Lý do chọn đề tài Môn Địa Lí cũng như các môn khoa học khác góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG …
- -
SÁNG KIẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHAI THÁC
LƯỢC ĐỒ PHẦN TỰ NHIÊN ĐỊA LÍ 7
Lĩnh vực/Môn:
Tên tác giả:
Giáo viên môn … Chức vụ… :
Đơn vị công tác:
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận 3
2 Cơ sở thực tiễn 3
3 Giải pháp thực hiện 5
Giải pháp 1: Xác định tọa độ địa lí của châu lục 5
Giải pháp 2: Tìm vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ: 8
Giải pháp 3: Các kí hiệu khác thường được sử dụng trên lược đồ 10
4 Hiệu quả của sáng kiến 15
C KẾT LUẬN 18
1 Kết luận 18
2 Bài học kinh nghiệm 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Trang 31
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môn Địa Lí cũng như các môn khoa học khác góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục học sinh bước đầu vận dụng những kiến thức địa lí để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh và phù hợp yêu cầu của nước ta nói riêng, nhiều nước và Châu lục nói chung
Môn Địa Lí ở trong trường THCS là bộ môn khoa học có tính trừu tượng cao đặc biệt là địa lí 7 Các kiến thức trong chương trình khó, trừu tượng nên học sinh khó hiểu bài và dẫn đến nhàm chán, lười học Địa lí lớp 7 không chỉ có các kênh chữ mà còn có các bản đồ, sơ đồ hình ảnh địa lí, biểu đồ, lát cắt, lược đồ, … Nhờ kênh hình học sinh có thể khai thác thuận lợi những tri thức địa lí dưới sự tổ chức
và hướng dẫn của giáo viên Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, học chay, học vẹt Nhằm tạo ra những con người năng động, có năng lực giải quyết vấn đề
Kỹ năng khai thác kiến thức trên lược đồ là một trong những loại kỹ năng đầu tiên mà các em học sinh phải có, để có thể sử dụng và khai thác được các các kiến thức cơ bản trên lược đồ có sẵn trong sách giáo khoa địa lí Qua đó học sinh
có thể phát hiện và lĩnh hội được những kiến thức địa lí mới, hoặc chí ít cũng giúp cho việc khắc sâu thêm những nội dung kiến thức bài học Trong chương trình đổi mới GDPT 2018, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường và giáo viên cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với thời đại mới, thực tiễn Trong đó, bộ sách Chân trời sáng tạo với những đổi mới về nội dung, hình thức giúp các kiến thức gần gũi hơn với thực tế và cuộc sống hiện nay Điều này cũng đòi hỏi giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy đáp ứng chương trình sách Chân trời sáng tạo Vì thế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh khai thác lược đồ phần tự nhiên Địa lí 7 theo bộ sách Chân trời sáng tạo” để giúp học sinh yêu thích, hứng thú học Địa lí và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh
2 Mục đích nghiên cứu
- Nắm được kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh
Trang 4- Xác định phương pháp dạy học đúng đắn, phù hợp với thực tế
- Nâng cao kỹ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho học sinh lớp 7
3 Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng cho học sinh lớp 7 trường THCS…
4 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc sử dụng bản đồ, lược đồ của học sinh lớp 7
Trang 53
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Địa Lí là một môn học tổng hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Bởi vậy muốn học tốt và giải thích được các hiện tượng địa lý thì học sinh phải xét trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố tự nhiên
và yếu tố xã hội
Phương pháp học tập tốt môn địa lí là biết đọc bản đồ, sơ đồ, bản đồ… đặc biệt là các biểu đồ Biểu đồ là một trong những thiết bị dạy học hiệu quả và cần thiết nhất, có vai trò quan trọng trong giảng dạy và học tập địa lí
Nhà địa lý học người Liên xô Phaolô Skin đã nói: “Địa lí và bản đồ không thể tách rời nhau, không có bản đồ thì không có địa lí”
Việc rèn luyện kĩ năng khai thác lược đồ ở bộ môn địa lý nói chung và địa lí
7 nói riêng là việc làm cần thiết trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy của Bộ giáo dục và đào tạo
2 Cơ sở thực tiễn
Xã …là xã đặc biệt khó khăn có địa bàn cư trú rộng, cơ sở hạ tầng còn yếu,
có nhiều dân tộc ít người sinh sống chiếm khoảng trên 80% dân số, điều kiện kinh
tế đa phần người dân còn nhiều khó khăn, phụ huynh tập trung vào việc làm kinh
tế nên vấn đề quan tâm đến học tập của con cái còn chưa nhiều Thời gian học tập của học sinh còn ít, ngoài thời gian đi học các em còn phải đi làm phụ giúp gia đình nên ảnh hưởng đến học tập ở nhà
Trường THCS … nằm trên địa bàn xã Nam Xuân là trường mới thành lập,
cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình nhưng bên cạnh
đó kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên hưởng đến chất lượng của các bộ môn trong đó có bộ môn địa lí
Qua thực tế giảng dạy môn địa lí 7 tại trường THCS …, là trường có số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm đến 80 % số học sinh trong toàn trường, tôi nhận thấy khi yêu cầu các em xác định thông tin trên lược đồ đa số các em ngại phát biểu, e dè hoặc lên bảng xác định còn lúng túng Đối với học sinh khá giỏi việc xác định thông tin trên lược đồ ít gặp khó khăn hơn học yếu kém, thậm chí một
Trang 6số học sinh yếu kém chỉ xem lược đồ cho có xem mà không hiểu biết thông tin của lược đồ mang lại Ở những vùng điều kiện kinh tế khó khăn thì mức độ nhận thức hay tiếp thu của học sinh cũng không đều nhau, mức độ tiếp cận với các thông tin đại chúng nên các em bị hạn chế phần nào khi tiếp xúc tranh ảnh đặt biệt
là lược đồ, bản đồ, …
Đặc biệt khi yêu cầu các em xác định trên bản đồ về: Tọa độ địa lí châu lục, tìm vùng tiếp giáp của các châu lục trên lược đồ, dựa vào bảng thang màu để xác định địa hình, xác định dòng biển nóng, dòng biển lạnh hay xác định các mỏ khoáng sản trên bản đồ còn yếu
Là giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí tôi luôn trăn trở làm sao các em học sinh, học bài và hiểu bài trên lớp mà không cần thời gian học bài ở nhà nhiều Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp giúp các em học sinh khai thác lược đồ tốt hơn, đặc biệt các em học sinh khối 7
Kết quả khảo sát kĩ năng khai thác lược đồ phần tự nhiên Địa Lí 7 của năm học 2022 - 2023 đạt được kết quả sau:
Bảng khảo sát hiệu quả kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ, bảng số liệu
phân môn Địa lý của học sinh lớp 7
Kỹ năng đọc, chỉ bản đồ, lược đồ,
bảng số liệu
Học sinh biết cách sử dụng bản đồ, lược
đồ, bảng số liệu
Học sinh biết cách đọc thông tin trên
bản đồ, lược đồ, bảng số liệu
Học sinh biết rút ra nhận xét, kết luận từ
bản đồ, lược đồ, bảng số liệu
Học sinh hiểu và giải thích các ký hiệu
trên bản đồ, lược đồ, bảng số liệu
Trang 75
3 Giải pháp thực hiện
Vấn đề sử dụng đồ dùng dạy học mà trong giảng dạy địa lí là các lược đồ
Sử dụng lược đồ trong giảng dạy địa lí, giúp học sinh khắc sâu kiến thức, dễ hiểu bài, nắm nội dung bài qua lược đồ, lâu quên, ….Để hướng dẫn học sinh biết sử dụng lược đồ, để rèn luyện học sinh sử dụng thành thạo hơn lược đồ tự nhiên là lần lượt theo trình tự sau:
Giải pháp 1: Xác định tọa độ địa lí của châu lục
* Mục tiêu giải pháp
Mục tiêu của việc xác định tọa độ địa lý của châu lục trong môn Địa lý lớp
7 là hướng dẫn học sinh hiểu và áp dụng khái niệm về hệ tọa độ và tọa độ địa lý
để mô tả vị trí địa lý của các châu lục trên trái đất
Khi học tập về một vùng châu lục, quốc gia hay các vùng miền… vấn đề xác định tọa độ địa lý là hết sức quan trọng, khi xác định được tọa độ ta biết được châu lục đó nằm ở môi trường nào, khí hậu, cảnh quan của châu lục thay đổi ra sao Ở Địa Lí 7 chúng ta hướng dẫn học sinh tìm vĩ độ ở mức đơn giản vì kiến thức rất trừu tượng
Ví dụ: Khi dạy bài 22 “Vị trí địa lý, lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực” (bài 22 trang 173 - Địa lý 7 sách Chân trời sáng tạo)
Trang 8
Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Hình 22.1 sách Chân trời sáng tạo xác định vị trí giới hạn của Châu Nam Cực Học sinh biết được phần lục địa trong vòng cực nam của Trái Đất và các đảo ven lục địa
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 và với vị trí nằm ở cực Nam của Trái Đất thì như vậy khí hậu ở đây như thế nào? Học sinh trả lời Châu Nam cực có khí hậu
Trang 97
lạnh giá Vậy khí hậu lạnh giá thực vật và động vật nơi đây phát triển như thế nào? Thực vật nghèo nàn còn động vật chủ yếu là động vật xứ lạnh
Ví dụ: Khi dạy 9 “Thiên nhiên châu Phi” (bài 9 trang 128 - Địa lý 7 sách Chân trời sáng tạo)
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định vị trí của chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, học sinh xác định trên lược đồ: Cực Bắc Châu Phi nằm trên chí tuyến Bắc, còn cực Nam Châu Phi nằm trên chí tuyến Nam
Trang 10Vậy Châu phi nằm trọn trong hai chí tuyến Như vậy Châu phi thuộc môi trường nào? Học sinh xác định trong môi trường đới nóng
Môi trường đới nóng có đặc điểm như thế nào? Giáo viên hướng dẫn cho học sinh dựa vào biểu đồ trả lời “Khí hậu của đới nóng là nóng ẩm quanh năm, nhiệt
độ trung bình trên 20° C, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm không quá lớn, biên độ nhiệt thấp Mưa nhiều quanh năm, lượng mưa trung bình từ 1500 - 2500mm/ năm
Độ ẩm cao trên 80% Rừng rậm quanh năm Nhờ có độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho rừng cây phát triển rậm rạp Thảm động, thực vật và vi sinh vật ở đới nóng khá phong phú và đa dạng Có đến 70% các loại cây và chim, thú trên Trái đất đều sinh sống ở rừng rậm đới nóng Đới nóng cũng là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước đang phát triển.”
Giải pháp 2: Tìm vùng tiếp giáp của châu lục ta đang học trên lược đồ:
* Mục tiêu giải pháp: