1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn kinh tế du lịch Đề tài tình hình phát triển du lịch Ở tỉnh phú yên

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Phú Yên
Tác giả Dương Thị Thanh Như, Đào Nguyễn Anh Thư, Huỳnh Băng Nhạn, Nguyễn Ngọc Hà, Phùng Thanh Ly, Phan Thị Bích Trâm, Tôn Võ Yến Trinh
Người hướng dẫn ThS. Võ Chí Linh
Trường học Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế du lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Trong những năm gần đây, Phú Yên cũng đã đề ra mục tiêu xác địnhphát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với hàng loạt mục tiêu phát triểnnhằm gia tăng lượng khách đến, tăng doanh

Trang 1

Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí MinhKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -TIỂU LUẬN MÔN : KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH PHÚ YÊN

Giảng viên hướng dẫn: ThS Võ Chí Linh

Lớp: DH21TO01

Ngành: Du lịch

Khóa học : 2021- 2025

Danh sách thành viên nhóm

Dương Thị Thanh Như_ 2154133039

Đào Nguyễn Anh Thư_ 2154130122

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

Lý do chọn Phú Yên 6

Bố cục của luận văn 6

Mục 1 GIỚI THIỆU ĐIỂM ĐẾN PHÚ YÊN 7

1.1 Vị trí địa lý 7

1.2 Phú yên trên bản đồ Việt Nam 7

1.3 Đặc điểm khí hậu và Địa hình 8

1.3.1 Khí hậu: 8

1.3.2 Địa hình: 8

1.4 Phú Yên đối với nền kinh tế 10

1.4.1 Nông - Lâm - ngư nghiệp đang phát triển như thế nào ? 10

1.4.2 Thực trạng ngành công nghiệp tại tỉnh hiện nay? 11

1.4.3 Thương mại đang phát triển như thế nào ? 12

1.4.4 Thực trạng ngành du lịch tại Phú Yên hiện nay? 13

1.5 Phú Yên đối với Xã Hội 15

1.6 Phú Yên đối với nền văn hóa 16

1.6.1 Văn hóa kiến trúc 16

1.6.2 Văn hóa lễ hội 18

1.6.3 Văn hóa nghệ thuật 18

1.6.4 Văn hóa ẩm thực 20

Mục 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH 21

2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn 21

2.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 23

Trang 3

2.3 Sản phẩm du lịch 26

2.4 Đặc thù các loại hình du lịch 28

Mục 3 CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH 28

3.1 Cơ sở vận chuyển 28

3.2 Cơ sở lưu trú 30

3.3 Cơ sở phục vụ ăn uống - ẩm thực 30

3.4 Cơ sở các khu vui chơi giải trí và dịch vụ khác 31

Mục 4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở PHÚ YÊN 31

4.1 Thực trạng ngành du lịch phát triển ở tỉnh 31

4.2 Lượng khách du lịch nội địa và doanh thu 32

4.3 Lượng khách du lịch quốc tế và doanh thu 34

4.4 Xúc tiến quảng bá 34

4.5 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển du lịch Phú Yên35 4.5.1 Những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên 35

4.5.2 Những khó khăn của tỉnh 36

KẾT LUẬN 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

PHỤ LỤC 40 DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục bảng

Bảng 1.4.4a: Tình hình phát triển du lịch 6 tháng đầu năm 2022 ở Phú Yên

Bảng 1.4.4b: Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 ở Phú Yên

Bảng 2.2: Lượng khách đến tham quan gành Đá Đĩa

Bảng 4.1: Tổng lượt khách đến du lịch Phú Yên tháng 6 năm 2022

Bảng 4.2: Doanh thu khách nội địa tại Phú Yên giai đoạn ………

Danh mục biểu

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tỷ trọng thủy sản tỉnh Phú Yên năm 2020……… Biểu đồ 1.4.1: Tình hình phát triển nông nghiệp của Phú Yên giai đoạn 2011 –2015

Biểu đồ 1.4.2: Tỷ trọng GDP công nghiệp trong cơ cấu GDP tỉnh từ năm 2005 –

2010

Biểu đồ 1.4.3: Cơ cấu tăng trưởng thương mại trong giai đoạn 2021 – 2025

Biểu đồ 1.4.5: Cơ cấu dân số tỉnh Phú Yên năm 2020

Trang 6

MỞ ĐẦU

Lý do chọn Phú Yên

Phú Yên nằm trên dải đất Duyên hải Nam Trung Bộ được thiên nhiên ưu đãi nhiềudanh lam thắng cảnh cấp quốc gia như gành Đá Đĩa, đầm Cù Mông, vịnh Xuân Đài,đầm Ô Loan, … Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gànhcòn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng.Phú Yên là tiềm năng rất lớn cho “ thị trường ” du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và

du lịch sinh thái Tỉnh cũng có nhiều di tích lịch sử quốc gia và lễ hội đa dạng thuhút được “ sự quan tâm ” của du khách để phát triển du lịch Không những thế, PhúYên còn có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, có vị thế quan trọng trong suốt thời

kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Ngoài ra, điểm mạnh của Phú Yên là có nhiềuvùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôitrồng thủy sản xuất khẩu Đây cũng chính là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên pháttriển nền kinh tế biển

Tuy có nhiều lợi thế để phát triển nền kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, nhưnghiện tại số lượng khách du lịch đến Phú Yên vẫn còn khá khiêm tốn, phần lớn làkhách nội địa Trong những năm gần đây, Phú Yên cũng đã đề ra mục tiêu xác địnhphát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn với hàng loạt mục tiêu phát triểnnhằm gia tăng lượng khách đến, tăng doanh thu, tăng tỉ trọng đóng góp của ngành

du lịch vào GDP toàn tỉnh Trên thực tế, trong 4 năm đổ lại đây ngành du lịch ở tỉnhcũng đã có “ sự chuyển mình ” ngoạn mục nhất là vào năm 2022, Phú Yên đangtừng bước khẳng định mình và đưa ngành du lịch trở thành nền kinh tế quan trọngcủa tỉnh

Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, luận văn có 4 mục bao gồm:

Mục 1: Giới thiệu điểm đến Phú Yên

Mục 2: Tài nguyên du lịch ở Phú Yên

Mục 3: Cơ sở hạ tầng du lịch ở Phú Yên

Trang 7

bờ biển dài 189km Phú Yên có vị trí khá thuận lợicho việc thông thương kinh tế, vị trí địa lý quantrọng đã tạo nên cơ hội thuận lợi để Phú Yên pháttriển ngành du lịch, Phú Yên có Quốc lộ 25 kết nối

dễ dàng với khu vực Tây Nguyên, Quốc lộ 1 vàđường sắt Bắc – Nam đi qua cơ hội thúc đẩy khảnăng giao lưu kinh tế, xã hội mạnh mẽ, Quốc lộ 29nối cảng biển quốc tế Vũng Rô với cửa khẩu quốc tế Đắc – Ruê,… Tạo điều kiệnrất thuận lợi cho phát triển du lịch của tỉnh trong việc kết nối với các địa phươngtrong khu vực

1.1 Phú yên trên bản đồ Việt Nam

Phú Yên là một tỉnh ven biển nằm ởphía bắc khu vực duyên hải NamTrung Bộ, miền Trung của Việt Nam

Phú Yên có 1 thành phố là Tuy Hòa, 2

thị xã là Đông Hòa, Sông Cầu và 6huyện là Đồng Xuân, Phú Hòa, SơnHòa, Sông Hinh, Tây Hòa, Tuy An.Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.045 km² vớichiều dài đường bờ biển 189 km.Một trong những điểm “ nổi bật ”góp phần pháttriển kinh tế Phú Yên là sân bay Tuy Hòa Cảng hàng không nằm trên địa phận TPTuy Hòa, tỉnh Phú Yên Cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 5km về hướng ĐôngNam Phía Đông là biển Đông, phía Bắc và phía Tây giáp phường Phú Đông vàphường Phú Thạnh thuộc thành phố Tuy Hòa, phía Nam là Trung đoàn Không quân

Trang 8

910 đóng quân để tổ chức bay huấn luyện cho Phi công Quân sự, sân bay có thể tiếpnhận các loại máy bay lớn như A321, Boing 747,…

1.2 Đặc điểm khí hậu và Địa hình

1.2.1 Khí hậu:

Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm: Trong năm có haiđới gió chính là Đông Bắc và Tây Nam Dođịa hình có xu hướng thấp dần từ phía Tâysang phía Đông nên khí hậu có sự sai khácgiữa hai vùng, bao gồm vùng đồng bằng vàvùng cao

Lượng mưa phân bố không đều trong năm, trung bình hàng năm khoảng 1.700 –2.100 mm/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,7 độ C

Được phân định 2 mùa mưa, khô rõ rệt : Có 2 cực đại thường rơi vào tháng 5 vàtháng 10 hoặc tháng 11 Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 8 Mùa mưa kéodài từ tháng 9 đến hết tháng 12 So với vùng cao, vùng đồng bằng có lượng mưatháng cao hơn

1.2.2 Địa hình:

Diện tích của tỉnh Phú Yên chủ yếu là đồi

núi, chiếm 70% diện tích toàn tỉnh Địa hình

dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng

hẹp và bị chia cắt mạnh Địa hình Phú Yên

có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là

cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả Bờ biển dài 200km có nhiều dãy núi nhô rabiển hình thành các eo vịnh, đầm phá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đườngthủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu

Địa hình Phú Yên có thể chia làm 2 khu vực lớn là vùng núi và bán Sơn Địa, phíaTây là sườn Đông của dãy Trường Sơn Nam bao gồm các vùng huyện Sơn Hòa,Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía Tây các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tây Hòa,

Trang 9

Đông Hòa Đây là vùng núi non trùng điệp không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu caonhất 2.064m Và vùng đồng bằng bao gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, các huyệnTuy An, Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.

Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổtương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đềubắt nguồn từ phía Đông của dãy TrườngSơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung vàthượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi

đổ ra biển Phú Yên có trên 50 con sônglớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, sông Ba, sông Bàn Thạch Bacon sông này cũng đã bồi đắp nên những đồng bằng lớn của Phú Yên

Ở Phú Yên có 3 cao nguyên, nhưng nổitiếng nhất nhờ đất đai trù phú, khí hậumát mẻ là cao nguyên Vân Hòa Là mộtvùng đất đỏ bazan, nằm ở độ cao 400mtrên địa bàn các xã Sơn Xuân, Sơn Long

và Sơn Định của huyện Sơn Hòa Nơi đây

có một loại trà ngon nổi tiếng là trà AnXuân Những điểm riêng có về địa hình cũng là lợi thế trong hoạt động phát triển dulịch của Phú Yên Với địa hình đa dạng, nhiều ưu điểm tỉnh có thể khái thác tạo ralượng sản phẩm và chương trình du lịch phong phú làm thỏa mãn du khách

1.3 Phú Yên đối với nền kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 2010 ước tính 6 thángđầu năm 2020 tăng 1,93% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất trong 6tháng của các năm gần đây do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởngtiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội

Trang 10

Sản lượng thủy sản tăng trưởng khá qua các năm, với năm 2020 đạt khoảng 75.000tấn, tăng 18,3% so với năm 2015 Năm 2020, tỷ trọng thủy sản chiếm 38,1%, trongkhi tỷ trọng của nông – lâm nghiệp giảm còn 61,9% trong cơ cấu ngành

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu tỷ trọng thủy sản tỉnh Phú Yên năm 2020

1.3.1 Nông - Lâm - ngư nghiệp đang phát triển như thế nào ?

Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 1,17%, trong đó: Nông nghiệp là ngànhchiếm tỷ trọng lớn trong khu vực này (chiếm 61,67%) nhưng giảm 2,96% do thờitiết nắng nóng kéo dài làm cho diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồnggiảm; nhất là cây mía chiếm tỷ trọng hơn 17% trong giá trị sản xuất cây hàng năm(diện tích mía giảm 6,4%, năng suất giảm 14,8 tấn, sản lượng giảm gần 228 ngàntấn) Lâm nghiệp tăng 36,73% nhờ tập trung chăm sóc rừng trồng tăng 9,9% và sảnlượng gỗ rừng trồng khai thác đạt 80 ngàn m3 tăng 89,6% Thủy sản tăng 7,13%nhờ sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1,4% và sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng19,3% do đầu tư mở rộng lồng nuôi thủy sản các loại; chuyển đổi giữa nuôi tômhùm sao sang nuôi tôm hùm xanh nhằm rút ngắn thời gian nuôi

Tập trung giảm dần diện tích cây lương thực hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang cây

ăn quả, cây công nghiệp, rau, củ an toàn, khai thác tốt tiềm năng Đánh bắt và nuôitrồng thủy sản khá mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ Ứng dụng khoa học - kỹ thuật,công nghệ số vào lĩnh vực nuôi trồng, chăn nuôi gia súc và thủy sản Lâm nghiệp,tiếp tục thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển rừng, trọng tâm là Đề án

“Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” Mặc dù đã đạt được những kết quảquan trọng, nhưng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế, yếu

38.10%

61.90%

Cơ cấu tỷ trọng thủy sản tỉnh Phú Yên năm 2020

Thủy sản Nông - Lâm nghiệp

Trang 11

kém như chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng giá trịsản xuất trồng trọt trong nông nghiệp còn cao, quy mô sản xuất còn manh mún, nhỏ

lẻ Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng giống câytrồng, vật nuôi, thủy sản còn hạn chế, khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩmnông, lâm, thuỷ sản còn thấp Chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp thiếu bềnvững và đang có xu hướng tăng chậm lại Kiểm soát dịch bệnh cây trồng, vật nuôichưa tốt Thunhập của người nông dân vẫn còn thấp

16.49%

33.71%

1.45%

48.34%

Tình hình phát triển Nông- Lâm - Ngư nghiệp ở Phú Yên giai đoạn năm 2011

Nông nghiệp Thủy sản Lâm Nghiệp Trồng trọt

Biểu đồ 1.4.1: Tình hình phát triển nông nghiệp của Phú Yên giai đoạn 2011 –2015

1.3.2 Thực trạng ngành công nghiệp tại tỉnh hiện nay?

Theo Cục thống kê báo cáo 6 tháng đầu năm 2020, khu vực công nghiệp và xâydựng tăng 5,88%, trong đó: Công nghiệp tăng 9,45%, động lực tăng chính do sảnlượng điện của các nhà máy điện năng lượng mặt trời đã góp phần làm cho ngànhsản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 31% Xây dựng chỉtăng 0,73% Phú Yên xác định lấy công nghiệp làm hướng đột phá trong phát triểnkinh tế

Tỉnh ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng Để đáp ứng nhu cầu sản xuất côngnghiệp, như giao thông, cảng biển, bưu chính - viễn thông, hệ thống điện, nước.Phát huy hiệu quả đầu tư và vai trò của các khu, cụm công nghiệp Trong chuyểndịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

20.00%

37.26%

1.26%

41.47%

Tình hình phát triển Nông - Lâm - Ngư nghiệp ở Phú Yên năm 2015

Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp Trồng trọt

Trang 12

tỉnh Trong những năm qua, để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng caogiá trị gia tăng và phát triển bền vững, huyện Phú Yên đã triển khai thực hiện nhiềugiải pháp cụ thể, nhằm từng bước khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, dầnhình thành những vùng sản xuất tập trung, theo hướng hàng hóa quy mô lớn, gópphần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Cơ cấu kinh tế Phú Yên đã chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó sản xuất côngnghiệp được xem là hướng đột phá

28.60%

32.80%

38.60%

Tỷ trọng GDP công nghệp trong cơ cấu GDP tỉnh từ năm 2005 - 2010

Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010

Biểu đồ 1.4.2: Tỷ trọng GDP công nghiệp trong cơ cấu GDP tỉnh từ năm 2005 –

2010

1.3.3 Thương mại đang phát triển như thế nào ?

Tập trung phát triển một số ngành chủ lực, có lợi thế, có hàm lượng khoa học côngnghệ và có giá trị gia tăng cao Từng bước hình thành các mạng lưới dịch vụ đồng

bộ, hiện đại như: Dịch vụ biển, dịch vụ vận tải - logistics, viễn thông, tài chính,ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh, trong đó xác định dịch vụ dulịch và 5 logistics có đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Thu hút đầu tưhiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại, hình thành các trung tâm thương mại, siêuthị ở các đô thị và khu dân cư tập trung, các chợ hải sản, trung tâm dịch vụ hậu cầnnghề cá Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có

0 1 2 3 4 5 6

Trang 13

đóng góp lớn vào nền kinh tế của tỉnh Mục tiêu cụ thể đến 2025, tổng mức bán lẻhàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo của tỉnh PhúYên đạt mức tăng trưởng trên 9%/năm trong giai đoạn 2021-2025 Vậy nên, dễdàng thấy rằng thương mại ở Phú Yên chưa phát triển.

Biểu đồ 1.4.3: Cơ cấu tăng trưởng thương mại trong giai đoạn 2021 – 20251.3.4 Thực trạng ngành du lịch tại Phú Yên hiện nay?

Du lịch đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định Đặc biệt, trong việctạo thêm được nhiều công ăn việc làm, nâng cao lên được đời sống cộng đồng dân

cư, đặc biệt là cư dân miền biển, góp phần tích cực vào sự ổn định chính trị, anninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Phú Yên đang chủ động " phát triển"tiềm năng của tỉnh Phú Yên cũng chủ động " phát triển" tiềm năng của tỉnh tổ chứccác sự kiện văn hóa, ẩm thực, tạo ra sản phẩm du lịch và liên kết phát triển tour vớicác tỉnh trong khu vực.Sản phẩm du lịch đơn điệu, nhàm chán Chủ yếu dựa vào tàinguyên có sẵn, chưa có sự đầu tư chiều sâu, thiếu các sản phẩm du lịch mang tínhđặc trưng Các di tích, danh thắng ở Phú Yên chưa thu hút được khách du lịch Hệthống các khách sạn tăng lên đáng kể Đặc biệt như: Sala, Rosa Alba, Ivory PhúYên, Long Beach, Công Đoàn… là hệ thống khách sạn ven biển Tuy Hòa đã đượckhách đặt kín phòng đến thời điểm này Cơ chế, chính sách phát triển sự nghiệp vănhóa, du lịch tại địa phương chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn nguồn vốn đầu

tư phát triển văn hóa, du lịch còn thấp, chưa được quan tâm kịp thời Sự phối hợp

9.00%

91.00%

Dự báo cơ cấu ngành thương mại ở Phú Yên trong giai đoạn 2021 - 2025

Thương mại Kinh tế toàn tỉnh

Trang 14

trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ Công tácbảo tồn, phát huy giá trị di tích, danh thắng chưa hiệu quả Công tác tuyên truyền,phổ biến, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và trách nhiệm bảo vệ môitrường chưa cao, công tác xúc tiến quảng bá còn hạn chế Kết cấu hạ tầng du lịchchưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đặc biệt là đặc biệt là hạ tầng giao thông, bếncảng, phương tiện vận chuyển du lịch đường bộ, đường thủy tần suất các chuyếnbay ít cũng là những rào cản rất lớn, chưa được đầu tư đúng mức, thiếu các khu vuichơi, khu tổ hợp khách sạn, nhà hàng, công viên, khu giải trí.

Trong thời gian tới, Phú Yên tiếp tục tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu

tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầngđến các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, các di tích danh thắng Tăng cường xãhội hóa đầu tư phát triển du lịch, tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, kêu gọi vốnđầu tư trực tiếp (FDI), liên doanh với nước ngoài Huy động vốn đầu tư của cácdoanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch và của cộng đồng trong công tác đầu tưbảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, cáclàng nghề phục vụ du lịch Phát triển những sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng vàđiều kiện phát triển để đa dạng hóa và phục vụ nhu cầu khác nhau của thị trườngkhách Ưu tiên phát triển mạnh các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển kết hợp vuichơi giải trí, tổ chức các sự kiện, hoạt động, cuộc thi trên bãi biển, thu hút và đẩynhanh các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, các loại hình dịch vụ thể thao,giải trí trên biển, các hoạt động vui chơi giải trí về đêm… Tạo thêm nhiều sảnphẩm, điểm đến hấp dẫn, độc đáo nhằm thu hút du khách quốc tế Cùng với đó, tăngcường công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao ý thức của đội ngũ lao động ngành

du lịch, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch và người dân trong việc xâydựng hình ảnh, bảo vệ môi trường xanh, sạch - đẹp, thực hiện hiệu quả bộ quy tắcứng xử trong hoạt động du lịch, góp phần phát triển bền vững thương hiệu du lịchPhú Yên

6 tháng đầu năm 2022 ở Phú Yên

Tổng lượt khách đến du lịch 650.800 lượt

Trang 15

Tổng doanh thu hoạt động du lịch 781 tỷ đồngBảng 1.4.4a: Tình hình phát triển du lịch 6 tháng đầu năm 2022 ở Phú Yên

Trong giai đoạn 2016 – 2020 ở Phú Yên

Tổng lượt khách đến du lịch 7.2 triệu lượt

Tổng doanh thu hoạt động du lịch 7.980 tỷ đồng

Bảng 1.4.4b: Tình hình phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020 ở Phú Yên

1.4 Phú Yên đối với Xã Hội

Dân số Phú Yên là 961.152 người năm 2019,trong đó thành thị 28,7%, nông thôn 71,3%, lựclượng lao động chiếm 71,5% dân số Tỷ lệ đô thịhóa đạt 38,5% tính đến năm 2020

Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau.Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Raglai là những tộcngười đã sống lâu đời trên đất Phú Yên Sau ngày đất nước Giải phóng, đặc biệt làsau khi huyện

Sông Hinh chính thức được thành lập vào năm 1986, nhiều đồng bào dân tộc thiểu

số từ miền núi phía Bắc như dân tộc Tày, Nùng, Dao, San-Diu, … đã di cư về đây.Văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số tại Phú Yên, bề dày lịch sử và tinh thần đoànkết ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú,

từ nghệ thuật hát tượng, bài chòi, hát bả trạo, những điệu hò của ngư dân cho đếncác nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi – ba lớn, cồng – chiêngvạch năm nhỏ của người dân tộc miền núi

Trang 16

1.5 Phú Yên đối với nền văn hóa

1.5.1 Văn hóa kiến trúc

Tháp Nhạn là một ngọn tháp nằm trên núiNhạn, soi bóng trên sông Đà vĩ đại, tạo nênmột tổng thể non nước hữu tình mang tên NúiNhạn – Sông Đà Rằng Là công trình lâu đờiđược xây dựng bởi người Chăm, đến nay thápNhạn đã trở thành một di tích lịch sử Là mộtchóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hìnhtượng chóp nón cùng với hình tượng Linga,một vật mà người Chăm thường thờ ở các tháp,nên chóp tháp ở đây tạc theo hình tượng Linganhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Ponagar hoặc Ðà Nẵng vàQuảng Nam Hiện nay, trong tháp Nhạn không có bộ thờ và các tượng thờ Phía sautháp có một phiến đá lớn cao 1,3m, mỗi cạnh rộng 0,9m, dưới chân có chạm hìnhcánh sen Dưới chân núi Nhạn về phía Tây Nam, ven bờ sông có một tảng đá khábằng phẳng trên khắc 3 chữ cổ dạng chữ Phạn, ta thường gặp ở các tấm bia trụ cộttrong các tháp Chàm như ở Ponagar Ngày 16/11/1988 Bộ Văn hóa Thông tin quyếtđịnh công nhận Tháp Nhạn là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp quốc gia

Đây cũng là địa điểm thu hút khách du lịch, trong 6 tháng đầu năm 2022 Lượng dukhách đến tham quan Tháp Nhạn đạt 20.692 lượt khách

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhàthờ lâu đời nhất của Việt Nam với thiết kếtheo lối kiến trúc Gothic độc đáo, luôn làđiểm đến thu hút đông đảo khách du lịch khiđến với Phú Yên Với nhiều hoa văn trang trí,thập tự giá, … được sơn màu xanh xám giản

dị, … Nhà thờ nằm trong khuôn viên rộng5.000m², sơn màu trắng, nhưng vết thời gian

Trang 17

đã ngả thành đen như một bức tranh thủy mặc Mặt tiền nhà thờ có kiểu kiến trúcgothique, gây ấn tượng như một nhà thờ ở Pháp hoặc ở La Mã đầy chất mỹ thuật.Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá mà khi bước vào bên trong, cóthể thấy hai chiếc dây kéo chuông báo lễ và may mắn thì được chứng kiến cảnh kéodây để tiếng chuông nhà thờ ngân vang rộn rã cả một xóm đạo Với lịch sử gần 120năm tồn tại, mỗi bức tường, cánh cửa, bàn cầu nguyện, Cùng sự độc đáo tronghình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX, nhà thờ Mằng Lăng

đã trở thành công trình kiến trúc độc đáo góp phần tạo nên sự đặc sắc cho văn hóaPhú Yên

Chùa Bảo Lâm nằm ở thôn Liên Trì, xã BìnhKiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19.Trước ngôi chánh điện, chùa đặt thờ tượng

Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên đứng trên đàisen Chính giữa Phật điện tôn trí tượng đứcPhật Thích Ca tọa thiền Đặc biệt, sau ngôichánh điện, trên triền núi, chùa có tôn trí photượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên đàisen cao 18m, an vị năm 1998 Năm 2004,chùa đã xây tháp chuông, đặt quả đại hồng chung cao 2,4m và nặng 1,5 tấn Cócảnh trí thiên nhiên đẹp, với kiến trúc hài hòa, không gian thanh tịnh, Bảo Lâm làngôi chùa nổi tiếng ở Phú Yên, thường xuyên đón tiếp rất đông Phật tử và du kháchgần xa đến chiêm bái Bên cạnh đó, khi nhắc đến văn hóa Phú Yên còn các côngtrình kiến trúc nổi tiếng như: Hải đăng Đại Lãnh, Bảo tàng Phú Yên, Đài tưởngniệm núi Nhạn,…

Trang 18

1.5.2 Văn hóa lễ hội

Trang 19

Ở Phú Yên cũng có rất nhiều lễ hội truyềnthống như lễ hội Đầm Ô Loan ở xã An

Cư, huyện Tuy An diễn ra vào ngày 7 củatháng âm lịch đầu tiên, lễ hội Đập ĐồngCam ở thành phốTuy Hoà thường vàongày 8 của tháng 8 âm lịch hằng năm, lễhội cầu ngư của ngư dân ở xã An Phú, xã

An Ninh Đông, huyện Tuy An và xã AnHải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh của huyện Sông Cầu diễn ra vào tháng 3, 4

và 5 của năm âm lịch Đặc biệt là hội thơ Nguyên Tiêu ở núi Nhạn, thành phốTuyHoà diễn ra vào ngày 15 của tháng Giêng hằng năm Hội thơ Nguyên Tiêu làđêm thơ Nguyên Tiêu vào đúng ngày Rằm tháng Giêng trên núi Nhạn, thành phốTuy Hòa đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của địa phương và đượcxem là nơi khởi nguồn Ngày thơ Nguyên tiêu trong cả nước Ngoài ra, còn có các lễhội như lễ hội chọi trâu, lễ hội gặt lúa, lễ bỏ mã, lễ hội dâng hương,…

1.5.3

Văn hóa nghệ thuật

Nền văn hóa Phú Yên được phong phú, đặc sắc như ngày nay không thể không kểđến những môn nghệ thuật truyền thống Trong đó phải kể đến như nghệ thuật háttượng, bài chòi, hát bả trạo, những điệu hò của ngư dân, …

Bài chòi được biết đến là một trong nhữngloại hình nghệ thuật giải trí đặc trưng củadân gian của vùng Nam Trung Bộ, đặc biệt

là ở Phú Yên Đây là loại hình nghệ thuậtthú vị bao gồm như thơ, ca nhạc, hát, diễn

Trang 20

xướng rất đỗi sinh động và vui nhộn Ban đầu loại hình giải trí này đơn giản đượcdùng để truyền tin, dần về sau mọi người bắt đầu cải tiếng biến bài chòi thành loạihình giải trí cho dân lao động Đặc biệt, qua quãng thời gian sau khi hầu hết mọingười đã dần biết đến cách chơi và cách hò, hát chòi này, thì những cuộc chơi nhỏdần trở thành những lễ hội lớn của đất nước Từ đó, bài chòi trở thành một loại hìnhvăn hoá đặc thù và là niềm tự hào của miền Nam Trung Bộ nói chung và người dânPhú Yên nói riêng.

Các nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi, cồng ba, chiêng nămcủa người dân tộc miền núi

Trong đó, lễ cầu ngư là lễ hội độc đáo nhất tại Phú Yên.Lễ hội cầu ngư gắn liền vớitín ngưỡng thờ cá Ông đã có từ xa xưa Theo quan niệm của ngư dân, cá Ông là loài

cá thường giúp con người vượt qua hiểm nguy khi lênh đênh trên biển cả Lễ hộicầu ngư bao giờ cũng được tổ chức một cách long trọng Hiện toàn tỉnh có 41 lăngÔng và nơi nào có lăng Ông thì nơi đó đều tổ chức lễ hội cầu ngư Lễ hội cầu ngưthường được tổ chức ít nhất hai ngày Chiều ngày thứ nhất, ban lạch làm lễ rướcÔng sanh Ngư dân đưa kiệu ra cửa biển rước Ông và các thủy thần về dinh lăng an

vị Sáng sớm ngày thứ hai, lễ hội được tiếp tục với các lễ cúng yết, dâng lễ vật, dângtrầu, dâng rượu Buổi trưa đến chiều tối là thời gian tổ chức lễ cúng khai tiên Chiphí cúng tế do bà con tự đóng góp Lễ hội này đã được công nhận là di sản văn hóaphi vật thể cấp quốc gia

Trang 21

1.5.4 Văn hóa ẩm thực

Ẩm thực Phú Yên không cầu kỳ nhưng ẩnchứa vẻ đẹp mộc mạc, giản dị như chínhnhững người dân nơi đây Tất cả tạo nênnhững món ăn rất “Phú Yên” khiến bất cứthực khách nào cũng không thể “ngồi yên”khi đặt chân đến vùng đất này

Trong đó, nổi tiếng nhất có thể kể đến món bánh canh hẹ Phú Yên Xuất hiện ởnhiều nơi nhưng bánh canh hẹ vẫn được coi như một nét ẩm thực trong văn hóa PhúYên bởi hương vị khác biệt, mê hoặc bất cứ ai kể cả những người kỹ tính nhất trong

ăn uống

Bên cạnh đó phải kể đến các món ăn đậm chất miền biển như Gỏi Cá Mai, cháoHàu, cua Huỳnh Đế, Sò huyết hay món ăn độc đáo mắt cá Ngừ đại dương Mỗi mộtmón ăn là một hương vị riêng nhưng tất cả đều khó quên và khiến du khách nhớmãi

Đặc biệt, một món ăn khá đặc biệt và hiếmnơi nào có được đó là cá ngừ đại dương PhúYên là địa danh đi đầu trong cả nước về đánhbắt cá ngừ đại dương, sản lượng hàng nămkhoảng 3500 tấn Thịt cá ngừ đại dương tươisống đượcthái thành lát mỏng hình chữ nhật,ướp lạnh Khi ăn dùng lá cải cay cuốn thịt chấm với mù tạc, tương ớt, xì dầu và ănkèm với các loại rau thơm như tía tô, húng, chuối chat, gừng, lạc rang,…

Ghẹ đầm Cù Mông là món ăn đặc sản được dukhách rất ưa thích khi đến Sông Cầu Ghẹ ởđây có vị ngọt và thơm rất đặc trưng Ghẹđược hấp chín đỏ, thịt trắng phau, chấm muốitiêu vắt chanh Ghẹ đầm Cù Mông còn có thểchế biến theo cách như ghẹ ram muối, ghẹ rim me, súp ghẹ đều rất ngon

Ngày đăng: 28/10/2024, 14:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w