1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm môn quản lý vận hành chuỗi cung ứng điều gì đã làm dubai trở thành logistics city và phát triển bền vững

15 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều gì đã làm Dubai trở thành Logistics city và phát triển bền vững
Tác giả Đinh Thoại Tâm, Nguyễn Hoàng Chí Khang, Lương Nguyễn Thảo Vi, Nguyễn Lê Tố Trinh, Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Mỹ Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trường học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý vận hành & chuỗi cung ứng
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 79,36 KB

Nội dung

Thành công của Dubai đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn cầu.Những nghiên cứu này cho thấy rằng sự thành công không chỉ là kết quả của các điều kiệntự nhiên thuận l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA SAU ĐẠI HỌC – CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

-🙞🙞🙞🙞🙞 -ĐIỀU GÌ ĐÃ LÀM DUBAI TRỞ THÀNH LOGISTICS CITY

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN LÝ VẬN HÀNH & CHUỖI CUNG ỨNG

Hệ đào tạo: Sau đại học Lớp: MBA023A

GVHD: TS Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Học viên thực hiện:

1 Đinh Thoại Tâm - 2383401011031

2 Nguyễn Hoàng Chí Khang - 2383401011014

3 Lương Nguyễn Thảo Vi - 2383401012041

4 Nguyễn Lê Tố Trinh - 2383401012039

5 Nguyễn Thị Đoan Trang - 2383401011037

6 Nguyễn Mỹ Linh - 2383401011017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 06 NĂM 2024

Trang 2

TÓM TẮT

Báo cáo này nhằm phân tích điều gì làm Dubai trở thành Logistics city và phát triển

bền vững Kết quả báo cáo được sử dụng phương pháp đánh giá tổng thể và phương pháp

liệt kê so sánh các tài liệu và đúc kết có chọn lọc các quan điểm, kết quả nghiên cứu khoa

học rõ ràng, có sức thuyết phục từ nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các tài liệu như: sách,

tạp chí và các bài báo cáo khoa học chuyên đề Thành công của Dubai trong lĩnh vực này

không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả của một chiến lược dài hạn và sự kết hợp của nhiều

yếu tố Những yếu tố đã biến Dubai trở thành một thành phố logistics và phát triển bền

vững, bao gồm vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng hiện đại, chính sách chính phủ, và cam kết phát

triển bền vững

Từ khoá: Dubai, logistics, logistics city, phát triển bền vững,…

1 Giới thiệu

Dubai − UAE đã đạt được sự phát triển vượt bậc với bước tiến trở thành thành phố

Logistic và phát triển bển vững Thành công của Dubai không phải là ngẫu nhiên, mà là kết

quả của một chiến lược dài hạn và sự kết hợp của nhiều yếu tố khác

Trang 3

Thành công của Dubai đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên toàn cầu.

Những nghiên cứu này cho thấy rằng sự thành công không chỉ là kết quả của các điều kiện

tự nhiên thuận lợi mà còn là kết quả các chiến lược chính sách và đầu tư có định hướng

Điều này đã tạo ra cơ sở lý thuyết vững chắc và các bài học kinh nghiệm cho các quốc gia

khác trên thế giới

Bài viết tập trung phân tích điều gì làm Dubai trở thành Logistics city và phát triển bền

vững, sự kết hợp của nhiều yếu tố như vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ

thống giao thông vận tải, chính sách chính phủ hỗ trợ, và cam kết phát triển bền vững Sự

đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và đổi mới, cùng với việc phát triển các khu vực tự do

thương mại và hợp tác quốc tế, đã giúp Dubai củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng

toàn cầu

2 Cơ sở lý thuyết

2.1 Các khái niệm cơ bản

“Logistics” là một phần của quy trình chuỗi cung ứng lập kế hoạch, thực hiện và kiểm

soát dòng chảy thuận và ngược hiệu quả và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan

Trang 4

giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Capannelli,

2014) Từ quan điểm này, thuật ngữ "City Logistics" đã được đặt ra để nhấn mạnh sự cần

thiết phải có cái nhìn hệ thống về các vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trong

khu vực đô thị, bao gồm nhiều đối tác

Theo tác phẩm "Our Common Future" xuất bản năm 1987 của Ủy ban Môi trường và

Phát triển Thế giới (WCED), "Phát triển bền vững" được định nghĩa là sự phát triển đáp

ứng nhu cầu hiện tại mà không gây tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ

tương lai UNESCO cũng cho rằng phát triển bền vững là một viễn cảnh, trong đó các yếu

tố về môi trường, xã hội và kinh tế được cân nhắc và cân bằng, nhằm mục tiêu nâng cao

chất lượng cuộc sống (UNESCO, 2000)

2.2 Các nghiên cứu liên quan

2.2.1 Nghiên cứu “Transport Infrastructure and Logistics in the Making of Dubai Inc” – (Rafeef Ziadah, 2018)

Nghiên cứu của Rafeef Ziadah năm 2018, "Transport Infrastructure and Logistics in

the Making of Dubai Inc," phân tích sâu vai trò của cơ sở hạ tầng cảng biển trong việc thúc

đẩy sự phát triển kinh tế và chính trị của Dubai Ngoài ra, Ziadah chỉ ra Dubai còn tận dụng

Trang 5

vị trí địa lý chiến lược để kiểm soát các tuyến đường thương mại toàn cầu, phản ánh chiến

lược kinh tế và chính trị rộng lớn hơn, bao gồm cả việc đầu tư vào hạ tầng cảng biển tại

nước ngoài

2.2.2 Nghiên cứu “Transforming Dubai Logistics Corridor into a Global Logistics Hub” - (Balan Sundarakani, 2017)

Trong nghiên cứu năm 2017, "Transforming Dubai Logistics Corridor into a Global

Logistics Hub," Balan Sundarakani đã phân tích các sáng kiến chiến lược và thách thức

trong việc biến Dubai thành trung tâm logistics hàng đầu thế giới Nghiên cứu này nhấn

mạnh vị trí địa lý chiến lược của Dubai, nằm tại ngã tư các tuyến thương mại quốc tế, và

đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng đến các thị trường mới nổi ở châu Phi, tiểu lục địa Ấn Độ

và Đông Âu

3 Phương pháp nghiên cứu

Để trình bày và phân tích về điều gì đã làm Dubai trở thành thành phố logistics và phát

triển bền vững, nhóm tác giả đã tham khảo chủ yếu nguồn thông tin thứ cấp thu thập từ các

tài liệu như: sách, tạp chí và các bài báo cáo khoa học chuyên đề Việc tìm kiếm thông tin

Trang 6

thứ cấp được hỗ trợ với các truy vấn của công cụ tìm kiếm Google Scholar Bài báo cáo sử

dụng phương pháp đánh giá tổng thể và phương pháp liệt kê so sánh các tài liệu và đúc kết

có chọn lọc các quan điểm, kết quả nghiên cứu khoa học rõ ràng, có sức thuyết phục về điều

gì đã làm Dubai trở thành Logistics City và phát triển bền vững.

4 Kết quả nghiên cứu

4.1 Vị trí địa lý

Dubai ở phía đông bán đảo Ả Rập, dọc theo bờ biển nam của vịnh Ba Tư Dubai có bờ

biển giáp phía Tây của vịnh Ba Tư và có diện tích khoảng 4.114 km2 Nằm ở trung tâm của

châu Á, châu Âu và châu Phi, Dubai là điểm nối lý tưởng cho các tuyến đường thương mại

toàn cầu, kết nối các tuyến đường biển quan trọng như Đường biển Ả Rập, Đường biển Ấn

Độ-Thái Bình Dương và Đường biển Đông Tây Vị trí địa lý của Dubai là một trong những

yếu tố quan trọng nhất đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thành phố thành

một trung tâm logistics hàng đầu

4.2 Cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông vận tải

Trang 7

Sự phát triển cơ sở hạ tầng của Dubai cũng đóng một vai trò then chốt trong việc biến

thành phố này thành một trung tâm logistics Sự phát triển của các cơ sở hạ tầng logistics

hiện đại, chẳng hạn như cảng Jebel Ali và sân bay quốc tế Dubai, góp phần quan trọng vào

sự tăng trưởng kinh tế của tiểu vương quốc (Alkaabi và Debbage, 2011)

