1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an

56 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đi Thực Tế Doanh Nghiệp
Tác giả Phạm Thanh Tùng, Nguyễn Anh Tuấn, Võ Đức Tín, Nguyễn Hoàng An Khang
Người hướng dẫn Ths Nguyễn Văn Sang
Trường học Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện, Điện Tử
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đồng Nai
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY (12)
    • 1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY (0)
    • 2. CHIẾN LƯỢC VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY (0)
    • 3. NHỮNG TÁC ĐỘNG XẤU LÀM ẢNH HƯỞNG TỚI HỆ SINH THÁI VÀ LÒNG HỒ CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRỊ AN (0)
    • 4. ƯU ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NHÀ MÁY (0)
  • CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN HẠNG MỤC CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRỊ AN (0)
    • 2.1.1 LỐP BIAS & RADIAL LÀ GÌ? (12)
    • 2.1.2 PHÂN LOẠI RADIAL (13)
    • 2.1.3 TÍNH NĂNG ƯU VIỆT RADIAL TOÀN THÉP (13)
    • 2.2.1 GIỚI THIỆU TỔNG THỂ (14)
    • 2.2.2 CẤU TRÚC LỐP XE (16)
    • 2.2.3 MẶT CẮT CỦA LỐP XE (20)
    • 2.2.4 YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT LỐP XE (20)
  • CHƯƠNG III: QUY TRÌNH ÉP ĐÙN – CÁN TRÁNG – CẮT VẢI (21)
  • CHƯƠNG IV: MÁY MÓC THIẾT BỊ (41)
    • 4.1.1 CHỨC NĂNG (42)
    • 4.1.2 CẤU TẠO (42)
    • 4.1.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (42)
    • 4.2.1 CHỨC NĂNG (43)
    • 4.2.2 CẤU TẠO (43)
    • 4.2.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (43)
    • 4.3.1 CHỨC NĂNG (43)
    • 4.3.2 CẤU TẠO (43)
    • 4.3.3 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG (43)
  • CHƯƠNG V:CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CỦA CÔNG TY (44)
    • 5.1.1 TIỀN LƯƠNG (44)
    • 5.4 MƯỜI SÁU ĐIỀU CẤM LỆNH TRONG SẢN XUẤT (45)
  • CHƯƠNG VI:QUÁ TRÌNH THỰC TÂP TẠI CÔNG TY (48)
    • 6.1.1 Một tháng đầu (48)
    • 6.1.2 Hai tháng cuối (48)
    • 6.3.1 THAY ĐỔI TỦ ĐIỆN MỚI (49)
  • KẾT LUẬN (56)

Nội dung

Suốt quá trình thực tập, ngoài sự nỗlực, cố gắng của từng thành viên trong nhóm, chúng em còn nhận được sự hỗ trợ quýbáu từ Ban giám đốc, Bộ phận nhân sự, Trung tâm kỹ thuật tại Công ty

GIỚI THIỆU CÔNG TY

ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH VÀ CÁC BỘ PHẬN HẠNG MỤC CỦA NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN TRỊ AN

LỐP BIAS & RADIAL LÀ GÌ?

Lốp Bias là lốp có cấu trúc các lốp belt đan chéo nhau và góc độ nhỏ hơn 90 độ so với vải mành.

Hình 2 1.1: Lớp Bias Hình 2.1.2: Lốp Radial

Lốp Radial là lốp có vải mành thân lốp sắp xếp theo hường vuông góc với nhau, đói xứng qua trung tâm từ tanh qua tanh và các lốp belt sắp xếp theo hướng vuông góc

Sự phát minh về lốp xe Radial mới không có nhiều khác biệt về cấu trúc Bias nhưng nó được cho là một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp sản xuất lốp xe khi nâng cao tuổi thọ, hiệu suất của lốp xe và tiết kiệm nhiên liệu.

PHÂN LOẠI RADIAL

Lốp xe Radial toàn thép: Trong lốp Radial, các thành phần như thân lốp, belt, vải bọc gót đều được làm bằng thép thì được gọi là lốp radial toàn thép Nó bao gồm các thành phần chính như mặt lốp, hông lốp, thân lốp, tanh lốp, màng nội bộ, vải bọc gót, su đệm

Lốp xe Radial bán thép: cũng như Radial toàn thép nhưng chỉ có một số bộ phần làm bằng thép.

Lốp xe toàn sợi: Các bộ phận lốp xe làm bằng sợi Trong những năm gần đây,Radial toàn sơi không có nhiều tiềm năng trong sản xuất, vì vậy các nhà sản xuất không còn thực hiện nghiên cứu và phát triển sâu thêm

TÍNH NĂNG ƯU VIỆT RADIAL TOÀN THÉP

Khả năng chống mài mòn tốt: Độ cứng của các lớp belt lốp Radial tốt, khi lốp xe chuyển động phần tiếp xúc với mặt đất dịch chuyển tương đối nhỏ, vì vậy khả năng chống mài mòn tăng từ 60% đến 120% so với lốp Bias.

Ma sát lăn thấp và tiết kiệm nhiên liệu.

Lốp Ridial chỉ có 1 lớp thân lốp, không sinh ứng suất cắt, độ tổn thất trễ của thân lốp thấp.

Ngoài ra, mặt lốp và mặt đất dịch chuyển nhỏ,từ góc độ cơ học của lốp xe nhận thấy, điều này làm giảm lực cản lăn của lốp xe.

Khả năng kéo và hỗ trợ phanh tốt.

Khả năng điều hướng tốt.

Chủ yếu có liên quan đến góc độ cắt của các lớp belt.

Cảm giác thoải mái khi ngồi trên xe.

Cấu trúc thân lốp của lốp xe Radial, cho độ đàn hồi nhỏ hơn lốp xe Bias.

Hiệu suất ở tốc độ cao tốt.

Hông lốp của lốp xe Radial mềm, biến dạng của mặt lốp nhỏ, ứng suất của mặt lốp và mặt đất nhỏ, độ bám dính với mặt đất lớn, độ ổn định khi lái tốt hơn.

Khả năng sinh nhiệt thấp rất có lợi cho chất lượng của lốp xe Không có ứng suất giữa các lớp thân lốp, độ tổn thất mỗi của hợp chất cao su nhỏ, biến dạng nhỏ, sinh nhiệt nhỏ và hiệu suất tốc độ cao của lốp được cải thiện. Ít ồn. Độ ồn có liên quan đến lực kéo giữa mặt ốp và mặt đường, độ mềm của hồn lốp và hình dạng của hoa văn. Độ bền tốt.

Khả năng chống hư hỏng cơ học tốt.

2.2 CẤU TRÚC CỦA LỐP XE TBR

GIỚI THIỆU TỔNG THỂ

3 Loại lốp (Lốp có ruột – Lốp không ruột)

5 Đường kính vành tiêu chuẩn

6 Loại kết cấu (Radial – Bias)

10 Logo Chứng nhận 3C (Trung Quốc)

11 Logo Chứng nhận ECE (Châu Âu)

12 Kết cấu lốp xe toàn thép

Hình 2.2.1: Thông tin trên lốp xe.

Hình 2.2.2: Thông số kích thước lốp TBR

Ví dụ: ký hiệu lốp xe : 285/75 R 24.5

Trong đó : 285 – độ rộng mặt cắt (mm)

Tỷ lệ A= chiều cao mặt cắt chiều rộng mặt cắt × 100

R – ký hiệu lốp xe kết cấu Radial

24.5 – đường kính vành danh nghĩa ( inches)

Tính năng cơ bản phải có của một lốp xe TBR :

CẤU TRÚC LỐP XE

Hình 2.2.3: Cấu trúc lốp xe Radial

- Mặt lốp (Trea ) : Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, truyền lực truyền động và t hắng lại của xe và sức đổi hướng đi.

- Thân lốp (Carcass) : Khung xương của lốp xe, duy trì áp suất khí bên trong.

- Lớp chịu tải (Belt) : Chia sẻ với thân lốp lực tác dụng lên lốp xe, duy trì tính bền vững, có sức ảnh hưởng quan trọng đến cảm giác ngồi trên xe, khả năng thay đổi phương hướng và những tính năng khác.

- Hông lốp (Sidewall) : Bảo vệ thân lốp không bị lực bên ngoài tác dụng trực tiếp, thông qua bộ phận tanh lốp, chuyển hết những lực chuyển hướng của lốp xe đến vị trí trung tâm của mặt lốp.

- Màng nội bộ (Inner liner) : Kín khí cho lốp xe và duy trì áp suất bên trong lốp.

- Cao su đệm (Wedge) : Đệm phần vai lốp giảm chấn và giữ phần vai được chắc chắn.

- Cao su gót tăng cường (Chamfer) : Tăng độ bền, khả năng chịu lực của lốp xe và gia cố thêm cho phần tanh lốp.

- Cao su tam giác (Bead filler) : Quyết định về độ cứng của phần hông, ảnh hưởng đến cảm giác ngồi trên xe và khả năng chuyển hướng.

- Vòng thép tanh lốp (Bead wire) : Cố định lốp xe vào niềng, chịu tải trọng, chuyển lực làm bánh xe quay hoặc thắng dừng lại.

- Rảnh hoa văn (Grooves) : Để thoát nước trên mặt lốp tránh làm cho lốp bị trơn trượt khi phanh.

Yêu cầu đặc tính của mặt lốp :

 Tính năng bám dính , chống trơn và chịu nhiệt tốt.

 Tính chịu mài mòn và chịu được tạp âm, rung động.

 Tính duy trì ở nhiệt độ thấp và nâng cao tối đa sức ma sát trên mặt đường tuyết.

Công dụng của lớp chịu tải :

 Có tác dụng quan trọng như hoa văn và các phần cao su phủ lốp xe.

 Là yếu tố chính để điều chĩnh các tính năng như bám dính, khả năng điều khiển, cảm giác ngồi trên xe.

 Gia cố thêm bộ khung của lốp xe, làm cân bằng tốt hơn.

Yêu cầu đặc tính chủ yếu của lớp chịu tải :

 Cường độ chịu lực của sợi thép và tính chống ăn mòn.

 Duy trì mật độ và độ dính nhất định của sợi thép.

 Sức dính của nguyên liệu cao su.

 Tính chịu nhiệt của nguyên liệu cao su.

Công dụng chính của màng nội bộ là để duy trì áp suất khí bên trong bằng một lớp chống thấm khí tốt.

