Giải pháp đã biết thứ nhất: Đã có không biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ từ bỏ cả cuộc sống riêng tư của mình để đi thực tế tìm cảm hứng sáng tác, mong muốn có được một đứa con tinh thần
Trang 1I MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Văn học là một hình thức nghệ thuật đã có từ rất lâu đời, nó gắn liền với đời sống con người không chỉ ở sự chia sẻ đồng điệu cùng những dòng cảm xúc, những tâm tư nguyện vọng mà còn ở sự trải nghiệm cuộc sống của chính những con người làm ra nó
1 Giải pháp đã biết thứ nhất:
Đã có không biết bao thế hệ nhà văn, nhà thơ từ bỏ cả cuộc sống riêng tư của mình để đi thực tế tìm cảm hứng sáng tác, mong muốn có được một đứa con tinh thần như ý nguyện, một tác phẩm nghệ thuật thực sự cống hiến cho người đọc những cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã thành công với Truyện Kiều bởi đỉnh cao của thể thơ lục bát hay Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc là bậc thầy ở thể loại truyện ngắn ….Những con người bậc thầy ấy đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những thành tựu rực rỡ để hàng trăm năm sau người đọc vẫn biết đến họ bởi những kiệt tác văn học
Quả thật như vậy, văn học trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu ở mỗi lứa tuổi, mỗi tầng lớp con người Cùng với thăng trầm của lịch sử văn học cũng có những bước tiến nhất định Từ dòng văn học dân gian truyền miệng đến dòng văn học viết đa dạng và phong phú về thể loại như: thơ, truyện, kí sự, tùy bút, ….Trong
đó thơ là thể loại tiêu biểu trong việc diễn đạt tâm tư, tình cảm của con người Người xưa chuộng lối thơ Đường luật, thơ lục bát mang tính khuôn mẫu bởi những công thức về số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, luật B - T ( thơ cổ điển ) Bởi những quy định chặt chẽ và công thức đó đã gây khó khăn trong việc thể hiện ý nguyện, tình cảm con người nên cần phải có sự thay đổi về hình thức và nội dung để phù hợp với xu thế của thời đại Chính vì thế mà văn học đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu với sự ra đời của dòng thơ hiện đại mà gạch nối là thi sĩ Tản Đà
Dù đất nước có đổi thay, nhưng những tác phẩm trữ tình đó vẫn còn mãi với thời gian, với lòng người cùng những ước mơ cháy bỏng của tuổi trẻ
2 Giải pháp đã biết thứ hai:
Trang 2Hiện nay trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, giáo dục luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của đất nước ta Với hàng loạt những biện pháp
và chính sách ưu tiên cho giáo dục cộng với truyền thống hiếu học và lòng nhiệt thành của biết bao thế hệ nhà giáo đã từng bước đưa nền giáo dục nước ta đạt được những thành tựu đáng kể Song song với những thành tựu đó còn có rất nhiều những tồn tại cần phải khắc phục và hạn chế bằng việc đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học Một trong những bộ môn cần phải đổi mới trong việc giảng dạy
để tạo hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu kiến thức là bộ môn Ngữ Văn Đây
là bộ môn đa dạng ở phân môn gồm văn bản, tiếng Việt và tập làm văn Đặc trưng của bộ môn này là truyền cho học sinh biết cảm nhận được cái hay, cái đẹp, lòng yêu quê hương, đất nước và con người qua đó để phấn đấu rèn luyện đạo đức con người theo những chuẩn mực nhất định bởi “ học văn là học làm người”
Thực trạng của việc học bộ môn Ngữ Văn hiện nay còn có rất nhiều trăn trở không chỉ của những giáo viên trực tiếp giảng dạy mà còn của các cấp quản lí giáo dục bởi sự lơ là, xem nhẹ của của một số học sinh ( nhất là học sinh cấp trung học cơ
sở ) Do là ở độ tuổi này các em chưa nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của môn Ngữ Văn trong việc hình thành giao tiếp ứng xử cụ thể qua lời nói Hoặc do các em chưa ổn định về mặt tâm lí nên thấy rằng việc học là không cần thiết Nên các
em dễ nản lòng đặc biệt là những môn phải học bài nhiều như môn Ngữ văn
Chính vì những nguyên nhân đó đã làm cho kết quả học tập chung của các em
bị ảnh hưởng nên “phải làm thế nào để các em thấy hứng thú hơn với môn Ngữ Văn?” là câu hỏi khiến tôi nhiều đêm không ngủ để cố tìm ra giải pháp có hiệu quả
Và một trong số những giải pháp mà tôi thấy có hiệu quả nhất đó là việc kết hợp với
âm nhạc Bởi lẽ ở lứa tuổi này các em thích ca hát, muốn làm người lớn, muốn thể hiện mình trước đám đông nên việc biểu diễn hay lắng nghe bài hát là rất dễ
Với những lí do trên đã khiến tôi mạnh dạn sử dụng âm nhạc trong việc giảng dạy phân môn văn bản nhất là các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong phần Ngữ Văn 9 cũng là lí do tôi chọn đề tài : “ Kết hợp âm nhạc với việc dạy thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ Văn 9”.
Trang 3II NỘI DUNG GIẢI PHÁP CÔNG NHẬN BIỆN PHÁP
II Nội dung giải pháp:
- Tên giải pháp mà tác giả đề xuất:“ Kết hợp âm nhạc với việc dạy thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ Văn 9”.
- Mục đích, ý ngh a, nhi m v gi i pháp c a tác gi nh m: ĩa, nhiệm vụ giải pháp của tác giả nhằm: ệm vụ giải pháp của tác giả nhằm: ụ giải pháp của tác giả nhằm: ải pháp của tác giả nhằm: ủa tác giả nhằm: ải pháp của tác giả nhằm: ằm:
+ Mục đích: Việc dạy các văn bản thơ hiện đại Việt Nam nhằm giúp các em thấy được sự phong phú trong thể loại văn học của dân tộc, thấy được sự cách tân đổi mới
cả về nội dung và nghệ thuật của những sản phẩm tinh thần, thấy được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc, thấy được tâm tư, tình cảm của các nhà thơ và sức mạnh của những bài thơ đó
+ Ý Nghĩa: Âm nhạc là phương tiện hỗ trợ hữu ích trong việc truyền đạt những tác phẩm ấy, khiến học sinh dễ nhớ, dễ thuộc và hứng thú hơn
+ Nhiệm vụ: Để giờ học thật sự có hứng thú, thoải mái, hiệu quả, để các tác phẩm thực sự đi vào lòng người đọc đòi hỏi người dạy phải có những tố chất thiên bẩm như khả năng diễn đạt, chất giọng , ngữ điệu, … Thì còn phải kết hợp và vận dụng các khâu lên lớp một cách linh hoạt, các phương tiện hỗ trợ một cách phong phú và cả lòng nhiệt tình và niềm đam mê Ngày nay, với việc hỗ trợ rất tích cực của công nghệ thông tin và các phương tiện khác đã khiến cho việc nhớ văn bản được dễ dàng hơn, học sinh tiếp thu một cách chủ động, tích cực và sáng tạo Điều đặc biệt hơn nữa là các em thay đổi thái độ và quan niệm về môn Ngữ Văn
- Nội dung, giải pháp mới của tác giả:
“Học để làm người, làm cho dân giàu nước mạnh” – Lời dạy của vị lãnh tụ kính yêu của cả dân tộc - Hồ Chí Minh đã thấm nhuần biết bao thế hệ con người, muốn có tri thức, muốn làm chủ được sự hiểu biết của nhân loại thì con đường duy nhất là con đường học vấn Tri thức là vô hạn chỉ có hiểu biết của con người là hữu
Trang 4hạn Kho tàng kiến thức ấy không bao giờ cạn mà trái lại mỗi lúc lại đầy thêm, để không bị tụt hậu, không bị mai một thì chúng ta phải không ngừng học hỏi, luôn luôn
“ học, học nữa, học mãi”
- Điều kiện, các biện pháp của tác giả:
Đất nước đang trên đà phát triển, xã hội hóa giáo dục ngày càng cao là bước đà thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy và học.Bằng việc kết hợp với nhiều phương tiện dạy học hiện đại giúp cho việc dạy và học đạt kết quả cao hơn Nên việc sánh vai cùng cường quốc năm châu như sự mong mỏi của Bác là có thể thực hiện Với mục tiêu giáo dục là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì việc ưu tiên cho giáo dục là lẽ tất yếu Không chỉ giáo dục về tri thức mà còn giáo dục về thể chất, tâm hồn và nhân cách con người Một trong những bộ môn nuôi dưỡng tâm hồn quan trọng là bô môn Ngữ Văn, qua những tác phẩm ta có thể hiểu được tâm tư nguyện vọng, tình cảm của con người bởi lời lẽ, ngôn từ, tình cảm nhà văn ở cả trong ấy
Trong bài thơ “ Bài ca xuân 61” nhà thơ Tố Hữu có viết:
“Và nói vậy : Trái tim anh đó Rất yêu thật chia ba phần tươi đỏ Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu”
Trái tim là nguồn sống của mỗi con người, để đời sống nội tâm được phong phú, thoải mái, vui vẻ ngoài tình yêu thương, lòng nhân ái, sự cảm thông và sẻ chia thì cần
có một tâm hồn lãng mạn, một chút thi vị của cuộc sống đó là thơ ca Có thả hồn bay bổng cùng thơ ca chúng ta mới có những giây phút tuyệt vời đó
- Những tồn tại và thực trạng khi chưa thực hiện đề tài:
1 Về phía giáo viên:
Tiếng Việt ta giàu và đẹp bởi sự phong phú và đa dạng về ngữ âm , thanh điệu nên ngôn ngữ dân tộc đa dạng, nhiều tầng nghĩa, nhiều khía cạnh để giúp cho việc diễn tả nội tâm được dễ dàng hơn Cũng chính vì thế việc giảng dạy của giáo viên
Trang 5cũng dễ dàng và truyền cảm hơn
Xã hội phát triển kéo theo sự phát triển của thông tin đại chúng sách báo, truyền hình, mạng Internet tạo điều kiện cho các em có dịp tiếp xúc với nhiều phương tiện hiện đại nghe nhìn , thu thập thông tin, tích lũy tri thức và nâng cao hiểu biết Đây cũng là điều kiện để việc truyền đạt kiến thức, tình cảm của tác phẩm văn học được thuận tiện hơn
2 Về phía học sinh:
Trong độ tuổi của học sinh trung học cơ sở, độ tuổi chưa ổn định về mặt tâm lí, các em thích chơi hơn thích học, thích làm người lớn nên việc học tập của các em chưa được chú trọng đặc biệt là những môn phải học thuộc bài Các em thường quan niệm rằng môn Văn không quan trọng và không cần thiết phải học bởi nó không có ích Chính vì thế khiến các em sao nhãng và không có hứng thú với môn Văn
Là trường được thành lập chưa lâu nên việc bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy hằng năm là chưa nhiều khiến cho việc lên lớp của giáo viên còn khô khan, chưa thu hút được học sinh Nhiều phòng học chưa trang bị thiết bị phục vụ cho giảng dạy (máy chiếu, tranh ảnh…)
Đa phần học sinh là con em của công nhân , nông dân nên ba mẹ phải đi làm
từ rất sớm, ít có thời gian để nhắc nhở chuyện học hành của các em, thiếu sự động viên khích lệ các em nỗ lực học tập
- Các giải pháp có thể khi thực hiện đề tài:
1 Quá trình tìm hiểu một số bài hát được phổ nhạc từ những văn bản thơ hiện đại ở Ngữ Văn 9.
Đây có thể coi là khâu khó nhất trong việc giảng dạy của tôi bởi nó không thuộc phạm trù mà tôi được lĩnh hội khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu nghề, yêu người cộng với tinh thần tự học và sáng tạo của người giáo viên, tôi đã không ngại khó, ngại tìm hiểu bằng cách học hỏi và trao đổi với đồng nghiệp ( giáo viên dạy nhạc) và tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông để biết được các bài hát phổ thơ hiện đại
Trang 6Được sự trao đổi rất nhiệt tình của đồng nghiệp tôi được nghe và cảm nhận cái hay của các tác phẩm âm nhạc, nó dễ đi vào lòng người bởi sự du dương, trầm bổng của nhạc điệu, của người thể hiện và đặc biệt hơn nữa là nó xóa đi sự nhàm chán của tiết học
Một số tác phẩm mà tôi tìm hiểu được nằm trong dòng nhạc truyền thống được các ca sĩ nổi tiếng biểu diễn như: “ Viếng lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, biểu diễn ca sĩ Thanh Thúy; Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn, biểu diễn ca sĩ Thanh Hoa ; “Lời ru trên nương” của nhạc sĩ Trần Hoàn, biểu diễn ca sĩ Rơ Chăm Pheng ; …
Nhận thấy cái hay và sức mạnh của âm nhạc to lớn như thế nên tôi quyết định thay đổi phương pháp dạy của mình bằng việc đưa âm nhạc vào trong tiết học, vạn sự khởi đầu nan bước đầu còn có nhiều khó khăn nhưng tôi quyết tâm vượt qua bởi “ đâu có việc gì khó” mà “chỉ sợ lòng không bền” mọi việc có khăn đến đâu “ đào núi
và lấp biển” chúng ta “ quyết chí ắt làm nên” Thật vậy lòng quyết tâm là điều kiện
để chiến thắng tất cả
2 Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học.
Vì điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường còn thiếu thốn
và điều kiện kinh tế cá nhân còn nhiều hạn hẹp nên việc sử dụng các phương tiện hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy học là rất khó, cái khó ló cái khôn cần phải sáng tạo để
có thế chủ động Tôi đã làm bằng cách lên mạng tải vào USB những tác phẩm âm nhạc mình đã tìm hiểu rồi dùng máy nghe nhạc loại nhỏ gọn làm phương tiện truyền tải
Đối với những tiết giáo án có sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ tôi học hỏi cách lồng ghép nhạc vào từng nội dung để giảng dạy cho linh hoạt
3 Tạo hứng thú với bài học ngay ở phần giới thiệu bài mới.
Đây là khâu quan trọng thu hút sự chú ý của học sinh tạo nền tảng khởi đầu đầy say mê, hứng khởi, kích thích sự vận động của tư duy học sinh, tích cực tìm hiểu nội dung bài học
Với bước này tôi thực hiện theo trình tự sau khi tiến hành xong hai bước lên lớp là ổn định và kiểm tra, tôi tiến hành giới thiệu bài mới bằng cách cho học sinh
Trang 7nghe một đoạn nhạc có liên quan đến bài học, rồi hỏi sơ qua về tên bài hát,phổ nhạc
từ bài thơ nào của ai, tác giả, ca sĩ thể hiện và nội dung ca khúc
Chỉ với một khâu đơn giản như vậy tôi thấy các em rất chăm chú lắng nghe và tích cực phát biểu, như vậy vô hình dung tôi đã giúp các em nhớ được tên tác phẩm thơ, tác giả và nội dung khái quát.Nghe nhạc giúp các em giảm áp lực căng thẳng sau những giây phút kiểm tra thường xuyên trên lớp, tạo sự thoải mái trong việc tiếp thu bài mới Xin mạnh dạn đơn cử ra một ví dụ khi dạy bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu – trang 128, 129 sách Ngữ Văn 9 tập 1, đây là bài thơ mở màn cho một loạt các tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 Tạo đà hứng khởi trong việc hiểu và nhớ được nội dung bài thơ, tên tác giả tôi cho học sinh nghe nhạc
để đoán biết và cảm nhận ngay ở khâu giới thiệu bài học Bài hát mà tôi cho các em nghe là bài “ Đồng chí” nhạc của Cao Minh, phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của Chính Hữu, với sự trình bày của chính tác giả với chất giọng nam trầm khiến các em rất chú
ý, một số em còn cảm nhận rất riêng vừa nghe nhạc vừa gật đầu tâm đắc
Nhà thơ Chính Hữu Tập thơ “ Đầu súng trăng treo”
Các em sau khi nghe xong cảm thấy tò mò vì không biết nội dung bài thơ có
gì đặc biệt mà lại được phổ nhạc, từ đây tôi đã kích thích khả năng tìm tòi của học sinh Sau khi nghe nhạc xong tôi tiến hành nội dung bài dạy như bình thường
4 Tiến hành lồng ghép âm nhạc vào trong quá trình dạy học.
Trang 8Sau khi giới thiệu bài mới bằng cách cho học sinh nghe nhạc để gây sự chú ý, kích thích khả năng tìm tòi, tự học thì tùy vào từng tác phẩm dài hay ngắn mà tôi tiến hành lồng ghép âm nhạc vào quá trình giảng bài
Ở khâu này tôi thực hiện bằng cách thay vì gọi học sinh đọc tác phẩm thì tôi lại cho học sinh nghe lời bài hát (từng đoạn) được phổ nhạc từ những tác phẩm thơ hiện đại Tránh được sự nhàm chán gây sự chú ý cho cả lớp đồng thời khắc phục được nhược điểm của chất giọng khi đọc diễn cảm bài thơ
Xin nêu ra ví dụ với hình thức này là bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải trang 55 – 56 trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 2 Đây là bài thơ được viết không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, yêu đất nước và ước nguyện của tác giả Qua bài thơ giúp học sinh có được những cảm xúc thực sự trước mùa xuân thiên nhiên của đất trời, mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung Với thể thơ 5 chữ ngắn gọn mượt mà tạo mạch cảm xúc cho bài thơ
đi từ sự ngây ngất say mê trước mùa xuân tươi đẹp trong trẻo của thiên nhiên tới sự
đi lên của mùa xuân đất nước và ước nguyên đóng góp sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước Từ mạch cảm xúc đó có thể chia bố cục bài thơ làm ba phần ( phần 1 gồm 1 khổ thơ đầu – vẻ đẹp mùa xuân của đất trời, phần 2 gồm 2 khổ thơ tiếp – vẻ đẹp mùa xuân của đất nước, phần 3 gồm 3 khổ thơ cuối – mùa xuân của lòng người )
Trang 9Nhà thơ Thanh Hải Một số tác phẩm của nhà thơ Thanh
Hải
Sau khi tìm hiểu phần giới thiệu chung gồm các mục: đọc, tác giả, thể thơ, mạch cảm xúc và bố cục Tôi tiến hành chuyển sang phần tìm hiểu văn bản theo mạch cảm xúc và bố cục ba phần Ở mỗi phần thay vì việc gọi một học sinh đọc lại các khổ thơ để cả lớp lắng nghe, tôi cho nghe từng đoạn nhạc của bài hát có cùng tựa
đề “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn, do ca sĩ Thanh Hoa thể hiện Bài hát này có hai đoạn với nhịp điệu khác nhau Đoạn một với giọng La thứ mang âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng trầm buồn thể hiện tình yêu thiết tha đối với đất nước bởi
sự tươi đẹp, sáng sủa, rực rỡ của mùa xuân đất trời, sự say mê đến ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân đất nước Đoạn hai với giọng La trưởng mang âm hưởng vui tươi khỏe khoắn, xôn xao, khẩn trương phù hợp với nhiệt huyết đối với cuộc sống, lòng yêu đời say mê không bao giờ thay đổi cho dù ở lứa tuổi nào thể hiện sự quyết tâm
Trang 10cao độ, lời hứa sâu sắc nguyện cống hiến cho đất nước, góp một “ mùa xuân nho nhỏ” vào mùa xuân lớn của dân tộc, của đất nước
Một bài thơ cũng được tôi áp dụng hình thức này khi giảng dạy là bài “ Viếng lăng Bác” của tác giả Viễn Phương ở trang 58 – 59 trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 2 Đây là bài thơ được sáng tác khi tác giả có dịp ra miền Bắc và vào lăng viếng
Bác Hồ khi lăng vừa khánh thành Qua bài thơ giúp học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, lòng thành kính vừa thiết tha tự hào vừa trang trọng đau xót của tác giả Với thể thơ 8 chữ, giọng thơ trang trọng tha thiết, sử dụng nhiều hình ảnh
ẩn dụ đẹp, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc cùng với mạch thơ triển khai theo dòng cảm xúc theo trình tự khi đứng trước lăng Bác, khi ở trong lăng Bác và khi rời lăng Bác
Từ mạch cảm xúc đó có thể chia bố cục bài thơ ra làm ba phần (phần 1 gồm hai khổ thơ đầu – cảm xúc trước lăng Bác, phần 2 gồm một khổ thơ tiếp – cảm xúc trong lăng Bác, phần 3 gồm một khổ thơ cuối – cảm xúc khi rời lăng bác)
Nhà thơ Viễn Phương Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đây là một tác phẩm ngắn nhưng dạt dào cảm xúc, trầm lắng và sâu nặng Do đó tôi tiến hành cho học sinh tìm hiểu bằng cách nghe bài hát có cùng tên gọi “ Viếng lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp với sự trình bày của ca sĩ Thanh Thúy Với giọng Đô thứ mang âm hưởng buồn và nhịp điệu chậm rãi phù hợp với dòng cảm xúc thành kính của tác giả của dòng người khi vào viếng lăng Bác.Cứ như vậy mỗi phần tìm