1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn luyện kĩ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6 (bộ sách chân trời sáng tạo)

10 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn luyện kĩ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tác giả Giáo Viên
Trường học TRƯỜNG …
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

ĐỀ TÀI:

Rèn luyện kĩ năng khai thác phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6

(Bộ sách Chân trời sáng tạo) Giáo viên:

Năm học 2023 – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 2

1 Cơ sở lý luận 2

2 Cơ sở thực tiễn 4

3 Giải pháp thực hiện 4

Biện pháp 1: Khai thác kiến thức qua bản đồ, lược đồ ở trong sách Chân trời sáng tạo 5

Biện pháp 2: Khai thác kiến thức qua quả Địa cầu 8

Biện pháp 3: Khai thác kiến thức qua hệ thống tranh ảnh 11

Biện pháp 4: Khai thác kiến thức qua mô hình 13

Biện pháp 5: Khai thác kiến thức qua biểu đồ 16

4 Hiệu quả của sáng kiến 19

C KẾT LUẬN 20

1 Kết luận 20

2 Bài học kinh nghiệm 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong chương trình đổi mới GDPT 2018 đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, thực hiện đồng bộ phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và học tập, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức lối sống, phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”

Để dạy học đạt kết quả, quá trình dạy học cần phải được thực hiện những yêu cầu cơ bản, trong đó có yêu cầu sử dụng và khai thác có hiệu quả phương tiện trực quan trong dạy học, nhất là đối với môn Địa lý ở trường THCS Nhưng trên thực tế, việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học hiện nay chưa khai thác đúng mục đích và chưa phát huy hết vai trò, ý nghĩa của phương pháp trực quan trong dạy học Môn Địa lý cần trang bị những kiến thức cho học sinh các phương pháp sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, mô hình, Nhờ nắm được các phương pháp đó, học sinh có thể tự mình mở rộng thêm những hiểu biết

về kiến thức bộ môn Phương tiện trực quan có vai trò rất quan trọng, nó nhằm tái tạo, bổ sung, khắc sâu nội dung cho kênh chữ, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trọn vẹn, ngoài ra còn là một trong những phương tiện quan trọng nhằm tạo biểu tượng, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập

Sau một thời gian giảng dạy bộ môn Địa lý 6 bộ sách Chân trời sáng tạo, tôi nhận thấy việc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc sử dụng kênh hình trong giảng dạy còn chưa đạt hiệu quả cao, vì vậy tính thụ động của học sinh trong học tập bộ môn Địa lý còn cao Một số em rất khó thậm chí không thể làm việc được với kênh hình nhằm khai thác những kiến thức mới, nhiều em còn quan niệm rằng Địa lý là một môn học thuộc lòng

Vì vậy quá trình dạy học là cả một nghệ thuật của người giáo viên được kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính sư phạm, tính khoa học, tính chính xác và tính thực

Trang 4

tiễn nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học ở trường THCS cũng như đạt kết quả mục tiêu của quá trình dạy học Việc rèn luyện kỹ năng Địa lý là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, nó không chỉ dừng lại ở một lớp học, cấp học mà nó theo suốt trong quá trình học tập của học sinh Đối với học sinh lớp 6 sau khi học xong chương trình, học sinh biết quan sát, khai thác và thu nhập thông tin các kiến thức Địa lý qua tranh ảnh, hình vẽ, biết sử dụng bản đồ Địa lý và các sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng Địa lý ở địa phương

Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng khai thác

phương tiện trực quan trong dạy học môn Địa lý 6” theo bộ sách Chân trời sáng

tạo

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này giúp tôi củng cố được kiến thức và phương pháp khai thác phương tiện trực quan trong giảng dạy môn Địa lý 6 một cách vững vàng hơn nhằm giúp học sinh tích cực, chủ động khám phá tri thức thông qua dụng cụ học tập, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập Địa lí ở trường THCS …

3 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 6 trường THCS…

4 Đối tượng nghiên cứu

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng khai thác phương tiện trực quan nhằm nâng cao hiệu quả học môn Địa lý lớp 6

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Nhằm giúp cho học sinh có được những kỹ năng đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra trong giai đoạn hiện nay, đã được nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian

tự học, tự nghiên cứu cho học sinh” Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong

Trang 5

3

luật giáo dục, tại điều 24.2 “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”

Trong dạy học Địa lý, các phương tiện trực quan không chỉ giúp học sinh nhận thức các sự vật, hiện tượng Địa lý một cách thuận lợi, sinh động hơn mà còn

là nguồn tri thức để học sinh khai thác, tìm tòi phát hiện ra những kiến thức mới Những kiến thức này chỉ có được khi học sinh biết kết hợp những kiến thức Địa

lý đã có với kỹ năng khai thác các phương tiện trực quan

Qua thực tế cho thấy học sinh nếu chỉ có nghe thôi thì lưu giữ được 20% kiến thức, viết chép thì nhớ 30%, kết hợp cả nghe lẫn nhìn thì mức độ nhớ tăng lên 50% Nếu học sinh tự trình bày được lưu giữ được 80% kiến thức Vì vậy việc

sử dụng và khai thác các phương tiện trực quan trong dạy học Địa lý không những

có vai trò quan trọng trong việc khai thác kiến thức ở các bài học lý thuyết mà còn quan trọng đối với những bài thực hành