Màng nội bộ gồm 2 lớp : Lớp kín khí và lớp quá độ.

Lớp kín khí: để duy trì được áp suất trong lốp xe thường được làm bằng cao su kín khí Butyl, lớp kín khí phải đảm bảo không có bóng khí và không có bất kỳ lỗi gì.

Lớp quá độ: là lớp phân su để tránh những sợi thép từ thân lớp đè nén vào lớp kín khí.

Công dụng của hông lốp :

 Bảo vệ thân lốp không bị lực bên ngoài tác dụng trực tiếp, thông qua bộ phận tanh lốp, chuyển hết những lực chuyển hướng của lốp xe đến vị trí trung tâm của mặt lốp.

 Cho biết một số thông tin cơ bản của lốp xe ( quy cách, mức chịu tải, áp suất khí…)

Yêu cầu đặc tính chủ yếu của hông lốp :

 Cường độ kéo dãn, tần suất co giãn.

 Duy trì được màu sắc.

 Cảm giác thực tế ngồi trên xe (khả năng lái và điều khiển xe, tạp âm, rung động) THÂN LỐP

Công dụng của thân lốp :

 Là khung xương của lốp xe chống đỡ tải trọng từ bên ngoài tác động vào.

 Cùng với màng nội bộ duy trì áp suất khí bên trong.

 Tránh cho lớp chịu tải đè nén vào màng nội bộ Đặc tính yêu cầu của thân lốp :

 Hoãn xung giảm rung động.

 Cố định lốp xe vào niềng, chịu tải trọng.

 Truyền động/ thắng dừng lại và chuyển hướng Đặc tính yêu cầu của tanh :

 Tính dai dẳng, cường độ bẻ cong.

 Lực tương tác kéo giãn.

 Khả năng lắp đặt, tính chống trượt và độ bền của tanh lốp.

MẶT CẮT CỦA LỐP XE

Hình 2.2.4: Mặt cắt CTL của lốp TBR.

YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT LỐP XE

ĐỘ THOẢI MÁI KHI NGỒI TRÊN XE

Khi xe chạy và va chạm với một vật thể sẽ có một sự chấn động truyền đi Lốp xe sẽ có đặc tính ảnh hưởng ít và hoãn sự chấn động đó chậm đi ( giảm sốc).

Khả năng điều khiển bánh lái khi xe di chuyển đúng hướng định sẵn duy trì ở mức ổn định.

Tiếng ồn sản sinh theo từng loại hoa văn xuất hiện khi chạy trên đường dầu bằng phẳng và tiếng ồn sinh ra khi lốp xe và mặt lốp xe có rung động khi chạy trên mặt đường.

QUY TRÌNH ÉP ĐÙN – CÁN TRÁNG – CẮT VẢI

Ép đùn là công đoạn ép nguyên liệu thành những bán thành phẩm có độ rộng và dày nhất định dựa vào mục đích và yêu cầu sử dụng.

STT Hạng mục khống chế Tiêu chuẩn

Nhiệt độ su đầu máy đùn ra

2 Phần gót chịu mài mòn ≤130ºC

5 Nhiệt độ gia nhiệt của khuôn miệng và khuôn trong 100~120ºC

Bảng 3 1: Quản lý nhiệt độ su đầu máy đùn ra.

STT Hạng mục khống chế Tiêu chuẩn

Nhiệt độ lấy bán thành phẩm

Bảng 3 2: Quản lý nhiệt độ án thành phẩm.

Màng có 2 lớp là lớp kín khí và lớp quá độ Mỗi lớp sẽ có một máy đùn riêng để đùn sau đó ghép lại với nhau và qua thiết bị ghép vải mành có su dán lên rồi qua có trục kéo định hướng màng theo chiều dọc Màng đã được kéo định hướng sẽ đi qua hệ thống làm nguội sau đó thu cuộn và cắt màng.

Hình 3 1: Sơ đồ khối màng nội bộ.

Hình 3.2: Quy trình sản xuất màng nội bộ.

Su đệm sử dụng hai loại cao su là cao su mài mòn và chịu được thời tiết và loại cao su làm hông lớp Cao su đem vào máy đùn sau đó đùn ra khỏi đầu định hình và đi qua trục ép thay đổi chiều rộng của hông lớp và độ dày cũng có thay đổi nhưng không đáng kể Hông lớp được ép sẽ đi qua hệ thống dán vải mành, sau đó đưa sang hệ thống làm lạnh su và đi qua hệ thống định vị thu cuộn và cắt hông lớp theo lập trình sẵn.

Hình 3.3: Sơ đồ khối hông lớp và su đệm.

Hình 3.4: Quy trình sản xuất hông lốp và su đệm.

Su đệm sử dụng hai loại cao su là cao su mài mòn và loại su đệm cứng Cao su cho vào máy đùn sau đó đùn ra khỏi đầu định hình và dán hai loại su lại khi còn nóng Su tiếp tục đi qua trục ép thay đổi chiều rộng và độ dày cũng thay đổi nhưng không đáng kể Su đệm sẽ tiếp tục đi qua hệ thống dán vải mành, sau đó đưa sang hệ thống làm lạnh su và đi qua hệ thống định vị thu cuộn và cắt hông lớp theo lập trình sẵn.

