1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài  tên chiến lược Đa dạng hóa sản phẩm trong Đó tập trung phát triển sản phẩm và tiếp thị sản phẩm mỳ tôm của kinh Đô

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tên chiến lược: “Đa dạng hóa sản phẩm”, trong đó tập trung phát triển sản phẩm và tiếp thị sản phẩm mỳ tôm của Kinh Đô
Tác giả Nguyễn Diệu Anh, Vũ Hướng Dương, Ngô Văn Điện, Nguyễn Quỳnh Nga
Người hướng dẫn PSS. TS Lê Thị Tú Oanh
Chuyên ngành Quản trị Chi phí
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 8,95 MB

Nội dung

Là một doanh nghiệp được biết đến nhiều trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo được thị trường ưa chuộng, đến năm 2014, Kinh Đô bắt đầu lấn sân sang kinh doanh các s

Trang 1

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ CHI PHÍ

ĐỀ TÀI : Tên chiến lược: “Đa dạng hóa sản phẩm”, trong đó tập trung phát

triển sản phẩm và tiếp thị sản phẩm mỳ tôm của Kinh Đô

Trang 2

Giáo viên hướng dẫn : - PSS TS Lê Thị Tú Oanh

Học viên : - Nguyễn Diệu Anh

- Vũ Hướng Dương

- Ngô Văn Điện

- Nguyễn Quỳnh Nga

Trang 3

Ngành hàng mì tôm được biết đến là một trong những ngành hàng khá lâu đời tại thị trường Việt Nam, đây là ngành được đánh giá cao về tiềm năng phát triển và nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp Là một doanh nghiệp được biết đến nhiều trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản

phẩm bánh kẹo được thị trường ưa chuộng, đến năm 2014, Kinh Đô bắt đầu lấn sân sang kinh doanh các sản phẩm mì tôm Với lợi thế về uy tín thương hiệu, công tác quản lý,

thương hiệu mì Đại Gia Đình của Kinh Đô nhanh chóng nhận được sự chú ý của thị trường Tuy nhiên với những tác động của yếu tố vĩ mô, cùng với các kế hoạch về tiếp thị chưa thực

sự hiệu quả thương hiệu mì Đại Gia Đình của Kinh Đô vẫn chưa được nhiều người tin dùng.

Trang 4

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG

TY KINH ĐÔ

Trang 5

1.1 Giới thiệu chung

Công ty Cổ Phần Kinh Đô, tiền thân là công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập vào năm 1993 theo quyết định số 216 GP – UB ngày 27/2/1993 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh cấp và giấy phép kinh doanh số 048307 Trọng tài Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 2/3/1993 Hiện nay công ty đang kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng trên thị trường như: bánh snack, bánh cookie, các loại kẹo, bánh trung thu, mì ăn liền (mì tôm)… Công ty Kinh Đô được đánh giá là doanh nghiệp sản xuất và chế biến bánh kẹo

hàng đầu tại thị trường Việt Nam Hệ thống phân phối của Kinh Đô trải dài khắp 64 tỉnh thành trên cả nước Ở bất cứ nơi đâu, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua các sản phẩm do Kinh Đô cung cấp

-

I

Trang 6

CÁC NHÓM SẢN PHẨM CỦA KINH ĐÔ.

Bánh Cookies với các nhãn

hiệu như: More, Yame, Amara, Besco, Bisco up, Doremi…

Trang 7

Bánh Cookies với các nhãn hiệu như: More, Yame, Amara, Besco, Bisco up, Doremi…

Trang 8

Bánh Crackers với thương hiệu AFC, Cosy, Hexa…

Trang 9

Bánh quế

Trang 10

Bánh Snack với thương hiệu: Sachi, Bonbon…

Trang 11

Bánh mì công nghiệp với các thương hiệu: Aloha, Scotti…

Trang 12

Bánh trung thu Kinh đô

Trang 13

Các sản phẩm kẹo cứng, mềm: Crundy, Fruiti,

Stripes…

Trang 14

Mì tôm: với thương hiệu mì Đại Gia Đình

Trang 15

1.2 Giới thiệu về ngành nghề kinh doanh mì tôm tại Kinh Đô

Để mở rộng thị trường kinh doanh và cung cấp đa dạng các sản phẩm cho khách hàng lựa chọn, vào năm 2014, công ty Cổ Phần Kinh Đô đã chính thức ra mắt sản phẩm mì tôm với tên thương hiệu là Đại Gia Đình Sản phẩm mì tôm của Kinh Đô được làm từ các nguyên liệu chọn lọc trong nước và dầu chiên mì được kiểm soát chặt chẽ Sản phẩm có 5 hương vị quen thuộc với người Việt Nam như: Tôm hải sản chua cay, Bò sa tế hành, thịt bằm hành phi, lẩu riêu cua và lẩu canh chua cá

