Từ nhiệm vụ giảng dạy được phân công, ý thức được vai trò của các phẩm chất đạo đức trong việc rèn luyện nhân cách cho học sinh cũng như hưởng ứng những phát động của ngành về đổi mới ph
Trang 1CHÀO MỪNG HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2022-2023
Trang 2. Kính chào
Ban giám khảo, quý thầy cô giáo
Trang 3BÁO CÁO BIỆN PHÁP
“BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH QUA CÁC VÍ
DỤ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 8”
Trang 4BÁO CÁO
I.LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
II.CÁCH THỨC THỰC HIỆN
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
IV.
KẾT
LUẬN
Trang 5I LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Trang 6cơ bản của đổi mới giáo dục hiện nay là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, lý thuyết,
xa rời thực tiễn sang nền giáo dục chú trọng việc hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.
Như chúng ta đã biết, tuổi thiếu niên, ứng với lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, mà đặc biệt là học sinh lớp 8, được xem là lứa tuổi thú vị, song cũng gây nhiều khó khăn cho thầy
cô trong quá trình dạy học, giáo dục bởi những đặc trưng tâm lý ở lứa tuổi này. Trong sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay, các em được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, thế giới bạn bè cũng được mở rộng, rất nhiều cơ hội cho sự phát triển của các em. Nhưng bên cạnh cơ hội cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, cái khó ở lứa tuổi này là các em chưa làm chủ được bản thân, suy nghĩ còn bồng bột nhưng lại thích được xem là người lớn,… nên nhiều em
tỏ ra ương bướng, khó bảo.Việc giáo dục cần nhẹ nhàng theo kiểu mưa dầm thấm lâu chứ không thể vội vàng, ngày một ngày hai được
Trang 7Năm học 2019-2020, BGDĐT đã lấy chủ đề năm học là “Dạy người”, sau đó phát động xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Thiết nghĩ, để đạt được những điều đó, kiến thức không phải là tất cả mà phải kết hợp dạy chữ với dạy người, tạo môi trường giáo dục thân thiện, để “Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui” Vì thế, trong sự nghiệp “trồng người” của mình, người thầy không
chỉ truyền thụ kiến thức khoa học cho học trò mà còn là giáo dục, dạy dỗ các em về nhân cách, đạo đức. Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, một môn học công cụ, thì việc rèn luyện về phẩm chất cho học sinh trong học tập và cuộc sống là vô cùng cần thiết và có những thuận lợi nhất định. Điều này có thể thực hiện được cả cả 3 phân môn, trong đó có phân môn Tiếng Việt
Từ nhiệm vụ giảng dạy được phân công, ý thức được vai trò của các phẩm chất đạo đức trong việc rèn luyện nhân cách cho học sinh cũng như hưởng ứng những phát động của ngành
về đổi mới phương pháp dạy học, “dạy người”, xây dựng “trường học hạnh phúc”, và chuẩn bị
tâm thế để thực hiện chương trình GDPTmới đối với cấp Trung học cơ sở tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu, áp dụng một số : “Biện pháp rèn luyện phẩm chất cho học sinh qua các ví dụ
phân môn Tiếng Việt lớp 8.”
Trang 8Biện pháp rèn luyện phẩm chất cho học sinh qua
các ví dụ phân môn Tiếng Việt lớp 8.
Trang 9II. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
Trang 101 THỰC TRẠNG
THUẬN LỢI KHÓ KHĂN VÀ NGUYÊN NHÂN
- Số lượng các tiết phân môn Tiếng Việt trong
mỗi khối lớp nói chung, lớp 8 nói riêng là khá
lớn, học sinh có cơ hội được học tập, ôn tập
nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, phục vụ cho
thực tế giao tiếp, nói và viết của bản thân.
- Các bài học Tiếng Việt được thiết kế theo cấu
trúc nhất định: phân tích mẫu - rút ra bài học -
luyện tập, vận dụng nên dễ tiếp nhận.
- Phân môn Tiếng Việt có khả năng lớn trong
việc vận dụng, lồng ghép các nội dung theo yêu
cầu vào giáo dục học sinh do được thực hiện
thông qua các ví dụ, tình huống là chính.
- Trong dạy -học, nhìn chung giáo viên có chú ý
lồng ghép để giáo dục tinh thần, thái độ, ý thức
cho học sinh theo yêu cầu.
- Một số bài học, ngữ liệu còn ít, có một số bài, ngữ liệu khó hiểu, tính thực tiễn không cao,… gây khó khăn cho học sinh khi phân tích, tìm hiểu.
- Tâm lí học sinh thường thích khám phá và cũng rất chủ quan, nếu giáo viên không nhận thức đúng tầm quan trọng của tiết dạy này hoặc ít đầu tư sẽ dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Các em
sẽ tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, không tạo được sự hứng thú, không phát huy được tính tích cực cần có.
- Thực tế giảng dạy những tiết Tiếng Việt thường rơi vào một trong hai trường hợp: “cháy” giáo án (đối với giáo viên muốn ôm đồm kiến thức quá nhiều, giao nhiều bài tập luyện tập, vận dụng) hoặc “ướt” giáo án (đối với giáo viên coi nhẹ phần luyện tập, giao cho học sinh là chính).
- Theo yêu cầu chương trình GDPT 2018, mục tiêu giáo dục đã
thay đổi: từ chỗ hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực sang hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực cho học
sinh. Điều này chưa được chú ý và áp dụng rộng rãi trong thực tế dạy học Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng.
Trang 11STT Tên bài
1 Trường từ vựng;
2 Từ tượng hình, từ tượng thanh;
3 Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã
9 Câu ghép (tiếp theo);
10 Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm;
11 Dấu ngoặc kép;
12 Câu nghi vấn;
Phân môn Tiếng Việt lớp 8 trong năm học gồm có các bài học sau:
STT Tên bài
13 Câu nghi vấn (tiếp theo);
14 Câu cầu khiến;
21 Lựa chọn trật tự từ trong câu;
22 Lựa chọn trật tự từ trong câu
(tiếp theo);
23 Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic).
Trang 12Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ và
trách nhiệm cho học sinh.
Rèn luyện phẩm chất nhân ái, trách
nhiệm cho học sinh.
Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm trong việc bảo vệ của công, bảo vệ
môi trường xanh, sạch, đẹp
2.1
2.2
2.3
2 BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Trang 132.1 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm cho học sinh
Bài TRƯỜNG TỪ VỰNG:
Kiến thức bài này khá đơn giản, sau khi tìm hiểu khái niệm về trường từ vựng, làm các bài tập sách giáo khoa, giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm các trường từ vựng về gia đình .Từ đó, giáo dục các em về tình yêu đối với gia đình, đồng thời ý thức đúng đắn về bổn phận, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình.
Bài CÂU GHÉP (tiếp theo):
+ Giáo viên cho học sinh theo dõi ví dụ SGK
+ Sau khi thực hiện các yêu cầu ở sách giáo khoa, học sinh hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép, giáo viên đưa thêm các ví dụ minh họa qua bảng phụ.
a) Em nguyện học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b) Mặc dù nhà Lan ở xa trường nhưng bạn luôn đi học đúng giờ.
c) Nếu em quyết tâm học tập chăm chỉ thì em sẽ tiến bộ.
Giáo viên cho học sinh đọc ba ví dụ trên bảng phụ và sau đó đặt câu hỏi tìm hiểu từng ví dụ theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Tìm các cụm C-V trong mỗi câu và phân tích cụ thể.
+ Mỗi câu có mấy cụm C-V?
+ Các cụm C-V đó được nối với nhau bằng cách nào?
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép trên là quan hệ gì? Trong mối quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì ?
+ Mục đích học tập của em là gì ?
Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên giáo dục các em về tinh thần tự giác, chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập.
Trang 142.1 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm cho học sinh
Bài “CÂU TRẦN THUẬT”:
Sau khi cho các em tìm hiểu các ví dụ thuộc đoạn trích ở sách giáo khoa, tôi hướng dẫn các em tìm hiểu thêm một số ví dụ từ các gợi ý:
Vừa qua, hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đội phát động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lớp chúng ta đã tổ chức nhiều hình thức học tập sôi nổi. Em hãy viết một câu kể lại một trong các hoạt động
mà lớp đã tổ chức.
Sau khi được gợi ý, học sinh viết câu và trình bày. Những câu được viết có thể là:
a) Các bạn đã tự giác tổ chức học tập theo nhóm.
b) Trong 15 phút đầu giờ, chúng em tích cực truy bài lẫn nhau.
c) Lớp em quyết tâm đăng ký và thực hiện tốt tiết học tốt, tuần học tốt.
Từ những ví dụ của học sinh, giáo viên nêu câu hỏi: Các câu em vừa nêu có chức năng gì ? Em hãy cho ví
dụ một câu trần thuật có chức năng hứa hẹn.
Ví dụ: Em xin hứa với cô và cả lớp là sẽ chăm chỉ học tập hơn.
Từ ví dụ của học sinh, giáo viên giáo dục các em về phẩm chất trách nhiệm trong học tập, việc phải giữ lời hứa của bản thân,…
Trang 152.1 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm cho học sinh
Bài “HỘI THOẠI”
Hoạt động Khởi động:
Cho học sinh theo dõi đoạn thoại và trả lời câu hỏi:
(1) Hai anh em đang làm bài tập ở nhà, Lan chợt nói:
(2) Anh Thắng thấy bộ quần áo mẹ mua cho em hôm qua có đẹp không ?
Trong đoạn hội thoai, từ cách ứng xử của người anh cho thấy chúng ta cần tập trung cho công việc đang làm, “giờ nào việc ấy”, đó cũng chính là phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ mà học sinh cần có.
Trang 162.1 Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm cho học sinh
Bài “CÂU GHÉP”
Đây là bài học củng cố khái niệm về câu ghép cho học sinh đã học ở Tiểu học. Trên cơ sở các ví dụ ở sách giáo khoa, ở bài học này, qua các ví dụ bổ sung ở từng phần, tôi muốn rèn luyện cho học sinh về phẩm chất trách nhiệm, chăm chỉ trong học tập, vì thế các ví dụ trong bài học đều liên quan đến chủ đề học tập. Cụ thể như sau:
Tôi sử dụng phương pháp dạy học dự án, phân công các nhóm chuẩn bị bài trước ở nhà: Phân tích cụm chủ vị cho các câu văn ở sách giáo khoa và các câu văn giáo viên giao
Thời gian học sinh chuẩn bị: 03 ngày trước khi tiết học chính thức diễn ra trên lớp
Sau phần trả lời, bày tỏ ý kiến của học sinh, giáo viên chốt, giáo dục các em về động cơ
và mục đích của việc học tập
Trang 172.2 Rèn luyện phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho học sinh
Bài “HỘI THOẠI”:
a) Hình thành khái niệm về vai xã hội:
Cho tình huống:
Trên đường đi học về, Loan chợt nhìn thấy hai bà cháu nọ đang loay hoay tìm cách sang đường Loan liền chạy đến và nói:
- Bà để cháu giúp bà và em sang đường nhé !
Bà lão mỉm cười rồi nói:
- Ồ, thế thì hay quá, bà cảm ơn cháu trước nhé !
Câu hỏi: Em nhận xét gì về việc làm của Loan trong đoạn trích ? Trong câu chuyện, nhân vật Loan đối thoại với ai ? Loan đã xưng hô như thế nào ? Tại sao Loan lại có cách xưng hô như vậy ?
Từ tình huống trên, em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì ?
Trang 182.2 Rèn luyện phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho học sinh
Bài “HỘI THOẠI”:
b) Thực hành sắm vai theo tình huống và nhận xét cách thực hiện vai hội thoại của nhân vật trong đoạn trích dưới đây:
Tình huống 1:
Ông Nam: Dạo này ba thấy điểm môn Toán của con hình như chưa được tốt lắm Sắp tới thi rồi, con cần cố gắng hơn nữa Con nên sang …
Ông Nam chưa nói hết câu, Hòa đã vùng vằng đứng dậy và làu bàu:
- Thôi, ba đừng nói chuyện học hành của con nữa !
Tình huống 2:
Ông Nam: Dạo này ba thấy điểm môn Toán của con hình như chưa được tốt lắm Sắp tới thi rồi, con cần cố gắng hơn nữa Con nên sang học nhóm với bạn Lan, bạn Thịnh để củng cố thêm kiến thức đi.
Hòa suy nghĩ rồi nói:
- Chắc con phải làm thế thôi ba ạ Con sẽ cố gắng hơn nữa.
Sau khi học sinh nhận xét, trả lời về thái độ và cách ứng xử của Hòa, giáo viên giáo dục học sinh
về cách ứng xử hợp lý của con cái đối với cha mẹ.
Trang 192.2 Rèn luyện phẩm chất nhân ái, trách nhiệm cho học sinh
Bài “NÓI GIẢM NÓI TRÁNH”
Hoạt động Luyện tập
Cho học sinh đóng vai các tình huống giao tiếp về chủ đề gia đình, tình bạn (theo nhóm), có
sử dụng cách nói giảm nói tránh.
Nhận xét về ý nghĩa của việc dùng biện pháp nói giảm nói tránh trong các trường hợp trên (dựa vào tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh): tránh làm tổn thương người khác, tạo cách nói lịch sự, tế nhị và mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người,…
Bài “CÂU CẢM THÁN”
Hoạt động Luyện tập – Vận dụng
Yêu cầu học sinh viết đoạn văn nói về cảm xúc của em trước sự quan tâm chăm sóc của mẹ, trong đó có dùng câu cảm thán.
(Ví dụ: Tình cảm của mẹ dành cho em sâu sắc biết nhường nào ! )
Sau khi học sinh trình bày, giáo viên giáo dục các em về tình yêu gia đình, nghĩa vụ phải kính trọng và biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
Trang 202.3 Rèn luyện phẩm chất trách nhiệm trong việc bảo vệ của công, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp
Bài “CÂU PHỦ ĐỊNH”
Giáo viên cho học sinh theo dõi câu chuyện:
Thấy bác Thành đi qua, Hùng liền gọi:
- Bác Thành ơi, bác xem con ngựa của cháu vẽ có đẹp không ?
Trên bức tường trắng hiện ra những nét than đen vẽ hình một con ngựa đang leo núi Bác Thành nhìn bức vẽ rồi trả lời:
- Cháu vẽ đẹp đấy, nhưng còn có chỗ không đẹp.
Trang 21III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Khi không vận dụng sáng kiến, việc dạy – học các tiết Tiếng Việt nói chung, Tiếng Việt lớp 8 nói riêng đôi khi ít thu hút vì kiến thức khô khan, nhiều ngữ liệu khó và ít gắn thực tế làm học sinh trở nên không hứng thú với bài học. Kết quả thực nghiệm khối lớp 8 đã áp dụng đề tài như sau:
Hứng thú Bình thường Không hứng thú Lớp 8
(2019-2020, chưa áp dụng
giải pháp)
55/92 (59,8%)
27/92 (29,3%)
10/82 (10.9%)
Lớp 8 2020-2021,
đã áp dụng giải pháp)
85/98 (86,7%)
13/98 (13,3%)
05/95 (5,3%)
0
Trang 22III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Thông qua việc áp dụng thử sáng kiến, các giáo viên tham gia thử nghiệm cũng nhận thấy:
+ Hiệu quả bài dạy được nâng lên rõ rệt so với chỉ dạy theo tiến trình bài học ở sách giáo khoa.
+ Được chuyên môn nhà trường và tổ chuyên môn đánh giá cao.
+ Tiết dạy không bị nặng nề, khuôn sáo mà trở nên sinh động, hấp dẫn hơn + Học sinh hiểu bài kĩ hơn, hứng thú hơn với bài học.
+ Phẩm chất học sinh được quan tâm nhiều hơn và có tiến bộ theo kiểu
“mưa dầm thấm lâu”.
+ Chất lượng bài kiểm tra sau ôn tập tăng lên.
Trang 23IV KẾT LUẬN
Trên đây là những biện pháp mà bản thân tôi đã nghiên cứu, vận dụng trong dạy học Tiếng Việt lớp lớp 8 nhằm rèn luyện phẩm chất cho học sinh trong quá trình học tập kiến thức. Rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ quý thầy cô để giải pháp được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng phân môn Tiếng Việt nói riêng, bộ môn Ngữ văn nói chung trong nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn