Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí là một trong những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú họ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …
TRƯỜNG … - -
SÁNG KIẾN
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM LỚP 8 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lĩnh vực/Môn:
Tên tác giả:
Giáo viên môn … Chức vụ… :
Đơn vị công tác:
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)
Năm học 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
B NỘI DUNG 2
1 Cơ sở lý luận 2
2 Cơ sở thực tiễn 3
2.1 Thuận lợi 3
2.2 Khó khăn 4
3 Giải pháp thực hiện 5
3.1 Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học 5
3.2 Các kỹ năng sử dụng Atlat cần rèn luyện 6
3.2.1 Kỹ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 6
3.2.2 Kỹ năng làm việc với bản đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam 9
3.2.3 Kỹ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực trong Atlat Địa lí Việt Nam 15
3.2.4 Kỹ năng phân tích lát cắt địa hình trong Atlat Địa lí Việt Nam 17
4 Hiệu quả của sáng kiến 20
C KẾT LUẬN 23
1 Kết luận 23
2 Bài học kinh nghiệm 23
Trang 31
A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Địa lí là một bộ môn khoa học cơ bản được giảng dạy trong trường phổ thông hiện nay và giữ vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục, góp phần giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về tự nhiên và kinh tế- xã hội Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn đó, trong đổi mới chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu nhà trường không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả cao nhất Một trong những phương pháp khoa học để giảng dạy tốt môn Địa lí ở trường Trung học cơ sở là biết khai thác triệt để, hiệu quả các phương tiện trực quan Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học Địa lí là một trong những phương pháp dạy học tích cực, giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh Đây là những hành trang cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện
mở cửa, hội nhập với thế giới Môn Địa lí lớp 8 với số lượng lớn kiến thức về đặc điểm tự nhiên Việt Nam, số lượng kiến thức và các bài tập liên quan đến Atlat chiếm một tỉ lệ khá lớn Có nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng Địa lý được thể hiện chủ yếu qua Atlat Atlat không chỉ là nguồn kiến thức Địa lí khổng lồ, mà còn được xem là "cuốn sách giáo khoa" thứ hai, là một kênh tri thức giúp hình thành những kiến thức và kĩ năng mới
Xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Địa lí ở cấp trung học cơ sở, đặc biệt là phần Địa lí tự nhiên Việt Nam trong chương trình Địa lí 8 bộ sách Chân trời sáng tạo những năm qua đạt hiệu quả chưa cao, một trong những nguyên nhân là giáo viên chưa hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat trong quá trình học tập Vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học cần thiết phải có các kỹ năng sử dụng Atlat Các em có thể ghi nhớ kiến thức thông qua Atlat, từ Atlat kết hợp với các kiến thức đã học để rút ra được sự vật và hiện tượng Địa lí, trình bày và giải thích các hiện tượng Địa lí tự nhiên trong mối quan hệ tác động qua lại biện chứng
Để học sinh có thể sử dụng tốt Atlat Địa lí Việt Nam vào học tập và làm bài kiểm tra Địa lí đòi hỏi giáo viên phải biết cách giúp học sinh có các kỹ năng sử
Trang 4dụng, khai thác kiến thức từ Atlat, tìm được những kiến thức Địa lí có sẵn hoặc tiềm ẩn trong Atlat, đó là lý do cấp thiết khiến tôi chọn đề tài “Rèn luyện kĩ năng
sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt Nam lớp 8 ở trường trung học
cơ sở” (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
2 Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến đi sâu vào khai thác các tác dụng của Atlat, để rèn luyện các kỹ năng sử dụng Atlat trong khai thác kiến thức tự nhiên Việt Nam và nhằm nâng cao các kĩ năng Địa lí khác, phục vụ tốt trong học tập và làm bài kiểm tra Đồng thời góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước
3 Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 8 trường THCS…
4 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phương pháp ứng dụng kỹ năng sử dụng Atlat thích hợp, có hiệu quả trong việc dạy học địa lý 8 theo hướng đề cao tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học địa lí hiện nay
B NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Trước hết để nâng cao chất lượng giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm vững vàng bởi vì dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật phải có những phương pháp giảng dạy phù hợp, theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động trong việc tìm kiếm lĩnh hội kiến thức Việc nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và dạy học môn Địa lý nói riêng cần có những phương pháp đặc trưng riêng Ngoài việc lên lớp nhiều giáo viên phải không ngừng học hỏi tìm kiếm tham khảo những tài liệu có liên quan để làm sao có thể truyền đạt những kiến thức cho học sinh, một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu Và sự tiếp thu của học sinh nhiều hay ít, nhanh hay chậm sẽ liên quan đến chất lượng của việc học Khi mà học sinh lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, tự giác và tích cực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình học tập của học sinh
Trang 53
Để đạt được các mục tiêu đó, giáo viên cần sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học khác nhau Trong đó sử dụng hiệu quả atlat trong dạy học địa lí là cần thiết Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở bậc Tiểu học Việc sử dụng có hiệu quả atlat sẽ có tác dụng phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh Qua đó học sinh tiếp thu kiến thức địa lí một cách nhẹ nhàng, tự nhiên làm cho giờ học địa lí sinh động
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Thuận lợi
Khả năng nhận thức của học sinh trung học đã sắc bén hơn, hoạt động tri giác có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn Học sinh đã ghi nhớ tốt, ghi nhớ
có chủ định, có lôgic Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ, điều này hình thành cho học sinh tính độc lập, sáng tạo, năng động, thông minh rất thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Tính tư duy ở độ tuổi các em cũng đã xuất hiện, các em thường đặt ra các vấn đề, các câu hỏi thắc mắc để tìm hiểu bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng Địa lí Các em thường thích tranh luận và bày tỏ ý kiến của mình đó là thuận lợi
để giáo viên đặt ra các tình huống có vấn đề trong dạy học, hướng dẫn và kích thích các em độc lập suy nghĩ để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn Việc dạy học Địa lí không thể tách rời phương tiện trực quan nói chung và Atlat Địa lí nói riêng, đặc biệt là đối tượng học sinh khối lớp 8, lớp 9 nên việc hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat cũng thuận lợi hơn nhiều, vì khả năng tiếp thu của các em nhanh hơn do các em được tiếp xúc rèn luyện kĩ năng ở các lớp dưới
Bên cạnh đó phụ huynh học sinh khá quan tâm đến việc học tập của con em mình, vì vậy đa số các em được trang bị đầy đủ đồ dùng, sách vở học tập Nhiều gia đình có điều kiện nên nhiều em còn được trang bị thêm các loại sách vở, tài liệu tham khảo hay có cơ hội khai thác tìm hiểu kiến thức từ mạng Internet Điều
Trang 6đó giúp cho các em đã hình thành những tư duy Địa lí khá tốt, vì vậy khi giáo viên hướng dẫn các em khai thác Atlat đã thuận lợi hơn rất nhiều
2.2 Khó khăn
*Về phía giáo viên:
- Phương pháp dạy học của giáo viên chưa thực sự phù hợp với yêu cầu chung hiện nay Cách dạy học cũ vẫn còn tồn tại, trong khi giáo viên chưa làm chủ hoàn toàn phương pháp dạy học mới
- Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học đối với giáo viên còn mang tính chất minh họa kiến thức
- Giáo viên chưa mạnh dạn sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong quá trình dạy học trên lớp do nhiều lý do như, sử dụng Atlat sẽ mất nhiều thời gian, cháy giáo án, phải thêm nhiều thao tác ( như chuẩn bị hệ thống câu hỏi, phải đổi mới phương pháp dạy học )
- Giáo viên chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện các kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh, do đó các em chưa có thói quen sử dụng Atlat trong học tập cũng như trong kiểm tra
* Về phía học sinh:
- Một số em còn cho rằng việc môn Địa lí là môn phụ, học thuộc, khó học, khô khan cho nên có sự thiên lệch trong nhận thức về tầm quan trọng của môn học
- Học sinh chưa có phương pháp học môn Địa lý nói chung và kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng Do đó các em không có hứng thú, không chủ động học tập và không chủ động tìm kiếm nguồn tri thức từ Atlat
- Học sinh chưa mặn mà với môn học các em ưu tiên cho những môn khác như Toán, Vật lý, nên các kĩ năng Địa lý của các em rất hạn chế Do đó trong quá trình dạy học việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì và có phương pháp dạy học phù hợp
Từ thực tế và việc phân tích những nguyên nhân trên bản thân tôi đặt ra câu hỏi, làm thế nào để nâng cao hiệu quả khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí Việt Nam
Trang 75
trong dạy học phần Địa lí tự nhiên và rèn luyện cho các em các kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tập Atlat thực sự trở thành nguồn tri thức thứ hai của các
em trong học tập, đồng thời góp phần nâng cao chất giáo dục ở trường trung học
cơ sở
3 Giải pháp thực hiện
3.1 Vai trò của Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học
Atlat Địa lí Việt Nam Là hình ảnh trực quan sinh động của các đối tượng Địa
lí Là cơ sở hình thành các biểu tượng Địa lí và từ biểu tượng để đi đến khái niệm Atlat Địa lí Việt Nam vừa là phương tiện để dạy học nhưng vừa chứa đựng nguồn tri thức để học sinh khai thác
Đặc biệt trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng Atlat là rất cần thiết
Nếu không có những kỹ năng sử dụng Atlat thì khó có thể hiểu và giải thích được các sự vật và hiện tượng Địa lí tự nhiên đồng thời cũng khó tự mình tìm tòi các kiến thức Địa lí mới Do vậy việc rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là không thể thiếu được trong quá trình dạy và học
Atlat Địa lí Việt Nam có bố cục rất phong phú và khoa học nên có thể giúp cho việc dạy học trên lớp đạt hiệu quả, mỗi trang Atlat chứa đựng những kiến thức
cụ thể và rất phong phú mang đặc trưng của môn Địa lí Đây là một hệ thống hoàn chỉnh của các bản đồ, biểu đồ có nội dung liên quan mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự chương trình và nội dung sách giáo khoa với
ba phần chính: Địa lí tự nhiên, Địa lý kinh tế - xã hội, Địa lí các vùng kinh tế Vì vậy Atlat Địa lí Việt Nam được dùng để giảng dạy và học tập cho các bài ở nhiều khối lớp khác nhau như lớp 8, lớp 9 Nhưng trong từng bài cụ thể mức độ khai thác, sử dụng Atlat không giống nhau Đối với học sinh lớp 8 đòi hỏi kĩ năng sử dụng Atlat phải thành thạo và được rèn luyện một cách thường xuyên qua từng tiết học Có như vậy thì trong quá trình học tập sẽ nhanh chóng hơn và sử dụng
nó sẽ đạt kết quả cao hơn
Trang 8Với vai trò to lớn như vậy nên trong quá trình sử dụng cả giáo viên và học sinh cần coi Atlat Địa lí Việt Nam với chức năng là “ nguồn kiến thức” chứ không chỉ sử dụng để “minh họa” cho nội dung bài giảng Trong dạy học Địa lí giáo viên không là người “độc quyền“ sử dụng Atlat mà phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ Atlat Do đó giáo viên cần phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng khai thác Atlat, thông qua đó để rèn luyện các kĩ năng Địa lí và phương pháp tự học cho học sinh
3.2 Các kỹ năng sử dụng Atlat cần rèn luyện
3.2.1 Kỹ năng sử dụng biểu đồ trong Atlat Địa lí Việt Nam
Trong Atlat Địa lí việt Nam có hệ thống rất lớn các loại biểu đồ như cột, hình tròn, biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp Các loại biểu đồ này thể hiện cả quy mô,
cơ cấu, động lực phát triển của các đối tượng Địa lí tự nhiên
Khi khai thác kiến thức từ biểu đồ yêu cầu phân tích, so sánh các số liệu đã được trực quan hóa trên biểu đồ để rút ra những nhận xét, kết luận về các đối tượng, hiện tượng Địa lí tự nhiên Việt Nam
Quy trình thực hiện:
- Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu của việc sử dụng biểu đồ
- Bước 2: Cách khai thác kiến thức từ biểu đồ
+ Đọc tên của biểu đồ, chú giải, đơn vị, lãnh thổ thể hiện và các thành phần bên trong của biểu đồ
+ Đo tính các đại lượng: Cao nhất, thấp nhất, nhiều nhất, ít nhất, xu hướng biến động tăng hay giảm
+ Thiết lập mối quan hệ của các đối tượng như mối quan hệ nhân quả, theo không gian
+ Từ việc đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét kết luận cần thiết
- Bước 3: Học sinh nêu nhận xét và kết luận từ việc phân tích biểu đồ, giáo viên chuẩn kiến thức
Trang 97
Ví dụ: Khi dạy bài 6 “Đặc điểm khí hậu” (bài 6 trang 114 - Địa lý 8 sách Chân trời sáng tạo)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam hãy so sánh và giải thích sự giống nhau
và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh?
- Bước 1: Xác định mục đích yêu cầu: Dựa vào biểu đồ để so sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh
- Bước 2: Khai thác kiến thức từ biểu đồ
Trang 10+ Biểu đồ thể hiện: Cột kết hợp với đường, nội dung được biểu hiện trên biểu
đồ Nhiệt độ thể hiện bằng đường, lượng mưa thể hiện bằng cột của hai trạm Hà Nội và trạm thành phố Hồ Chí Minh
+ Đo tính các đại lượng ở mỗi trạm
- Về nhiệt độ: Tháng có nhiệt độ cao nhất tháng nào? bao nhiêu độ C? tháng
có nhiệt độ thấp nhất nào? bao nhiêu độ C?
- Về lượng mưa: Mưa ít vào mùa nào? mưa ít vào mùa nào? bao nhiêu mm + So sánh kết hợp với kiến thức để giải thích
- Bước 3: Học sinh trình bày, giáo viên chuẩn kiến thức
* So sánh và giải thích hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm thành phố
Hồ Chí Minh
+ Xác định vị trí của hai trạm
- Hà Nội nằm trong miền khí hậu phía Bắc
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía Nam
- Hà Nội nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm
+ Về nhiệt độ:
- Cả hai địa điểm có nhiệt độ trung bình năm trên 220 C
- Biên độ nhiệt giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng
120 C, của thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3-40C
- Giải thích: Hà Nội gần chí tuyến, xa xích đạo, ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt
+ Về lượng mưa:
- Cả hai trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10
- Tổng lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng mưa có lượng mưa cũng lớn hơn của Hà Nội (dẫn chứng)