Mặt lốp sử dụng hai loại cao su là cao su mài mòn và cao su mặt lốp Cao su mài mòn sẽ đem đi qua 3 máy cán hai trục để làm mềm, sau đó hai loại cao su đưa đi đùn(máy đùn hai trục vít) Hình dạng mặt lốp xe được định hình khi đi qua đầu định hình và dán hai loại cao su lại với nhau khi còn đang nóng Sau khi ra khỏi máy đùn, mặt lốp sẽ đi qua thiết bị in đường chỉ và thông tin mặt lốp và dán một lớp cao su dán lên trên có vải mành và cắt ra thành từng miếng theo yêu cầu Mặt lốp sau khi cắt có su dán sẽ đi qua hệ thống làm lạnh tiếp tục đi qua các thiết bị kiểm tra nhiệt độ, độ động và chiều dài Những miếng không đạt sẽ bị lấy ra, những miếng đạt tiêu chuẩn sẽ được máy đưa xếp vào hộc và đóng thành một kiện.

Hình 3.5 :Sơ đồ khối mặt lốp.

Hình 3.6 :Quy trình sản xuất mặt lốp.

Xả cuộn dây thép cho qua thiết bị làm sạch dây thép và gia nhiệt dây thép sau đó cho qua máy đùn bọc cao su quanh dây thép Sau đó qua thiết bị quấn vòng quấn dây thép 37 vòng và cắt dây Các dây đem đi quấn vải hết vòng và để thành một kiện hàng. Các kiện hàng này tiếp tục đem qua thiết bị dán cao su tam giác cho quy trình tiếp theo. Các miếng cao su đùn ra qua thiết bị dán vải mành có su dán để dán lên sau đó qua thiết bị dán cao su tam giác Từ đây, dây quấn sẽ dán với cao su tam giác và thành một bán thành phẩm hoàn chỉ

Tanh lốp được ghép dán bởi tanh trần và cao su tam giác :

 Tanh trần: là những sợi thép được bọc cao su bên ngoài để tăng độ bám dính và là phần tiếp xúc trực tiếp với niềng xe.

 Cao su tam giác: được đùn ghép bởi 2 loại su cứng và su mềm Su cứng ôm lấy tanh thép để gia cố thêm phần tanh nơi tiếp xúc liên tục với niềng xe Su mềm để tránh bị đè nén bởi lớp su phía trên.

Hình 3.7: Sơ đồ khối của tanh trần.

Quấn vải Cuộn tròn Gia nhiệt

Hình 3.8 : Quy trình sản xuất tanh trần.

Hình3.9: Sơ đồ khối án cao su tam giác lên tanh.

Cao su tam giác Đùn

Bán Thành Phẩm Đùn cao su tam giác Dán cao su

Ghép tanh trần và cao su tam giác

Hình 3.10 :Quy trình ghép tanh lốp

Cao su dạng tấm đáp ứng các tính chất cơ lý hóa để phù hợp với mục đích sử dụng được đưa vào máy đùn tiếp liệu, tùy thuộc vào từng quy cách mà ta dùng những loại cao su khác nhau Sau khi cao su ra khỏi máy đùn sẽ được cho vào máy cán 2 trục làm cao su hóa dẻo sau đó tiếp tục vào máy cán 2 trục tiếp liệu để phân liệu vào máy cán 4 trục Liệu được chia vào máy cán 4 trục, cùng lúc đó cuộn thép xả cuộn và kéo căng cũng được xếp hoàn chỉnh ngay ngắn theo quy cách và được đưa vào cùng lúc với cao su Cao su phủ kín lớp sợi thép tạo thành tấm thép được phủ cao su Tấm thép được đo độ dày, đo chiều rộng để cắt lại kích thước sao cho phù hợp với yêu cầu quy cách lốp Qua hệ thống nhiều trục quay có thổi khí làm cho tấm thép hạ nhiệt độ, đạt độ dày nhất định, đồng đều lớp cao su trên các sợi thép giúp phủ kín cao su Sau khi đã đạt tiêu chuẩn thì tấm thép sẽ được thu cuộn mỗi lớp cách 1 lớp mỏng nylon để tránh các lớp cao su dính lại với nhau, sau đó được lưu trữ chuẩn bị cho công đoạn sau.

Cao su nguyện liệu Đùn

Hình 3.11: Quy trình cán tráng.

Cắt vải là công đoạn điều chỉnh độ rộng và góc độ theo quy định để cắt vải và quấn lại.

Nguyên liệu đầu vào chính của công đoạn cắt vải chính là sản phẩm của giai đoạn cán tráng: Vải mành sợi thép.

BTP Đo độ rộng , độ dày

Giai đoạn cắt vải sẽ có ba bán thành phẩm:

Cắt vuông góc (TRC): Thân lốp (C/A).

Cắt chéo góc (SBC): Lớp chịu tải Belt (B/E), vải bọc gót sợi thép (C/H)

Xả cuộn vải mành và dẫn ra khu trữ liệu để cắt một góc 90 o (TRC) Các vải mành sẽ tiếp tục dẫn qua thiết bị nối đầu hai miếng thân lốp với nhau sau đó dán su dán lên vải mành và thu cuộn.

Hình3.12: Sơ đồ khối cắt vải thân lốp.

Dán su dán Nối đầu

Hình 3.13: Quy trình cắt vải thân lốp.

3.10 BELT – BỌC GÓT. Đưa vải mành vào vị trí nhập liệu và xả cuộn dẫn vào trong hệ thống Vải dẫn đến dao cắt chéo (SBC) và sau đó nối hai đầu lại và dán su dán lên rồi thu cuộn (có phân luồng) Tùy vào Belt 1, 2, 3, 4 bọc gót mà sẽ điều chỉnh góc cắt cho phù hợp.

Hình3.14: Sơ đồ khối cắt Belt – bọc gót

Hình 3.15: Quy trình cắt Belt- cgót.

3.11 MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Tên lỗi Nguyên nhân Khắc phục

1) Đầu nối S/W quá lớn hình thành vùng không khí Chích lổ đầu nối LTR S/W

AUS 2) Lăn cà S/W không tốt khí không thoát hết ra được.

1 Đào tạo nhân viên nối đầu đúng

2 Tổ trưởng kiểm tra hằng ngày

3) Dao cắt PA cắt không đạt đầu khoảng cách từ 4~6mm.

1 Điều chỉnh tốc độ cắt.

2 Dao cắt điều chỉnh góc độ 20-24 độ

1) Áp lực bang chuyền T/D cài đặt đủ nhưng thực tế thấp hơn.

1 Thông qua sau khi dán mặt lốp xác nhận dưới mặt lốp có vết JBL thì áp lực mới đủ.

2 Trục lăn cà T/D PM định kỳ lau

2) Tốc độ dán T/D quá nhanh làm cho Belt 2 bị lệch ra phát sinh không khí.

Cài đặt tốc độ dán T/D theo tiêu chuẩn.

3) T/D dán không ngay hoặc dùng tay dán không ngay

4) Lăn cà sau áp lực không đủ, trái phải không đối xứng làm cho lăn cà không đạt.

Kiểm tra trạng thái lăn cà mỗi ngày.

1) I/L đầu nối lăn cà không tốt I/L nối đầu đúng tiêu chuẩn.

2) Dao cắt PA góc độ không đúng Điều chỉnh góc độ dao cắt PA: 20 o ± 5o

3) Trục lăn bằng xốp của thành hình 2 lần bị hư, C/C khi dán với I/L, khí không thoát ra hết, là vị trí phát sinh

Phải thay trục lăn kịp thời khi trụ bị hư.

JOL 1) Đầu nối C/C, I/L, BELT quá lớn Kiểm tra đầu nối.

Over 2) Đầu nối C/C, I/L bị nhăn ưu tiên kiểm tra G/T~G/T có vấn

1) Đầu nối S/W quá lớn Đầu nối S/W kịp thời loại bỏ , ưu tiên kiểm tra G/T

2) Đầu nối I/L bị nhăn I/L bị nhăn phải kịp thời loại bỏ, ưu tiên kiểm tra G/T.

3) Đầu nối I/L sửa chữa không đạt Phế bỏ.

1) Khi sản xuất S/W trắng, case 1 đặt ngược.

Khi sản xuất S/W trắng phải chú ý hướng đặt Case

2) Belt 2 dán cùng chiều Thành hình chú ý thao tác.

1) JLB quấn không đạt~bên trong lốp xe bị u lên Thường xuyên kiểm tra trạng thái quấn JLB.

FMI Sợi thép bị tách ra khỏi lớp BELT Thường xuyên kiểm tra trạng thái lớp BELT

Splice) Đầu nối BELT bị tách ra Thường xuyên kiểm tra trạng thái của lớp BELT

Gauge) Đầu nối hông lốp không đặt Chú ý kiểm tra đầu nối hông lốp.

Bảng 3.3: Một số lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

MÁY MÓC THIẾT BỊ

CHỨC NĂNG

Máy ép đùn đẩy vật liệu liên tục qua một khe hở bằng trục vít có tiết diện không đổi gọi là đầu tạo hình Máy đùn được sử dụng sản xuất các bán thành phẩm: mặt lốp, hông lốp, su đệm.

CẤU TẠO

- Vùng nguyên liệu trong trục vít chia làm ba vùng:

- Vùng vận chuyển hạt rắn: Nguyên liệu ở dạng hạt rắn trong vùng này.

- Vùng nhựa hóa (vùng nén): Nguyên liệu ở dạng bột nhão, gồm hỗn hợp lẫn lộn polymer nóng chảy và các hạt rắn.

- Vùng phối liệu (vùng đo lường): Nguyên liệu ở vùng này ở dạng chảy nhớt.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

- Cao su đã qua quy trình luyện sẽ rơi vào cửa nạp liệu qua băng tải Khi trục vít quay, nguyên liệu sẽ được tải dần về phía trước đến vùng nhựa hóa.

- Trong quá trình vận chuyển, nguyên liệu sẽ nhận nhiệt cung cấp từ bên ngoài và do ma sát chuyển từ trạng thái rời sang mềm cao và cuối cùng là dạng chảy nhớt liên tục.

- Ở vùng phối liệu, nhờ ma sát mà nhựa lỏng được đẩy tới trước, tạo một áp lực ở đầu vít đẩy nhựa thoát khỏi đầu tạo hình.

- Ra khỏi đầu tạo hình, hình dáng của sản phẩm được hình thành và để định hình sản phẩm cần được làm nguội đến trạng thái thu tinh (kết tinh).

- Không khí vào máy cùng với vật liệu sẽ được đẩy ngược ra sau nhờ áp suất trong máy, qua khoang liệu và ra ngoài (có loại thiết kế lỗ thoát khí và hơi ẩm).

- Sản phẩm sau khi được định hình ở dạng liên tuc, tuỳ theo muc đich sử dung và loại sản phẩm, người ta cắt thành từng đoạn cần thiết.

CHỨC NĂNG

- Cắt vải từ bán thành phẩm của khâu cán tráng một góc 90 độ và nối đầu lại để định hình chiều rộng của belt.

CẤU TẠO

- Bộ phận chính của máy là dao cắt vuông góc 90 độ tự động cắt vải qua cảm biến laser Thiết bị có con lăn cà để nối đầu hai belt đã cắt lại.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

- Cuộn vải sẽ được xả đi vào hệ thống đưa qua vi trí con dao cắt Vải đi qua bộ cảm biến sẽ truyền tín hiệu cho dao thực hiện quy trình cắt vải sau đó tiếp tục đi qua quy trình tiếp theo là nối đầu hai miếng belt được cắt lại với nhau.

4.3 CẮT VẢI DÀNH CHO BELT- BỌC GÓT

CHỨC NĂNG

Cắt vải từ bán thành phẩm của khâu cán tráng một góc xéo và nối đầu lại để định hình chiều rộng của belt.

CẤU TẠO

Bộ phận chính của máy là dao cắt xéo tự động cắt vải qua cảm biến laser Thiết bị có con lăn cà để nối đầu hai belt đã cắt lại.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

- Cuộn vải sẽ được xả đi vào hệ thống đưa qua vi trí con dao cắt Vải đi qua bộ cảm biến sẽ truyền tín hiệu cho dao thực hiện quy trình cắt vải sau đó tiếp tục đi qua quy trình tiếp theo là nối đầu hai miếng belt được cắt lại với nhau.

CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CỦA CÔNG TY

TIỀN LƯƠNG

- Chế độ tiền lương được áp dụng theo luật lao động của nhà nước.

- Công ty sẽ trả lương theo tháng, nhân viên làm việc tròn tháng sẽ được hưởng đủ lương của tháng đó, ngày công chuẩn sẽ căn cứ vào số ngày trong tháng trừ đi số ngày chủ nhật của tháng đó Đối với người lao động thôi việc sẽ căn cứ vào số ngày làm việc thực tế để tính lương.

5.1.2 CÁC CHẾ ĐỘ BHXH, BHYT, BHTN

- Các chế độ về Bảo hiểm xã hội, BHTN, BHYT được áp dụng theo quy định của nhà nước

- Hàng tháng, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm nộp các quỷ bảo hiểm BHXH theo quy định của pháp luật hiện hành Mức trích nộp, tiền lương làm căn cứ trích nộp theo quy định hiện hành của pháp luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.

- Lao động nữ trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày, trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai Lương trong những ngày đi khám thai sẽ do BHXH chi trả, Công ty không tính lương trong những ngày này.

- Hết thời gian thai sản người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương nhưng có sự đồng ý của công ty Người lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản nếu sau khi sinh con đã nghỉ ít nhất 4 tháng và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc trở lại làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động Việc trở lại làm việc sớm hoặc nghỉ thêm sau thời gian nghỉ thai sản phải được báo cho Công ty trước ít nhất 7 ngày.

- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở lên hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ 60 phút mỗi ngày trong thời gian làm việc.

5.2 CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KHÁC.

- Thưởng thâm niên, thưởng các ngày lễ, tết.

- Phát bánh sinh nhật vào ngày sinh nhật, được tổ chức sinh nhật tập thể, phát quà tết trung thu, tết âm lịch.

- Có ký túc xá miễn phí đối với công nhân ở xa được trang bị đầy đủ các tiện nghi như máy lạnh, máy nước nóng, tivi, wifi, và nhiều khu phục vụ hoạt động thể chất như hồ bơi, sân banh, sân tennis, phòng gym, phòng karaoke miễn phí.

- Có xe đưa rước từ Thành phố Hồ Chí Minh đến nhà máy.

5.3 CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Cấm lệnh cấp tập đoàn (10 điều) ĐIỀU KHOẢN NỘI DUNG ĐIỀU 1 Thao tác thiết bị đặc chủng hoặc làm công việc đặc chủng, mà không có giấy phép. ĐIỀU 2 Làm công việc có độ nguy hiểm rủi ro cao mà chưa qua phê duyệt. ĐIỀU 3 Làm việc trên cao không thắt dây an toàn , không đội mũ bảo hộ. ĐIỀU 4 Không thực hiện các thao tác

“Dừng máy ,khoá máy , treo bảng” ĐIỀU 5 Che chắn hoặc làm hư thiết bị an toàn. ĐIỀU 6 Sử dụng vận hành các thiết bị mà chưa qua nghiệm thu an toàn. ĐIỀU 7 Uống rượu bia kia lên ca, hút thuốc sai quy định. ĐIỀU 8 “3 vi phạm ’’ dẫn đến sự cố an toàn. ĐIỀU 9 Che giấu không báo cáo sự cố. ĐIỀU 10 Hành vi không an toàn bên ngoài công ty phải chịu phạt hành chính.

MƯỜI SÁU ĐIỀU CẤM LỆNH TRONG SẢN XUẤT

Điều 1: Tăng cường sự quản lý động lửa , cấm hút thuốc trong khu vực sản xuất. Điều 2 : Trong thời gian làm việc ,cấm ngủ ,cấm làm việc riêng ,rời khỏi vị trí và làm những gì không liên quan đến công việc. Điều 3: Trước và giữa ca không được uống rượu , bia. Điều 4 : Người thao tác thiết bị phát làm tốt: kiểm tra thiết bị an toàn, tuân thủ quy trình thao tác an toàn, tập trung làm việc, không được làm những việc không liên quan đến công việc. Điều 5: Không được sử dụng những chất lỏng dễ cháy như xăng dầu để lau chùi thiết bị, công cụ và quần áo. Điều 6 : Mặc hoặc đeo đồng hồ bảo hộ lao động không đúng theo quy định thì không được đi vào vị trí làm việc. Điều 7 : Những thiết bị an toàn không đầy đủ không được sử dụng. Điều 8 : Người đi bộ không được đứng gần những xe cộ đang chạy và phải giữ khoảng cách 5 mét trở lên Điều 9 : Người lái xe nâng, xe kéo liệu khi chạy xe phải tập trung, trong quá trình chạy xe không được gọi điện thoại, xem điện thoại,xem biểu ,nói bộ đàm, khi quẹo phải bấm kèn, và không được chạy quá tốc độ Xe nâng cấm chở người. Điều 10 : Những thiết bị sau khi dừng máy sửa xong ,chưa được kiểm tra triệt để không cho phép khởi động. Điều 11 : Tất cả những thiết bị an toàn ,công cụ an toàn cấm làm hư hỏng, đối với những thiết bị bảo hộ an toàn đã mất công dụng phải dừng máy lại để xử lý. Điều 12 : Trong khu vực xưởng phải nghiêm chỉnh tuân thủ quy định đi bên phải ,đi trong hiện trường sản xuất nên đi lối an toàn. Điều 13: Những công cụ di động bằng điện thoại chưa được gáp bộ bảo hộ điện giật, không được sử dụng. Điều 14: Tất cả đường dây của thiết bị phải cách điện , không được quá tải , không được trải trên những vật liệu dễ cháy. Điều 15 : Công nhân mới mà không có sư phụ hướng dẫn thì không được tự mình thao tác thiết bị Điều 16 : Khi xử lý bất thường phải treo bảng đang dừng máy báo nguy hiểm sử dụng công cụ chuyên dùng.

TRÌNH THỰC TÂP TẠI CÔNG TY

Một tháng đầu

- Từ lúc bắt đầu làm việc tại Công Ty, chúng em được cấp phát đồng phục và đồ bảo hộ đầy đủ, những tháng đầu, do còn bỡ ngỡ và chưa biết rõ về công việc nên em được các sếp cấp trên giao cho một anh chuyên viên quản lý và đảm nhiệm công tác hướng dẫn.

- Một tháng đầu của quá trình thực tập thực sự rất khó khăn với em, vì chưa quen công việc,những công việc được giao có thể là lần đầu em được trải nghiệm, chưa quen những anh nhân viên làm cùng nên bắt buộc em phải cố gắng hết sức để tiếp thu và học hỏi từng việc làm từng ngày

- Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của các anh trong bộ phận , em cũng đã nhanh chóng học hỏi và đã thích nghi được với môi trường làm việc ở đây.

Hai tháng cuối

- Qua 1 tháng đi theo phụ và học hỏi những kinh nghiệm không ngừng, em cũng đã được anh chuyên viên tin tưởng sự nỗ lực của em và đã được cấp đồ nghề để đi bảo trì độc lập, đó cũng được coi như là thành quả cho những cố gắng của em, dần dần có những nhân viên mới và những thực tập sinh như em vào Công Ty thử việc, em cũng đã được rất vinh dự với em là thử sức khi được làm người hướng dẫn cho những người mới những công việc mà em đã phải làm khi em là một nhân viên mới vừa vào công ty.

- Tuy kinh nghiệm vẫn chưa đủ nhiều nhưng em cũng thấy hài lòng vì đã đạt được tiêu chí mình đề ra trong những tháng thực tập này đó là trở thành một người nhân viên có thể tự làm việc độc lập và đôi lúc em vẫn phải cần sự hỗ trợ của các anh trong bộ phận để hoàn thành công việc được giao

6.2 CÁC HOẠT ĐỘNG THAM GIA Ở CÔNG TY

- Trong quá trình thực tập tại công ty em cũng như những bạn thực tập khác ở công ty đã được các anh chị ở phòng nhân sự tổ chức tham gia sự kiện CHINH PHỤC NÚI BÀ ĐEN nhằm mục đích để rèn luyện sức khỏe

- Hoạt động này nhằm giúp em và các bạn thực tập đoàn kết hỗ trợ nhau chinh phục được ngọn núi.

Hình 6.1 Tham gia chinh phục núi bà đen cùng công ty

6.3 NHỮNG CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

THAY ĐỔI TỦ ĐIỆN MỚI

- Sau khi thực tập tại công ty được 2 tháng , thì ở cấp trên có đưa xuống bên bộ phận 1 nhiệm vụ là phải thay thế tủ điện khác với biến tần có công suất lớn hơn Với nội dung công việc cụ thể là trong 3 ngày , các chuyên viên và những nhân viên và thực tập sinh theo hỗ trợ để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Với thời gian ngắn chỉ trong 3 ngày , anh phó phòng đã giao cho 2 anh chuyên viên bên điện theo quan sát hướng dẫn em và 2 anh công nhân khác làm việc

Quá trình làm việc cụ thể như sau: Đầu tiên bọn em đã được anh chuyên viên cho thời gian để tìm hiều rõ nguyên lý hoạt động từng chi tiết linh kiện có trong tủ điện

Trước khi em bắt tay vào làm thì phải xin giấy để trên trạm điện tổng ngắt điện tổng khu vực em sẽ chuẩn bị làm, vì là điện 380V nên phải rất cẩn thận trong từng việc làm Sau khi được anh chuyên viên kiểm tra điện đã được ngắt thì bọ em đã bắt tay vào làm.Khi vào làm thì em đã được các anh hướng dẫn đánh dấu các dây điện được nối trong tủ điện và ghi chép lại tất cả những dây nhỏ lại vào tờ giấy chắc chắn hơn em đã lấy điện thoại chụp lại những số liệu có trong tủ.Sau khoảng vài tiếng sử lý và ghi chép thì em đánh dấu lại hết tất cả dây điện và tháo chúng ra.

Hình 6.2 Ghi chép các thông số đánh dấu có trong tủ điện

- Sau khi đã đánh dấu xong hết tất cả các dây thì bọn em đã bắt tay vào công việc là tháo toàn bộ các dây đã được đấu với tủ điện Trong khoảng gần 1 tiếng thì bọn em đã tháo xong tất cả dây và đưa những dây điện tổng và dây cáp nối với PLC ra khỏi tủ điện.

- Khi đã đưa dây ra khỏi tủ điện thì do tủ quá nặng với sức tụi em gộp lại nên đã cần đến sự hỗ trợ của các anh chuyên viên và xe nâng để có thể nâng tủ cần thay thế vào nơi cố định đã được làm giấu từ trước.

Hình 6.3 Hình ảnh tủ điện được thay thế

Tủ điện đã được đặt cố định vào vị trí rồi thì tụi em cũng đã bắt tay vào làm việc kéo những dây điện tổng của tủ lại và nối những dây lại như đã đánh giấu từ trước Với sự hướng dẫn và hỗ trợ của các anh em đã nhanh chóng hoàng thành việc kéo những dây và nối chúng lại vào tủ điện

Hình 6.4: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 1)

Hình 6.5: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 2)

Hình 6.6: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 3)

- Sau khi hoàn thiện thì em báo cho anh chuyên viên thì em lấy giấy xin mở điện lên trạm điện và được 2 anh trên trạm điện xuống kiểm tra đo xem đã hoàn thành và có trạm mạch hay là không rồi mới được phép mở điện lên Sau 1 lúc kiểm tra thì cũng có gặp tý trục trặc là do các tủ có liên quan đến nhau nên có tủ còn đang bật CB tổng và đo các tủ khác sẽ bị chạm và đã phát hiện ra nên đã khắc phục được , đã được trên trạm tổng cho phép mở điện.

Ngày đăng: 22/10/2024, 07:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2.2: Thông số kích thước lốp TBR - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 2.2.2 Thông số kích thước lốp TBR (Trang 15)
Hình 3. 1: Sơ đồ khối màng nội bộ. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3. 1: Sơ đồ khối màng nội bộ (Trang 23)
Hình 3.2: Quy trình sản xuất màng nội bộ. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3.2 Quy trình sản xuất màng nội bộ (Trang 24)
Hình 3.4: Quy trình sản xuất hông lốp và su đệm. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3.4 Quy trình sản xuất hông lốp và su đệm (Trang 26)
Hình 3.7: Sơ đồ khối của tanh trần. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3.7 Sơ đồ khối của tanh trần (Trang 29)
Hình 3.13: Quy trình cắt vải thân lốp. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3.13 Quy trình cắt vải thân lốp (Trang 36)
Hình 3.15: Quy trình cắt Belt- cgót. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 3.15 Quy trình cắt Belt- cgót (Trang 38)
Bảng 3.3: Một số lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Bảng 3.3 Một số lỗi thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục (Trang 41)
Hình 6.1 Tham gia chinh phục núi bà đen cùng công ty - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.1 Tham gia chinh phục núi bà đen cùng công ty (Trang 49)
Hình 6.2 Ghi chép các thông số đánh dấu có trong tủ điện - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.2 Ghi chép các thông số đánh dấu có trong tủ điện (Trang 51)
Hình 6.3 Hình ảnh tủ điện được thay thế - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.3 Hình ảnh tủ điện được thay thế (Trang 52)
Hình 6.4: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 1) - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.4 Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 1) (Trang 53)
Hình 6.5: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 2) - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.5 Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 2) (Trang 54)
Hình 6.6: Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 3) - Báo cáo Đi thực tế doanh nghiệp chuyên ngành công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử công ty thuỷ Điện trị an
Hình 6.6 Hình ảnh tủ điện sau hoàn thành( 3) (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w