1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 6 ở trường trung học cơ sở (bộ sách chân trời sáng tạo)

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí Lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
Tác giả Giáo Viên
Trường học Trường Trung học Cơ sở
Chuyên ngành Địa lý
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2024
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 779,53 KB

Nội dung

Trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT có đề cập để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt đ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …

TRƯỜNG …

-&œ -

ĐỀ TÀI:

Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí Lớp 6 ở trường Trung học Cơ sở

(Bộ sách Chân trời sáng tạo) Giáo viên:

Năm học 2023 – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

1 Cơ sở lý luận 3

2 Cơ sở thực tiễn 3

2.1 Về phía giáo viên 3

2.2 Về phía học sinh 5

3 Giải pháp thực hiện 6

4 Hiệu quả của sáng kiến 16

C KẾT LUẬN 18

1 Kết luận 18

2 Bài học kinh nghiệm 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 3

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Địa lý là một môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm

Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự việc và hiện tượng địa lý xảy ra trên

bề mặt Trái Đất mà còn tìm cách giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu

tố địa lý, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau Mặt khác nó còn góp phần phát hiện, khai thác, sử dụng, bảo vệ và cải tạo tài nguyên thiên nhiên,

môi trường một cách hợp lý nhằm góp phần tích cực vào việc xây dựng kinh tế -

xã hội, quốc phòng - an ninh nước nhà

Trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT có đề cập để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh, việc dạy học môn Địa lý

ở các trường phổ thông muốn đạt được chất lượng cao thì đi đôi với lý thuyết, việc sử dụng đồ dùng trực quan, đặc biệt là kênh hình là một yếu tố bắt buộc và

có tác dụng lớn phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập, tăng cường kỹ năng địa lý (nhận xét, phân tích, giải thích, đánh giá, so sánh, tổng hợp các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê ) Qua đó, học sinh

sẽ tự mình phát hiện kiến thức và khắc sâu hơn nội dung bài học Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả trong giảng dạy Địa lý ở trường trung học cơ sở nói chung và đặc biệt ở lớp 6 nói riêng

Để giúp cho các em nắm và hiểu bài, người giáo viên phải biết sử dụng tốt kênh hình Đây là một trong những yếu tố gây hứng thú, lôi cuốn học sinh, giúp các em hiểu bài dễ dàng, ghi nhớ lôgic, không máy móc, làm cho tư duy trong các em sau này tự phân tích, giải thích khi không có giáo viên bên cạnh và trong thực tế Thật vậy, trong các môn khoa học xã hội có thể nói Địa lý là môn học rất cần

sự trợ giúp của kênh hình Trong bộ môn nghiên cứu “trăm sông nghìn núi” này kênh hình có hai chức năng lớn: vừa là phương tiện trực quan sinh động vừa là nguồn tri thức cốt lõi đối với người học Những hình ảnh đa màu sắc từ sách Chân trời sáng tạo đến màn hình Power Point không chỉ giúp HS nhận thức được sự vật hiện tượng địa lý một cách thuận lợi mà còn là nguồn tri thức để các em khai thác,

Trang 4

phát hiện ra những kiến thức Địa lý mới mẻ còn ẩn giấu trong kênh hình Theo

đó, kênh hình đập trực tiếp vào thị giác nên có sức lưu giữ hình ảnh cao Bằng chứng từ một kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh nhớ được 30% nếu chỉ nghe bằng tai, còn nếu cả nghe lẫn nhìn sẽ nhớ được 50% kiến thức

Qua thực tế giảng dạy môn địa lý lớp 6 ở trường THCS …, tôi nhận thấy rằng nhiều em còn quan niệm rằng Địa lý là một môn học thuộc lòng Thực tế không phải là như vậy Chính vì thế trong những năm qua khi tiến hành cải cách giáo dục chúng ta đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bằng cách phải chú ý rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình và đồ dùng trực quan như: Bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, quả địa cầu Bởi vì tất cả các kiến thức Địa lý lớp 6 không được trình bày, phân tích mô tả một cách đầy đủ, mà còn tiềm ẩn trong các kênh hình có trong bài học, trong khi tư duy của trẻ ở lứa tuổi này còn thiên về tính cụ thể Vì thế trong quá trình dạy Địa lý lớp 6, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng kênh hình để giảm tính trừu tượng cho học sinh

