học,

công nghệ và quản lý, cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ, với mụctiêu trên là nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân

1.3.2 Sự cần thiết phải phát triển tín dụng doi với khách hàng cá nhân

Trong mấy năm trở lại đây, các NHTM cũng đã có những nhận định và sựquan tâm tới nhóm đối tượng khách hàng này Do đó, các NHTM cũng đã có nhữngđiều chỉnh trong hoạt động của mình, chú trọng nhiều hơn đến đối tượng khách

hàng là cá nhân.

Thứ nhất, phát triển tín dụng khách hàng cá nhân một cách có hiệu quả giúpNHTM có cơ hội tăng thêm thu nhập và lợi nhuận Kinh tế tư nhân đang ngày càng

16

Trang 27

có có vai trò quan trọng trong nên kinh tế nước ta; Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của cảnước trong nhiều năm trở lại đây có sự thay đổi cơ bản, trong đó nguồn vốn dân cư

và tư nhân trong và ngoài nước chiếm quá nửa Vì thế, kinh tế tư nhân ngày càng làđộng lực cho phát triển kinh tế của nước ta Hàng năm, nhu cầu tiêu dùng và dau tưcủa người dân lại càng phát triển Để phục vụ cho nhu cầu về vốn phục vụ cho khuvực dân cư, hơn bao giờ hết hoạt động tin dụng ngày càng trở nên phát triển, là địnhhướng chiến lược của khá nhiều NHTM Việt Nam Đặc biệt trong điều kiện nềnkinh tế thị trường ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng nâng cao thìnhu cau về tiêu dùng, về đầu tư của toàn xã hội ngày càng được mở rộng cả về quy

mô lẫn chất lượng Trong khi đó không phải lúc nào các cá nhân cũng đủ khả năngtài chính dé chi trả cho các nhu cầu đó ngay tại thời điểm phát sinh nhu cầu đó; Mở

ra cơ hội phát triển, lớn mạnh của tín dụng khách hàng cá nhân Tín dụng dướinguyên tắc hoàn trả giá trị lớn hơn ban đầu thông qua hình thức lãi suất nên pháttriển tín dụng trực tiếp làm tăng thu nhập và lợi nhuận cho NHTM Từ đó, NHTM

có cơ hội cung cấp được nhiều dịch vụ cho nhóm đối tượng này nhằm mục đích gia

tăng thu nhập va lợi nhuận (Đỗ Việt Anh, 2019)

Thứ hai,phát triển tín dụng khách hàng cá nhân giúp NHTM phân tán rủi ro

Có thể nhận thấy rằng, trước đây đã có hàng hoạt các NHTM mại bị thua lỗ trong

các khoản tín dụng đối với các Tổng công ty Nhà nước lớn; Với đặc thù món vaylớn, thời gian dài nên khi các tổ chức kinh tế hoạt động thua lỗ, không có khả năngtrả nợ đã trực tiếp ảnh hưởng khả năng thu hồi nợ của NHTM, từ đó dẫn đến tìnhtrạng thua lỗ Chính vì thế, thông qua việc tín dụng được nhiều món vay đối vớinhiều khách hàng, với các món tín dụng tương đối nhỏ, lẻ sẽ góp phần giúp NHTM

phân tán được rủi ro.

Thứ ba, phát triển tín dụng khách hàng cá nhân giúp NHTM thu hút đượcnguồn vốn Thật vậy, việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân sẽ giúp NHTMtạo dựng được mối quan hệ tốt đối với một lượng lớn dân cư, hộ kinh tế từ đó tạođiều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thương mại trong việc thu hút von từ việc nhậntiền gửi của khách hàng cá nhân Như đã phân tích, vai trò, vị thế của dân cư, hộ

17

Trang 28

kinh tế ngày càng được khăng định trong nền kinh tế nước ta nói chung và Ngânhàng thương mại nói riêng, do đó một lượng vốn tạm thời nhàn rỗi do đối tượng nàynắm giữ ở những thời điểm nhất định có quy mô khá lớn Việc tạo dựng được mốiquan hệ lâu đài, bền vững với nhóm đối tượng khách hàng có ý nghĩa trong việc thuhút nguồn vốn của NHTM (Bùi Thị Lan Hương, 2019).

