1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy Học Theo Hướng Tiếp Cận Năng Lực
Tác giả Nguyễn Thị Mến, Nguyễn Thị Ngân, Dương Thị Diệu Linh, Lô Vũ Bình Minh
Thể loại Bài Báo Cáo
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 3,96 MB

Nội dung

Dạy học theo Trạm là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí khác nhau trong không gian lớp học trạm, HS sẽ chiếm lĩnh nội dung học tậ

Trang 1

NHÓM 11

DẠY HỌC THEO

HƯỚNG TIẾP CẬN

NĂNG LỰC.

Thành viên :

Nguyễn Thị Mến ( Nhóm trưởng )

Nguyễn Thị Ngân

Dương Thị Diệu Linh

Lô Vũ Bình Minh

Trang 2

NỘI DUNG

1 KHÁI NIỆM

2 QUY TẮC

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

4 VÍ DỤ

DẠY

HỌ

C

THE

O

TRẠ

M

Trang 3

Dạy học theo Trạm là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các vị trí khác nhau trong không gian lớp học (trạm), HS sẽ chiếm lĩnh nội dung học tập khác nhau tại mỗi trạm và sau khi chuyển lần lượt qua các trạm thì HS hoàn thành bài học.

1 KHÁI NIỆM

Trang 4

+ Các nhiệm vụ học tập phải mang tính độc lập

để học sinh có thể bắt đầu từ bất kỳ nhiệm vụ nào.

+ Với các trạm có thí nghiệm, các nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ thao tác, phù hợp với lứa tuổi của học sinh.

+ Kiểm soát thời gian thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm (không quá 15 phút mỗi trạm).

2 QUY TẮC

Trang 5

+ Cần có cả các trạm có nhiệm vụ bắt buộc và các trạm có nhiệm vụ tự chọn với nhiều độ khó phân cấp khác nhau để

cá biệt hoá năng lực của học sinh

+ Sau buổi học giáo viên nên cung cấp đáp án hoặc giải thích lại kết quả của các nhiệm vụ học tập để học sinh tự kiểm tra và đánh giá kết quả bản thân

+ Giáo viên cần xây dựng và thống nhất với học sinh nội quy làm việc tại các trạm trước buổi học

2 QUY TẮC

Trang 6

a) Ưu điểm:

+ Tạo ra môi trường cho học sinh được chủ động, tích cực tham gia hoạt động học tập, tham gia giải quyết các nhiệm vụ học tập

+ Nâng cao khả năng tự đánh giá bản thân và đội nhóm thông qua các hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả của cá nhân và của nhóm mình

+ Là cơ hội tuyệt vời để học sinh nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, phát triển các kỹ năng tranh luận, các phương pháp giải quyết vấn đề, năng lực thực nghiệm

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

Trang 7

+ Giúp giáo viên đánh giá, phân loại được trình độ của từng học sinh, qua đó bồi dưỡng học sinh giỏi và rèn luyện học sinh yếu

+ Kích thích sự hứng thú học tập, tìm hiểu của học sinh thông qua các nhiệm vụ học tập tích cực đặc biệt

là những nhiệm vụ thiết kế, chế tạo, sáng tạo và thực hiện các thí nghiệm đơn giản

+ Khắc phục được khó khăn thiếu thốn về trang thiết

bị nếu cho học sinh tiến hành thực hiện hoạt động cùng lúc

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

Trang 8

b) Nhược điểm:

+ Giáo viên cần nhiều thời gian chuẩn bị nội dung hơn và đồ dùng, nguyên vật liệu dạy học cũng cần cầu

kỳ, công phu hơn Ví dụ như giáo viên cần chuẩn bị sẵn các bảng biểu của từng trạm, các hộp để đựng các gói câu hỏi, các bảng đáp án và các “ phiếu thông hành” để khi học sinh đã hoàn thành từng trạm thì nhanh chóng tiến đến các trạm tiếp theo

+ Thời gian thực hiện dạy theo hình thức hành sẽ dài hơn thời gian khi dạy dưới hình thức truyền thống

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

Trang 9

+ Phương pháp học theo trạm phù hợp cho các dạng bài ôn tập, luyện tập kiến thức đã học chứ không thích hợp cho dạng truyền đạt kiến thức mới

+ Hình thức học theo trạm sẽ gặp nhiều khó khăn nếu lớp học có sĩ số quá đông, điều này sẽ gây hạn chế rất lớn trong quá trình học Vì hình thức học theo trạm đòi hỏi học sinh phải di chuyển liên tục

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

Trang 10

+ Nhiều giáo viên theo phong cách giảng dạy truyền thống lâu năm sẽ thấy bỡ ngỡ, khó khăn, không mạnh dạn khi thực hiện hình thức dạy học theo trạm có nhiều phần mới mẻ này

+ Tài liệu thiết kế dạy học theo trạm còn mới mẻ, hạn chế, buộc giáo viên phải tự mày mò, đầu tư suy nghĩ

và soạn thảo

3 ƯU - NHƯỢC ĐIỂM

Trang 11

• Trạm 1: Trạm Lý thuyết

• Trạm 2: Trạm Vẽ đồ thị

• Trạm 3: Trạm Giải bài tập

• Trạm 4: Trạm Ứng dụng thực tế

• Trạm 5: Trạm Tự học và khám phá

• Kết thúc

4.VÍ DỤ:

Dạy học theo trạm chủ đề

“Hàm số bậc hai”

4.VÍ DỤ:

Dạy học theo trạm chủ đề

“Hàm số bậc hai”

Trang 12

Học sinh sẽ xem một video ngắn

hoặc đọc một tài liệu về các đặc điểm của hàm số bậc hai, như định nghĩa,

đồ thị hình parabol, và vai trò của các

hệ số a, b, c Sau đó, các em trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm

tra hiểu biết của mình

TRẠM 1 : Trạm Lý

thuyết

Trang 13

TRẠM 2

Trạm Vẽ đồ

thị

Học sinh sẽ vẽ đồ thị của một số hàm

số bậc hai khác nhau trên giấy hoặc bằng phần mềm đồ họa trên máy tính Nhiệm vụ là xác định tọa độ đỉnh, trục đối xứng, và các điểm cắt trục của đồ thị, sau đó vẽ chính xác đường parabol tương ứng.

Học sinh sẽ vẽ đồ thị của một số hàm

số bậc hai khác nhau trên giấy hoặc bằng phần mềm đồ họa trên máy tính Nhiệm vụ là xác định tọa độ đỉnh, trục đối xứng, và các điểm cắt trục của đồ thị, sau đó vẽ chính xác đường parabol tương ứng.

quan đến hàm số bậc hai, chẳng hạn

như tìm nghiệm của phương trình bậc

hai bằng cách sử dụng công thức

nghiệm hoặc phân tích thành nhân tử

Học sinh có thể làm việc theo nhóm để

thảo luận và giải quyết các bài tập.

Học sinh giải một loạt bài tập liên

quan đến hàm số bậc hai, chẳng hạn

như tìm nghiệm của phương trình bậc

hai bằng cách sử dụng công thức

nghiệm hoặc phân tích thành nhân tử

Học sinh có thể làm việc theo nhóm để

thảo luận và giải quyết các bài tập.

TRẠM 3 Trạm Giải bài tập

Trang 14

TRẠM 4 :

Trạm Ứng dụng thực

tế

thực tế của hàm số bậc hai, chẳng hạn như tính toán quỹ đạo của một vật thể ném lên, hoặc tối ưu hóa lợi nhuận trong một bài toán kinh tế Học sinh

sẽ làm việc theo nhóm để phân tích một tình huống thực tế và trình bày cách áp dụng hàm số bậc hai để giải quyết vấn đề.

Trang 15

TRẠM 5 :

Trạm Tự học và

khám phá

Học sinh được giao nhiệm vụ

tự nghiên cứu các biến đổi của hàm số bậc hai (như dịch chuyển, phản xạ, kéo dãn) và ghi chú lại những quan sát của mình Học sinh

có thể sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, hoặc các công cụ trực tuyến.

Trang 16

KẾT THÚC

Sau khi học sinh hoàn thành

các trạm, giáo viên sẽ tổng

kết lại kiến thức, giải đáp các

câu hỏi và làm bài kiểm tra

nhỏ để đánh giá mức độ hiểu

bài của học sinh Những điểm

khó hiểu sẽ được thảo luận

sâu hơn để đảm bảo tất cả

học sinh đều nắm vững kiến

thức.

Trang 17

Thanks You

Ngày đăng: 29/10/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w