Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử dạy học lớp 10 phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV” để khơi dậy cho học sinh tinh thần dân tộc và niềm yê
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRUNG TÂM GDNN – GDTX HOẰNG HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ SỬ DỤNG TƯ LIỆU NHÂN VẬT LỊCH SỬ TRONG DẠY HỌC LỚP 10 PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X-XV”
Người thực hiện: Lê Thị Lan Anh Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Lịch sử
THANH HÓA NĂM 2020
Trang 2MỤC LỤC
1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 1
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
2 NỘI DUNG 2
2.1 Cơ sở lí luận 2
2.2 Thực trạng của vấn đề 3
2.3 Các biện pháp giới thiệu các nhân vật lịch sử 4
2.3.1 Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử trong dạy học 4
2.3.2 Một số phương pháp sử dụng nhân vật lịch sử trong dạy học ở GDTX 4
2.3.2.1 Sử dụng nhân vật lịch sử trong bài học nội khoá 5
2.3.2.2 Sử dụng nhân vật lịch sử trong dạy học ngoại khoá 10
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 17
3.1 Kết luận 17
3.2 Những ý kiến đề xuất 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Ngày nay cuộc sống đang thay đổi và tiến lên từng giờ Đó là sự phát triểnnhư vũ bão của khoa học kỹ thuật, của nền văn minh tin học, sự phát triển của nềnkinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ Đây là cơ hội vàcũng là thách thức đối với đất nước ta Trong khi đó chúng ta đang gặp nhiều khókhăn trở ngại do chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo còn đang thấp hơn so vớiyêu cầu của sự phát triển đó
Mặt khác, trong xu thế hội nhập với thế giới, bên cạnh những nền văn hoátiến bộ, có rất nhiều mảng văn hoá đen vẫn còn len lỏi và dễ dàng lan nhanh tronggiới trẻ Điều đó dẫn đến bản sắc dân tộc đang dần mất đi, mà nhiều người ViệtNam lại đang quên đi nguồn gốc, lịch sử dân tộc Vì vậy một trong những vấn đềtrọng tâm của nước ta là đầu tư phát triển nhân tố con người, tức là đầu tư cho giáodục và đào tạo để tạo ra những con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạođức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và phẩm chất năng lực củacông dân, nhất là bản lĩnh văn hoá vững vàng trước sự hội nhập Môn lịch sử có vaitrò không nhỏ góp phần thực hiện nhiệm vụ trên
Có thể nói học môn lịch sử ngoài việc để “ cho tường gốc tích nước nhà ViệtNam” thì lịch sử còn cung cấp cho học sinh nhiều kĩ năng quan trọng khác như:phân tích, đánh giá, nhận xét, tổng hợp đánh giá quá khứ hiện tại, tương lai mộtcách đúng đắn phù hợp với thời cuộc Nhưng thực tế hiện nay cho thấy chất lượnghọc môn lịch sử của học sinh các trường THPT nói riêng, các cấp học nói chungcòn nhiều điều đáng bàn, đặc biệt với các học viên GDTX Những năm gần đây kếtquả thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn lịch sử quá thấp đã đặt ra cho chúng tamột vấn đề: Tại sao lại như vậy? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này?
Về phía học sinh, các em không thích học môn lịch sử vì cho rằng đó là mônphụ, không quan trọng lại có quá nhiều mốc thời gian và sự kiện khô khan, khónhớ Vì vậy các em không hứng thú trong học tập môn này, hoặc chỉ học qua loađối phó Vậy phải làm sao để thu hút được học sinh có hứng thú và chuyên tâm hơntrong học môn lịch sử?
Xuất phát từ thực tế đó, tôi lựa chọn đề tài: “Sử dụng tư liệu nhân vật lịch
sử dạy học lớp 10 phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X-XV” để khơi dậy cho học
sinh tinh thần dân tộc và niềm yêu thích môn học lịch sử thông qua các nhân vậtlịch sử này
1.2 Mục đích nghiên cứu
Tạo hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử luôn là điều các giáoviên dạy bộ môn này trăn trở Tuy nhiên để tạo được hứng thú cho học sinh thì phảidựa trên cơ sở kiến thức được truyền đạt và các em được tiếp thu phải sinh động, dễhiểu, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh Qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn
Trang 4giáo dục cho học sinh lòng biết ơn với các vị anh hùng của dân tộc đã có công dựngnước và giữ nước, để nhân dân ta có được độc lập, tự do trường tồn Đồng thời trên
cơ sở đó các em có niềm tự hào dân tộc, biết phát huy điều đó trong công cuộc xâydựng đất nước hiện nay
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Cách sử dụng tài liệu, các nhân vật lịch sử để tạo hứng thú cho học sinhtrong các giờ học lịch sử
- Học sinh các lớp 10B1, 10B2, 10B3 TTGDNN-GDTX Hoằng Hoá Nămhọc 2019-2020
- Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử tạo cảm xúc cho học sinh trong các bài:
Bài 16- Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) Bài 17- Quá trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến (thế
kỉ X-XV) Bài 19- Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (thế kỉ X- XV) - SGK lịch sử lớp 10- NXBGD Việt Nam Giờ học ngoại khoá tháng 12/2020 tại TT GDNN-GDTX Hoằng Hoá
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Với phạm vi đề tài này, tôi đã thực hiện các phương pháp sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về: dạy học tạo xúc, các tài liệu về đổi mới phươngpháp dạy học lịch sử
- Khai thác kênh hình, tư liệu lịch sử từ nhiều nguồn tài liệu, Internet
- Quan sát, thực nghiệm sư phạm, kết hợp kiểm tra đánh giá kết quả
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp
2 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
Mỗi bài học lịch sử đa số đều gắn liền với các nhân vật lịch sử cụ thể, kể cảchính diện lẫn phản diện Lịch sử là do con người sáng tạo ra, nhân vật lịch sử gắnliền với sự kiện lịch sử mà như một câu nói tôi đã được nghe khi còn ngồi trên ghếgiảng đường đại học: “ Con người bắt đầu ở đâu thì lịch sử bắt đầu ở đó” Vì vậykhông thể có được lịch sử mà thiếu yếu tố con người Nhân vật lịch sử là bằngchứng cho sự hình thành và phát triển cho một quá trình lịch sử Nếu không cónhân vật lịch sử thì các sự kiện lịch sử trở nên nhàm chán, thiếu sinh động, thiếu
tính trung thực Do đó phương pháp: Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử trong dạy
học đóng một vai trò không thể thiếu giúp học sinh hứng thú với môn học này
Trong chương trình và nội dung bài học lịch sử Việt Nam lớp 10 có nhiềunhân vật lịch sử, mà chủ yếu trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và xâydựng đất nước, khi dạy các bài học có nhắc đến các nhân vật lịch sử giáo viên cầnphải chú ý khắc sâu các nhân vật lịch sử đó trong giờ học nhằm gây hứng thú tronggiờ học cho các em Đồng thời việc khắc sâu các nhân vật lịch sử không những
Trang 5giúp học sinh nắm bắt được kiến thức lịch sử mà còn giáo dục các em học tập, noigương, gìn giữ và phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc quacác thời kì lịch sử và cả trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Như vậy phần lịch sử Việt Nam trong chương trình lịch sử lớp 10 có khoảnghơn 10 nhân vật lịch sử tiêu biểu như trong thời kì Bắc thuộc (thế kỉ II TCN - thế kỉ
X) có các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Lí Bí, Ngô Quyền, thời kì nhà nước phong kiến độc lập (thế kỉ X-XV) có các nhân vật lịch sử: Lê Hoàn, Đinh Bộ Lĩnh, Trần Quốc Tuấn, Hồ Quý Ly, Lê Lợi, Lê Thánh Tông…, hoặc thời kì cuối thế kỉ XVIII có nhân vật lịch sử nổi bật là Quang Trung- Nguyễn Huệ Tuy nhiên trong
giới hạn của đề tài, tôi chọn một số nhân vật nổi bật gắn liền với các bài học cụ thể
đề truyền đạt cho học sinh
2.2 Thực trạng của vấn đề
Việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói chung và GDTX nói riêng hiệnnay đang đúng trước nhiều khó khăn, thách thức khi đa số học sinh không còn yêuthích môn học này, việc này có rất nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bảnlàm cho các em nhàm chán vì yêu cầu của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều sựkiện lịch sử, nhân vật lịch sử một cách máy móc khô khan, mà trong giờ học lịch sửnào thầy cô giáo cũng bắt buộc phải truyền đạt cho học sinh Vì vậy, làm thế nào đểhọc sinh có thể nắm kiến thức môn học này tốt nhất là điều làm tôi phải suy nghĩ Việc học sinh chưa tích cực học môn lịch sử nói trên là đúng nhưng khôngphải do bản thân bộ môn lịch sử gây ra mà chính là do quan niệm và phương phápdạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay nói cách khác
là giáo viên chưa gây được hứng thú học tập trong giờ học bộ môn lịch sử
Mặc dù đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy
và học bộ môn lịch sử, song khi lên lớp hầu hết giáo viên giảng bài các kiến thứcbài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa không có sự cải tiến cách dạy khi nêukiến thức bài học nên học sinh không tập trung trong học tập bởi không có gì mới,không có gì phải suy nghĩ, phải nghiên cứu Trong khi đó một số thầy cô giáo khilên lớp ở các giờ học vẫn còn lúng túng trong việc truyền thụ kiến thức cơ bản chohọc sinh, nên các em phải ghi quá nhiều sự kiện lịch sử, tiếp nhận một khối lượngthông tin quá lớn, học sinh không nhớ hết dẫn đến chán học
Bên cạnh đó giáo viên chỉ giới thiệu qua loa các nhân vật lịch sử, chỉ cho họcsinh thấy chân dung nhân vật lịch sử mà không thông qua chân dung đó để giớithiệu tổng quát về đặc điểm, tính cách, hình dáng, quan điểm, sự nghiệp, vai trò của nhân vật lịch sử để khắc sâu kiến thức cho học sinh, gây cho các em có nhữngxúc cảm đối với nhân vật lịch sử đó, từ đó tạo ấn tượng sâu sắc gây hứng thú họctập Hơn nữa, khi kiểm tra đánh giá giáo viên cũng ít chú ý đến nội dung kiểm tra
về các nhân vật lịch sử mặc dù có một số tiết học các nhân vật lịch sử đó đóng vaitrò trung tâm trong nội dung bài giảng
Một thực tế nữa của lịch sử lớp 10- Phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến làkhông bài nào có hình ảnh minh hoạ hoặc tư liệu chỉ dẫn về nhân vật lịch sử lên
Trang 6quan đến bài học Vì vậy, giáo viên khi giảng dạy bài học đó rất lúng túng trongviệc sử dụng hình ảnh nhân vật lịch sử vào thời điểm nào trong bài cho thích hợp,
tư liệu lịch sử về nhân vật đó khai thác sao cho phù hợp, ngắn gọn mà vẫn truyềnđạt được lượng kiến thức của giờ học cho học sinh là điều không dễ dàng
Như vậy từ thực tế của môn học cùng với kinh nghiệm qua thời gian giảngdạy ở TTGDNN-GDTX Hoằng Hoá, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến sử dụng tư liệunhân vật lịch sử trong một số bài học cụ thể để các bạn đồng nghiệp góp ý, thamkhảo và bản thân tôi sẽ áp dụng trong các năm học tiếp theo nhằm nâng cao chấtlượng dạy và học cho học sinh trung tâm
2.3 Các biện pháp giới thiệu các nhân vật lịch sử
2.3.1 Những nguyên tắc cần tuân thủ trong sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử trong dạy học
Để sử dụng tư liệu các nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử 1ớp 10 phầnlịch sử Việt Nam một cách hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nângcao hứng thú học tập cho học sinh, đỏi hỏi giáo viên phải tuân thủ một số nguyêntắc sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính cơ bản, khoa học.
Có nhiều giai thoại, nhiều câu chuyện lịch sử liên quan đến nhân vật lịch sửtrong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoặc quá trình xây dựng đất nướcnhưng điều quan trọng là giáo viên phải xác định đúng những câu chuyện có liênquan đến bài học cần đáp ứng
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức.
Nội dung câu chuyện đưa vào dạy học phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, hoàncảnh và trình độ nhận thức của học sinh Ngôn ngữ phải trong sáng, sễ hiểu, biểucảm
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh.
Giáo viên cần phải lựa chọn tư liệu các nhân vật lịch sử sao cho phù hợp vớinhững kiến thức sự kiện lịch sử cơ bản, phục vụ cho bài học để từ đó học sinh hiểusâu sắc bài học, kích thích sự ham học, khơi dậy nội lực của mình Giáo viên sửdụng phương pháp kể chuyện không đơn thuần là để minh hoạ mà còn để cụ thểhoá kiến thức, tái hiện nội dung kiến thức để tạo biểu tượng lịch sử, rút ra bài họclịch sử
2.3.2 Một số phương pháp sử dụng nhân vật lịch sử trong dạy học ở GDTX 2.3.2.1 Sử dụng nhân vật lịch sử trong bài học nội khoá
* Thứ nhất: sử dụng nhân vật lịch sử để tạo dấu ấn cho tinh thần đấu tranh
giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam
Ví dụ 1: Dạy bài 16 “ Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X) ”
Để bắt đầu cho học sinh tìm hiểu về nhân vật này tôi đặt câu hỏi cho các em:
Trang 7“ Em có hiểu biết gì về nhân vật lịch sử Ngô Quyền”?
Học sinh chắc chắn sẽ nhớ được nhắc đến Ngô Quyền là nhắc đến địa danhchiến thắng Bạch Đằng, đây là kiến thức thuộc lòng nên các em có thể dễ dàng nhớđược Giáo viên giới thiệu tư liệu về nhân vật lịch sử Ngô Quyền:
Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng thủy triều lên xuống ông cho bố trímột trận địa cọc nhọn bịt sắt, cắm xuống lòng sông Bạch Đằng Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt quatrận địa cọc, đợi cho nước thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sônglàm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt bị đắm chìm gần hết Thái
tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán
Sau chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ,tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua từ năm 939đến 944 thì mất
Sau khi giới thiệu về Ngô Quyền bằng kênh hình và kênh chữ xong giáo viênchốt ý: Như vậy, với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng của NgôQuyền đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử đất nước sau hàng ngàn năm Bắc
Trang 8thuộc, đó là thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của nước ta Đồng thời chiến thắng củaNgô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng còn khẳng định nghệ thuậtquân sự tài tình của ông và người tiếp nối truyền thống thắng giặc trên sông BạchĐằng sau này còn phải kể đến Lê Hoàn chống quân Tống lần thứ nhất (thế kỉ X) vàđặc biệt là nhà thiên tài quân sự Trần Quốc Tuấn chống quân Mông Nguyên (thế kỉXIII), mà các em sẽ được tiếp tục tìm hiểu trong bài sau Di tích lịch sử Bạch ĐằngGiang hiện nay trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng) đã được nhà nướcxếp hạng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, hàng nămđược rất nhiều khách thập phương đến tham quan và tưởng nhớ.
* Thứ hai: Sử dụng tư liệu nhân vật lịch sử để khẳng định về truyền thống
đoàn kết của nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử.
Ví dụ 2: Dạy bài 17 “ Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến từ thế kỉ X đến thế kỉ XV”.
Để học sinh có hứng thú ngay từ đầu bài học tôi đặt câu hỏi:
Em hãy cho biết ai là người phất cờ lau khởi nghĩa dẹp “loạn 12 sứ quân”?
Học sinh dựa vào kiến thức đã học từ cấp 2 có thể trả lời là Đinh Bộ LĩnhGiáo viên giới thiệu tư liệu về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh:
Đinh Bộ Lĩnh sinh năm Giáp Thân (924), ông quê ở thôn Kim Lự, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay là thôn Văn Bồng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnhNinh Bình) Ông sớm mồ côi cha (cha là Đinh Công Trứ, từng giữ nhiều chức vụ trong triều đình) nên phải theo mẹ vào ở động bên cạnh đền thờ sơn thần
Tranh minh họa Đinh Bộ Lĩnh hồi còn nhỏ.
(Nguồn Internet)
Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua lúc còn nhỏ chơi cùng với lũ trẻ chăn trâungoài đồng, lũ trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, nên cùng nhau tôn làm trưởng.Phàm khi chơi đùa, tất bắt chúng khoanh tay làm kiệu để khiêng và lấy hoa lau đi
Trang 9hai bên để rước như là nghi vệ thiên tử Ngày rỗi sang đánh trẻ con thôn khác, đếnđâu chúng đều sợ phục, rủ nhau hàng ngày đến kiếm củi thổi cơm để phục dịch Bà
mẹ thấy thế mừng lắm, mổ lợn của nhà cho chúng ăn Phụ lão các sách bảo nhaurằng đứa trẻ này khí độ như thế, tất sẽ làm nên việc, bọn chúng ta nếu không theo
về, ngày sau hối không kịp"
Năm 944, khi Đinh Bộ Lĩnh tròn 20 tuổi thì vua Ngô Quyền mất Một nămsau, Dương Tam Kha chiếm khôi và xưng là Bình Vương Con trai Ngô Quyền làNgô Xương Ngập chạy về Nam Sách (Hải Dương) tạo nên cuộc tranh chấp ngôibáu giữa nhà Ngô và ngoại tộc
Năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh và chết Hơn 10 năm sau, Ngô XươngVăn đem quân đi đánh các thế lực chống đối và chết trận Không còn chính quyềntrung ương, đất nước càng thêm rối loạn rồi bị chia rẽ sâu sắc bởi sự nổi lên của 12
sứ quân Cùng lúc đó, triều đình phương Bắc nhăm nhe khôi phục ách đô hộ Trướctình hình này, Đinh Bộ Lĩnh đã đứng lên dẹp loạn
Suốt hai năm, Đinh Bộ Lĩnh thuyết phục, vận động, liên kết, hàng phục vàdùng sức mạnh quân sự để đánh dẹp các thế lực cát cứ Đối với cánh quân TrầnLãm, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, ông dùng phương phápliên kết và hàng phục; đối với cánh quân Đỗ Cảnh Thạc, Nguyễn Siêu, Kiều CôngHãn, Nguyễn Thủ Tiệp, Kiều Thuận, Lý Khuê thì đánh dẹp Còn lại Lã Đường vàNguyễn Khoa không đánh cũng tự thua
Cuối cùng, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt thu phục các sứ quân, chấm dứt tìnhtrạng phân chia cát cứ, thống nhất đất nước, được gọi là Vạn Thắng Vương NămMậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tức Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tênnước là Đại Cồ Việt và cho định đô ở Hoa Lư
Sau khi giới thiệu tư liệu về nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh, giáo viên chốt ý:Đinh Bộ Lĩnh chính là người đã khẳng định nền độc lập tự chủ khi dẹp xong “ loạn
12 sứ quân” và lên ngôi vua, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (NinhBình) Đồng thời cho học sinh hiểu rõ: truyền thống đoàn kết là một truyền thốngcực kì quý báu của dân tộc ta, đã hình thành và được thử thách qua hàng ngàn nămlịch sử Cũng chính truyền thống này đã giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, chiacắt để đi đến thống nhất, xây dựng một Nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnhsuốt hàng ngàn năm và được gìn giữ, phát huy cả trong công cuộc bảo vệ và xâydựng đất nước sau này
* Thứ ba: Sử dụng nhân vật lịch sử trong dạy học liên môn.
Môn lịch sử có mối quan hệ rất gần với các môn như địa lí, văn học, tạothành tổ hợp môn xã hội được dùng trong kì thi xét tuyển vào các trường Đại học,Cao đẳng Vì vậy để học sinh thấy được sự cần thiết trong việc nắm bắt kiến thứcmôn này phục vụ cho môn kia trong quá trình học tập ở trường, đồng thời phát hiện
ra năng khiếu của học sinh trong các môn học đó, hình thành niềm yêu thích bộmôn khoa học xã hội, vì đây là môn học rất cần cho các em kể cả khi bước vàocuộc sống thực tế sau này Trong đó môn lịch sử có mối quan hệ gần gũi với môn
Trang 10văn, đặc biệt là thể loại văn học trung đại qua các tác phẩm như: Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)…
Tượng đài Thái uý Lý Thường Kiệt ( Nguồn Internet)
Ví dụ 3: Dạy bài 19 “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X- XV”.
Để tạo hứng thú cho học sinh, trước khi giới thiệu về cuộc kháng chiếnchống Tống lần 2, tôi hỏi học sinh:
Có bạn nào thuộc bài thơ “ Nam quốc sơn hà”( Sông núi nước Nam) đọc cho cô và các bạn nghe?
Sau khi học sinh đọc xong giáo viên giới thiệu tư liệu lịch sử về nhân vật LýThường Kiệt
Lý Thường Kiệt họ Ngô tên Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm Kỷ Mùi1019; quê ở phủ Thái Hòa, thành Thăng Long (Hà Nội) Từ nhỏ ông đã có chíhướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ Ông có tàivăn, võ; Năm 23 tuổi được bổ nhiệm làm quan theo hầu vua Lý Thái Tông Trảiqua 3 triều vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông; Ông có nhiều cônglao trong việc chống Tống bình Chiêm, đóng góp xây dựng đất nước phồn vinh
Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2(1075 – 1077) Tại Khúcsông Như Nguyệt thuộc phòng tuyến này, ở vào lúc gay go nhất ông đã làm một bàithơ bất hủ, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta Bài thơ khẳngđịnh quyền độc lập dân tộc tự chủ thiêng liêng của Tổ Quốc Bài thơ đã đi vào lịch
sử dân tộc ta như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất:
Nam quốc sơn hà
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,Tiệt nhiên định phận tại thiên thư,