1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập thảo luận nhóm số 1 môn tâm lý học chủ đề các phẩm chất của ý chí và ứng dụng trong cuộc sống

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tính dũng cảm●Khái niệm - Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.https://

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮBỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC

Nhóm: 7

Hà Nội, 16 tháng 11 năm 2023

Trang 2

THÔNG TIN THÀNH VIÊN NHÓM

Trần HuệPhương

22040036 22K2 0339508619

tranhuephuong19062004@gmail.com

Trang 3

MỤC LỤCI PHẦN LÝ THUYẾT

1 Khái niệm của ý chí2 Các phẩm chất của ý chí

2.1 Tính dũng cảm

2.2 Tính kiềm chế - tự chủ2.3 Tính kiên cường2.4 Tính mục đích2.5 Tính độc lập2.6 Tính quyết đoán

II PHẦN THỰC HÀNH

Tình huống số 1Tình huống số 2Tình huống số 3

III TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

I.PHẦN LÝ THUYẾT 1 Khái niệm của ý chí

Ý chí là mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực tiễn, đòi hỏi cá nhân phải đặt mục đích hành động 1 cách tự giác và có sự nỗ lực khắc phục khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra Giá trị của ý chí được đánh giá dựa trên nội dung đạo đức chứa đựng trong mục đích hành động của ý chí.

2 Các phẩm chất của ý chí2.1 Tính dũng cảm

●Khái niệm

- Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ.(https://luatminhkhue.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-dung-cam.aspx)

- Dũng cảm là dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với mọi khó khăn, chấp nhận nguy hiểm rủi ro có thể xảy ra mà không sợ thất bại.

- “Người dũng cảm thì trong khi nguy biến cũng cứ vững lòng phán đoán như lúc bình thường” - Francois de La Rochefoucauld

Trang 5

- Lòng dũng cảm thôi thúc con người hành động, mang đến bản lĩnh và sự tự tin để chiến thắng mọi khó khăn, thách thức.

2.2 Tính kiềm chế - tự chủ

●Khái niệm

- Tự kiềm chế - tự chủ là khả năng làm chủ, kiểm soát bản thân, không để xảy ra những lời nói bộc phát không phù hợp, có hại cho việc đặt mục đích đã đề ra.- “Tự kiềm chế - tự chủ là khả năng làm chủ được bản thân, duy trì được sự kiểm

soát các hành vi của bản thân: như chiến thắng với những thúc đẩy không mong muốn, không lành mạnh, tính tự chủ là khả năng kiểm soát, làm chủ được những xúc động, cảm xúc (sợ hãi, giận dữ) xảy ra không đúng lúc, không cần thiết ở mỗi người”.

Biểu hiện

- Phong thái, thần thái: Trong mọi tình huống, hoàn cảnh thì người có tính tự kiềm chế - tự chủ đều luôn giữ được sự bình tĩnh, tự tin để tiếp nhận và giải quyết mọi vấn đề.

- Kiểm soát cảm xúc và làm chủ hành vi của mình: Luôn ý thức và nhận biết rõ đượcviệc mình đang làm là gì, biết rõ mình phải làm gì và biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân trong mọi hoàn cảnh hay tình huống có thể xảy ra

- Luôn nghiêm khắc với bản thân: Tự suy nghĩ, tự nhìn nhận, tự kiểm điểm bản thân mình, không sợ sai và không hề né tránh

- Biết cách xử lý tình huống, giao tiếp hàng ngày: Người có tính tự kiềm chế - tự chủthường được thể hiện thông qua việc giao tiếp, ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh qua những lời nói và hành động của họ.

- Tự kiềm chế - tự chủ khiến ta tự tin, mạnh mẽ vượt qua khó khăn, cám dỗ.

Trang 6

- Tự kiềm chế - tự chủ còn mang lại cho con người nhiều cơ hội cao, dám ước mơ, dám thể hiện khả năng bản thân ở mọi lĩnh vực và sẽ thành công.

●Biểu hiện

- Người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽhơn, không bao giờ gục ngã

- Dám ước mơ táo bạo và quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực.

- Khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ vượt qua nó tìm hướng đi mới.- Người kiên cường là người lạc quan, luôn hướng về phía trước.

Trang 7

- Tính mục đích còn đồng thời là khả năng tự chủ và quyết định của cá nhân để hànhđộng và bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích đó (mục đích trước mắt, mục đích lâu dài).

●Biểu hiện

- Đặt ra mục tiêu: Người có tính mục đích của ý chí thường có khả năng xác định và đặt ra mục tiêu cụ thể, họ biết rõ những gì họ muốn đạt được và có kế hoạch, hướng dẫn để đạt được mục tiêu đó.

- Tập trung: Họ còn có khả năng tập trung cao đối với mục tiêu của mình, loại bỏ những yếu tố xao nhãng, tập trung năng lượng và tài năng của mình vào việc đạt được mục tiêu.

- Phụ thuộc vào thế giới quan, nội dung đạo đức và tính giai cấp của người mang ý chí: Lấy ví dụ như ý chí của một người chiến sĩ cách mạng chiến đấu và hi sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc, sẽ khác với ý chí của một kẻ xấu thực hiện những hành vi sai trái.

Trang 8

thể Song cũng không có nghĩa là phải “a dua”, “gió chiều nào theo chiều đó” hay bắt chước một cách không có ý thức.

- Sự tự tin là chiếc chìa khóa giúp người quyết đoán đưa ra quyết định nhanh chóng và dứt khoát hơn, bởi họ có sự tin tưởng vào bản thân và biết rõ khả năng của mình.

Trang 9

(gi-cach-de-tro-thanh-nguoi-co-tinh-quyet-doan)

Thời điểm đó, trời mưa nên khi anh Mạnh trèo lên mái tôn đã bị ngã, dù chưa kịp đứng lên nhưng anh Mạnh đã nhanh tay hứng được bé gái an toàn Sau sự việc, tay anh Mạnh bị đau, gần như cả đêm không ngủ được, tới sáng anh mới bắt đầu uống thuốc giảm đau.

Hành động anh hùng thường rất giản dị Thậm chí anh Mạnh chỉ nhận lời cảm ơn của gia đình cháu bé chứ không trông vào bất kỳ sự hậu tạ nào.

Chúng ta bắt đầu một năm mới Tân Sửu không phải đã thật sự thuận lợi bởi ảnh hưởngbởi dịch COVID-19 nhưng ngay từ đầu năm, câu chuyện cứu sống một cháu bé rơi từ tầng 12 đã xứng đáng là câu chuyện truyền cảm hứng của năm Chàng trai Nguyễn Ngọc Mạnh xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu của năm 2021 với hành động của mình.

(Trích Báo Lao Động, Thứ hai, 01/03/2021)

CÂU HỎI:

Trang 10

1 Dựa trên phẩm chất dũng cảm của ý chí, hãy cho biết làm thế nào lòng tốt và sự dũng cảm của anh Mạnh đã khiến anh xả thân mình cứu đứa bé?

2 Từ sự dũng cảm của anh Mạnh, chúng rút ra được bài học gì? Và áp dụng vào cuộc sống như thế nào?

TRẢ LỜI:

1 Dựa trên phẩm chất dũng cảm của ý chí, hãy cho biết làm thế nào lòng tốt và sự dũng

cảm của anh Mạnh đã khiến anh xả thân mình cứu đứa bé:

Khi nhìn thấy em bé đang bám ở ngoài lan can, anh Nguyễn Ngọc Mạnh mặc dù chỉ là người qua đường đậu xe gần đó, nhưng thấy tình thế nguy cấp, anh đã không suy nghĩ gì mà trèo lên mái tôn để cứu được em bé thoát nạn Dù lúc treo lên bị ngã đau tay, nhưng anh vẫn chẳng màng mà đỡ được cháu bé Trong hoàn cảnh nguy cấp như vậy, để đưa ra quyết định nhanh chóng, phải có lòng tốt và sự dũng cảm thì mới làm được việc lớn lao như vậy Anh Mạnh cũng chia sẻ rằng, khi chứng kiến cảnh tượng như vậy, ai rồi cũng sẽ hành động giống như anh Anh cũng chẳng màng trời mưa trơn trượt mà leo lên mái tôn sẽ thiếu an toàn và khi cháu bé rơi xuống người anh, anh sẽ bị thương không ít Nhưng anh đã mặc kệ hết những chuyện đó để xả thânđỡ lấy cháu bé.

2 Từ sự dũng cảm của anh Mạnh, chúng rút ra được bài học gì? Và áp dụng vào cuộc

sống như thế nào:

Hành động nhanh trí và dũng cảm của anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu cháu bé rơi từ tầng 13 chung cư vừa qua đã trở thành câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều người Chúng ta rút ra được những bài học về:

● Sự dũng cảm: không ngại khó xả thân giúp người gặp hoạn nạn.

● Lòng tốt và sự tử tế: sẵn sàng cứu giúp người khác đang trong hoàn cảnh khó khăn.Trong đời sống, câu chuyện của anh Mạnh cũng được đưa vào tiết học kỹ năng sống của các em học sinh, nhằm giúp các em có khả năng làm chủ bản thân, khả năngứng xử, ứng phó phù hợp, tích cực trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

Trang 11

Tình huống số 2Chuột, sư tử và voi

Các em gái sẽ được chia thành nhiều nhóm và làm quen với tính quyết đoán qua việc phân biệt giữa các hành vi quyết đoán, hiếu chiến và thụ động Các em sẽ cùng thảo luận để minh họa những sự khác biệt này thông qua hình tượng 3 con vật là chuột, sư tử và voi Đề bài được đưa ra là “Hãy đọc các đặc điểm sau đây và quyết định xem con vật nào có nhiều khả năng hành xử theo cách này nhất: bị động, quyết đoán, hay hiếu chiến.” Trong đó:

● Chuột tượng trưng cho hành vi thụ động, bởi con vật này luôn rất kín đáo, hay hoảng sợ và có xu hướng chạy trốn thay vì chọn cách đối mặt với tình huống khó khăn

● Sư tử tượng trưng cho hành vi hiếu chiến, bởi sư tử luôn áp đặt ý muốn của mình bằng cách dọa nạt các con vật khác mà không quan tâm đến cảm giác hoặc nhu cầucủa đối phương

● Voi tượng trưng cho hành vi quyết đoán, bởi con vật này tuy di chuyển chậm nhưng lại rất tự tin Voi là loài động vật mạnh mẽ, đồng thời cũng khôn ngoan và biết tôn trọng các con vật khác

Sau cùng các em sẽ thảo luận sự khác biệt giữa các hành vi này, cũng như sự ưu việt của tính quyết đoán Kết quả sau khi thảo luận của các em gái được thể hiện như sau:

Trang 12

THỤ ĐỘNG – CHUỘT HIẾU CHIẾN – SƯ TỬ QUYẾT ĐOÁN – VOI- Hy vọng có được điều

mình muốn mà không phải đòi hỏi.

- Mong chờ người khác đoán ra ý muốn hoặc suy nghĩ của mình.

- Để người khác quyết địnhthay mình.

- Đặt người khác lên trên quyền lợi của bản thân- Giữ im lặng ngay cả khi thấy khó chịu vì một điều gì.

- Hay nói xin lỗi.

- Tỏ vẻ phục tùng: nói nhỏ cười ngượng nghịu, chùng vai, tránh bất đồng, lấy tay che mặt hoặc miệng

- Bày tỏ cảm xúc, quan điểm, hoặc mong muốn củabằng cách dọa nạt hoặc làmtổn thương người khác.- Đấu tranh vì bản thân và luôn đặt mình lên trên quyền lợi của người khác.- Cố gắng kiểm soát người khác hoặc áp đặt người khác phải làm gì.

- Làm tổn hại người khác để đạt được mục tiêu của mình

- Tỏ vẻ đối đầu: quát tháo, ra lệnh và không lắng nghe người khác; luôn luôn nói người khác là sai.

- Nói chính xác những điều mình muốn một cách lịch sự và hòa nhã.

- Đứng lên bảo vệ quyền của mình mà không hạ thấpquyền của người khác.- Tôn trọng bản thân mình cũng như những người khác.

- Bày tỏ cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực.

- Tự tin mà không “tự cao”.- Tỏ vẻ tự tin: cụ thể, sử dụng đại từ quan hệ “tôi” trong mỗi câu nói; nói chuyện mặt đối mặt với người khác; sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho thấy rằng bạn đang đứng lên vì bản thân mình

Chuột tượng trưng cho hành vi thụ động, bởi con vật này luôn rất kín đáo và hay hoảng sợ Nó có xu hướng chạy trốn thay vì chọn cách đối mặt với tình huống khó khăn.

Sư tử tượng trưng cho hànhvi hiếu chiến, bởi sư tử luôn áp đặt ý muốn của mình bằng cách dọa nạt cáccon vật khác Sư tử không quan tâm đến cảm giác của các con vật khác.

Voi là loài động vật mạnh mẽ, đồng thời cũng khôn ngoan và biết tôn trọng các con vật khác.

(Trích Cuốn 1 - Tính quyết đoán, Bộ tài liệu Em gái – Thủ lĩnh của sự thay đổi, Tổchức Plan International Việt Nam)

Trang 13

CÂU HỎI:

1 Dựa trên phẩm chất quyết đoán của ý chí, hãy chứng minh việc chỉ ra ưu điểm của các hành vi quyết đoán so với hiếu chiến và thụ động sẽ tác động tích cực đến các em gái.

2 Có những bài học gì chúng ta có thể rút ra từ hoạt động tìm hiểu về tính quyết đoán của các em gái? Áp dụng vào việc rèn luyện tính quyết đoán trong cuộc sống như thế nào?

TRẢ LỜI:

1 Dựa trên phẩm chất quyết đoán của ý chí, việc chỉ ra ưu điểm của các hành vi quyết

đoán so với hiếu chiến và thụ động sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đến các em gái bằng việc truyền tải các thông điệp:

● Một là, cách hành xử của mỗi người có thể được chia làm 3 loại: quyết đoán, hiếu chiến và thụ động Hành vi thụ động có vẻ lịch sự nhưng nó lại dẫn đến việc bị mất đisức mạnh Hành vi hiếu chiến trái lại có vẻ mạnh mẽ nhưng thực chất lại là một hình thức bạo lực Hành vi quyết đoán là cách tự tin nhất để tương tác với người khác mà vẫn tôn trọng quyền và cảm giác của họ.

● Hai là, việc phân biệt giữa hiếu chiến và quyết đoán đóng vai trò rất quan trọng khi làm việc với em gái vị thành niên Khi em gái hành xử quyết đoán, các em thường bị nhìn nhận là quá hiếu chiến hay quá nam tính bởi lối hành xử này từ lâu đã được phầnđông xã hội coi là nét đặc trưng của nam giới Mặc dù việc không thừa nhận những định nghĩa hạn hẹp về vai trò giới là không có gì sai; tuy nhiên trong trường hợp này, các em gái cần hiểu được rằng quyết đoán không phải là hiếu chiến (hành vi làm tổn thương người khác) Nói cách khác, sự khác biệt giữa quyết đoán và hiếu chiến là cách nói năng và hành động của một người có ảnh hưởng đến quyền lợi và cảm xúc của người khác.

● Sự quyết đoán là điều quan trọng để các em gái có thể sống hạnh phúc và phát huy được hết các tiềm năng của mình Vì thế, nuôi dưỡng tính quyết đoán là yếu tố then chốt trên hành trình trao quyền cho các em gái.

● Ngoài ra , các em gái có thể giúp đỡ nhau để trở nên quyết đoán Ở nhiều nơi, các em gái được dạy là cần thụ động và ngoan ngoãn, không nên nói ra ý kiến của mình Các em gái cần giúp nhau để đấu tranh với những quy tắc này và để nói lên tiếng nói của mình.

Trang 14

2 Có những bài học gì chúng ta có thể rút ra từ hoạt động tìm hiểu về tính quyết đoán

của các em gái? Áp dụng vào việc rèn luyện tính quyết đoán trong cuộc sống như thế nào?

● Có những bài học chúng ta có thể rút ra từ hoạt động tìm hiểu về tính quyết đoán của các em gái:

- Nuôi dưỡng tính quyết đoán là yếu tố then chốt trong hành trình trao quyền cho các em gái vị thành niên

- Quyết đoán khác với độc đoán (luôn cho mình là đúng), thụ động (tỏ vẻ phục tùng) hay hiếu chiến (tỏ vẻ đối đầu) Quyết đoán được hiểu là bày tỏ cảm xúc và các mối quan tâm của bản thân một cách trực tiếp và thẳng thắn mà vẫn tôn trọng quyền và cảm xúc của người khác.

● Áp dụng vào việc rèn luyện tính quyết đoán trong cuộc sống:

- Tập đưa ra những quyết định nhỏ nhanh hơn Đưa ra nhiều quyết định nhanh chóng hơn.

- Bước những bước nhỏ ra khỏi vùng an toàn.

- Hãy tự tin Đưa ra quyết định tốt nhất có thể trong thời gian quy định và tự tin vào lựachọn của mình.

- Thu hẹp các lựa chọn Nếu bạn có quá nhiều lựa chọn, hãy nhanh chóng thu hẹp chúng lại để tránh lãng phí thời gian.

Trang 15

Tình huống số 3

Thomas Edison và chiếc bóng đèn thứ 10.000

Thế giới có một nhà phát minh vô cùng vĩ đại Tên ông là Thomas Edison.

Từ nhỏ, Edison luôn tỏ ra rất hiếu kỳ, tò mò về thế giới xung quanh Những câu hỏi như : “Tại sao…? Như thế nào…?” tuôn ra từ cậu nhiều đến mức những người lớn xung quanh cậu phải bối rối, không biết phải giải thích cho cậu như thế nào.

Dù không học ở trường nhưng Edison luôn rất ham học và nỗ lực nghiên cứu Năm 11tuổi, Edison đã đọc hết bộ Bách Khoa toàn thư về khoa học.

Tình yêu mãnh liệt với Khoa học và tính ham học hỏi đã biến Edison trở thành một nhà khoa học Ông đã để lại cho đời rất nhiều phát minh, trong đó có phát minh vô cùng quan trọng: bóng đèn điện.

Trải qua thời gian dài nghiên cứu, ông đi đến kết luận: ánh sáng có thể tạo ra bằng cách đốt nóng một vật dụng cháy sáng Đầu tiên, ông lấy nhiều vòng dây kim loại rất mảnh rồi cho dòng điện chạy qua, nhưng chẳng mấy chốc, dây kim loại cháy thành tro Ông nghĩ đến đốt một sợi than rất mảnh trong môi trường không có không khí Sợithan ấy đã cháy sáng trong hơn 40 giờ.

Chưa dừng lại ở đó, Edison vẫn luôn tìm cách kéo dài thời gian chiếu sáng hơn nữa, ông đã làm đi làm lại hơn 10.000 thí nghiệm với vô số các vật liệu khác nhau Cuối cùng ông cũng đã tìm ra Wolfram – vật liệu vô cùng bền bỉ Chiếc bóng đèn sử dụng vật liệu này đã mang đến lợi ích rất lớn cho thế giới hơn một trăm năm sau.

Thomas Edison, một nhà phát minh và nhà kỹ sư danh tiếng, đã trải qua nhiều thất bại trước khi đạt được thành công lớn với việc phát minh bóng đèn điện Câu chuyện về ý chí kiên cường của ông đã trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều người.

(Trích Tuệ Đức School, “Thomas Edison và chiếc bóng đèn thứ 10.000”, xuất bảnngày 3/10/2017)

Trang 16

1 Dựa trên phẩm chất kiên cường của ý chí, hãy cho biết làm thế nào sự kiên cường và

ý chí của Thomas Edison đã giúp ông vượt qua những khó khăn và thất bại?

Trong quá trình phát triển bóng đèn điện, Edison đã thử nghiệm hơn 1.000 vật liệu khác nhau cho công nghệ mới của mình Mỗi lần thử nghiệm thất bại, ông không từ bỏ và thậm chí mở rộng tri thức và kỹ năng của mình.

Không chỉ đối mặt với những thất bại trong quá trình nghiên cứu, Edison còn phải vượt qua nhiều vấn đề tài chính và đối đầu với sự nghi ngờ từ người khác Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là "Tôi chưa bao giờ thất bại Tôi chỉ tìm ra mười ngàn cách không thành công." Edison luôn coi những thất bại là bài học và sẵn lòng tiếp tục thử nghiệm.

Cuối cùng, sau nhiều năm nỗ lực, Edison đã thành công trong việc phát minh bóng đèn điện và sáng tạo ra một loạt các công nghệ khác Ông là một minh chứng sống về ý chí kiên cường và lòng kiên trì Edison không chỉ làm thay đổi cuộc sống của chúngta bằng các phát minh của mình, mà còn truyền cảm hứng cho những người khác với tinh thần không ngừng nghỉ của mình.

2 Có những học điểm gì chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện về ý chí kiên cường của

Thomas Edison? Áp dụng vào cuộc sống như thế nào?● Học điểm được rút ra từ câu chuyện của Thomas Edison:

- Quyết tâm và kiên nhẫn: Edison đã thử nghiệm hàng ngàn lần trước khi thành công trong việc tạo ra bóng đèn điện Ý chí kiên cường của ông giúp ông vượt qua thất bại và tiếp tục cố gắng.

- Không sợ thất bại: Edison không coi thất bại là một điều tiêu cực, mà xem nó như một bước tiến trong quá trình tìm ra cách thành công Ông không bỏ cuộc khi gặp khókhăn mà luôn tìm cách vượt qua.

Ngày đăng: 14/08/2024, 11:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w