Tính cấp thiết của đề tàiNhắc tới ngân hàng thương mại, chúng ta hiểu đó là một loại hình doanhnghiệp đặc biệt, ở đó diễn ra hoạt động kinh doanh lĩnh vực đặc thù đó là tiền tệ dựatrên c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
LE THU HUE
PHAT TRIEN HUY DONG VON TAI NHTMCP
DAU TU VA PHAT TRIEN VIET NAM
-CHI NHANH CAU GIAY
Hà Nội — 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
LÊ THU HUỆ
PHAT TRIEN HUY ĐỘNG VON TẠI NHTMCP
DAU TƯ VÀ PHAT TRIEN VIỆT NAM —
CHI NHANH CAU GIAY
Chuyên ngành: Tai chính — ngân hang
Mã sô: 8340201
XÁC NHAN CUA_ XAC NHAN CUA CHU TICH HD
CAN BO HUONG DAN CHAM LUAN VAN
TS Nguyén Canh Hiép PGS TS Lé Trung Thanh
Hà Nội — 2022
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển huy động vốn tai NHTMCP Dau tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy” nay là kết quả nghiên cứu củariêng tôi, chưa được công bồ trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngườikhác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các
quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo
của luận văn.
Tác giả luận văn
Lê Thu Huệ
Trang 4LOI CAM ON
Trong suốt qua trình hoc tập tại Trường Dai học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia
Hà Nội, tôi đã được các thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng day, truyền đạt kiến thức,
kinh nghiệm rất thiết thực bồ ich cho hoạt động nghiên cứu và công tác thực tiễn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, do khả năng và trình độ còn hạn chế nên bản
luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong nhận được sựgóp ý chân thành của các thầy giáo, cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp dé đề tài
nghiên cứu nay được hoan thiện hơn.
Xin chân thành cam on!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CAC TU VIET TÁTT << << << + s++++esssssesss i
DANH MỤC BẢNG - << c2 1 1 1 1 1n v1 c6 iiDANH MỤC HÌNH - - 5522553113313 5511155655 iii
379800671075 1
1 Tính cấp thiết của đề tài - ¿St s1 11211 11111121121121111 11111111 1x re 1
2 Mục tiêu nghiên cứu va nhiệm vụ nghiên cứu -. ++s-s + s+ssssxsexxss 2
3 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5c 2 31131119111 1111111 1 9111111 11 TH ng ng 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ¿+ + k+SE+EE+E£+E££EeEEeEEerkerkrrxrreree 2
5 Kết cấu của luận văn - St St SE kE1EE111111115111111111117111x 1e TxcE 3
CHUONG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE PHAT TRIEN HUY DONG VON TẠI NHTM -«- 4
1.1 Tổng quan về tình hình nghiÊn CỨU d G6 5 <5 99 95 595595886958 4
1.1.1 Tình hình nghiên ctu - - 5 5 5 x3 1S ng ng tiệt 4
1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu 2-2 5: +©++x+2Ext2EEtEE++Exvzrxerxrerkesree 6
1.2 Tong quan về NHTM và huy động vốn của NHTM -s« 7
1.2.1 Tổng quan về NHTM - 2-2 £+S+E£EE£EEEEEEEEEEE2E1211115217111 11111 e 71.2.2 Tổng quan về huy động vốn của NHTM -¿- - s+c+Ex+EvrxeEzxerxzxerez 17
1.3 Phát triển huy động vốn của NHTM .s- se ss<ssesssessses 30
1.3.1 Quan niệm về phát triển HDV của các NHTM - s52 301.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát trién HDV tại các NHTM - 301.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát trién HDV của NHTM 36
1.4 Kinh nghiệm va bài học về phát triển HDV của các NHTM 40
1.4.1 Kinh nghiệm về phát triển huy động vốn của Ngân hàng Công Thương
Việt Nam (VietinBank) - < 11 2111112111111 1118111118 1111180111190 11c Hyn 40
1.4.2 Kinh nghiệm về phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổphần Kỹ Thương Việt Nam (Techcormbank) 2-2 s+2++x++zx++zszex 421.5 Bài học rút ra đối với HDV tại BIDV Cầu Giấy . s ss-ses 45
TIỂU KET CHƯNG l s 5< s<s£Ss£ESeEESEEseESEEAeerervserssersserssre 48
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 << se << se ssss=sese 49
Trang 62.1 Thiet kê mghién CỨU do 5 5< S9 9 9 99.990 000000086006 49
2.1.1 NOI dung nghién CUU 8n 49 2.1.2 Quy trình nghiÊn CỨU - G1121 HH ng ng key 49
2.2 Phương pháp nghiÊn CỨU o G5 S526 5 S989 94 995.9959955849584659% 49
2.2.1 €0 080i) i02 49
2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin - 5-5225 322 **+*++vseereereereeerrss 50
2.2.3 Tông hợp và phân tích thông tin ¿- 2: ©22©5222x+2z+vzx+srxezrxeee 51
2.2.4 Mô hình nghiên CỨu 6 6 + xxx vn HH ng ng gà 52
TIỂU KET CHƯNG 2 s2 s°s<©©E++sEoEEEESEAAeEEAeEoEkeorgreorreseie 53
CHUONG 3: THUC TRẠNG PHÁT TRIEN HUY ĐỘNG VON TẠI NGÂN
HÀNG TMCP DAU TƯ VÀ PHÁT TRIEN VIET NAM CHI NHÁNH CÂU
3.2 Thực trang phát triển huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy 60
3.2.1 Các sản phâm huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy - 603.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động - ¿5c se sccsce2 623.2.3 Cơ cầu nguồn vốn huy động - 2 2 s©x+2E++EE+EEtEEzEzExerxerkerree 633.2.4 Chỉ tiêu khách hang - tốc độ tăng trưởng vốn huy động - 683.2.5 Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ và sản phẩm huy động vốntại BIDV Cầu Giấy - ¿5s St EtEE1E12112112111111 1111112111121 11 1111 xe 69
3.3 Đánh giá thực trạng phát triển HDV tại BIDV Cầu Giấy 72
3.3.1 Những kết quả đã đạt được - ¿- ¿sex E212 EEeEkerkrrkrree 723.3.2 Các hạn chế còn tỒn tại stc2vxttEktrttrkrrtttrtrrrtrtrrrrrrrrrrrrrieo 733.3.3 Các nguyên nhân gây ra hạn chế ¿- - 2 + s+++S++E++EerEerxerxerxeree 74TIỂU KET CHƯNG 2 s°s<©+esoEEAeEEEAAeESEkeEotkeeotrreorresete 78
CHUONG 4: GIẢI PHAP PHÁT TRIEN HUY DONG VON TẠI NGÂN
HANG TMCP DAU TU VA PHÁT TRIEN VIET NAM CHI NHÁNH CÂU
GA Y.d 0G G9 9” 09.09.0000 000.0104.010 00000080.910.08.04.01004 009809000 79
4.1 Kế hoạch, định hướng và mục tiêu phát triển HDV của BIDV Cầu Giấy
giai đoạn 2022 — 225 0 sọ Họ Họ cọ TH 0 00000008000 79
Trang 74.1.2 Mục tiêu về phát triên HDV của BIDV Cầu Giấy - 80
4.2 Một số giải pháp phát triển huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy 80
4.2.1 Có chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng - 814.2.2 Da dạng hình thức huy động vốn 2-2-2222 x+£E£+E£+E+Exerxerxez 824.2.3 Áp dụng lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng khách hang 84
4.2.4 Mở rộng mạng lưới giao dịch của Chi nhánh ¿55555 +++s<++s++ 85
4.2.5 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại - 55 555 <++£++cxssersees 864.2.6 Chú trọng phát triển nguồn nhân lực -. 2- ¿+ ©++s++zxzzxzes 86
4.3 Kién 2066 6 ẽ ẽ 87
4.3.1 Kiến nghị với Ngan hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 87
4.3.2 Kiến nghị với Ngân hang Nha nước Việt Nam 5 s+cs+c52 89
4.3.3 Kiến nghị với Nhà nưỚC 2-2 2 + +E+EE#EESEEEEE2EEZEEEEEEerkerkrrkrree 91
0009000575 94
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 22s ssssesseessessessss 95
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BIDV Ngân hang TMCP Đầu tư và Phát trién Việt Nam
8 KHCN Khach hang ca nhan
9 KHDN Khach hang doanh nghiép
10 QHKH Quan hé khach hang
11 NHTM Ngân hàng thương mai
12 NHTW Ngân hang trung ương
13 NHNN Ngân hàng nhà nước
14 TMCP Thương mại cô phân
15 TCTD Tổ chức tín dụng
Trang 9DANH MỤC BANG
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động của BIDV Cầu Giấy 57
2 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 58
3 Bảng 3.3 | Các hình thức HDV của BIDV Cau Giây 60
Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguôn vốn huy
4 Bảng 3.4 Sa 62
động của BIDV Câu Giây năm 2019 -2021
Hoạt động HDV tại BIDV Cầu Giấy giai đoạn
5 Bảng 3.5 63
2019-2021
Trang 10DANH MỤC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
1 | Sơđồ3.1 | Bộ máy tô chức BIDV Cầu Giấy 55
2 | Biểu đồ 3.1 | Cơ câu khách hàng tham gia khảo sát 69
3 | Biéu d6 3.2 | Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hang 70
4 | Biểu ad 33 Tổng quan về sự hài long của khách hàng đối với 71
BIDV Chi nhánh Cầu Giấy
Trang 11PHẢN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiNhắc tới ngân hàng thương mại, chúng ta hiểu đó là một loại hình doanhnghiệp đặc biệt, ở đó diễn ra hoạt động kinh doanh lĩnh vực đặc thù đó là tiền tệ dựatrên các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cho vay và cung cấp các sản phâm dịch
vụ khác tới khách hàng.
Nghiệp vụ huy động vốn có thé nói là một trong những những nghiệp vụquan trọng nhất đối với mỗi ngân hàng Có huy động tốt tức là nguồn nguyên liệuđầu vào tốt dé tiếp tục quá trình luân chuyển vốn và tạo ra những sản pham dịch vụnhư cho vay, bảo lãnh v v Trên thị trường tài chính hiện nay, nhìn tổng quanchúng ta thấy rằng nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại thường rất thấp,chỉ chiếm khoảng 10% tổng tài sản, nguồn vốn còn lại chủ yếu từ huy động dân cư,vốn đi vay và các nguồn huy động khác Hơn nữa, trong những năm tới, theo đánhgiá xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service, tốc độ tăng trưởng tiền gửi củatoàn ngành ngân hàng sẽ khó có thê theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng, khiến cácngân hàng gặp nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản Vì vậy, việc tim ra giải
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả huy động vốn là bài toán cũ nhưng mang tính
cấp thiết ở hiện tại và tương lai đối với tat cả các ngân hang
Tại Việt Nam, nhiệm vụ huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh
tẾ của các ngân hàng thương mại còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao bởi quá trìnhnày vẫn còn nhiều hạn chế Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày càng có nhiềungân hàng thương mại được thành lập, mở rộng quy mô bám sát sự phát triển vàvận hành của nền kinh tế và điều đó cũng đồng nghĩa với việc môi trường kinhdoanh của các ngân hàng TMCP trở nên khốc liệt hơn, áp lực cạnh tranh ngày càngcao hơn đặc biệt là trong nhiệm vụ huy động vốn của các ngân hàng Bai toán đượcđặt ra lúc này đó chính là làm sao để huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗitrong nền kinh tế? Lam thé nào dé có thé thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đủ dé đáp ứng
được cơ cấu vốn phù hợp với nhu cầu phát triển, định hướng của chính bản thân
Trang 12ngân hang đó? Dé giải quyết được câu hỏi đặt ra đó, chúng ta cần phải xác địnhđược các giải pháp, thực trạng dé đưa ra định hướng phủ hợp với mỗi ngân hang,
mỗi chi nhánh.
Giai đoạn 2019 - 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, tăng trưởng
huy động vốn toàn ngành chỉ đạt 9% Trong đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam (BIDV) có mức tăng trưởng huy động vốn khá ôn định 13% Tuy
nhiên, BIDV Chi nhánh Cầu Giấy hiện đang là chi nhánh cấp 1 hệ thống, hoạt động
huy động vốn hiện còn đang gặp nhiều khó khăn Tốc độ tăng trưởng huy động vốnbình quân thấp hơn so với tốc độ huy động vốn bình quân toàn hệ thống BIDV nói
riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung.
Nhận thay tầm quan trọng của việc phát triển huy động vốn đối với hiệu qua
kinh doanh và an toàn hoạt động của BIDV Chi nhánh Cầu Giấy cùng những kiếnthức đã được học tôi lựa chọn đề tài “Phát triển huy động vốn tại NHTMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chỉ nhánh Cầu Giấy” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngânhàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Cầu Giấy, đề xuất các giải pháp pháttriển huy động vốn tại Chi Nhánh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa được các vấn dé lý luận liên quan đến phát triển huy độngvốn trong các NHTM
- Đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn hiện nay, chỉ ra những hạnchế gây khó khăn và giảm hiệu quả trong quá trình huy động vốn
- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển huy động vốn tại BIDV Cầu Giấy.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phát triển hoạt động huy động vốn của
Ngân hàng thương mại.
Trang 13- 2021 Từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển huy động vốn tạiNgân hàng TMCP Đầu tư va Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn
2022 — 2025.
5 Kết cấu của luận vănNgoài các phần mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục viếttắt, mục lục và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 4 chương
sau:
Chương 1: Tổng quan về tinh hình nghiên cứu va cơ sở lý luận về về huy
động vốn tại NHTM
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Cau Giấy
Chương 4: Giải pháp phát triển huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy
Trang 14CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN HUY ĐỘNG VON TẠI NHTM
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu
Đứng trước bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn và thách thức vàomột vài năm gần đây đã khiến các nhà kinh tế đưa ra rất nhiều giải pháp nhằm pháttriển hoạt động kinh doanh của mình trong đó có lĩnh vực huy động vốn trong ngân
hàng thương mai Cụ thé đã có một số luận văn có liên quan với dé tài nghiên cứu ở
trên như sau:
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn nguồn vốn tiễn
gửi tại Ngân hàng thương mại cổ phan Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” của Lương ThịQuynh Nga (2018) Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh Công trình
nghiên cứu này đã đánh giá được thực trạng về hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu, trong đó tập trung nghiên cứu về tính hiệu quả của
hoạt động huy động vốn của ngân hàng này Công trình cũng đưa ra được khá nhiềugiải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của hoạt động huy động vốn của Ngân hàngTMCP Xuất Nhập Khẩu
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Tăng cường hoạt động huy động vốn tại Ngânhàng thương mại co phan Sài Gon Thương Tin — Sacombank" của Trần Thị DiệuHang (2018) Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Công trình nghiên cứu đã chỉ rađược những mặt còn hạn chế trong cách thức huy động vốn của Ngân hàng thươngmại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank để từ đó đưa ra được một số giảipháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác huy động vốn của ngân hàngđồng thời nâng cao được năng lực huy động vốn cho Ngân hàng thương mại cỗphần Sài Gòn Thương Tín Sacombank
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thươngmại cổ phan Sài Gòn Hà Nội - Chỉ nhánh Lâm Đồng” của Nguyễn Hoài Nhã Trúc(2019) Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội Trong đề tài tập trung
đưa ra các giải pháp về huy động vốn trong đó chú trọng công tác huy động vốn
Trang 15Ngoài ra công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra được những mặt còn yếu kém trong
công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cô phan Sài Gòn Hà Nội — Chi
nhánh Lâm Đồng, công trình cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ nhữngmặt còn tồn tại ngay tại ngân hàng này
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp gia tăng nguôn vốn huy động đối với
hệ thong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của tác giả Huỳnh ThịKim Phượng (2019) Trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh Luận văn
này đã cho ta thấy những mặt còn hạn chế và những thành quả đạt được của Ngân
hàng TMCP Dau tư và Phát triển Việt Nam trong công tác huy động vốn nhằm ồnđịnh nguồn vốn huy động đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng
của ngân hàng Công trình cũng đưa ra được một số giải pháp thiết thực góp phầntạo dựng được nguồn vốn bền vững và lâu dài cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chỉ nhánh Hoàn Kiếm” của Phạm Thị Thanh Thủy(2019) Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài này đã phân tích một cách kỹcàng về thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dé
từ đó chỉ ra những mặt còn yêu kém trong công tác huy động của ngân hàng Ngoài
ra công trình cũng đề xuất những giải pháp phù hợp với tình hình huy động vốn củaNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam góp phan cải thiện tính hiệu quả trongcông tác huy động vốn của ngân hàng này
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Hải Dương” của tac giả Lê Thị Thanh
Thúy (2020) Đại học Kinh Tế Quốc Dân Ở luận văn này, tác giả nghiên cứu chung
về nâng cao hiệu quả huy động vốn Ngân hàng thương mại cô phần Đầu tư và Pháttriển Hải Dương, vì vậy luận văn tập trung vào vấn đề phân tích hiệu quả sử dụngvốn huy động Tuy nhiên, vì nghiên cứu cùng phạm vi không gian là Ngân hàngBIDV nên tác giả có thê làm căn cứ vận dụng phân tích một số thông tin nghiên cứu
Trang 16về đơn vị ở phần lịch sử hình thành và phát triển của BIDV trong chương hai của
luận văn của mình.
