Vai trò của bảo hiểm đối với doanh nghiệp 1.1 Bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro mạng tiềm ẩn: Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp hay cá nhân là các cuộc tấ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM MÔN NGUYÊN LÝ BẢO HIỂM
ĐỀ BÀI: VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
Nhóm trình bày: Nhóm 1 Lớp tín chỉ: Tài chính doanh nghiệp CLC 65D
GVHD:
HÀ NỘI, NĂM 2024
Trang 2-MỤC LỤC
I Vai trò của bảo hiểm ở Việt Nam 3
1.Đối với Doanh nghiệp 3
2 Đối với hộ gia đình/cá nhân 6
a, Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 6
b, Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 8
II Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm 12
III Phát huy những lợi ích của bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay 19
Trang 3I Vai trò của bảo hiểm đối với doanh nghiệp, hộ gia đình/cá nhân, Nhà nước
1 Vai trò của bảo hiểm đối với doanh nghiệp
1.1 Bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro mạng tiềm ẩn:
Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với các doanh nghiệp hay cá nhân là các cuộc tấn công mạng Các hacker có thể tấn công vào hệ thống, đánh cắp hoặc làm hỏng dữ liệu và gây ra những tổn thất nghiêm trọng Khi có bảo hiểm thì những rủi ro
do an ninh mạng sẽ được đảm bảo phần nào, khiến cho các doanh nghiệp yên tâm hơn vào công việc chính là vận hành doanh nghiệp.
1.2 Giúp các doanh nghiệp tăng khả năng nhận được các khoản vay:
Giống như việc một doanh nghiệp có bảo hiểm sẽ trở nên đáng tin cậy đối với các bên liên quan, doanh nghiệp đó cũng sẽ trở nên đáng tin hơn đối với các ngân hàng Với một doanh nghiệp có chính sách bảo hiểm tốt, các tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng cung cấp tiền cho doanh nghiệp đó
Hơn nữa, bảo hiểm chính là sự đặt cược an toàn đối với các tổ chức tín dụng Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bảo hiểm bị phá sản hoặc không có khả năng trả lại số tiền đã lấy từ bên cho vay, các công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại chính số tiền đó cho họ Đồng thời, các chính sách cũng có thể được cung cấp như một tài sản trong khi đăng ký các khoản vay
VD1: Một doanh nghiệp sản xuất ô tô cần vay vốn để mở rộng nhà máy Công ty này
có bảo hiểm cho nhà xưởng và hàng tồn kho Nhờ đó, ngân hàng dễ dàng chấp nhận
tài sản này làm tài sản thế chấp và cấp khoản vay với lãi suất ưu đãi
VD2: Một chuỗi nhà hàng vay vốn từ ngân hàng để mở thêm chi nhánh Công ty này
mua bảo hiểm gián đoạn kinh doanh để bảo đảm thanh toán các khoản vay ngay cả
khi hoạt động bị đình trệ do cháy nổ hoặc thiên tai Ngân hàng đánh giá doanh nghiệp
có bảo hiểm ít rủi ro hơn và duyệt khoản vay nhanh hơn
1.3 Cung cấp sự bảo vệ cho công nhân viên trong doanh nghiệp:
Trang 4Tài sản lớn nhất đối với mọi doanh nghiệp là lực lượng lao động, hay chính là các công nhân viên của doanh nghiệp đó Do đó, việc đảm bảo tương lai của họ với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Người lao động có thể được trợ cấp trong những trường hợp như tai nạn, ốm đau, hay các trường hợp bất khả kháng khác có thể khiến họ không thể làm việc Với công việc được đảm bảo, nhân viên sẽ có thể đóng góp tối đa cho công việc.
=> Việc đảm bảo cho sự an toàn của công nhân viên sẽ giúp cải thiện năng suất cho doanh nghiệp về lâu dài.
1.4 Bảo hiểm giúp mang lại sự tín nhiệm từ các nhà đầu tư và đối tác cho doanh nghiệp:
Xây dựng lòng tin là điều vô cùng quan trọng trong giới doanh nghiệp, vì vậy, việc có bảo hiểm sẽ tăng uy tín của doanh nghiệp trước các đối tác kinh doanh và các bên liên quan khác Doanh nghiệp sẽ trở thành một khoản đầu tư an toàn hơn đối với các bên liên quan, vì bảo hiểm có thể bù đắp tổn thất trong trường hợp có bất kỳ sự cố nào xảy ra
2 Vai trò của bảo hiểm đối với hộ gia đình/cá nhân
2.1 Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa, đề phòng và hạn chế tổn thất cho cá nhân cũng như các hộ gia đình, giúp cho cuộc sống an toàn hơn, xã hội trật tự hơn.
Bảo hiểm đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một xã hội an toàn và trật tự hơn thông qua việc hỗ trợ cá nhân và hộ gia đình trong công tác phòng ngừa rủi ro Cụ thể, bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:
Hướng dẫn các biện pháp phòng tránh tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày, như: Hướng dẫn lắp đặt thiết bị báo cháy tại nhà; tư vấn cách bố trí nội thất an toàn cho người già, trẻ nhỏ; cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống tai nạn trong gia đình…
Tư vấn về an toàn giao thông, sử dụng các thiết bị an toàn (mũ bảo hiểm, ghế trẻ em) và phòng cháy chữa cháy tại nhà
Hỗ trợ tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe
Trang 5Thông qua việc hỗ trợ tài chính khi xảy ra rủi ro, bảo hiểm giúp giảm thiểu gánh nặng kinh tế cho cá nhân và gia đình Điều này không chỉ góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội do áp lực tài chính gây ra, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái hòa nhập vào thị trường lao động, từ đó ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội
2.2 Bảo vệ các khoản vay, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng cho cá nhân
Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính thường yêu cầu bảo hiểm tín dụng đi kèm khi vay vốn, đặc biệt với các khoản vay mua nhà. Bảo hiểm hỗ trợ cá nhân dễ dàng tiếp cận các khoản vay từ ngân hàng và tổ chức tài chính hơn Với các khoản vay có bảo hiểm, lãi suất thường ưu đãi hơn vì người vay được coi là có rủi ro thấp hơn
Ví dụ điển hình là chương trình bảo hiểm “FWD Vững ước mơ” của Vietcombank bảo
vệ khách hàng khỏi rủi ro khi vay mua nhà Nếu người vay gặp tai nạn dẫn đến tử vong, công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ dư nợ còn lại, giúp gia đình người vay giữ được tài sản thế chấp Trường hợp điển hình là một khách hàng vay 5 tỷ đồng để mua nhà, và sau khi tử vong do tai nạn, công ty bảo hiểm đã trả toàn bộ dư nợ 3 tỷ đồng còn lại
2.3 Chuyển giao rủi ro, san sẻ tổn thất
Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và san sẻ tổn thất Khi tham gia bảo hiểm, cá nhân và hộ gia đình đã chuyển giao trách nhiệm tài chính của các rủi ro tiềm ẩn cho công ty bảo hiểm
Ví dụ: Một người mua một chiếc ô tô trị giá 500 triệu đồng Đây là sự đầu tư lớn nhất
từ trước đến nay của anh ta Một người lạc quan nhất cũng nhận ra rằng việc đầu tư trên có thể gặp rủi ro Chiếc xe có thể bị ăn cắp hoặc bị hư hại do tai nạn hoặc hoả hoạn gây ra Tai nạn có thể gây thương tích nặng cho những người khác. Trong trường hợp đó chủ xe sẽ đối phó với những rủi ro tiềm tàng này cũng như những hậu quả tài chính của chúng bằng cách nào? Anh ta không biết chắc liệu rủi ro có xảy ra hay không và nếu chúng xảy ra hậu quả sẽ là bao nhiêu? Có thể cho tới thời điểm cuối của một năm nào đó sẽ không có sự cố nào xảy ra nhưng cũng có thể ngay ngày đầu năm
đó, xe của anh ta bị phá huỷ hoàn toàn. Bằng cách tham gia bảo hiểm, chủ xe đã
Trang 6chuyển giao rủi ro sang công ty bảo hiểm Khi đó nếu có những tổn thất, thiệt hại xảy
ra, công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bồi thường
Thông qua việc huy động đủ số phí cần thiết đề giải quyết chi trả, bồi thường cho các tổn thất có thể xảy ra trong cộng đồng những người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đang thực hiện việc bù trừ rủi ro theo quy luật số lớn
Theo nguyên tắc số đông bù số ít, càng nhiều người tham gia bảo hiểm thì quỹ bảo hiểm tích tụ được càng lớn, việc chi trả càng trở nên dễ dàng hơn, rủi ro được san sẻ cho nhiều người hơn Đây là nguyên tắc căn bản hình thành nên bất kì một nghiệp vụ bảo hiểm thương mại nào
2.4 Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chuyên nghiệp
Bảo hiểm đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ chuyên nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe Sự hiện diện của bảo hiểm tạo ra một hệ thống hỗ trợ toàn diện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tham gia:
Điểm tựa vững chắc trong tiếp cận dịch vụ công: Bảo hiểm đóng vai trò như một cầu nối, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng, đặc biệt là người cao tuổi, trong việc tiếp cận các dịch vụ công một cách hiệu quả và thuận tiện Điều này góp phần đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nhóm dễ bị tổn thương
Hưởng ưu đãi trong chăm sóc sức khỏe: Người tham gia bảo hiểm thường được hưởng các chính sách ưu tiên trong khám chữa bệnh, bao gồm tư vấn miễn phí
và thời gian chờ đợi ngắn hơn so với những người không có bảo hiểm Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe được thực hiện kịp thời và hiệu quả
Tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao: Bảo hiểm mở ra cơ hội cho người tham gia được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế hàng đầu, nơi có đội ngũ bác
sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, cùng với trang thiết bị hiện đại Sự kết hợp giữa chuyên môn y tế xuất sắc và công nghệ tiên tiến không chỉ góp phần
Trang 7cải thiện sức khỏe nhanh chóng mà còn nâng cao hiệu quả điều trị, từ đó mang lại tâm trạng tích cực và lạc quan cho bệnh nhân
Nhờ được hỗ trợ chi phí y tế, người tham gia bảo hiểm có thể an tâm khi được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh sớm để điều trị kịp thời, nhanh chóng phục hồi sức khỏe Bảo hiểm còn giúp người dùng trả một phần hoặc toàn bộ chi phí ý
tế của họ, bao gồm việc khám, chữa bệnh, thuốc, xét nghiệm, phẫu thuật và các dịch
vụ y tế khác
Tóm lại, bảo hiểm đóng vai trò đa chiều và quan trọng đối với hộ gia đình và cá nhân
Từ việc ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, bảo vệ các khoản vay, chuyển giao rủi ro, đến việc tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chuyên nghiệp, bảo hiểm đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong việc đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển và đối mặt với nhiều thách thức mới, vai trò của bảo hiểm càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết
3 Vai trò của bảo hiểm đối với nhà nước
3.1 Bảo hiểm giúp ổn định giá cả trong nền kinh tế
Bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự biến động bất thường của giá
cả các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và hàng hóa chiến lược Khi thị trường đối mặt với rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, hoặc gián đoạn chuỗi cung ứng, bảo hiểm giúp giảm bớt thiệt hại, giữ ổn định nguồn cung và hạn chế tình trạng khan
hiếm, từ đó tránh được sự tăng vọt của giá cả Điều này cũng giúp ngăn ngừa lạm phát chi phí đẩy (cost-push inflation) – một dạng lạm phát xảy ra khi giá hàng hóa và
dịch vụ tăng lên do thiếu hụt nguồn cung
Ta có thể lấy ví dụ như: Ở Việt Nam, mỗi năm miền Trung thường phải đối mặt với
bão lũ, gây thiệt hại lớn cho cây trồng như lúa, cà phê, hoặc hoa màu khác Nếu không
có bảo hiểm, nông dân phải tăng giá bán sản phẩm để bù đắp thiệt hại Điều này dẫn đến tình trạng giá lương thực tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống người dân và gây bất
ổn trong nền kinh tế Khi nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp, họ được bồi
Trang 8thường thiệt hại do thiên tai Nhờ đó, sản xuất không bị gián đoạn, nguồn cung hàng hóa không giảm đột ngột, và giá cả thị trường được duy trì ổn định Nhà nước cũng không phải can thiệp nhiều vào thị trường hoặc chi ngân sách khẩn cấp cho cứu trợ
3.2 Hỗ trợ chính sách an sinh xã hội:
Bảo hiểm xã hội và y tế giúp Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội, bảo vệ người dân trước các rủi ro về sức khỏe và thu nhập.
Bảo hiểm bảo vệ người lao động trước rủi ro mất thu nhập do tai nạn, bệnh tật
khi gặp rủi ro như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hoặc khi đến tuổi nghỉ hưu Điều này giảm bớt gánh nặng tài chính cho Nhà nước trong việc trợ cấp cho người dân
Ví dụ:
Chế độ hưu trí: Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu, họ được nhận lương hưu từ
BHXH thay vì phải dựa hoàn toàn vào các quỹ phúc lợi xã hội do Nhà nước chi trả
Chế độ ốm đau, thai sản: Người lao động nghỉ việc do bệnh tật hoặc thai sản vẫn
nhận được trợ cấp từ BHXH, giúp giảm gánh nặng tài chính lên Nhà nước trong việc phải trợ cấp cho những trường hợp này
Hỗ trợ hệ thống y tế công cộng, giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước : Bảo hiểm y tế (BHYT) không chỉ giúp người dân giảm chi phí khám chữa
bệnh mà còn giảm áp lực chi tiêu ngân sách Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ y
tế miễn phí cho toàn bộ dân số
Ví dụ:
Chi trả viện phí: Khi người dân tham gia BHYT, chi phí điều trị sẽ do quỹ bảo hiểm
chi trả một phần hoặc toàn bộ, thay vì Nhà nước phải trực tiếp hỗ trợ toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người dân
Trang 9Chương trình BHYT toàn dân: Việt Nam đã mở rộng hệ thống BHYT để bao phủ
ngày càng nhiều người dân, từ đó giảm áp lực lên ngân sách Nhà nước trong việc đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân
Bảo hiểm tăng tính ổn định và bền vững cho nền kinh tế và xã hội: Bảo hiểm giúp
Nhà nước duy trì sự ổn định xã hội khi giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro lên
cá nhân và gia đình, đặc biệt là các tầng lớp yếu thế
Ví dụ:
Chương trình hỗ trợ người nghèo tham gia BHYT: Nhà nước đã triển khai nhiều
chương trình hỗ trợ người dân có thu nhập thấp tham gia BHYT, giúp bảo vệ họ trước các chi phí y tế lớn, từ đó tránh được việc một số lượng lớn người dân phải đối mặt với nguy cơ rơi vào nghèo đói khi gặp vấn đề sức khỏe
Bảo hiểm thất nghiệp: Khi người lao động mất việc làm, họ nhận được trợ cấp từ bảo
hiểm thất nghiệp, giúp họ duy trì thu nhập và giảm thiểu gánh nặng cho quỹ trợ cấp xã hội
3.3 Huy động vốn đầu tư dài hạn:
Bảo hiểm tạo nguồn quỹ tích lũy từ người tham gia bảo hiểm: Các quỹ bảo hiểm
xã hội, y tế, và bảo hiểm thương mại đều hoạt động dựa trên việc thu phí từ người tham gia, tạo ra nguồn quỹ tài chính khổng lồ Nguồn quỹ này được sử dụng không chỉ để chi trả cho các rủi ro mà còn để đầu tư vào các dự án phát triển kinh tế, xã hội,
cơ sở hạ tầng của quốc gia
Ví dụ:
Trang 10Quỹ bảo hiểm xã hội: Nguồn quỹ từ BHXH được quản lý và sử dụng để đầu tư vào
các dự án có thời gian dài hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần vào sự phát triển kinh tế dài hạn của đất nước
Bảo hiểm thương mại: Các công ty bảo hiểm thu phí bảo hiểm từ người mua bảo
hiểm và sử dụng một phần của số tiền này để đầu tư vào các dự án tài chính, bất động sản hoặc cơ sở hạ tầng với kỳ hạn dài, mang lại lợi ích dài hạn cho nền kinh tế
Bảo hiểm ổn định nguồn vốn cho các dự án phát triển hạ tầng và kinh tế: Quỹ
bảo hiểm là nguồn vốn ổn định và ít biến động, có khả năng đầu tư vào các dự án dài hạn, giúp Nhà nước duy trì sự ổn định và bền vững trong phát triển kinh tế và xã hội
Ví dụ:
Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông: Quỹ BHXH hoặc các công ty bảo hiểm thương mại
thường đầu tư vào các dự án phát triển hạ tầng giao thông, như xây dựng cầu, đường cao tốc hoặc các khu đô thị mới Nhờ có dòng tiền ổn định từ các quỹ bảo hiểm, Nhà nước có thể huy động vốn cho các dự án dài hạn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn tài chính khác
Đầu tư vào trái phiếu chính phủ: Quỹ bảo hiểm xã hội và các quỹ bảo hiểm khác
thường đầu tư vào các loại trái phiếu chính phủ dài hạn, giúp Nhà nước huy động vốn
để thực hiện các dự án quan trọng như giáo dục, y tế, và phát triển nông thôn
Bảo hiểm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế dài hạn: Bảo hiểm đóng vai trò không
chỉ trong việc bảo vệ người tham gia trước các rủi ro mà còn tạo ra các quỹ đầu tư giúp tăng trưởng kinh tế dài hạn, thúc đẩy phát triển xã hội
Ví dụ:
Quỹ bảo hiểm nhân thọ: Những khoản tiền mà các công ty bảo hiểm nhân thọ tích
lũy từ phí bảo hiểm của khách hàng thường được đầu tư vào các dự án có lợi nhuận
Trang 11dài hạn như chứng khoán, bất động sản, hay trái phiếu chính phủ Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho các cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế dài hạn của quốc gia
Vai trò của bảo hiểm trong việc cung cấp thông tin và dữ liệu
Ngành bảo hiểm không chỉ hoạt động như một công cụ tài chính mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân tích và cung cấp thông tin về các rủi ro, xu hướng
và mô hình hành vi trong xã hội Thông qua việc thu thập dữ liệu từ các khách hàng, hợp đồng bảo hiểm và sự kiện bồi thường, các công ty bảo hiểm có thể tạo ra những thông tin giá trị về rủi ro
Bảo hiểm cung cấp thông tin về rủi ro
Các công ty bảo hiểm thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như lịch sử bồi thường, thói quen tiêu dùng, và các yếu tố kinh tế xã hội để phân tích và đánh giá rủi ro.nThông tin này giúp nhà nước và các cơ quan quản lý có cái nhìn rõ ràng hơn về các rủi ro mà xã hội đang phải đối mặt, từ đó đưa ra những biện pháp ứng phó hiệu quả hơn
Bảo hiểm dự báo xu hướng
Dữ liệu từ các hợp đồng bảo hiểm có thể được sử dụng để dự báo các xu hướng về sức khỏe, tai nạn, hoặc thậm chí là các thảm họa thiên nhiên.nCác nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng thông tin này để xây dựng kế hoạch dự phòng và đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết, như y tế công cộng, phòng chống thiên tai, và an ninh mạng
Bảo hiểm thống kê và nghiên cứu
Các công ty bảo hiểm thường thực hiện các nghiên cứu và thống kê để hiểu rõ hơn về các mô hình rủi ro và hành vi của người tiêu dùng.Thông tin này không chỉ có giá trị