4.2.1 Hệ thống giao thông vận tải

4.2.1.1 Vận tải bộ

Đường bộ: Theo Dubai Roads and Transport Authority (RTA), từ năm 2006 đến

2020, mạng lưới đường bộ của Dubai đã tăng gấp đôi từ 8.715 km lên 18.255 km Điều này

cho thấy sự cam kết của thành phố trong việc nâng cao khả năng kết nối và tiện ích cho

người dân và doanh nghiệp

Đường cao tốc: Dubai có hơn 1.200 km đường cao tốc, giúp nối các khu vực quan

trọng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Dubai còn được xem là điểm giao của năm tuyến

đường chính, liên kết thành phố với các đô thị và các tiểu vương quốc khác Các tuyến

đường được thiết kế hiện đại, bằng phẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện di chuyển

an toàn và hiệu quả

Trang 8

Đường sắt: Dubai có hệ thống tàu điện ngầm đô thị đầu tiên và là mạng lưới tàu điện

ngầm không người lái dài nhất thế giới với chiều dài 75 km, (Sách Kỷ lục Guinness, 2012)

Tuyến xe điện của Dubai dài 14,5 km dọc theo các tuyến đường lớn hai nút giao với Red

Line của Dubai Metro kết nối các điểm du lịch lớn Bên cạnh đó, Dubai còn công bố sẽ

hoàn thành một sự liên kết hệ thống đường sắt cao tốc của UAE, nhằm kết nối với toàn bộ

GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh)

4.2.1.2 Vận tải hàng không

Theo thống kê kinh tế từ UAE, sân bay quốc tế Dubai (DXB) là một trong những sân

bay bận rộn nhất thế giới Trong năm 2023, DXB đã phục vụ hơn 89,1 triệu hành khách và

khoảng 2,5 triệu tấn hàng hóa DXB có mạng lưới kết nối hơn 240 điểm đến trên toàn cầu,

với sự hỗ trợ của hơn 100 hãng hàng không DXB không chỉ là một cửa ngõ giao thương

quan trọng mà còn đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế và du lịch của Dubai

và khu vực lân cận

Ngoài ra, sân bay quốc tế Al Maktoum (DWC) đang mở rộng để trở thành sân bay

lớn nhất thế giới, dự kiến có thể phục vụ lên đến 260 triệu hành khách mỗi năm khi hoạt

động đầy đủ

Trang 9

4.2.1.3 Vận tải biển

Cơ sở hạ tầng vận tải biển của Dubai có trụ sở tại cảng Jebel Ali, cảng biển nhân tạo

lớn nhất thế giới và cảng bận rộn nhất Trung Đông Jebel Ali xử lý hơn 15 triệu TEUs (đơn

vị tương đương hai mươi feet) hàng năm, đóng vai trò then chốt trong thương mại khu vực

và toàn cầu Các tàu container lớn từ khắp nơi đổ về đây, kết nối Dubai với hơn 140 cảng

trên 6 châu lục Cảng này được tích hợp với Khu tự do Jebel Ali (JAFZA), nâng cao khả

năng logistics và cung cấp sự kết nối liền mạch cho doanh nghiệp Cảng Jebel Ali không chỉ

là nơi tiếp nhận và phân phối hàng hóa quốc tế mà còn là trung tâm logistics và dịch vụ biển

hàng hàng đầu, mang đến sự linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động thương mại

Dubai cũng là một nhà lãnh đạo trong mô hình vận tải biển-hàng không, một mô hình

kết hợp giữa vận tải biển và hàng không, mang lại tiết kiệm chi phí đáng kể và tăng cường

hiệu quả Hàng hóa có thể được chuyển đổi giữa các phương tiện vận tải một cách hiệu quả

nhất

4.2.2 Phân phối

Tận dụng vị trí địa lý chiến lược và cơ sở hạ tầng hiện đại, kết hợp với hệ thống giao

thông đa phương tiện của Dubai, bao gồm mạng lưới đường bộ, đường sắt và các tuyến xe

Trang 10

tải chuyên dụng, hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình phân phối hàng hóa Các con đường và hệ

thống cầu cống hiện đại giúp kết nối các khu vực sản xuất, kho bãi và điểm tiêu thụ một

cách mượt mà, giảm thiểu thời gian vận chuyển và tối ưu hóa chi phí

4.2.3 Kho bãi, lưu trữ

Dubai đã xây dựng một hệ thống kho bãi và lưu trữ hàng hóa tiên tiến, đáp ứng nhu

cầu của một trung tâm logistics toàn cầu Hệ thống này được thiết kế để cung cấp các dịch

vụ lưu trữ hiện đại, hiệu quả và an toàn, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước Ngoài

các khu vực tự do, Dubai có nhiều trung tâm kho bãi tư nhân cung cấp dịch vụ lưu trữ chất

lượng cao Các trung tâm này áp dụng các công nghệ quản lý kho hiện đại như hệ thống

quản lý kho (WMS), tự động hóa và robot, giúp tăng cường hiệu quả và giảm thiểu chi phí

4.2.4 Công nghệ

Công nghệ và đổi mới cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc biến Dubai trở

thành một trung tâm logistics hiện đại và phát triển bền vững Dubai đã đầu tư mạnh mẽ vào

công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để cải thiện hiệu quả logistics Các giải pháp

công nghệ như blockchain, Internet vạn vật (IoT), và trí tuệ nhân tạo (AI) đang được áp

dụng rộng rãi trong quản lý chuỗi cung ứng và logistics

Trang 11

4.3 Chính sách thương mại

4.3.1 Chính sách mở cửa và hỗ trợ doanh nghiệp

Chính sách hỗ trợ từ chính phủ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy

Dubai trở thành một trung tâm logistics Dubai nổi bật với các chương trình miễn thuế đối

với nhập khẩu và xuất khẩu, cùng với việc cho phép các doanh nghiệp quốc tế sở hữu toàn

bộ vốn mà không cần đối tác địa phương

Chính phủ cũng tập trung vào việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các

thủ tục hải quan và tăng cường an ninh hàng hóa Dubai cũng rất chú trọng vào việc khuyến

khích sự đổi mới và khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy sự sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh

tranh toàn cầu của các doanh nghiệp tại đây

4.3.2 Hiệp định thương mại tự do (FTA)

Dubai xây dựng mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia và tổ chức quốc tế,

thúc đẩy thương mại toàn cầu và tăng cường vai trò của mình trong chuỗi cung ứng quốc tế

Dubai là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và

Liên minh Hải quan Toàn cầu (GCCA), đồng thời thiết lập ký kết Hiệp định thương mại tự

do với hơn 30 quốc gia trên khắp thế giới Các FTA thường bao gồm các điều khoản về

Trang 12

miễn thuế hoặc giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ được thương mại hóa, đồng thời cải

thiện quy trình xuất nhập khẩu và giám sát hải quan

4.3.3 Khu thương mại tự do (FTZ)

Các khu vực tự do thương mại (FTZ) đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút hàng

ngàn công ty đa quốc gia và tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành logistics Các khu vực

này cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi với các ưu đãi thuế và quy định linh hoạt

Một số khu vực tự do thương mại nổi bật ở Dubai bao gồm Dubai Airport Freezone

(DAFZA), Dubai Multi Commodities Centre (DMCC) và Jebel Ali Free Zone (JAFZA)

Các doanh nghiệp hoạt động trong FTZ được miễn thuế nhập khẩu và xuất khẩu, thuế thu

nhập doanh nghiệp và thuế lợi tức cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, nhà đầu tư

nước ngoài có thể sở hữu 100% vốn các công ty thành lập tại FTZ

4.4 Phát triển bền vững

Dubai không chỉ chú trọng vào việc phát triển logistics mà còn cam kết mạnh mẽ vào

phát triển bền vững Dubai luôn khuyến khích đạt được sự phát triển lành mạnh và bền vững

trong tất cả các lĩnh vực Dubai đã và vẫn đang nỗ lực duy trì sự cân bằng giữa phát triển

kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 13

Hướng tới việc sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý tài nguyên, chất thải, Mục tiêu của

Dubai là đạt 75% năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2050 Một trong

những dự án nổi bật nhất là Công viên Năng lượng Mặt trời Mohammed bin Rashid Al

Maktoum Dubai còn triển khai nhiều chương trình quản lý tài nguyên và tái chế chất thải

như "Dubai Clean Energy Strategy 2050" nằm hỗ trợ các mục tiêu đã đề ra

Bên cạnh đó, Dubai ban hành nhiều chính sách và quy định xanh Quy định và Thông số

kỹ thuật Công trình Xanh của Dubai khuyến khích tất cả các nhà thầu xây dựng hướng tới

một ngày mai thân thiện với môi trường hơn, duy trì thế hệ tương lai mà không ảnh hưởng

tiêu cực đến sức khỏe của cư dân

Dubai đã xem việc phát triển bền vững trở thành một phần trong kế hoạch chiến lược

tổng thể của mình Tuy nhiên, phát triển bền vững không chỉ dừng lại ở việc thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế mà còn chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội,

nhằm tạo ra lợi ích lâu dài cho các thế hệ hiện tại và tương lai Những nỗ lực này đã giúp

Dubai tiến gần hơn đến mục tiêu phát triển bền vững

5 Kết luận

Trang 14

Dubai đã vươn lên thành một trung tâm logistics hàng đầu thế giới nhờ vào sự kết hợp

của nhiều yếu tố như vị trí địa lý chiến lược, cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống giao thông vận

tải, chính sách chính phủ hỗ trợ, và cam kết phát triển bền vững Sự đầu tư mạnh mẽ vào

công nghệ và đổi mới, cùng với việc phát triển các khu vực tự do thương mại và hợp tác

quốc tế, đã giúp Dubai củng cố vị thế của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Tất cả những yếu tố này đã biến Dubai trở thành một Logistic City và một biểu tượng của

sự phát triển bền vững Ý nghĩa của các nghiên cứu hướng đến từ các yếu tố làm Dubai trở

thành Logistics city, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm giúp Dubai giữ vững vị thế và phát

triển bền vững

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Thị Ngọc Diệp giảng viên

giảng dạy bộ môn Quản lý Vận hàng & chuỗi cung ứng Trường Đại học Mở thành phố Hồ

Chí Minh, đã hướng dẫn cho học viên trong suốt quá trình học tập và giảng dạy

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ziadah, R (2018) Transport Infrastructure and Logistics in the Making of Dubai Inc

International Journal of Management Cases, 42(2), 182-197.

2 Sundarakani, B (2017) Transforming Dubai Logistics Corridor into a Global

Logistics Hub Asian Journal of Management Cases, 14(2), 115-136.

3 Fernandes, C., & Rodrigues, G (2009) Dubai’s potential as an integrated logistics

hub Journal of Applied Business Research (JABR), 25(3).

4 Bộ Công Thương (2022), Báo cáo logistics Việt Nam 2022 –

Logistics xanh, NXB Công Thương.

5 Ngọc Diệp (2022), “Dubai phát triển TPTM bền vững, thích ứng với

biến đổi khí hậu”

https://ictvietnam.vn/dubai-phat-trien-tptm-ben-vung-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-20350.html

6 Vũ Khuê (2023), “Đẩy mạnh khai thác tiềm năng hợp tác logistics

giữa Việt Nam và UAE”

https://vneconomy.vn/day-manh-khai-thac-tiem-nang-hop-tac-logistics-giua-viet-nam-va-uae.htm

Ngày đăng: 18/08/2024, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w