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” của tácgiả Trần Thị Ngọc Trinh (2021) Đại học Trà Vinh Đề tài đã tập trung nghiên cứunâng cao huy động vốn tại Agribank thị xã Duyên Hải trong giai đoạn 2020 - 2025
và những năm tiếp theo Qua phân tích, đề tài này đã chỉ ra được các nhân tố ảnh
hưởng đến công tác huy động vốn và đưa ra các giải pháp pháp có liên quan để
nâng cao huy động vốn tại Agribank thị xã Duyên Hải Đây là cơ sở dé tác giả thamkhảo vận dụng nghiên cứu đề tài của mình
- Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Hiệu quả hoạt động huy động vốn tiền gửi tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — Chỉ nhánh Can Thơ” của tác giả Dinh
Thiện Lan Hoa (2022) Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Với đề tài này, luận văn
đã đánh giá thực trạng về hiệu quả của hoạt động vốn tại Ngân hàng TMCP Côngthương Việt Nam — Chi nhánh Cần Thơ Từ đó chỉ ra các phương pháp tiếp cậnnghiên cứu về van dé nay và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
của chi nhánh.
1.1.2 Khoảng trong nghiên cứuCác công trình nghiên cứu trên đã phần nào giải quyết được những tồn tại vàkhó khăn mà các ngân hàng thương mại đang gặp phải trong công tác huy động vốncủa ngân hàng Đó là các van đề về khả năng huy động vốn của ngân hàng, sự mởrộng vốn của ngân hàng, hay các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho mộtchỉ nhánh thuộc ngân hàng hay đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chỉ phí trongcông tác huy động von v.v Hầu hết các công trình nghiên cứu đều chỉ ra được van
dé còn yếu kém cũng như chưa khắc phục được hạn chế về công tác huy động vốn
của ngân hang ma mình nghiên cứu.
Do mục đích và yêu cầu khác nhau, va đặc thù riêng của từng chi nhánh ngânhàng mà các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiếnnghị, đề xuất cho từng ngân hang cụ thé va gần như không thé áp dụng các giải
Trang 17pháp đó cho các tổ chức khác Các đề tài trên đều nghiên cứu về hoạt động huyđộng vốn nhưng chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu phát triển huy động vốn tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy Đây là điểmmới và khác biệt so với các đề tài trước
1.2 Tổng quan về NHTM và huy động vốn của NHTM
1.2.1 Tổng quan ve NHTM
1.2.1.1 Khai niệm NHTM
Ngân hàng được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu đài vớinhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Trong thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ XVđến thế kỷ XVIII, các ngân hang còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện cácchức năng như nhau đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh
tế và phát hành giấy bạc ngân hàng
Sang thé ky XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển.Việc các ngân hàng cùng thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làmcho lưu thông có nhiều loại giấy bạc ngân hàng khác nhau đã gây cản trở cho quátrình lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế Chính điều này đã dẫn đến sự phânhoá trong hệ thong ngan hang Loai hinh ngan hang hién dai that su xuất hiện trênthé giới vào thế kỷ XVII, với việc thành lập những ngân hàng: Ngân hang
Amsterdam năm 1609 ở Hà Lan, Ngân hàng Hamburg năm 1619 ở Đức, Ngân hàng
Anh quốc năm 1649
Ngày nay, hệ thống ngân hàng của hầu hết các nước trên thế giới đều là ngânhàng hai cấp trong đó có Việt Nam: NHTW là chủ thé thực hiện chức năng quản lýnhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, là ngân hàng phát hành, ngân hàng của các ngân
hàng và là ngân hàng của chính phủ còn các NHTM thực hiện chức năng kinh
doanh tiền tệ
Do vậy ở mỗi quốc gia khác nhau, hình thành một khái niệm khác nhau về
NHTM.
Theo Luật Ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại
là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của
Trang 18công chúng dưới hình thức ky thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tai
nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khẩu, tín dụng và tài chính”
Hay theo Luật Ngân hàng của Ấn Độ (1959) đã nêu: “Ngân hàng là cơ sởnhận các khoản tiền ký thác dé cho vay hay tài trợ, dau tư”
Luật các tổ chức tín dụng được bố sung sửa đôi (2010) định nghĩa: “NH7M
là loại hình ngân hàng được thực hiện tắt cả các hoạt động ngân hàng và các hoạtđộng kinh doanh khác theo theo quy định của luật TCTD nhằm mục tiêu lợi
nhuận ”.
Theo Luật Ngân hàng nhà nước: “Hoat động ngân hang là hoạt động kinh
doanh tiên tệ và dich vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và
sử dụng số tiền này dé cấp tin dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán Như vậy ngânhàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhấttrong nên kinh tế thị trường Nhờ hệ thong định chế này mà các nguồn tiền vốn
nhàn roi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn dé có thé cho vayphát triển kinh tế ”
Từ những định nghĩa trên có thê thấy NHTM là một trong những định chế tài
chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản
là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoai ra, NHTM còncung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
của xã hội.
Ta có thể rút ra khái niệm như sau: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tíndụng chuyên kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động của ngân hàng đều vì
mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng
rãi các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kìhạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khẩu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách
phát hành chứng chỉ nhận nợ
1.2.1.2 Các hoạt động cia NHTM
Hoạt động huy động vốn
Trang 19Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và
cung cấp các dịch vụ khác Hoạt động vay - hoạt động tạo nguồn vốn cho Ngân
hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt độngcủa Ngân hàng thương mại Hoạt động huy động vốn là hoạt động thường xuyêncủa Ngân hàng thương mại Một ngân hàng thương mại bất kì nào cũng bắt đầu hoạtđộng của mình bằng việc huy động nguồn vốn Đối tượng huy động của ngân hàngthương mại là nguồn tiền nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, dân cư Nguồn vốn
quan trọng nhất, và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng
thương mại là tiền gửi của khách hàng
Các Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi của các cá nhân, các tổ chức kinh
tế xã hội, thậm chí cả nguồn tiền của các Ngân hàng khác
Khi những người có tiền chưa sử dụng đến họ có thé đem ra dau tư hoặc gửiNgân hàng để nhận tiền lãi Thông thường họ gửi tiền vào Ngân hàng, vì đây làcách đơn giản, ít tốn kém chi phi dé tìm kiếm cơ hội đầu tư mà vẫn có lãi và đây làcách ít rủi ro nhất Ngoài ra, người gửi tiền vào Ngân hàng cũng mong muốn được
sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng như chuyền tiền cho người thân ở nơi khác,
thanh toán hộ các hoá đơn phát sinh, bảo quản các tải sản có giá trị lớn Khi gửi
tiền vào Ngân hàng, người gửi tiền có thé vay Ngân hàng một khoản tiền mà khôngcần thế chấp vì họ đã có một số tiền gửi nhất định ở Ngân hang, coi như một khoản
đảm bảo.
Còn Ngân hàng có thể muốn tìm kiếm thêm thu nhập từ lệ phí nhận tiền gửi,tuy nhiên lý do chính Ngân hàng nhận tiền gửi để tạo nguồn cho vay, từ đó Ngânhàng có thể đầu tư, kinh doanh tìm kiếm được những khoản thu nhập lớn hơn
Hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàng có ý nghĩa to lớn với người gửi tiền,nền kinh tế, cũng như bản thân Ngân hàng Thông qua hoạt động này mà Ngân hàng
có thé tập hợp được các khoản tiền nhàn rỗi, nhỏ bé, phân tán tạm thời chưa sửdụng với các thời hạn hết sức khác nhau thành nguồn tiền lớn tài trợ cho nền kinh
tế, hoặc cho các cá nhân có nhu cầu sử dụng Điều khó khăn nhất mà Ngân hàng
phải thực hiện là sử dụng các khoản tiền gửi có thời hạn rất khác nhau dé cho vay
Trang 20những món có thời hạn xác định, vì thế mà Ngân hàng phải quản lí tốt thời hạn của
các nguồn vốn của mình thì mới duy trì được hoạt động có hiệu quả, tránh được
những rủi ro về kha năng thanh toán Việc tập hop được những nguồn tiền nhàn rỗitrong dân chúng để đưa vào kinh doanh đã góp phần tiết kiệm và sử dụng có hiệuquả nguồn lực của nền kinh tế.Ngoài ra hoạt động nhận tiền gửi của Ngân hàngcũng góp phan tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ Đặc biệt trong nền kinh tế pháttriển nếu dân chúng có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng dé sử dụng các dịch vụ của
Ngân hàng thì điều này sẽ góp phần giúp chính phủ quản lí được thu nhập của
người dân.
