1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích Đánh giá về nội dung nghệ thuật Đoạn trích kiều gặp kim trọng

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Đánh giá về nội dung nghệ thuật Đoạn trích “Kiều gặp Kim Trọng”
Tác giả Nhóm Tổ 2
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Phân tích
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

MỞ BÀI “Thơ là tư tưởng xuyên qua tình cảm, cảm xúc, là tài liệu cuộc đời được thăng hoa bởi trái tim rung động trở thành ngọc châu, thơ là sự biến hóa kì diệu của nghệ thuật và quan t

Trang 1

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG NGHỆ THUẬT ĐOẠN

TRÍCH “ KIỀU GẶP KIM TRỌNG”

NHÓM TỔ 2

Trang 2

I MỞ BÀI

“Thơ là tư tưởng xuyên qua tình cảm, cảm xúc, là tài liệu cuộc đời được thăng hoa bởi trái tim rung động trở thành ngọc châu, thơ là sự biến hóa kì diệu của nghệ thuật và quan trọng hơn nó còn là sự bộc bạch, tiếng nói tâm hồn của thi sĩ.”

Nương dòng văn học cổ kim cho tới văn học hiện đại, đã có biết bao thi nhân, văn nhân đã gom góp, hiến dâng cho đời những áng thơ kinh động lòng thế nhân chao đảo hiện thực một thời và ám ảnh mọi thời Suy cho cùng, thơ vì cuộc đời mà tạo thành Đến với những vần thơ của Truyện Kiều-Nguyễn Du, ta thấy bên trong nó không chỉ có cái đẹp về nội dung mà còn cả những nét đặc sắc trong nghệ thuật, nổi bật nhất được thể hiện qua đoạn trích “Kiều gặp Kim Trọng” dưới đây:

Trang 3

Chàng Vương quen mặt ra chào,

Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa.

Nguyên người quanh quất đâu xa,

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh.

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chương nết đất, thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa Chung quanh vẫn đất nước nhà,

Với Vương Quan trước vẫn là đồng thân.

Vẫn nghe thơm nức hương lân,

Một nền Đồng Tước khoá xuân hai Kiều Nước non cách mấy buồng thêu,

Những là trộm dấu thầm yêu chốc mòng.

May thay giải cấu tương phùng

Gặp tuần đố lá thoả lòng tìm hoa Bóng hồng nhác thấy nẻo xa,

Xuân lan, thu cúc, mặn mà cả hai Người quốc sắc, kẻ thiên tài,

Tình trong như đã, mặt ngoài còn e.

Trang 4

II THÂN BÀI

1, Khái quát chung

Nguyễn Du là một thiên tài kiệt xuất, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, một đại thi hào

của dân tộc Việt Nam, có đóng góp to lớn với sự phát triển văn học nước nhà Truyện Kiều

có nguồn gốc từ bộ truyện văn xuôi " Kim Vân Kiều truyện" của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân, được sáng tạo lại bằng chữ Nôm: sử dụng thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc dài 3254 câu xoay quanh số phận của người phụ nữ Thúy Kiều Tác phẩm đặt ra một bức tranh chân thực về cuộc sống xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX dưới triều đại

phong kiến suy tàn, đầy bất công Trong cuộc đời đầy biến cố của Thúy Kiều, một bối cảnh đặc biệt nổi bật là khi cô gặp Kim Trọng, đó là một bối cảnh phong phú và độc đáo mà tác giả xây dựng: Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái lớn của một gia đình họ

Vương lương thiện Trong Tiết thanh minh, Kiều cùng hai em là Thúy Vân và Vương Quan đi

du xuân Kiều gặp Kim Trọng, cả hai đã chớm nở tình ý ban đầu Đoạn thơ được trích từ câu

145 đến 164 thuộc phần 1 gặp gỡ và đính ước

Trang 5

2, Luận điểm 1:

