hình và Kĩ thuật dạy học hiện đại vào trong dạy học Ngữ văn 6,7” nhằm để rèn luyện và phát huy năng lực nói và nghe cho HS, từ đó hình thành ở các em những phẩm chất, năng lực của bộ môn
Trang 1để rèn luyện năng lực nói và nghe trong dạy - học Ngữ văn 6, 7 ”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn - Ngữ văn.
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Chương trình GDPT 2018, cùng với đọc, viết thì nói và nghe là một trong
những năng lực đặc thù của môn Ngữ văn Yêu cầu chung về năng lực ngôn ngữ, HS cần:
- Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái
độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận
ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ, để trình bày vấn đề một cách hiệu quả
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy thời gian qua, tôi nhận thấy:
- Về phía GV thì vẫn còn vận dụng những giải pháp truyền thống như đến tiết luyện nói và nghe thì tập trung cho các em thảo luận tại lớp rồi thực hiện tiết luyện nói đơn điệu GV cũng chưa chủ động rèn luyện năng lực nói , nghe của các em một cách thường xuyên, dẫn đến việc các em thiếu tự tin trong giao tiếp Hơn nữa, việc nói và nghe chưa có sự đánh giá cụ thể về hai phía (người nói và người nghe) cũng như chưa thường xuyên nên hiệu quả giờ nói và nghe chưa đạt hiệu quả cao
- Về phía HS: Do chưa có sự hướng dẫn cụ thể những phương pháp học mới, lại là những năm đầu cấp nên các em chưa biết cách thực hiện luyện nói, luyện nghe một cách đúng đắn nên đa số các em thiếu sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể Từ đó dẫn đến việc người nói diễn đạt chưa tốt, còn lủng củng gây khó hiểu cho người nghe Còn người nghe thì không có sự tập trung nhất định nên không nắm bắt kịp thông tin mà người nói truyền tải
Để thay đổi nhận thức và cách học của học sinh về bộ môn và đặc biệt là phát huy năng lực nói và nghe, thời gian qua, bản thân đã “Vận dụng các mô
Trang 2hình và Kĩ thuật dạy học hiện đại vào trong dạy học Ngữ văn 6,7” nhằm để rèn luyện và phát huy năng lực nói và nghe cho HS, từ đó hình thành ở các em những phẩm chất, năng lực của bộ môn hướng tới
3.2 Nội dung giải pháp:
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
- Việc “Vận dụng các mô hình và Kĩ thuật dạy học hiện đại vào dạy học Ngữ văn 6,7” ” trong dạy học phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn tại trường giúp giáo viên rút ra được một số kinh nghiệm áp dụng mô hình có hiệu quả làm tiền
đề áp dụng cho các năm học tiếp theo
- Việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giờ học Nói và nghe nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THCS, nhằm tạo ra sự hứng thú, niềm say mê yêu thích môn học và rèn kĩ năng nói – nghe tốt nhất của học sinh Qua giờ học Nói nghe phát triển năng lực cốt lõi của học sinh bao gồm cả năng lực chung và năng lực chuyên biệt Những năng lực đó là năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực, năng lực quản lý, năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực cảm thụ văn học; năng lực sử dụng công nghệ thông tin…
Chính vì vậy, áp dụng các mô hình và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt năng lực Nói và nghe để cả lớp tích cực tham gia và được thể hiện năng lực, làm thế nào cho tiếng Việt vang lên tất
cả sự giàu đẹp và nhạc điệu của nó trong giờ học Ngữ văn Từ đó giúp các em thêm yêu tiếng Việt cũng như nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày trước tập thể
3.2.2 Nội dung của giải pháp:
3.2.2.1.Tính mới, sự khác biệt của giải pháp:
- Khác với cách dạy- học ở chương trình cũ là học sinh chỉ được rèn luyện nói và nghe chủ yếu thông qua tiết luyện nói trong phần tập làm văn Còn ở giải pháp này, học sinh được rèn luyện và phát huy năng lực nói và nghe thông qua việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược, mô hình Giờ văn ngoài lớp và kết hợp với các kĩ thuật dạy học hiện đại ở tất cả các tiết học từ việc tìm hiểu tri thức văn học đến Thực hành tiếng Việt và cả trong phần Viết, Nói và nghe (phân môn tập làm văn)
- Vai trò của giáo viên : Giáo nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện và đánh giá sản phẩm đạt được theo tiêu chí đề ra (thông qua bảng kiểm)
- Học sinh thực hiện nói - nghe và biết đánh giá theo theo chí chứ không
Trang 3theo cảm tính.
3.2.2.2.Cách thực hiện của giải pháp
Giải pháp 1: Vận dụng mô hình lớp học đảo ngược để vừa hình thành kiến thức mới vừa rèn luyện năng lực nói và nghe:
Trang 4Để thực hiện được giải pháp này, giáo viên cần phổ biến, hướng dẫn cho
Hs hiểu được cách học theo mô hình đảo ngược Việc này được giáo viên thực hiện ngay từ những tiết đầu tiên của tiết Ngữ văn khối 6 Sau đó, giáo viên tiến hành chia nhóm cố định và tập cho học sinh thực hiện từng bước một để các em quen dần với cách học
Tùy vào nội dung bài học mà giáo viên có thể cho các em đảo ngược không gian lớp học hay đảo ngược vị trí người học Dù đảo ngược phương diện nào thì học sinh cũng sẽ phải thực hiện hoàn thành các phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên và trình bày trước lớp Tại lớp,việc nói và nghe được tiến hành: một nhóm trình bày, các nhóm còn lại lắng nghe Yêu cầu: Người nói phải nói rõ ràng, dễ hiểu, đúng trọng tâm; người nghe phải nắm bắt được nội dung ý người nói, sau đó phản hồi bằng những nhận xét, những câu hỏi về những vấn
đề mà mình chưa rõ để nhóm trình bày giải trình
Như vậy thông qua hoạt động này, các em đã rèn luyện, phát huy được năng lực nói và nghe trong quá trình tìm hiểu tri thức
Giải pháp 2: Vận dụng mô hình Giờ văn ngoài lớp để phát huy năng lực nói
và nghe.
Giờ văn ngoài lớp được thực hiện dưới nhiều hình thức như: dạy học theo
dự án, thực hiện giờ đọc sách, tham gia vào cộng đồng học tập trên Facebook, sân khấu hóa, Nhưng để các em rèn luyện và phát huy được năng lực nói và nghe thì giáo viên thường chọn hình thức sân khấu hóa và hoạt động giáo dục như thi hùng biện, thực hiện trải nghiệm giới thiệu sách, giới thiệu cách thực hiện trò chơi dân gian, Ví dụ như trong khi dạy Ngữ văn 6, tiết ôn tập bài 2, giáo viên tổ chức cho các nhóm trong lớp hóa thân vào nhân vật kể lại câu chuyện cổ tích mà mình thích Mỗi nhóm đều thực hiện hóa thân theo sự phân vai cụ thể, diễn, nhận xét, phản biện, rút kinh nghiệm Hoặc ở khối 7, giáo viên giao nhiệm vụ mỗi nhóm đọc một quyển sách trong một tuần Sau tuần đó, giáo viên cho mỗi nhóm thực hiện cuộc thi Giới thiệu sách Các nhóm lần lượt giới
Trang 5thiệu và đặt câu hỏi với nhau để có cơ hội đọc sách được nhiều hơn.Yêu cầu các nhóm khi giới thiệu phải rõ ràng, dễ hiểu; các nhóm nghe chú ý để trả lời các câu hỏi mà nhóm giới thiệu đặt ra
Thông qua giờ văn ngoài lớp, ngoài việc rèn luyện năng lực ngôn ngữ cho học sinh, giáo viên còn phát hiện được năng khiếu của các em để định hướng bồi dưỡng
Giải pháp 3: Vận dụng kĩ thuật phân tích phim Video để rèn luyện năng lực nói và nghe:
Việc vận dụng kĩ năng phân tích phim video thường được sử dụng trong hoạt động khởi động ở các tiết tìm hiểu văn bản hoặc các tiết Nói và nghe giáo viên cho học sinh xem một đoạn phim hoạt hình hoặc một đoạn phóng sự có nội dung liên quan đến bài học Học sinh khi xem video phải tập trung vì sau mỗi đoạn clip đó giáo viên đều đưa ra những câu hỏi liên quan, có khi là tóm tắt nội dung đoạn phim/ phóng sự, khi là bài học rút ra từ câu chuyện trong phim
Trang 6Ví dụ khi dạy tiết Nói và Nghe bài 3 Ngữ văn 7: Tóm tắt ý chính do người khác trình bày, giáo viên cho học sinh xem một đoạn phóng sự về ô nhiễm môi
trường, yêu cầu học sinh quan sát, nghe và sau đó tóm tắt lại nội dung chính của phóng sự bằng lời văn của mình Các nhóm thực hành tóm tắt, nhận xét và phản biện với nhau về nội dung đoạn phóng sự vừa xem
Giải pháp 4: Sử dụng hình ảnh để rèn luyện năng lực nói và nghe:
Hình ảnh thường được giáo viên vận dụng vào hoạt động Trải nghiệm cùng văn bản Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh để tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình Đây là hoạt động giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, vừa rèn luyện năng lực nói và nghe trong quá trình tóm tắt
Trang 7Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa.
Việc kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa được thực hiện lồng ghép cùng các giải pháp khác trong quá trình thực hiện
- Học sinh tự kiểm tra và chỉnh sửa bản thân như:
+ Người nói kiểm tra: So với yêu cầu của người nói, em đã đạt được những điều gì? Em cần thay đổi điều gì trong bài nói đó?
+ Người nghe: So với yêu cầu của người nghe, em đã đạt được những gì?
Em thấy bài kể của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá, chỉnh sửa cho cả người nói và người nghe
- Khung tự đánh giá của người nói và người nghe trong mỗi tiết nói và nghe (ở khung mẫu này, giáo viên có thể chỉnh sửa các tiêu chí dựa trên yêu cầu của tiết học, bài học đó)
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nói:
1 Bài nói có đủ các phần mở đầu, nội
dung, kết thúc
2 Người nói trình bày chi tiết nội
dung bài nói
3 Nội dung bài nói được sắp xếp theo
trình tự logic
4 Người kể thể hiện cảm xúc, giọng
kể, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ phù
hợp với nội dung được kể
5 Thái độ cầu thị với những ý kiến
đóng góp của người nghe
* Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe
1 Nắm và hiểu được nội dung chính
của bài nói
2 Đưa ra được những nhận xét được
về ưu điểm, yếu tố sáng tạo trong bài
nói của bạn hay điểm hạn chế của
bạn
Trang 83 Thái độ chú ý tôn trọng, nghiêm
túc, động viên khi nghe bạn kể
chuyện
Tùy vào nội dung bài mà bảng kiểm sẽ có sự điều chỉnh nội dung cho phù hợp
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Đối tượng của giải pháp:
+ Áp dụng cho tất cả các phân môn của môn Ngữ văn các khối lớp.
+ Giáo viên bộ môn Ngữ văn và các bộ môn khác đều có thể vận dụng
được giải pháp này
- Phạm vi áp dụng: Có thể áp dụng cho các giáo viên đang giảng dạy ở
các trường Trung học cơ sở trong tỉnh Bến Tre.
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:
Chúng tôi đã thực hiện những giải pháp trên trong năm học 2021 – 2022
và năm học này đối với học sinh lớp 6, lớp 7 trường THCS mà chúng tôi đang dạy Bước đầu thực hiện chúng tôi đã đạt được những kết quả nhất định như:
a Đối với giáo viên:
- Có thêm những giải pháp cụ thể khi tiếp cận, thực hiện các tiết Nói và nghe
- Tạo được bầu không khí lớp học trở nên sôi nổi, các thành viên trong lớp có điều kiện giao tiếp, tìm hiểu và tăng thêm mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong lớp học; phát hiện bồi dưỡng cho những Hs có năng khiếu; rèn luyện thêm cho những HS còn hạn chế về kĩ năng nói và nghe
b Đối với học sinh:
- Các em Hs tự tin, mạnh dạn và nói lưu loát hơn trước tập thể
- Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ về cách dùng từ, diễn đạt không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn tiến bộ về cách diễn đạt ở các môn học khác
- Phát huy tối đa tính tích cực của chủ thể HS Phát huy thế mạnh của hoạt động cặp đôi, nhóm, tổ Phát huy tinh thần đoàn kết, học tập lẫn nhau
- Các em phần nào đáp ứng được chương trình sách giáo khoa mới
* Những kết quả này được chúng tôi tổng hợp lại qua bảng khảo sát sau:
- Thời gian khảo sát: từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 12 năm 2022
- Hình thức: phát phiếu khảo sát
- Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 75 học sinh
Trang 9Câu hỏi
Trả lời
“có”
Trả lời
1 Việc học kiến thức mới ở
nhà theo mô hình “Lớp học
đảo ngược”, “Giờ văn ngoài
lớp”; qua video bài giảng,
phiếu học tập… có giúp em
có khả năng tự học, giải
quyết vấn đề, ứng dụng công
nghệ thông tin… không?
Vì các bài học kiến thức tương đối dễ, video bài giảng sinh động,
dễ hiểu, có thể học được nhiều lần…
2 Qua cách học theo mô
hình mà cô hướng dẫn, các
em có gặp khó khăn trong
rèn luyện nói và nghe không?
20 26,7% 55 73,3
%
Việc làm này giúp các em dễ tiếp nhận và nắm vững kiến thức hơn
3 Em có gặp khó khăn khi tự
Đôi khi gặp khó khăn khi vào mạng internet để học, nhưng khắc phục được
4 Học theo mô hình cô
hướng dẫn, em có gặp khó
khăn khi làm bài tập không?
Vì sao?
Vì khi làm bài tập đã có cô giáo và các bạn
hỗ trợ
5 Em có muốn học theo mô
hình mà cô đã hướng dẫn các
em học trong năm học này
không?
Như vậy, việc “Vận dụng các mô hình, kĩ thuật dạy học hiện đại để rèn luyện năng lực nói và nghe trong dạy - học Ngữ văn 6, 7 ”sẽ giúp nâng
cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời tạo ra thói quen học hợp tác ở người học, những thái độ và kỹ năng không thể thiếu đối với người công dân tương lai, cho dù ở trong hoàn cảnh văn hoá xã hội nào
Trang 1010 Với môn Ngữ văn, việc áp dụng giải pháp này đối với các bài học phù hợp sẽ tạo được hiệu quả cao trong dạy học, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời
.5 Tài liệu kèm theo: Không.
Trang 11b Đối với học sinh:
- Các em Hs tự tin, mạnh dạn và nói lưu loát hơn trước tập thể
- Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ về cách dùng từ, diễn đạt không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn tiến bộ về cách diễn đạt ở các môn học khác
- Phát huy tối đa tính tích cực của chủ thể HS Phát huy thế mạnh của hoạt động cặp đôi, nhóm, tổ Phát huy tinh thần đoàn kết, học tập lẫn nhau
- Các em phần nào đáp ứng được chương trình sách giáo khoa mới
* Những kết quả này được chúng tôi tổng hợp lại qua bảng khảo sát sau:
- Thời gian khảo sát: từ ngày 25 đến ngày 29 tháng 12 năm 2022
- Hình thức: phát phiếu khảo sát
- Số lượng học sinh tham gia khảo sát: 75 học sinh
Câu hỏi
Trả lời
“có”
Trả lời
1 Việc học kiến thức mới ở
nhà theo mô hình “Lớp học
đảo ngược”, “Giờ văn ngoài
lớp”; qua video bài giảng,
phiếu học tập… có giúp em
có khả năng tự học, giải
quyết vấn đề, ứng dụng công
nghệ thông tin… không?
Vì các bài học kiến thức tương đối dễ, video bài giảng sinh động,
dễ hiểu, có thể học được nhiều lần…
2 Qua cách học theo mô 20 26,7% 55 73,3 Việc làm này
Trang 12hình mà cô hướng dẫn, các
em có gặp khó khăn trong
giúp các em dễ tiếp nhận và nắm vững kiến thức hơn
3 Em có gặp khó khăn khi tự
Đôi khi gặp khó khăn khi vào mạng internet để học, nhưng khắc phục được
4 Học theo mô hình cô
hướng dẫn, em có gặp khó
khăn khi làm bài tập không?
Vì sao?
Vì khi làm bài tập đã có cô giáo và các bạn
hỗ trợ
5 Em có muốn học theo mô
hình mà cô đã hướng dẫn các
em học trong năm học này
không?
Như vậy, việc “Vận dụng các mô hình, kĩ thuật dạy học hiện đại để rèn luyện năng lực nói và nghe trong dạy - học Ngữ văn 6, 7 ”sẽ giúp nâng
cao ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập và đồng thời tạo ra thói quen học hợp tác ở người học, những thái độ và kỹ năng không thể thiếu đối với người công dân tương lai, cho dù ở trong hoàn cảnh văn hoá xã hội nào
Với môn Ngữ văn, việc áp dụng giải pháp này đối với các bài học phù hợp sẽ tạo được hiệu quả cao trong dạy học, đáp ứng yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời
.5 Tài liệu kèm theo: Không.