1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo dục học Đại cương mục tiêu dạy học là gì nhiệm vụ dạy học là gì nội dung dạy học là gì cấu trúc của hoạt Động dạy học

11 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục học Đại cương: Mục tiêu dạy học là gì? Nhiệm vụ dạy học là gì? Nội dung dạy học là gì? Cấu trúc của hoạt động dạy học?
Tác giả Hoàng Mỹ Huyền, Nguyễn Hoàng Bích Ngọc, Cao Huỳnh Như, Mã Kiều Mỹ Lan, Nguyễn Thuỳ Liên
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 9,25 MB

Nội dung

Mục tiêu giáo dục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc những điều kiện hiện có và những khả năng cụ thể của nhà trường, của giáo viên và học sinh khi thực hiện quá trình giáo dục.. - Mục

Trang 1

NHÓM 3

Có những thành viên siu đáng

iuu

Hoàng Mỹ Huyền

Cao Huỳnh Như

Nguyễn Thuỳ

Liên

Nguyễn Hoàng Bích Ngọc

Mã Kiều Mỹ Lan

Trang 2

GIÁO

DỤC

HỌC

ĐẠI

CƯƠN

G

NỘI DUNG 2

• Mục tiêu dạy học là gì ?

• Nhiệm vụ dạy học là gì ?

• Nội dung dạy học là gì ?

• Cấu trúc của hoạt động dạy học

?

Trang 3

I: Mục tiêu dạy học

là gì ?

1 Khái

niệm

“ Mục tiêu giáo dục là những tiêu chí, chỉ tiêu, những

yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng nội dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau hoạt động giáo dục Mục tiêu giáo dục được xây dựng trên cơ

sở cân nhắc những điều kiện hiện có và những khả năng

cụ thể của nhà trường, của giáo viên và học sinh khi

thực hiện quá trình giáo dục Mục tiêu giáo dục do nhà nước, nhà trường đề ra cho từng hoạt động và đòi hỏi

mọi người phải phấn đấu thực hiện Mục tiêu giáo dục là những ới mục đích giáo dục tổng thể ”

Trang 4

2: Mục tiêu này thường được phân chia thành ba loại

chính:

2.1: Mục tiêu kiến thức: Học sinh cần nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu liên quan đến môn học Mục

tiêu kiến thức trong dạy học là những yêu cầu cụ thể về thông tin, khái niệm, sự kiện và nguyên lý mà học sinh cần nắm vững trong một môn học Các mục tiêu này thường được thiết kế để giúp học sinh:

- Hiểu biết cơ bản: Nắm vững các kiến thức nền tảng cần thiết cho môn học.

- Khái niệm và định nghĩa: Nhận diện và định nghĩa các khái niệm quan trọng.

- Liên hệ và ứng dụng: Kết nối kiến thức với các tình huống thực tế và ứng dụng trong cuộc sống.

- Phân tích và so sánh: Phát triển khả năng phân tích thông tin và so sánh các khái niệm hoặc hiện tượng khác

nhau.

- Nhớ và tái hiện: Có khả năng nhớ lại và trình bày lại kiến thức đã học.

- Mục tiêu kiến thức giúp giáo viên thiết kế bài học và đánh giá kết quả học tập một cách hiệu quả.

2.2: Mục tiêu kỹ năng: Phát triển các kỹ năng thực hành, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và giao tiếp Trong dạy

học, mục tiêu kỹ năng là những kết quả cụ thể mà giáo viên mong muốn học sinh đạt được sau quá trình học tập Các mục tiêu này thường được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm:

- Kỹ năng tư duy: + Phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh và đánh giá thông tin.

+ Khuyến khích tư duy phản biện và sáng tạo.

- Kỹ năng giao tiếp: + Nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, viết.

+ Tăng cường khả năng thuyết trình và làm việc nhóm.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: + Phát triển khả năng nhận diện và phân tích vấn đề.

+ Khả năng đưa ra giải pháp và thực hiện các phương pháp giải quyết.

- Kỹ năng tự học: + Khuyến khích học sinh tìm kiếm thông tin, nghiên cứu và học tập độc lập.

+ Phát triển khả năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.

- Kỹ năng thực hành: + Thực hành các kỹ năng cụ thể trong các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, thể thao.

+ Rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng ngành học.

- Mục tiêu kỹ năng giúp định hướng cho quá trình giảng dạy và học tập, đồng thời giúp giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh.

Trang 5

II: Nhiệm vụ dạy học là gì

Trang 6

1.Khái

niệm

- Nhiệm vụ dạy học là những công việc và trách nhiệm cụ thể mà giáo viên và học sinh cần thực

hiện trong quá trình giáo dục Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ hệ

thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

- Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, đặc biệt là năng lực

tư duy sáng tạo.

Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới.

2 Các nhiệm vụ này thường bao gồm:

1 Giáo viên:

- Chuẩn bị bài giảng: Lên kế hoạch và xây dựng nội dung bài học phù hợp.

- Giảng dạy: Truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả và hấp dẫn.

- Đánh giá: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy.

- Hỗ trợ và hướng dẫn: Cung cấp sự trợ giúp, khuyến khích học sinh trong quá trình học tập.

2 Học sinh:

- Tiếp thu kiến thức: Chăm chú lắng nghe, tham gia vào các hoạt động học tập.

- Làm bài tập: Hoàn thành các nhiệm vụ và bài tập được giao.

- Thảo luận và hợp tác: Tham gia vào các hoạt động nhóm, chia sẻ ý kiến và học hỏi từ bạn bè.

- Tự đánh giá: Nhận thức về tiến bộ và điểm yếu của bản thân để cải thiện.

- Nhiệm vụ dạy học giúp định hình rõ ràng vai trò của từng bên trong quá trình giáo dục, tạo điều kiện cho việc học tập hiệu quả và phát triển toàn diện.

Trang 7

Hãy thêm một điểm chính

Hãy trình bày ngắn gọn về những gì bạn muốn thảo luận.

Hãy thêm một điểm chính

Hãy trình bày ngắn gọn về những gì bạn muốn thảo luận.

Hãy thêm một điểm chính

Hãy trình bày ngắn gọn về những gì bạn muốn thảo luận.

III:

Nội

dung

dạy

học là

gì ?

Trang 8

- Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại phù hợp với thực tiễn nước ta về

tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng

- Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, đặc biệt là năng lực tư duy

sáng tạo

- Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và thực

hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới

- Việc thực hiện quá trình dạy học trong nhà trường đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề về lí luận có liên

quan đến đối tượng và các thành tố cấu trúc của dạy học Các câu hỏi như: Dạy cái gì? Dạy như thế nào?

vẫn thường được đặt ra đối với giáo viên Câu trả lời cho những câu hỏi đó thường được xem như lời giải đáp cho vấn đề nội dung và phương pháp dạy học Tuy nhiên, quan niệm về nội dung dạy học không hoàn toàn thống nhất trong cách hiểu của một số tài liệu về giáo dục học và lí luận dạy học hiện nay

- Hiện tồn tại hai cách hiểu khác nhau về nội dung dạy học Cách hiểu thứ nhất quan niệm nội dung dạy học chính là nội dung học vấn Quan niệm thứ hai cho rằng nội dungdạy học là khái niệm rộng hơn so với khái niệm nội dung học vấn

- Quan niệm thứ nhất: Quan niệm này cho rằng việc xác định nội dung dạy học là kết quả của việc trả lời

câu hỏi: người dạy dạy cái gì và người học học cái gì trong quá trình dạy học Cái mà người học phải lĩnh hội chính là nội dung dạy học và đó cũng là nội dung học vấn - cái hứa hẹn tạo cho mỗi người một trình độ học vấn xác định theo chuẩn mực của các trình độ được đào tạo

- Theo quan niệm này, nội dung dạy học là: “Những tri thức, kĩ năng kĩ xảo mà nắm được chúng sẽ đảm bảo quá trình làm phát triển năng lực trí tuệ và thể chất của học sinh, hình thành thế giới quan và đạo đức,

hành vi tương ứng với nó chuẩn bị cho họ bước vào cuộc sống, vào lao động”

- Quan niệm thứ hai: Nội dung dạy học là khái niệm bao hàm nội dung học vấn Nội dung dạy học bao gồm: + Các mục tiêu giáo dưỡng và giáo dục của dạy học

+ Sự phát triển của học sinh

+ Nội dung học vấn

+ Nội dung giảng dạy và học tập được phản ánh trong kế hoạch, chương trình dạy học, sách giáo khoa và giáo trình

Trang 9

IV: Cấu trúc hoạt

dộng dạy học

Trang 10

1 Khái niệm

- Quá trình dạy học là một cấu trúc bao gồm một hệ thống các thành tố vận động, phát triển trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó mỗi thanh cốt có một vị trí, vai trò nhất định Các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học bao gồm: giáo viên, học sinh, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và môi

trường dạy học Trong hệ thống các thành tố đó giáo viên và học sinh là hai thành tố trung tâm phản ánh tính

chất hai mặt của quá trình dạy học “ giáo viên dạy, học sinh học.” Mục tiêu là thành tố định hướng, là những yêu cầu được đề ra đối với học sinh trong quá trình dạy học Căn cứ vào mục tiêu, quá trình dạy học xác định những nhiệm vụ dạy học cụ thể Nhiệm vụ được xây dựng từ mục tiêu và thành quả của khoa học, kỹ thuật công nghệ, văn hóa xã hội có liên quan Phương pháp phương tiện dạy học chịu sự quy định bởi mục tiêu và nhiệm vụ Sự

vận hành của năm thành tố trên chịu sự chi phối của môi trường dạy học với những điều kiện tương ứng, môi

trường dạy học được đề cập đầu phạm vi hẹp đến rộng

2 Cấu trúc hoạt động dạy học thường bao gồm các thành phần chính sau:

- Mục tiêu học tập: Định rõ những gì học sinh cần đạt được sau bài học, bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ.

- Nội dung bài học: Các kiến thức và thông tin cần truyền đạt trong bài học.

- Phương pháp dạy học: Các cách thức giáo viên sử dụng để giảng dạy, như thuyết trình, thảo luận

nhóm, thực hành, hay sử dụng công nghệ.

- Hoạt động của giáo viên: Các bước và chiến lược mà giáo viên thực hiện để hướng dẫn học sinh, bao

gồm chuẩn bị bài giảng, tạo không khí lớp học, và theo dõi sự tham gia của học sinh.

- Hoạt động của học sinh: Các hoạt động mà học sinh thực hiện trong quá trình học, như lắng nghe, thảo luận, làm bài tập, và tự học.

- Đánh giá: Các phương pháp và tiêu chí để đánh giá kết quả học tập của học sinh, có thể thông qua

kiểm tra, bài tập, hoặc dự án.

- Phản hồi: Thông tin mà giáo viên cung cấp cho học sinh về quá trình học tập của họ, giúp học sinh

nhận diện điểm mạnh và điểm cần cải thiện.

- Cấu trúc này giúp tổ chức một cách có hệ thống và logic quá trình dạy học, tạo điều kiện cho việc học tập hiệu quả hơn.

Trang 11

Cảm

ơn thầy

và các bạn đã

lắng nghe

Ngày đăng: 12/11/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w