Thứ tư,phát triên tín dụng khách hang cá nhân góp phần thúc day sự pháttriển các dịch vụ Ngân hàng Ngoài việc có nhu cầu tín dụng khá lớn thì nhóm đốitượng khách hàng là cá nhân còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ Ngân hàng kháphong phú Chính vì thế, phát triển tin dụng khách hàng cá nhân góp phan thúc day

sự phát triển các dich vụ Ngân hàng

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh phát triển tín dụng khách hàng cá nhân

Mức tăng số lượng Số lượng KHCN năm Số lượng KHCN

KHCN : nay năm trước

Chỉ tiêu lớn hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có sự tăng lên; Chỉ tiêu nhỏ hơn 0 phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng có

sự giảm đi; Chỉ tiêu bằng 0 phan ánh số lượng khách hàng không thay đổi

ø1ữa năm sau so với năm trước.

- Tốc độ phát triển Doanh số tín dụng KHCN: Là tỷ số giữa Doanh số

tín dụng KHCN năm nay so với Doanh số tín dụng KHCN năm trước của

khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (tinh theo %).

18

Trang 29

Doanh số tín dụng KHCN năm nay Tốc độ phát trién Doanh số :

Doanh sô tín dụng KHCN năm X 100% tín dụng KHCN

trước

Chỉ tiêu này dùng để so sánh kết quả hoạt động tín dụng KHCN qua các năm nhằm đánh khả năng phát triển của hoạt động tín dụng về bề rộng.

Chỉ tiêu lớn hơn 100% chứng tỏ NHTM có sự tăng trưởng về kết quả

hoạt động tín dụng KHCN; Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng to NHTM có tăng

trưởng âm về kết quả hoạt động tín dụng KHCN; Chỉ tiêu băng 100% chứng

tỏ NHTM không có sự tăng trưởng về kết quả hoạt động tín dụng KHCN đối

với KHCN.

- Tốc độ phát triển Dư nợ tin dụng KHCN: Là tỷ sô giữa Dư nợ tín

dụng KHCN năm nay so với Dư nợ tín dụng KHCN năm trước của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa (tính theo %).

Chỉ tiêu này dùng dé so sánh sự tăng trưởng du nợ tín dụng KHCN qua

các năm dé đánh giá khả năng tin dụng, tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng Chỉ tiêu lớn hon 100% cho thấy mức độ hoạt động của NH càng mở rộng, phát triển 6n định Chỉ tiêu nhỏ hơn 100% chứng tỏ

NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng Chỉ tiêu bằng 100% chứng tỏ quy mô tín dụng củaNHTM không có sự biến động.

- Cơ cau Du nợ tín dụng KHCN: Là tỷ lệ % giữa Du nợ tín dụng KHCN của khách hàng doanh nghiệp NVV trong Tổng Dư nợ tín dụng

KHCN của ngân hàng.

19

Trang 30

Dư nợ tín dụng KHCN

Tỷ trọng dư nợ tín dụng :

= Tôngdưnợtíndụng KHCN X 100%

KHCN

Chỉ tiêu này càng cao, năm sau lớn hơn năm trước (lớn hơn 0) cho thấy

sự gia tăng số lượng khách hàng của hoạt động tín dụng KHCN đối với khách

xuất kinh doanh trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định hoặc tín dụng tiêu dùng quá nhiều sẽ có rủi ro lớn do mức độ tập trung vốn tín dụng cao Như

vậy dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, đối tượng, nghề nghiệp kết hợp với việc phân tích các yêu tố liên quan tới khách hàng có thé đánh giá là rủi ro cao hay thấp.

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn x 100%

Tổng dư nợ

- Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số du nợ quá hạn chưa thu hồi được Tỷ

lệ nợ này cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành thì có bao nhiêu đồng đã quá hạn Tỷ lẹ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp và ngược

lại, tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao Tỷ lệ nợ quá hạn

chỉ phản ánh số dư thực sự đã quá hạn mà không phản ánh toàn bộ quy mô dư

nợ có nguy cơ quá hạn.

- Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTN thường chia nợ quá hạn

thành các nhóm sau:

Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi

20

Trang 31

No quá hạn từ 181 - 360 ngày, có khả năng thu hồi

Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (Nợ khó đòi)

- Các ngân hàng tín dụng và khách hàng vay đều muốn tránh tình trạng nợ quá hạn Về phía khách hàng đi vay, nếu quá hạn không trả được nợ

sẽ mất uy tin, phải chịu một lãi suất quá hạn cao hơn lãi suát trong hạn, đối

với ngân hàng tín dụng, nợ quá hạn sẽ làm tặng tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ tín

dụng Tỷ lệ nay gián tiếp cho ta thay quy mô của các khoản tín dụng có van

đề của ngân hàng thương mại Nếu tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ các hợp đồng

tín dụng là kém, ngân hàng phải xem xét lại khả năng, đánh giá lại quy trình, thủ tục tín dụng, đặc biệt là phải xem xét lại khả năng thực hiện nhiệm

vụ của cán bộ tín dụng.

- Tuy nhiên nợ quá hạn chưa phải là tổn thất đối với ngân hàng thương mại, đây vẫn là chỉ tiêu gián tiếp, bởi vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn này đều dẫn đến tốn that.

Tỷ lệ nợ quá hạn có khả Nợ có khả năng mat vốn

x 100%

năng tôn thất Du nợ qua hạn

Ty lệ nợ qua han có khả năng ton that/du nợ quá han là một chi tiêu

trực tiếp phản ánh rủi ro Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng bị tốn thất Nói cách khác, chỉ tiêu này phan ánh mức độ có thé gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng tín dụng.

Nợ quá han có kha năng tổn thất thường bao gồm những khoản nợ quá hạn có thời gian quá hạn lớn (từ 6 tháng trở lên) Đối với ngân hàng tín

dụng việc duy trì các chỉ tiêu nay với các tỷ lệ cao trong báo cáo tài chính

đều là khó chấp nhận Ngân hàng tín dụng luôn tìm cách giảm chỉ tiêu này xuống và biện pháp duy nhất là tích cực truy thu các khoản vay này Những khoản này thực sự không thu hồi được phải hạch toán vào chi phí hoạt động

và lay quỹ dự phòng rủi ro dé bù đắp tôn that.

21

Trang 32

Ty lệ tổng dư nợ có nợ Tổng dư nợ có nợ quá hạn

quá hạn Tổng sô khách hàng có dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu

khách hàng đã quá hạn Nếu tỷ lệ này cao phản ảnh chính sách tín dụng

ngân hàng là không hiệu quả Ngoài ra nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ

quá hạn cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn Ngoài ra

nêu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ quá hạn cho biệt nợ quá hạn tập trung vào

- Khả năng thu hồi nợ quá hạn:

Đề đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng người ta còn phân loại

nợ quá hạn theo hai tiêu chí sau:

NQH có khả năng thu Nợ quá hạn có khả năng thu hồi

x 100% hôi vôn Nợ quá hạn

Chỉ tiêu phan anh nợ xau

Nợ xấu (Non-Performance Loans NPL) là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

22

Trang 33

Nợ xâu

Tỷ lệ nợ xấu x 100%

Tổng dư nợ

Ty lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ có bao nhiêu đồng là

nợ xấu Như vậy tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụngcủa ngân hàng.

Nợ xấu phản ảnh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng

lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mat vốn.

Chỉ tiêu phản ảnh khả năng sinh lời

Tỷ lệ sinh lời của tín Lãi từ tín dụng KHCN

dụng KHCN Dư nợ tín dụng KHCN

x 100%

Tỷ lệ sinh lời của tín dụng KHCN (%) phản ánh khả năng sinh lời từ

hoạt động tín dụng KHCN của NHTM, cứ 100 đồng tín dụng KHCN mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

1.3.3.2 Chỉ tiêu định tính phan anh sự phát triển dịch vụ

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng thì tác giả cũng sử dụng các chỉ tiêu

định tính để đánh giá sự phát triển của hoạt động tín dụng cá nhân Một ngân hàng có hoạt động tín dụng cá nhân phát triển thì bên cạnh việc gia tăng quy mô tín dụng cá nhân và đảm bảo các chỉ số an toàn trong tín dụng cá nhân (nợ quá

hạn, nợ xấu ) thì chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng phát triển, các tiêu chí định tính này được thể hiện qua các chỉ tiêu như sau:

* Tinh da dạng trong danh mục tín dụng KHCN

Sự đa dạng các tín dụng KHCN là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của

tín dụng KHCN không chỉ về tiện ích mà còn thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày cảng trở nên đa dạng Việc cho ra đời một sản pham tín dụng KHCN mới cũng là một sản phẩm mới đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện hàng loạt các công đoạn như: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, marketing, bước đầu tung sản phẩm ra thị trường, điều chỉnh, bán sản pham

23

Trang 34

rộng rai,

* Sự cải tiến nâng cao chất lượng tín dụng KHCN

Chất lượng dịch vụ là tiêu chí phản ảnh sự phát triển tín dụng KHCN

theo chiều sâu Chất lượng tín dụng KHCN phản ánh mức độ thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ Dịch vụ đáp ứng tốt nhất những mong muốn, những

kỳ vọng của khách hàng được sẽ là dịch vụ có chất lượng cao Khi ngân hàng

có chất lượng dịch vụ cao sẽ thu hút được khách hàng, đồng thời tăng khả

năng cạnh tranh, nâng cao vi thế và uy tín của mình trên thị trường Chất

lượng của tín dụng KHCN có ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu của hoạt

động dịch vụ.

Chất lượng tín dụng KHCN có thé đánh giá qua:

Thái độ phục vụ của nhân viên.

Tính tiện ích của dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Độ chính xác của tín dụng KHCN.

Thời gian cung ứng dịch vụ cùng loại so với ngân hàng khác.

Mức độ đơn giản hay phức tạp của quy trình cung ứng sản phẩm.

Số lượng khách hàng sử dụng lập lại tín dụng KHCN của ngân hàng.

Tần suất sử dụng dịch vụ tín dụng KHCN của khác hàng

Mức phí dịch vụ mà khách hàng phải trả

Chất lượng tín dụng KHCN còn thé hiện ở sự thỏa mãn, hai lòng của

khách hàng, tín dụng KHCN do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu

của khách hàng Nếu chất lượng dịch vụ ngày càng hoản hảo, có chất lượng

cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Không những

vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thỏa mãn về chất lượng của khách hàng hiện hữu sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu tín dụng KHCN tìm đến ngân hàng dé giao dịch.

Chất lượng của tín dụng KHCN còn thể hiện ở khả năng cạnh tranh của

nó, điêu nay giúp ngân hàng có điên kiện ở mở rộng, phát triên và chiêm lĩnh

24

Trang 35

thị phần làm cho tên tuổi, thương hiệu và uy tín của ngân hàng được nâng

cao, nhờ vậy không ngừng phát triển cả quy mô lẫn tốc độ.

1.3.4 Các yéu tô ảnh hưởng đến phát triển tín dụng KHCN

1.3.4.1 Các yếu tổ khách quan

- Khách hàng (KHCN): “Xét trong mối quan hệ cho vay thì KHCN là mộttrong 2 chủ thể tham gia của giao dịch, đại diện cho bên đi vay Vì vậy, KHCN sẽ làmột nhân tô bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến việc cho vay của ngân hàng Nếu

KHCN có khả năng tài chính tốt, kế hoạch sản xuất kinh doanh đúng đắn và có uy

tín thì các khoản cho vay KHCN của ngân hàng sẽ được đảm bảo an toàn và việc

mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng sẽ trở nên đễ dàng hơn Nếu KHCN có khảnăng tài chính kém, có các kế hoạch kinh doanh kém khả thi, không có uy tín thìmón vay sẽ không được chấp nhận, các khoản vay cho vay của ngân hàng sẽ khôngdam bao an toàn dẫn đến tinh trang nợ quá hạn và mat nợ gây cản trở cho việc nângcao chất lượng cho vay của ngân hàng” (Đình Tiến Dũng, 2020)

“Bên cạnh đó, nếu phạm vi hoạt động của ngân hàng mà trình độ dân trí, khảnăng nhận thức năm bắt thông tin của các KHCN cao thì họ sẽ mạnh dạn đầu tư đểphát triển kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất Khi đó, nhu cầu vay vốn của cácKHCN trên địa bàn sẽ lớn hơn và nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng quy

mô cho vay Ngược lại, nếu trình độ dân trí của các KHCN còn hạn chế thì hoạtđộng sản xuất kinh doanh của họ phần lớn là nhỏ lẻ, không có sự chuyên nghiệp.Nhu cầu về những món vay lớn sẽ hạn chế và gây khó khăn cho ngân hàng trongviệc tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để mở rộng hoạt động cho vay KHCN”

(Bùi Thị Lan Hương, 2019).