Khai thác các phương tiện trực quan là trợ thủ đắc lực giúp học sinh thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng trong quá trình dạy học

Nó tạo ra khả năng cung cấp cho học sinh thông tin đầy đủ và chính xác hơn, giúp cho nhận thức cảm tính được nhanh chóng, đúng bản chất ở nhiều góc cạnh khác nhau Thông qua các phương tiện trực quan và nghệ thuật biểu diễn của giáo viên

sẽ góp phần nâng cao hứng thú trong học tập, tập trung mạnh mẽ vào bài học của học sinh

Như vậy, việc sử dụng và khai thác tốt các phương tiện trực quan sẽ giúp học sinh nắm nội dung bài học nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhớ bài lâu hơn và có

hệ thống Học sinh không thuộc bài máy móc, có suy nghĩ một cách lôgic tư duy độc lập, các em có kĩ năng phân tích, tổng hợp các yếu tố Địa lý một cách hợp lý

Trang 6

2 Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình giảng dạy bộ môn Địa lí trong nhà trường, tôi nhận thấy rằng việc khai thác phương tiện trực quan như bản đồ, dụng cụ học tập môn Địa lý của của học sinh lớp 6 trường THCS… còn rất nhiều hạn chế, số lượng học sinh có

kĩ năng khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan không nhiều Đa số học sinh còn xem nhẹ việc học Địa lí từ dụng cụ học tập, phương tiện trực quan là không cần thiết, các em chỉ cần nhớ máy móc những kiến thức thầy cô giảng bằng kênh chữ và cứ như thế các em sẽ nhớ kiến thức không sâu, một thời gian không lâu sẽ quên ngay

Học tập với phương tiện trực quan rất quan trọng nhưng tương đối khó đối với học sinh lớp 6 khiến nhiều em còn lúng túng, đặc biệt các học sinh học lực ở mức yếu và trung bình Do đó, việc rèn luyện cho học sinh học môn Địa lí lớp 6

kỹ năng khai thác phương tiện trực quan cần phải được làm dần dần, qua những

ví dụ cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp, làm cơ sở cho việc học địa lí các khối lớp sau

Trong những năm gần đây tại trường THCS … huyện …, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng như trong thi học sinh giỏi

đề thi luôn lồng ghép những câu hỏi về bản đồ để học sinh tìm ra kiến thức Như vậy, học sinh biết tận dụng phương tiện trực quan là điều quan trọng và cần thiết

để học sinh độc lập tìm kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo niềm say

mê hứng thú của học sinh đối với môn học Từ thực tế như hiện nay tôi đã cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy học sinh phù hợp để học sinh có thể nắm kiến thức ghi nhớ lâu hơn và việc khai thác kiến thức từ phương tiện trực quan trở thành kỹ năng, kỹ xảo trong mỗi học sinh Trong chương trình Địa lí ở THCS việc rèn luyện kỹ năng khai thác phương tiện trực quan được đặt ra ngay từ đầu cấp tới cuối cấp trong các bài học môn Địa lí

3 Giải pháp thực hiện

Bước 1: Cho học sinh quan sát bản đồ (lược đồ), quả Địa cầu, tranh ảnh, mô

hình, biểu đồ để có tư duy về nội dung

Trang 7

5

Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi và nêu vấn đề tổ chức hướng dẫn học sinh trả

lời câu hỏi

Bước 3: Học sinh trình bày câu trả lời để hiểu nội dung của bài học thông

qua các phương tiện trực quan

Bước 4: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thiện câu trả lời

để học sinh nắm được nội dung của bài học

Biện pháp 1: Khai thác kiến thức qua bản đồ, lược đồ ở trong sách Chân trời sáng tạo

Rèn luyện kĩ năng bản đồ cho học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp, liên tục lớp này qua lớp khác, đòi hỏi nhiều công sức và sự phối hợp chặt chẽ giữa các lớp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là biết sử dụng bản đồ như là một nguồn cung cấp kiến thức mới

Để sử dụng có hiệu quả bản đồ Địa lý cần phải qua nhiều bước, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp lên cao Có thể qua 5 bước sau đây:

- Chỉ, đọc tên các đối tượng địa lý trên bản đồ

- Xác định phương hướng, đo đạc, tính toán trên bản đồ

- Xác định vị trí địa lý, mô tả từng yếu tố thành phần của tự nhiên, kinh tế,

xã hội được biểu hiện trên bản đồ

- Xác định các mối liên hệ địa lý trên bản đồ

- Mô tả tổng hợp địa lý một khu vực: Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật, động vật, dân cư, kinh tế

Ví dụ: Khi dạy bài bài 6 “Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ

quả” (bài 6 trang 128 - Địa lý 6 sách Chân trời sáng tạo)

Trang 8

Khi dạy mục 1: Chuyển động tự quay quanh trục Sau khi cho học sinh quan sát hướng tự quay của Trái Đất thông qua quả Địa cầu và hình 6.1 trong sách Chân trời sáng tạo, giáo viên cho học sinh hiểu được hướng tự quay của Trái Đất một vòng quanh trục, thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm Sau đó, Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tính giờ trên Trái Đất

+ Bước 1: Giáo viên treo bản đồ và giới thiệu tên bản đồ: Các khu vực giờ trên Trái Đất, yêu cầu học sinh quan sát và đối chiếu với bản đồ trong sách Chân trời sáng tạo Giáo viên giới thiệu: hàng ngang cuối bản đồ thể hiện các khu vực giờ, hàng ngang phía trên thể hiện các giờ tương ứng với các khu vực giờ

Trang 9

7

+ Bước 2: Giáo viên đặt hỏi: Cùng một lúc trên Trái Đất có bao nhiêu giờ

khác nhau? Trên Trái Đất người ta chia thành mấy khu vực giờ? Mỗi khu vực

chênh nhau bao nhiêu giờ? Mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến? Sau khi

các em lần lượt trả lời câu hỏi, giáo viên gọi 1 em lên xác định lại trên bản đồ?(Khi

học sinh lên xác định giáo viên quan sát và hướng dẫn cho các em vị trí đứng,

cách xác định chính xác từng khu vực…giúp rèn kĩ năng xác định bản đồ cho học

sinh)

Để học sinh hiểu rõ về ý nghĩa của các khu vực giờ trên Trái Đất, giáo viên

đặt câu hỏi: Sự phân chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ có ý nghĩa gì?

Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên đặt câu hỏi: Nhưng ở những nước có diện

tích rộng trải trên nhiều kinh tuyến (nhiều khu vực giờ) thì dùng giờ chung cho

các quốc gia đó như thế nào? Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chuẩn xác

lại kiến thức: Một số nước do lãnh thổ trải rộng qua nhiều khu vực giờ: Canađa:

5 khu vực giờ; Liên bang Nga: 11 khu vực giờ nên việc tính giờ của nước đó được

tính theo giờ đi qua thủ đô nước đó gọi là giờ hành chính hay giờ Pháp lệnh) Sau

Trang 10

đó gọi 1 em lên xác định Việt Nam, Niu Ioóc, Matxcơva nằm trong khu vực giờ

thứ mấy?

Giáo viên giới thiệu: Để tiện tính giờ trên toàn thế giới, năm 1884 Hội nghị Quốc tế thế giới lấy khu vực có kinh tuyến gốc (00) đi qua đài thiên văn Grin Uýt làm khu vực giờ gốc (giờ quốc tế) (viết tắt G.M.T: Greenwich Meridian Time) Giáo viên gọi 1 học sinh lên xác định khu vực giờ gốc

+ Bước 3: Để hiểu rõ hơn giáo viên cho học sinh thực hành về cách tính giờ

trên thế giới Giáo viên đặt câu hỏi: Khi ở khu vực giờ gốc là 12h thì lúc đó ở Việt

Nam, Niu Ioóc, Matxcơva là mấy giờ ? Qua đó học sinh biết được cách tính giờ

của các nước trên thế giới Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên hỏi tiếp: Qua

bài tập vừa làm, em có thấy trong cùng một lúc, các khu vực phía đông hay tây

có giờ sớm hơn? Tại sao như vậy? Học sinh: Trả lời, bổ sung Giáo viên chuẩn

xác kiến thức: Khu vực phía Đông có giờ sớm hơn giờ khu vực phía Tây vì Trái Đất quay từ Tây sang Đông Giáo viên giới thiệu: Trái Đất quay từ tây sang đông,

đi về hướng tây qua 150 chậm 1 giờ Phía đông nhanh hơn 1 giờ, phía tây chậm hơn 1 giờ Để tránh nhầm lẫn, người ta quy ước kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế Giáo viên cho học sinh đường đổi ngày quốc tế trên bản đồ

Giáo viên cho học sinh áp dụng cách tính giờ trong thực tế: Ví dụ: Một trận

đá bóng ở Luân Đôn của nước Anh diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 15 tháng 11 năm

2017 thì ở Việt Nam xem truyền hình trực tiếp vào lúc mấy giờ, ngày, tháng năm nào ?

+ Bước 4: Sau khi học sinh phân tích xong, giáo viên nhận xét, góp ý, bổ

sung và rút ra nội dung kiến thức của bài học Như vậy, đối với những tiết có bản

đồ tôi thấy các em làm việc rất sôi nổi, hứng thú, nắm bắt kiến thức rất nhanh làm cho tiết học đơn giản, nhẹ nhàng hơn

Biện pháp 2: Khai thác kiến thức qua quả Địa cầu

Quả Địa cầu, được sử dụng như một công cụ học tập hữu ích trong môn Địa

lý 6, không chỉ là một hình ảnh biểu tượng về hành tinh chúng ta mà còn là một nguồn thông tin phong phú để khai thác kiến thức địa lý Sự 3D và trực quan của

Ngày đăng: 28/10/2024, 21:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w