Một trong những nguồn vốn không kém phần quan trọng là nguồn vốn pháthành kì phiếu, trái phiếu Việc phát hành kì phiếu hay trái phiếu phụ thuộc vào quy
mô vốn cần huy động, thời gian huy động vốn, cơ cấu nợ và tài sản của Ngân hàng
Các hoạt động huy động nguồn vốn trên đây hình thành nên tài sản nợ của
Ngân hàng và Ngân hàng phải có trách nhiệm chỉ trả đối với tất cả các nguồn vốn
huy động được theo yêu cầu của khách hàng Quy mô và cơ câu nguồn vốn quyếtđịnh đến hoạt động của Ngân hàng Do đó quản lí nguồn vốn phù hợp và sử dụng
vốn có hiệu quả là một vấn đề mang tính chiến lược đối với mỗi Ngân hàng
Hoạt động sử dụng vốnKhi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì cácNgân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này?Nghĩa là ngân hàng sẽ tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúngchỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng Và hoạt động sử
dụng vốn của Ngân hàng bằng những cách sau: Ngân hàng đã tài trợ lại cho nền
kinh tế dưới dạng các thành phần kinh tế vay, hoặc Ngân hàng đầu tư trực tiếp,
Ngân hàng tham gia góp vốn cùng kinh doanh hay cho thuê tài sản, Ngân hàng gửitiền tại các Ngân hàng khác- tại Ngân hàng Nhà nước- những tô chức tín dụng khác,Ngân hàng đầu tư trên thị trường chứng khoán, Ngân hàng năm giữ chứng khoán vìchúng mang lại thu nhập cho Ngân hàng và có thé bán đi dé ra tăng ngân quỹ khi
cần thiết Những đối tượng tài trợ không chỉ có các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt
Trang 21động trong lĩnh vực thương mại mà còn có cả các cá nhân tiêu dùng, thậm chí
Chính phủ cũng được Ngân hàng tài trợ dưới những hình thức: Ngân hàng thương
mại mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu của chính phủ trên thị trường tiền tệ Sự pháttriển của hoạt động cho vay, đã giúp Ngân hàng có vị trí ngày càng quan trọng trong
sự phát triển của nền kinh tế Hơn nữa thông qua hoạt động cho vay, Ngân hàngthương mại có khả năng “tạo tiền” hay mở rộng lượng tiền cung ứng Tuy nhiênhoạt động cho vay của Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nên Ngân hàng
thường áp dụng các nguyên tắc hoạt động và quản lý tiền vay một cách chặt chẽ
Lãi thu được từ hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất chonguồn vốn đã huy động và đi vay, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phancòn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt
của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ cho vay
mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh va quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi
phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư.
Kinh tế ngày càng phát triển, lượng cho vay của Ngân hàng thương mại ngày
càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng.
Hiện nay, tại hầu hết các nước công nghiêp trong nhóm những nước hàng đầu thếgiới, cho vay của các Ngân hàng thương mại đã chuyên dần từ cho vay ngắn hạnsang cho vay dài hạn Ngược lại, ở các nước đang phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn
chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dải hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các
khoản đầu tư dài hạn (trong đó có các tác nhân chủ yếu như tình hình tăng trưởng,
lạm phát, )
So với hoạt động cho vay thì hoạt động đầu tư của Ngân hàng có quy mô và
tỷ trọng nhỏ hơn trong mục tài sản sinh lời của Ngân hàng thương mại Phải sang
đến những năm đầu thế kỷ XIX các Ngân hàng thương mại mới quan tâm mở rộnghoạt động của mình sang lĩnh vực đầu tư vào các ngành công nghiệp So với hoạtđộng cho vay hoạt động dau tư đem lại thu nhập cao hơn nhưng rủi ro cao hơn dothu nhập từ hoạt động đầu tư không được xác định trước vì phải phụ thuộc vào hiệu
Trang 22quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Ngân hàng đầu tư vào Ngoài ra thì trong hoạt
động đầu tư, Ngân hàng được lựa chọn doanh mục đầu tư có lợi nhất cho mình
Bên cạnh hoạt động cho vay va đầu tư, Ngân hàng có thé tham gia vào thịtrường chứng khoán tùy quy định của từng quốc gia Ngân hàng thương mại có thétham gia như một người cung cấp hàng hoá cho thị trường chứng khoán hay đóngvai trò là nhà đầu tư, mua bán chứng khoán vì mục tiêu kiếm lời cho chính Ngân
hàng Hoặc thực hiện kinh doanh chứng khoán thông qua ủy thác của khách hàng.
Thực hiện các dịch vụ trung gian
Ngoài hai hoạt động cơ bản là hoạt động huy động von và hoạt động sử dụngvốn thì Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách
hàng của mình Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực
hiện các hoạt động nay Ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ ma
đứng ở vị trí trung gian dé thoả mãn nhu cầu khách hàng về dich vụ mà khách hàng
can
Ngày nay, các dich vụ của Ngân hang không ngừng phát triển cả về số lượng
và chất lượng, các dịch vụ ngày càng đa dạng Hoạt động trung gian gồm rất nhiều
loại dịch vụ khác nhau: như dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng có tải khoản tiền
gửi tại Ngân hang; dich vụ chuyền khoản từ tài khoản này từ tài khoản này đến tàikhoản khác ở cùng một Ngân hàng hay ở hai Ngân hàng khác nhau; dịch vụ tư vấncho khách hàng các vấn đề tài chính; dich vụ giữ hộ các chứng từ, vật quý giá trỊ;dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động Đây
là những khoản chi thường xuyên trong tháng, nếu không có dịch vụ này kháchhàng sẽ tốn nhiều thời gian và phiền toái khi thanh toán các khoản này, cung cấpcác phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ Ngân hàng theo đó cũng phát triển
theo dé đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng Việc thực hiện nghiệp
vụ trung gian mang tinh dịch vu sé đem lại cho Ngân hàng những khoản thu nhập
khá quan trọng Điều cần lưu ý là địch vụ Ngân hàng sẽ giúp Ngân hàng phát triển
toàn diện Tại các nước phát triên, các Ngân hàng thương mại cạnh tranh với nhau
Trang 23bằng con đường “phi giá”, tức là luôn có những dịch vụ mới cung cấp tiện nghỉ cho
khách hàng, không ngừng tìm tòi những dịch vụ mới cung cấp tiện nghỉ cho kháchhàng Dịch vụ Ngân hàng càng phát triển, thể hiện xã hội càng văn minh, nền côngnghiệp càng phát triển Lợi nhuận các Ngân hàng không chỉ ở nghiệp vụ cho vay,
mà phân nửa từ các hoạt động dịch vụ mang lại, nhưng lại là lĩnh vực ít rủi ro.
Ba lĩnh vực hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, thực hiện các dịch
vụ trung gian là các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Ba dịch vụ đó có
quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ thúc đây nhau phát triển, tạo uy tín cho Ngân
hàng Có huy động vốn thì mới có nghiệp vụ cho vay, cho vay có hiệu quả pháttriển kinh tế thi mới có nguồn vốn dé huy động vào, đồng thời muốn cho vay và huyđộng vốn tốt thì Ngân hàng phải làm tốt vai trò chung gian, chính sự kết hợp đồng
bộ đó tạo thành quy luật trong hoạt động của Ngân hàng và tạo thành xu hướng kinh
doanh tổng hợp đa năng của các Ngân hàng thương mại
1.2.1.3 Nguồn von của NHTMNguồn vốn của NHTM bao gồm: Vốn chủ sở hữu - Vốn cô phan; Vốn huyđộng; Vốn đi vay; Vốn khác
a Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là vôn tự có do ngân hàng tạo lậpđược thuộc sở hữu riêng của ngân hàng, thông qua góp vốn của các chủ sở hữu hoặchình thành từ kết quả kinh doanh Vốn thuộc sở hữu của NHTM chiếm một tỷ trọngnhỏ trong các khoản mục tạo nên nguồn vốn nhưng nó có vai trò cực kỳ quan trọng
đối với các Ngân hàng
Do tính chất thường xuyên 6n định nên Ngân hàng có thé sử dụng nó vào các
mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tài sản cô định phục vụ
cho bản thân Ngân hàng, có thể sử dụng cho vay, đặc biệt là đầu tư góp vốn liêndoanh Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng được coi
như là tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán cho
khách hàng khi Ngân hàng hoạt động thua lỗ Hơn nữa nó là một căn cứ quyết định
đối với quy mô và khối lượng vốn huy động cũng như hoạt động cho vay và bảo
Trang 24lãnh của Ngân hàng Quy mô và sự tăng trưởng vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng sẽ
quyết định năng lực phát triển của NHTM Khi đánh giá về quy mô của một NHTM
thì tiêu chí đầu tiên được đề cập là vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng đó
Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạng, tùy thuộc tính chất sở hữu, nănglực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường Vốn chủ sởhữu của ngân hàng gồm vốn điều lệ và các quỹ dự trữ
- Vốn điều lệ: là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong bản điều
lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khi NHTM được thành lập Gọi là vốnđiều lệ vì vốn được ghi rõ trong điều lệ hoạt động của ngân hàng Vốn điều lệ có thềđược điều chỉnh tăng lên trong quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn điều lệ cóthé do nhà nước cấp nếu đó là NHTM Nhà Nước, có thé là vốn đóng góp của cổ
đông nếu là NHTM cô phan Trên thế giới, vốn của hầu hết các NHTM dưới dangvốn cô phần do các cô đông đóng góp vốn điều lệ được sử dụng chủ yếu vào mục
đích lâu dài như mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạtđộng của ngân hàng, góp vốn liên doanh
- Quỹ dự trữ: Được hình thành từ 2 quỹ là quỹ dự trữ bỗ sung vốn điều lệ và
quỹ dự trữ bù đắp rủi ro tín dụng Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng
năm (lợi nhuận sau khi đã trừ thuế) của ngân hàng Việc hình thành các quỹ nàynhằm làm tăng vốn tự có của ngân hàng, đồng thời đảm bảo an toàn trong kinh
doanh cho ngân hàng.