- Môi trường kinh tế xã hội: “Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh

tài chính của người ổi vay và thiệt hại hay thành công của người cho vay Trong

điều kiện kinh tế ổn định, phát triển hưng thịnh giúp day mạnh nhu cầu của xã hộitrong mọi lĩnh vực thì việc sản xuất kinh doanh của các KHCN sẽ thuận lợi hơn, thunhập được nâng cao hơn từ đó dễ dàng trả được nợ cho ngân hàng Ngược lại, nếu

25

Trang 36

nên kinh tế đang trong tình trạng suy thoái, sản xuất đình trệ, hàng hóa ứ đóng thì

không chỉ hoạt động cho vay của ngân hàng bị ảnh hường mà thu nhập của mọi

thành viên trong xã hội đều giảm dẫn đến sức mua của người dân bị giảm sút làm

cho hàng hóa, nông san ban đi của các hộ giảm di Từ đó, ảnh hưởng dén thu nhập

của các hộ cũng như việc trả nợ cho ngân hàng khó khăn hơn Ngoài ra, khi nềnkinh tế phát triển, các thành phần kinh tế có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

Từ đó nhu cầu vốn tăng lên cao, giúp hoạt động mở rộng cho vay dễ dàng hơn Cònkhi kinh tế kém phát triển, việc thu hẹp quy mô sản xuất, sản xuất cam chừng sẽ xảy

ra, nhu cầu vốn dé mở rộng sản xuất là không có và việc mở rộng cho vay của ngân

hàng cũng vậy, phải tuân theo những quy định của Luật ngân hàng Nhà nước, Luật

các tô chức cho vay, Luật Dân sự và các quy định khác của pháp luật Sự ràng buộc

về pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cho vay KHCN của ngân

hàng” (Bùi Thị Lan Hương, 2019).

“Nếu hệ thống pháp luật day đủ, nghiêm minh, 6n định đi kèm với những

quy định chính sách phù hợp cho nông nghiệp nông thôn như chính sách trợ giá, ưu

đãi về thuế, ưu đãi về lãi suất, cho vay không tài sản đảm bảo, khoanh nợ choKHCN khi gặp bất khả kháng (thiên tai, bệnh dịch ) thì sẽ thúc đây sản xuất kinh

tế ở nông thôn phát triển, từ đó góp phan thúc đây và tạo ra hành lang an toàn dé mởrộng hoạt động cho vay KHCN của các NHTM Ngược lại, nếu nhà nước đưa ra cácchính sách bat lợi cho người dân như thu hồi đất, tăng thuế ; hệ thống pháp luậtkhông đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng,chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở dé những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài

26

Trang 37

sản của ngân hàng Những điều đó sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt độngcho vay cũng như hạn chế chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng” (Đình Tiến

Dũng, 2020).

- Môi trường tự nhiên: “là vị trí địa lý, khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của các hộ trong vùng Trong hoạt động cho vay KHCNcủa ngân hang thì đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn va khanăng trả nợ của khách hàng mà các hộ cũng như ngân hàng khó có kiêm soát do môitrường tự nhiên luôn bat thường và khó dự đoán” (Bùi Thị Lan Hương)

“Nếu ngân hàng hoạt động trên địa bàn có vị trí địa lý thuận lợi cho việccanh tác, nuôi trồng hay kinh doanh thì các hộ sẽ mạnh dan dau tư vốn dé phát triểnlàm cho nhu cầu vốn tăng giúp ngân hàng thuận lợi trong việc tăng số lượng kháchhàng, mở rộng hơn về quy mô cho vay Ngoài ra khí hậu, thời tiết thuận lợi cho pháttriển nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủysản sẽ cho năng suất cao, từ đó nâng cao khả năng trả nợ của người dân, ngânhàng sẽ đảm bảo được chất lượng của các khoản vay tạo nền tảng vững chắc choviệc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay” (Đình Tiến Dũng, 2020)