"Thơ cần có hình cho người ta thấy, có ý cho người ta nghĩ và cần có tình để rung động trái tim”, nội dung đoạn thơ trên cho chúng ta thấy trọn vẹn điều đó khi mà hình ảnh về cuộc gặp gỡ giữa chàng Kim Trọng và nàng Thúy Kiều ở hội Đạp Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc Với điểm nhìn từ bên ngoài bằng lời kể của tác giả, mở đầu đoạn trích là cảnh Vương Quan ra chào, chị em Kiều "e lệ nép vào dưới hoa", hình ảnh Kim Trọng dần xuất hiện Từ xa đến gần, từ ngoại hình đến phong cách, nhà thơ mới từng bước

từng bước giới thiệu về họ tên, về gia thế, về học vấn, về tài năng của "khách" Y nhân trước mặt hai ả tố nga là một thiên tài, một mẫu người lý tưởng của thời đại:

"Nguyên người quanh quất đâu xa

Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu, bậc tài danh, Văn chương nết đất, thông minh tính trời

Phong tư tài mạo tót vời, Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa ”

Trang 6

Kim Trọng, cả tâm hồn lẫn trí tuệ, tính cách là sự hun đúc tài năng của "văn chương nết đất",

là sự hội tụ bao vẻ đẹp của trời "thông minh tính trời" Chàng là con một gia đình thế phiệt trong vùng (phú hậu), bản thân chàng cũng theo đòi nghiệp văn chương, bản tính chàng

thông minh vốn sẵn với tài năng lỗi lạc nổi tiếng trong thiên hạ (bậc tài danh) Không chỉ

vậy, chàng còn mang vẻ đẹp tuấn tú "tót vời", vẻ đẹp "hào hoa", "phong nhã“ của một người đàn ông có sự lịch sự, tinh tế và thu hút Điều đó làm cho nhân vật hiện ra thật đẹp, trở thành hình ảnh lí tưởng khiến trái tim thiếu nữ của nàng Kiều xao xuyến, rung động ngay trong

buổi đầu gặp gỡ Có thể thấy, với ngòi bút tinh tế và tài năng miêu tả người bậc thầy,

Nguyễn Du đã xây dựng lên một Kim Trọng mang vẻ đẹp điển hình, mẫu mực của một nho sinh theo quy chuẩn phong kiến Kim Trọng với Vương Quan là “đồng thân”, bạn học thân thiết và từng nghe danh vẻ đẹp ,tài sắc của chị em Thúy Kiều(Vẫn nghe thơm nức

hương lân), Kim Trọng đã “thầm thương trộm nhớ” lâu nay(Những là trộm nhớ thầm yêu

chốc mòng) Và Hội Đạp thanh này đối với chàng Kim là dịp "thỏa lòng tìm hoa" Một cái

"nhác thấy" mà đã "mặn mà" biết bao:

"Bóng hồng nhác thấy nẻo xa, Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai"

Trang 7

Phải có "con mắt tinh đời" nhạy cảm, Kim Trọng mới có thể cảm nhận đựợc cái vẻ mơn mởn của lan mùa xuân, cái đằm thắm dịu dàng của cúc mùa thu từ "bóng hồng" ấy Không hẹn

mà nên:

"Người quốc sắc, kẻ thiên tài, Tình trong như đã, mặt ngoài còn e"

Cặp tiểu đối “người quốc sắc kẻ thiên tài” là một chi tiết đắt giá trong cả đoạn trích, mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Quốc sắc” là từ ngữ được sử dụng từ thời đại phong kiến xưa, “thiên tài” lại là một từ mang tính hiện đại Nếu như Thuý Kiều là người con gái “đẹp nhất trong một nước” thì Kim Trọng lại là “người tài do trời sinh” Chính vì thế, cả hai con người này đã tạo thành một cặp đôi lí tưởng trong con mắt Nguyễn Du và trong con mắt

người đọc, thể hiện sự "xứng đôi vừa lứa" của đôi trai tài gái sắc Hai trái tim đa tình, đa

cảm đã có một tiếng nói chung Thế nhưng vẫn dịu dàng, e ấp và kín đáo: "Tình trong như

đã, mặt ngoài còn e".Tác giã đã diễn tả tinh tế những cảm xúc mới mẻ, kín đáo của đôi lứa trong tình yêu đầu, đó là cái bằng lòng, tiếng “vâng” không nói ra của con tim, sự đồng

điệu, cùng đập một nhịp của cảm xúc mà đôi bên đều cảm nhận được “tình trong như đã”

Trang 8

Và cái e lệ, kín đáo, ngượng ngùng rất đỗi duyên dáng, ý nhị của buổi ban sơ “mặt ngoài còn e” như không dám thổ lộ, như thăm dò, chờ đợi… Cái say đắm của cảm xúc buổi ban đầu khiến cả hai như “Chập chờn cơn tỉnh, cơn mê” vừa thấy gặp lâu thì không tiện bởi ngượng ngùng vừa thấy chân không thể cất bước để tạm biệt “rút về chỉn khôn” Câu thơ cũng thể hiện sự xứng đôi vừa lứa, vẻ đẹp lí

tưởng của mối tình giữa một trang quốc sắc và một bậc thiên tài, cảm xúc mới

mẻ, trong sáng của mối tình đầu, nó vừa mạnh mẽ, sôi nổi, mãnh liệt, nhưng

cũng vừa ngượng ngùng, kín đáo, e lệ

Trang 9

“Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời” ,Nguyễn Du đã có những cách nói rất hay, rất đẹp và toàn diện về Kim Trọng trên nhiều lĩnh vực như dung

mạo,phong thái, tài năng: văn nhân, bậc tài danh, phong nhã, hào hoa, kẻ thiên tài Khác với Thuý Kiều và Thuý Vân, Nguyễn Du đã dành sẵn một phần để giới thiệu thì đối với Kim Trọng, ông lại giới thiệu chàng trong bối cảnh gặp gỡ với chị em Thuý Kiều Đó là hoàn cảnh hợp lý khiến ta thấy chân dung Kim Trọng không chỉ khôi ngô tuấn tú mà còn là người phát ngôn của tình yêu muôn thuở Đến với nhân vật Kim Trọng, cảm nhận được vẻ đẹp của chàng ta thêm khâm phục tài năng của Nguyễn Du với bút pháp tả người rất sắc sảo tài tình Và có lẽ chính bởi sự yêu quý, thương yêu với nhân vật của đại thi hào mà hình ảnh Kim Trọng là hình ảnh đẹp nhất về khách tài tử, đa tình xuất hiện trong đoạn thơ đã làm nổi bật chủ đề tình yêu tự

do và cảm hứng nhân văn của “Truyện Kiều” Qua cuộc gặp gỡ Kim Kiều trong tiết Thanh

minh, tác giả thể hiện cảm hứng trân trọng, ngợi ca mối tình đầu chớm nở trong sáng, đẹp đẽ của Thuý Kiều và Kim Trọng Đó là tiếng nói khẳng định và đồng tình với khát vọng tình yêu chân chính của con người Đặt trong bối cảnh của xã hội phong kiến, đây là một cái nhìn cởi

mở, tiến bộ của một trái tim nhân đạo sâu sắc

Trang 10

Luận điểm 2:

"Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc” , những câu thơ trong Truyện Kiều là sự kế thừa và phát huy rực rỡ giá trị nghệ thuật truyền thống của văn học nước nhà, thể thơ lục bát được sử dụng một cách điêu luyện và đã đạt đến đỉnh cao của thơ Nôm Nhịp điệu thơ đều đặn, uyển

chuyển đã làm cho những câu lục bát như được phổ nhạc, mang lại cảm giác tự nhiên,

không bị cố ý ép buộc hay cầu kỳ Đó không chỉ là một yếu tố kỹ thuật mà còn là một phần quan trọng của cách thể hiện tinh tế và sâu sắc của Nguyễn Du về những khía cạnh văn hóa,

xã hội và con người Trong đoạn trích này, tác giả sử dụng kỹ thuật gieo vần một cách khéo léo và linh hoạt làm tăng tính biểu đạt cho bài thơ Vần được gieo liên tục từ câu này sang câu khác, giữ cho bài thơ mạch lạc và hài hòa: "ra chào" và "e lệ nép vào", "trâm anh" và

"bậc tài danh", "hương lân" và "khóa xuân” Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhịp thơ và cách gieo vần phong phú đã làm cho đoạn trích này trở nên sống động và đầy hấp dẫn Ngôn ngữ

có sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học tạo thành thứ ngôn ngữ thơ ca vừa hàm xúc vừa trang nhã, giản dị Ngôn ngữ ấy vừa được chọn lọc một cách chính xác đến mức không thể thay đổi hay thêm bớt, vừa được gọt giũa hoàn thiện đến mức như những hòn ngọc quý Cụm từ như: "nền phú hậu", "phong nhã", "hào hoa" tạo ra một bức tranh về cuộc sống xa hoa và quý phái của xã hội phong kiến xưa

Trang 11

Nguyễn Du đã sử dụng một hệ thống từ ngữ Hán Việt để nói về Kim Trọng với tất cả sự thật quý mến, trân trọng, đồng thời thể hiện tính cách nhân vật trên bình diện xã hội: trâm anh, phú hậu, tài danh, văn chương, thông minh, phong tư, tài mạo, Nguyễn Du đã thể hiện được cái độc đáo của mình trong nghệ thuật khắc họa nhân vật Nếu vẻ đẹp của Thúy Vân

và nhan sắc xinh đẹp cũng cùng tài năng đến mức hoàn thiện của Thúy Kiều được Nguyễn

Du khắc họa bằng bút pháp ước lệ tượng trưng- mượn hình ảnh của thiên nhiên để miêu tả nhân vật thì Kim Trọng được nhà thơ xây dựng bằng bút pháp lý tưởng hóa- chàng Kim hội tụ tất cả vẻ đẹp hoàn hảo nhất, nổi bật với những phẩm chất cao đẹp của người nho sĩ Nhà thơ đã thành công trong việc xây dựng một thế giới nhân vật đa chiều nhưng cũng rất điển hình Trong đoạn trích, Nguyễn Du còn sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập để tạo ra một bức tranh sắc nét về nhân vật và cảnh vật Chàng Vương và Kim Trọng được mô tả với các đặc điểm đối lập về ngoại hình, văn chương, và địa vị xã hội Kim Trọng được miêu tả là người có đẳng cấp cao, với nền phú hậu, tài danh, phong tư tuyệt vời Trong khi đó, Vương Quan lại được miêu tả với vẻ ngoài bình thường và không mấy nổi bật như Kim Trọng Cùng với đó, môi trường được mô tả qua các hình ảnh như thơm hương lân, nền Đồng Tước, những buồng thêu, tạo ra một không gian lãng mạn và buồn bã, trong khi tâm trạng của nhân vật thì đầy phấn khích và mong đợi

Trang 12

Sự tương phản giữa môi trường yên bình và tâm trạng sôi nổi của nhân vật làm tôn lên tính chất nghệ thuật và sâu sắc của bức tranh mà tác giả muốn vẽ Tổng thể, sự tương

phản và đối lập giữa hai nhân vật và môi trường xung quanh làm cho đoạn trích trở nên phong phú và sâu sắc, đồng thời tạo ra sự hấp dẫn trong việc phân tích và hiểu sâu về câu chuyện và nhân vật trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã sử dụng thành công điển cố mang

ý nghĩa vô cùng sâu sắc – “đồng Tước Đài”, qua đó ngợi ca vẻ đẹp sắc sảo và tuyệt mĩ của hai chị em Vân- Kiều, đều là những “trang quốc sắc thiên hương” nhưng lại có một cuộc đời đầy sóng gió Tất cả những yếu tố này đã kết hợp với nhau để tạo ra một đoạn văn có sức hút, sâu sắc và phản ánh rõ nét tâm trạng và suy tư của các nhân vật trong bối cảnh lịch sử và văn hóa của Việt Nam Đúng như ai đó nói rằng, khi Nguyễn Du viết truyện kiều thì đó là "mực biết múa, bút biết bay ,văn biết nhảy", một bút lực tài hoa, ngọn bút có

thần Nghệ thuật của Nguyễn Du qua đoạn trích này đã làm cho “Truyện Kiều” trở thành

một tác phẩm văn học vĩ đại và đầy ý nghĩa trong văn học Việt Nam

Trang 13

4 Luận điểm 3

Đoạn trích Kiều gặp Kim Trọng khiến chúng ta nhớ đến đoạn thơ kể về cuộc gặp

gỡ giữa Thúy Kiều và Từ Hải

Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ[8] cũng xiêu anh hùng Thiếp danh đưa đến lầu hồng[9]

Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa Nếu cuộc gặp gỡ giữa Kiều với Kim Trọng là cuộc gặp gỡ giữa “người quốc sắc,

kẻ thiên tài'” trong lứa tuổi "xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” đầy trong sáng thơ mộng còn nhiều e ấp ngượng ngùng, mang nhiều tính chất lãng mạn bay bổng thì cuộc gặp gỡ giữa Kiều với Từ Hải là cuộc gặp gỡ giữa "trai anh hùng, gái thuyền quyên" khi Kiều đã qua nhiều chìm nổi, ê chề trong cuộc sống, dễ tìm ra ý hợp

tâm đầu, dễ tìm ra kẻ tri kỷ của nhau và cũng dễ "phỉ nguyền sánh phượng, đẹp

duyên cưỡi rồng” Mỗi cuộc gặp gỡ là mỗi hoàn cảnh mang mỗi ý nghĩa khác nhau song cả hai đều góp phần quan trọng trong mạch truyện, thể hiện một ngòi bút bậc thầy về tả cảnh, tả người,tả tình của đại thi hào Nguyễn Du

Trang 14

5, Luận điểm 4

Có thể nói với những giá trị nội dung, đặc sắc trong nghệ thuật trên đã góp phần làm lên

tương lai thì đoạn thơ trên vẫn mãi là áng thơ bất hủ của Nguyễn Du Để khi nghĩ đến Kiều, ta lại thấy trong đó là cả tấm lòng muôn đời của một bậc thi nhân Nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh từng khẳng định “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn” và thơ ca chỉ tìm được

bến neo đậu nơi lòng người khi đó là tiếng lòng thiết tha được tạo bởi tài năng nghệ thuật chân chính Đoạn thơ này của Nguyễn Du đã làm được điều đó: một khung cảnh mùa xuân mở ra cuộc gặp gỡ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng, người thì tài sắc người thì tri thức, nho nhã và tình cảm họ cho nhau còn e thẹn và ngượng ngùng Bằng bút pháp điêu luyện, Nguyễn Du

ngôn ngữ để làm nổi bật sự phong phú của ngôn từ, đặc biệt là Hán Việt Nó làm cho một câu Kiều ta đọc có thể hiểu ngay nhưng ngẫm ngợi cả đời chưa hết sự sâu xa Và cho đến nay,

không ai có thể phủ nhận rằng, tiếng Việt trở nên giàu có, phong phú hơn, văn chương Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến nhiều hơn một phần là nhờ Truyện Kiều

Trang 15

Âm hưởng của những câu thơ này đã, đang và sẽ vang vọng mãi trong tâm trí

người đọc Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện Kiều đã trở thành phương tiện hữu hiệu để chuyền tài giá trị nội dung sâu sắc, đậm đà tinh thần dân tộc Khẳng định bản sắc nghệ thuật dân tộc đã làm nên giá trị và sức sống bền vững của

Truyện Kiều trong đời sống tinh thần của người Vệt Nam Có thể nói, Truyện kiều nói chung và đoạn trích trên nói riêng của Nguyễn Du cũng đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi bờ cõi của một quốc gia, trở thành một phần tinh hoa văn hóa nhân loại, ghi dấu ấn văn học Việt Nam trên thi đàn quốc tế

Trang 16

III KẾT BÀI

“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi Hãy nhặt lấy chữ của đời mà

ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy” đã tạo nên những trang thơ bất hủ, những câu

Kiều lay động lòng người Đoạn thơ để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc về mối tình chân thành giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, một tình yêu tự nguyện vượt ra khỏi giới hạn truyền thống, là mối tình thuần khiết trung thành của “người quốc sắc, kẻ thiên tài”.Từ đó bồi đắp trong chúng ta tấm lòng yêu thương con người, niềm tin ở hạnh phúc, cái nhìn toàn diện về tính cách, vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ, dạt dào xúc cảm về sự yêu thương chân thành Từ bao đời nay, Truyện Kiều, với nhân vật nàng Kiều đẹp đẽ, sống động, đã trở thành những áng thơ bất hủ trong lịch sử văn chương Việt Nam

Ngày đăng: 29/10/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w