b Vốn huy độngVốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động
được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực
hiện các nghiệp vụ ký thác, các nghiệp vụ khác và được dùng làm vốn để kinhdoanh Vốn huy động của NHTM gồm:
Trang 25khoản tiền gửi là tài sản thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau,
Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng nó để cho vay, chiết khấu, thanh toán nhưng
không có quyền sở hữu, Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả đúng hạn cả gốc
và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền để sử dụng Tiền gửi chiếm một tỷtrọng khá lớn trong nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại Các hìnhthức nhận tiền gửi của các Ngân hàng thương mại rat đa dạng, tuỳ thuộc vào cáctiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau: Theo kỳ hạn gửi tiền,
theo mục đích, theo chủ thể và theo loại tiền
- Phát hành giấy tờ có giá:
Bên cạnh phương thức nhận tiền gửi, các ngân hàng còn phát hành các giấy
tờ có giá dé huy động vốn như chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu Việc phát hành
được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn, ngân hàng luôn có những quy định cụ thê
về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động Việc huyđộng được tiến hành trong một thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượngtheo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng huy động
c Vốn đi vay
Tiền gửi mà Ngân hàng nhận được là nguồn vốn mà Ngân hàng có được mộtcách thụ động Nguồn vốn mà Ngân hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn đi vay.Von di vay là nguồn vốn mà NHTM có được dựa trên mối quan hệ vay mượn trênthị trường liên ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay đã được thiết lập Trong hoạtđộng kinh doanh của các ngân hàng luôn tồn tại tình trạng hoặc dư vốn, hoặc đủvốn, hoặc thiếu vốn Khi một ngân hàng thương mại thiếu vốn dé đáp ứng nhu cầuvốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn khác chưa đủđáp ứng, ngân hàng thương mại có thể đi vay Các ngân hàng thương mại có thể vay
từ nhiều nguồn khác nhau:
Một là, vay ngân hàng trung ương: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhucầu cấp bách trong chỉ trả của NHTM Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự
trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), NHTM thường vay ngân hàng trung ương Ngânhàng trung ương có thé cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái chiết khấu
Trang 26hoặc cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá Khi cần tiền, các ngân
hàng thương mại mang những thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác đến ngânhàng trung ương dé xin tái chiết khấu
Khoản vay này liên quan đến lượng tiền cung ứng, đến việc thực hiện chínhsách tiền tệ của ngân hàng trung ương nên ngân hàng trung ương kiểm soát rất chặtchẽ, các ngân hàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soátnhất định Thông thường ngân hàng trung ương chi tái chiết khấu và nhận cầm cố
các giấy tờ có giá có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và
việc cho vay này phải phù hợp với mục tiêu của ngân hàng trung ương trong từng
thời kỳ.
Hai là, vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là khoản tiền vay dé đáp ứng nhu
cầu dự trữ và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp khoản tiền vay các TCTDkhác bé sung hoặc thay thé cho khoản tiền vay từ ngân hàng trung ương
Trong quá trình hoạt động, một số ngân hàng thương mại đang có dự trữ
vượt yêu cầu do có dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm chovay có thé sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay dé tìm kiếm lãi suất cao hơn.Ngược lại, một số ngân hàng lại đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay tức thời đểđảm bảo thanh khoản Các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ sẽ tìm đến các ngânhang đang thừa dự trữ dé vay Quá trình vay rất đơn giản Ngân hang vay chi cầnliên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặc ngânhàng trung ương) Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo băng
các giây tờ có giá của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và
dự trữ của ngân hàng đi vay tăng lên.
Ngoài ra, các NHTM có thể vay từ một số nguồn khác như: vay của các tổchức tài chính khác trong nước, vay các tô chức tài chính nước ngoài
d Vốn khác
Các ngân hàng thương mại còn huy động vốn từ nguồn ủy thác, nguồn trong
thanh toán và một sô nguôn khác.
Trang 27- Vốn ủy thác: Khi thực hiện các dịch vụ ủy thác như ủy thác cho vay, ủy
thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ các NHTM đã tạo nên
nguồn ủy thác tại ngân hàng mình Do việc phát tiền được thực hiện theo tiến độcông việc nên ngân hàng có thé sử dụng tạm thời lượng tiền này vào hoạt động kinh
doanh.
- Vốn trong thanh toán: Trong quá trình làm trung gian thanh toán, cácNHTM cũng tao được một khoản vốn: tiền gửi đảm bảo thanh toán séc, tiền kí quỹ
dé mở L/C, các khoản tiền phong tỏa do ngân hàng chấp nhận hối phiếu thương
mại Các khoản này tạm thời được trích ra khỏi tài khoản tiền gửi của khách hàng,nhập vào một tài khoản khác chờ sử dụng nên được coi là tiền nhàn rỗi
* Vốn khác: Những ngân hàng là đầu mối trong đồng tài trợ có kết dư từ tiền
của các ngân hàng thành viên chuyên về dé thực hiện cho vay cũng tạo nên nguồnvốn cho ngân hàng Ngoài ra các NHTM còn có thê sử dụng các khoản nợ khác như
thuế chưa nộp, lương chưa trả dé tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình
Trên đây là các nguồn hình thành nên nguồn vốn của các NHTM, nhìn qua tathấy trong cơ câu tông nguồn vốn thì vốn huy động đặc biệt là vốn tiền gửi là nguồnvốn chiếm tỷ trọng cao nhất, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hoạtđộng sử dụng vốn của Ngân hàng Vì vậy, từng Ngân hàng phải có những chiếnlược huy động vốn của riêng mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từngNgân hàng và của môi trường kinh doanh để không ngừng nâng cao thị phần huyđộng nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.2.2 Tổng quan về huy động vốn của NHTM
1.2.2.1 Khái niệm HDV
Huy động vốn có thể được xem là một trong những nghiệp vụ đầu tiên tronghoạt động của các NHTM Trong giai đoạn đầu tiên của hoạt động ngân hàng,nghiệp vụ này chỉ đơn thuần là hoạt động cất giữ các tài sản có giá nhằm mục đíchđảm bảo an toàn, và người gửi tiền là người phải trả phí chứ không phải là các ngânhàng, nguồn tiền đó chỉ được xem đơn thuần là vật được kí gửi chứ hoàn toàn
không đóng vai trò là nguôn vôn đôi với các NHTM, tiên lúc này không có khả
Trang 28năng luân chuyền, không sinh ra được lợi nhuận Khi nhu cầu tín dụng gia tăng,nghiệp vụ ngân hàng phát triển, vị thé đó bị đảo ngược, ngân hàng là người phải trảphi cho những khoản tiền gửi đó, và nguồn tiền được kí gửi thay đối vai trò của nó,trở thành nguồn vốn kha dụng lớn nhất của các NHTM hiện nay Do đó, trái ngượcvới quá khứ, ngân hàng là người phải đi tìm kiếm khách hàng gửi tiền Và ngày nay,hầu hết tất cả các ngân hàng đều có các chính sách, phương thức dé lôi kéo nguồntiền gửi này Chính vì vậy các phương thức huy động vốn ngày càng trở nên quan
trọng, phong phú và đa dạng hơn Có thé nói, hiện nay, hoạt động huy động vốn là
một trong những hoạt động hết sức quan trọng và liên quan đến sự sống còn của các
NHTM.