Các sản phẩm được phân chi thành các phân khúc khác nhau, trong đó giá một gói mì được bán với mức giá từ 3.500 đồng đến 10.000 đồng Đến nay thương hiệu mì Đại Gia Đình của Kinh Đô

đã được nhiều khách hàng, nhiều người biết đến và sử dụng, tuy nhiên thị trường sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mì tôm trên thị trường vẫn có sự cạnh tranh khá khốc liệt chính vì điều này, Kinh Đô cần phải chú trọng

Trang 16

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

Trang 17

2.1 Đối thủ cạnh tranh

Doanh thu ngành mì ăn liền tại Việt Nam của năm 2019 là hơn 32.000 tỷ đồng Thị trường mì gói, theo số liệu của Hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam là thị trường mì gói lớn thứ 5 thế giới với 5,4 tỉ gói mì được tiêu thụ trong năm 2019 Trung bình mỗi năm người Việt Nam ăn khoảng 57 gói mì, con số này vượt cả Nhật Bản, nơi khai sinh ra loại lương thực tiện dụng này, và gấp 4 lần lượng mì bình quân được tiêu thụ trên toàn thế giới Theo dữ liệu thống kê của Retail Data, ngành hàng mì ăn liền của Việt Nam đang được chiếm lĩnh bởi 4 cái tên, theo thứ

tự về độ lớn lần lượt là: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben, Asia Foods

II

Thị trấn Thịnh Long

Trang 18

Mì tôm Miliket

2.600vnđ - 3.500vnđ

Trang 21

Từ những phân tích trên có thể thấy thị trường mì ăn liền Việt Nam có nhiều thương hiệu khác nhau và đang cạnh tranh với nhau.

Bên cạnh đó, trên thị trường các sản phẩm mì cũng có sự đa dạng về giá cả để khách hàng có thể lựa chọn, khi thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh đòi hỏi Kinh Đô phải chú trọng nhiều đến yếu tố về chất lượng, chính sách giá… nhằm tạo được sự khác biệt và vị thế của mình trên thị trường, đây là thách thức cho hoạt động kinh doanh các sản phẩm mì tôm của Kinh

Đô

II

Trang 22

2.2 Khách hàng

Các sản phẩm mì tôm mà Kinh Đô sản xuất và kinh doanh trên thị trường hướng

đến phân khúc bình dân và phân khúc tầm trung Trong đó các sản phẩm có mức

giá bán từ 3.500 đồng đến 10.000 đồng Các sản phẩm mì tôm của công ty được

bán cho đa dạng các đối tương như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, các

gia đình có nhu cầu ăn uống và sử dụng các sản phẩm mì tôm Do các sản phẩm

mì tôm được bán với mức giá rẻ và dễ dàng mua nên đối tượng khách hàng của

mì Đại Gia Đình của Kinh Đô khá đa dạng, và bất cứ ai có nhu cầu cũng có thể

mua các sản phẩm

II

Trang 23

Từ những phân tích trên có thể thấy mức giá bán của mì tôm Đại Gia Đình khá rẻ, phù hợp với nhiều khách hàng, những khách hàng khi mua các sản phẩm mì đa phần họ hướng đến sự tiện lợi, bữa ăn nhanh Tuy nhiên, hiện nay nhiều thông tin trên tivi, báo đài đăng tải cho thấy tác hại của mì tôm có ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy nhiều người tiêu dùng bắt đầu nhận thức được tác hại của loại thực phẩm này đến sức khỏe của họ Đây

là một thách thức dành cho Kinh Đô, việc thay đổi nhận thức, chú trọng đến các thành phần của sản phẩm có thể khiến tăng chi phí sản xuất, chi phí Marketing… đồng thời tăng nhận thức của khách hàng cũng không phải dễ dàng Mặt khác, trên thi trường mì ăn liền

có nhiều sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn, khách hàng có thể tìm kiếm thông tin,

so sánh giá cả… cũng như khi có nhiều sự lựa chọn họ thường sẽ khắt khe hơn với những sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, để làm hài lòng khách hàng cũng là thách thức đối với công ty Kinh Đô.

II

Trang 24

Visingpack, Tân Á… Nhìn chung yếu tố nhà cung cấp ít ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Kinh Đô, do sự dồi dào của nguồn nguyên liệu trên thị trường, Mặt khác, Kinh Đô là nhà sản xuất lớn nên mức độ tác động bất lợi (giá cao, thanh toán ngắn hạn…) của nhà cung cấp đến Kinh Đô không đáng kể.

