1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài để đảm bảo được chức năng thống trị của mình,nhà nước cần phải can thiệp vào tất cả các lĩnh vực đờisống xã hội

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Để Đảm Bảo Được Chức Năng “Thống Trị” Của Mình, Nhà Nước Cần Phải “Can Thiệp” Vào Tất Cả Các Lĩnh Vực Đời Sống Xã Hội
Tác giả Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Ngọc Duy, Nguyễn Hồng Minh Huy, Bùi Nguyên Khang, Hoàng Ngọc Trà My, Bùi Phạm Mai Thy
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,76 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN (4)
    • 1.1. Khái niệm nhà nước (4)
    • 1.2. Chức năng “ thống trị” (4)
    • 1.3. Khái niệm quản lý nhà nước – sự “ can thiệp” của nhà nước (0)
  • CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (5)
    • 2.1. Khả năng phục vụ nhân dân (5)
    • 2.2. Công cụ để nhân dân làm chủ kinh tế, chính trị, xã hội (0)
      • 2.2.1. Thành tựu (8)
      • 2.2.2. Hạn chế (10)
  • CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN PHẢI GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI (10)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC (12)
    • A. LỜI MỞ ĐẦU (0)
    • B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VIỆT NAM (0)
      • 1.1. Pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực giao thông (19)
        • 1.1.1. Khái niệm văn hoá giao thông (19)
        • 1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính (20)
      • 1.2. Tình hình thực tế (20)
  • CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VỀ NÂNG MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH (19)
    • 2.1. Trên lý thuyết (21)
    • 2.2. Trong thực tiễn (24)
    • 2.3. Kết luận (25)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG............ 10 3.1. Giáo dục và tuyên truyền (21)
    • 3.2. Cơ sở hạ tầng (28)
    • 3.3. Tính minh bạch trong công tác xử phạt (28)
      • 3.3.1. Về phía người dân (28)
      • 3.3.2. Về phía cơ quan chức trách (28)

Nội dung

NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Khái niệm nhà nước

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội Theo quan điểm trên, sự xuất hiện các giai cấp đối lập nhau về lợi ích, luôn mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt với nhau có thể dẫn đến nguy cơ hủy diệt lẫn nhau là nguyên nhân cơ bản đòi hỏi phải có một tổ chức mới để “làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho những xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”, tổ chức đó là nhà nước.

Chức năng “ thống trị”

Chức năng thống trị là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn thể xã hội. Chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất có vai trò chi phối chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn kiện toàn cách thực hiện chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình Song, chức năng xã hội lại là cơ sở cho việc thực hiện chức năng giai cấp, bởi vì chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội và cũng chỉ thực hiện tốt chức năng xã hội thì vai trò, tư cách đại biểu, đại diện cho xã hội, toàn thể cộng đồng mới có hiệu lực nhất.

1.3 Khái niệm quản lí nhà nước - sự can thiệp của Nhà nước

Quản lí nhà nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất Theo nghĩa hẹp là hướng dẫn chấp pháp, điểu hành, quản lí hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

Too long to read on your phone? Save to read later on your computer

Khái niệm quản lý nhà nước – sự “ can thiệp” của nhà nước

Về kinh tế, thông qua nhà nước, giai cấp cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách xác lập và bảo vệ chế độ sở hữu với các tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội và thông qua việc xác lập và thực hiện chức năng quản lý nền kinh tế.

Về chính trị, giai cấp thống trị thiết lập và nắm quyền kiểm soát bộ máy nhà nước mà những công cụ bạo lực vật chất trong bộ máy nhà nước như quân đội, cảnh sát, tòa án, pháp luật

Về tư tưởng, giai cấp thống trị xác lập hệ tư tưởng chính thống, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng ấy trong đời sống xã hội bằng nhà nước nhằm áp đặt nhận thức, tư tưởng trong xã hội, góp phần hình thành sự phục tùng có tính chất tự nguyện của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội đối với giai cấp thống trị Đồng thời, giai cấp thống trị hạn chế, cấm đoán các tư tưởng thù nghịch, đối lập với tư tưởng của giai cấp thống trị.

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Khả năng phục vụ nhân dân

Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Vì vậy, việc quản lý của giai cấp thống trị không thể độc đoán, áp đặt công cụ cai trị cực đoan, mà cần đề cao sứ mệnh phục vụ nhân dân Vai trò quan trọng của nhà nước là phụng sự công dân, bổn phận của công chức là giúp đỡ công dân thể hiện và thỏa mãn lợi ích chính đáng, hợp pháp của họ

Nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân là nền hành chính vì lợi ích của nhân dân Do vậy, việc xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân cần đáp ứng các yêu cầu:

 Hệ thống thể chế hành chính nhà nước cần được xây dựng, ban hành vì nhân dân, lấy người dân làm trung tâm.

 Hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải được tổ chức tinh gọn, hoạt động hiệu quả vì nhân dân.

 Đội ngũ cán bộ, công chức phải “có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”.

 Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức.

 Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, qua đó, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Những thành tựu mà nhà nước ta đã đạt được trong quá trình xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân ở Việt Nam:

 Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế hành chính nhà nước đã được các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương quan tâm, chỉ đạo và đạt được những kết quả nhất định:

• Tính từ năm 2012 đến 2020, tổng số văn bản quy phạm pháp luật do các bộ ban hành là hơn 8.600 văn bản.

• Mỗi năm các bộ trình Chính phủ ban hành hơn 140 nghị định hướng dẫn, đồng thời tạo lập cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương.

• Đặc biệt, thể chế về mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân tiếp tục được hoàn thiện, bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người dân khi tham gia xây dựng Nhà nước Tính từ năm 2014 đến hết tháng 6-2019, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hơn 100 văn bản luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

 Hệ thống hành chính nhà nước được sắp xếp theo hướng bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn Việc phân cấp, phân quyền rõ nét hơn theo hướng phân công theo

6 ngành, lĩnh vực cho các bộ, ngành chủ trì và chịu trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.

 Đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo ngày càng chính quy, tính chủ động, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp được nâng cao từng bước, qua đó phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn Công tác quản lý cán bộ, công chức hiệu quả hơn, đã giảm cấp trung gian, giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, giảm biên chế; cơ cấu lại, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, giảm chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

 Chính phủ đã từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước:

• Xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh và khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia

• Xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, góp phần hình thành cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, tài chính, đăng ký doanh nghiệp

• Đặc biệt, trong năm 2020, đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, với nhiều chính sách bảo vệ sức khỏe, sự an toàn, tính mạng của người dân là “trên hết” và “trước hết”, ưu tiên nguồn lực tài chính cho vắc xin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong truy vết, khoanh vùng dịch, theo dõi sức khỏe, tư vấn, khám chữa bệnh qua hệ thống Telehealth

• Kết quả đánh giá hàng năm của Bộ Nội vụ đã cho thấy sự chuyển biến tích cực trong tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương, lấy người dân làm trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Công cụ để nhân dân làm chủ kinh tế, chính trị, xã hội

 Về thể chế hành chính nhà nước, vẫn còn tình trạng nợ văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh đã có hiệu lực pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của các bộ, cơ quan ngang bộ, dẫn đến gây khó khăn trong công tác tổ chức thi hành luật

 Hệ thống hành chính nhà nước chưa thật sự tinh gọn, hiệu quả.

 Vẫn còn một bộ phận đội ngũ cán bộ, công chức thiếu tính chủ động và trách nhiệm chưa cao, còn vi phạm đạo đức công chức, yếu kém về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

 Về việc xử lý, trao đổi thông tin trên môi trường điện tử trong nội bộ, giữa các cơ quan hành chính nhà nước chưa phát huy hiệu quả, chưa đồng bộ.

2.2 Công cụ để nhân dân làm chủ về kinh tế, chính trị, xã hội

2.2.1 Thành tựu Đảng đã xây dựng và ban hành nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ Trong đó, “Đảng và Nhà nước đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân; khẳng định “vai trò, chủ thể, vị trí trung tâm” của nhân dân trong toàn bộ quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc”

Nhân dân là chủ nhân của xã hội, cho nên nhân dân không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ tham gia đóng góp vào quá trình hoạch định, thi hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Chẳng hạn như, trong các kỳ đại hội Đảng các cấp, đảng viên, là đại diện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội trong Đảng bộ các cấp, được quyền tham gia thảo luận, bàn bạc những công việc của Đảng, có quyền trình bày ý kiến, đề xuất ý kiến lên các cơ quan cấp trên để những ý kiến đó sẽ được trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng

Trước và sau mỗi kỳ họp, Quốc hội đều tổ chức tiếp xúc cử tri để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri cả nước Sau tiếp xúc đều tổng hợp, phân tích những kiến nghị xác đáng để yêu cầu Chính phủ chỉ đạo giải quyết theo thẩm quyền.

Suốt nhiều năm qua, Đảng và Nhà Nước ta đã kiên trì thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Theo đó, nhân dân được quyền biết, hiểu và nắm rõ những chính sách của Đảng và Nhà Nước cũng như mục đích cuối của những chính sách đó; nhân dân được quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến để kiện toàn những chính sách, đường lối và hình thức, biện pháp triển khai, thực hiện đường lối đó nhằm đưa đến lợi ích cao nhất cho các tầng lớp nhân dân; nhân dân thực hiện những chủ trương, đường lối, chính sách đó và đánh giá, kiểm tra thực tế thực hiện những chính sách Đảng và Nhà Nước đã đề ra Cuối cùng, nhân dân sẽ được thụ hưởng những thành quả, giá trị tích cực mà những chính sách đó mang lại. Thông qua đó, nhân dân có quyền tham gia vào việc hoạch định, thực hiện các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội, nhằm nâng cao quyền làm chủ của nhân dân trong bối cảnh “dân chủ hóa” ngày nay

Trong lĩnh vực kinh tế, nhà nước còn chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm đảm bảo tạo ra môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, bảo vệ quyền tự do sản xuất kinh doanh, Ngoài ra, chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng thừa nhận, tôn trọng nhiều thành phần kinh tế, hình thức sở hữu, phân phối Điều này cũng làm cho quyền tự chủ, tự do kinh doanh của cá nhân, tập thể ngày càng được thực hiện tốt hơn Người dân có điều kiện tạo việc làm, tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập, lựa chọn cơ hội học tập, lập nghiệp Quyền làm chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế cũng được phát huy ngày càng rõ ràng Trong lĩnh vực xã hội, Nhà nước ban hành ra những chính sách giúp người dân thực hiện quyền làm chủ của mình,

9 đảm bảo quyền lợi của bản thân về các vấn đề bình đẳng nam nữ, lao động, y tế, giáo dục, văn hoá, Người dân được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ, hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội Người dân còn được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không có khả năng lao động thông qua chính sách thất nghiệp, chính sách hỗ trợ xã hội của Nhà nước.

Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta trên thực tế hiện nay còn nhiều bất cập.

Chẳng hạn như, nhiều yêu cầu chính đáng của nhân dân được nêu lên trong các kỳ họp, phiên điều trần của Quốc Hội, của hội đồng nhân dân các cấp sau khi được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng, kéo dài, tồn đọng và không mang lại nhiều kết quả Việc lấy ý kiến, giải quyết kiến nghị của nhân dân vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả cao, nhiều bức xúc, đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân vẫn chưa được giải quyết Ở một khía cạnh khác, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn vì trình độ nhận thức về quyền làm chủ của nhân dân của cả nhân dân lẫn một bộ đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chủ chốt còn hạn chế Quyền lợi của nhân dân chưa thật sự được tôn trọng, tư tưởng “cán bộ là công bộc của nhân dân” vẫn chưa thật sự được phát huy Nhân dân không thật sự coi mình là chủ nhân của xã hội; một số bộ phận cán bộ lại có tư tưởng “ông lớn”, chỉ tay sai khiến nhân dân Nạn quan liêu, tham nhũng, tham ô, nhũng nhiễu, ức hiếp nhân dân vẫn tràn lan, kéo dài Nhân dân không dám trình bày ý kiến, quan điểm của mình trước hội đồng nhân dân các cấp, trong nhiều trường hợp, ý kiến của nhân dân không thật sự được đưa lên cơ quan cấp trên.

NGUYÊN NHÂN PHẢI GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ XÃ HỘI

 Thứ nhất, xã hội vô cùng rộng lớn và luôn phát triển theo đường xoáy ốc. Chính vì vậy, phạm vi điều chỉnh, quản lý xã hội, các quan hệ xã hội cũng rất rộng và phức tạp, thậm chí, xã hội luôn thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực mà Nhà nước dù có lớn mạnh, quyền lực đến đâu cũng không thể “can thiệp” vào tất cả ngõ ngách của đời sống được

 Thứ hai, ngoài Nhà Nước còn có các chủ thể khác tham gia vào việc quản lý xã hội, ví dụ như các tổ chức chính trị khác, tổ chức nghề nghiệp, xã hội, chính trị - xã hội, thậm chí, các cộng đồng dân cư cũng có quyền tự quản, trực tiếp tham gia vào việc quản lý xã hội

 Thứ ba, không phải chuyện gì Nhà nước cũng cần đến sự can thiệp của Nhà nước Như đã đề cập trước đó, các quan hệ xã hội vô cùng rộng, không phải việc nào, quá trình nào Nhà nước cũng cần phải “nhúng tay” vào, hoặc là sự can thiệp đó không mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc Nhà nước can thiệp, điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội chẳng những làm lãng phí nguồn nhân lực của Nhà nước mà còn làm hạn chế sự phát huy, năng động, sáng tạo của các chủ thể khác trong xã hội Điều này còn đi ngược lại với chủ trương “dân chủ hóa” của nước ta hiện nay, khi chưa phát huy, thu hút được các chủ thể khác tham gia vào việc quản lý Nhà nước

 Cuối cùng, giới hạn trách nhiệm của Nhà nước còn nhằm khẳng định vai trò, vị trí của Nhà nước trong việc quản lý xã hội Suy cho cùng, Nhà nước không phải là chủ thể có thể quản lý hết tất cả mọi mặt trong xã hội, nhưng lại là chủ thể quản lý hiệu quả, khoa học nhất Với đường lối, chủ trương của nước ta hiện nay, sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, cá

11 nhân công dân ngày càng mở rộng, nếu không giới hạn sẽ dẫn tới việc làm giảm vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong nhiều lĩnh vực.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIAO THÔNG VIỆT NAM

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG GIAO THÔNG

VIỆT NAM 1.1 Pháp luật việt nam trong lĩnh vực giao thông:

1.1.1 Khái niệm văn hoá giao thông:

Văn hóa là trình độ phát triển của con người trong tập thể xã hội biểu hiện qua hình thức tổ chức hoạt động đời sống và hành động của các cá nhân cũng như giá trị vật chất và tinh thần mà họ có thể tạo ra

Văn hóa giao thông không chỉ là ý thức và thái độ của mọi người khi tham gia giao thông mà còn là các hình thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định pháp luật, tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông và chấp hành đúng theo quy định của luật giao thông Qua đó, mọi hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức lên đầu và tiếp đến là thực hiện đúng luật, bảo đảm an toàn tài sản công cộng cho bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông

Tuy nhiên theo nhà nước (Ủy ban an toàn giao thông quốc gia) thì “Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”.

Ngoài ra, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia còn quy định trong văn hóa giao thông gồm ba tiêu chí: Một là về nhận thức và hành động: cần hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luận về an toàn giao thông; Hai là phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; Ba là phải có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra tranh chấp và tinh thần thượng tôn pháp luật.

VẤN ĐỀ VỀ NÂNG MỨC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Trên lý thuyết

Lợi ích dễ thấy nhất chính là khi xét trên khía cạnh tâm lý, người dân vì sợ mất một khoản tiền lớn khi một khung phạt cao hơn đã được thông qua thì tự bản thân sẽ rèn dũa ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.

Việc nâng mức xử phạt hành chính nếu xét trong trường hợp tỉ lệ vi phạm luật giao thông vẫn giữ nguyên thì trước mắt nhà nước sẽ được thêm nguồn thu vào ngân khố Điều này sẽ là tiền đề mạnh mẽ nói chung cho việc nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông và cải thiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền về ý thức lẫn kỹ năng tham gia giao thông ở nước ta.

Về vấn đề cơ sở hạ tầng, mỗi đoạn đường sẽ có một kết cấu kỹ thuật khác nhau và các yêu cầu để sửa chữa, phát triển khác nhau Những nơi có đoạn đường xấu, lồi lõm hay thiết kế thô sơ, tự phát, không có chuyên gia bảo đảm sẽ tăng nguy cơ tai nạn Điển hình nhất là ngày 22/9/2022, báo Lao Động đưa tin tại thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương đã có một vụ tai nạn ở một đoạn đường có ổ gà đọng nước khiến một bé gái 7 tuổi tử vong thương tâm Tuy nhiên việc sửa chữa hay làm mới, cải tiến hạ tầng giao thông đều cần có những kỹ sư có chuyên môn, đạo đức và nguồn nguyên vật liệu chất lượng từ đó đặt ra yêu cầu rất lớn về chi phí đào tạo và thi công Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là cần thiết bởi việc có những đoạn đường chắc chắn, chạy trơn tru, ít biến số và hơn cả là hệ thống đường đi được thiết kế hợp lí thì ý thức của người dân tham gia giao thông sẽ dần được cải thiện Sở dĩ nói như vậy là bởi vì nếu đường tốt thì sẽ không cần phải để ý đến các chỗ lồi lõm, các vũng nước mà chỉ cần tập trung vào việc chấp hành pháp luật để đảm bảo an toàn, hay hiện trạng đi ngược chiều sẽ được giảm đáng kể nếu ta có các đường đi khác nhanh hơn, an toàn hơn bởi vì việc cân nhắc xem có nên đi ngược chiều để tránh mất thời gian là không còn cần thiết Tóm lại, việc đảm bảo kinh tế để nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ góp phần nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân và việc lưu thông khoa học, an toàn cũng là tiền đề để phát triển ngược lại nền kinh tế.

Dù cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng nhưng nó cũng chỉ là tiền đề để phát triển chứ không phải nhân tố quyết định ý thức tham gia giao thông của người dân Theo nghiên cứu được đặt trên báo điện tử Đại Biểu Nhân Dân cho thấy nguyên nhân chủ quan chiếm 86% tai nạn giao thông xe máy bao gồm các nguyên nhân như phóng nhanh, vượt ẩu, chạy quá gần, sử dụng điện thoại, thắng gấp, sang đường ẩu, chạy ngược chiều, uống rượu, vượt đèn đỏ,…Từ đó ta thấy được tầm quan trọng, tính quyết định của việc giáo dục và tuyên truyền về ý thức an toàn giao thông với người dân Tuy nhiên hiện nay việc đào tạo còn hạn chế vì trong phạm vi các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh thì hầu như không có chỗ rộng rãi để tập các dạng địa hình khác nhau trong bài thi thực hành lái xe, nếu muốn tập lái từ con số không đã số mọi người khi làm đúng luật phải vào các trung tâm sát hạch lái xe và chịu một khoảng phí tùy theo cơ quan và bản thân việc đăng ký thi sát hạch cũng đã tốn một số tiền không nhỏ Ngoài ra, mỗi lần sát hạch sẽ có khoảng 10% thí sinh rớt và phải chờ thi lại trong khoảng hai tuần sau đó và cho dù có đậu cũng phải mất gần 2 tuần để được cấp bằng lái dẫn đến việc chậm trễ các kế hoạch của bản thân Vì vậy mà có nhiều người quyết định tham gia giao thông dù không có bằng để tránh các bất tiện nếu trên rồi mới thi bằng lái một khoảng thời gian dài sau đó Minh chứng là theo một thông tin do Ủy Ban An Toàn Giao Thông rằng có tới tận 14% người điều khiển xe máy không có bằng lái dù tỉ lệ tử vong của loại xe này cao gấp nhiều lần các loại xe khác như ô tô, xe buýt,…

Việc miễn giảm được phần nào các chi phí trên và lập ra một hệ thống cấp bằng nhanh chóng hay thậm chí là ngay sau khi thi đậu sẽ giúp người dân hăng hái hơn trong việc tham gia thi lấy giấy phép hơn là việc liều lĩnh chạy xe ra đường khi chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng Để đạt được được mục tiêu trên thì việc hiển nhiên là phải có nguồn lực kinh tế và dường như việc tăng mức phạt tiền hành chính trong vi phạm giao thông là cách dễ thấy nhất khi nó vừa làm người dân cảnh tỉnh hơn trong hành vi của mình vừa

23 chuyển hóa được các thiếu sót trong ý thức cá nhân thành ý thức chung về pháp luật giao thông của toàn xã hội.

Trong thực tiễn

Thực tế, việc áp dụng mức tăng tiền nếu không khéo léo thì không những không tăng thêm nguồn thu vào ngân khố mà còn để xảy ra các tiêu cực không đáng có trong khi tình hình ý thức pháp luật của người dân hầu như không có sự thay đổi Tiêu cực dễ thấy nhất là sự bất mãn từ người dân vì nghĩ rằng nhà nước chỉ đang ra sức bóc lột chứ không thấy được các ý nghĩa đằng sau số tiền nộp phạt được tăng Chưa nói đến vấn đề chính trị, các yếu tố cảm xúc này có thể ảnh hướng lớn đến ý thức tham gia giao thông của một số cá nhân khi họ sẽ tìm cách thoái thác, lách luật hay thậm chí cố tình phạm luật như một cách thể hiện sự phản đối của bản thân mà không màng đến nguy hiểm của chính mình hay người khác.

Một tiêu cực khác vốn dĩ đã sẵn có nhưng việc tăng mức phạt tiền sẽ là tiền đề để nó tiếp tục cắm rễ vào xã hội chính là hành vi hối lộ Tình trạng này đã trở thành vấn nạn trên mọi nẻo đường khắp từ Nam ra Bắc Hầu hết mọi người với sự ấm ức khi bị phạt sẽ tự bản thân quy kết tội cho các CSGT đã nhận hối lộ số tiền lớn của họ Tuy nhiên, ở góc độ khách quan mà nói, để cấu thành được một hành vi hối lộ cần phải có bên hối lộ và bên nhận hối lộ cho nên người dân cũng có một phần lỗi Nếu xét theo phương diện nguyên nhân và kết quả, thì lỗi của người dân còn là tiền đề cho thói quen nhận hối lộ của CSGT vì nếu không có ai hối lộ thì sẽ không có việc nhận hay từ chối từ phía còn lại Việc “chia chác” tiền của nhà nước dường như có lợi cho cả người dân lẫn CSGT vì người dân chẳng cần phải trải qua thủ tục đóng phạt rườm rà, mất thời gian mà chỉ cần đưa một khoản tiền đa số là ít hơn nhiều so với tiền phạt được quy định còn CSGT hiển nhiên sẽ được giữ hầu như toàn bộ số tiền ấy.

24 Để đánh giá mức độ hối lộ thì ta có thể xét số lần CSGT từ chối nó: theo tin tức của Cục Cảnh Sát Giao Thông thì chỉ trong vài tháng đầu năm 2012 đã có gần 500 trường hợp CSGT lập biên bản do người dân có hành phi hối lộ và chỉ riêng ngày 14/1/2016 đã có hơn 941 trường hợp từ chối nhận hối lộ với tổng số tiền lên tới hơn 135 triệu đồng Các con số đáng quan ngại trên dường như chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, thể hiện được ý thức chưa được tốt trong việc chấp hành pháp luật giao thông lẫn tinh thần trách nhiệm của mỗi người dân đối với nhà nước thông qua việc chịu phạt hành chính một cách minh bạch, đúng luật Đồng thời cũng đặt ra một dấu hỏi lớn về tính kỷ luật của CSGT khi việc tham nhũng như được bình thường hóa tới mức đa phần người dân đều nghĩ ngay tới việc hối lộ ngay khi tiếng còi phạt cất lên.

Sau khi đã phân tích các vấn đề liên quan tới hối lộ, thì việc tăng mức phạt hành chính khi áp dụng trong thực tiễn dường như đem lại nhiều tiêu cực hơn là lợi ích tinh chỉnh ý thức người dân của nó Điều này thậm chí còn cổ xúy cho việc hối lộ vì người dân và các cán bộ không gương mẫu sẽ càng sa đà vào cái lợi vật chất cá nhân trước mắt mà “ăn chia” trên ngân sách nhà nước. Ngoài ra, đây còn là cơ sở để các cán bộ quan liêu đòi hỏi một phần tiền hối lộ cao hơn gây nhiều bất xúc cho người dân vì họ cảm thấy bị chèn ép Chính những vụ việc như vậy nếu tràn lan trong xã hội thì nhân dân sẽ dần mất niềm tin vào các cơ quan quản lý cán bộ hay xa hơn nữa là quyền lực mềm của nhà nước sẽ suy giảm làm cho các giá trị, lý tưởng của nhà nước dường như xa vời hơn với ý thức người dân do sự bất mãn với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật và xử phạt theo pháp luật Từ đó ý thức chung của người dân và các vấn đề của nhà nước sẽ sụt giảm chứ chẳng riêng gì ý thức về pháp luật khi tham gia giao thông.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HẠN CHẾ THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG 10 3.1 Giáo dục và tuyên truyền

Cơ sở hạ tầng

Đây cũng là nguyên nhân khách quan khiến người tham gia giao thông dễ vi phạm pháp luật Trên mỗi con đường ở khắp cả nước luôn có những đoạn đường có tình trạng rất tệ như: ổ gà lớn, nhìu sỏi đá, độ bằng phẳng của đoạn đường kém Việc có những con đường có chất lượng kém sẽ khiến người tham gia giao thông khi đi qua khu vực đó sẽ né bằng cách lấn làn hoặc phóng nhanh hơn để vượt qua đoạn đường đó và hậu quả nếu nhẹ sẽ té xe và nặng thì gây tai nạn giao thông nguy hiểm Chính vì thế, nhà nước cũng cần xem xét và mau chóng sửa lại đoạn đường đó để việc lưu thông của người dân được thông suốt.

Tính minh bạch trong công tác xử phạt

Theo khảo sát của người dân, giao thông là 1 trong 4 lĩnh vực bị đánh giá tham nhũng nhiều nhất ở Việt Nam Vì lí do đó, cả người dân và cơ quan chức trách cần phải có sự minh bạch hơn trong công tác xử phạt khi vi phạm giao thông.

Không đưa hối lộ cho công an, cần có biên bản phạt bằng giấy trắng mực đen để tránh tình trạng tham nhũng Ngoài ra, người dân cũng nên quay camera quá trình xử phạt để hạn chế tối thiểu sự sai phạm trong công tác xử phạt.

3.3.2 Về phía cơ quan chức trách:

Câu chuyện “CSGT núp lùm” nay đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam Theo đó, đây là cách xử phạt không minh bạch, chỉ canh bắt người vi

28 phạm để thu tiền chứ không hề mang tính giáo dục, răn đe Vì thế, CSGT Công an TPHCM đã đề nghị phía cơ quan chức trách cần phải xử phạt một cách nghiêm minh, lựa chọn vị trí không bị che khuất tầm nhìn Không những thế, công an khi xử lý vi phạm tuyệt đối không nhận tiền cũng như “dụ dỗ” người dân đưa hối lộ, vì như vậy sẽ dẫn đến lạm quyền và tham nhũng.

Ngoài việc xử phạt trực tiếp, việc xử phạt thông qua hình ảnh cũng được áp dụng rất hiệu quả và ngày càng được thực thi ở các tỉnh thành trên cả nước. Đây là hình thức xử phạt khi camera được lắp đặt trên các tuyến đường đô thị, cao tốc, có thể chụp hoặc quay video để gửi trực tiếp về trung tâm xử lý Sau đó, cơ quan sẽ tiến hành gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện, tổ chức có liên quan đến vi phạm hành chính để nộp phạt Vì vậy, đây là một phương hướng rất tiến bộ và có thể giảm tối đa hành vi tham nhũng khi xử phạt.

Suy cho cùng, việc các công an thổi phạt những người tham gia giao thông vi phạm là để mọi tuyến đường được thông suốt chứ không phải là lợi dụng vào đó để xử phạt, thu tiền người vi phạm.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Đi qua đoạn đường ổ gà, học sinh lớp 2 bị tai nạn tử vong thương tâm (laodong.vn)

Nguyên nhân chủ quan chiếm 86% tai nạn giao thông xe máy - Báo Đại biểu Nhân dân (daibieunhandan.vn)

TP.HCM đề xuất tăng gấp đôi mức phạt tiền trong Nghị định 100 đối với người đi xe máy tụ tập gây cản trở giao thông? (thuvienphapluat.vn) Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông gấp 10 lần (plo.vn)

Thi lấy bằng lái xe máy do máy chấm, tỉ lệ rớt cao hơn - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) Có khoảng 14% người điều khiển xe máy không có bằng lái | Tạp chí Tuyên giáo (tuyengiao.vn)

Gần 500 trường hợp đưa tiền hối lộ cho cảnh sát giao thông | | Cục cảnh sát giao thông (csgt.vn)

Hơn 940 CSGT TP HCM không nhận hối lộ - VnExpress

Minh bạch trong kiểm soát giao thông (thanhnien.vn)

Minh bạch khi xử phạt điện tử | | Cục cảnh sát giao thông (csgt.vn)

Tìm hiểu về Quy trình phạt nguội vi phạm giao thông (binhphuoc.gov.vn)

Ngày đăng: 15/04/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w