Khái niệm huy động vốn được đề cập trong Giáo trình Ngân hàng thươngmại Phan Thị Thu Hà, 2014 Hà Nội NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân như sau:
“Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại dưới hình
thái tién tệ Hoạt động này dong vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới kết quả hoạtđộng của ngân hàng” Theo quan điểm này, khái niệm huy động vốn được tiếp cậntheo các công việc cụ thé của quá trình huy động vốn tại các ngân hàng thương mai
Cách tiếp cận thông thường nhất hiện nay trong các nghiên cứu của các sáchchuyên ngành kinh tế, tài chính ngân hàng là tiếp cận khái niệm huy động vốn từnguồn gốc của các nguồn vốn Chang hạn, nguồn vốn huy động được chia thànhtiễn gửi không kỳ hạn, tiền gửi có ky hạn, tiễn gửi tiết kiệm Chính vì vậy, hoạt độnghuy động vốn của ngân hàng thương mại chưa được định nghĩa rõ ràng về bản chất
của hoạt động.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn nay, tác giả xin khái quát khái niệm
huy động vốn như sau: Hoat động huy động vốn của các ngân hàng thương mai là
hoạt động mà trong đó các ngân hang nay sw dung các công cụ, biện pháp theo quy
định của pháp luật dé tim kiếm và thu hút nguôn vốn nhàn roi từ các chủ thé khácnhằm phục vụ mục đích kinh doanh của mình
1.2.2.2 Các hình thức HDV
Trang 29Quá trình huy động vốn của các NHTM đều giống nhau về bản chất, nhưng
tuỳ theo tiêu thức lựa chọn để phân loại hình thức huy động vốn của NHTM thì có
sự khác nhau Các hình thức huy động von cơ bản của NHTM theo một số tiêu thứcsau như: thời gian huy động, đối tượng huy động, loại tiền huy động, công cụ huyđộng (bản chất các nghiệp vụ huy động vốn)
* Theo thời gian huy động
Theo thời gian, huy động vốn của NHTM được chia thành ba hình thức:
Huy động ngắn hạn: Là hình thức huy động vốn với thời gian từ 12 tháng trở
xuống Được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, tiềngửi tiết kiệm ngắn hạn của dân cư, tiền thu từ việc phát hành kỳ phiếu ngân hàng
Vi thời gian huy động ngắn nên đối với NHTM độ rủi ro trong hình thức huy động
này cao hơn so với các hình thức huy động dài hạn Vì vậy, lãi suất huy động ngắn
hạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất huy động trung và dài hạn
Huy động trung hạn: Đây là hình thức huy động vốn qua phát hành các công
cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (trên 01 năm và tối
đa 05 năm) Loại huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuậntiện Vì thời hạn ổn định hơn nguồn ngắn hạn nên đối với NHTM độ rủi ro củahình thức này thấp hơn hình thức huy động ngắn hạn nên lãi suất huy động nguồnvốn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn
Huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài han của ngân hangtrên thị trường vốn, với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, cótính ổn định cao (trên 05 năm) Nguồn cung cho hình thức huy động vốn này nhỏhơn nhiều lần so với hình thức huy động kỳ hạn ngắn và nó chủ yếu có được do
phát hành trái phiếu ngân hàng “Ngoài ra, tiên gửi tiết kiệm dài hạn thông thường,
tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm chỉ tiêu trong tương lai của dân cư cũng đóng góp một tỷ
lệ không nhỏ, lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao” (Phan Thị Thu Hà,
2014)
Ở nước ta, vốn huy động trong thời hạn tối đa 01 năm được gọi là vốn ngắnhạn, trên 01 năm đến tối đa 05 năm gọi là vốn trung hạn va trên 05 năm trở lên được
Trang 30gọi là vốn dai hạn Mặc dù NHTM có thé sử dụng một phần vốn ngắn hạn dé cho
vay đối với các kỳ hạn dài hơn nhưng điều này dễ day ngân hàng đến tinh trạng mat
khả năng thanh toán Do vậy, các món cho vay của NHTM nên được tài trợ từ các
nguồn vốn huy động có kỳ hạn tương ứng hoặc dài hơn một chút Cách làm này làmgiảm rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng
* Theo đối tượng huy động
Phân theo đối tượng huy động, huy động vốn có thé được chia ra thành ba
nhóm như sau:
- Cá nhân: Đây là hình thức ngân hàng huy động nguồn từ các khoản tiềnnhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyên đến cho những người cần vốn dé mở rộngđầu tư, kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định Song có đặcđiểm thường là những khoản nhỏ lẻ, nằm phân tán trong dân cư do vậy chỉ phí chonguồn huy động này thường chiếm ty trọng cao nhất trong tổng chi phí huy độngcủa các NHTM đồng thời để huy động được nguồn này thì các NHTM cũng cầnphải năm bắt được tâm lý, cũng như tập quán của đối tượng này
- Các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp và các tổ chức xã hội): Đề tiết kiệm thờigian và chỉ phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tàikhoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng đều gửi tiền vào ngânhàng và thanh toán chuyên khoản hoặc rút ra khi cần Chu kỳ thanh toán chuyêntiền hay rút tiền của các doanh nghiệp và các tô chức xã hội không giống nhau Vìvậy, ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tươngđối thuận lợi Tuy nhiên, độ lớn khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ,các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều nàykhiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội gắn liền vớiviệc mở rộng, cải tiễn các dich vụ ngân hàng
- Các định chế tài chính (ngân hàng và các tổ chức tín dụng, tài chính khác):Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau dé
thuận tiện trong giao dịch, thanh toán Ngoài ra, việc vay lẫn nhau giữa các ngân
hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song là
Trang 31cần thiết trong hoạt động kinh doanh của NHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dựtrữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ Các NHTM có thể vay lẫn nhau Quá trìnhtăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay ngoại té.
* Theo loại tiền huy độngTuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bản thân và khả năng cung cấp của thị
trường mà NHTM có thể huy động vốn băng các loại tiền tệ khác nhau Huy độngvốn bằng đồng ngoại tệ, các NHTM phải cân nhắc đến rủi ro hối đoái, lạm phát, lãi
suất tương ứng trên thị trường quốc tế đề có lãi suất, kỳ hạn, quy mô huy động cho
phù hợp, đảm bảo kế hoạch huy động và hiệu quả sử dụng
Theo tiêu thức phân loại này, huy động vốn chia làm ba loại:
+ Huy động vốn bằng Việt Nam đồng+ Huy động vốn bằng đồng ngoại tệ+ Huy động vốn bằng kim loại quý (Phan Thị Thu Hà, 2014)
Ở Việt Nam hiện nay, đô la Mỹ và đồng Euro là những đồng ngoại tệ chủyếu được NHTM có tô chức huy động và nó đã trở thành một nguồn vốn quantrọng, chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của NHTM
* Theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho NHTMkhi tiến hành huy động Các hình thức huy động bao gồm:
a Huy động vẫn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
- Huy động tiền gửi không kỳ hạnMục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếudùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục.
Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba Hìnhthức rút có thê là tiền mặt hay lây qua hình thức thanh toán bằng séc Đặc biệt ngườigửi tiền không cần trực tiếp đến NHTM lấy mà có thể rút tiền thông qua các máy rúttiền tự động (máy ATM)
Trang 32Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào mà
không phải báo trước Đối với ngân hàng số dư tài khoản này thường không lớn và
thường xuyên biến động Tuy nhiên, đối với các ngân hàng nếu số dư huy động nàylớn thì có lợi nhiều do lãi suất phải trả là rất thấp
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn
Là các khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng vàrút ra sau một thời gian nhất định Các khoản huy động này, thời gian thanh toán
tiền ôn định, ít có sự biến động Phan tiền gửi này ngân hàng sử dụng dé dàng nên
mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn Người gửi tiền ngoài mục đích sửdụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ
có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động này của ngân hàng
Đây là loại hình tiền gửi mà trong đó khách hàng đã gửi tiền vào tài khoảnthì họ sẽ không được rút ra (cả gốc và lãi) trừ khi đã hết hạn gửi tiền Nhưng trongthực tế, để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, các NHTM vẫn cho phépkhách hàng rút tiền trước hạn Tuy nhiên, nhằm tránh việc khuyến khích khách hàngrút tiền trước hạn, một phan trong tương lai mà lãi suất mà khách hàng được hưởng
sẽ bị khấu trừ, như hiện nay, lãi suất rút trước hạn sẽ bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn cho khoảng thời gian khách hàng gửi tiền
Ngoài ra, các ngân hàng hiện nay có thêm hình thức huy động tiền gửi dàihạn, so với các loại hình tiền gửi khác, đối với tài khoản này, bất kỳ lúc nào chủ tàikhoản cũng có thé gửi tiền vào tài khoản với số lượng không hạn chế, nhưng chiđược rút ra khi đến hạn Đây là loại hình tiết kiệm mà ngân hàng cần tận dụng nhằm
tạo các nguồn vốn có tinh ôn định cao phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng dài hạn
của mình.
- Huy động tiền gửi tiết kiệmTiền gửi tiết kiệm từ lâu đã được coi là công cụ huy động vốn truyền thốngcủa các NHTM Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thường chiếm một tỷ trọng
tương đôi trong cơ câu tiên gửi vào Ngân hàng.
Trang 33Ví dụ: Tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM Việt Nam chiếm khoảng 60% - 70%
tổng tiền gửi, còn ở Mỹ là khoảng 25%
Lãi suất huy động tỷ lệ thuận với thời gian gửi tiền sẽ khuyến khích kháchhàng gửi tiền với thời hạn dai hơn Ngân hàng thường dùng nguồn vốn có tính ổnđịnh cao này để đầu tư các dự án dải hạn nhưng phụ thuộc rất lớn vào đặc tính vềdân số — xã hội, tình hình kinh tế xã hội, đặc biệt là thu nhập của dân cư, do đó cácngân hang áp dụng mọi biện pháp dé nâng cao uy tin và danh tiếng của ngân hangmình nhằm lôi kéo nhiều khách hàng gửi tiền tiết kiệm nhất
Tiền gửi tiết kiệm thường có 2 loại:
+ Tiên gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn được thiết kế dành riêng cho đối
tượng khách hàng cá nhân hoặc tô chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi ngân
hàng vì mục tiêu sinh lời và an toàn nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụngtiền gửi trong tương lai
Đối với khách hàng khi chọn lựa hình thức tiền gửi này thì mục tiêu an toàn
và tiện lợi quan trọng hơn là mục tiêu sinh lời Đối với ngân hàng, vì loại tiền gửi
này khách hàng muốn rút bat cứ lúc nào cũng được nên ngân hàng phải đảm bảo tồn
quỹ dé chi trả và khó lập kế hoạch sử dụng tiền gửi dé cấp tín dụng Do vậy, ngânhàng thường trả lãi suất thấp cho loại tiền gửi này
Mặc dù, số dư trên tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàngthường không lớn nhưng nếu ngân hàng thu hút được số lượng khách hàng khá lớnthì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này có thể trở nên lớn đángkể
+ Tiên gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ đượcthiết kế đành cho khách hàng cá nhân và t6 chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu antoàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai
Đôi tượng chủ yêu của loại tiên gửi này là:
Trang 34(1) Các khách hàng cá nhân và tô chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an
toàn, sinh lời và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai
(2) Các khách hàng cá nhân muốn có thu nhập ồn định và thường xuyên, đápứng cho việc chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý Da số khách hàng thích lựa chonhình thức gửi tiền này là công nhân, viên chức, hưu trí Mục tiêu quan trọng của họkhi lựa chọn hình thức này là lợi tức có được theo định kỳ Do vậy, lãi suất đóng vaitrò quan trọng đề thu hút được đối tượng khách hàng này
Đây là loại tiền gửi được rút ra sau một thời hạn nhất định Tuy vậy, khách
hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn cũng có thé được đáp ứng với điều kiện đượchưởng lãi suất thấp (thường băng mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn) hoặcthậm chí không được hưởng lãi Các ngân hàng có thể áp dụng tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn thông thường (người gửi chỉ được hưởng lãi trong từng thời kỳ) và có thé áp
dụng tiền gửi tiết kiệm có thưởng kèm theo lãi dé khuyến khích nhân dân gửi tiềntiết kiệm vào ngân hàng
Đối với khách hàng, mục đích gửi tiền của họ là an toan và hưởng lãi, kháchhang đã xác định trước và có kế hoạch chỉ tiêu cụ thé trong tương lai với khoản tiền
này Đối với ngân hàng, đây là tài khoản có số dư ít biến động nhất trong các loại
tài khoản tiền gửi và nó là nguồn vốn chủ yếu dé ngân hàng thực hiện các nghiệp vu
kinh doanh đặc biệt là nghiệp vụ tín dụng
b Huy động vẫn qua phát hành giấy tờ có giáGiấy tờ có giá là chứng nhận của ngân hàng phát hành dé huy động vốn,trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điềukiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa ngân hàng và người mua
- Kỳ phiếu ngân hàng
Kỳ phiếu ngân hàng là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạnngắn, có lãi suất tương ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặcsau Kỳ phiếu được ngân hàng phát hành từng đợt và có thời hạn linh hoạt, phongphú Nhằm mục đích huy động vốn trong dân cư, đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư
sản xuất, cho một số chương trình, dự án kinh tế hoặc kinh doanh của ngân hàng.
Trang 35Kỳ phiếu có đặc điểm là tính ổn định, tính tập trung và lãi suất cao hơn so
với tiền gửi có kỳ hạn, và được phép mua bán, chuyên nhượng, chiết khấu, do vậy
ngân hàng có thé chủ động về mặt thời gian và tính ổn định cho nguồn vốn cũngnhư việc xác định nguồn vốn mà ngân hàng cần xem xét
Đồng thời ngân hàng cũng phải có chính sách huy động vốn linh hoạt dé đảm
bảo nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh ngắn hạn cũng như dài hạn
- Phát hành trái phiếu ngân hàng+ Ở các nước phát triển
Trái phiếu ngân hàng là một loại công cụ nợ do NHTM phát hành nhằm tàitrợ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thông thường việc phát hành trái
phiếu phải được sự cho phép của Ngân hàng trung ương Kỳ hạn của trái phiếu rất
phong phú: 7 năm, 10 năm, 20 năm, Chung loại cũng rat đa dạng như: Trái phiếu
có lãi suất điều chỉnh, trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có lãi suất có định, tráiphiếu có thé chuyền đổi sang cổ phiếu, Người sở hữu có thé bán trái phiếu trên thịtrường thứ cấp trước khi trái phiếu đó hết hạn
+ Ở Việt NamTrái phiếu ngân hàng là một công cụ vay nợ dài hạn trên thị trường vốn dướihình thức giấy nợ của các tô chức tín dụng phát hành để huy động vốn Trong đócác tổ chức tín dụng cam kết trả gốc và lãi cho người mua (hoặc người sở hữu) saumột thời gian nhất định Trái phiếu ngân hàng được chuyền nhượng quyền sở hữudưới các hình thức mua bán, cho, tặng, thừa kế Người sở hữu có thể dùng trái phiếulàm thế chấp tiền vay nếu được người cho vay chấp nhận
Trái phiếu Ngân hàng có thé phát hành dưới các hình thức: vô danh, ghi số,
ghi danh Trái phiếu vô danh thuộc quyền sở hữu của người có trái phiếu và được tự
do chuyên nhượng, chủ sở hữu trái phiếu ghi danh và ghi số muốn chuyển nhượngthì phải làm thủ tục ở Ngân hàng (nơi mua trái phiếu)
Trái phiếu được các NHTM phát hành với kỳ hạn trên 1 năm Tuy nhiên,thời hạn cụ thé sẽ do các NHTM quyết định tuỳ theo phương án sử dụng vốn Tráiphiếu phát hành cùng một đợt được ghi cùng thời hạn và được thanh toán vào cùng
Trang 36thời điểm đáo hạn Mệnh giá của trái phiếu là số tiền ghi trên trái phiếu lúc phát
hành và thường có quy định mệnh giá tối thiểu (Ví dụ: 50.000 đồng) Các loại mệnh
giá lớn hơn được xác định bằng bội số của mệnh giá tối thiêu
Lãi suất của trái phiếu do NHTM ấn định trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốntrên thị trường sao cho có thể khuyến khích, động viên được người gửi vốn, ngườivay có thê chấp nhận được và NHTM đảm bảo hiệu quả kinh doanh Phương thức
trả lãi cũng được các NHTM áp dụng một cách linh hoạt: Trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định ky
NHTM muốn được phép phát hành trái phiếu cần phải hội đủ các điều kiện
sau:
e Hoạt động én định ít nhất 2 năm và chứng minh được hoạt động kinh doanh của đơn vi được quan lý có hiệu qua.
e Có phương án kinh doanh cụ thé
e Cần phải có vốn điều lệ đủ lớn theo pháp định
e Được phép bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Sau khi đã hội đủ các điều kiện cần thiết, NHTM phải làm thủ tục xin phépNHNN về việc phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật Nguồn vốn huyđộng được từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu không chịu sự điều chỉnh của quy định
dự trữ bat buộc
Hơn nữa, nó là nguồn có tính ổn định cao, đáng được quan tâm nếu muốn
mở rộng nguồn vốn huy động trung và dai hạn tại một NHTM Bang công cụ này,các NHTM có thé chủ động tạo được một khối lượng vốn như mong muốn một cáchnhanh chóng dé đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách đầu tư cho các công trình lớn củaquốc gia
- Chứng chỉ tiền gửiChứng chỉ tiền gửi (CD) là công cụ vay nợ do ngân hàng phát hành nhằmhuy động vốn trên thị trường với bản chất tương tự như một khoản tiền gửi có kỳ
hạn.
Trang 37Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi rất đa dạng, lãi suất của chứng chỉ tiền gửi
được ngân hàng ấn định dựa trên lãi suất cạnh tranh của thị trường tiền tệ, tình trạng
tài chính của người phát hành và thời hạn của chứng chỉ.
Sự khác biệt chủ yếu giữa chứng chỉ tiền gửi và các khoản tiền gửi có kỳ hạn
là chúng có thể chuyên nhượng và mệnh giá được thống nhất theo một mức giáchuẩn Điều này thể hiện rõ sự phát triển của một công cụ đã được chuyên môn hóanhằm mở rộng nguồn vốn mới
Việc xuất hiện chứng chỉ tiền gửi cho phép các ngân hàng có thé huy độngvốn một cách chủ động mà không phải phụ thuộc vào tiền gửi của khách hàng Khảnăng chuyền nhượng tạo nên sự hấp dẫn hơn nhiều cho chứng chỉ tiền gửi so vớicác hình thức huy động vốn khác, tạo điều kiện cho ngân hàng có thé thích ứng với
môi trường cạnh tranh mới.
© CD có lãi suất cố địnhLãi suất của những CD này được ấn định từ thời điểm phát hành Chủ sở hữu
CD sẽ nhận được toàn bộ phần tiền gốc và lãi khi CD đến hạn Đối với CD có thờihạn dưới 1 năm thì lãi suất được trả vào thời điểm đến hạn
© CD trả lãi kỳ hạn
Lãi của những CD này thường được trả 6 tháng một lần Những CD loại này
thường được phát hành với ky hạn trên 1 năm.
© CD chuyển tiếp liên tụcĐây là một seri những CD thời hạn 6 tháng chuyên tiếp liên tục trong vòng 2năm hoặc lâu hơn Người mua CD thiết lập một hợp đồng mua chứng chỉ tiền gửi
thời
hạn 6 tháng liên tục cho đến khi hợp đồng hết hạn CD loại này có thé áp dụng lãi
suất có định hoặc lãi suất thả nồi
1.2.2.3 Đặc điểm HĐV của NHTM
Vốn huy động trong NHTM chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn củaNHTM Các NHTM hoạt động được chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn này
Trang 38Day là nguồn vốn không ổn định vì khách hàng có thé rút bat cứ lúc nao, do
đó các NHTM cần phải duy trì một khoản dự trữ thanh khoản dé sẵn sang đáp ứng
nhu cau rút tiền của khách hàng, dé đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hang,tránh sự sụt giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng
Đây là nguồn vốn có tính cạnh tranh mạnh Các ngân hàng dé thu hút kháchhàng đến với mình không ngừng “hoàn thiện” khung lãi suất thật hấp dẫn nênnguồn vốn này có chỉ phí sử dụng vốn khá cao
Vì những đặc điểm trên nên các NHTM không được sử dụng nguồn vốn này
dé đầu tư, chỉ được sử dụng trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh
1.2.2.4 Vai trò của HDV với hoạt động của NHTM
Ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế thì vai trò lớn nhất của hoạt động huy độngvốn của NHTM là nâng cao được hiệu quả sử dung các nguồn vốn trong nền kinh tế
thông qua hoạt động huy động tập trung các nguồn vốn nhỏ, lẻ, nhàn rỗi hoặc tạm
thời nhàn rỗi, hoạt động chưa hiệu quả thành các nguồn vốn có quy mô lớn, đáp ứng
các yêu cầu về sử dụng vốn của các chủ thé có dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốnvới hiệu quả kinh tế cao hơn Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn kết hợp với sự
phân bồ lại các nguồn vốn cho nền kinh tế NHTM đã đảm bảo hiệu quả hoạt động
của nền kinh tế, đồng thời giảm thiểu chi phí vốn cho nền kinh tế Mức độ giảmthiểu chi phí vốn có thé thay được khi chúng ta tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra tronghoạt động vay mượn khi thiếu đi sự có mặt của NHTM nói riêng và các trung giantài chính nói chung: Người cho vay sẽ phải tìm gặp những người đi vay có nhu cầuvốn phủ hợp với vốn của mình, sau đó phải tham định độ tin cậy đối với người vay
Hoạt động huy động vốn của NHTM đem lại thu nhập cho những người gửi
tiền dưới hình thức lãi tiền gửi Những khách hàng nắm giữ kỳ phiếu, trái phiếu
ngân hàng ngoài thu nhập từ việc trả lãi của ngân hàng còn có cơ hội sinh lời từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán của chúng.
Bên cạnh vai trò chủ yêu trên, hoạt động huy động vốn của NHTM cũng gópphần hình thành nên tỷ suất lợi nhuận tối thiểu của các doanh nghiệp Nó buộc cácdoanh nghiệp phải hoạt động với tỷ suất lợi nhuận lớn hơn so với lãi suất huy động
Trang 39của ngân hàng Một doanh nghiệp hoạt động với tỷ suất lợi nhuận không đạt yêu
cầu trên (trừ những lý do đặc biệt) nên dừng việc sản xuất kinh doanh lại dé lay vốn
gửi vào ngân hàng lấy lãi, như vậy có lợi hơn cho bản thân doanh nghiệp và cho nềnkinh tế
Đối với bản thân ngân hàng, hoạt động huy động vốn là cơ sở dé ngân hàng
thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình Như chúng ta đã biết, nguồn vốn của
NHTM bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu và vốn huy động Nhu cầu vốn của
nền kinh tế là vô cùng lớn và liên tục gia tăng Không có bất kỳ một ngân hàng nào
đủ sức thực hiện cho vay chỉ bằng vốn chủ sở hữu của mình Mặt khác, bản chất củaNHTM là làm trung gian tài chính - đi vay dé cho vay Do đó, nguồn vốn huy động
đương nhiên là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất, giúp ngân hàng thực hiệncác hoạt động kinh doanh của mình Quy mô, cơ cấu vốn huy động sẽ trực tiếp
quyết định khả năng cho vay của một ngân hàng Các ngân hàng không thể cho vay
số tiền lớn, kỳ hạn dài trong điều kiện vốn huy động nhỏ, ngắn hạn, không ồn định
Hoạt động huy động vốn của NHTM gop phan tạo nên uy tín, sức mạnh củabản thân ngân hàng Một trong những chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh củangân hang là tong nguồn vốn, trong đó có vốn huy động Nguồn vốn càng lớn, ngânhàng càng có các điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh, có sức dé duy trì các chiếnlược cạnh tranh của mình Dưới con mắt của hầu hết khách hàng, tổng nguồn vốn
của ngân hàng lớn có nghĩa là ngân hàng đó lớn và đáng tin cậy Do vậy, ngân hàng
có vốn lớn thường rất thuận lợi trong các hoạt động của mình vì chiếm được lòng
tin của khách hàng.
Đồng thời hoạt động huy động vốn còn giúp tăng cường và mở rộng mỗiquan hệ giữa khách hàng với ngân hàng Qua mối quan hệ này, ngân hàng có cơ hộitìm hiểu về những nhu cầu của khách hàng và cũng có cơ hội tuyên truyền, quảng
bá hình ảnh ngân hàng cho khách hàng Từ đó mà ngân hàng định ra được kế hoạchhoạt động của mình, đưa ra những sản phẩm phù hợp nhất với yêu cầu của thị
trường, đáp ứng tối đa nhất những nhu cầu của khách hàng, đồng thời xây dựngđược mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng bền chặt
Trang 40Như vậy, hoạt động huy động vốn của NHTM có quan hệ chặt chẽ va mangtính hai chiều với tất cả các hoạt động khác của ngân hàng Hoạt động huy động vốn
làm tốt sẽ tác động tích cực tới các hoạt động khác của ngân hàng và ngược lại Dovậy, cần đảm bảo tất cả các hoạt động của ngân hàng phải được thực hiện tốt và
phối kết hợp với nhau một cách tối ưu néu muốn NHTM hoạt động hiệu quả.
1.3 Phát triển huy động vốn của NHTM
1.3.1 Quan niệm về phát triển HĐV của các NHTMNgân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vào lượng
tiền mà ngân hàng huy động được từ nền kinh tế Trong bối cảnh cạnh tranh quyếtliệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòi hỏicác NHTM phải có những chính sách phát triển hoạt động huy động vốn hợp lý,
nhằm từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ hoạt
động của NHTM.
Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ chưa tốt đến hoàn hảo về mọi mặt Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt dé đưa tới sự ra đời của cái mới thay thé cái cũ.
Vậy khái niệm phát triển huy động vốn của NHTM là quá trình đạt được trình độ cao hơn và tiến bộ hơn trong quá trình tăng trưởng của hoạt động này Điều này thé hiện thông qua việc ngân hàng thương mai tăng quy
mô huy động vốn, tăng thị phần trên cơ sở kiểm soát chi phi, dam bảo cơ cau nguồn vốn hợp lý và chất lượng tốt nhất để phục vụ cho chiến lược kinh
doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển HĐV tại các NHTM