Trang 25

2.4 Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế đối với mặt hàng mì ăn liền khá nhiều, nếu khách hàng không sử dụng mì ăn liền họ có thể sử dụng các sản phẩm khác như cơm, bún… để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn Chính vì vậy các sản phẩm mì tôm cần phải đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng cũng như phải đảm vảo mang đến cho khách hàng bữa ăn an toàn cho sức khỏe để họ lựa

chọn các sản phẩm mì tôm Do đặc tính sản phẩm có thể cất giữ, lưu trữ lâu và sử dụng nhanh chóng, tiện lợi nên khách hàng vẫn lựa chọn sản phẩm này Tuy nhiên nếu sản phẩm gây bất lợi, ảnh hưởng đến sức khỏe thì họ sẽ ít sử dụng sản phẩm hơn đây cũng là thách thức dành cho các công ty sản xuất mì tôm nói chung và công ty Kinh Đô nói riêng

Trang 26

2.5 Rào cản gia nhập ngành

Khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương Mại thế giới WTO cùng với các tổ chức kinh

tế thế giới khác, đồng thời việc kí kế các hiệp định thương mại cũng khiến cho rào cản

gia nhập ngành thấp hơn Do đó, nhiều tổ chức, nhiều doanh nghiệp có thể đầu tư vào Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với Kinh Đô, điều này cũng sẽ gây ra áp dụng cho hoạt động kinh doanh mì tôm của Kinh Đô.

2.6 Pháp luật

Hệ thống pháp lý tại Việt Nam ngày càng chặt chẽ Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh

tế thế giới, Quốc Hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật như: Luật kinh doanh, Luật thương mại, Luật thuế… để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế Nhà nước cũng chú

ý đến các chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép Điều này dẫn đến việc cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn, chính sách mở cửa thị trường cho phép nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp trong nước

Trang 27

Vấn đề cạnh tranh có thể dẫn đến thách thức cho doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng là động lực để các doanh nghiệp chú trọng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để kinh doanh có hiệu quả hơn

Mì tôm là một trong những sản phẩm thiết yếu của cuộc sống hằng ngày, đảm cho nhu cầu về dinh dưỡng cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội Hiện nay, Nhà Nước cũng dành

sự quan tâm đặc biệt cho các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm thực phẩm, nhà nước cũng có những ưu đãi về tiền thuế đất, hỗ trợ các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với những tiến bộ khoa học công nghệ… Điều này tạo

điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Kinh Đô nói riêng có thể dễ dàng

tiếp cận với công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, những ràng

buộc về pháp lý đối với ngành sản xuất mì tôm có liên quan đến an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Đây cũng là vấn đề là Kinh Đô cần phải đặc biệt quan tâm, chú trọng

Môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi của Kinh Đô có thể tiếp cận với những tiến

bộ khoa học công nghệ, mở rộng hoạt động kinh doanh, cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp Tuy nhiên, để có thể phát triển và không gặp phải những vấn đề về rủi ro trong

tương lai Kinh Đô cần phải chú trọng đến nghiên cứu các yếu tố về pháp lý, thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật Mặt khác công ty cũng cần phải thường xuyên cập nhật

những thay đổi trong chính sách của pháp luật để có thể hoàn thiện hoạt động kinh doanh hơn

Trang 28

2.7 Xã hội/ chính trị

Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển

kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu

dùng của xã hội Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và phát triển chiến lược của các doanh nghiệp trong đó có Kinh Đô Bên cạnh đó, nền văn hóa Việt Nam

chịu ảnh hưởng của sự giao thoa từ nền văn hóa của nhiều nước khác nhau, những ảnh hưởng nhiều nhất là nền văn hóa Trung Hoa Từ xư đến nay, mì được xem là một trong những loại thực phẩm được sử dụng tại nhiều nước Châu Á trong đó có Việt Nam

Tại hội thảo khoa học thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khỏe con người

do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức, "Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về lượng tiêu thụ mì

ăn liền và trung bình mỗi người dân sử dụng 55 gói mì ăn liền/1 năm.” Hiện nay, lượng tiêu thụ mì ăn liền mỗi năm tại Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, sau Trung Quốc,

Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản Bên cạnh đó, Việt Nam là một nước có dân số trẻ và lối sống của người Việt Nam ngày càng năng động, gấp gáp, những sản phẩm thức ăn

nhanh trong đó có mì ngày càng trở nên quen thuộc và nhận được sự quan tâm của

người Việt Các bạn trẻ với lối sống hiện đại, năng động, cùng với guồng quay của sự

phát triển kinh tế, nhiều người không có thời gian để chế biến các món ăn cầu kỳ, nên người Việt thường có xu hướng lựa chọn, sử dụng các sản phẩm mì ăn liền

Trang 29

Cùng với đó, theo số liệu thống kê, tính đén thời điểm ngày 18/8/2021 Việt

Nam có dân số là 98.272.181 người, đứng thứ 15 trên thế giới Dân số đông,

trẻ cùng với những giá trị về văn hóa, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất và kinh doanh mì tôm tại Việt Nam phát triển,

đây vẫn là một trong những thị trường đầy tiềm năng của các doanh nghiệp

Trang 30

III PHÂN TÍCH NỘI BỘ

Trang 31

3.1 Bí quyết công nghệ

Là một doanh nghiệp lớn, Kinh Đô khá chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị quy

trình sản xuất Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến yếu tố về công nghệ, với hình thức sản xuất sản phẩm hàng loạt trên quy mô lớn, Kinh đô tập trung vào công nghệ để hạn chế sai sót thấp

nhất có thể Mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là sự tối ưu của máy móc hiện đại

có xuất xứ từ Nhật Bản, My, các nước Châu Âu… Máy móc thiết bị và áp dụng những tiến bộ

khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố giúp tạo nên sự

thành công của công ty Kinh Đô

Trang 32

3.1 Bí quyết công nghệ

Là một doanh nghiệp lớn, Kinh Đô khá chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị quy

trình sản xuất Công ty cũng đặc biệt chú trọng đến yếu tố về công nghệ, với hình thức sản xuất sản phẩm hàng loạt trên quy mô lớn, Kinh đô tập trung vào công nghệ để hạn chế sai sót thấp

nhất có thể Mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là sự tối ưu của máy móc hiện đại

có xuất xứ từ Nhật Bản, My, các nước Châu Âu… Máy móc thiết bị và áp dụng những tiến bộ

khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố giúp tạo nên sự

thành công của công ty Kinh Đô

3.2 Quy trình sản xuất

Với mỗi sản phẩm khác nhau, công ty đều chú trọng đến quy trình sản xuất Trong

đó công ty đặc biệt quan tâm đến quy trình sản xuất các sản phẩm từ khâu nhập nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, lưu kho các thành phẩm Đối với các nguyên vật liệu công ty

luôn nhập các nguyên vật liệu theo quy định của Bộ y tế Việt Nam, sử dụng các nguyên

vật liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên vật liệu được kiểm tra chất lượng kỹ

lưỡng trước khi sử dụng để sản xuất

Trong quá trình sản xuất mì tôm, Kinh đô cũng đặt ra các quy định chặt chẽ về vệ

sinh, các công nhân trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm đều được trang bị các kiến thức về

vệ sinh an toàn thực phẩm, quá trình sản xuất sản phẩm phải đảm vải đeo khẩu trang,

mũ trùm đầu, vao tay… các dụng cụ sản xuất nguyên vật liệu cũng được công ty kiểm kê

theo định kỳ thường xuyên

Trang 33

Đồng thời tại Kinh Đô trong quá trình sản xuất mì cũng có những nhân viên chịu trách

nhiệm về kiểm soát chất lượng đảm bảo việc theo dõi, giám sát việc chấp hành các quy

định về vệ sinh trong quá trình sản xuất

Sau khi sản xuất các sản phẩm sẽ được đóng gói, quá trình đóng gói cũng được giám sát chặt chẽ để đảm bảo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn Bên cạnh đó công ty cũng

có những hướng dẫn cụ thể cho nhân viên trong quá trình lư kho, đóng gói mì tôm, trưng bày sản phẩm theo đúng yêu cầu của từng loại sản phẩm Với những sản phẩm bị hư

hỏng thì Kinh Đô cũng có những chính sách để xử lý riêng các sản phẩm này

3.3 Bí quyết tiếp thị

Để bán các sản phẩm mì trên thị trường, đầu tiên Kinh Đô thực hiện hoạt động

nghiên cứu thị trường, việc nghiên cứu thị trường được thực hiện dưới nhiều hình thức

khác nhau, các nhân sự tiếp thị sẽ thu thập ý kiến của người tiêu dùng, thông qua các báo cáo về ngành mì tôm, thông qua những thông tin từ tư vấn của các chuyên gia, các cuộc

khảo sát… để đưa ra những nhận định về thị trường, sở thích của khách hàng, khẩu vị của người Việt Nam và cách thức đóng gói các sản phẩm Hiện nay với sản phẩm mì tôm công

ty có 5 dòng sản phẩm chính với 5 hương vị để phục vụ cho khách hàng, các mùi vị cũng

khá phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam

Ngày đăng: 29/10/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w