Vì những lí do trên, năm học 2022 - 2023 bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy của mình cũng như một số đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề

tài: “Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình trong dạy học Địa

lý 6 ở trường Trung học cơ sở” theo bộ sách Chân trời sáng tạo

2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm nhằm mục đích đề xuất các biện pháp lồng ghép dạy học trực quan và sử dụng kênh hình để nâng cao hiệu quả giáo dục môn địa lý 6 trong nhà trường

3 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 6 trường THCS…

4 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình hiệu quả trong giờ học Địa lý 6 theo bộ sách Chân trời sáng tạo

Trang 5

B NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Đất nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ từ một nền kinh tế nông nghiệp nay chuyển sang nền kinh tế công nghiệp Trước sự phát triển đó đòi hỏi ngành Giáo dục- Đào tạo phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm mục đích đào tạo con người mới, năng động sáng tạo, những chủ nhân khoa học tương lai của đất nước, phù hợp xu thế phát triển đi lên của đất nước

Mục tiêu của Giáo dục Việt Nam là “Hình thành, phát triển phẩm chất, năng

lực của công dân Việt Nam, tự chủ, năng động, sáng tạo có kiến thức văn hóa, khoa học công nghệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có niềm tin và lòng tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên, có khả năng tự học, tự rèn, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ”

Để đạt được mục tiêu đó, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh phải luyện khả năng suy nghĩ, hoạt động một cách tự chủ, năng động và sáng tạo Giáo viên cần từng bước áp dụng phương tiện dạy học tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học và tự nghiên cứu cho học sinh để các em biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế

2 Cơ sở thực tiễn

2.1 Về phía giáo viên

Từ trước đến nay, trong dạy học Địa lí, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học như phương pháp dùng lời, ảnh Có thể nói một số không ít giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn đó sử dụng các phương pháp này khá tốt, khêu gợi được suy nghĩ, tìm tòi, tự lực của học sinh Tuy nhiên, cũng không ít giáo viên còn ít quan tâm tới việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng các phương pháp dạy học nói trên

Trong những năm qua, cùng với việc triển khai cải cách giáo dục, phương pháp dạy học Địa lí cũng có một số cải tiến, chú ý tới việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức bằng cách tăng cường hệ thống câu hỏi có yêu cầu phát triển tư duy Nhưng đó chỉ là những câu hỏi do giáo viên nêu

Trang 6

ra và giáo viên dẫn dắt đến đâu thì giải quyết đến đó Về mặt hình thức, các giờ học đó có vẻ sinh động vì học sinh tích cực hoạt động Song nếu theo quan niệm

về học tập tích cực thì những giờ học như vậy chưa thể nói rằng học sinh đã học tập một cách tích cực, bởi hoạt động của học sinh ở đây mới chỉ là việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết những vấn đề đặt ra trong bài học Nguyên nhân của những tồn tại trên đó là chưa có sự thống nhất về quan điểm: Thế nào là đổi mới phương pháp dạy học Địa lí? Chưa có sự triển khai đồng

bộ trong các khâu: Bồi dưỡng giáo viên; đổi mới cách viết sách giáo khoa, sách giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá; trong đó chế độ thi cử còn chia ra các môn “chính phụ” là những trở ngại lớn Nhiều giáo viên chưa tâm huyết với nghề nghiệp, chưa đầu tư nhiều vào chuyên môn vì quan niệm môn Địa lí là môn phụ

Nhìn chung việc sử dụng dụng cụ trực quan đã được đưa vào thực hiện ở hầu hết ở các trường, đặc biệt từ khi đổi mới sách giáo khoa đến nay, hầu hết các trường đã có phòng thí nghiệm và rất nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho các bộ môn Sách giáo khoa có số lượng kênh hình phong phú màu sắc phù hợp giáo viên

có điều kiện phát huy tính tích cực, sáng tạo, học sinh có hứng thú học tập Tuy nhiên không phải trường nào cũng làm được như vậy và việc sử dụng đã thực sự

có chất lượng

Chúng ta cần nhìn thẳng vào vấn đề: Hầu hết các giáo viên có mượn dụng cụ trực quan, trong đó có kênh hình, nhưng chưa thường xuyên, sử dụng còn qua loa, nên vai trò và chức năng của chúng bị hạn chế rất nhiều mà chương trình lớp 6, chúng là yếu tố quyết định trong dạy học Địa lý Đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng chất lượng chưa thực sự tốt, hư hỏng nhiều

Đối với trường THCS … những năm trước do tình hình chung nên dụng cụ trực quan còn thiếu thốn, phòng để đồ dùng trực quan còn chật chội, chưa thực sự gọn gàng ngăn nắp, giáo viên đôi khi chuẩn bị không kịp nên chỉ chuẩn bị được những dụng cụ đơn giản, dụng cụ qua nhiều năm sử dụng hỏng hóc, không còn chính xác Vì vậy kết quả dạy và học còn chưa cao Từ tháng 9/2002 đến nay đã

Trang 7

được đổi mới phương pháp, các dụng cụ trực quan cũng được cung cấp nhiều hơn Sách giáo khoa đổi mới có lượng kênh hình phong phú, nên việc dạy và học cũng

có những thuận lợi đáng kể Nhiều dụng cụ trực quan nói chung và kênh hình nói riêng rất phong phú, sinh động gây hứng thú cho học sinh, đặc biệt ở môn Địa lí 6

2.2 Về phía học sinh

Do quan niệm đây là bộ môn phụ nên học sinh chưa đầu tư thời gian thích đáng cho việc học tập bộ môn Phần vì kiến thức Địa lý khá trừu tượng, nhiều mối quan hệ tự nhiên - xã hội rất phức tạp, bản chất là một môn học rất khô khan nên học sinh ít thích học

Hầu hết các em học mang tính chất đối phó, học Địa lý nhưng chưa hiểu để làm gì, ứng dụng vào lĩnh vực nào của cuộc sống Nói như vậy có nghĩa là học sinh chưa hiểu được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của bộ môn phần vì giáo viên

có lẽ chưa tạo được tình cảm yêu mến bộ môn cho các em, phần vì nhiều phụ huynh cũng có cùng quan niệm với các em

Vì những lý do trên nên có thể khẳng định kết quả học tập môn Địa lý ở trường THCS nhìn chung còn chưa cao

Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

Bảng khảo sát hiệu quả vận dụng dạy học trực quan và sử dụng kênh

hình của học sinh lớp 6 trước khi áp dụng biện pháp

Học sinh hào hứng, tích cực tham gia môn

học

Học sinh nhớ bài lâu hơn qua các hình ảnh,

đồ dùng trực quan

Học sinh biết cách đọc biểu đồ, bảng số liệu

Địa lý

Học sinh biết vận dụng kiến thức giải quyết

các tình huống thực tế trong cuộc sống

Trang 8

3 Giải pháp thực hiện

Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình là phương pháp sử dụng các phương pháp trực quan trước, trong và sau khi lĩnh hội kiến thức, tài liệu học tập mới Sử dụng các phương tiện trực quan và kênh hình nhằm gợi mở

và hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn tri thức và phát triển các năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh

Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình có vai trò rất quan trọng đối với việc dạy và học Địa lý, đặc biệt là đối với dạy và học môn Địa lý theo phương pháp đổi mới Kênh hình vừa là phương tiện để dạy học vừa chứa đựng nguồn tri thức cụ thể cho học sinh khai thác Các kênh hình được thể hiện thông qua phương pháp dạy học trực quan, giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng

và nhớ lâu hơn, đặc biệt nó gây hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh, làm cho giờ học thêm sinh động

Vai trò của phương tiện dạy học trực quan và sử dụng kênh hình đối với chức năng quan trọng nhất là cơ sở hình thành các biểu tượng địa lý và từ biểu tượng

để đi đến khái niệm Các thiết bị dạy học là điều kiện, phương tiện dạy học không thể thiếu được trong quá trình dạy học Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thiết bị dạy học lại càng có vai trò quan trọng, bởi chúng là cơ sở vật chất để giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt động và tạo môi trường hoạt động cho học sinh nhất

là trong quá trình thảo luận

Các thiết bị dạy học Địa lý vừa là nguồn cung cấp kiến thức, vừa là phương tiện minh họa cho bài học, là nguồn kiến thức khi nó được sử dụng để khai thác kiến thức Địa lý, là phương tiện minh họa khi nó được sử dụng để minh họa nội dung đã được thông báo trước đó

