1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện Điện tử CÔNG TY TNHH SAMSUNG DISPLAY VIỆT NAM

37 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Quân
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử
Thể loại báo cáo thực tập
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 761,42 KB

Cấu trúc

  • 1.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY (7)
    • 1.1.1 Giới thiệu chung (7)
    • 1.1.2 Cơ cấu tổ chức (8)
    • 1.1.3 Tình hình phát triển (8)
    • 1.1.4 Các sản phẩm kinh doanh (9)
    • 1.1.5 Kết luận (9)
  • 1.2 CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ (10)
    • 1.2.1 Quy định thực tập (10)
  • 1.3 QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, PRO-3M,3D5S .1 Quy định lao động an toàn của công ty (10)
    • 1.2.3.1 PRO-3M (0)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI NƠI THỰC TẬP (0)
    • 2.1 KHÍ NÉN (13)
      • 2.1.1 Hệ thống khí nén (13)
      • 2.1.2 Hệ thống thiết bị điện (14)
    • 2.2 ROBOT NACHI (16)
      • 2.2.1 Đặc điểm (17)
      • 2.2.2 Cách điều khiển robot Nachi (18)
    • 2.3 ROBOT VISION (0)
      • 2.3.1 Giới thiệu robot vision (20)
      • 2.3.2 Thực hành (22)
    • 2.4 PLC (23)
      • 2.4.1 Cấu trúc, hoạt động của PLC (23)
        • 2.4.1.1 Cấu trúc PLC (23)
        • 2.4.1.2 Hoạt động của PLC (23)
      • 2.4.2 Các lệnh cơ bản của PLC (24)
        • 2.4.2.1 Các lệnh cơ bản (24)
    • 2.5 TỔNG QUAN VỀ MODULE PROCESS (26)
      • 2.5.1 Cấu tạo màn hình (26)
      • 2.5.2 Cấu tạo Module 7 lớp (26)
      • 2.5.3 Quy trình sản suất (Module process) (27)
      • 2.5.4 Trọng tâm của Module (28)
      • 2.5.5 Ngoại quan (29)
      • 2.5.6 Thiết bị tra phía khách hàng (30)
      • 2.5.7 Chức năng từng công đoạn (30)
  • CHƯƠNG 3: VỊ TRÍ, MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP (32)
    • 3.1 Vị trí (33)
    • 3.2 Mô tả công việc được phân công trong thời gian thực tập (33)
  • CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 4.1 NHẬN XÉT (34)
    • 4.2 ĐÁNH GIÁ (35)
      • 4.2.1 Ưu điểm (35)
      • 4.2.2 Nhược điểm (35)
    • 4.3 ĐỀ XUẤT (35)
      • 4.3.1 Đề xuất phía công ty (0)
      • 4.3.2 Đề xuất phía nhà trường (36)
  • Tài liệu tham khảo (36)

Nội dung

Hầu hếtcông việc đều được áp dụng tự động hoá xí nghiệp để cải tiến và nó đã giúpcon người tiết kiệm được sức lao động và có thể thay thế được nhiều côngnhân và thuận tiện hơn cho người

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Giới thiệu chung

Tên công ty: Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam Tên giao dịch: SDV. Địa chỉ: Khu công nghiệp Yên Phong, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Điện thoại: (0241) 390 5002.

Thành lập từ tháng 7/2014, Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam thuộc Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) chuyên sản xuất màn hình LCD, OLED cho điện thoại, đồng hồ, máy tính bảng, tivi có tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD với công suất 160 triệu sản phẩm/năm Đây là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm màn hình dẻo (OLED) đầu tiên trên thế giới và duy nhất tại Việt Nam.

Số lượng nhân viên: 45 000 nhân viên (2018).

SDV là công ty thuộc tập đoàn Samsung nên luôn luôn làm việc hướng tới 5 giá trị cốt lõi của Samsung, đó là:

Hình 1.1 Công ty Samsung Display Việt NamHình 1.1 Công ty Samsung Display Việt Nam

- People: Công ty là môi trường cho con người phát triển.

- Excellence: Vị trí số 1 trong mọi lĩnh vực.

- Change: Thực hiện sự thay đổi cải cách thần tốc.

- Integrity: Tìm kiếm chính đạo trong tất cả mọi việc.

- Co-prosperity: Mang lại trái tim chung sống cộng đồng.

Cơ cấu tổ chức

SDV có sự phân chia tổng thể thành những bộ phận nhỏ theo những tiêu chí chất lượng khác nhau, những bộ phận đó thực hiện những chức năng riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau:

Tình hình phát triển

Đầu tư từ năm 2014 với số vốn đăng ký ban đầu là 1 tỷ USD, nhưng 1 năm sau đó nhận thấy tiềm năng và cơ hội phát triển, SDV đã điều chỉnh bổ sung nâng vốn đầu tư lên 4 tỷ USD để xây dựng nhà máy V2. Đến năm 2017, SDV tiếp tục nâng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD (xây dựng nhà máy V3).

Hiện tại tổng vốn đầu tư của SDV tại Bắc Ninh lên tới 6.5 tỷ USD (công suất 160 triệu sản phẩm/năm) trở thành một trong những dự án FDI lớn tại Việt Nam và lớn nhất tại Bắc Ninh tính đến thời điểm hiện tại Với năng lực của mình chỉ trong thời gian gần 4 năm SDV đã tiến hành giải ngân gần hết số vốn khổng lồ này (6,4/5,6 tỷ USD), sớm hơn so với cam kết hơn 1 năm.Hiện cả 3 nhà máy đã hoàn thiện đi vào hoạt động.

Các sản phẩm kinh doanh

SDV chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm màn hình dẻo đầu tiên trên thế giới như màn hình điện thoại Oled, Flecxible, màn hình tivi (UHD, UHD/QUHD), đồng hồ, máy tính bảng … SDV hiện là nhà cung cấp màn hình AMOLED chủ yếu cho iPhone X thế hệ mới của Apple, Oppo.Trong tương lai, SDV đang hướng tới các ý tưởng về màn hình QLED thân thiện với môi trường, cũng như ý tưởng màn hình cảm ứng tương tác khắp mọi nơi.

Kết luận

Là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất màn hình LCD &AMOLED cho sản phẩm điện tử, SDV đang thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan đến sản xuất các loại màn hình và cung cấp các dịch vụ lắp ráp, gia công, tiếp thị, với môi trường làm việc trẻ trung, năng động và chuyên nghiệp, tại đây nhân viên có nhiều cơ hội thăng tiến, nâng cao năng lực làm chủ công nghệ vững vàng đi lên trong thời đại 4.0.

CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ

Quy định thực tập

- Sinh viên tham gia thực tập tốt nghiệp tại SDV phải tuân thủ nghiêm túc theo quy định của công ty SDV.

- Làm theo sự hướng dẫn của GVHD.

- Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thực tập cho GVHD.

QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, PRO-3M,3D5S 1 Quy định lao động an toàn của công ty

QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẠI NƠI THỰC TẬP

KHÍ NÉN

Hiện nay trong tất cả các ngành công nghiệp sản xuất đều sử dụng khí nén trong các hệ thống sản xuất như: nhà máy đóng gói bao bì, công nghiệp vận chuyển sản phẩm, trong may mặc, chế biến nông sản, vệ sinh công nghiệp… Khí nén là kỹ thuật nén không khí trong tầng khí quyển để tạo ra năng lượng lỏng để chuyển đổi năng lượng thành năng lượng máy móc. ã Ưu điểm:

- Dễ lắp ráp, sử dụng.

- Dễ thiết kế, điểu khiển.

- Đáng tin cậy. ã Nhược điểm:

- Không mạnh như áp lực dầu.

- Hiệu năng thấp, khó điểu khiển chính xác.

Hình 2.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khí nén Hình 2.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khí nén

- Các thành phần: máy nén khí, after cooler, tank khí, main line filter, máy sấy khí, dây dẫn, công tắc áp suất, thiết bị giảm thanh, van, van điều chỉnh tốc độ, auto switch, van cảm áp, bình bôi trơn, van điều hướng.

- Thiết bị điểu khiển: Xi lanh.

- Hoạt động các thành phần cơ bản:

Máy nén khí: đây là phần quan trọng nhất trong quá trình hoạt động của toàn hệ thống khí nén Ở đây tạo ra khí nén sản sinh áp suất chênh lệch với áp suất không khí môi trường Nếu muốn có áp suất cao hơn các hãng thường tạo máy nén khí thứ cấp Trong các loại máy nén khí phổ biến hiện nay là máy nén khí trục vít.

Tích khí nén và đường dẫn khí nén: có chức năng dẫn khí nén áp suất cao đến bình tích khí và dẫn đến nơi tiêu thụ Thành phần này khá đơn giản chỉ là những đường ống kẽm hay nhựa chịu lực Riêng bình tích khí có thêm van xả nước vì bản thân bình tích khí cũng đóng vai trò như bộ tách nước.

Phần tách nước khỏi khí nén: Việt Nam là nước có độ ẩm cao nên khi bị nén lại ở áp suất cao hơn áp suất ban đầu sẽ có một lượng hơi ẩm trong khí nén ngưng tụ lại thành nước theo mục đích sử dụng của khí nén để hệ thống tách nước được thiết kế phức tạp hay đơn giản Khi sử dụng máy nén khí sản xuất vận hành thiết bị thì bao gồm một số thiết bị sau: máy sấy khí máy này có chức năng hạ nhiệt độ luồng khí nén làm cho lượng hơi ẩm ngưng tụ và được đưa ra khỏi hệ thống bằng van xả Thiết bị khí nén là thiết bị tách nước lắp trên đường ống sẽ gom lượng nước ngưng tụ trong đường ống và xả ra ngoài hệ thống thường bằng van tự động.

Phần lọc khí nén: Do SDV là công ty sản xuất màn hình nên yêu cầu môi trường phòng sạch là rất quan trọng, vì vậy việc lọc khí nén là điều bắt buộc trong hệ thống khí nén Đảm bảo hệ thống khí phải tuyệt đối sạch trong nhà xưởng.

2.1.2 Hệ thống thiết bị điện

- MC (Magnet Contactor): Là công tắc làm chuyển động và dùng phần load.

- SMPS: Là thiết bị chuyển điện áp AC qua biến áp thành điện áp

- ELCB: Bảo vệ quá tải, ngắn mạch.

- CP: Đóng cắt, bảo vệ mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn mạch.

- Relay: Gồm loại thường đóng và thường mở.

- EOCR: Rơ le quá tải dòng điện dạng điện tử.

- Timer: Đếm thời gian Hoạt động:

Nguồn GPS UPS ® MCCB ® ELCB ® ELB ® Noise Filter -> MC ® CP ® SMPS ® CC- Link.

MC ® CP ® Bộ điểu khiển servo ® Động cơ servor.

ROBOT NACHI

Robot Nachi thuộc thế hệ robot thứ nhất Thế hệ thứ nhất gồm các dạng robot hoạt động lặp lại theo một chu trình không thay đổi (playback robots), theo chương trình định trước Chương trình ở đây cũng có hai dạng; chương trình “cứng” không thay đổi được như điều khiển bằng hệ thống cam và điều khiển với chương trình có thể thay đổi theo yêu cầu công nghệ của môi trường sử dụng nhờ các panel điều khiển hoặc máy tính Sử dụng phổ biến trong công việc gắp - đặt (pick and place).

Robot Nachi là robot công nghiệp do hãng Nachi-Fujikoshi của Nhật Bản sản xuất Robot Nachi được sử dụng trong công ty SDV là Robot Nachi 6 trục Nachi MZ07-01.

- Robot MZ07-01 có kích thước như một cánh tay con người.

- Có thể làm việc trong môi trường chật hẹp.

- Cánh tay robot có thể chạm đến khoảng cách 723 mm

- Robot có trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ nên có thể đặt bên trong máy gia công, treo trên cao.

- Bộ phận điều khiển được tích hợp trong cánh tay Robot Thuận lợi cho việc nối dây điện, dây hơi.

- Là robot có tốc độ di chuyển nhanh

- Sử dụng tủ điều khiển CFD.

- Có thể kết nối vài Robot trong một dây chuyền làm việc. ã Thụng số kỹ thuật:

- Số trục điều khiển: 6 trục.

- Khả năng chạm đến cánh tay 723 mm.

- Phương pháp đặt: Đặt đứng, treo trên cao, đặt ngang.

- Phạm vị hoạt động trục J1: 450°/s 7.85 rad/s.

- Phạm vị hoạt động trục J2: 380°/s 6.63 rad/s.

- Phạm vị hoạt động trục J3: 520°/s 9.08 rad/s.

- Phạm vị hoạt động trục J4: 550°/s 9.60 rad/s.

- Phạm vị hoạt động trục J5: 550°/s 9.60 rad/s.

- Phạm vị hoạt động trục J6: 1000°/s 17.45rad/s.

- Khả năng gắp của cánh tay: 7 kg.

- Phụ tải cho phép của cách tay Moment lực trục J4: 16.6 N.m

- Phụ tải cho phép của cách tay Moment lực trục J5: 16.6 N.m

- Phụ tải cho phép của cách tay Moment lực trục J6: 9.4 N.m

- Phụ tải cho phép của cách tay quán tính trục J4: 0.47 kg m2

- Phụ tải cho phép của cách tay quán tính trục J5: 0.47 kg m2

- Phụ tải cho phép của cách tay quán tính trục J6: 0.15 kg m2

- Trọng lượng: 30 kg ã Hoạt động của cỏnh tay robot Nachi

Hoạt động của robot bám theo 3 trục đo là x, y, z Điểm O có tọa độ ban đầu là O (205,0), từ vị trí điểm O này ta đi đến tọa độ điểm A có tọa độ là A(82,-81), đó là vị trí gắp vật Từ vị trí A ta đi đến vị trí B có tọa độ B (150,82) đó là vị trí nhả vật Chu trình sẽ lặp đi lặp lại khi để ở chế tự động.

Hình 2.2.1 Tọa độ của cánh tay robot Robot Nachi sử dụng ngôn ngữ lập trình riêng cho nhà sản xuất cung cấp, gồm 9999 câu lệnh với cấu trúc đơn giản.

2.2.2 Cách điều khiển robot Nachi

Robot Nachi gồm 3 chế độ hoạt động là User, Joint và Robot.

- User: cho phép người dùng thực hiện các thao tác theo đúng ý định của người điểu khiền, đồng thời chuyển điều khiển linh hoạt giữa các trục.

- Joint: cho phép người dùng chỉ có thể điều khiển các trục.

- Robot: cho phép người dùng điều khiển tự động, các cử động của cánh tay robot do robot tự lập trình.

Các bước để điều khiển Robot Nachi theo chương trình có sẵn:

- Bước 1: Đưa cánh tay Robot về vị trí điểm gốc.

- Bước 2: Teaching các điểm gồm điểm up/down, wait, hand.

- Bước 3: Thiết lập hằng số công cụ, tọa độ trọng tâm và khối lượng.

- Bước 4: Lập chương trình điều khiển.

ROBOT VISION

Robot Vision thuộc thế hệ robot thứ ba Đây là dạng phát triển cao nhất của robot tự cảm nhận Các robot ở đây được trang bị những thuật toán xử lý các phản xạ logic thích nghi theo những thông tin và tác động của môi trường lên chúng; nhờ đó robot tự biết phải làm gì để hoàn thành được công việc đã được đặt ra cho chúng Robot Vison là robot được trang bị hệ thống thu nhận hình ảnh trong điều khiển cho phép nhìn thấy và nhận dạng các đối tượng thao tác.

Robot Vison là một thiết bị giúp nhận và xử lý hình ảnh theo yêu cầu của người lập trình Chúng có vai trò như đôi mắt của robot, nhờ công nghệ xử lý hình ảnh cho biết vị trí của đối tượng thông qua tính toán tam giác, cung cấp cho các tính xác thực to lớn Việc sử dụng kết hợp các thuật toán phần cứng và máy tính thông qua máy ảnh để cho phép robot xử lý dữ liệu trực quan.

Cấu tạo gồm 3 thành phần chính: Camera light, lens

Hình 2.3 Cấu tạo Vision Hình 2.3 Cấu tạo Vision

Các thông số cơ bản của robot Vision:

- Khẩu độ: Khẩu độ là độ mở của các lá khẩu tích hợp bên trong ống kính, giống như chiếc van để điều chỉnh ánh sáng đi vào cảm biến và quyết định đến độ sâu trường ảnh Khẩu độ mở được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F- stop trong tiếng Anh Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn.

- Độ sâu trường ảnh: Phạm vi lấy nét (vùng ảnh đúng nét) được gọi là

"độ sâu trường ảnh" Khi phạm vi này nhỏ, nó được gọi là "độ sâu trường ảnh nông" Tương tự khi phạm vi này lớn, đây là "độ sâu trường ảnh sâu".

- Tiêu cự: là khoảng cách đo được từ tâm ống kính đến cảm biến máy ảnh hay nói ngắn gọn tiêu cự chỉ mức độ phóng đại mà ống kính đạt được.

- Ngàm: một bộ phận riêng biệt có thể tách rời, được thiết kế theo hình trụ, một đầu có khả năng gắn vào ngàm camera, một đầu gắn vào ống kính tương thích.

Một hệ thống máy Vision gồm Computer Vision và Robot Vision Trong đó vai trò của chúng là hoàn toàn khác nhau Máy Vision sử dụng kỹ thuật xử lý hình ảnh chủ yếu để cải thiện chất lượng của hình ảnh, chuyển đổi nó sang định dạng khác hoặc thay đổi nó để xử lý thêm Computer Vision có tác dụng trích xuất thông tin từ hình ảnh để hiểu ý nghĩa của chúng Việc xử lý hình ảnh để chuyển đổi hình ảnh màu sang thang độ xám và sau đó sử dụng Computer Vision để phát hiện các đối tượng trong hình ảnh đó Điểm chung của cả hai miền này đều bị ảnh hưởng bởi miền vật lý, cụ thể là Quang học. Ứng dụng của máy Vision trong công nghiệp:

- Kiểm tra, phân loại sản phẩm

- Đo lường, nhận dạng thiết bị, sản phẩm.

Các thành phần của bộ Vision:

Hình 2.3 Các thành phần của bô ̣ Vision 2.3.2 Thực hành

- Nhận biết hình dạng vật.

- Calib kích thước vật và đo tính chiều dài, chiều rộng và diện tích.

- Tính số lượng vật trên hình ảnh chụp được.

- Nhận biết barcode, qrcode, code và giải mã.

- Nhận biết ký tự quang học.

- Nhận biết hàng lỗi và hàng ok.

Bài thực hành: Cho một hình ảnh có sẵn Nhận biết và giải mã các code, ký tự quang học có trong ảnh và hiện lên màn hình Nhận biết, đo chiều dài và tính diện tích hình ảnh đã cho Tính số hole có trong hình và nhận biết các vật lỗi hay ok qua hình ảnh, sau đó thông báo lên màn hình máy tính.

PLC

Bộ điều khiển PLC (Programable Logic Controller) là loại thiết bị cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển thông qua các ngôn ngữ lập trình Trong một hệ thống tự động PLC được ví như con tim của hệ thống diều khiển với chuong trình ứng dụng điều khiển (được lưu trữ trong bộ nhớ của PLC) Trong việc thực thi PLC thường xuyên giám sát tình trạng của hệ thông thông qua tín hiệu phản hồi của các đầu dò.

PLC được sử dụng để điều khiển những nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp có tính lặp đi lặp lại hoặc một vài nhiệm vụ có thể được liên kết với nhau với thiết bị máy tính chủ khác qua một loại mạng giao tiếp để tích hợp điều khiển một quá trình.

2.4.1 Cấu trúc, hoạt động của PLC

PLC bao gồm một bộ xử lý trung tâm, bộ nhớ để lưu trữ chương trình ứng dụng và những module giao tiếp nhập – xuất.

Hình 2.4.1.1 Cấu trúc PLC2.4.1.2 Hoạt động của PLC các tín hiệu từ các thiết bị ngoại vi vào CPU (như các sensor, contact, tín hiệu từ động cơ, …) Sau khi nhân tín hiệu từ đầu vào thì CPU sẽ xử lý và đưa các tín hiệu điều khiển qua module xuất ra.

2.4.2 Các lệnh cơ bản của PLC

Kí hiệu của các thiết bị được dùng trong lập trình:

- T: timer – thiết bị định thời.

- SET: đưa trạng thái của tham số lên mức logic 1.

Cấu trúc lệnh: [SET_M0] Giải thích: đưa M0 lên mức 1 Khi ngắt điện M0 vẫn ở mức logic 1.

- RST: đưa trạng thái của tham số xuống mức logic 0.

Cấu trúc lệnh: [RST_M0] Giải thích: đưa M0 xuống mức 0 Khi ngắt điện M0 vẫn ở mức logic 0.

- MOV: chuyển giá trị vào vào tham số.

Cấu trúc lệnh: [MOV_K1_D1] Giải thích: gán giá trị 1 vào thanh ghi D1 Khi ngắt điện thì D1 vẫn mang giá trị 1.

Cấu trúc lệnh: (T0_K50) Giải thích: thiết lập timer 0 chạy trong 5 giây Sau 5 giây T0 chuyển trạng thái từ 0 lên 1 Nếu không được ngắt diện timer vẫn giữ nguyên trạng thái

Cấu trúc lệnh: (C0_K5) Giải thích: thiết lập counter 0 đếm 5 lần. Sau 5 lần counter chuyển trạng thái từ 0 lên 1 Khi ngắt điện counter vẫn giữu nguyên trạng thái.

- So sánh: So sánh các giá trị

Cấu trúc lệnh: [>_T0_K20] Giải thích: nếu giá trị thỏa mãn điều kiện so sánh sẽ thông mạch.

TỔNG QUAN VỀ MODULE PROCESS

Hình 2.5.1 Cấu tạo màn hình 2.5.2 Cấu tạo Module 7 lớp

2.5.3 Quy trình sản suất (Module process)

- Sự tinh sảo (độ phân giải).

Kiểm tra ngoại quan công đoạn T – lami nhằm mục đích không để lọt lỗi xuống công đoạn sau.

D – Appe Kiểm tra ngoại quan công đoạn D – lami nhằm mục đích không để lọt lỗi xuống công đoạn sau.

FVI Kiểm tra ngoại quan lần cuối bắt tất cả các lỗi ngoại quan.

OQC Kiểm tra sản phẩm lần cuối (mục đích là ngoại quan), đảm bảo tỉ lệ hàng NG là thấp nhất trước khi xuất hàng cho khách.

2.5.6 Thiết bị tra phía khách hàng

ET1 & ET2 Kiểm tra việc bending tại T – FOP có thành công hay không.

MP9 Kiểm tra lại việc sửa lỗi tại công đoạn MTP, POC.

Wavines Kiểm tra độ phẳng phẳng của các layel.

2.5.7 Chức năng từng công đoạn

- TFOP: Gắn TSP với T – FPC bằng ACF.

- ET1: Test kiểm tra điện trở sau T – FOP.

- ET2: Kiểm tra điện trở cảm và đường cảm ứng của sau màn hình T – lami.

- T – lami (sub): Dán Windon với OCA1.

- T – lami (main): Thành phần của T – lami sub (Window + OCA1) với thành phần của T –FOP (TSP + T – FPC).

- A/C 1: Auto clave dùng nhiệt độ và áp suất loại bỏ bọt khí.

- UV Cure: Cường hóa UV, dùng tia UV làm khô OCA1, kiểm tra Align và ép nhiệt độ.

- Appernce: Kiểm tra ngoại quan sau T – lami.

- CP: Gắn Pol vào Panel, giúp ánh sáng đi theo 1 hướng.

- Pol Cal cut: Cắt phần thừa Polk hi dán Pol vào Panel bằng laze.

- OLB: Thành phần của CP dán với COF (chip on film) bằng ACF.

- FOF: Thành phần của OLB với FPCB bằng chất dính ACF.

- CRD: Bôi chất chống ẩm mặt sau Panel.

- AMT: Kiểm tra đặc tính công đoạn (chất lượng nàm hình).

- BPL: Bôi keo chống gãy để sau này bending.

- BPL cut: Cắt phần keo thừa.

- D – lami Sub: Dán phần của T – lami với OCA2.

- D – lami Main: Dán thành phần của D – sub với thành phần của BLP cut.

- A/C 2: Auto clave dùng nhiệt độ và áp suất loại bỏ bọt khí.

- Appeance: Kiểm tra ngoại quan D – lami.

- B – lami Sub: Dán thành phần của D – lami với tấm Metal Plate.

- B – lami Main: Dán thành phần của B – sub lami với x758.

- A/C 3: Auto clave dùng nhiệt độ và áp suất loại bỏ bọt khí.

- D – bending: Gấp F – PCB (gập từ chân PAD của Panel).

- A/C 4: Auto clave dùng nhiệt độ và áp suất loại bỏ bọt khí.

- T – FOF: Gấp conector của TFPC với conector của Force sensor.

- WFD: Bóc film bảo vệ window để kiểm tra kho.

- In – Carrier: Gắn then conector mở rộng.

- MTP: Kiểm tra và chỉnh sáng, kiểm tra màu sắc.

- POC: Kiểm tra đặc tính lần cuối.

- MP 9: Kiểm tra đo khách hàng yêu cầu.

- Touch + X758: Kiểm tra cảm ứng, lực màn hình.

- Waviness: Kiểm tra độ phẳng của Panel.

- Out – Carrier: Tháo conector mở rộng

- NG – sorter: Phân loại hàng NG, OK từ công đoạn trên.

- SVI: Kiểm tra ngoại quan tự động.

- WFA: Dán film bảo vệ vào window.

- FVI: Kiểm tra ngoại quan lần cuối do con người.

- OQC: Kiểm tra đầu ra.

VỊ TRÍ, MÔ TẢ CÔNG VIỆC VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP

Vị trí

Với giai đoạn thực tập tại nhà máy Samsung Display: Technician

Mô tả công việc được phân công trong thời gian thực tập

Đảm nhiệm công việc quản lý thiết bị D-Sub, D-Main tại line 13 công đoạn D-

Lami thuộc tầng 2 phân xưởng V3

3.3 Quá trình thực hiện công việc được phân công trong thời gian thực tập

THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG

Tìm hiểu về công ty, học tập các quy định của công ty, quy định 3D5S Đào tạo, học tập Process công đoạn

Liên hệ anh leader phụ trách hướng dẫn thực tập tại công đoạn, tham gia học hỏi từ các bạn nhân viên phụ trách thiết bị

Tiến hành việc quản lý thiết bị nhỏ công đoạn D- Sub Được phân công phụ trách thiết bị dưới nhỏ trong phân truyền sản suất dán thành phẩm T-lami kết hợp với OCA

Tiến hành việc quản lý thiết bị nhỏ công đoạn D- Main Được phân công phụ trách thiết bị dưới nhỏ trong phân truyền sản suất dán thành phẩm D-Sub kết hợp với Panel

Tiến hành việc sửa chữa thiết bị, vận hành line số

13 Công đoạn D-Lami Được phân công phụ trách line số 13 công đoạn D-Lami, qua đó tìm hiểu được Process công đoạn, tiến hành thực hành sửa chữa nhưng lỗi nhỏ do thiết bị gặp phải trong quá trình vận hành, tham gia học hỏi quá trình sử lý những lỗi lớn gặp phải của thiết bị mà những kỹ sư lâu năm ở đó sửa chữa

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

NHẬN XÉT

Làm việc tại Samsung Display là cơ hội để bạn nâng cao khả năng ngoại ngữ, tiếng hàn Bạn sẽ thấy mình dần tự tin trong các hoạt động trong nhà máy cũng như ngoài xã hội thông qua việc sử dụng tiếng Anh, tiếng Nhật hàng ngày với các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Việc báo cáo, thuyết trình, đàm phán… bằng ngoại ngữ sẽ là cơ hội cho bạn rèn luyện sự tự tin, hoàn thiện bản thân trong một môi trường quốc tế

Với mục đích giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu hoạt động của nhà máy Samsung Display, bao gồm các hoạt động sản xuất, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị, máy móc và đặc biệt là vai trò của người cán bộ quản lý trong quá trình sản xuất; Vận dụng những kiến thức chuyên ngành vào thực tế sản xuất; Rèn luyện các kỹ năng để bước đầu có thể làm quen và tìm hiểu một số công việc như: tổ chức điều hành sản xuất; quản lý tổ đội, quản lý phân xưởng; lập kế hoạch tiến độ sản xuất…; Rèn luyện đạo đức, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật lao động Hình thành phong cách làm việc của một kỹ thuật viên, hình thành một số kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực lắp ráp điện tử…

Sau thời gian thực tập tại công ty Samsung DisplayViệt Nam đã giúp em hiểu biết thêm nhiều điều và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ tác phong, thái độ làm việc đến các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám đốc công ty Samsung DisplayViệt Nam đã tạo điều kiện và cho phép chúng tôi được thực tập tại quý công ty; cám ơn các cô chú anh chị công nhân đặc biệt là các thành viên phòng training đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt quá trình thực tập Xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô trong Khoa Điện Tử Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp tại công ty Samsung DisplayViệt Nam.

Trong quá trình thực tập chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm,thiếu sót làm ảnh hưởng đến công ty Kính mong quý công ty và thầy cô nhiệt tình đóng góp ý kiến để sau khi tốt nghiệp chúng em có thể hoàn thiện bản thân và trở thành những người có năng lực hơn.

ĐÁNH GIÁ

Do trong quá trình học tập tại trường đại học, trang thiết bị để thực hành còn rất ít và chưa phát triển, vì vậy việc sinh viên được làm quen là thực hành với các thiết bị là rất hạn chế Do đó, việc hiểu sâu vấn đề cũng như rèn luyện các kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn Quá trình thực tập tại công ty, sinh viên được tiếp xúc với môi trường thực tế, được thực hành và làm việc trên các thiết bị hiện đại nhất hiện nay, từ đó giúp sinh viên nắm bắt kịp thời với xu hướng phát triển hiện tại và hiểu rõ được những công việc ngành nghề của bản thân sẽ làm sau này Bên cạnh đó, thực tập tại công ty giúp sinh viên làm quen được tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, giải quyết vẫn đề Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân sau này khi làm việc.

Chương trình thực tập là kết quả của chương trình hợp tác giữa các trường đại học và Công ty SDV nên có sự tham gia của nhiều nhóm ngành Do đó, việc đào tạo sát với kiến thức của từng nhóm ngành là điều không thế Có một số thiết bị còn khá mới mẻ với một số sinh viên và một vài kiến thức sinh viên không được học trong quá trình học tập tại trường đại học Từ đó gây khó khăn cho quá trình tiếp thu của sinh viên.

Do là chương trình thực tập kỹ thuật nên phần lớn thời gian của sinh viên tại công ty là được đào tạo tại bộ phận và không được xuống xưởng sản xuất để nghiên cứu thực tế, điều đó cũng tạo khó khăn cho sinh viên thực tập.

ĐỀ XUẤT

những nhóm ngành khác nhau, từ đó có những khóa đào tạo phù hợp với từng chuyên ngành.

4.3.2 Đề xuất phía nhà trường:

Trường đại học Công Nghiệp Hà Nội đặc biệt là khoa điện tử có những chương trình và giáo trình phù hợp cho sinh viên để làm việc trong các môi trường sản xuất công nghiệp hiện nay Tuy nhiên do trong quá trình học tập tại trường đại học, trang thiết bị để thực hành còn rất ít và chưa phát triển, vì vậy việc sinh viên được làm quen là thực hành với các thiết bị là rất hạn chế Do đó, việc hiểu sâu vấn đề cũng như rèn luyện các kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn Quá trình thực tập tại công ty, sinh viên được tiếp xúc với môi trường thực tế, được thực hành và làm việc trên các thiết bị hiện đại nhất hiện nay, từ đó giúp sinh viên nắm bắt kịp thời với xu hướng phát triển hiện tại và hiểu rõ được những công việc ngành nghề của bản thân sẽ làm sau này

Vì vậy em mong muốn nhà trường và khoa điện tử sẽ cải thiện, nâng cấp các thiết bị thực hành hiện đại như: nâng cấp bộ PLC, có thêm hệ thống các thiết bị về khí nén, các cảm biến và đặc biệt là các robot hiện đại…

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của em.

Em xin trân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 22/02/2024, 09:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w