I, Thông tin thân chủ: - Họ và tên: Đỗ Đức Chung - Năm sinh: 2000 - Giới tính: nam - Dân tộc: Kinh - Học vấn: 12/12 - Nghề nghiệp: đã tốt nghiệp THPT chuẩn bị đi du học nhưng do 1 số lý
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
BÁO CÁO BÀI TẬP CÁ NHÂN HỌC PHẦN: CAN THIỆP SỚM TRẺ EM
Sinh viên: Đào Quỳnh Anh
Mã sinh viên: 715905008
Khóa: 71A1 Khoa: Giáo dục đặc biệt
Hà Nội, 2023
Trang 2Vấn đề: Tìm hiểu 01 trường hợp có dấu hiệu trầm cảm và lập kế hoạch hỗ trợ gia đình nhằm
hướng dẫn cha mẹ và đưa ra hướng phối hợp khi can thiệp
I, Thông tin thân chủ:
- Họ và tên: Đỗ Đức Chung
- Năm sinh: 2000
- Giới tính: nam
- Dân tộc: Kinh
- Học vấn: 12/12
- Nghề nghiệp: đã tốt nghiệp THPT (chuẩn bị đi du học nhưng do 1 số lý do cá nhân về mặt tâm lý nên hoãn lại)
- Địa chỉ: Làng Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
II, Những lý do thăm khám:
- Thân chủ luôn cảm thấy mệt mỏi, kêu mệt mỏi thường xuyên, buồn chán, não căng thẳng liên tục, stress
- Mất hứng với những công việc yêu thích trước đây
- Không thích giao lưu nói chuyện với mọi người xung quanh (trước đây không như vậy)
- Hay cáu gắt khi không hài lòng về điều gì đó, dễ xúc động (khóc) khi có chuyện không vui
Trang 3- Không tập trung chú ý học bài và công việc được giao
- Ám ảnh sợ máu và kim tiêm
III, Mô tả vấn về thân chủ
- Thân chủ khá cởi mở khi chia sẻ vấn đề của bản thân với nhà tâm lý, cho thấy thân chủ là người dễ tiếp cận
- Thân chủ nói chuyện mạch lạc, có động cơ sẵn sàng thay đổi và có mong muốn thoát ra tình trạng hiện tại của bản thân
- Thân chủ có nhận thức rõ ràng về vấn đề của mình Điều này giúp thân chủ dễ dàng hơn khi nắm bắt các nội dung của các buổi trị liệu và yêu cầu của người trợ giúp
- Nhà tâm lý nhận thấy thân chủ có khí sắc trầm buồn và dễ xúc động khi chia sẻ vấn đề của bản thân
IV, Mô tả vấn đề:
- Thân chủ là một người dễ bị áp lực, đặc biệt là những áp lực liên quan đến việc học tập
- Khi còn học tiểu học thân chủ có học lực giỏi
- Tuy nhiên bắt đầu từ năm lớp 8, học lực của thân chủ giảm sút và thân chủ cảm thấy
khó chịu vì điều này Đến năm lớp 9 áp lực từ việc học tập khiến thân chủ thêm mệt mỏi
và rơi vào trạng thái trầm cảm
Trang 4Đi thăm khám và điều trị tâm lý
- Được bố mẹ đầu tư và quan tâm rất nhiều Tuy nhiên, thân chủ cho rằng, đó là kiểu quan tâm thái quá, nó khiến thân chủ ngột ngạt và khó chịu
- Vào lớp 10 thân chủ luôn có hành vi chống đối
+ Thường xuyên bị ghi tên vào sổ đầu bài Cha mẹ liên tục phải lên gặp giáo viên + Đi học đều nhưng thường xuyên trốn tiết Thầy cô chú ý và không có thiện cảm tốt
- Sau khoảng thời gian lớp 11, thân chủ tình trạng lại tiếp diễn thêm các biểu hiện: không muốn trò chuyện với ai, không muốn chia sẻ bất kì điều gì, không muốn đi chơi với bạn
bè và đi học về thường xuyên đóng kín cửa không chịu ra ngoài
Luôn rơi vào trạng thái trầm buồn
- Luôn có những xung đột với cha
+ Cha hay so sánh với các bạn bè cùng tuổi, đặc biệt là với con của bạn bố
+ Khi được thành tích cao trong học tập không được khen ngợi
“Chỉ có thế thôi à”
“Học cho con chứ không phải học cho bố”
+ Không được sự ghi nhận của bố mẹ dù đã rất cố gắng
+ Đỗ ĐH với điểm số khá cao nhưng bố vẫn không hài lòng
“Được bấy nhiêu thôi thì làm sao xin được học bổng”
Thân chủ cảm thấy áp lực và mình đang phải làm theo ý của người khác
Trang 5Ví dụ: Khi chuẩn bị thi đại học, bố mẹ không cho thân chủ theo đuổi ngành thân chủ yêu
thích Bố mẹ lại định hướng cho thân chủ phải theo ý bố mẹ Thân chủ cảm thấy bất lực với chính mình
- Thân chủ từng có bạn gái và đã chia tay cách đây 2 năm
Khiến thân chủ rất buồn
+ Hiện tại thì cô đã không còn buồn, day dứt nữa mà đã vượt qua được
- Theo mẹ thân chủ, việc sợ kim tiêm và máu là do ngày nhỏ mẹ đã kể cho thân chủ đã kể cho nghe về câu chuyện một cô gái giúp đỡ người bị tai nạn mà không may dính máu nhiễm HIV
Câu chuyện đã khiến thân chủ ám ảnh và luôn sợ lây nhiễm HIV khi thấy kim tiêm và máu
IV, Đánh giá sơ bộ
Trang 6Sức khỏe tâm
thần
- Các triệu chứng của trầm cảm: Căng thẳng, buồn, thiếu sinh lực, vô dụng, …
- Cơ thể và sức khỏe thể chất lúc nào cũng mệt mỏi
- Triệu chứng của ám ảnh sợ máu và kim tiêm Các mối quan hệ - Có mâu thuẫn với cha: áp lực với cha khi có những so sánh
với các bạn
- Yêu sớm, buồn bực vì bỏ người yêu và cảm giác bị người
yêu “bỏ rơi”
Các chức năng
hoạt động khác
- Vui chơi giải trí: không muốn tham gia các hoạt động vui
chơi, cũng như các hoạt động gây hứng thú trước đây Các nguy cơ bị
ảnh hưởng
- Chuẩn bị qua Pháp học tập Điều này có thể dẫn tới việc thân chủ có xáo trộn cảm xúc, có lo lắng mơ hồ Thân chủ
có thể bị shock văn hóa, có khó khăn khi phải hòa nhập với môi trường mới Đặc biệt có mối lo sợ không có đủ ngoại
ngữ tiếng Pháp để theo học, theo yêu cầu về chứng chỉ A2 Nguy cơ tự tử - Thân chủ đã từng có suy nghĩ tự tử khi còn học lớp 8 Tuy
nhiên thân chủ chưa lên kế hoạch tự sát khi suy nghĩ tự sát
ở thời điểm trước đây xuất hiện
- Hiện tại do thân chủ đã được sử dụng thuốc chống trầm cảm nên ý nghĩ về tự sát không còn
Trang 7 Kết quả chẩn đoán: trầm cảm mức độ nặng
Bảng 3: Kết quả thang đánh giá lo âu Zung (SAS)
Kết quả chẩn đoán: Không có lo âu bệnh lý Tuy nhiên điểm trắc nghiệm đạt ở ngưỡng
cao, ngấp nghé điểm lo âu ở mức độ nhẹ
Kết luận chung: Trầm cảm
Trang 8• Giảm khí sắc (qua quan sát thấy nét mặt lúc nào cũng trong trạng thái trầm buồn
• Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích ở tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hằng ngày
• Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hằng
• Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hằng ngày
• Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu như hằng ngày
V, Kế hoạch trị liệu:
- Mục tiêu đề ra:
+ Cải thiện mối quan hệ gia đình
+ Giảm các triệu chứng trầm cảm
+ Giảm các triệu chứng sợ máu và kim tiêm
- Thực hiện các phiên can thiệp bao gồm: 6 buổi
Buổi 1:
Mục tiêu phiên trị liệu
Thiết lập mối quan hệ và khai thác thông tin về vấn đề của thân chủ
Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho thân chủ
Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu
Trang 9 Trò chuyện lâm sàng
kĩ thuật thở ngực
Các hoạt động trong phiên trị liệu
- Thiết lập mối quan hệ với thân chủ
- Khai thác thông tin, xác định vấn đề
- Hỗ trợ tâm lý bước đầu cho thân chủ thông qua kĩ thuật thở ngực
Buổi 2:
Mục tiêu của phiên trị liệu
• Hỗ trợ tâm lý ban đầu cho thân chủ
• Khai thác thông tin của thân chủ và từ phụ huynh của trẻ để xác định vấn đề của thân chủ
Các kỹ thuật sử dụng trong phiên làm việc
• Kỹ thuật hỏi chuyện lâm sàng; kỹ năng thấu cảm, kỹ năng lắng nghe; kỹ năng giáo dục tâm lý
• Sử dụng test: đánh giá trầm cảm Beck; đánh giá lo âu Zung; đánh giá lo âu trầm cảm và stress Dass 21 Để hỗ trợ Đánh giá vấn đề của thân chủ
Các hoạt động trong phiên can thiệp
- Làm việc với phụ huynh
Trang 10- Làm việc với thân chủ
Buổi 3:
Mục tiêu phiên trị liệu
• Giáo dục tâm lý về trầm cảm và trị liệu tâm lý.( Mối tương quan giữa hoạt động và trầm
cảm)
Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu
• Giáo dục tâm lý
• Tham vấn tâm lý
• Thấu cảm, lắng nghe
Các hoạt động trong phiên trị liệu
- Đánh giá tâm trạng nhanh ban đầu của thân chủ
- Giáo dục tâm lý cho thân chủ về trầm cảm
- Giao bài tập về nhà và đánh giá tâm
trạng của thân chủ sau phiên làm việc
Buổi 4:
Trang 11Mục tiêu của phiên trị liệu
• Giáo dục tâm lý về trầm cản cho cha mẹ & Kĩ năng khen ngợi tích cực
• Hướng dẫn thân chủ kĩ năng giải quyết vấn đề
• Tham vấn về lo lắng của thân chủ khi thân chủ chuẩn bị phỏng vấn xin visa , hương dẫn thân chủ thư giãn khi có lo lắng ập tới
Các kỹ thuật sử dụng trong phiên trị liệu
• Kỹ năng giáo dục tâm lý
• Kỹ năng giải quyết vấn đề
Các hoạt động trong phiên trị liệu
- Giáo dục tâm lý cho cha mẹ
- Hướng dẫn thân chủ
Buổi 5:
Mục tiêu của phiên trị liệu
• Hướng dẫn thân chủ thực hiện kỹ thuật hoạt hóa hành vi (Mở đầu bằng các hoạt động giúp thân chủ khơi gợi các hoạt động gây hứng thú)
Trang 12Các kỹ thuật xử dụng trong phiên trị liệu
• Hoạt hóa hành vi; Kỹ năng đặt câu hỏi; Kỹ năng tham vấn tâm lý
Các hoạt động trong phiên trị liệu
- Kiểm tra và thảo luận cùng thân chủ về bài tập về nhà
- Giới thiệu cho thân chủ về liệu pháp kích hoạt hành vi và áp dụng liệu pháp đối với thân chủ trong phiên trị liệu
Buổi 6:
Mục tiêu của phiên trị liệu
• Tham vấn với thân chủ về sự lo lắng của thân chủ khi thân chủ chuẩn bị qua đất nước khác học tập
• Thực hiện liệu pháp Thư giãn
Các kỹ thuật xử dụng trong phiên trị liệu
• Liệu pháp thư giãn
• Tham vấn cá nhân
Các hoạt động trong phiên trị liệu
Trang 13- Kiểm tra và thảo luận về bài tập về nhà của thân chủ
- Khen ngợi và khích lệ thân chủ thực hiện các hoạt động gây hứng thú kế tiếp đã được đặt
ra trong buổi trước
- Tham vấn với thân chủ về sự lo lắng của thân chủ khi thân chủ chuẩn bị qua đất nước khác học tập
- Hướng dẫn thân chủ thực hiện bài tập thư giãn tưởng tượng
Đánh giá hiệu quả sau khi can thiệp
Qua tiến trình trị liệu cho thân chủ học viên nhận thấy rằng mình đã đạt được 2/3 mục tiêu trị liệu cho thân chủ
• Mục tiêu 1: Thiết lập mối quan hệ gắn bó an toàn giữa thân chủ và người thân trong gia đình
• Mục tiêu 2: iảm trầm cảm
- Thân chủ cảm thấy ổn hơn, khí sắc của thân chủ cho thấy sự tươi tắn hơn, biểu hiện đau đầu, mệt mỏi có phần thuyên giảm
- Thân chủ có thể tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày mà không cảm thấy khó khăn như trước
Trang 14- Thân chủ cảm thấy sự thoải mái và tình cảm trong gia đình có phần được cải thiện, em mong muốn có thêm thời gian bên gia đình trước khi đi du học, mặc dù trước đây em mong muốn đi du học để được tự lập hơn