Tính trực quan trong kênh hình tạo cho học sinh có sự tin tưởng vào tính chân thực của sự vật được quan sát Tuy nhiên bất kì sự tri giác thực sự nào cũng không thể diễn ra ngoài điều kiện tư duy tích cực Nói một cách khác trong dạy học sử dụng kênh hình thì ở bất cứ hoạt động tri giác nào cũng thống nhất với tư

Trang 9

duy trừu tượng Việc giảng dạy bằng kênh hình sẽ dễ dẫn tới khái quát hóa, quy nạp

Như vậy, kênh hình trong dạy học có một chức năng quan trọng: Đó là làm chỗ dựa cho hoạt động tư duy, phát triển tư duy, phát triển trí tuệ Kênh hình là một nguồn kiến thức quan trọng mà trong dạy học lấy học sinh làm trung tâm, người học dưới sự tổ chức, chỉ đạo của giáo viên khai thác tìm hiểu, từ đó những tri thức cần thiết phục vụ cho việc nhận thức các mối quan hệ, các khái niệm, các quy luật Địa lý Sử dụng các phương tiện dạy học Địa lý, yêu cầu giáo viên phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng khai thác tri thức từ nguồn tri thức khác nhau như bản đồ, bảng thống kê, các số liệu, lát cắt, sơ đồ hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa và các phương tiện khác Chính nhờ vào các kĩ năng đó, học sinh có thể độc lập làm việc với các nguồn tri thức khác nhau để nhận thức nội dung học tập

Như vậy, trong dạy học Địa lý còn chú ý nhiều hơn đến chức năng, nguồn kiến thức của các thiết bị dạy học, tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu trong sách Chân trời sáng tạo đồng thời cũng tạo điều kiện để học sinh làm việc với phương tiện này

Trong điều kiện kênh hình còn chưa được cung cấp đồng bộ, trước mắt người giáo viên phải biết linh hoạt vận dụng mọi biện pháp, mọi khả năng có thể để xây dựng kế hoạch hoạt động cho mình, tự thiết kế những đồ dùng đơn giản Sưu tầm tranh ảnh minh họa, đặc biệt sử dụng quả địa cầu dạy được rất nhiều bài, cung cấp được rất nhiều thông tin cho học sinh hoặc vẽ những sơ đồ, hình vẽ trong sách giáo khoa phóng to để sử dụng và chuyển chúng sang dạng hình vẽ, sơ đồ, lược

đồ câm để kiểm tra kiến thức

Như vậy việc chuẩn bị của giáo viên ở nhà là rất quan trọng, giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ nội dung bài dạy để sáng tạo cho mình những dụng cụ trực quan phù hợp sinh động nhất

Đối với kênh hình đã có sẵn chúng ta cần khai thác triệt để lượng kiến thức cho phép trong đó phát huy vai trò của chúng và kênh chữ trong một bài học, chú

Trang 10

trọng vào chất lượng dạy và học, lựa chọn phương pháp phù hợp cần kết hợp giữa khai thác, kiểm tra và rèn luyện kỹ năng,đặc biệt là các kỹ năng sống cho học sinh Đối với chương trình Địa lí 6 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, thông tin đã được lựa chọn Vậy giáo viên phải tổ chức học tập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được kiến thức vừa rèn luyện các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập tạo điều kiện tự khám phá, tự phát hiện, tự tìm đến với kiến thức mới, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh

Những tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa không đơn thuần chỉ là minh họa cho bài giảng mà chúng còn gắn bó hữu cơ với bài học là một phần không thể thiếu được trong nội dung bài học, trong đó chứa đựng một dung lượng kiến thức của bài học

Một số ví dụ cụ thể

Ví dụ: Khi dạy bài 5: Vị trí trái đất trong hệ mặt trời Hình dạng, kích thước

của trái đất (bài 5 trang 126 - Địa lý 6 sách Chân trời sáng tạo)

Phần 1:Vị trí của Trái đất trong hệ Mặt trời

Nếu chỉ đơn thuần khai thác kênh chữ thì cả giáo viên và học sinh sẽ vô tình

bỏ qua vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời Như vậy phần quan trọng nhất trong mục 1 sẽ bị bỏ qua

Ngày đăng: 28/10/2024, 21:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN