Phương pháp thực hiện đề tài Để hoàn thiện khóa luận, em đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp đ
L Ý DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế ngày nay không ngừng phát triển và đã đạt đến buớc phát triển đột phá, kéo theo xã hội không ngừng cải tiến đã tạo nên nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, mở ra vô vàng cơ hội cũng như thách thức đối với mỗi doanh nghiệp
Vì vậy doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tiến hành đồng bộ các công tác quản lý hiệu quả Công tác quản lí hiệu quả đầu tiên đó chính là tổ chức công tác kế toán, đây là một bộ phận thống nhất về quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì càng không thể thiếu nhân sự kế toán bán hàng Vậy kế toán bán hàng đảm nhận những công việc nào? Người đảm nhận công việc này có trách nhiệm quản lý và thực hiện ghi chép mọi công việc liên quan nghiệp vụ bán hàng của công ty như ghi hóa đơn, ghi sổ chi tiết doanh thu, bán hàng, thực hiện lập báo cáo thuế…
Kế toán bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại kết quả kinh doanh tốt hay xấu đối với doanh nghiệp cũng như các tổ chức thương mại Đây là thước đo giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh Từ đó, để nhà quản trị doanh nghiệp có những chính sách phù hợp phát triển hoạt động sản xuất Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán bán hàng thông qua thời gian học tập và làm việc tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm em quyết định đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng
Thắm” để làm khóa luận tốt nghiệp.
M ỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc nghiên cứu đề tài này em muốn làm sang tỏ thực tế về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Hồng Thắm Từ đó biết được ý nghĩa, quy trình, tác dụng của các chứng từ nhằm tìm ra được những hạn chế để từ đó có thể nhằm hoàn thiện những thiếu sót của bản thân
Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu chuyên sâu về công tác kế toán bán hàng tại công ty em mạnh dạng đưa ra những đánh giá, nhận xét, đề xuất cũng như ưu, nhược điểm của tổ chức kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vân hồng Thắm, Để công ty có những chiến lược cũng như công tác quản lí một cách hoàn chỉnh nhất.
Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng của đề tài: là Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công
3 ty TNHH Vân Hồng Thắm
Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu số liệu và thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vân Hồng Thắm
Thời gian : thời gian thực tập từ ngày 02/10/2023 đến ngày 02/12/2023 số liệu khảo sát từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/11/2023
Không gian : Tìm hiểu về hoạt động bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Vân Hồng Thắm
P HƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Để hoàn thiện khóa luận, em đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp để nắm được quy trình làm việc, cũng như đánh giá được thực tiễn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua các thông tin thập được từ công tác kế toán, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh từ các sách báo, các văn bản pháp lý của Nhà nước, thu thập thông tin từ phòng kế toán của công ty trách nhiệm hữu hạn Vân Hồng Thắm để là rõ đề tài nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn: Những nghiệp vụ phát sinh trong quá trình lên sổ sách ,em không thể xử lí được em sẽ hỏi ý kiến của những anh chị kế toán có kinh nghiệm Phương pháp phân tích & tổng hợp: sau khi thu thập, phân tích các dữ liệu, chứng từ liên quan thành các thông tin quan trọng em đã tổng hợp trong khóa luận tốt nghiệp này.
K ẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Vân Hồng Thắm
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị.
T ÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm”, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại kết quả kinh doanh đối với doanh nghiệp cũng như các tổ chức thương mại Đây là thước đo giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động kinh
4 doanh Từ đó, để nhà quản trị doanh nghiệp có những chính sách phù hợp phát triển hoạt động sản xuất
Nội dung và kết quả nghiên cứu bao gồm:
Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Trong phần này chủ yếu đưa ra một số định nghĩa cơ bản, vấn đề lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Từ đó làm cơ sở phân tích, đối chiếu với thực trạng về kế toán bán hàng của Công ty TNHH Vân Hồng Thắm
Nội dung thực tập tại đơn vị trong phần này em sẽ giới thiệu sơ lượt về đơn vị thực tập và thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm
Phần cuối cùng là đưa ra nhận xét và kiến nghị Sau qua trình nghiên cứu học tập thực tế tại doanh nghiệp đưa ra nhận xét và kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp có chiến lượt phát triển công ty một cách hiệu quả nhất
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
N HỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1.1 Sự cần thiết của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Đối với bất kỳ tổ chức, công ty hay đơn vị kinh doanh nào thì kế toán luôn đóng vai trò quan trọng, nhất là trong giai đoạn thương mại hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay Bộ phận kế toán được chia làm nhiều vị trí khác nhau như: kế toán bán hàng, kế toán lương, kế toán tổng hợp, kế toán sản xuất, kế toán kho, kế toán bán hàng có vai trò quan trọng đối với việc duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp không chỉ cung cấp thông tin chính xác về doanh số, lợi nhuận và chi phí mà còn giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược và tài chính hợp lý nhằm phát triển doanh nghiệp
Kế toán phải tổng hợp tất cả các chứng từ có liên quan đến hoạt động bán hàng như đơn đặt hàng của khách hàng, bảng báo giá, phiếu xuất kho hàng hóa, hợp đồng bán hàng, để làm căn cứ ghi nhận thông tin vào sổ sách kế toán, phần mềm nhằm mục đích quản lý bán hàng theo đơn hàng, báo giá, hợp đồng, được dễ dàng, hiệu quả
Với sự hỗ trợ từ kế toán thực tế, doanh nghiệp sẽ hạn chế được sự thất thoát hàng hóa, phát hiện được những hàng hóa luân chuyển chậm, có biện pháp xử lý thích hợp, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn vốn
Kế hoạch bán hàng đã được xây dựng dựa trên cơ sở đảm bảo để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nếu kế hoạch bán hàng không được thực hiện đúng, đủ thì sẽ không thể nào đáp ứng được vai trò của nó Cùng với việc giám sát kế hoạch bán hàng thì kế toán bán hàng cũng giám sát kế hoạch lợi nhuận, bởi lẽ hoạt động bán hàng và lợi nhuận luôn đi cùng với nhau
Tóm lại, với các chức năng chính là thu thập, ghi chép, quản lý các số liệu, thông tin liên quan đến nghiệp vụ bán hàng của công ty, kế toán bán hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả kinh doanh một cách dễ dàng
1.1.2 Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Kế toán bán hàng có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh sát sao quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác trong quá trình tiêu thụ để xác định chính xác kết quả bán hàng
1.1.2.1Cập nhật giá bán, số lượng hàng hóa
Kế toán bán hàng là người phải thường xuyên cập nhật số lượng hàng hóa, sản phẩm mới cùng giá bán vào các phần mềm kế toán Họ cũng nhận nhiệm vụ thông báo đến các bộ phận liên quan khác nếu như giá bán có điều chỉnh
1.1.2.2 Quản lý hóa đơn, chứng từ liên quan đến nghiệp vụ bán hàng
Kiểm tra và quản lý các loại hóa đơn đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp trong kỳ bán hàng
Xuất hóa đơn bán hàng cho khách cùng bảng kê khai chi tiết sản phẩm
Theo dõi và cập nhật doanh số bán hàng hàng ngày
Nhập liệu thông tin mua bán hàng vào phần mềm kế toán, bao gồm kê khai chi tiết các hóa đơn có trong ngày
Tính toán các tỷ lệ chiết khấu cho khách hàng
1.1.2.3 Kiểm kê và cập nhật số liệu hàng hóa trong kho
Kế toán bán hàng sẽ là người phối hợp với thủ kho và kế toán kho để kiểm kê và cập nhật số lượng hàng tồn kho trên phần mềm hệ thống Bên cạnh đó, kế toán bán hàng lập báo cáo các số liệu mua bán hàng trong này vào mỗi cuối ngày
1.1.2.4 Theo dõi tình hình công nợ bán hàng
Kế toán bán hàng sẽ kết hợp cùng kế toán công nợ và kế toán doanh thu để thống kê công nợ Từ đó, họ sẽ quản lý thông tin về nợ của từng khách hàng, tham gia vào kế hoạch thu hồi công nợ
1.1.2.5 Lập báo cáo số liệu bán hàng
Kế toán bán hàng giữ nhiệm vụ lập những loại báo cáo như: báo cáo danh mục hàng bán ra, báo cáo công nợ, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính,
1.1.3 Các hình thức bán hàng và thanh toán trong doanh nghiệp
1.1.3.1 Các hình thức bán hàng trong doanh nghiệp
- Buôn bán qua kho theo hình thức vận chuyển hàng: theo các hợp đồng kinh tế đã kí trước đó, công ty xuất kho hàng hóa vận chuyển đến khách hàng Hàng hóa được xác nhận là hàng bán khi bên mua chấp nhận thanh toán hoặc đã thanh toán
-Buôn bán theo hình thức giao hàng trực tiếp: Khách hàng đến kho của doanh nghiệp để nhận hàng Doanh nghiệp xuất kho hàng hóa trực tiếp cho khách hàng cho người đại diện bên mua ký nhận đủ số lượng, đúng mặt hàng Khách hàng chấp nhận thanh toán, hàng hóa được xác định là hàng đã bán
-Là Phương thức bán hàng mà người mua hàng chính là cá nhận tiêu dùng hay các tổ chức kinh tế, tập thể mua về với mục đích tiêu dùng nội bộ
1.1.3.2 Các hình thức thanh toán
Phương thức thanh toán trực tiếp: Sau khi nhận được hàng hóa, bên mua thanh toán tiền ngay cho bên bán bằng tiền mặt, chuyển khoản, quẹt thẻ, …
Phương thức thanh toán trả chậm: Sau khi nhận được hàng hóa, bên mua chưa thanh toán tiền ngay cho bên bán Việc thanh toán trả chậm có thể thực hiện theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo điều kiện tín dụng ưu đãi theo thỏa thuận trên hợp đồng đã kí kết Trong đó, quy định thời gian thanh toán, thời gian được hưởng chiếc khấu thanh toán và tỷ lệ % chiết khấu thanh toán được hưởng.
K Ế TOÁN BÁN HÀNG
1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền kiếm được trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu kế toán chịu trách nhiệm thống kê, tổng hợp lại chứng từ bán hàng cũng như kiểm soát tình hình tài chính của doanh nghiệp đó
1.2.1.2 Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng
Theo điều 56 thông tư 133/2016/TT-BTC quy định điều kiện ghi nhận doanh thu cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua
-Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa
-Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng -Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng
Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT3/001) Hoá đơn bán hàng (Mẫu số 02GTTT3/001)
Hợp đồng cung cấp sản phẩm/dịch vụ
Một số chứng từ có liên quan khác như: Phiếu xuất kho ,hàng gửi bán đại lý (Mẫu
8 số 02-VT), Phiếu thu (Mẫu số 01-TT),Giấy báo có của ngân hàng,…
1.2.1.4 Tài khoản kế toán Tài khoản 511 dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong kỳ kế toán Bao gồm thu nhập từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc các đại lý
Kết cấu của tài khoản 511 như sau:
TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản thuế gián thu phải nộp
- Các khoản chiết khấu, chiết khấu thương mại và lợi nhuận bán hàng
- Kết chuyển lãi hoạt động kinh doanh trong kỳ để hạch toán xác định kết quả của hoạt động kinh doanh
-Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, có 4 tài khoản cấp 2: Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng hàng hóa được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh hàng hóa, vật tư, lương thực, …
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm) được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, …
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu và doanh thu thuần của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã cung cấp cho khách hàng và được xác định là đã bán trong một kỳ kế toán Tài khoản này chủ yếu dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ công cộng, dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ kế toán, kiểm toán, …
Tài khoản 5118 – Doanh thu khác: Tài khoản này dùng để phản ánh về doanh thu nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư, các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước…
1.2.1.5 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Doanh thu hàng hóa dịch vụ đã bán hoặc cung cấp trong kỳ kế toán
Trường hợp đã tách được thuế GTGT, thuế gián thu khác (thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu, thuế môi trường, …) phải nộp:
Nợ TK 111, 112, 131, … Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu chưa thuế
Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp NN
Trường hợp chưa tách được các loại thuế gián thu:
Ghi nhận tổng doanh thu bao gồm thuế:
Nợ TK 111, 112, 131, … Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu cả thuế Định kỳ xác định số thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu bằng bút toán:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp NN
(2) Doanh thu bán hàng trả chậm, trả góp
Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Định kỳ, ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(3) Trường hợp trả tiền ngay cho dịch vụ cung cấp trong nhiều kỳ
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước nhiều kỳ:
Nợ các TK 111, 112 Tổng số tiền nhận trước
Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Định kỳ, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán:
Nợ TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(4) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại… khi phát sinh ghi nhận vào TK 521
Cuối kỳ, kết chuyển các khoản giảm trừ vào doanh thu:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
(5) Kết chuyển doanh thu sang tài khoản 911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản
911 để xác định kết quả sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại
+ Chiết khấu thương mại : Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niên yết cho khách hàng, khi khách hàng mua hàng hóa với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán : Là khoản giảm trừ cho khách hàng, vì lí do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, …
+ Hàng bán bị trả lại : Là giá trị khối lượng hàng đã bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán, vì lí do hàng kém chất lượng, sai quy cách, chủng loại
Hoá đơn giá trị gia tăng (Mẫu số 01GTKT3/001)
Hoá đơn bán hàng (Mẫu số 02GTTT3/001)
Các chứng từ liên quan khác: Phiếu chi (Mẫu số 02 – TT), Biên bản chiết khấu cho khách hàng
Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu được sử dụng để phản ánh toàn bộ số tiền khấu trừ cho người mua sắm dưới dạng khấu trừ từ doanh thu hoạt động
Kết cấu của tài khoản 521 như sau:
TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
-Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận - kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương
11 thanh toán cho khách hàng
-Số giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng
-Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán mại, giảm giá hàng bán, doanh thu của hàng bán bị trả lại sang tài khoản 511 (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo
Tk 521 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 521 có 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 5211 - Chiết khấu thương mại: Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại cho người mua do khách hàng mua hàng với khối lượng lớn nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ;
+ TK 5212 - Hàng bán bị trả lại : Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị người mua trả lại trong kỳ;
+ TK 5213 - Giảm giá hàng bán : Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán cho người mua do sản phẩm hàng hóa dịch vụ cung cấp kém quy cách nhưng chưa được phản ánh trên hóa đơn khi bán sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong kỳ
1.2.2.4 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Trường hợp kê thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 5211/5213 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu/không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Nợ 5211/5213 - Các khoản giảm trừ doanh thu
(2) Các khoản hàng bán bị trả lại
Trường hợp kê thuê GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ 5212 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Trường hợp kê thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu/không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:
Nợ 5212 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Kế toán phản ánh giá vốn hàng bán bị trả lại:
Trường hợp phương pháp kiểm kê hàng tồn kho định kỳ:
Nợ 611/631: Mua hàng /Giá thành sản xuất
Có 632: Giá vốn hàng bán
Trường hợp phương pháp kiểm kê hàng tồn kho kê khai thường xuyên:
Nợ 154/155/156: Chi phí sản xuất, KD dở dang/thành phẩm/hàng hóa
Có 632: Giá vốn hàng bán
(3) Kết chuyển cuối kỳ kế toán Các khoản giảm trừ doanh thu không có số dư cuối kỳ, nên cuối kỳ sẽ được kết chuyển toàn bộ sang “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Tài khoản 511” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo
Nợ 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán
K Ế TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
Kế toán doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu nhập khi mà doanh nghiệp nhận được từ các hoạt động tài chính, bao gồm: Tiền lãi từ cho vay, đầu tư, ủy thác đầu tư, cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp mà doanh nghiệp nắm giữ cổ phần, phần vốn góp
Phiếu thu (Mẫu số 01-TT) Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/001) Hóa đơn bán hàng (Mẫu số 02GTTT03/001)
TK 515- Doanh thu hoạt động tài chính dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lơi nhuận được chia và doanh thu từ các hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản 515 như sau:
TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính
-Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có)
- Kết chuyển doanh thu hoạt đông tài chính thuần sang tài khoản 911- “Xác định kết quả kinh doanh”
-Các khoản doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính không có sô dư cuối kỳ
TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính không có tài khoản cấp 2
1.3.4 Phương Pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Khi nhận được thông báo về quyền nhận cổ tức, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(2) Trường hợp nếu cổ tức, lợi nhuận được chia bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (Tổng số lợi nhuận, cổ tức thu được)
Có TK 121, 221, 222, 228 – Phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Định kỳ, khi có bằng chứng chắc chắn thu được khoản lãi cho vay (lãi trái phiếu), lãi tiền gửi, lãi trả chậm, trả góp:
Nợ TK 111, 112, 138 – Lãi cho vay định kỳ nhận được
Nợ TK 121, 128 – Nếu lãi cho vay định kỳ được nhập gốc
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Khi nhượng bán hoặc thu hồi các khoản đầu tư tài chính
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Kế toán bán ngoại tệ:
Nợ TK 111 (1111), 112 (1121) – Tỷ giá thực tế bán
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 111 (1112), 112 (1122) – Tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(5) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, chi trả các khoản chi phí bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán các TK
Nợ TK 152, 153, 156, 211, 213… – Tỷ giá giao dịch thực tế
Nợ TK 133 (nếu có) – Tỷ giá giao dịch thực tế
Có TK 111 (1112), 112 (1122) – Tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(6) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111,
112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các tài khoản nợ phải trả:
Nợ TK 331, 341… – Tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 111 (1112), 112 (1122) – Tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(7) Khi thu tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của các tài khoản phải thu:
Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) – Tỷ giá giao dịch thực tế
Có TK 131, 136, 138… – Tỷ giá trên sổ kế toán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(8) Khi bán sản phẩm, hàng hoá theo phương thức trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi vào tài khoản 3387
“Doanh thu chưa thực hiện”:
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp Định kỳ, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(9) Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(10) Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, kế toán kết chuyển toàn bộ khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại:
Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
(11) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
K Ế TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH
17 là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo nên từ những hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: cho vay, đi vay vốn, đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, giao dịch mua chứng khoán, lỗ tỷ giá bán ngoại tệ, Thông qua đây có thể đánh giá được tình hình kinh doanh, góp phần rà soát, đánh giá lại hoạt động phân bổ tài chính
Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/001) Phiếu chi (Mẫu số 02-TT)
1.4.3 Tài khoản kế toán Tài khoản 635-Chi phí tài chính phản ánh một phần hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua tình hình tăng giảm, công ty có thể kiểm soát chặt chẽ hơn, từ đó tránh được tình trạng biển thủ, thất thoát, tham nhũng,
Kết cấu của tài khoản 635 như sau:
Tài khoản 635 – Chi phí tài Chính
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính
+ Chiết khấu thanh toán cho người mua
+ Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư
+ Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
+ Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
+ Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác
Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác + Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính
+ Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ
1.4.4 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
Nợ TK 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
(2) Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động tài chính khác ngoài hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi:
Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác
(3) Kế toán chi phí đi vay:
Trường hợp đơn vị phải thanh toán định kỳ tiền lãi vay cho bên cho vay:
Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác
Trường hợp đơn vị trả trước lãi tiền vay cho bên cho vay:
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước
Có các TK 111, 112… Định kỳ, khi phân bổ lãi tiền vay theo số phải trả từng kỳ vào chi phí tài chính:
Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác
Có TK 242 – Chi phí trả trước
Trường hợp vay trả lãi sau: Định kỳ, khi tính lãi tiền vay phải trả trong kỳ, nếu được tính vào chi phí tài chính khác:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 335 – Chi phí phải trả
Hết thời hạn vay, khi đơn vị trả gốc vay và lãi tiền vay:
Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (gốc vay còn phải trả)
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả (lãi tiền vay của các kỳ trước)
Nợ TK 6358 – Chi phí tài chính khác (lãi tiền vay của kỳ đáo hạn)
(3) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí hoạt động đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong kỳ vào bên Nợ TK 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để xác định thu nhập đầu tư từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG Việt Nam:
Nợ TK 5151 – Thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
Có TK 6351 – Chi phí hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
(4) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 – Xác định kết quả hoạt động:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả hoạt động
Có TK 6358 – Chi phí tài chính khác.
K Ế TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
Chi phí bán hàng là các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển Nói một cách khác là một loại chi phí dùng để xây dựng quy trình bán hàng sao cho hiệu quả
- Bảng kê thanh toán tạm ứng, các chứng từ khác có liên quan,…
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng được được xem là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đây sẽ là một khoản mục góp phần lớn trong việc đề ra định hướng để phát triển và cải thiện hiệu quả sản xuất cũng như bán hàng của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản 641 như sau:
Tài khoản 641- Chi phí bán hàng
Chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình bán hàng
Các khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trong kỳ
Kết chuyển chi phí bán hàng vào tàikhoản “xác định kết quả kinh doanh” để có kết quả kinh doanh trong kỳ
Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6411 – chi phí nhân viên : bao gồm: các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, …
Tài khoản 6412 – chi phí vật liệu, bao bì : bao gồm chi phí vật liệu, bao bì sản xuất dùng cho việc bảo quản sản phẩm, chi phí vật liệu đóng gói sản phẩm, … dùng cho bộ phận bán hàng
Tài khoản 6413 – chi phí đồ dùng, dụng cụ : phản ánh chi phí về công cụ, đồ dùng phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm
Tài khoản 6414 – chi phí khấu hao : phản ánh chi phí khấu hao ở việc bảo quản và bán hàng
Tài khoản 6415 – chi phí bảo hành: phản ánh chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (không bao gồm chi phí sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp)
Tài khoản 6417 – chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh các chi phí mua ngoài phục vụ cho bán hàng như sửa chữa, phục vụ cho khâu bán hàng; tiền thuê kho, …
Tài khoản 6418 – chi phí bằng tiền khác : chi phí phát sinh trong khâu bán hàng như chi phí tiếp khách khi bán hàng chi phí giới thiệu sản phẩm…
1.5.4 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh
(1) Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trích bảo hiểm:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
(2) Giá trị dụng cụ, vật liệu, hàng hóa phục vụ cho việc bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 152, 153, 242 (giá vốn CCDC, vật liệu mạng sử dụng)
(3) Trích TSCĐ khấu hao phục vụ bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 214: Hao mòn TSCĐ
(4) Chi phí điện, nước phục vụ cho bộ phận bán hàng:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Tiền thuế GTGT
Có TK 111, 112, 141, 331…: Tổng tiền thanh toán
(5) Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý:
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
(6) Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí bán hàng:
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
(7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng.
K Ế TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, phục vụ, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể bao gồm các yếu tố là chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, chi ph c ng cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bộ phận quản lý doanh nghiệp và các chi phí bằng tiền khác, thuế, phí , …
Hóa đơn mua hàng phục vụ cho bộ phận quản lý Bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên quản lý Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Phiếu chi cho bộ phận quản lý doanh nghiệp
Tài khoản 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp được coi là toàn bộ ngân sách, chi phí mà doanh nghiệp đầu tư vào quá trình vận hành và quản lý kinh doanh, sản xuất, hành chính và một số khoản khác có tính chất chung của toàn doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản 642 như sau:
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
-Các chi phí quản lý thực tế phát sinh trong kỳ;
-Số dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng nợ phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số
-Các khoản làm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;
-Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng nợ phải trả (chênh lệch giữa số dự
22 dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết) phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
-Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp không có số dư cuối kỳ
Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:
Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ nhân viên quản lý doanh nghiệp, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn…
Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý: Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như văn phòng phẩm…
Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng: Phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý
Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp như: Nhà cửa làm việc của các phòng ban, vật kiến trúc, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng…
Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: thuế môn bài, tiền thuê đất… và các khoản phí, lệ phí khác
Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng: Phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp; các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế …
Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp, ngoài các chi phí đã kể trên, như: Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác phí, tàu xe, khoản chi cho lao động nữ…
1.6.4 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho các nhân viên thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các khoản hỗ trợ khác
Nợ TK 6421- Chi phí nhân viên quản lý
(2) Giá trị vật liệu xuất dùng hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 6422 - Giá trị vật liệu xuất kho dùng/giá mua chưa thuế
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT, nếu được khấu trừ
Có TK 152 - Giá vật liệu xuất kho
Có TK 111, 112, 242, 331 Tổng giá trị thanh toán
(3) Giá trị CCDC xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 6423 - Giá trị CCDC xuất kho dùng/giá mua chưa thuế
Có TK 153 - Giá trị CCDC xuất kho
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá trị thanh toán
(4) Trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho bộ phận quản lý của doanh nghiệp
Nợ TK 6424 – Chi phí quản lí doanh nghiệp
Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định
(5) Thuế, phí và lệ phí phải nộp nhà nước
Nợ TK 6425- Thuế, phí và lệ phí
(6) Dự phòng các khoản phải thu khó đòi; dự phòng phải trả về chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp, cần lập cho hợp đồng có rủi ro lớn và dự phòng phải trả khác
Trích lập dự phòng bổ sung:
Nợ TK 6426 – Chi phí dự phòng
Có TK 2293, 352 – Dự phòng phải thu khó đòi/Dự phòng phải trả
Nợ TK 2293, 352 - Dự phòng phải thu khó đòi/Dự phòng phải trả
Có TK 6426- Chi phí dự phòng
(7) Các chi phí dịch vụ mua ngoài như: tiền điện thoại, tiền thuê văn phòng, tiền điện, tiền nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ
Nợ TK 6427 - Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT, nếu được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 335 Tổng giá trị thanh toán
(8) Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho bộ phận quản lý
Trường hợp có trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
Nợ TK 642- Chi phí dự phòng
Có TK 335 (nếu việc sửa chữa đã được thực hiện trong kỳ nhưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn)
Có TK 352 (nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải được bảo dưỡng, duy tu định kỳ)
Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh:
Nợ TK 335, 352 - Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133 -Thuế GTGT, nếu được khấu trừ
Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính vào chi phí phần chi phí sửa chữa lớn đã phát sinh:
Nợ TK 642- Chi phí dự phòng
Có TK 242- Chi phí trả trước
(9) Các chi phí khác chi bằng tiền Các chi phí khác, bao gồm: hội nghị, tiếp khách, chi cho nhân viên, nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí quản lý khác:
Nợ TK 6428 - Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT, nếu được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 Tổng giá trị
(10) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 642 -Thuế GTGT không được khấu trừ
Có TK 1331, 1332 thuế GTGT không được khấu trừ
(11) Đối với sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ sử dụng cho bộ phận quản lý
Nợ TK 642- Giá xuất kho để sử dụng
Có TK 155, 156 - Giá xuất kho để sử dụng
Nợ TK 1331 -Thuế GTGT được khấu trừ nếu phải kê khai
Có TK 3331 -Thuế GTGT được khấu trừ nếu phải kê khai
(11) Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp khi phát sinh
Có TK 642 – Chi phí quản lí chung của doanh nghiệp
(12) Phân bổ khoản lợi thế kinh doanh phát sinh từ việc cổ phần hóa
Nợ TK 642- Chi phí quản lí chung của doanh nghiệp
Có TK 242- Chi phí trả trước
Lợi thế kinh doanh phát sinh được phân bổ dần tối đa không quá 3 năm
(14) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ
Nợ TK 911- Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642- Chi phí quản lí chung của doanh nghiệp
K Ế TOÁN CHI PHÍ KHÁC
Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán; các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng; bị phạt khi truy nộp thuế; các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; các khoản chi phí khác
- Các biên bản do đơn vị vi phạm hợp đồng
- Hóa đơn tài chính Các chứng từ khác
Tài khoản 811- Chi phí khác phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản 811 như sau
Tài khoản 811- Chi phí khác
Các khoản chi phí khác phát sinh Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh“
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ
1.7.4 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
(1) Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
(2) Ghi giảm TSCĐ dùng cho sản xuất kinh doanh đã nhượng bán, thanh lý
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 213 – TSCĐ vô hình
(3) Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
(4) Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ
Có TK 811 – Chi phí khác
(5) Hạch toán nghiệp vụ phá dỡ TSCĐ
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 213 – TSCĐ vô hình
(6) Trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp
Trừ trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần) nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có các TK liên quan
(7) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 811 – Chi phí khác.
K Ế TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.8.1 Phương pháp xác định kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định, số lãi hoặc lỗ trong một kỳ kế toán do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm 3 kết quả đó là: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động khác : Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác
Tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh là việc xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác trong một kỳ kế toán năm của doanh nghiệp
Kết cấu của tài khoản 911 như sau:
Tài khoản 911- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Ghi nhận trị giá vốn của sản phẩm, bất động sản đầu tư, hàng hóa và dịch vụ đã bán
- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi phí khác
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng
Ghi nhận doanh thu thuần về số sản phẩm, bất động sản đầu tư, hàng hóa và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu từ hoạt động tài chính và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thu nhập khác
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ
1.8.3 Phương pháp ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh
Hình 1.1 Sơ đồ quy trình hạch toán xác định kết quả kinh doanh
(1) Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
(2) Xác định các khoản thuế làm giảm doanh thu để xác định doanh thu thuần
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
(3) Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
(4) Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
(5) Kết chuyển giá vốn hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán
(6) Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 811 – Chi phí khác
(7) Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 641 – Chi phí bán hàng
(8) Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
(9) Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ > số phát sinh Có thì số chênh lệch:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Nếu TK 821 có số phát sinh Nợ < số phát sinh Có thì số chênh lệch:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế TNDN
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
(10) Xác định kết quả kinh doanh
Nếu có lãi, kế toán kết chuyển lãi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nếu lỗ, kế toán kết chuyển lỗ:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
1.8.4 Báo cáo xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tình hình kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán
Nội dung báo cáo bao gồm hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Từ đó, các nhà đầu tư sẽ nắm được tình hình kinh doanh của công ty cũng như tình hình thuế và bảo hiểm
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cũng rất quan trọng Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu không chỉ với doanh nghiệp mà còn với những bên có liên quan Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả Và điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút số vốn lớn từ các nhà đầu tư
Bản chất của báo cáo hoạt động kinh doanh nhằm phản ánh tình hình và kết quả
30 kinh doanh theo từng thời kì kế toán Bản báo cáo này được sử dụng như một bản hướng dẫn cho doanh nghiệp để định hướng chiến lược phát triển trong tương lai
Số liệu để lập báo cáo: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kì trước và sổ kế toán trong kỳ, báo cáo lưu chyển tiền tệ
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
K HÁI QUÁT CHUNG VỀ C ÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN V ÂN H ỒNG T HẮM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÂN HỒNG THẮM
Mã số thuế: 3700385953 Địa chỉ trụ sở chính: Số 05/E, Đường DT742, Khu phố Phú Trung, Phường Phú Chánh, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0908911262 Email: yenhongtham@gmail.com Đại diện pháp luật: Nguyễn Văn Hậu - Chủ tịch công ty kiêm giám đốc Ngày thành lập: 27-03-2001
Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước
Giấy phép kinh doanh: 3700385953 Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng Quy mô kinh doanh:
Nhân sự: 28 Người Ngành nghề hoạt động chính: Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan
Chi tiết: Bán buôn xăng, dầu, nhớt, mỡ bôi trơn các loại Ngoài ra công ty trách nhiệm hữu hạn Vân Hồng Thắm còn cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ
CÔNG TY TNHH VÂN HỒNG THẮM là một công ty nổi tiếng tại Bình Dương, Việt Nam, được thành lập vào năm 2001 Hoạt động trong lĩnh vực bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan Ngoài ra, công ty còn cung cấp buôn bán các loại xăng, dầu, nhớt, mỡ bôi trơn Tuy nhiên, Công ty không lập trạm xăng dầu tại địa điểm trụ sở chính
Bằng những nỗ lực không ngừng, nhờ đó Công ty Vân Hồng Thắm đã giúp đỡ rất nhiều khách hàng trong nhiều năm qua Chất lượng của dịch vụ công ty cũng được đánh giá cao bởi mọi người và đã xây dựng uy tín về thương hiệu
Với trụ sở vững chắc, nguồn lực đủ mạnh và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, Công ty Vân Hồng Thắm luôn đem đến những sản phẩm tốt nhất, dịch vụ chu đáo nhất và giải pháp tốt nhất cho khách hàng
2.1.2 Bộ máy tổ chức công ty
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:
Chủ tịch công ty (kiêm giám đốc): Là người sở hữu và có quyền điều hành cao nhất tại công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo điều lệ của công ty
+ Tuyển dụng, đánh giá, bồi dưỡng, quản lý nhân tài
+ Xây dựng hệ thống quản trị chuyện nghiệp: hệ thống quản trị khoa học, liên thông chặt chẽ giữa mọi phòng ban
+ Ủy thác, ủy quyền xử lý công việc:
+Giám sát, điều khiển hoạt động sản xuất, kinh doanh
Phó giám đôc: Người có quyền điều hành cao thứ hai sau giám đốc công ty, có nhiệm vụ phối hợp và hỗ trợ giám đốc trong việc đưa ra quyết định, quy định cho các đơn vị cấp dưới
Phòng hành chính: có chức năng tham mưu, chỉ đạo công tác hành chính, văn phòng, văn thư, cơ sở vật chất nội chính, an ninh, trật tư, lễ tân, khánh tiết, phòng chống cháy nổ, quản trị mạng, hoạt dộng truyền thông, …Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
Phòng hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh
Phòng kế toán: Đúng đầu là kế toán trưởng, bộ phận kế toán chịu trách nhiệm về các hoạt động thu chi, điều hành các hoạt động tài chính của công ty như lập báo cáo tài chính, bảng lương, hóa đơn, thanh toán của khách hang, …
Phòng kinh doanh: Đây là bộ phận chịu trách nhiệm tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty Thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm; mở rộng thị trường; xây dựng mối quan hệ với các khách hàng của công ty Có thể nói đây là bộ phận quan trọng trong công tác quản lí kinh doanh của công ty
Bộ phận bán hàng: Là bộ phận trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu của khách hàng và tìm cách thu hút khách hàng mua sản phẩm
+ Bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, hợp lí giúp doanh nghiệp dễ dàng dưa ra công tác quản lí và tối ưu phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty
+ Giúp tiết kiệm chi phí quản lí doanh nghiệp + Nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm với công việc
+ Quy mô nhỏ tạo một môi trường làm việc lành mạnh, thoãi mái, hòa đồng và không có nhiều áp lực trong công việc
+ Bộ máy quản lí còn yếu nên rất khó trách xảy ra tình trạng sai sót trong công tác quản lí
+ Nhiều bộ phận còn kiêm luôn các công việc khác có thể gây ra cản trở hiệu suát làm việc ảnh hưởng đến kết quả hoạt dộng
Bảng 1.1 Bảng thể hiện tình hình nhân sự của công ty theo trình độ trong giai đoạn 2020-2022
Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) Đại học 18 64.3
(Nguồn: Phòng hành chính của công ty)
Biểu đồ 1.1 Tình hình nhân sự của công ty theo trình độ trong giai đoạn 2020-2022
Trong cơ cấu lao động, bộ phận bán hàng chiếm số lượng lớn, đội ngũ nhân viên viên văn phòng lại khá gọn nhẹ, điều này làm tăng khả năng kinh doanh của doanh nghiệp và giảm chi phí quản lí Tuy nhiên việc này cũng gây áp lực cho nhân viên văn phòng về khối lượng công việc Đặc biệt là đội ngũ nhân viên kế toán vào cuối kỳ báo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm
Về chất lượng đội ngũ nhân viên:
+ Về độ tuổi: Các nhân viên có độ tuổi trung bình từ 24-30 tuổi, độ tuổi trẻ có thể vừa làm, vừa học hỏi, năng động, chăm chỉ, có quyết tâm trong công việc, có chí cầu tiến, cống hiến cho công ty hết mình và lâu dài Bên cạnh đó cũng có những nhân viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm
+ Về trình độ: Đội ngũ nhân viên văn phòng đều có trình độ văn hóa cao, trình độ cao đẳng trở lên, có chuyên môn nghiệp vụ tốt Bộ phận bán hàng có kinh nghiện lâu năm và tâm huyết
T HỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI C ÔNG TY
2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng
2.2.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
Nguồn doanh thu chính của công ty từ việc bán xăng, dầu, nhớt Doannh thu được xác định dựa trên các khoản đã thu từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ vận chuyển xăng, dầu
Doanh thu được ghi nhận khi Công ty hoàn thành việc giao hàng, khách hàng đã nhận hàng và chấp nhận thanh toán
Chứng từ và sổ sách sử dụng Để ghi nhận doanh thu bán hàng kế toán dựa vào các chứng từ cơ bản sau:
- Hóa đơn GTGT điện tử (kí hiệu 1C23THT)
- Phiếu thu, giấy báo có, phiếu thanh toán
Doanh thu được hạch toán bằng tài khoản 511 Khi bán sản phẩm, hàng hóa, kế toán ghi nhận:
Nợ 111,112… – Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
Có 5111- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa thuế)
Có 33311- Thuế GTGT phải nộp
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.Ngày 01 tháng 01 năm 2023, Công ty thực hiện xuất 10,2 lít Xăng 95, đơn giá 20.136,4đ/ lít cho CÔNG TY TNHH CHENG ZHAN VIỆT NAM Tổng trị giá thanh toán chưa thuế là 205.391đ, thuế GTGT 10% là 20.539đ Đã thanh toán bằng tiền mặt (theo HĐ số 74, phụ lục 3)
Có 3331 20.539đ 2.Ngày 31 tháng 05 năm 2023 Công ty thực hiện xuất 1 Phuy Nhớt Castrol CRB Turbomax 50-209L, đơn giá 16.818.182đ /1 phuy, cho CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH VICO TẠI BÌNH DƯƠNG Tổng trị giá thanh toán chưa thuế là 16.818.182đ, thuế GTGT 10% là 1.681.818 đ Đã thanh toán bằng tiền mặt (theo HĐ số 3529, phụ lục 4)
Có 3331 1.681.818 3.Ngày 05 tháng 06 năm 2023, Công ty thưc hiện xuất 200 lít Dầu Do, đơn giá 16.309,0909 đ/1 lít bán cho công ty TNHH HOCK HIN (VN) FOODSTUFFS MANUFACTURING.Tổng trị giá thanh toán chưa thuế là 3.216.818 đ, thuế GTGT 10% là 326.182 Đã thanh toán bằng tiền mặt (theo HĐ số 3622, phụ lục 5)
Có 3331 326.182 4.Ngày 20 tháng 11 năm 2023, Công ty thực hiện xuất 1000 lít Dầu Do, đơn giá 18.981,8181 đ/1 lít và 8,499788 lít Xăng 95, đơn giá 21.390,909 đ/ lít bán cho Công ty TNHH NTPM (VIỆT NAM) Tổng trị giá thanh toán chưa thuế là 19.163.636 đ, thuế GTGT 10% là 1.916.364 Tổng giá trị đơn hàng là 21.080.000 Khách hàng đã thanh toán bằng hình thức chuyển khoản (theo HĐ số 7446, phụ lục 6)
2.2.1.2 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh tại công ty chủ yếu là tiền lãi ngân hàng
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ sử dụng để ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính:
- Bảng sao kê ngân hàng
Doanh thu hoạt động tài chính được hạch toán bằng tài khoản 515 Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính kế toán ghi:
Có 515- Doanh thu hoạt động tài chính
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1 Ngày 25 tháng 01 năm 2023, thu lãi tiền gửi tiết kiệm bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 258.500đ
2 Ngày 27 tháng 01 năm 2023, thu lãi tiền gửi tiết kiệm bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 6.922 đ
2 Ngày 31 tháng 01 năm 2023, thu lãi tiền gửi tiết kiệm bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 39.700 đ
4 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu tài chính sang TK 911
2.2.1.3 Kế toán thu nhập khác
Hiện tại năm 2023 công ty chưa xuất hiện thu nhập khác
2.2.1.4 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Phiếu đề nghị, hóa đơn và các chứng từ có liên quan
Kế toán sử dụng TK 521 để hach toán
Nợ 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong năm 2023 Công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu
2.2.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
Phương pháp tính giá xuất kho của công ty: Phương pháp bình quân gia quyền theo tháng
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Sổ chi tiết tài khoản 632
Kế toán sử dụng TK 632 đề hạch toán:
Nợ 632- Giá vốn hàng bán
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1 Ngày 04 tháng 01 năm 2023 Công ty thực hiện xuất kho 10,20 lít Xăng Ron 95, đơn giá 19.869đ/ lít cho CTY TNHH CHENG ZHAN VIỆT NAM Tổng giá trị hàng hóa 202.662 đ (theo PXK 74, phụ lục 7)
2 Ngày 16 tháng 05 năm 2023 Công ty thực hiện xuất kho 48 lít Xăng Ron 95, đơn giá 19.634đ/ lít cho CTY TNHH SEWHA VINA Tổng giá trị hàng hóa 942.420đ (theo PXK số 3100, phụ lục 8)
3 Ngày 20 tháng 11 năm 2023 Công ty thực hiện xuất 1000 lít Dầu Do 0.05%S đơn giá 18.505đ/ lít và 8,5 lít Xăng Ron 95 đơn giá 20.919đ / lít Tổng giá trị hàng hóa 18.683.289đ (theo PXK số 7446, phụ lục 9)
2.2.2.2 Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lí của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí điện sinh hoạt
- Chi phí thuê dịch vụ
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ sử dụng để hạch toán bao gồm:
- Các hóa đơn đầu vào
- Biên lai, chứng từ ngân hàng…
TK 6422 - chi phí quản lí doanh nghiệp
Khi hạch toán kế toán ghi:
Nợ 6422 – Chi phí quản lí doanh nghiệp
Có 111,112 – Tiền Mặt, tiền gửi ngân hàng
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1.Ngày 10 tháng 06 năm 2023, Ngân hàng VIETCOMBANK thu phí SMS tháng 05 năm 2023, Phí dịch vụ là 55.000 Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản
2 Ngày 10 tháng 06 năm 2023, Ngân hàng VIETCOMBANK thu phí SMS thay đổi số dư T5/2023, Phí dịch vụ là 20.000 Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản
3 Ngày 12 tháng 06 năm 2023, ngân hàng VIETCOMBANK Trừ phí chuyển tiền, tổng phí dịch vụ là 11.000đ
4 Ngày 13 tháng 06 năm 2023, ngân hàng VIETCOMBANK thu phí chuyển tiền, tổng
56 phí dịch vụ là 22.000đ Thanh toán chuyển khoản
5 Ngày 30 tháng 06 năm 2023, Công ty trả chi phí thuê địa điểm kinh doanh T6/2023 Công ty đã thanh toán bằng chuyển khoản
6 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu tài chính sang TK 911
2.2.2.3 Kế toán chi phí tài chính
Nhằm đáp ứng thị trường Cung – Cầu ngày càng tăng Vì vậy công ty cần huy động vốn cho hoạt động kinh doanh Khoản lãi vay ngân hàng được trả định kỳ vào mỗi
57 tháng Đây là chi phí tài chính chủ yếu của công ty
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Bảng tính lãi của ngân hàng
TK 635 – Chi phí tài chính
Khi có phát sinh chi phí tài chính kế toán ghi nhận:
Nợ 635 – Chi phí tài chính
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1 Ngày 27 tháng 01 năm 2023 ngân hàng thu lãi vay TK 1033505056 số tiền 14.027.397 đ theo CTNH062/01
2 Ngày 27 tháng 01 năm 2023 ngân hàng thu lãi vay TK 1034481788 số tiền 2.191.781đ theo CTNH063/01
3 Ngày 27 tháng 01 năm 2023 ngân hàng thu lãi vay TK 1033678918 số tiền 14.027.397đ theo CTNH064/01
4 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí tài chính sang TK 911
2.2.2.4 Kế toán chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của doanh nghiệp bao gồm: Tiền vận chuyển xăng dầu, Chi phí lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định…
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ sử dụng: hóa đơn GTGT (hóa đơn đầu ra)
Tài khoản 6421 – Chi phí bán hàng
Khi xuất hiện Chi phí bán hàng kế toán ghi nhận:
Nợ 6421 – Chi phí bán hàng
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1 Ngày 27 tháng 01 năm 2023, Công ty thanh toán tiền vận chuyển xăng dầu theo PKT029/01 Tổng trị giá thanh toán 2.509.091đ
2 Ngày 30 tháng 01 năm 2023 Công ty thanh toán tiền vận chuyển xăng dầu theo PKT030/01 Tổng trị giá thanh toán 2.072.727 đ
3 Ngày 31 tháng 1 năm 2023 Công ty thanh toán chi phí lương cho nhân viên bán hàng T1/
4 Ngày 31 tháng 01 năm 2023 Công ty tính khấu hao trụ bơm xăng điện tử (01 trụ bơm đôi,
01 trụ bơm đơn) Tổng khấu hao là 694.444đ
5 Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911
2.2.2.5 Kế toán chi phí khác
Chi phí khác là khoản chi phí ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của công ty Có thể là các khoản chi phí như: tiền phạt do vi phạm hợp động kinh tế, bị phạt do nộp trễ thuế…
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Biên bản vi phạm hợp đồng, giấy phạt… và các chứng từ, sổ sách liên quan
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trong thời gian này Công ty không phát sinh chi phí khác
2.2.2.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Công ty thực hiện quyết toán và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Chứng từ và sổ sách sử dụng
Chứng từ sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tờ khai thuế TNDN tạm tính
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
- Sổ cái TK 821 và các TK liên quan khác
TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Nghiệp vụ chỉ phát sinh vào cuối năm, không phát sinh trong thời điểm này
2.2.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả tài chính cuối cùng được xác định của công ty Được xác định theo quý và cuối năm tài chính
Doanh thu thuần =Doanh thu – Doanh thu các khoản giảm trừ
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn
Kết quả bán hàng = Lợi nhận gộp – chi phí quản lí quản lí doanh nghiệp – Chi phí bán hàng
Chứng từ và sổ sách sử dụng
- Báo cáo tài chính của Công ty Vân Hồng Thắm năm 2022 (Phụ lục 1)
TK 911- Xác định kết quả kinh doanh Để tiến hàng xác định kết quả kinh doanh kế toán ghi nhận:
Nợ 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Nợ 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có 632 – Giá vốn hàng bán
Có 635 – Chi phí lãi vay
Có 6422 – Chi phí quản lí doanh nghiệp
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1 Kết chuyển doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ:
2 Kết chuyển doanh thu tài chính phát sinh trong kỳ:
3 Kết chuyển giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ:
4 Kết chuyển chi phí tài chính phát sinh trong kỳ:
5 Kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ:
6 Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ:
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
N HẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ
Công ty TNHH Vân Hồng Thắm đã thành lập hơn 22 năm, đã có được những định hướng vững chắc và phát triển với bề dầy kinh nghiệm bán xăng, dầu Đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng
Kinh nghiệm thực tế em còn nhiều hạn chế, giữa lý thuyết và thực tế cũng có sự khác biệt nhất định, dựa vào bản thân em sau thời gian học tập thực tiễn em mạnh dạng đưa ra một vài nhận xét như sau:
Tổng quan về công ty:
Công ty luôn không ngừng phát triển và đẩy mạnh công tác quản lí một cách hoàn thiện nhất
Luôn kiểm tra cơ sở vật chất, trang bị đồ bảo hộ PCCC, … đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài
Luôn động viên nhân viên, khen thưởng, quà, … vào mỗi dịp lễ, tết để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên
Luôn đặt khách hàng lên đầu, phục vụ tận tình nên được hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ khác nhau
Công ty luôn luôn tránh việc chậm trễ trong công tác thanh toán, nộp thuế, ngân
Về tổ chức công tác kế toán:
+ Công ty đã xây dựng được bộ máy kế toán riêng biệt, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát, ghi nhận kịp thời đối với các hoạt động phát sinh tại công ty
+ Bộ máy kế toán gồm 4 người tổ chức theo mô hình tập trung có sự phân phối chặt chẽ, xuyên suốt
+ Bộ máy tổ chức đơn giản, gọn nhẹ giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra công tác quản lí và tối ưu phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty
+ Giúp tiết kiệm chi phí quản lí doanh nghiệp
Về số sách, chứng từ:
+ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều lập đầy đủ chứng từ và đảm bảo phù hợp, tuân thủ chế độ kế toán hiện hành Công tác lưu trữ chứng từ đảm bảo tính khoa học, cẩn thận thuận tiện cho việc kiểm tra, bảo quản chứng từ tránh bị thất lạc
+ Các sổ cái, sổ chi tiết, đều được phần mềm quản lí một cách bảo mật
+ Việc luân chuyển chứng từ đúng trình tự và có biên bản giao nhận chứng từ
Về đội ngũ nhân viên:
+ Nhân viên đội ngũ văn phòng có trình độ chuyên môn cao, tinh thần trách nhiệm với công việc, luôn chủ động, tự giác trong mọi tình huống Đề cao tính trung thực trong công việc
+ Nhân viên bộ phận bán hàng chăm chỉ, cần cù, độ tuổi trẻ vừa học, vừa làm cống hiến lâu dài cho công ty
Về môi trường làm việc:
+ Không gian làm việc thoáng mát, không khí trong lành vì được bố trí nhiều cây xanh, có hệ thống lọc thông khí tự động Đảm bảo một môi trường xanh, sạch, đẹp + Thời gian làm việc linh động, hợp lý, thoãi mái, không tăng ca
+ Quan hệ giữa các đồng nghiệp vui vẻ, hòa đồng, hợp tác với nhau cùng giúp công ty phát triển Luôn quan tâm nhau trong cả công việc lẫn cuộc sống
Về phần mềm kế toán:
+ Tốc độ xử lý nhanh không làm chậm trễ công tác kế toán của doanh nghiệp
+ Phần mềm có độ bảo mật cao giúp doanh nghiệp không bị rò rỉ thông tin ra ngoài Hạn chế được nguy cơ bị kẻ gian lợi dụng thông tin gây bất lợi cho doanh nghiệp
+ Có độ xử lí cao nên có thể mở nhiều dữ liệu cùng một lúc
Về tài khoản kế toán:
+ Công ty áp dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT- BTC phù hợp cho
65 doanh nghiệp kiểm soát, thống kế, hạch toán, … giúp doanh nghiệp quản lí một cách dễ dàng hơn
+ Ngoài ra công ty còn tham khảo một số thông tư khác như Thông tư số 80/2021/TT- BTC để lập tờ khai quyết toán thuế TNDN (Phụ lục 2)
Về tổ chức công tác kế toán bán hàng:
+ Mọi công tác về kế toán bán hàng đều được kế toán ghi nhận một cách nhanh lẹ, kịp thời, chính xác đảm bảo theo chế độ kế toán hiện hành Các thông tin này là cơ sở quan trọng để kế toán xác định kết quả kinh doanh, từ đó đánh giá hiệu quả kinh doanh các loại hàng hóa của công ty nhằm có kế hoạch phát triển công ty một cách toàn diện
+ Công ty áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền theo tháng giúp công ty quản lí hàng hóa một cách hiệu quả và phát hiện hàng tồn (nếu có) để xử lí nhanh nhất tránh gây tổn thất cho công ty
+ Các khoản chi phí phát sinh trong công tác kế toán bán hàng được ghi chép đầy đủ, kế toán luôn thu thập đầy đủ chứng từ để hợp lí hóa các tài khoản chi phí phát sinh không mong muốn
Về công tác xác định kết quả kinh doanh:
+ Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn nộp đúng hạn, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp để doanh nghiệp định hướng được doanh thu từ đó có những kế hoạch đúng đắng hơn cho tương lai
+ Việc ghi chép dựa trên căn cứ khoa học phù hợp với chế độ kế toán
3.1.2 Mặt hạn chế: Đi đôi với những ưu điểm, những mặt tích cực nêu trên thì Công ty TNHH Vân Hồng Thắm vẫn còn tồn tại một số ít hạn chế khác nhau, những vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi
Về công tác kế toán: Bộ máy khá đơn giản, yếu nên hay xảy ra tình trạng thiếu nhân sự Nhiều bộ phận kiêm luôn các công việc khác gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc
KIẾN NGHỊ
Kế toán bán hàng là một phần quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh mà không thể thiếu của một doanh nghiệp thương mại Tuy nhiên, Công ty TNHH Vân Hồng Thắm là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn Vì thế công ty vẫn chưa có kế toán bán hàng độc lâp, vừa làm kế toán doanh thu vừa đảm nhận công việc của kế toán bán hàng nên khó tránh khỏi sai sót trong qua trình làm việc Công ty nên xem xét bố trí thêm một kế toán viên để hỗ trợ công tác bán hàng đồng thời theo dõi công tác bán hàng phản ánh được một cách chân thực nhất, tránh tình trạng thất thoát hàng hóa
Công ty nên cập nhật phần mềm lên phiên bảng mới nhất để có được hiệu quả làm việc tốt hơn, việc nâng cấp phần mềm thường xuyên có thể cập nhật được những hiệu suất làm việc tốt nhất, tránh tình trạng đơ, đứng máy…
Kế toán trưởng phải thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các kế toán viên Các kế toán viên cũng phải chủ động hợp tác với nhau kiểm tra chứng từ, sổ sách Sẽ giúp giảm thiểu việc sai sót số liệu, thất lạc sổ sách, chứng từ nhầm lẫn trong công tác kế toán
Với việc lưu trữ hồ sơ lâu dài hơn nữa công ty nên bố trí thêm tủ lưu trữ chứng từ Vì 2 tủ hồ sơ hiện tại không còn đáp ứng được số lượng hồ sơ trong vài năm tới hoặc đơn giản hóa nội dung chứng từ, giảm bớt số lượng chứng từ
67 Để tránh tình trạng áp lực trong công việc các kết toán nên đoàn kết lại, hỗ trợ trong công việc để hoàn thành công việc một cách nhanh và có hiệu quả nhất Luôn luôn tạo một môi trường làm việc vui vẻ, năng động thoãi mái nhất đặt vấn đề chung của tập thể lên trên vấn đề cá nhân
Bằng kinh nghiệm ít ỏi của mình qua khoảng thời gian thực tập, tiềm hiểu về công tác kế toán, cũng như tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm em đã phần nào nắm được mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, của công ty Từ đó giúp em hoàn thành chuyên đề nghiên cứu này, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh, chị ở bộ phận kế toán và các anh, chị ở phòng ban khác trong công ty đã dìu dắt em trong suốt quá trình thưc tập Đối với một doanh nghiệp thương mại Bộ phận kế toán bán hàng là bộ phận cốt lõi của doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển được như hiện tại công tác kế toán luôn được chú trọng, đổi mới, hoạt động của công ty phải có hiệu quả
Công ty TNHH Vân Hồng Thắm đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công tác kế toán bán hàng tại công ty vì nó góp phần xác định kết quả kinh doanh của công ty Giúp công ty kiểm soát được doanh thu, số lượng hàng hóa bán ra Thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thông qua việc đóng góp vào ngân sách nhà nước Từ dó có những kế hoạch, định hướng cho tương lai và khắc phục những hiện trạng mà công ty đang gặp phải
Năm 2021, Công ty TNHH Vân Hồng Thắm đã đạt được kết quả khả quan sau đại dịch covid-19 nhưng còn nhiều vấn đề vẫn chưa được khắc phục Hiện nay công ty đã có dự định cho những bước phát triển trong tương lai một cách hiệu quả và đạt được doanh thu cao
Trãi qua quá trình thực tập, nghiên cứu, hoàn thiện công tác bán hàng thông qua đề tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng
Thắm” Bài luận này nêu rõ những vấn đề sau: Đầu tiên, nêu lên những lý luận cơ bản về kế toán bán hàng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp làm tiền đề cho công tác xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm
Thứ hai, nêu khái quát về công ty Vân Hồng Thắm như lịch sử hình thành, bộ máy tỏ chức, số lượng nhân sự, … So sánh doanh thu của ba năm gần nhất (2020-2022), nêu rõ hơn về công tác bán hàng và các bước để xác định được kết quả kinh doanh
Thứ ba, Dựa trên thực tế tại Công ty TNHH Vân Hồng Thắm, bài luận phân tích thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiẹp đưa ra nhận xét mặt tích cực cũng như mặt tiêu cực, nguyên nhận và đưa ra những kiến nghị, góp ý khắc phục
Do đây là những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn ngắn hạn, Vì thời gian nghiên cứu và học tập còn hạn chế nên những vấn đề nêu trên còn hạn chế và khó tránh khỏi thiếu
69 sót cần bổ sung Em rất mong nhận được những góp ý, đánh giá của thầy, cô để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất Em xin chân thành cảm ơn!