“Ngược lại, nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt,động đất sẽ là những nguyên nhân bất khả kháng ảnh hưởng tới khả năng trả nợcủa KHCN Do nguồn trả nợ chính của người nông dân chủ yếu từ tiền bán nôngsản hàng hóa, vì vậy một khi có rủi ro như thất mùa, han hán, người dân sẽ khó cóthé trả nợ đúng hạn, hơn nữa có thể đồng loạt khách hàng không trả được nợ Điều

này ảnh hưởng lớn làm hạn chế cho vay KHCN của ngân hàng cả về quy mô và

chất lượng Đề có thể khắc phục phần nào những rủi ro bất khả kháng về thiên taithì các sản phâm bảo hiểm nông nghiệp đã ra đời nhưng vẫn còn rất mới mẻ với thịtrường” (Đình Tiến Dũng, 2020)

1.3.4.2 Các yếu tô chủ quan

- Định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng

Đề từng bước xây dựng và phát triển vững mạnh dịch vụ KHCN, các ngân

27

Trang 38

hàng trước hết cần có một định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, vạch ranhững bước đi cần thiết trong từng giai đoạn cũng như đề ra mục tiêu cần đạt đếnđối với mỗi loại hình dịch vụ Cái gì mới cũng vậy, cần phải từ từ, bước từng bướcvững chắc mới dần đi vào sâu được trong dân cư Chiến lược của ngân hàng cũngphải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản pham đáp ứng nhu cầuthị trường, rồi sau đó mới là giai đoạn tung sản phẩm ra, mở rộng mạng lưới, kèmtheo việc tuyển dụng, đảo tạo nhân sự mới.

- “Chính sách cho vay của ngân hàng là kim chỉ nam đảm bảo hoạt động cho

vay có lợi, đi đúng hướng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại củamột NHTM Chính sách cho vay bao gồm các yếu tố như: mức cho vay đối với mộtkhách hàng, cơ chế đảm bảo tiền vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, các hìnhthức cho vay được thực hiện, cơ cấu lại thời hạn cho vay mới, khả năng thanh toán

nợ của khách hàng, hướng giải quyết khi phát sinh nợ quá hạn, các khoản vay cóvan đề Tat cả các yếu tố đó tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới việc mở rộng hayhạn chế cho vay của ngân hàng” (Nguyễn Thị Ánh Nhung, 2019)

“Một ngân hàng với chính sách cho vay đúng đắn, hợp lý, linh hoạt sẽ đápứng được nhu cầu vốn đa dạng của khách hàng Từ đó, giúp thực hiện được nhiềumón vay hơn, số lượng khách hàng tăng nhiều hơn góp phần giúp ngân hàng

thành công trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng quy mô cho vay, đảm bảo khả

năng sinh lợi dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ pháp luật Ngược lại, nếu nhưcác yếu tô của chính sách cho vay cứng nhắc, không hợp lý, chưa đáp ứng được nhucầu vay vốn đa dạng của khách hàng thì ngân hàng sẽ bất lợi trong việc thu hútkhách hàng, hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng, thu hẹp lại Điềunày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng hoạt động cho vay” (Đặng Hương

Giang, 2012).

- Quy trình cho vay: “là trình tự các bước cần thiết phải thực hiện trong quátrình cho vay được thực hiện giữa ngân hàng với khách hàng, bao gồm các bước từkhi lập hồ sơ cho vay KHCN, thâm định khoản vay, giải ngân, quản lý sau khi vay

đến khi thư hồi nợ Như vậy, quy trình cho vay sẽ là cơ sở cho việc tổ chức triển

khai hoạt động cho vay” (Đặng Hương Giang, 2012).

28

Trang 39

“Một quy trình cho vay được thực hiện một cách hợp lý, nhanh chóng, an

toàn thì sẽ có nhiều người dân được vay vốn hơn từ đó nâng cao chất lượng cho vayKHCN Và ngược lại, nếu quy trình cho vay thực hiện rườm rà trong một thời gian

dai thì sẽ làm cho người dân ngại vay ngân hàng, không thu hút được sự quan tam

của khách hàng và tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay KHCN của NHTM.Ngoài ra, với đặc điểm của các khoản cho vay KHCN là những khoản vay nhỏ

lẻ,phạm vi phân tán rộng thì việc giảm bớt thủ tục, sự phức tạp trong quá trình cho

vay sẽ là yêu tô giúp thu hút khách hàng nhưng cũng đồng thời giúp ngân hàng tiếtkiệm chi phi cho vay” (Nguyễn Thị Ánh Nhung, 2019)

- Công tác thu thập và xử lý thông tin

Hiện công tác thu thập và xử lý thông tin chưa được chú trọng và tô chức bàibản có hệ thống Do vậy đã xảy ra tình trạng ngân hàng cho vay vốn nhưng lại thiếunhững thông tin chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính củakhách hàng và thiện chí trả nợ của khách hàng Quan tâm thường xuyên đến việc

khai thác thông tin khách hàng trong đó trọng tâm của việc phòng ngừa rủi ro là

phải tập hợp thông tin từ nhiều phía

- Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng: “thể hiện ở trình độ chuyênmôn nghiệp vụ ngân hàng, trình độ hiểu biết về lĩnh vực cho vay nông nghiệp nôngthôn, tác phong làm việc, tác phong giao tiếp với khách hàng”

“Nếu NHTM có đội ngũ nhân lực có trình độ, quản lý tốt, tâm huyết với hoạtđộng cho vay nhằm giúp các KHCN phát triển kinh tế, cán bộ cho vay am hiểu vềlĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tận tình với người dân, không ngại khó khăn về địabàn hoạt động, nhạy bén trong giao tiếp sẽ góp phần nâng cao hình ảnh uy tín củangân hàng đối với khách hàng, giữ chân được khách hàng cũ thu hút được kháchhàng mới thông qua chất lượng của dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Từ đó, tácđộng tích cực đến chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng Ngược lại, nếu chấtlượng đội ngũ nhân lực của ngân hàng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không tốt đếnhoạt động kinh doanh của ngân hàng, số lượng khách hàng đối tác sẽ giảm đi và làm

hạn chế việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN nói riêng và các hoạt động khác

của ngân hàng nói chung” (Bùi Thị Lan Hương, 2019).

29

Trang 40

- Mạng lưới hoạt động của ngân hang: “bao gồm các chi nhánh, phòng giaodịch, văn phòng đại diện của ngân hàng Hệ thống mạng lưới của ngân hàng là mộttrong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay KHCN” (Phan Thị

Thu Hà, 2007).

“Với đặc điểm khách hàng trong cho vay KHCN thường phân tán trên địabàn rộng lớn, thậm chí còn ở các khu vực miền núi, vùng sâu, giao thông di lại khókhăn, mức độ nhận thức và năm bắt chính sách ưu đãi còn kém Cho nên, nếu ngânhàng có mạng lưới chi nhánh rộng khắp nơi sẽ giúp cho cán bộ cho vay dễ dàng hontrong việc tiếp cận với người dân để giới thiệu các sản phâm cho vay, theo dõi cáckhoản vay và thu hồi nợ; tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hangđược thuận tiện hơn cũng như dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay Từ đó, tác động tíchcực đến họat động cho vay, giúp ngân hàng dễ dàng nâng cao chất lượng cho vayKHCN Ngược lại, nếu hệ thống mạng lưới của ngân hàng còn hẹp thì sẽ bị hạn chế

về phạm vi khách hàng, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc khai thác các kháchhàng tiềm năng, từ đó tạo ra những rào cản cho hoạt động cho vay cả về quy mô lẫnchất lượng các khoản vay của ngân hàng” (Bùi Thị Lan Hương, 2019)

- Cơ sở vật chất trang thiết bị: thể hiện hình ảnh của ngân hàng với đối tác,bên cạnh đó các quy trình nghiệp vụ của ngân hàng đều phần mềm và phần cứngcủa thiết bị thông tin được xử lý được dùng trong ngân hàng

“Cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại sẽ giúp ngân hàng đơn giảnhóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, bảo mật thông tin khách hàng tốt hơn

Tạo ra sự thuận tiện, thoải mái cho quá trình giao dịch giữa ngân hàng và khách

hàng, từ đó giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn

và góp phần nâng cao chất lượng cho vay KHCN được thuận tiện hơn Ngược lại,

cơ sở vật chất trang thiết bị lạc hậu, yêu kém sẽ dẫn đến việc chậm trễ trong quátrình xử lý công việc, làm ngân hàng trở nên tụt hậu kém phát triển, khách hàngkhông hai lòng Từ đó, không thu hút được nhiều khách hàng, làm hạn chế việc cho

vay KHCN nói riêng và các hoạt động cho khác của ngân hàng nói chung” (Bùi Thị

Lan Hương, 2019).

- Công tác tuyên truyện và phôi hợp với các tô chức liên quan của ngân

30

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN