1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm thơ

17 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Biện Pháp Rèn Kỹ Năng Làm Văn Nghị Luận Về Thơ
Trường học Trường THCS TT
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2020 - 2021
Thành phố Mang Thít
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 45,24 KB

Nội dung

Lí do chọn biện pháp Nghị luận về thơ bài thơ/đoạn thơ là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẫm mĩ, tư d

Trang 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ THƠ

MỤC LỤC

3 THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN

PHÁP

3

1 LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP

2 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

3 MỤC ĐÍCH CỦA BIỆN PHÁP

4

1 NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ THỰC HIỆN

2 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC

HIỆN

5

1 NHỮNG BÀI KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA

TỪ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP

2 NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT TRIỂN

KHAI, ỨNG DỤNG CÁC BIỆN PHÁP VÀO

THỰC TIỄN

16

Trang 2

Phần MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn biện pháp

Nghị luận về thơ (bài thơ/đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẫm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết Cấu trúc trong đề thi có đề nghị luận văn học, trong đó có nghị luận truyện hoặc nghị luận thơ Nó chiếm 50% tổng điểm bài thi

Tình hình thực tế trong những năm qua của trường THCS

TT , đa số học sinh lớp 9 tôi trực tiếp giảng dạy,các em còn non yếu trong kỹ năng làm văn nghị luận thơ hơn so với nghị luận truyện Bên cạnh đó, dung lượng bài ôn tuyển sinh 10 giới hạn các văn bản nghị luận thơ chiếm tỉ lệ nhiều hơn các văn bản truyện Vì vậy, viết bài văn nghị luận thơ làm sao cho đúng yêu cầu, có mạch cảm xúc, bám sát đề bài… là điều giáo viên trăn trở, tìm ra giải pháp giúp đỡ các em học sinh Đặc biệt

là làm văn nghị luận thơ thi tuyển sinh 10

Với số liệu thống kê chưa áp dụng giải pháp qua năm học 2020

-2021 tôi thực dạy Tuyển sinh 10 như sau:

lớp 9

Năm học

22,

45,

31, 4

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học Tuyển sinh 10 môn Ngữ văn? Sau đây tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm bản thân áp

dụng trong giảng dạy Đó cũng là lí do tôi chọn giải pháp “Rèn kỹ năng làm văn Nghị luận về thơ”.

2 Phạm vi và đối tượng thực hiện.

- Phạm vi: Áp dụng trong môn Ngữ văn 9 trường THCS và một số trường bạn trong huyện Mang Thít

- Đối tượng: Học sinh lớp 9

3 Mục đích của biện pháp

Trang 3

Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận thơ giúp các em có kỹ năng làm văn thành thạo, nhuần nhuyễn, đảm bảo yêu cầu đề bài, có mạch cảm xúc, tăng sức thuyết phục Học sinh xử lí đề linh hoạt, thao tác làm bài thành thạo, đạt chất lượng cao trong thi tuyển sinh 10 nhằm nâng cao điểm

số, giúp học sinh đậu vào trường đúng nguyện vọng

Trang 4

Phần NỘI DUNG

1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện

Nghị luận về thơ là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ cá nhân, là những lí lẽ để đánh giá phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vục văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả Đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm ý kiến cá nhân của mình Đó là một quá trình sử dụng những thao tác làm văn sao cho làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật và liên tưởng sâu sắc của người viết

Để rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận thơ hiệu quả, đạt chất lượng

cao, tôi tiến hành biện pháp “Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận thơ”

cụ thể như sau:

1.1 Biện pháp thực hiện

1.1.1 Kế hoạch thực hiện

- Giáo viên có kết quả khảo sát của hai năm học ôn Tuyển sinh gần nhất đã dạy, tìm hiểu nguyên nhân học sinh làm bài văn nghị luận thơ chưa đạt điểm cao và rút kinh nghiệm cho quá trình ôn tuyển sinh năm học sau

- Tiếp đến giáo viên cần thống kê số lượng học sinh ôn thi Tuyển sinh lớp 10 trong năm học hiện tại Có sự khảo sát năng lực học sinh thông qua kiểm tra thử dạng làm văn nghị luận thơ, sau đó chấm trả bài kiểm tra thử và phân luồng học sinh Giỏi, Khá, Trung bình

- Lập danh sách học sinh làm kiểm tra thử có điểm Giỏi, Khá, Trung bình để tìm ra nguyên nhân học sinh làm văn nghị luận thơ chưa đạt yêu cầu: lười học bài thơ vì quá dài, thiếu cảm xúc, thiếu dẫn chứng, nghệ thuật, bình giảng thơ dường như bài làm văn chỉ diễn xuôi Đồng thời, mời học sinh làm văn nghị luận thơ khá giỏi chia sẻ kinh nghiệm cho cả lớp, cũng như các bài tập làm văn của mình cho các bạn tham khảo, học hỏi

- Giáo viên soạn đề cương Ôn tuyển sinh cho HS hẳn hoi dưới dạng keo kiến thức ôn tập chứ không phải dạy lại bài mới Đề cương có sự phân luồng cụ thể: Giỏi, Khá, Trung bình, nhằm giúp các em phát huy hết năng lực học môn Ngữ văn

Trang 5

- Học sinh phải nắm vững kiến thức Tiếng Việt: các biện pháp tu từ,

từ loại điều này giúp học sinh vận dụng làm văn tốt, tránh diễn xuôi Và tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, năm tác phẩm ra đời Cần nắm vững kiến thức cơ bản bắt buột là đặc điểm thơ (thể thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ tính thẩm mĩ trong tác phẩm)

- Quan trọng nữa các em phải nắm chắc phương pháp cách làm văn nghị luận thơ đã được học trong chương trình

- Học sinh phải có kỹ năng linh hoạt trong khâu phân chia thời gian làm văn hợp lí, cân đối, đảm bảo thời gian để viết bài văn hoàn chỉnh Cố gắng tận dụng hết thời gian được phép, tránh làm bài xong quá sớm hoặc không đủ thời gian khiến bài làm dang dở Tránh tập trung quá nhiều vào bài làm văn mà bỏ qua các yêu cầu đọc hiểu hay viết đoạn nghị luận xã hội kẻo ảnh hưởng đến chất lượng bài thi Học sinh phải hiểu rõ số điểm bài làm văn chiếm tỉ lệ cao nhất (đến tận 5 điểm) nhưng chỉ tập trung làm bài văn nghị luận cũng chưa đủ yêu cầu điểm trên trung bình

- Hướng dẫn các em phương pháp học bài ở nhà có hiệu quả và kiểm tra bài các em bằng cách phát phiếu học tập (cách này tránh mất thời gian ở lớp) Bên cạnh đó, hướng dẫn các em học nhóm cùng bạn hoặc giáo viên kiểm tra bài ngoài giờ chính khóa với những em trung bình lười học (phải

có sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh) Lưu ý khâu kiểm tra bài không gây áp lực cho các em, phải tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng, hứng khởi Bởi vì khâu thuộc bài tốt nắm kiến thức lõi mới giúp các

em thực hiện bài làm văn nghị luận thơ tốt nhất

1.1.2 Tiến trình thực hiện các bước viết bài văn nghị luận thơ

Hướng dẫn học sinh thực hiện từng thao tác làm văn nghị luận thơ hiệu quả, đạt điểm số cao trong kì thi:

Bước 1: Tìm hiểu đề (định hướng đề là khâu quan trọng, tránh viết

sai thể loại, lạc đề)

Đọc kĩ đề văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ ít nhất 3- 5 lần để xác định yêu cầu nghị luận, lập dàn ý Chú ý với dạng đề nổi thì học sinh dễ dàng nhận biết được trên câu chữ, chỉ cần gạch chân các từ khóa để thực hiện bài viết Đối với đề chìm thì học sinh cần nghiên cứu kĩ nội dung ẩn ý của tác phẩm, dụng ý của tác giả, chủ đề tác phẩm mà xác định mục tiêu bài

Trang 6

(tuy nhiên thông thường đề thi tuyển sinh, phần yêu cầu làm văn đa phần cho dạng đề nổi)

- Thể loại

- Nội dung

- Giới hạn phạm vi tư liệu

- Yêu cầu phụ (nếu có)

Lưu ý: Có 4 dạng đề nghị luận văn học thường gặp:

- Dạng 1: Phân tích/Cảm nhận (dạng đề cơ bản nhất)

VD: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính lái xe trong ba khổ

thơ cuối thi phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)

- Dạng 2: Chứng minh nhận định (dạng đề hay gặp trong đề thi học

sinh giỏi, thi chuyên)

VD: Qua bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, hãy làm sáng tỏ ý kiến:

“Sang thu của Hữu Thỉnh không chỉ có hình ảnh đất trời nên thơ mà còn

có hình tượng con người trước những biến chuyển của cuộc đời ở thời khắc giao mùa”

- Dạng 3: So sánh văn học.

VD: So sánh hình ảnh người lính cách mạng ở bài thơ “Đồng chí”

(Chính Hữu) và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)

- Dạng 4: Liên hệ.

VD: Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai muoi

Trang 7

Dù là khi tóc bạc

Từ đó liên hệ với tinh thần cống hiến của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long) để làm rõ vẻ đẹp của những con người cống hiến tự nguyện và lặng lẽ cho cuộc đời chung

Lưu ý: Dạng 1 là dạng cơ bản nhất, là tiền đề để làm được tất cả các dạng còn lại, cũng là dạng đề thi vào lớp 10 Bởi vậy, những phương pháp dưới đây sẽ tập trung giúp học sinh làm thành thạo dạng

1 (dạng đề phân tích, cảm nhận).

Bước 2: Phân tích đề.

- Gạch chân vào đề những từ khóa

- Vấn đề nghị luận: đề bài yêu cầu làm rõ điều gì? (thường nằm sau chữ “về ”, “cảm nhận của em về…”, “ phân tích về…”)

- Phạm vi phân tích: những khổ thơ nào, đoạn trích nào, nhân vật nào… cần phân tích

Mục đích của bước làm này:

- Để xác định những gì cần nêu trong Mở bài và Kết bài.

- Định hướng hệ thống luận điểm trong Thân bài.

- Xác định được những từ khóa cần nhắc lại nhiều lần trong quá trình viết (những từ chủ đề trong vấn đề nghị luận).

Bước 3: Lập ý

Cách làm:

Dàn ý cơ bản của dạng đề phân tích:

Mở bài Dẫn dắt + Đặt vấn đề

Thân bài Luận điểm 1: Khái quát

Luận điểm 2: Phân tích, làm sáng tỏ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

- Luận điểm phụ 1:

- Luận điểm phụ 2:

Trang 8

- Luận điểm phụ:

Luận điểm 3: Đánh giá vấn đề

Liên hệ, đánh giá.

Trình bày yêu cầu phụ (nếu có)

Kết bài Khẳng định lại vấn đề + Cảm nhận của bản thân

Ở bước này cần ghi nhanh ra nháp hoặc gạch vào đề những luận điểm trong

* Cụ thể hóa: Thực hiện nhiệm vụ phần THÂN BÀI:

Trong quá trình phân tích, trình tự có thể thay đổi theo dụng ý riêng của học sinh và không nhất thiết đoạn nào cũng dựng như dàn ý mẫu mà học sinh có thể có biến hóa linh động

+ Luận điểm 1: Khái quát

- Tác giả: Cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác (những thông tin chưa nêu ở mở bài)

- Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác, đặc biệt nghị luận thơ thì khái quát thêm về mạch cảm xúc

- Vấn đề nghị luận: nội dung chính, trọng tâm đề yêu cầu

+ Luận điểm 2: Phân tích, cảm nhận (dựa vào vấn đề nghị luận và phạm vi phân tích để xây dựng hệ thống luận cứ Trả lời những câu hỏi

từ khái quát đến cụ thể để lập ý, huy động kiến thức nền đã được học):

Câu hỏi 1: Khái quát:

- Vấn đề nghị luận được thể hiện với những đặc điểm chính nào?

- Phạm vi phân tích được chia thành mấy phần?

- Nội dung chính của từng phần là gì? Từ đó lập ra các luận cứ

Câu hỏi 2: Cụ thể: Chia ra từng luận điểm phụ tương ứng với từng khổ thơ, tuy nhiên tùy theo nội dung có thể chia bố cục bài phân tích thơ theo cách cắt ngang hoặc bổ dọc

- Trong mỗi luận điểm phụ có các ý nhỏ nào?

- Trong mỗi luận điểm phụ, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ

Trang 9

thuật nào? Tác dụng là gì?

- Các hình ảnh có ý nghĩa như thế nào? Nếu là truyện thơ/nhân vật thì có những nét tính cách gì, suy nghĩ, hành động ra sao? Từ đó lập ra các ý nhỏ trong mỗi luận cứ

- Đánh dấu vào những ý muốn liên hệ mở rộng hoặc đi sâu phân tích

+ Luận điểm 3: Đánh giá

- Đặc sắc nội dung, nghệ thuật của vấn đề nghị luận

- Tài năng, tấm lòng của tác giả dành cho tác phẩm

- Liên hệ bản thân (nếu có)

* Mục đích của bước làm này

- Giúp học sinh xây dựng được hệ thống luận điểm chặt chẽ, khi viết không bị thiếu ý, thừa ý, quên ý.

- Làm chủ thời gian khi viết, chủ động phân bố thời gian để hoàn thành bài.

Lưu ý: Tùy vào khả năng làm chủ kiến thức mà bước 2 này các em

có thể làm một cách cụ thể hay khái quát

+ Nếu đã nắm chắc kiến thức rồi thì chỉ cần ghi lại những ý chính.

+ Nếu chưa nắm chắc kiến thức thì cần ghi chi tiết hơn nội dung của từng ý.

+ Chỉ ghi những từ khóa chính, không ghi cả câu dài dòng gây mất thời gian.

Bước 4 Viết bài

- Trình tự viết: Viết lần lượt từng phần mở bài, thân bài, kết bài, theo dàn ý cơ bản đã nêu ở bước 2

- Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng cách lập luận hợp lí, sử

dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận

- Cần bám vào dàn ý đã xây dựng, theo bố cục và nhiệm vụ cụ thể của từng phần

- Giáo viên hướng dẫn cách viết đoạn văn triển khai luận điểm theo cách diễn dịch, qui nạp… (viết đoạn Tổng - Phân - Hợp)

Trang 10

- Sử dụng từ nối hoặc câu nối để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn nhằm tạo sự mạch lạc cho văn bản

- Hướng dẫn cách đưa và phân tích dẫn chứng: đưa dẫn chứng bằng cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngữ, câu… trong văn bản sau đó phân tích những ý nổi bật nhất phục vụ cho việc làm sáng tỏ luận điểm

- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, chính tả, đặc biệt cần rèn khả năng tư duy sáng tạo, cách tổng hợp khái quát vấn đề

- Lần lượt hướng dẫn học sinh viết đoạn mở bài, các đoạn phần thân bài và đoạn kết bài

Bài làm văn nghị luận thơ của học sinh có nhiều mức độ khác nhau: Giỏi, khá, trung bình, yếu Tuy nhiên, bài làm của học sinh ở mức trung bình – yếu còn non nớt, thiếu chiều sâu Vì vậy, bài làm của các em ở mức này phải làm bật vấn đề nghị luận và luận điểm trong từng bài rõ ràng, chính xác, có mạch cảm xúc, bám chuẩn kiến thức trọng tâm

Bước 5: Đọc, kiểm tra lại bài viết

- Chú ý đọc lại những câu mở đoạn, kết đoạn xem đã viết đúng, rõ ràng chưa

- Rà soát lỗi chính tả trong bài làm văn

- Nếu có lỗi cần sửa thì gạch đi sửa lại thật sạch sẽ

c Hoàn thành sản phẩm

Học sinh hoàn thành sản phẩm, giáo viên thu sản phẩm về nhà đánh giá

d Đánh giá sản phẩm.

- Giáo viên mang sản phẩm về nhà đánh giá từng bài làm văn nghị luận thơ cho học sinh, nhất định đánh giá từng sản phẩm các em Phải đánh giá từng lỗi sai về nội dung lẫn hình thức, phát huy cái hay khắc phục điểm yếu

- Tiết trả bài tập làm văn, học sinh trình bày sản phẩm trước lớp, chọn ít nhất ba sản phẩm ở 4 mức độ:Đạt mức độ cao, đạt mức độ khá, đạt mức độ trung bình và chưa đạt Sau đó học sinh rút kinh nghiệm cho bản thân Giáo viên nhận xét đánh giá về khả năng cảm thụ riêng từng học sinh, rút

ra ưu khuyết điểm, khích lệ khả năng tiến bộ cho các em tại lớp Từ đó rút

ra kinh nghiệm về kỹ năng làm văn nghị luận thơ

Trang 11

- Bên cạnh đó, giáo viên hướng dẫn học sinh cách bài làm của các

em lần đầu so với nhiều lần sau đó có sự tiến bộ

- Giáo viên là người chốt lại nội dung cảm thụ (tác giả, nội dung, mạch cảm xúc, nghệ thuật ) Giáo viên giời thiệu một số đoạn văn hay để học sinh nâng cao khả năng nghị luận về thơ cho học sinh

- Sau cùng, giáo viên hệ thống các bài làm hay của học sinh đã chỉnh sửa, để góc thư viện lớp cho các em cùng nhau tham khảo, học tập cái hay

để hoàn thiện bài làm của mình trong kì thi Tuyển sinh

- Mở ra một góc thư viện nhỏ (ở lớp/ zalo nhóm/facebook/ gmail ), tập hợp bài văn hay của học sinh do tôi phụ trách để học sinh tham khảo

1.2 Ví dụ minh họa giải pháp

Đề bài: Cảm nhận của em về tình cảm của tác giả Viễn Phương thể hiện trong hai khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”.

1.2.1 Kế hoạch thực hiện

- Kiểm tra kiến thức nền của học sinh qua đề cương đã cho

- Phân luồng đối tượng học sinh, chia nhóm phù hợp năng lực

1.2.2 Tiến trình thực hiện các bước làm văn nghị luận thơ.

* Bước 1: Đọc đề và xác định yêu cầu đề.

* Bước 2: Phân tích đề (lần lượt gạch chân từ khóa).

- Vấn đề nghị luận: Tình cảm của tác giả Viễn Phương

- Phạm vi phân tích: Hai khổ thơ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác”

- Nội dung chính của từng phần: Cảm xúc của nhà thơ khi đến viếng lăng Bác và tấm lòng tiếc thương, thành kính khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác

Trang 12

* Bước 3: Lập ý (lần lượt dựa trên các thao tác thực hiện).

Luận điểm 1: Khái quát.

- Viễn Phương:

+ cây bút tiêu biểu của nền văn nghệ kháng chiến

+ chất thơ mộc mạc, giản dị, chân thành, giàu cảm xúc, tình cảm và lòng biết ơn đối với quê hương, đất nước

- “ Viếng lăng Bác ”:

+ 1976, Nhà thơ ra thăm lăng Bác, Sau khi nước nhà thống nhất

+ Bài thơ thể hiện tấm lòng, tình cảm, sự thành kính, biết ơn đối với Bác

+ 2 khổ đầu: tình cảm của tác giả khi đến lăng và khi cùng dòng người vào lăng viếng Bác

Luận điểm 2: Phân tích, cảm nhận

Đối với đề bài cho có 2 đoạn/khổ thơ - mỗi khổ một luận điểm phụ Trong mỗi luận điểm phụ có biện pháp nghệ thuật riêng Cụ thể như sau:

- Luận điểm phụ 1: Niềm xúc động, tình cảm thân thương, kính

trọng khi đến lăng Bác (khổ 1)

+ xưng hô “con” - “Bác” + “miền Nam” => tình cảm kính yêu, trìu mến, thiêng liêng (liên hệ về cách xưng hô đặc biệt giữ nhân dân và Chủ tịch HCM)

+ “thăm” => nói giảm nói tránh

+ hàng tre:

tả thực: khung cảnh ngoài lăng

ẩn dụ: con người VN kiên cường, bền bỉ trước “bão táp mưa sa” Ôi! => câu cảm thán bộc lộ trực tiếp cảm xúc

- Luận điểm phụ 2: Tấm lòng thành kính, tiếc thương khi cùng dòng

người vào lăng viếng Bác (khổ 2)

+ Nghệ thuật sóng đôi, ẩn dụ: “mặt trời đi qua trên lăng” + “mặt trời trong lăng”

Ngày đăng: 08/11/2023, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w